Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mẫu báo cáo thực tập tại đài phát thanh cơ sở của sv khoa công nghệ thông tin...

Tài liệu Mẫu báo cáo thực tập tại đài phát thanh cơ sở của sv khoa công nghệ thông tin

.DOC
27
279
147

Mô tả:

Mẫu báo cáo thực tập tại đài phát thanh cơ sở của sv khoa công nghệ thông tin
ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH II KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CƠ SỞ CƠ SỞ THỰC TẬP: ĐÀI TRUYỀN THANH HUYỆN HÓC MÔN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU PHẦN MỀM COOL EDIT PRO ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH Hướng dẫn: Nguyễn Thị Tuyết Trinh Thực hiện : Thông Minh Xuân TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013 LỜI MỞ ĐẦU Trong Tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, phát thanh là một hiện tượng xã hội, xã hội càng phát triển thì nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng lên. Phát thanh ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Mặc dù ra đời chậm hơn so với các hình thái ý thức xã hội khác nhưng phát thanh đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi khả năng phản ánh hiện thực. Từ khi xuất hiện đến nay, phát thanh luôn năng động trong việc phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động và luôn vận động, phát triển. Vì th, phát thanh là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần mọi người, mọi dân tộc. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì sự bùng nổ thông tin ngày càng diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp. Phát thanh có những ưa thế riêng biệt, truyền tải thông tin bằng lời nói, tiếng động, âm thanh tổng hợp tạo sự hấp dẫn đối người nghe. Ngoài ra, phát thanh còn có tính lan tỏa rộng khắp. Thông tin nhanh, tiếp cận kịp thời là một trong những yếu tố phát thanh có thể cạnh tranh trong đời sống hiện đại. Phát thanh còn có ưa điểm mà truyền hình không có được, đó là sự gần gũi, sống động, riêng tư, thân mật, “một người nói, vạn người nghe”. Trong chương trình phát thanh, muốn lôi cuốn hấp dẫn người nghe thì phải có sự sắp xếp hợp lí giữa các tin bài, chuyên mục, kết hợp giữa lời nói, tiếng động, âm nhạc phù hợp. Cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình phát thanh là vấn đề quan trọng hàng đầu, là việc làm thường xuyên của bất kỳ đài phát thanh nào. Muốn tồn tại được, buộc mỗi kĩ thuật viên phải luôn vận động, không ngừng sáng tạo để cải tiến về nội dung và hình thức của chương trình. Hơn nữa, ở nước ta sự tiếp cận thông tin còn gặp nhiều khó khăn ở những vùng có trình độ dân trí thấp như miền núi, vùng sâu vùng xa thì việc thể hiện thông tin trên sóng phát thanh sẽ phát huy hiệu quả cao nhất bởi tính tiện lợi của nó. Xuất phát từ tầm nhìn quan trọng này, em đã chọn đề tài ” TÌM HIỂU PHẦN MỀM COOL EDIT PRO ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH” để nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2013 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................ PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP TẠI CƠ SỞ............................................................. PHẦN I: PHẦN MỀM XỬ LÝ ÂM THANH COOL EDIT PRO............................1 A. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM COOL EDIT PRO................................................1 B. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT.....................................................................................1 1. Yêu cầu cấu hình...............................................................................................1 2. Hướng dẫn cài đặt.............................................................................................2 C. LÀM QUEN VỚI GIAO DIỆN PHẦN MỀM...................................................4 1. Nhóm các thanh (BAR) của cửa sổ giao diện:.................................................4 2. Các nhóm cửa sổ:..............................................................................................4 3. Các vùng khác:..................................................................................................4 D. MENU TRONG CHẾ ĐỘ EDIT VIEW............................................................5 1. Menu:.................................................................................................................5 1.1 File:............................................................................................................5 1.2 Edit:...........................................................................................................7 1.3 View:..........................................................................................................9 1.4 Effect:......................................................................................................10 1.5 Generate:.................................................................................................15 1.6 Analyze:...................................................................................................15 1.7 Favorites:.................................................................................................15 1.8 Options:...................................................................................................16 1.9 Window:..................................................................................................16 1.10 Help:......................................................................................................16 2. Một số thao tác cơ bản:...................................................................................17 1.1 Chọn khối:...............................................................................................17 1.2 Di chuyển khối:.......................................................................................17 1.3 Copy:.......................................................................................................17 1.4 Xóa:..........................................................................................................17 1.5 Trộn:........................................................................................................17 1.6 Sao chép khối (Duplicate):.....................................................................17 3. Một số hiệu ứng đặc biệt:................................................................................18 1.1 Chuẩn mức âm thanh:...........................................................................18 1.2 Lọc nhiễu:................................................................................................18 1.3 Chèn khoản lặng (Silence)::...................................................................19 1.4 Hiệu chỉnh (Linar):.................................................................................20 1.5 Tạo tiếng vang (Echo):...........................................................................20 1.6 Làm trễ (Delay):...................................................................................................... 21 PHẦN II:QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỘT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH VỚI PHẦN MỀM COOL EDIT PRO......................................................................22 A. THU MỘT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH .............................................22 1. Khái quát về bàn trộn âm (Mixer) trong phòng thu: ..................................22 2. Yêu cầu đối với phòng thu:.............................................................................22 3. Các bước chuẩn bị trước khi thu âm:............................................................23 4. Thu một chương trình:...................................................................................24 B. CHỈNH SỬA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH...........................................25 1. Chỉnh sửa một số lỗi khi thu:.........................................................................25 LỜI CẢM ƠN............................................................................................................26 Thực tập tốt nghiệp tại cơ sở PHẦN I: PHẦN MỀM XỬ LÝ ÂM THANH COOL EDIT PRO Trong quá trình thực tập tại cơ sở “ĐÀI TRUYỀN THANH HUYỆN HÓC MÔN” phần mềm cool edit pro được sử dụng để sản xuất chương trình phát thanh. Nên bài báo cáo này chỉ nghiên cứu về phần mềm cool edit pro. A. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM COOL EDIT PRO Phần mềm cool edit pro là một trong những phần mềm chuyên dụng về biên tập và xử lí âm thanh. Bao gồm các công cụ giúp ta biên tập, chỉnh sửa âm thanh, thu âm, sản xuất chương trình phát thanh bằng vi tính, hần mềm cool edit pro hoàn toàn là một lựa chọn tốt nhất cho những người yêu cầu công việc chuyên nghiệp với những tính năng vượt trội như: Multitrack, các bộ lọc Filter, các chức năng lọc nhiễu, hỗ trợ đa số các loại định dạng âm thanh… B. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT 1. Yêu cầu cấu hình: 1.1. Hệ điều hành Windows 98/SE, Me, NT 4.0, 2000(sp2 hoặc cao hơn), XP,… 1.2.Yêu cầu phần cứng - CPU P4 1.800MHZ trở lên. - RAM 512 ( dung lượng RAM càng nhiều càng tốt ). -Card âm thanh, head phone + mic. - Card màn hình 64MB trở lên. - Ổ đĩa cứng còn trống tối thiểu 1GB. 2. Hướng dẫn cài đặt Để cài đặt phần mềm cool edit pro ta cần một đĩa CD ROM chứa phần mềm(có bán ở cửa hàng tin học), hoặc cũng có thể tải trực tiếp từ trên mạng về. Tuy nhiên, tốt nhất là nên xài đĩa. Đưa đĩa CD ROM cài đặt chương trình vào ổ CD ROM trên máy tính. Máy tính sẽ tự động chạy chương trình cài đặt phần mềm cool edit pro hoặc chạy tập tin cool edit pro setup.exe trên thư mục gốc đĩa CD ROM. -1- Thực tập tốt nghiệp tại cơ sở - Thực hiện theo yêu cầu của chương trình. - Chọn Accept license agreement chấp nhận điều khoản nhà sản xuất. - Chọn Continue để tiếp tục. - Chọn Yes bắt đầu. - Thông tin chào mừng chương trình. - Chọn Next để tiếp tục. - Nơi chứa chương trình mặc định, nếu muốn thay đổi nhấn Browse. - Chọn Next để tiếp tục. - Chọn các File cho phép mở trong chương trình. - Chọn Next để tiếp tục. - Chọn Next để tiếp tục. -2- Thực tập tốt nghiệp tại cơ sở - Chương trình đang được cài đặt. - Chương trình hoàn tất. C. LÀM QUEN VỚI GIAO DIỆN PHẦN MỀM Hình 1: Giao diện Cool Edit Pro. 1. Nhóm các thanh (BAR) của cửa sổ giao diện: - Thanh tiêu đề (Title): hiển thị tên tập tin đang làm việc. nếu tập tin chưa được lưu tên, mặc định của chương trình là Untiled. -3- Thực tập tốt nghiệp tại cơ sở - Thanh thực đơn (Menu): chứa toàn bộ các Menu lệnh của chương trình. - Thanh công cụ (Toolbar): chứa các nút công cụ. - Thanh trạng thái (Status bar): hiển thị chế độ làm việc, thông tin về tập tin âm thanh,… 2. Các nhóm cửa sổ: - Cửa sổ Organizer: quản lý tập tin âm thanh. - Cửa sổ Waveform: là cửa sổ chính hiển thị và biên tập âm thanh. 3. Các vùng khác: - Các nút Transport: thực hiện các chức năng thu phát. - Đồng hồ biên độ: chỉ thị mức biên độ khi thu, phát. - Các nút Zoom: có thể phóng to và thu nhỏ dạng sóng. - Đồng hồ: hiển thị thời gian. - Bản điều khiển hiển thị / chọn. D. MENU TRONG CHẾ ĐỘ EDIT VIEW 1. Menu 1.1 File: Mở, đóng, lưu các file âm thanh, có thể dùng truy xuất âm thanh từ file video, truy xuất file âm thanh đã dùng. - File/New…(Ctrl+N): Tạo một tín hiệu rỗng, tại tín hiệu rỗng này ta có thể thu âm để tạo một file âm thanh mới. - File/Open…(Ctrl+O): Mở một File âm thanh có sẵn để đưa vào cửa sổ biên tập. - File/Open As…:Tương tự như File/Open, nhưng bằng cách này ta có thể thay đổi một vài thông số của nó trước khi mở, như thay đổi về tần số lấy mẫu, chọn kênh và thông số chuẩn của file âm thanh. -4- Thực tập tốt nghiệp tại cơ sở - File/Open Appensd…: Đây là cách truy xuất đặc biệc, các file được mở lần lượt nối đuôi nhau trên cửa sổ biên tập. Các file sắp xếp theo thứ tự,file nào mở trước sẽ đứng trước. - File/Extrack Audio from Video…: Truy xuất file âm thanh từ những file Video mà Cool Edit Pro hỗ trợ. Các track âm thanh này cũng được biên tập tương tự như các file âm thanh khác. Loại file hình ảnh mà Cool Edit Pro hỗ trợ thông dụng nhất là đuôi avi. - File/Revert to Saved: Khôi phục file âm thanh đang biên tập, file này sẽ được khôi phục như file ban đầu ta truy xuất và chưa biên tập lại, hay nói cách khác là dạng sóng âm thanh sẽ được khôi phục như khi ta lưu file đó lần cuối. - File/ Extrack Audio from CD…: Truy xuất file âm thanh từ đĩa CD. - Close ( Ctrl+ W): Đóng cửa sổ hiện hành, khi thực hiện lệnh này sẽ xuất hiện hộp thoại hỏi ta có lưu lại hay không trước khi đóng. -Close all (Wave and session): Đóng tất cả file âm thanh hiển thị ở cửa sổ Origanizer Window, khi đóng ta sẽ được hỏi có lưu lại thao tác biên tập với các file này hay không, ta có thể tùy chọn. - File/Close Only_None session Waveforms: Chỉ đóng những file không phải file đang thao tác, có nghĩa là các file đã được biên tập thì không bị đóng. -File/Save (Ctrl+S): Lưu các thao tác đã thực hiện. - File/Save As: Lưu các file đã biên tập,lưu file âm thanh vừa thu, hay ta muốn lưu file một dạng mới. - File/Save Copy As…: Tương tự như Save As, nhưng khi ta dùng lệnh này thì các thông tin như file định dạng, tên, thư mục sẽ được lưu cùng, ngược với file gốc. - File/Save Selection…: Tượng tự Save As, nhưng chỉ track nào trong cửa sổ được chọn mới được lưu, track còn lại sẽ không lưu. - File/Save All: Lưu tất cả cửa sồ làm việc, các file đã biên tập, các file được mở trong cửa sổ. - File/Batch File Convert…:Thay đổi nhiều thành phần của một file âm thanh như từ file dạng*.wav thành dạng *.mp3… - File/MRU file list: Hiển thị các file đã truy xuất biên tập. -5- Thực tập tốt nghiệp tại cơ sở - File/Exit: Thoát khỏi chương trình đồng thời lưu các dự án hay file vừa biên tập nếu chưa lưu. 1.2 Edit: biên tập với những chức năng cơ bản đối với file âm thanh. - Undo (Ctrl+Z): Trở về thao tác trước. -Edit/Enable Undo/Redo: Cho phép lệnh Undo/Redo hoạt động bình thường. - Edit/Repeat Last Command: Lặp lại thao tác biên tập cuối cùng (trừ lệnh Delete). - Edit/Set Current Clipboard: Cool Edit Pro cho phép lưu. - Edit/Copy (Ctrl+C): Lưu đoạn âm thanh vừa chọn vào bộ nhớ tạm trước khi biên tập. - Edit/Cut (Ctrl+X): Cắt đoạn âm thanh vừa chọn vào bộ nhớ tạm trước khi biên tập. - Edit/Paste (Ctrl+V): Dán đoạn âm thanh vào đoạn âm thanh mà không trộn lại với nhau. - Edit/Paste New (Ctrl+Shift+N):Dán một đoạn âm thanh hay toàn bộ track vào một khung biên tập mới. - Edit/Mix Paste…( Ctrl+Shift+V): Trộn hai tính hiệu âm thanh lại với nhau bắt đầu từ vị trí con trỏ biên tập. - Edit/Copy to New: Đoạn âm thanh được copy sẽ được mở ở cửa sổ mới hay trở thành một track âm thanh mới. - Edit/Insert in Multitrack: Chèn track âm thanh ở cửa sổ Edit View vào cửa sổ Multitrack View. -6- Thực tập tốt nghiệp tại cơ sở - Edit/Insert Play List in Multitrack: Lấy tất cả các file trong danh sách của Play list Cool Edit Pro và gán vào cửa sổ Multitrack View. - Edit/Entrire Wave (Ctrl+A):Chọn toàn bộ track ở cửa sổ biên tập. - Edit/Delete Selection (Delete): Xóa đoạn âm thanh được chọn. Đoạn âm thanh đã bị xóa có thể khôi phục lại bằng lệnh Undo. - Edit/ Delete silence…: Xóa nhưng khoản lặng của âm thanh. - Edit/Trim: Cắt bỏ những tín hiệu không mong muốn chẳng hạn như khoản lặng. - Edit/Zero Crossing: Điều chỉnh điểm bắt đầu và kết thúc của các lựa chọn hiện thời đến nơi gần nhất mà Waveform qua trung tâm dòng. Lựa chọn những phần muốn xóa hoặc đặt con trỏ tại nơi muốn chèn. Vào Edit/Zero Crossing và chọn lệnh thích hợp. - Edit/Find Beast: Xác định ranh giới tạo thành nhịp đập âm nhạc trong một tập âm thanh âm nhạc hiện tại. Điều này cho phép bạn dễ dàng tìm thấy sự bắt đầu và kết thúc của một vòng lập. Đặt con trỏ trong vùng hiển thị sóng bên trái dùng để Loop điểm bắt đầu. - Edit/Auto Cue: Xác định một lời nói hay một nhịp đập âm nhạc và tự động thêm chúng vào danh sách đánh dấu. Để sử dụng đánh dấu tự động, đầu tiên bạn đánh dấu chúng trong khu vực mà bạn muốn tìm sau đó chọn Edit/Auto Cue và tùy chọn các lệnh thích hợp. - Edit/Snapping: Khi con trỏ đặt tại một vị trí xác định trên waveform tại một thời điểm hay vị trí Cue thì con trỏ sẽ tự động nhảy hay Snap cho chính xác ranh giới điểm. Snapping chỉ xảy ra khi bạn tiến gần dấu đánh trên thước. Vào Edit/Snapping và chọn những lệnh thích hợp. - Waveform Normalize: Điều chỉnh âm thanh về biên độ chuẩn qua 3 bước. Khi âm lượng được đưa vào biên độ chuẩn thì sẽ hạn chế được âm thanh bị cắt xén làm giảm chất lượng âm thanh. - Edit/Adjust Sample Rate…: Hiệu chỉnh tần số lấy mẫu, thường chọn tần số lấy mẫu theo chuẩn CD là 44100. -7- Thực tập tốt nghiệp tại cơ sở - Edit/Convert Sample Type…: Tương tự như Edit/Adjust Sample Rate nhưng tại đây ta có thể chuyển đổi kênh Mono hay Stereo, chuẩn ghi đĩa… 1.3 View: Hiển thị các chức năng cũng như công cụ biên tập file âm thanh, và cách sắp xếp màn hình làm việc của Cool edit pro theo ý người dùng. - Multitrack View (F12): Chuyển đổi từ chế Edit View sang chế độ Multitrack View hoặc ngược lại. Để chuyển đổi nhanh ta nhấn phím F12. - View/Waveform View: Xem hình ảnh dạng sóng âm thanh ở chế độ thường. - View/Spectral View: Xem hình ảnh dạng sóng âm thanh ở dạng quang phổ màu. - View/Show Organizer Window (Atl+9): Hiện cửa sổ chức. - View/Show Cue List (Atl+8): Hiện danh sách đánh dấu Cue. - View/Show Play List: Hiện cửa sổ Play List. - View/Show Transport Buttons: Bật, tắt các nút dùng trong việc thu phát track âm thanh. - View/Show Zoom Buttons: Bật, tắt các nút phóng to hay thu nhỏ dạng sóng âm thanh trên cửa sổ biên tập. - View/Show Time Window: Bật, tắt cửa sổ hiện thời gian của một track âm thanh. - View/Show Sel/View Controls (Atl+6): Bật, tắt cửa sổ Sel/View. - View/Show Level Meters (Atl+7): Bật, tắt hiện thị mức âm thanh khi phát. - View/Show Placekeeper: Cửa sổ tạo ra một khoản trống không có dữ liệu. -8- Thực tập tốt nghiệp tại cơ sở - View/Display Time Format: Cho phép lựa chọn những định dạng thời gian khác nhau. - View/Vertical Scale Format: Thay thế đơn vị thước dọc nhe giá trị lấy mẫu, giá trị chuẩn về phần trăm hay Decibels. Khi màng hình ở dạng quang phồ thước đo mặc định là Hz. - View/Toolbars: Hiện thị các công cụ. - View/Status Bar: Hiển thị các thông số kĩ thuật của tập tin hiện hành hay dung lượng của ổ đĩa còn trống. - View/Wave Properties…:Lệnh này làm xuất hiện một cửa sổ cho biết thông tin dạng sóng hiện hành. 1.4 Effect: Là Menu rất quan trọng của Cool edit pro, dùng để chỉnh sửa âm thanh theo ý thích, hay nói cách khác là dùng để biên tập các file âm thanh. -Effects/Invert: Đảo ngược sóng âm theo chiều dọc. -Effects/Reverse: Đảo ngược sóng âm theo chiều ngang. -Effects/Silence: Tự động làm câm đoạn âm thanh đã chọn, không giống như Delete hay Cut, vùng được chọn sẽ không thay đổi nhưng thay vào đó là vùng sóng có biên độ bằng 0. -Effects/Amplitude: + Amplify…: khuếch tán âm thanh. + Chanel Mixer…:Cân bằng L/R của sóng Steoreo. Cho phép Stereo mix sử dụng ngõ vào là kênh L hay R. Có thể tạo ra sự thú vị khi kết hợp với đảo ngược kênh sóng. + Dynamics Processing…: Thay đổi âm lượng ngõ ra của sóng. Cho phép giới hạn hay nén vùng tín hiệu một cách tích cực. Có -9- Thực tập tốt nghiệp tại cơ sở thể mở rộng hay ngăn chặn tín hiệu âm thanh, do đó làm tăng dãy sóng tích cực hay tính hiệu giao đọ định mức dưới mức một ngưỡng nhất định được khử bỏ. + Envelope…: Khuếch đại một bộ phận sóng nào đó. + Hard Limiting…: Cho phép ta làm giảm đi trên vùng ngưỡng xác định, trong khi các vùng khác còn lại vẫn độc lập. + Normalize…: Đưa tín hiệu âm thanh về biên độ chuẩn. Khi thiết lập 100% hay 0dB biên độ lớn nhất mà không dẫn đến bị cắt xén. Tất cả các phần của sóng được khuếch đại ở mức bằng nhau. + Pan/Expand…: Làm thay đổi hay tạo độ cong cho tín hiệu đưa ra loa. Hay nói cách khác là phân bố hai loa to hay nhỏ theo thời gian. Expand có tác dụng thay đổi tín hiệu Stereo khi đưa ra loa có thể tăng hoặc giảm độ vang. - DirectX Effect: Kích hoạt thêm các Plug-ins, hoặc gỡ chúng ra khỏi phần mềm. -Effects/Delay Effect: Cho ta một chuỗi các hiệu ứng tạo trễ hay tạo âm vang từ tín hiệu ban đầu. +Chorus…: Làm cho âm thanh giống như dàn đồng ca hay nhiều nhạc cụ cùng phát một lúc. + Delay: Tạo ra tiếng vang đơn. +Dynamic Delay: Thay đổi tín hiệu Delay của khối sóng theo ý muốn. - 10 - Thực tập tốt nghiệp tại cơ sở + Echo: Chức năng này thêm vào một loạt các lặp tách tiếng vang từ một âm thanh. +Echo Chamber: Mô phỏng Ambian của hầu hết các phòng. Thiết lập này cung cấp cho ta chỉ rõ kích thước phòng và các đặc tính phản xạ. Số tiếng vang có thể điều chỉnh lên tới 25000. -Effects/Filters: Điều chỉnh nôi dung của sóng. +Dynamic EQ…:Thay đổi số lượng EQ trên cả chiều dài khối sóng. +FFT filter..: Đồ thị của FFT ( Fast fourier Transform) Filter sử dụng để bẫy triệt các tần số hay khuếch đại một số tần số chỉ định. + Graphic Equalizer…:Khuếch đại hay cắt tín hiệu của các băng sóng đặt biệt nào đó, bạn có thể mô phỏng đường biên thay đổi theo tần số. + Graphic Phase Shiffter…: Đồ thị dịch pha cho ta phép điều chỉnh pha của khối sóng bằng các dịch chuyển các điểm được thêm trên đồ thị. +Notch Filter…: Dùng để lọc bỏ lên đến 6 tần số mà bạn chỉ định nó, hay bạn cũng có thể tạo thể chuẩn giọng điện thoại DTMF. Ngoài ra bạn có thể điều chỉnh độ hẹp băng tần của mạch lọc. + Paramatric Equalizer…: Tham số EQ được dùng để biên tập tần số âm thanh. Mang cho bạn những thiết lập tần số, độ rộng băng thông, độ lợi. +Quick Filter…: Chứa 8 Band EQ có thể sử dụng lọc âm nhanh chóng. Là nơi chứa các Band sóng thông dụng. +Scientific Filter…: Cung cấp mạch lọc IIR (đáp tuyến xung vô hạn) cho qua hay lọc thông thấp hay thông cao một cách chính xác. - 11 - Thực tập tốt nghiệp tại cơ sở -Effects/Noise Reduction: Làm giảm bớt tiếng ồn của dạng sóng ban đầu. + Click/Pop Eliminator…: Tìm kiếm tạp âm để phục hồi hay sửa chữa lại. + Clip Restoration…: Cắt bỏ những đoạn sóng bị xén. + Hiss Reduction…: Loại bỏ tiếng xì của âm thanh. + Noise Reduction…: Giảm nhanh tiếng ồn. -Effects/Special: +Brainwave Synchronizer…: Công cụ để đồng hóa âm thanh theo ý muốn, ta có thể mã hóa tín hiệu ở khoản tần số theo ý muốn thời gian. +Convolution…: Nhân các mẩu của một tính hiệu sóng với một tính hiệu lấy mẫu khác hay là mẫu xung tín hiệu. Kết quả đó ta có thể lọc, thêm Echo, dịch pha hay các Effects khác. +Distortion…: Làm biến dạng vùng âm thanh. +Music…:Đồng hóa âm thanh với mẫu âm thanh biên soạn. Trước khi chọn lệnh này phải quét khối đoạn âm thanh thực hiện. 1.5 Generate: Menu dùng để chèn các hiệu ứng như khoản câm Silence, tín hiệu phím bấm điện thoại DTMF Signal, tín hiệu nhiễu ồn Noise, tín hiệu chuông Tones. + Silence…: Xác định thời lượng im lặng. - 12 - Thực tập tốt nghiệp tại cơ sở + DTMF ( Dual Tone Multi-Frequence) Signal…: Khi chọn lệnh này, đoạn sóng mà ta quét khối sẽ thay đổi bằng tiếng trong máy điện thoại. + Noise…: Lệnh này phát ra tiếng ồn ngẫu nhiên trong sự đa dạng phổ của màu sắc. Màu sắc được sử dụng để mô tả cấu tạo quang tiếng ồn. Mỗi màu sắc có nét đặc trưng riêng. + Tones…: Chức năng này sử dụng để tạo dạng sóng đơn giản với nhiều nút để điều chỉnh biên độ, tần số, âm thanh được phát ra với một khu vực lớn để cung cấp cho âm thanh cơ bản tạo nên một hiệu ứng âm thanh đặc sắc. 1.6 Analyze: Chứa thông tin của file âm thanh hay có thể chọn cách hiển thị dạng âm thanh của file âm thanh đang được phát. + Show Frequency Analysis (Atl+Z): Biểu đồ biểu thị dạng sóng từ vị trí con trỏ hoặc ở giữa của sự lựa chọn. + Show Phase Analysis: Sử dụng biểu đồ này để quan sát sự khác pha giữa hai kênh của âm thanh. + Statistics…: Hiển thị các thông số và dạng biểu đồ của hai kênh Lvà R. 1.7 Favorites: + Vocal Cut (Shift+Atl+V): Làm giảm lời trong tập tin bài hát. + Fade In: Âm thanh từ từ tăng lên. +Fade Out: Âm thanh từ từ giảm xuống. +Chamber Reverb: khuếch đại âm thanh biên độ chuẩn. + Edit Favoriter …: Cho phép điều chỉnh, thiết lập các lệnh (Fade In, Fade Out, Vocal Cut, Edit Favoriter). 1.8 Options: + Loop Mode: Chuyển đổi giữa các chức năng phát và lặp lại các track âm thanh. + Time Record: Đặt thời lượng cho việc thu âm. - 13 - Thực tập tốt nghiệp tại cơ sở + Monitor Record level (F10): Hiển thị biên độ âm thanh khi lưu. +Show Level on Play and Record: Hiển thị mức tín hiệu âm thanh trong suốt quá trình thu và phát. + Window Recording Mixer…: Điều chỉnh mức âm lượng khi thu âm. + Scipts & Batch Processing…: Lưu lại chuỗi các thao tác đã thực hiện. +Setting…(F4): Cài đặt thông số giữa các dữ liệu. + Device Properties…: Phát lại hay thu lại các dạng sóng. + Device Order…: Thay đổi các thông số thu, phát, ngõ vào, ra của thiết bị MIDI. + Shortcuts (Keyboard & Triggers)…: Phím tắt trong Cool Edit Pro. 1.9 Window: Danh sách các file đang mở. 1.10 Help: Hướng dẫn sử dụng Cool Edit Pro. 2. Một số thao tác cơ bản: 1.1 Chọn khối: đưa con trỏ chuột đến đầu hoặc cuối đoạn âm thanh cần chọn khối, giữ chuột và kéo rê đến hết đoạn âm thanh cần chọn. 1.2 Di chuyển khối: quét khối đoạn âm thanh cần di chuyển, vào Edit/Cut hoặc Ctrl+X. Di chuyển con trỏ biên tập đến vị trí cần biên tập, vào Edit/Paste hoặc Ctrl+V. 1.3 Copy: Tương tự như di chuyển khối, nhưng thay vì chọn Edit/Cut hoặc Ctrl+X thì ta chọn Edit/Copy hoặc Ctrl+C. 1.4 Xóa: Chọn khối đoạn âm thanh cần xóa, vào Edit/delete Selection hoặc nhấn phím Delete. 1.5 Trộn: Để trộn hai file âm thanh, chọn khối đoạn âm thanh cần trộn và copy nó, tiếp theo mở file âm thanh thứ hai và đặt con trỏ tại vị trí cần trộn và chon Mix Paste. - 14 - Thực tập tốt nghiệp tại cơ sở - Volume: Điều chỉnh mức âm thanh cần trộn (thường nhạc bằng 1/3 lời). - Insert: Chèn một đoạn âm thanh được quét khối ở file 1 vào vị trí con trỏ biên tập file 2. - Overlap (Mix): Trộn 2 file âm thanh đã chọn. - Replace: Thay thế một đoạn âm thanh đã được chọn ở file 2 bằng một đoạn âm thanh đã chọn file 1. - Loop Paste: Số lần được Paste. 1.6 Sao chép khối (Duplicate): - Chọn khối đoạn âm thanh cần sao chép. - Vào Edit/Loop Duplicate. - Chọn số lần sao chép ở Duplicate block và chọn OK. 3. Một số hiệu ứng đặc biệt: 1.1 Chuẩn mức âm thanh: Đưa âm thanh về dạng biên độ chuẩn. - Mở tập tin cần thực hiện. - Vào Effect/Amplitude/Normalize… xuất hiện hộp thoại Normalize: -Khi Normalize ở mức 100% cho phép ta hoàn thành việc khuếch đại lớn nhất không bị méo tín hiệu, chọn OK để kết thúc. 1.2 Lọc nhiễu: Làm giảm bớt tiếng ồn của dạng sóng ban đầu. - Lấy mẫu âm thanh nhiễu. - 15 - Thực tập tốt nghiệp tại cơ sở - Vào Effect/Noise Reduction/Noise Resduction. - Xuất hiện hộp thoại Noise Reduction, chọn Get Profile From Selection để lấy mẫu âm thanh nhiễu, chọn Close. - Quét khối toàn bộ âm thanh cần lọc nhiễu hoặc nhấn Ctrl+A. -Vào lại Effect/ Noise Reduction/Noise Resduction, chọnOK. 1.3 Chèn khoản lặng (Silence): - Đặt con trỏ vị trí cần chèn. -Vào Generate/Silence. - Hộp thoại Generate Silence xuất hiện, định khoản thời gian cần chèn. - Sau đó chọn OK. - 16 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan