Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Máy rửa phôi sử dụng nước nóng phun có áp lực...

Tài liệu Máy rửa phôi sử dụng nước nóng phun có áp lực

.PDF
91
113
123

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện Lời cảm ơn Trải qua năm tháng học tập tại trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM đã giúp em học tập rất nhiều, từ kiến thức trong sách vở, kiến thức từ thầy cô cho đến những kỹ năng trong học tập, trao đổi và làm việc, tham gia các dự án cùng bạn bè. Và giờ đây là làm Luận văn tốt nghiệp - là phần công việc cuối cùng - quan trọng nhất để trở thành một kỹ sư trong tương lai. Những ngày tháng làm luận văn là những ngày thử thách, chứng tỏ những kiến thức em đã học là hiệu quả, cách áp dụng những kiến thức đó thành một sản phẩm thực tế, mang lại lợi ích cho cuộc sống. Cũng bởi vì gần trở thành một kỹ sư nên em mới thấy được trách nhiệm của một người kỹ sư, từ số liệu tính toán đến những thông tin đề cập, cách trình bày vào luận văn. Hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này một cách tốt nhất không chỉ nhờ vào bản thân em mà còn nhờ vào sự chỉ dẫn, góp ý của các Thầy, Cô và bạn bè đồng thời là sự ủng hộ của Gia Đình. Qua đây em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ, ủng hộ em trong suốt quá trình học tập và làm việc trong những năm tháng là sinh viên : Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn Thầy Vũ Như Phan Thiện đã hướng dẫn cho em trong suốt quá trình làm luận văn. Những lời nhận xét, gợi ý, hướng dẫn tận tình của Thầy đã giúp em nhận ra được những thiếu sót về kinh nghiệm, kiến thức để hoàn thiện sản phẩm cũng như là bản thân em. Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những Thầy Cô đã giảng dạy em, truyền đạt cho em những kiến thức về kỹ thuật đồng thời những kiến thức về làm người. Đó sẽ là những thứ nền tảng để em phát triển hơn và sẽ hỗ trợ cho em, theo em trong suốt quá trình sự nghiệp sau này. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tha thiết đến Gia Đình những người luôn sát cánh bên em, ủng hộ em rất nhiều về mặt tinh thần. Và cảm ơn những người bạn đã cùng em học SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện tập, nghiên cứu. Sẽ không quên những ngày tháng ngồi tranh luận cùng nhau về một đề tài mà quên ăn, những buổi thức xuyên đêm để cùng nhau ôn thi, làm đồ án, bài tập lớn... Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn gia đình, nhà trường, thầy cô và bạn bè đã đồng hành cùng em, không chỉ trong quá trình làm luận văn, mà trong suốt 4 năm học tập và trau dồi tại đại học. Cảm ơn thầy Vũ Như Phan Thiện đã tận tâm hướng dẫn, từ những ngày đầu tiên đến khi em hoàn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 5, năm 2019 Nguyễn Khắc Duy SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện Tóm tắt luận văn Dựa trên tham khảo các loại máy rửa phôi đang được sử dụng trên thị trường, báo cáo luận văn này sẽ trình bày và tóm tắt các nội dung như sau: ❖ Phân tích thị trường, tìm hiểu về nhu cầu của sản phẩm trong ngành công nghiệp hiện nay. ❖ Xây dựng nhiệm vụ, vạch kế hoạch thực hiện đề tài. ❖ Tìm hiểu và phâm tích các máy cùng loại đang có sẵn trên thị trường, từ đó phân tích ưu nhược điểm và đưa ra giải pháp mới. ❖ Tìm hiểu và phân tích các nguyên lý, phương pháp làm sạch hiện hữu, qua đó chọn phương pháp phù hợp để áp dụng cho đề tài. ❖ Phân tích và lựa chọn phương án cho đề tài. ❖ Tiến hành tính toán và mô phỏng. ❖ Các lưu ý khi lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng máy. ❖ Các hướng phát triển về sau của đề tài. SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện Mục lục Lời cảm ơn ........................................................................................................................... 1 Tóm tắt luận văn .................................................................................................................. 3 Danh sách bảng biểu ............................................................................................................ 6 Danh sách hình ảnh.............................................................................................................. 8 Chương 1 ........................................................................................................................... 10 Tổng quan ....................................................................................................................... 10 Chương 2 ........................................................................................................................... 13 Tìm hiểu các phương pháp hiện hành ............................................................................ 13 Chương 3 ........................................................................................................................... 29 Phân tích và lựa chọn phương án ................................................................................... 29 Chương 4: Tính toán và chọn bộ phận .............................................................................. 40 I. Tính toán lựa chọn đầu phun ................................................................................... 40 II. Tính toán lựa chọn bơm........................................................................................... 43 III. Tính toán chọn động cơ cho mâm quay ............................................................... 47 IV. Tính toán đĩa tách dầu .......................................................................................... 49 V. Tính toán chọn động cơ đĩa quay lọc dầu ............................................................... 52 VI. Tính toán lựa chọn điện trở làm nóng nước ......................................................... 54 VII. Tính toán và mô phỏng bền khung máy............................................................... 57 VIII. Mô phỏng bền mâm đựng chi tiết ........................................................................ 60 IX. Thiết kế bộ truyền đai răng .................................................................................. 61 X. Chọn ổ lăn trục mâm ............................................................................................... 66 XI. Chọn thiết bị ......................................................................................................... 69 1. Chọn cảm biến nhiệt độ nước .................................................................................. 69 2. Chọn ống nối cảm biến ............................................................................................ 70 3. Chọn ống dẫn........................................................................................................... 71 4. Chọn ống khuỷu vuông góc..................................................................................... 71 5. Chọn rắc co .............................................................................................................. 72 SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện 6. Chọn ống nối điện trở (ren trong)............................................................................ 73 7. Giảm đường kính ống .............................................................................................. 74 8. Chọn tay cầm cửa .................................................................................................... 74 9. Chọn chốt cửa .......................................................................................................... 75 10. Chọn bản lề .......................................................................................................... 76 Chương 5 ........................................................................................................................... 78 Hướng dẫn thao tác trên máy và bảo trì ......................................................................... 78 Chương 6 ........................................................................................................................... 82 Kết luận và hướng phát triển cho đề tài ......................................................................... 82 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 83 Phụ lục ............................................................................................................................... 85 SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện Danh sách bảng biểu Bảng 3.2.1: So sánh các phương pháp làm sạch truyền thống và hiện đại Bảng 3.2.2: Quy trình vận hành tiêu chuẩn - rửa và xác nhận đường ống điển hình ví dụ (Chương trình thực hành tốt nhất về công nghệ môi trường) Bảng 3.2.3: Thùng chứa hắc ín và xe bồn - Quy trình làm sạch điển hình Bảng 3.2.4: So sánh chi phí xử lý nước thải Bảng 4.1: Yêu cầu kỹ thuật thiết kế Bảng 4.1.1: Yêu cầu kỹ thuật tính toán đầu phun Bảng 4.1.2: Thông số kỹ thuật vòi phun Bảng 4.2.1: Thông số tính toán bơm Bảng 4.2.2: Thông số kỹ thuật bơm Bảng 4.3.1: Thông số tính toán động cơ mâm quay Bảng 4.4.1: Thông số tính toán đĩa tách dầu Bảng 4.4.2: Thông số kỹ thuật bộ phận tách dầu Bảng 4.5.1: Bảng tra chọn động cơ đĩa tách dầu Bảng 4.6.1: Thông số tính toán điện trở Bảng 4.6.2: Thông số kỹ thuật điện trở đốt Bảng 4.9.1: thông số tính toán bộ truyền đai răng Bảng 4.9.2: Chọn loại đai theo tốc độ quay và công suất truyền Bảng 4.9.3: Thông số kỹ thuật bánh đai dẫn Bảng 4.9.4: Thông số kỹ thuật bánh đai bị dẫn SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 6 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện Bảng 4.10.1: Thông số kỹ thuật ổ đũa côn Bảng 4.11.1: Thông số kỹ thuật cảm biến nhiệt độ Bảng 4.11.2: Thông số kỹ thuật ống nối cảm biến Bảng 4.11.3: Thông số kỹ thuật ống khuỷu Bảng 4.11.4: Thông số kỹ thuật rắc co Bảng 4.11.5: Thông số kỹ thuật ống giảm đường kính Bảng 4.11.6: Thông số kỹ thuật tay cầm cửa Bảng 4.11.7: Thông số kỹ thuật bản lề cửa Bảng 5.1: Phương pháp khắc phục sự cố SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 7 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện Danh sách hình ảnh Hình 2.1: Thùng rửa siêu âm Hình 2.2: Thùng rửa siêu âm Hình 2.3: Máy rửa phôi sử dụng hơi nước và dầu Hình 2.4: Các lựa chọn đầu phun áp lực thấp Hình 2.5: Làm sạch xe đẩy, hoàn thành với Steam-Jet-Cleaner, ống cuộn và giá đựng hóa chất Hình 2.6: Đầu lắp có thể tháo rời, thiết bị định vị và bóng phun Hình 3.1: Máy rửa phôi sử dụng nước nóng phun áp lực thấp Hình 3.2: Máy tách dầu dùng đĩa Hình 3.3: Máy tách dầu sử dụng đĩa Hình 3.4: Máy tách dầu sử dụng ống Hình 4.1: Đầu phun Hình 4.2: Bơm của hãng Grundfos Hình 4.2.2: Thông số kỹ thuật bơm Hình 4.3: Cụm truyền động mâm Hình 4.4: Cụm tách dầu Hình 4.5: Điện trở ống Hình 4.6: Kích thước điện trở đốt Hình 4.9: Bộ truyền đai răng Hình 4.9.2: Bánh đai chủ động SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 8 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện Hình 4.9.3: Bánh đai bị động Hình 4.10: Cảm biến nhiệt độ Hình 4.10.2: Ống nối cho cảm biến nhiệt độ Hình 4.10.3: Ống khuỷu vuông góc Hình 4.10.4: Rắc co Hình 4.10.5: Ống nối điện trở Hình 4.10.6: Tay cầm cửa Hình 4.10.7: Chốt cửa SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 9 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện Chương 1 Tổng quan I. Nhu cầu xã hội: Gia công cơ khí là một bước quan trọng trong quá trình chế tạo và hoàn thành sản phẩm. Hiện nay, cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gia công cơ khí ngày càng được chú trọng và đòi hỏi sự chính xác cao hơn. Đặc biệt tại Việt Nam, một quốc gia đang phát triển với ngành Cơ khí nói riêng và nền Công nghiệp nói chung, còn rất non trẻ, việc chú trọng là đầu tư vào từng công đoạn - dù là nhỏ nhất - là rất cần thiết. Để gia công, vệ sinh chi tiết cơ khí trước lắp ráp, bảo trì hoặc sau gia công đòi hỏi chi tiết phải được loại bỏ bụi, chất bám dính, đạt độ sạch theo yêu cầu. Tuy nhiên, hiện nay việc làm sạch chi tiết tại Việt Nam còn ít được quan tâm, máy móc thiết bị hỗ trợ còn thô sơ. Để góp phần giải quyết vấn đề này, giải pháp máy rửa phôi đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất làm sạch chi tiết, tăng độ đồng đều và chất lượng chi tiết sau khi làm sạch. Giải pháp này tuy không mới nhưng chưa được quan tâm đúng mức tại Việt Nam, khi các sản phẩm nội địa còn thô sơ trong khi giá nhập khẩu sản phẩm nước ngoài còn cao. II. Giới thiệu ý tưởng sản phẩm: Bằng giải pháp máy rửa phôi tự động, giải pháp toàn diện cho vấn đề làm sạch chi tiết trước và sau khi gia công. Việc áp dụng vào thực tế chỉ còn phụ thuộc vào nhu cầu thực sự của các phân xưởng, hay nói ngắn gọn là năng suất rửa là bao nhiêu. Công suất của máy rửa có thể được tuỳ biến theo kích thước chi tiết cần rửa và nhu cầu về tốc độ rửa của doanh nghiệp. Trên thế giới hiện có khá nhiều máy rửa phôi với nhiều nguyên lý hoạt động khác nhau như hệ thống rửa nước kết hợp siêu âm, hệ thống phun hơi, hệ thống phun nước áp lực SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 10 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện cao... Tuy nhiên điểm chung giữa các hệ thống này là sử dụng lãng phí nước và không áp dụng được cho các chi tiết có cấu tạo phức tạp. Sự khác biệt lớn nhất giữa hệ thống rửa phôi tự động này là khả năng bơm nước tuần hoàn và thay đổi góc phun tự động, giúp rửa sạch các chi tiết phức tạp nhưng vẫn tiết kiệm nước rửa. Góp phần giảm chi phí nhưng tăng chất lượng làm sạch. III. Ý nghĩa của sản phẩm đối với cuộc sống: Hệ thống rửa phôi hứa hẹn lọc sạch chất thải bẩn và chất thải ô nhiễm khi thải ra môi trường, đồng thời giảm lượng nước tiêu hao trong quá trình rửa nhưng vẫn dảm bảo được độ sạch của chi tiết cần rửa. Với các ưu điểm vượt trội như tiết kiệm không gian, lắp đặt dễ dàng, điều khiển đơn giản, tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập, dễ dàng nhân rộng, dễ dàng di dời, hoạt động ổn định và dễ dàng bảo trì. Chúng tôi tin rằng không lâu nữa hệ thống này sẽ bao phủ rộng khắp các địa bàn cả nước. IV. Nhiệm vụ thiết kế: Thiết kế hệ thống rửa phôi tự động tiết kiệm nước và rửa sạch được các chi tiết phức tạp. V. Mục đích thương mại chính của sản phẩm: • Tăng năng suất rửa chi tiết máy, giảm chi phí đầu tư. • Tiết kiệm tối đa thời gian làm sạch. • Tiết kiệm tối đa nguồn nước sử dụng. • Dễ dàng lắp đặt. • Vận hành đơn giản. • Bền bỉ và dễ dàng bảo trì, thay thế. VI. Thị trường mục tiêu: • Các xưởng, doanh nghiệp gia công cơ khí vừa và nhỏ có nhu cầu đầu tư hệ thống làm sạch chi tiết máy. SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 11 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện • Các cơ sở sửa chữa, bảo trì cần công đoạn làm sạch chi tiết. • Cơ sở đúc, cần rửa, làm sạch thành phẩm sau đúc • Cơ sở sơn, cần làm sạch chi tiết trước khi sơn. VII. Yêu cầu thiết kế: • Dễ lắp đặt, dễ vận hành. • Chi phí phù hợp. • Hệ thống hoạt động ổn định, êm ái. • Dễ dàng sửa chữa, bảo trì, thay thế. • An toàn cho người vận hành. • Sử dụng nước • Có bộ phận làm nóng nước • Có hệ thống lọc, sử dụng nước tuần hoàn SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 12 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện Chương 2 Tìm hiểu các phương pháp hiện hành I. Tìm hiểu về các giải pháp làm sạch hiện hành 1. Máy rửa sử dụng siêu âm Máy Rửa siêu âm (Bể rửa siêu âm) nhờ có sóng siêu âm tạo ra sự khuẩy động trong môi trường chất lỏng thành sủi bong bóng dưới áp suất cao sẽ tiếp xúc lên bề mặt sản phẩm và làm sạch các chất dơ bẩn, rác bụi, dầu, mỡ. • Thuận lợi & an toàn của máy rửa siêu âm: - Thời gian được điều chỉnh trong khoảng từ 1-20 phút tùy vào từng trường hợp khác nhau. - Nhiệt độ hoạt động từ 20-80 độ C - Máy rửa và vỏ máy được làm bởi thép không gỉ - Vỏ máy làm bằng thép không gỉ thì bền và dễ làm sạch - Có hệ thống thoát nước tiện lợi - Dễ vận hành - Tuổi thọ của máy lâu hơn - Mức ồn thấp - Phù hợp với việc vận hành liên tục - Tần số được điều chỉnh tự động với công suất phát ra lớn nhất, mức chất lỏng, Hình 2.1: Thùng rửa siêu âm nhiệt độ hay các thiết bị cần làm sạch độc lập • Ứng dụng của máy rửa siêu âm: SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 13 Luận văn tốt nghiệp - GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện Làm sạch các thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị điện, các linh kiện điện tử, các bảng vi mạch. Ngoài ra còn có tác dụng tẩy sạch các vết nhựa hàn colophon, các loại chip và các linh kiện điện tử khác, các vệt rỉ, dầu mỡ trên máy móc, bộ lọc bằng kim loại… - Làm sạch các thiết bị quang học: khung kính, ống kính, dụng cụ quang học. - Làm sạch các loại trang sức, vàng bạc, đá quý, ngọc bích, các loại phụ kiện, đồng hồ, kính mắt, dây chuyền, chìa khóa, răng giả, đồ chơi trẻ em… Hình 2.2: Thùng rửa siêu âm - Bảo dưỡng, tân trang các thiết bị văn phòng: làm sạch các vòi phun mực máy in, đầu phun, bút, bàn chải… - Khử trùng, làm sạch các thiết bị y tế, dụng cụ phẫu thuật. - Được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khoáng sản, trường đại học, viện nghiên cứu, các đơn vị khảo cổ học, dụng cụ phòng thí nghiệm, các thiết bị kim loại và các sản phẩm nhựa dùng 1 lần. 2. Máy rửa sử dụng nước + dầu Máy rửa sử dụng hơi là máy rửa công nghiệp được sử dụng nhiều tại các nhà máy có dây chuyền lắp ráp. Nó có tác dụng làm sạch các chi tiết cơ khí sau khi gia công, động cơ xe máy, ôtô, động cơ nổ bằng cách sử dụng dung dịch nước + dầu rửa để rửa các chi tiết nhỏ trước khi lắp ráp. Các chi tiết nhỏ thường có số lượng rất lớn trong dây chuyền lắp ráp. Vì vậy việc đảm bảo đủ lượng chi tiết để cấp cho hệ thống lắp ráp là rất quan trọng. Các chi tiết máy móc, cơ khí sau khi gia công, chế tạo bị dính dầu mỡ, rỉ sắt. Việc làm sạch các chi tiết, sản phẩm nhỏ tốn nhiều thời gian và công sức, nhân SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 14 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện lực nếu sử dụng phương pháp rửa thủ công. Giải pháp rửa công nghiệp trên máy tự động cung cấp cho khách hàng đem lại năng suất rửa cao và đảm bảo yêu cầu vệ sinh bề mặt. Hình 2.3: Máy rửa phôi sử dụng hơi nước và dầu • Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy rửa chi tiết nhỏ Các thiết bị chính của máy rửa (small parts washing machine): ▪ Hệ thống bơm lọc, túi lọc (3 túi). ▪ Bộ vớt váng dầu (oil skimmer). ▪ Giàn phun khí, bộ hút hơi dầu (Mist Collector) ▪ Hệ thống xi lanh piston với hành trình thay đổi được. - Máy rửa tự động dùng dung dịch nước + dầu rửa để rửa các chi tiết nhỏ trước khi lắp ráp - Hệ thống bơm lọc, túi lọc (3 túi), bộ vớt váng dầu (oil skimmer) giúp tuần hoàn dung dịch rửa tiết kiệm dung dịch rửa tối đa. Máy còn có hệ thống tự động cảnh báo lọc tắc giúp tăng độ tin cậy khi vận hành máy. SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 15 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện - Giàn phun khí giúp chi tiết sau khi tẩy rửa được tự động xì khô tại máy. Bộ hút hơi dầu (Mist Collector) đảm bảo sức khỏe cho người lao động và môi trường xung quanh - Hệ thống xi lanh piston tốc độ và hành trình dịch chuyển được thay đổi cho phù hợp với yêu cầu tẩy rửa từng loại chi tiết có đường kính khác nhau. - Máy có hai chế độ thao tác tự động và bằng tay, các nút hiển thị bằng tiếng việt. - Các thiết bị điện làm việc được trong môi trường dầu. Hệ thống công tắc, đèn báo giúp người điều khiển dễ nhận biết được các hoạt động của máy nhanh chóng kịp thời. II. Tìm hiểu về làm sạch sử dụng nước áp lực thấp Hầu hết các vấn đề làm sạch có thể được giải quyết thành công với chất lỏng áp suất thấp, tức là nước nóng hoặc lạnh (2 - 50 bar), có hoặc không có phụ gia hóa học. Phương pháp làm sạch này đã được sử dụng trong ngành sản xuất bia trong hơn 200 năm để loại bỏ sự bẩn nặng từ các thùng lên men. Các phương pháp làm sạch truyền thống bao gồm 'đổ đầy, đun sôi và đổ' thủ công hoặc sử dụng một dạng đầu phun nguyên thủy được gọi là 'ống sà lan', đơn giản là một ống kim loại có một số lỗ. Trong thời gian gần đây, việc làm sạch áp suất thấp trở nên tinh vi hơn khi nhiều ngành công nghiệp chế biến bị ảnh hưởng bởi việc luật pháp về môi trường khắt khe hơn, sức khỏe và an toàn, với nhu cầu về chất lượng cao hơn. 1. So sánh các phương pháp làm sạch truyền thống và hiện đại: SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 16 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện Bảng 3.2.1: So sánh các phương pháp làm sạch truyền thống và hiện đại Bảng trên cho thấy rõ sự khác biệt, về thời gian, chi phí, hiệu quả làm sạch và tính nhất quán giữa các phương pháp làm sạch cơ bản nhất và tinh vi hơn. Mỗi ứng dụng làm sạch là khác nhau và nên được đánh giá theo các yếu tố được liệt kê. Bốn phương pháp đầu tiên là sử dụng nhiều lao động, bốn phương pháp sau được tự động hóa. Có 4 loại chính của hệ thống làm sạch áp lực thấp: ▪ Clean-in-Place (CIP) là tên được đặt cho một hệ thống giúp làm sạch một nhà máy có từ "tại chỗ". Thuật ngữ này bao gồm các thiết bị làm sạch chuyên dụng hoặc một hệ thống di động có thể được chuyển từ nơi này sang nơi khác SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 17 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện ▪ Clean-out-of-Place (COP) đề cập đến việc sử dụng tủ làm sạch hoặc hệ thống rửa đường hầm 'dòng chảy' bán tự động hoặc vận hành thủ công, để làm sạch các vật dụng riêng lẻ như mc và trống và các bộ phận cấu thành của tất cả các hình dạng và kích cỡ ▪ Khử trùng tại chỗ (SIP) là việc sử dụng các hóa chất đặc biệt và nước nóng ở nhiệt độ quy định để loại bỏ vi khuẩn và các chất có hại khác. Các thủ tục SIP thường được thực hiện cùng với chương trình CIP. ▪ Các hệ thống rửa chung, chủ yếu là các ứng dụng làm sạch bề mặt và nhà máy. Trongnhiều trường hợp điều này sẽ tạo thành một phần của bản cài đặt CIP hoặc COP. • Hệ thống sạch tại chỗ (ClP). Các hệ thống CIP khác nhau từ hướng dẫn sử dụng đơn giản đến cài đặt hoàn toàn tự động, bao gồm: 2. Hệ thống ClP thủ công. Ở dạng cơ bản, một hệ thống CIP được vận hành thủ công, sẽ bao gồm: ▪ Bộ phận bơm - có thể là màng ngăn đôi (khí nén), ly tâm (tốc độ cao hoặc nhiều tầng), thay vào đó là một thiết bị trộn nước hơi ▪ Thiết bị định vị - có thể là một chiều dài đơn giản của đường ống cứng với kết nối mặt bích sử dụng các lỗ phun hiện có hoặc bố trí phức tạp hơn bằng cách sử dụng thiết bị định vị phổ quát được trang bị cho một đường dẫn hiện có ▪ Đầu làm sạch - trục đôi hoặc đơn, cố định hoặc xoay. Loại hệ thống này có chi phí thấp và có thể được sử dụng như một hệ thống chuyên dụng, nghĩa là, với các đầu làm sạch được gắn vĩnh viễn bên trong ống hoặc di động, theo đó bộ phận bơm sẽ di động và đầu làm sạch / thiết bị định vị được chuyển từ ống này sang ống khác. Trình tự làm sạch sẽ được chọn thủ công SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 18 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện và dựa trên 'tổng tổn thất' tức là. Sau khi sử dụng, dung dịch rửa được thải vào hệ thống xử lý nước thải hoặc thải trực tiếp.. 3. Hệ thống tự động hoặc bán tự động (elP). Các tính năng bao gồm: Chương trình bán tự động hoặc được chọn thủ công sẽ chọn ống được rửa, tức là dung dịch tẩy rửa. nước nóng hoặc lạnh, nhiệt độ và phụ gia hóa học nếu cần thiết. Chương trình cũng sẽ bao gồm số lượng vị trí rửa, áp suất, tốc độ dòng chảy và thời gian chu kỳ trong từng trường hợp theo loại cặn bẩn và tiêu chuẩn làm sạch Các thiết bị làm sạch phù hợp, đầu cố định hoặc xoay và HỆ THỐNG VÒI PHUN ÁP LỰC THẤP Trong trường hợp hệ thống thu hồi chất lỏng rửa, có thể bao gồm hệ thống lọc và xử lý nước thải. 4. Hệ thống khử trùng tại chỗ (SIP). Nếu cần, hệ thống SIP có thể được tích hợp vào chương trình CIP đầy đủ. Khử trùng được thực hiện để đảm bảo loại bỏ tất cả vi khuẩn bằng cách sử dụng nhiệt, thường ở dạng hơi nước ở nhiệt độ 125 ° C trong khoảng thời gian 30 phút. Hơi nước thường được bơm qua các thiết bị làm sạch, điều này có ưu điểm là khử trùng đường ống và đầu và thay thế bất kỳ không khí nào hiện diện, một điều kiện tiên quyết quan trọng trước khi quá trình khử trùng. Khi hoàn thành, đường ống phải được làm mát. Thông thường, điều cần thiết là tất cả độ ẩm được loại bỏ, hầu hết trong số đó sẽ bị 'lóe lên trên bề mặt nóng. Trong trường hợp ống có vỏ, nhiệt có thể được tái sử dụng, trong các tình huống khác có thể sử dụng chân không. Để duy trì tính vô trùng, hơi nước cần được thay thế bằng nitơ ego để duy trì áp suất dương trong hệ thống. SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 19 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Như Phan Thiện Hình 2.4: Các lựa chọn đầu phun áp lực thấp 5. Hệ thống Clean-out-of Place (COP). Loại hệ thống này được sử dụng cho các mặt hàng có thể được vận chuyển dễ dàng. Trạm làm sạch thường bao gồm một khoang kín được trang bị các dịch vụ thường được yêu cầu để làm sạch như hơi nước, cống, nước có áp suất có hoặc không có phụ gia hóa học và có thể là thiết bị điện. Tùy thuộc vào kích thước của các bộ phận liên quan, các cơ sở làm sạch sẽ bao gồm các buồng rửa mở cho các vật dụng lớn hơn, như thùng chứa, đến tủ cho các vật dụng nhỏ hơn. Tổng ngăn chặn có thể là một tính năng thiết yếu tùy thuộc vào sản phẩm. Một tủ rửa đơn giản sẽ bao gồm một tủ bằng thép không gỉ mở phía trước với cửa ra vào, các vòi phun cố định được bố trí xung quanh bên trong. Các thành phần nhỏ hơn sẽ được lưu trữ trong giá đỡ và có thể được làm sạch bằng súng phun cầm tay hoặc bằng vòi phun cố định. Một số công ty sử dụng các kỹ thuật làm sạch siêu âm khá thành công, đặc biệt đối với các thành phần nhỏ hơn. Thông thường, một chương trình rửa được chọn thủ công sẽ được sử dụng nếu số lượng liên quan là nhỏ. Trong trường hợp số lượng lớn hơn, tủ sẽ có bộ điều khiển PLC cơ bản để chọn chu kỳ thời gian rửa, nhiệt độ nước và phụ gia hóa học. Nước rửa được xử lý hoặc lọc để tái sử dụng. SVTH: Nguyễn Khắc Duy Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan