Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Mẫu bài dự thi tìm hiểu 70 năm cách mạng tháng tám và ngày quốc khánh nước cộng ...

Tài liệu Mẫu bài dự thi tìm hiểu 70 năm cách mạng tháng tám và ngày quốc khánh nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

.DOC
11
247
104

Mô tả:

TRUNG …………….. BAN …………….. BÀI DỰ THI Tìm hiểu “70 năm Cách mạng tháng Tám (19/08/1945 – 19/08/2015) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/09/1945 – 02/09/2015)” Họ và tên: …………………. Cấp bậc: …………………. Chức vụ: …………………. Đơn vị: …………………. Thanh Hóa, tháng 7 năm 2015 BÀI DỰ THI Tìm hiểu “ 70 năm Cách mạng tháng Tám (19/08/1945 – 19/08/2015) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/09/1945 – 02/09/2015) Câu 1: Hãy cho biết bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945? Trả lời: 1. Bối cảnh lịch sử . Cách mạng tháng Tám nổ ra trong thời cơ chín muồi. a. Thế giới: Thời cơ cách mạng đã chín muồi. - Ở Châu Âu: Tháng 5/1945 phát xít Đức đầu hàng quân đồng minh không điều kiện. - Ở Châu Á –Thái Bình Dương: 8/1945 Nhật cũng đầu hàng vô điều kiện. b. Trong nước: - Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã .Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. - Ngày 13/8/1945 TW Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập UB khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. - Từ ngày 14 - 15/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào thông qua kế hoạch lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền. - Từ ngày 16 - 17/8/1945 Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào tán thành lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. 2. Những nét chính về diễn biến. - Chiều ngày 16/8/1945 một đơn vị quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên mở đầu cho cách mạng tháng Tám. - Từ 14 đến 18/8/1945 có 4 tỉnh giành được chính quyền: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam. - Giành chính quyền ở Hà Nội: Từ ngày 15 đến 18/8 phong trào chuẩn bị khởi nghĩa của quần chúng ngày càng sôi sục. Ngày 19/8/1945 Hà Nội giành được chính quyền. - Ngày 23 tháng 8 ta giành chính quyền ở Huế. - Ngày 25/8 ta giành chính quyền ở Sài Gòn. - Ngày 28/8 hầu hết các địa phương trong cả nước giành được chính quyền. - Ngày 30 tháng 8 vua bảo Đại thoái vị. - Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Như vậy chỉ trong vòng 15 ngày (từ 14/8 đến 28/8/1945) tổng khởi nghĩa tháng Tám đã thành công trong cả nước. Lần đầu tiên trong cả nước chính quyền về tay nhân dân. 3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám. a. Đối với dân tộc: Cách mạng tháng Tám mở ra một bước ngoặc lớn trong lịch sử dân tộc, vì: - Cách mạng tháng Tám mở ra một bước ngoặc lớn trong lịch sử dân tộc. Nó phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật, lật nhào chế độ quân chủ, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. - Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập tự do; kỷ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội. - Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành 1 Đảng cầm quyền, chuẩn bị những điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo. b. Đối với thế giới: - Góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít. - Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới nhất là Châu Á và châu Phi. Câu 2: Trong cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa như thế nào? Trả lời: Vừa mới được thành lập ngày 29/7/1930, Đảng bộ Tỉnh đã phải đương đầu trước sự truy lùng, vây hãm và đàn áp gắt gao của địch. Đảng bộ đã nhiều lần bị chính quyền thực dân phong kiến tiến hành khủng bố trắng, hầu hết cán bộ, đảng viên và một bộ phận quần chúng cách mạng bị quân thù bắt và tù đầy... Song, tinh thần của những chiến sĩ cộng sản trung kiên không chịu khuất phục, vẫn một lòng son sắt trung thành với Đảng, dựa vào dân để hoạt động, liên tục đấu tranh để khôi phục lại tổ chức. Kết quả, sau nhiều lần đấu tranh, đến tháng 3 năm 1934, Đảng bộ Thanh Hóa được phục hồi, tiếp tục lãnh đạo quần chúng cách mạng đấu tranh chống phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới, chống áp bức bóc lột, đòi dân sinh, dân chủ (1936 - 1939). Năm 1941, Chiến khu du kích Ngọc Trạo được thành lập - một trong những chiến khu du kích đầu tiên của cả nước, đỉnh cao của phong trào phản đế cứu quốc với phương thức giành chính quyền từng phần, chuẩn bị mọi mặt, khi thời cơ chín muồi, lãnh đạo toàn dân vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, góp phần cùng cả nước làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 - mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do cho dân tộc. Đầu tháng 4-1945, nhận được chỉ thị của Trung ương “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã họp cán bộ mở rộng bàn triển khai gấp rút chỉ thị của Trung ương. Ngày 24/7/1945, lực lượng cách mạng Hoằng Hóa khởi nghĩa giành chính quyền ở cấp huyện thành công mở ra các điều kiện mới cho nhân dân cả tỉnh vùng lên. Ngày 16/8/1945, sau khi đài truyền thanh công bố Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, Tỉnh ủy kịp thời phát động tổng khởi nghĩa trên địa bàn toàn tỉnh vào ngày 18 và 19/8/1945. Đêm 18 và ngày 19, khởi nghĩa diễn ra thắng lợi ở các huyện: Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Quảng Xương, Hậu Lộc, Hà Trung. Ngày 20 tháng 8 giành thắng lợi ở các huyện Tĩnh Gia, Nông Cống, Đông Sơn, Cẩm Thủy, thành phố Thanh Hóa. Ngày 23/8 , đoàn quân khởi nghĩa từ căn cứ Thiệu Hóa về thành phố Thanh Hóa tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng tỉnh Thanh Hóa do ông Lê Tất Đắc làm Chủ tịch. Tại các huyện miền núi: Tỉnh ủy đã tăng cường lực lượng tự vệ các huyện miền xuôi kết hợp với các lực lượng cách mạng tại chỗ xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến xác lập chính quyền cách mạng. Tính đến cuối tháng 8/1945, chính quyền cách mạng các cấp được xác lập trên địa bàn toàn tỉnh. Sau 15 năm hoạt động ngoài vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến, Đảng bộ Thanh Hóa với 56 đảng viên đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc tỉnh nhà đánh đổ chế độ thực dân phong kiến xác lập chế độ dân chủ nhân dân mở ra kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Câu 3: Hãy cho biết Bác Hồ viết Bản Tuyên ngôn độc lập vào thời gian nào? Ở đâu? Phân tích nội dung và ý nghĩa thời đại của Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa? Trả lời: - Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong số các quyết định của cuộc họp này, Thường vụ nhất trí chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ Lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hòa. - Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời một số người đến góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập do ông soạn thảo. - Ngày 31 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập. - Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn quần chúng, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. * Nội dung và ý nghĩa thời đại của Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945. Bản Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử quan trọng nhất của nước ta và có giá trị cao về mặt lý luận. Đồng thời, thể hiện rõ ý chí hòa bình và quyết tâm sắc đá của nhân dân ta, quyết tâm bảo vệ nền độc lập vừa mới giành lại được. Mở ra kỉ nguyên mới: Kỉ nguyên độc lập tự do. Tuyên ngôn độc lập với những lý luận chặt chẽ, sắc bén và những dẫn chứng hùng hồn có sức thuyết phục cao. Đó là kết quả của một quá trình trăn trở, suy ngẫm và từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế, Tuyên ngôn độc lập có những giá trị nhất định về mặt lý luận và có ý nghĩa nhất định trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay. Nổi bật là vấn đề về quyền con người và quyền dân tộc. Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập Bác đã nêu thẳng những căn cứ pháp lý, đó là những câu tuyên bố được Bác rút ra từ hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ và Pháp. Tuyên ngôn độc lập của Mỹ là bất hủ: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Điều đó mang một ý nghĩa thời đại, là mục tiêu không thể xa rời của sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, Bác đã khẳng định nước ta được độc lập mà dân không được tự do thì độc lập ấy chẳng có ý nghĩa gì. Quyền dân tộc và quyền con người có mối quan hệ mật thiết với nhau và cũng là nét độc đáo trong Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ những lập luận trên, Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hai bản Tuyên ngôn bất hủ ấy có cùng vị trí ngang nhau trên trường quốc tế. Bác đã nâng từ quyền con người lên thành quyền dân tộc, từ quyền của cá nhân lên thành quyền của mọi dân tộc bị áp bức trên thế giới. Đây được xem là cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện tâm huyết lớn của người dành cho dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên thế giới. Khẳng định tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình. Đồng thời, đây là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với dân tộc Việt Nam, nhất là khi độc lập dân tộc vừa mới giành lại được và đang bị các lực lượng thù địch bao vây tứ phía. Tiếp theo là một lập luận đối lập đanh thép tố cáo và vạch trần bản chất cướp nước, giả nhân đạo, lợi dụng lá cờ tự do bình đẳng, bác ái để che đậy hành vi bất nhân, bất nghĩa từ chính sách ngu dân, rượu cồn, thuốc phiện, thuế khóa,…Người không chỉ tố cáo, vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân trước nhân dân thế giới mà còn giúp họ phòng, chống chủ nghĩa thực dân. Như vậy, quyền con người sẽ không thực hiện được khi còn chủ nghĩa thực dân. Bác đã khái quát giai đoạn lịch sử đầy biến động của nước ta, đặt dấu chấm hết cho thể chế cũ mở ra thời đại mới - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ một câu“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định thắng lợi của cách mạng nước ta. Thắng lợi đó đã mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa khác giành độc lập trên thế giới nhất là các nước châu Á và châu Phi. Vì thế, Tuyên ngôn độc lập không còn chỉ dành riêng cho dân tộc Việt Nam mà đó còn là sự cổ vũ, lời khẳng định thiêng liêng của tất cả các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc đang chịu sự cai trị của chủ nghĩa thực dân. Để biểu dương truyền thống bất khuất của dân tộc, kích thích tinh thần tự hào dân tộc, ý chí chiến đấu để nhân dân ta quyết tâm chống lại âm mưu của thực dân Pháp, Bác nêu “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”. Tinh thần ấy đã làm thức tỉnh mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Đó là giá trị có sức lan tỏa của ý chí chống ngoại xâm, chống áp bức, bóc lột của dân tộc Việt Nam. Cuối cùng thay mặt nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố với thế giới, đồng thời, cũng khẳng định quyền dân tộc, quyền được hưởng tự do độc lập còn được tăng lên một bậc nữa“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập”. Tuyên ngôn đã khẳng định ý chí của người Việt Nam quyết bảo vệ nền độc lập dân tộc ấy bằng mọi giá “Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Với Tuyên ngôn độc lập, lần đầu tiên Việt Nam hiện diện trên trường quốc tế với tư cách là một nước tự do, độc lập. Thế giới cũng thấy được tinh thần quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Hiện nay, quyền dân tộc cơ bản bao gồm: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và ngày nay Việt Nam trở thành một trong những dân tộc tiên phong cách mạng trong phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới. Ngày nay giá trị của Tuyên ngôn độc lập còn có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng đất nước. Sự thống nhất biện chứng giữa quyền con người và quyền dân tộc là nền tảng soi sáng con đường cách mạng Việt Nam hướng lên một tầm cao mới trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội, dân chủ, công bằng, văn minh. Sự ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập thực sự là một mốc son trong lịch sử của dân tộc Việt Nam và trở thành một cuộc đối thoại lớn có ý nghĩa lịch sử trọng đại: Tuyên bố với nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới về việc chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp và hàng nghìn năm phong kiến ở Việt Nam, mở ra giai đoạn mới của một nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, tự chủ, đồng thời đấu tranh bác bỏ những âm mưu tái chiếm Việt Nam của các lực lượng thù địch đặc biệt là Pháp và Mỹ, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận quốc tế. Tuyên ngôn độc lập báo hiệu một thời đại mới, thời đại giải phóng các dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân trên quy mô toàn thế giới; thời đại phá tan xiềng xích của chủ nghĩa thực dân; thời đại của các dân tộc bị áp bức, bóc lột giành lại quyền sống, quyền độc lập, tự do. Tuyên ngôn độc lập chứa đựng tất cả: Chân lý của nhân loại, tội ác của thực dân xâm lược và sự bạc nhược của chúng, nhân dân ta đã giành chính quyền, mong muốn các dân tộc khác công nhận độc lập chủ quyền và ý chí của toàn thể dân tộc ta. Tuyên ngôn độc lập thể hiện ý chí, trí tuệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, truyền thống, khát vọng của dân tộc, lẽ phải, chân lý của nhân loại, của thời đại, mãi sống trong hành trình của dân tộc trên con đường xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Câu 4: Bạn hãy khái quát những thành tựu nổi bật mà Đảng Bộ, nhân dân Thanh Hóa đã đạt được trong 70 năm qua, nhất là sau 30 năm đổi mới đất nước (1986 - 2015)? Trả lời: 1. Kinh tế luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước, năng lực sản xuất và quy mô nền kinh tế được tăng cường. Tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm giai đoạn 2006 - 2010 ước đạt 11,3%, cao hơn so với giai đoạn 2001 - 2005. Tổng GDP theo giá so sánh năm 2010 gấp 2,7 lần năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 810 USD, vượt mục tiêu kế hoạch. 2. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, ngày càng phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và nhu cầu thị trường. 3. Huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt khá, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng được tăng cường. Huy động vốn đầu tư phát triển có chuyển biến rõ nét. Tổng vốn huy động 5 năm ước đạt 85.395 tỷ đồng, tăng 55% so với mục tiêu đề ra. Tỷ trọng vốn ngân sách có xu hướng giảm, vốn tín dụng đầu tư và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng tăng. 4. Lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hóa – xã hội có chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được chăm lo; đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. 5. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Chủ quyền an ninh biên giới, vùng biển được giữ vững. Các tuyến phòng thủ, thế trận phòng thủ toàn dân và an ninh nhân dân được xây dựng vững chắc. Công tác tuyển quân, huấn luyện, diễn tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng hàng năm đều hoàn thành kế hoạch. Việc kết hợp giữa bảo đảm quốc phòng – an ninh với phát triển kinh tế, phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh ngày càng có hiệu quả. An ninh nông thôn, an ninh trên các lĩnh vực được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; tội phạm hình sự được kiềm chế; phòng, chống tệ nạn xã hội được quan tâm. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được đẩy mạnh, trọng tâm hướng về cơ sở, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo và ven biển. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tăng cường; nhiều vụ việc phức tạp được giải quyết ngay từ cơ sở, không để phát sinh thành điểm nóng. 6. Các chương trình trọng tâm được triển khai thực hiện có kết quả, góp phần tích cực vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Câu 5: Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy tinh thần Cách mạng tháng Tám, thành tựu 70 năm xây dựng và bảo vệ đất nước và sự nghiệp xây dựng quê hương Thanh Hóa giàu đẹp kiểu mẫu? Trả lời: Trên cương vị là người quân nhân cách mạng bản thân tôi nhận thấy cần: Một là, Nhận thức rõ ý thức trách nhiệm của bản thân, nâng cao trình độ học tập, rèn luyện phát huy tinh thần cách mạng. Hai là, bản thân cần phải cố gắng học tập nâng cao trình độ năng lực, giữ nghiêm quy định kỷ luật quân đội, quy định của đơn vị, xây dựng đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân. Thực hiện quân với dân một ý chí. Ba là, Đề cao tinh thần cảnh giác, chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch phản động, chống phi chính trị hóa quân đội. Bốn là, Tuyên truyền và vận động nhân dân đề cao tinh thần cảnh giác, tích cực phòng chống các âm mưu và hành động chống phá của kẻ thù , góp phần không nhỏ trong việc xây dựng, củng cố thế trận lòng dân, trật tự an ninh nhân dân vững chắc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan