Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Mô đun 19 phương pháp tìm kiếm khai thác, xử lí thông tin, phục vụ xây dựng và t...

Tài liệu Mô đun 19 phương pháp tìm kiếm khai thác, xử lí thông tin, phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục

.DOC
14
642
109

Mô tả:

Mô đun 19: Phương pháp tìm kiếm khai thác, xử lí thông tin, phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục. I. Một số khái niệm cơ bản: 1. Khái niệm thông tin: - Thông tin là một từ dùng khá phổ biến trong cuộc sống. - Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. -> Con người cảm nhận thông tin, tăng hiểu biết cho mình và tiến hành hoạt động có ích cho cộng đồng. Thông tin là nguốn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định. Hay nói cách khác: Thông tin là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con người. - Cách thu thập thông tin: Đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp. - Môi trường của thông tin là truyền tin. Bao gồm kênh liên lạc tự nhiên và nhân tạo như sóng âm, tia sáng, dây dẫn, sóng âm thanh, sóng hình..... Hình thức liên lạc của con người tự nhiên và cao cấp là tiếng nói và chữ viết. Công cụ phổ biến là thông tin: Bút viết, máy in, điện tín, điện thoại, phim ảnh. Về nguyên tắc bất kỳ cấu trúc vật chất nào hoặc dòng năng lượng nào cũng có thể mang thông tin. Các vật có thể mang thông tin gọi là giá trị mang tin. Thông tin mang một y nghĩa xác định nhưng hình thức thể hiện mang tính quy ước. Ví dụ: Chữ V trong La Mã mang 5 đơn vị điện tử. Muốn đưa thông tin vào máy tính con người phải biểu diễn thông tin sao cho máy tính nhận biết và xử lí -> Trong tin học dữ liệu thông tin đã được đưa vào máy tính. 2. Dạng thông tin trong cuộc sống: - Thông tin được lưu trữ ở nhiều dạng vật liệu khác nhau như khắc trên đá, ghi lại trên giấy, trên bìa, băng từ, đĩa từ. - Thông tin có thể được phát sinh, lưu trữ, truyền, tìm kiếm, sao chép, xử lí nhân bản -> Thông tin có thể biến dạng, sai lệch, hoặc bị phá hủy. Mỗi thông tin có một cách thể hiện khác nhau. - Phân loại thông tin: + Loại số: Số nguyên, số thực.... + Loại Phi số: Văn bản, hình ảnh, âm thanh.. 1 + Loại trực tuyến, loại phi tuyến... -> Tìm kiếm và đưa các loại thông tin khác nhau như âm thanh, vi deo, hình ảnh động vào tổ chức một số hoạt động giúp giáo viên truyền tải bài giảng một cách trực quan, sinh động kích thích tất các giác quan của trẻ tham gia vào quá trình khám phá, làm chủ và tích lũy kiến thức. II. Nguyên tắc, tìm kiếm khai thác, xử lí thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non: 1. Nội dung nguyên tắc tìm kiếm, khai thác thông tin theo hướng tiếp cận chủ đề. - Xu thế tiếp cận giáo dục mầm non xuất phát từ nhận thức tự nhiên, xã hội, con người. Trẻ em là tổng thể thống nhất, tích hợp. Cách tiếp cận này phù hợp với quá trình nhận thức mang tổng thể vì tri thức đó mang tính tích hợp cao có khả năng cung cấp kinh nghiệm sống phong phú nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. - Đổi mới chương trình GDMN theo hướng tích hợp -> giáo viên cần chủ động sáng tạo trong xây dựng chương trình phù hợp với nhu cầu, hứng thú và sự phát triển của trẻ trong lớp mình phụ trách đạt mục tiêu đề ra. - Trẻ học tất cả những gì xảy ra với chúng. Các trải nghiệp cần tích hợp thành một thể thống nhất. Qua đó, trẻ phát hiện từ quan sát, nghiên cứu, khám phá và các hoạt động thực hành. - Cách dạy tập trung theo chủ đề làm cho hoạt động học mang tính thực tiễn là chỉ tập trung vào kiến thức, kỹ năng. Chủ đề bao gồm các kinh nghiệm mắt thấy, tai nghe và những hoạt động dựa trên việc học và đưa ra nhiều sự lựa chọn hơn. - Dạy học tích hợp trong hoạt động – tổ chức các hoạt động tác động cùng một lúc đến nhiều mặt phát triển khác nhau của trẻ cần lưu y: + Khai thác nội dung trong hoạt động tức là khai thác nội dung của các lĩnh vực hoạt động trong quá trình hoạt động nào đó. VD: Thiết kế “ Bé học giao thông” -> Tìm hình ảnh biển báo, đèn.... bằng thanh công cụ Drawing và thao tác Group để nhóm các hình ảnh với nhau kèm theo hình ảnh chụp từ điện thoại, chèn rào sile làm hình ảnh. + Việc khai thác các nội dung thực hiện một cách nhẹ nhàng, linh hoạt,không làm mất tính trọng tâm của nội dung chính của hoạt động giáo dục. 2. Nguyên tắc tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí đảm bảo nội dung học tập có y nghĩa và gây được hứng thú cho trẻ. Chương trình GDMN gồm những nội dung: - Do giáo viên chủ động lập kế hoạch và tổ chức thông qua hệ thống những hoạt động chung cả lớp. 2 - Có thể tự lựa chọn, khởi xướng hay lựa chọn những hoạt động mang hứng thú, nhu cầu, vốn kinh nghiệm sống. -> Giáo viên đảm bảo tính cân đối về vai trò chủ động giữa cô và trẻ, tạo cơ hội cho trẻ thể hiện, phát triển tính chủ động độc lập trong hoạt động. -> Giáo viên phải tìm kiếm và xử lí thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động -> Giáo viên cần cung cấp cho trẻ những trải nghiệm, hỗ trợ,mở rộng kiến thức, kỹ năng hiểu biết và tính tự tin và giúp trẻ vượt qua khó khăn nào. - Hỗ trợ sự phát triển của trẻ là nhận thức cái gì trẻ biết làm sau và sau đó tạo ra các trải nghiệm hoạt động học tập -> giáo viên cần quan sát tinh tế, nhu cầu và khả năng của trẻ. - Mục tiêu là trẻ cảm thấy thỏa mãn và độc lập khi thực hiện các hoạt động -> Đạt được khi trẻ cảm thấy thỏa mái và chấp nhận mạo hiểm trong học tập-> giáo viên chỉ dẫn, thách thức tiếp theo hoặc khó hơn mà không sợ thất bại. - Mỗi trẻ có một cách học khác nhau với hứng thú và khả năng khác nhau. Giáo viên cần nhận thức nhu cầu và phát triển tối đa năng lực của mỗi cá nhân trẻ -> Tạo cơ hội cho trẻ khám phá, thử nghiệm phát triển trí tuệ đa dạng của mình. Các lĩnh vực trải nghiệm học tập được xác định đối với các mục đích. + Phát triển thể chất: Là yếu tố quan trọng. Cơ bắp phát triển và vận động khéo léo. Có ảnh hưởng thuần thục các kỹ năng tự phục vụ và kỹ năng khác -> Giáo viên cần biết nhu cầu thể chất, dựa vào chủ để cung cấp điều kiện, môi trường an toàn giúp trẻ phát triển tự nhiên. + Phát triển nhận thức: Các hoạt động cần chú y kiến thức sơ đẳng và hiểu biết về môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên -> guips trẻ nhận biết quan sát thể hiện các quan điểm của mình về MTXQ, đất nước, thế giới. Chú y dạy trẻ “ học như thế nào”. Nói cách khác: Tổ chức hoạt động giáo dục không chỉ cung cấp kiến thức mà hình thành chức năng tâm lí, cơ sỏe ban đầu cho sự phát triển nhân cách. Khi khai thác giáo viên cần nắm cái gì cốt lõi, phù hợp mà trẻ cảm thấy thú vị. VD: Quan sát côn trùng: Các hoạt động: đọc sách, dùng kính lúp quan sát, tạo hình làm con ong, con chuồn chuồn... + Phát triển ngôn ngữ: Có vai trò quạ trọng với sự phát triển tư duy và học tập của trẻ. Nuôi dưỡng thái độ tích cực ở trẻ giúp trẻ bày tỏ thái độ, tình cảm, thúc đẩy kỹ năng giao tiếp. Hoạt động ngôn ngữ có vai trò chủ đạo trong trường mầm non - > cốt lõi. + Phát triển tình cảm xã hội: Trẻ học các giá trị và quy tắc điều khiển xã hội và sự tiếp nhận các hành vi đạo đức xã hội. Trẻ học để trở nên nhạy cảm với nhu cầu của người khác và các kỹ năng xã hội. Trẻ phải học để vượt qua những thành công và thất 3 bại đương đầu với sự sợ hãi và lo lắng -> Là cơ sở đối với cuộc sống lành mạnh về tâm lí và xã hội và kết quả học tập sau này. Giáo viên cần tìm các tình huống ghi lại hành vi tốt, tranh thể hiện tình huống, hành vi ứng xử phù hợp với trẻ với môi trường xung quanh và trong mối quan hệ xã hội. + Phát triển thẩm mỹ: Ở lứa tuổi này trẻ thể hiện một cách tự nhiên, trong sáng những y nghĩa và cảm xúc của mình về cái đẹp -> Cung cấp cho trẻ cơ hội để trẻ thể hiện bản thân một cách tự do khi chúng sáng tạo và thể hiện tưởng cảm xúc qua âm nhạc, tạo hình...-> Nếu khai thác tốt nhằm hình thành phát triển thẩm mỹ cho trẻ tốt hơn. 3. Nguyên tắc tìm kiếm, khai thác xử lí thông tin trú trọng yếu tố về đặc điểm văn hóa đại phương và điều kiện học tập vùng miền. - Giúp cho trẻ việc đảm bảo chương trình giáo dục được xây dựng trên vốn kiến thức, kinh nghiệm của trẻ của cộng đồng xã hội đảm bảo sự linh hoạt thích ứng với nhu cầu và điều kiện khác nhau. VD: Hội Gióng.... kể chuyện.... III. Các nguồn tìm kiếm khai thác, xử lí thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục mầm non. 1. Các nguồn tìm kiếm khai thác, xử lí thông tin truyền thông và interet: - Tham khảo trang wep hỗ trọ giáo viên mầm non trong thiết kế bài giảng điện tử như giaoviennet, dayhocintelorg, mammon.edu.vn - Một số trang wep cho phép giáo viên tìm kiếm xử lí thông tin khổng lồ như goole.com.vn; Download.com.vn... thấy video, âm thanh có thể có cả phần mềm tin học hỗ trợ. - Một số trang thông dụng hỗ trợ hình ảnh: + http: // www.iclpart.com + http: // www.vectormadness.com + http: // www.crestock.com + http: // www.allvectock.com + http: all - fordeigner.com + http: all - fee - download.com - Hỗ trợ âm thanh: + http: // www.sound – effects.library.com Trang vẽ nhạc nền, trang vẽ đồ vật, tiếng kêu của các con vật. 4 + http: // www.sound – effects – library.com + http: // www. Soundbible.com/search. + http: // www.loopsound.com + http: // www soud.effects library.com 2. Tìm hiểu các phần mềm khai thác, xử lí thông tin: Có nhiều phần mềm giúp thiết kế giáo án điện tử. Tham khảo: + Phần mềm window Movie Ma két là công cụ soạn giáo án điện tử -> cho phép giáo viên làm giáo án như những đoạn phim. + Chương trình chuyên cắt nhạc Boilsofr video Splitter tại wesize http: // www boilsoft.com -> có thể sử dụng thu âm lời nói của trẻ, của cô và các âm thanh dùng chương trình chuyển đổi đuôi file thu âm AMR thành MP3 -> Tham khảo chương trình chuyển đổi file nhạc. + Chương trình phần mềm ACD SEE có thể sử dụng xem hình ảnh, chỉnh sửa hình, nghe nhạc, trình chiểu video SIDE SHOW và tạo album ảnh. + Chương trình phần mềm Auura Media Wokshop -> xử lí hay chuyển hóa các tập tin về âm thanh hoặc đoạn phim với các chức năng xử lí như: Conocrt file để chuyển đổi qua định dạng của tập tin Join file dùng để nối các tập tin video lại với nhau; split ile dùng để cắt nhỏ các tập tin video... - Các phần mềm hữu ích cho giáo viên như offece, Lesson Editror/ Violet, Active Primary, Plash, Ptohop, Converter, Kispix, Kimac.... Công cụ đắc lực cho giáo viên. IV. Các phương pháp tìm kiếm, khai thác và xử lí thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non. 1. Phương pháp tìm kiếm, xử lí thông tin phục vụ xây dựng tổ chức các hoạt động giáo dục: a. Truy cập trang wep: Có nhiều trình duyệt wep khác nhau như internet Explorer Netscape Navigator, Mozila Firefox... Một số Website cung cấp công cụ Search Engine: + http: // www.google.com + http: // www. Altvista.com + http: // www. Infoseek. com + http: // www. Yahoo.com + http: // www. msn. Com 5 Lưu y: Xác định thông tin cần tìm kiếm trên trang wep; Mở nhiều cửa sổ cho mỗi trang wep bằng cách lựa chọn file -> New Window hoặc Ctrl + N. Mỗi đưa mỗi trang liên kết trong một cửa sổ hãy đưa con trỏ chuột đến vùng đánh dấu liên kết ( con trỏ chuyển thành hình bàn tay) -> Nhấn Shift + chuột trái. Nên nhấn stop để ngừng mở trang không muốn để chuyển tiếp sang wep khác. + Thao tác truy cập trang wep: B1: Nhấn vào trình duyệt wep. B2: Nhập địa chỉ của trang wep vào vị trí thanh địa chỉ ( Address) - http: // www. moet.gov. vn trang wep của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - http: // www.edu.net.vn -> chứa đựng nhiều tài nguyên bổ ích đối với giáo viên và các bậc phụ huynh. - http: // bachkim.vn -> Cung cấp nhiều tư liệu và giải pháp ứng dụng CNTT trong dạy học của Công ty cổ phần tin học Bạch Kim. - http: www.echip.com.vn phiên bản điện tử của tuần báo CNTT và trợ giúp đắc lực những hướng dẫn tỉ mỉ cho giáo viên trong UDCNTT vào giảng dạy. - http: // www.americanbaybi.com ( Tiếng Anh) nên update vào mục cha mẹ tham khảo ( Tiếng Anh – ENG) - http: // www. smartkidsso ftware.com. Đây là phiên bản điện tử về các phần mềm dạy học trẻ nhỏ. - http: // www.freecoloringpages.com, www.coloring.ws -> phiên bản có phần mềm tô màu hình ảnh cho trẻ mầm non. - http: www. ngocmai. mamnon.com ( Tìm hiểu thế giới động vật – Tiếng Việt) nên vào mục update vào mục 6 tra cứu và tìm kiếm. b. Tìm kiếm trên internet: Thao tác sử dụng máy tìm kiếm B1; Khởi động wep, gõ địa chỉ websile tương ứng vào địa chỉ của trình duyệt. B2: Xác định, nhập từ khóa liên quan đến vấn đề tìm kiếm vào ô serch. B3: Kích hoạt vào danh sách tìm kiếm để tìm kiếm vào trang wep có thông tin liên quan đến từ khóa cần tìm kiếm. c. Tìm kiếm khai thác thông tin trên đĩa CD: - Hiện có nhiều đĩa CD - ROW chứa đựng thông tin phục vụ dạy và học như CD - ROW Tin học nhà trường, CD - ROW Tin học lịch sử, sinh học, địa lí... Ta có thể copy cài đặt dữ liệu lên ổ cứng máy tính, điện tử hoặc có thể khai thác trực tiếp từ đĩa CD - ROW. 6 - Hầu hết đĩa CD - ROW được thiết kế dưới dạng wep. Mỗi đĩa CD – ROW là hệ thống siêu văn bản, cần kích hoạt vào danh sách liên kết hoặc nội dung tìm kiếm. - Việc khai thác thông tin từ đĩa CD - ROW tương tự thao tác trên internet. 2. Phương pháp xử lí thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức hoạt động GDMN: a. Sao chéo đoạn văn bản từ các trang wep: B1: Lựa chọn đoạn văn bản cần sao chép trên trang wep. B2: Chọn Edit/ Copy ( Hoặc chuột phải copy hay tổ hợp phím Ctrt+c) -> đoạn văn bản sẽ được lưu vào bộ nhớ tạm máy tính. B3: Mở hệ soạn thảo nào đó ( Microsofi Word; Microft Power Point hay chương trình Notepad của Windows...) B4: Chọn Edit/ Paste ( Chuột phải Paste hoặc Ctrl+ V) B5: Định dạng lại văn bản theo y muốn ( định dạng kí tự, định dạng đoạn chèn các đối tượng như hình ảnh, video...) b. Sao chép nội dung cả một trang wep: B1: Mở trang wep có nội dung cần khai thác. B2: Chọn lệnh File/ save ( hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+s) B3: Chọn vị trí ( thư mục, ổ đĩa) sẽ lưu trang wep và đặt tên cho tệp tin cần -> chọn định dạng lưu trữ file ( ở mục saveas type) và bảng chữ Tiếng Việt ( ở mục Eooding). Kết thức nhấn chuột ở save để lưu. B4: Thiết kế liên kết từ bài giảng, tệp tin. + Tạo đối tượng chứa kết nối. + Chọn lệnh Insert/ Hyperlink Ta chọn kết nối là tệp tin ( VD: do ban tuduy.htn) nháy ok để xác định kết nối. c. Sao chép một hình ảnh: b1: chọn hình ảnh cần sao chép. Lưu y chọn chức năng tìm kiếm ảnh ( logages) để chọn hình ảnh liên quan đến chủ đề tìm kiếm. B2: Chọn chuột vào ảnh, nhấp chuột phải sẽ hiện ra một bản chọn lệnh. B3; Đưa ảnh vào bài giảng: Mở giáo án thiết kế bởi hệ soạn thảo chọn vị trí cần chèn ảnh rồi chọn lệnh Edit/ Paste. Đưa ảnh vào bài giảng ta dùng lệnh Insert/Picture. d. Tìm hiểu một vài phần mềm xử lí thông tin: Xử lí ảnh bằng chương trình Paint của Windows. 7 - Paint Buish là một chương trình tích hợp trong hệ điều hành Windows với chức năng chính là biên tập ảnh tĩnh -> Thích hợp xử lí hình ảnh với thao tác đơn giản. , trực quan. - Gọi chương trình start/ Programs/ Accessories/ Paint. Để cắt dán một vùng trong bức ảnh, chọn Frec form select hoặc select sau khi đánh dấu vào vùng được chọn bởi đường nét đứt thì thực hiện theo thao tác sao chép ( copy) cắt ( cut) dán Paste hay xóa delete. Sau khi đã chọn một công cụ vẽ và vẽ màu, căn cứ vào công cụ của các công cụ vẽ để vẽ hình cần thiết. Với mỗi hình có thể chọn lại màu sắc khác nhau. Các lệnh thuộc menu Images: - Flip and Rotate: Xoay đảo ngược theo chiều ngang, chiều đứng, quy hình theo góc, quay hình chọn. - Stretch/ skew: Kéo dãn hay kéo xiên vùng vẽ đã chọn. - Invert Color: Đảo màu vùng chọn. - Clear Image: Xóa vùng vẽ. + Xử lí thiết kế phim bằng chương trình Window Movie Maker - Phần mềm có sẵn trong chương trình Window: Nhấn chuột vào Start/ Program/ Window Movie Meker biểu tượng một cuộn phim -> Phần mềm cho phép làm giáo án như những cuộn phim. Có thể đưa tranh, video, âm thanh, chữ viết vào bài giảng và làm hiệu ứng cho chúng sinh động. Có thể ghi giọng kể lồng vào phim: Kích biểu tượng micro và làm theo chỉ dẫn, dễ dàng in giáo án ra đĩa VCD để dạy trên đĩa VCD mà để dạy, không cần ra hiệu lệnh converter. - Window Movie Maket là một tiện ích có sẵn nằm trong hệ điều hành Window cung cấp công cụ cắt, ghép, chỉnh sửa vào file video -> Sau đó có thể lưu lại vào các thiết bị lưu trữ. WMM dễ sử dụng và sẵn có, nếu biết khai thác có thể sử dụng như một chương trình biên tập video. Có giao diện đơn giản, dễ hiểu với 4 khu vực chính. + Video task: Nơi đặt nút điều khiển. + Co llection: Nơi đặt các video, audio, picture. + Màn hình: Hiển thị hình ảnh, xem trước video đang làm. + Khu vực chỉnh sửa, biên tập vi deo Ngoài ra còn có các nút: - Show story: chỉnh sửa thời gian hoặc clip khi biên tập. - Show timeline: Hình ảnh hiện lên dạng thumbnail 8 - Set volume level: Chỉnh audio trong video. Muốn âm thanh trong video gốc biến mất thì kéo âm thanh audio sát khe Audio/ Music. - Narate timeline: Tạo video từ webcam hoặc microphone. - Zoom in, zoom out: Kéo dài, rút ngắn thời gian. Một số đối tượng chính: - Collection dùng để chứa các đoạn âm thanh ( audio clip), đoạn phim ( video clip) hoặc hình ảnh ( picture) mà dùng tính năng Import để nhập hoặc lấy vào ( capture) từ các thiết bị như máy ảnh, camera số... colletion thuận tiện cho việc theo dõi clip nhỏ. Mỗi clip nhỏ trong collection có thể chia nhiều thành phần nhỏ hơn. Project: Thông tin về một phiên bản mới với WMM, thông tin về các file, audio, video, các hình ảnh mà ta vừa lấy nó vào. - Movie là kết quả cuối cùng của phiên làm việc ( file video kết quả ) -> Lưu vào ổ cứng máy tính hay thiết bị lưu trữ khác. - Sto ryboard/ Timeline là nơi quan trọng chứa kết quả công việc là nơi lưu lại kịch bản dành cho movie Các dạng file hình ảnh: + Audio: aif, aifc... + Video: asf, avi... + Hình ảnh; bmp, dib, emf. Mở một video từ các file video ra làm việc. - Từ menu file chọn Imfortinto collction hoặc crtl+ I. Xuất hiện hộp thoại -> file audio, video hoặc file hình ảnh cần xử lí -> đưa vào collection để chỉnh sửa. Xem project và các clip: Nhấn chuột vào clip trong collction và bấm phím cách ( space bar) hoặc chọn Play/ Play clip. Hoặc kéo nhiều clip vào phần storyboard và chọn Play/ Play storyboard hoặc bấm tổ hợp phím crtl + W. Xưm các thuộc tính của clip: Chọn clip cần xem tại collection.; Nhấn chuột phải và chọn Properties hoặc lệnh clip Properties. - Chỉnh sửa các thuộc tính của froject: Chọn file/ Properties -> Hộp thoại xuất hiện -> điền thông tin như title ( Tiêu đề) author ( tác giả) coppyritht ( bản quyền) rating ( bình chọn) desction ( mô tả) về project. Thay đổi cách thể hiện project: có thể thay đổi hai chế độ ( Timelime và storyboart) 9 Storyboart cho phép xem danh sách clip đã kéo xuống. Timeline lại cho hình dung cả khoảng thời gian, độ dài của clipsex được phát. Thay đổi chế độ nhìn chọn phím Ctrl + T để luân chuyển chế độ này. V. Xử lí thông tin để xây dựng và tổ chức các hoạt động GDMN. 1. Làm quen với môi trường xung quanh: Môi trường xung quanh trẻ rộng lớn và khó hiểu -> Trẻ tò mò, hiếu động hay đặt câu hỏi: Nó là cái gì? Như thế nào? Vì sao nó lại như vậy? - Để tổ chức môi trường linh hoạt, hệ thống khoa học, màu sắc rực rỡ, hình ảnh rõ nét, âm thanh thật -> Trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, thỏa mãn thắc mắc của trẻ. Trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh, vật mẫu hay tranh ảnh -> trẻ quan sát kỹ-> đưa ra kiến nhận xét để tìm ra đầy đủ chính xác, đặc điểm vật mẫu. VD: Con cua -> đặc điểm: 2 càng, 8 chân ? cua nó đi như thế nào? Cho xem video: Con cua bò ngang, chỉ rõ cua có mai, yếm cứng để bảo vệ chúng -> Trẻ biết môi trường sống, cách vận động và cấu tạo của bộ phận trên cơ thể chúng -> Nắm rõ đặc điểm, dễ quan sát -> so sánh dễ dàng, phân loại tốt hơn, sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả đó là tranh ảnh, mô hình, vật thật -> Đồ dùng đẹp, thu hút trẻ. VD: Tìm hiểu động vật sống trong rừng: Trẻ biết tên gọi, hình dáng, các bộ phận, thức ăn, nơi sống, tiếng kêu, thói quen của các con thú -> Ứng dụng phần mềm Power Point trẻ quan sát con vật chuyển động với hình ảnh thật trẻ hứng thú và chú y kết quả giờ học đạt hiệu quả. Trẻ nắm được màu sắc, kích thước cử sự vật, hiện tượng, gọi tên,đặc trưng nơi sống, điều kiện sống của sự vật. Học về thú dữ trẻ có y thức tự chăm sóc bảo vệ bản thân trước con vật hung dữ... trẻ biết yêu thương, chăm sóc cây cối, con vật nuôi. Không nên cho trẻ ngồi lâu mà thay đổi các hình thức tạo điều kiện cho trẻ được vận động. VD: Cho trẻ xem các giai đoạn phát triển của loài bướm: - Chia nhóm xếp tranh theo thứ tự quá trình phát triển của con bướm VD: Quan sát con voi, con gấu, con khỉ. Lên mạng vào trang “ Động vật sống trong rừng” cop hình ảnh -> vào phần papoi -> Chọn slide show -> tạo trang trình diễn cho từng con vật xuất hiện gắn tên tương ứng, lồng nhạc bài “ Đố bạn biết” -> Copy dữ liệu vào ổ đĩa CD. Tiến trình: - Mở đĩa bài “ Đố bạn biết” trẻ hát theo. - Kể về những con vật trong bài hát đó. - Cho trẻ xem đĩa, hỏi tên con vật, đặc điểm con vật. - Cho xem hình ảnh con voi ăn như thế nào? 10 - Giáo dục trẻ yêu thương, chăm sóc, bảo vệ các loài vật. 2. Hoạt động tạo hình: - Hoạt động tạo hình với trẻ mầm non là rất cần thiết giúp trẻ củng cố kiến thức về MTXQ, phát huy trí tưởng tượng,kỹ năng quan sát, óc thẩm mỹ dạy trẻ có kỹ năng vẽ, xé dán.... Vật mẫu của cô là không thể thiếu trong giờ tạo hình. Tranh trên giấy, màu sáp trở nên quen thuộc, nó mờ nhạt, không sặc sỡ như trên vi tính – Những bức tranh có hình ảnh rõ nét màu sắc hài hòa sẽ thu hút sự chú y của trẻ, trẻ nhớ lâu, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo. VD: Hướng dẫn vẽ vườn cây ăn quả Mục đích: Trẻ vẽ được một số cây ăn quả; Biết đặc điểm đặc trưng; Biết chăm sóc bảo vệ cây ra nhiều quả. Chuẩn bị: Lên mạng vào trang nông nghiệp nông thôn, copy một số cây ăn quả như quả bưởi, quả khế, quả mít, cây ổi, cây dừa... - Cô vẽ cây bưởi tán lá dời, cây mít tán lá tròn vẽ trên painter. - Cho xuất hiện lần lượt từng bộ phận của cây: Thân lá, cành lá, quả, tô màu. Lồng nhạc: Đố quả, copy vào đĩa. Tiến hành: Cho trẻ hát bài quả. Quan sát vườn cây ăn quả: ? Có những cây ăn quả gì trong vườn ? Đặc điểm của từng cây hình dạng lá, màu sắc, quả... Cho trẻ quan sát các bước vẽ cây ăn quả để tạo thành cây ăn quả. 3. Cho trẻ làm quen với Toán: Hoạt động làm quen với Toán cung cấp những kỹ năng nhận biết, so sánh màu sắc, hình dạng, kích thước, tạo nhóm các sự vật hiện tượng. VD: Đếm từ 1-5 chủ đề PTGT Mục đích: Nhận biết từ 1 - 5 số lượng các đối tượng; Nhận biết một số PTGT tên gọi, nơi hoạt động. Chuẩn bị: Copy những hình ảnh otoo, xe máy, thuyền, tàu thủy Vào slide show tạo trang trình diễn các PTGT xuất hiện theo y muốn. Tiến hành: + Cho trẻ nghe hát bài “ ô tô xe lửa” + Cho trẻ quan sát và đếm số lượng. + Lần lượt cho từng loại PTGT xuất hiện yêu cầu trẻ gọi tên, nơi hoạt động, đếm số lượng, chọn thẻ chấm tròn tương ứng. 11 VI. Thực hành tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin theo các bước lập kế hoạch tổ chức hoạt động và theo quy trình xây dựng mạng chủ đề. 1. Khai thác tìm kiếm theo các bước lập kế hoạch tổ chức các hoạt động. - Lập kế hoạch giáo dục dựa trên nhu cầu, sở thích của trẻ nhằm phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, xã hội, tình cảm và kỹ năng sáng tạo của trẻ nhằm định hướng cho những khám phá học tập mà cô và trẻ cùng thực hiện. - Lập kế hoạch dài hạn là định hướng cho cả năm học nhằm đạt các mục tiêu phát triển theo độ tuổi từng hoạt động, kế hoạch cần linh hoạt có thể thay đổi khi cần thiết. Cần lựa chọn chủ đề gần gũi với cuộc sống thực của trẻ tạo nhiều cơ hội cho trẻ khám phá, trải nghiệm. - Kế hoạch ngắn hạn nhằm phân phối các nội dung, hoạt động giáo dục liên quan tới chủ đề từng tuần và thời điểm sinh hoạt hàng ngày -> giáo viên cần xác định kiến thức, kỹ năng mong muốn trẻ đạt được để lên kế hoạch về trình tự các hoạt động sẽ tổ chức -> giáo viên xác định các nội dung lí thú trong các hoạt động -> xác định mục tiêu, thực hiện các hoạt động hấp dẫn - sử dụng các nguồn lực khác nhau để cung cấp cho trẻ kinh nghiệm hoạt động với đồ vật, đồ chơi, vật thật. - Xây dựng một mạng chủ đề: Chủ đề là phần kiến thức trẻ sẽ tìm hiểu phám phá theo nhiều cách khác nhau dưới sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên diễn ra trong một thời gian thích hợp 1- 2 tuần. Một chủ đề lớn bao gồm nhiều chủ đề nhỏ. Kiến thức trong một chủ đề mang tình tích hợp, người dạy, người học phải vận dụng tri thức của nhiều ngành khoa học. Khi tổ chức cần đảm bảo các yếu tố: Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của trẻ, tọ hứng thú, cung cấp những kiến thức trong thực tế; Thể hiện trong hoạt động hàng ngày ở trường, ở lớp; Lựa chọn cung cấp đồ dùng học liệu ở khu vực lớp. 2. Tìm kiếm và xử lí thông tin theo quy trình xây dựng mạng chủ đề: B1: Chon chủ đề B2: Xây dựng mạng nội dung B3: Xây dựng các mục tiêu của chủ đề B4: Xây dựng mạng hoạt động. B5: Lập kế hoạch hoạt động hàng tuần B6: Lên kế hoạch đánh giá Cách tổ chức hoạt động trong dịp Tết trung thu: - Đếm xem bao nhiêu ngày nữa sẽ đến tết trung thu. - Xây dựng các hoạt động và công việc tổ chức Tết trung thu - Viết thiệp mời tổ chức tết trung thu. 12 - Trò chơi “ Người đưa thư – lấy thư” - Đọc và đếm số thư hồi đáp đến dự - Viết danh sách tên những người sẽ đến dự ( bổ sung hàng ngày). - Trang trí lớp: Tranh ảnh về Tết trung thu, đồ chơi Tết trung thu ( lồng đèn, ông sao...) bong bóng, băng rôn... - Đọc những truyện về Tết trung thu - Xem băng video về Tết trung thu - Vẽ tranh về Tết trung thu - Chương trình văn nghệ các bài múa hát về Tết trung thu - các trò chơi: Đánh trống, múa lân, ông địa... - Làm bánh trung thu ( Bánh dẻo, bánh in...) - Làm cuốn truyện tranh về vui đón tết trung thu - Một số hoạt động khác. 2. Thực hành khai tác, xử lí thông tin theo một chủ đề: Hoạt động: Nước với đời sống con người và muôn vật + Trẻ 3 - 36 tháng: Hiểu nước là gì? Biết tên gọi và sử dụng một số đồ dùng có liên quan đến ca, cốc, vòi nước... + 3 - 4 tuổi: Khái niệm ao, hồ, sông suối, biển. Nhận biết màu sắc, mùi vị của nước, nước không màu, không mùi, không vị, nước chảy từ cao xuống thấp, nước không cầm, không nắm được Biết một số công cụ cơ bản của nước nấu ăn, nước uống, nước vệ sinh. + 4 - 5 tuổi: Phân biệt nước nghọt, nước mặn, nước lấy từ ao hồ, sông suối, giếng, nước máy, nước mặn lấy từ biển. Nước có thể hòa tan một số chất như muối, đường, bột màu... Biết nhiều hơn một số công cụ của nước: Nấu ăn, uống, vệ sinh, tưới cây, nuôi trồng thủy sản.... Biết cách tiết kiệm nước... + 5 - 6 tuổi: Khi có những tác động làm nước chuyển động nước sẽ ra sông, phát ra âm thanh Trạng thái của nước: Khi nhiệt độ xuống 0 độ C hoặc đặt khay nước vào ngăn đá tủ lạnh nước sẽ đóng băng ta cảm thấy rất lạnh; Khi ra ngoài trời lớn hơn 0 độ c băng tuyết sẽ tan ra thành nước. Ở trạng thái lỏng nước đun sôi chuyển thành hơi. Dưới tác động của nắng gió nước bốc hơi. 13 Ở trạng thái hơi nước rất nhẹ bay lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành hơi nước liti tạo thành những đám mây, mây càng nặng rơi xuống thành mưa. Bao nhiêu công dụng của nước đối với nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, giao thông và sinh hoạt. Biết cách bảo vệ nguồn nước. Mặt trời, mặt trăng và các vì sao. + Trẻ 3 - 36 tháng: Biết một trong các khái niệm: Mặt trời, mặt trăng và các vì sao. + 3 - 4 tuổi: Mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao. + 4 - 5 tuổi: Mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao ở trên trời. Mặt trời xuất hiện ban ngày, mặt trăng ban đêm, trăng có khi tròn, khi khuyết. Công dụng cơ bản của mặt trời: Phơi quần áo, chăn màn, sắn, khoai, thóc để bảo quản, dự trữ... + 5 - 6 tuổi: Quy luật lặn, mọc của mặt trời và các vì sao. Mặt trời mọc buổi sáng gọi là bình minh. Buổi chiều lặn gọi là hoàng hôn. Mặt trang và các vì sao mọc ban đêm, ánh sáng dịu nhẹ. Con người bay lên mặt trăng. + Ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất là nguồn năng lượng làm cho trái đất ấm áp, cuộc sống thuận lợi. + Ánh sáng mặt trời làm ra năng lượng mặt trời. + Ánh sáng mặt trời giúp cây cối loài vật sinh sản tốt. + Lợi ích của mặt trăng: Những đêm trăng sáng có thể tổ chức các hoạt động vui chơi. + Ánh sáng của các vì sao: Giúp người đi ban đêm, đi trong rừng, đi trên biển xác định phương hướng thuận lợi hơn..... Hết 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan