Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm luận văn...

Tài liệu Mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm luận văn ths. luật

.PDF
112
586
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THÙY LÂN MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THÙY LÂN MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM Chuyên ngành: Luật Hình sự Mã số: 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ ĐỨC HỒNG HÀ Hà Nội - 2010 MỤC LỤC Lời cam đoan Tr. Mục lục Danh mục các từ viết tắt 1 Danh mục các bảng 2 Danh mục các đồ thị 3 MỞ ĐẦU 4 Chương 1: LÝ LUẬN VỀ MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM 7 1.1. Khái niệm cấu thành tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm 7 1.2. Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm 14 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM 36 2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về lỗi 36 2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về động cơ, mục đích phạm tội 48 Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM 73 3.1. Phương hướng hoàn thiện các quy định về lỗi 73 3.2. Phương hướng hoàn thiện các quy định về động cơ, mục đích phạm tội 88 KẾT LUẬN 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự CTTP : Cấu thành tội phạm NNPQ : Nhà nước pháp quyền PLHS : Pháp luật hình sự THAHS : Thi hành án hình sự TAND : Tòa án nhân dân TTHS : Tố tụng hình sự TNHS : Trách nhiệm hình sự VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VPPL : Vi phạm pháp luật XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Số lượng tội có quy định dấu hiệu động cơ trong CTTP theo 2.1 quy định của Bộ luật hình sự (năm 1999) và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (năm 2009) 51 Phân loại số lượng tội có quy định dấu hiệu động cơ trong 2.2 CTTP 52 Số lượng tội có quy định dấu hiệu mục đích trong CTTP 2.3 theo quy định của Bộ luật hình sự (năm 1999) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (năm 2009) 59 Phân loại số lượng tội có quy định dấu hiệu mục đích trong 2.4 CTTP 60 3.1 Số lượng tội danh có quy định dấu hiệu lỗi trong CTTP 80 2 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Số hiệu đồ thị Tên đồ thị Trang Tỷ lệ phần trăm số tội có dấu hiệu động cơ được quy định 2.1 trong CTTP 51 Tỷ lệ phần trăm giữa các tội có quy định dấu hiệu động cơ 2.2 trong CTTP 52 Tỷ lệ phần trăm số tội có dấu hiệu mục đích được quy định 2.3 trong CTTP 59 Tỷ lệ phần trăm giữa các tội có quy định dấu hiệu mục đích 2.4 trong CTTP 60 3.1 Tỷ lệ số CTTP có hoặc không có quy định dấu hiệu lỗi 80 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật hình sự là một trong những ngành luật ra đời sớm nhất trong hệ thống pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng. Ngay từ khi Nhà nước ta mới được thành lập cho đến nay, luật hình sự vẫn luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân bởi pháp luật hình sự là một trong những công cụ quan trọng và hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Để luật hình sự ngày càng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, việc hoàn thiện Bộ luật hình sự là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Bộ luật hình sự Việt Nam tuy đã có những bước phát triển cùng với sự thay đổi của kinh tế - xã hội, sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ, đòi hỏi gắt gao của cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền nên không tránh khỏi những bất cập, hạn chế, thiếu sót cần sớm được hoàn thiện. Một trong những bất cập, hạn chế, thiếu sót đó chính là các quy định về mặt chủ quan của tội phạm, mà cụ thể là còn thiếu quy định hoặc quy định chưa rõ về: khái niệm lỗi, động cơ, mục đích phạm tội; khái niệm lỗi cố ý, vô ý; dấu hiệu lỗi trong Bộ luật hình sự... Điều này dẫn đến hiểu sai, hiểu không thống nhất về lỗi, động cơ và mục đích phạm tội; áp dụng sai hoặc không thống nhất tội danh; bỏ lọt tội phạm hoặc xử oan người vô tội v.v. Xuất phát từ những lý do như đã nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Mặt chủ quan của tội phạm với tƣ cách là một yếu tố cấu thành tội phạm” với 4 mong muốn góp phần hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam, nhằm đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thực tiễn. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm. - Phạm vi nghiên cứu là các quy định về mặt chủ quan của tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999 dưới góc độ luật hình sự, cả lý luận và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam, giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra những điểm bất cập, chưa hợp lý trong các quy định về mặt chủ quan của tội phạm, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất thiết thực nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về mặt chủ quan của tội phạm. - Nhiệm vụ nghiên cứu: 1) Đưa ra được khái niệm cấu thành tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm; khái niệm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội; vị trí, vai trò, ý nghĩa của mặt chủ quan trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm, trong việc định tội danh cũng như trong việc phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác. 2) Làm rõ thực tiễn áp dụng các quy định về lỗi, động cơ và mục đích phạm tội; đặc biệt là chỉ ra được những bất cập, hạn chế, thiếu sót trong các quy định về mặt chủ quan của tội phạm - nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiểu sai, hiểu không thống nhất về lỗi, động cơ và mục đích phạm tội; áp dụng sai hoặc không thống nhất tội danh; bỏ lọt tội phạm hoặc xử oan người vô tội... 3) Đưa ra được những giải pháp sát đúng, khả thi nhằm hoàn thiện các quy định về mặt chủ quan của tội phạm, mà cụ thể là các quy định về lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lí luận của Luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư 5 tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, về tội phạm và hình phạt; những thành tựu của các ngành khoa học như: Triết học, Luật hình sự, Tội phạm học… Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Luận văn sử dụng các phương pháp hệ thống, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát thực tiễn … qua đó rút ra những kết luận, đề xuất phù hợp nhằm hoàn thiện các quy định về mặt chủ quan của tội phạm. 5. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và 3 chương: Chương 1: Lý luận về mặt chủ quan của tội phạm. Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định về mặt chủ quan của tội phạm. Chương 3: Phương hướng hoàn thiện các quy định về mặt chủ quan của tội phạm. 6 Chƣơng 1 LÝ LUẬN VỀ MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM 1.1. KHÁI NIỆM CẤU THÀNH TỘI PHẠM VÀ MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM 1.1.1. Khái niệm cấu thành tội phạm Cấu thành tội phạm là khái niệm được xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ XVI ở Đức và sau này ngày càng được phát triển sâu rộng về cả mặt lý luận và thực tiễn áp dụng vào pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Cấu thành tội phạm được coi là khái niệm pháp lý của loại tội phạm cụ thể, là sự mô tả khái quát loại tội phạm nhất định trong luật hình sự. Tuy vậy, hiện nay trong khoa học luật hình sự vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này và việc vận dụng khái niệm này vào trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia cũng khác nhau. Trong quá trình hình thành và phát triển của quy phạm pháp luật hình sự thực định của Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay đến trước pháp điển hóa pháp luật hình sự lần thứ 2 năm 1999 trong luật về mặt thuật ngữ “cấu thành tội phạm” đã được ghi nhận tại khoản 2 Điều 89 Bộ luật TTHS năm 1988 và tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật TTHS năm 2003 được coi là một trong bảy căn cứ mà nếu thiếu nó thì không được khởi tố vụ án hình sự. Trong luật nội dung - luật hình sự thì thuật ngữ cấu thành tội phạm với nội dung đầy đủ của nó chưa bao giờ được sử dụng trong pháp luật hình sự đã và đang hiện hành của nước ta. Trong BLHS năm 1999 hiện hành lần đầu tiên thuật ngữ “cấu thành tội phạm” được quy định tại Điều 19 BLHS về tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm “…nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác…”.[22,334] 7 Cấu thành tội phạm là một trong những vấn đề quan trọng của luật hình sự và là vấn đề lý luận có ý nghĩa trong lập pháp và áp dụng pháp luật hình sự. Về bản chất, tội phạm là hiện tượng xã hội có tính giai cấp, tính lịch sử, được đặc trưng bởi tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật của hành vi. Về mặt cấu trúc, tội phạm được hợp thành bởi những yếu tố nhất định tồn tại không tách rời nhau nhưng có thể phân chia được trong tư duy. Những yếu tố đó là mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm, khách thể của tội phạm và chủ thể của tội phạm. Bất cứ hành vi phạm tội nào, không phụ thuộc vào mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội đều là một thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan, giữa biểu hiện bên ngoài và biểu hiện tâm lý bên trong, tất cả đều là hoạt động của con người cụ thể xâm hại hoặc nhằm xâm hại quan hệ xã hội nhất định. Sự thống nhất của bốn yếu tố này là hình thức cấu trúc thể hiện nội dung chính trị, xã hội của tội phạm. Nếu về mặt nội dung chính trị - xã hội các hành vi phạm tội có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau thì về mặt hình thức cấu trúc bốn yếu tố cấu thành tội phạm có những nội dung thể hiện khác nhau. Chính sự khác nhau này quyết định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Hành vi phạm tội của một loại tội phạm cụ thể trong mỗi trường hợp thực tế tuy có những điểm khác nhau ở các yếu tố cấu thành tội phạm nhưng đều có những nội dung biểu hiện gần giống nhau có tính đặc trưng và quyết định tính nguy hiểm của loại tội phạm đó. Khái quát hóa những nội dung biểu hiện giống nhau của bốn yếu tố của mỗi loại tội phạm qua các dấu hiệu đặc trưng để mô tả tội phạm và sự mô tả này trong luật là phương thức quy định tội phạm trong luật hình sự. Khái niệm cấu thành tội phạm trong luật hình sự được dùng để chỉ sự mô tả này. Cấu thành tội phạm là bộ phận của quy phạm pháp luật hình sự, trong đó xác định nghĩa vụ không được làm hoặc nghĩa vụ phải làm một công việc 8 của công dân để không gây ra thiệt hại cho xã hội nói chung cũng như công dân nói riêng. Quy phạm pháp luật hình sự còn có bộ phận khác là chế tài, trong đó quy định khung hình phạt cho phép áp dụng đối với người thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm cũng không đồng nhất với phần quy định của điều luật về tội phạm trong Phần riêng của Bộ luật hình sự. Phần quy định của điều luật Phần riêng của BLHS chỉ là bộ phận chính của cấu thành tội phạm. Bộ phận còn lại là nội dung được quy định chung trong các điều luật Phần chung của BLHS. Ví dụ cấu thành tội phạm giết người không chỉ bao gồm phần quy định của Điều 93 BLHS 1999 mà còn bao gồm cả các quy định thuộc phần chung của BLHS về lỗi, về chủ thể, về độ tuổi, …Như vậy, có sự khác nhau giữa điều luật với quy phạm pháp luật và cấu thành tội phạm. Ba khái niệm này không đồng nhất với nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau. Với tính chất là khái niệm pháp lý về hình thức cấu trúc và phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội của một loại tội phạm, cấu thành tội phạm trong luật hình sự được coi là cơ sở pháp lý và sự thỏa mãn cấu thành tội phạm là điều kiện cần và đủ của trách nhiệm hình sự. Việc xác định một người có tội hay không? và nếu phạm tội thì phạm tội gì? chính là quá trình xác định hành vi của họ có thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm hay không. Một hành vi khi đã thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm thì có nghĩa về mặt nội dung có tính nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm mà cấu thành tội phạm nó thỏa mãn phản ánh và về mặt hình thức có tính trái pháp luật hình sự. Như vậy, có sự đồng nhất giữa tính trái pháp luật hình sự và sự thỏa mãn cấu thành tội phạm. Có cách hiểu khác cho rằng sự thỏa mãn cấu thành tội phạm không đồng nhất với tính trái pháp luật hình sự của hành vi. Theo đó thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm vẫn có thể không có tính trái pháp luật hình sự. Ví dụ: Hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội giết người không có 9 tính trái pháp luật hình sự trong trường hợp thỏa mãn dấu hiệu của chế định phòng vệ chính đáng, tình thể cấp thiết……[45,10]. Quy phạm pháp luật hình sự là quy phạm cấm đoán, cấm công dân làm hoặc không làm một việc nhất định. Ví dụ: Cấm giết người, cấm gây thương tích cho người khác, …; cấm không tố giác tội phạm tức yêu cầu phải tố giác tội phạm. Về nguyên tắc công dân không được phép có xử sự bị Pháp luật hình sự cấm, tuy nhiên trong trường hợp nhất định họ vẫn có thể được luật hình sự cho phép thực hiện xử sự bị cấm đó. Những trường hợp này được quy định trong chế định “các tình tiết loại trừ tính trái pháp luật của hành vi” hay “các tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi”: Phòng vệ chính đáng, sự hiện bất ngờ, tình thế cấp thiết, gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự nhưng chưa đủ tuổi chịu TNHS, gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự,…Khi thỏa mãn tình tiết này thì việc thực hiện hành vi bị cấm được coi là hợp pháp. Tình tiết này có thể được gọi ngắn gọn là “có căn cứ hợp pháp” hay “tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi”. Việc hành vi thỏa mãn cấu thành tội phạm không thuộc trường hợp “có căn cứ hợp pháp” hay “có tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi” cũng có nghĩa hành vi có tính trái pháp luật hình sự, tức là trong cấu thành tội phạm có dấu hiệu này thì hành vi thỏa mãn cấu thành tội phạm vẫn không trái pháp luật hình sự.[45,11] Từ phân tích trên đây, ta có thể đưa ra khái niệm về cấu thành tội phạm như sau: Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự[76,66]. 1.1.2. Khái niệm mặt chủ quan của tội phạm Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, các quan hệ xã hội của con người được biểu 10 hiện thông qua hành vi. Hành vi của con người bao giờ cũng là sự thống nhất giữa những biểu hiện cụ thể bên ngoài thế giới khách quan và những nội dung tâm lý bên trong. Tội phạm cũng được biểu hiện bởi hành vi, do đó nó cũng là sự thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là những hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một cách độc lập mà luôn luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm. Hoạt động tâm lý bên trong của tội phạm luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được coi là tội phạm nếu hành vi đó được thực hiện trong một thái độ tâm lý nhất định của con người đối với hành vi đó và hậu quả do hành vi đó gây ra hay đối với khả năng phát sinh hậu quả từ hành vi đó. Do vậy, nếu thiếu mặt chủ quan của tội phạm hành vi sẽ không cấu thành tội phạm. Hành vi vi phạm pháp luật dù được thể hiện gây ra thiệt hại nhưng không có sự thống nhất với mặt chủ quan của người gây thiệt hại sẽ không phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm hình sự nói riêng. Con người tồn tại trong thế giới bị chi phối bởi những quy luật khách quan và hoạt động của con người bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. Tất cả những động cơ thúc đẩy con người hành động không phải bộc phát một cách ngẫu nhiên trong ý thức của con người mà được hình thành một cách có quy luật, đó chính là sự giao tiếp giữa con người với nhau, sự phát triển tâm lý của con người, sự phản ánh những sự vật hiện tượng tác động trực tiếp đến con người. Thông qua hoạt động tâm lý, con người hoạt động có ý thức từ đó quyết định sự hình thành và phát triển xã hội. Xử sự của con người có tính quy luật nhưng không phải mang tính tuyệt đối. Sống trong cùng một xã hội, cùng điều kiện nhưng có người vi phạm các chuẩn mực xã hội, có người thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với xã hội, có người 11 phạm tội, có người không phạm tội, có người phạm tội một lần, có người phạm tội nhiều lần. Hoạt động của con người bị chi phối bởi các quy luật khách quan nhưng nhờ hoạt động ý thức con người đã nhận thức và vận dụng các quy luật đó vào việc thực hiện các mục đích của mình. Đó chính là sự tự do ý chí, tuy nhiên sự tự do ý chí của con người không phải là sự suy nghĩ tuyệt đối độc lập mà nó bị chi phối bởi các quy luật, tự do ý chí là năng lực quyết định của một người khi nhận thức được nó. Hê-ghen nói “Tự do là nhận thức được cái tất yếu, tất yếu sẽ mù quáng khi con người chưa nhận thức được nó”. Hoạt động của con người không phải là kết quả tác động trực tiếp của các điều kiện lịch sử mà chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động tâm lý bên trong con người. Con người có sự tự do của mình tức là có quyền lựa chọn một xử sự phù hợp với các quy luật, đó là sự tự do thực sự. Ngược lại, con người sẽ bị tước bỏ sự tự do tương đối trong khuôn khổ các điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể và phụ thuộc vào bản chất của chế độ xã hội. Mỗi cá nhân trong xã hội dựa trên cơ sở sự tự do của mình phải đáp ứng những đòi hỏi có tính quy luật của xã hội đó là pháp luật và đạo đức xã hội, đó là trách nhiệm của cá nhân trong xã hội, phù hợp với sự tự do của cá nhân nhằm đảm bảo tôn trọng sự tự do của cá nhân khác. Như vậy, con người có khả năng nhận thức và vận dụng tốt các quy luật của xã hội để giành lấy tự do cá nhân. Đôi khi con người nhận thức những quy luật đó nhưng không phải họ vận dụng nó để thực hiện một hành vi phù hợp với tự do của người khác mà họ lại hành động sai với quy luật. Do đó, ý chí cá nhân muốn tước bỏ tự do của người khác và hậu quả cũng tự tước bỏ tự do của mình (pháp luật buộc họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó của họ). Pháp luật hình sự Việt Nam không chấp nhận việc quy tội khách quan (truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ căn cứ vào những biểu hiện của hành vi nguy hiểm cho xã hội không kể hành vi đó bắt nguồn từ đâu, diễn biến tâm lý 12 của người thực hiện hành vị đó ra sao). Hoạt động định tội phải là sự kết hợp giữa mặt khách quan và chủ quan, giữa hành vi biểu hiện và thái độ bên trong của người thực hiện hành vi. Mặt chủ quan của tội phạm được biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Trong đó yếu tố lỗi được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm và là dấu hiệu không thể thiếu của bất cứ cấu thành tội phạm nào. Động cơ phạm tội và mục đích phạm tội chỉ được phản ánh trong một số cấu thành tội phạm cơ bản là dấu hiệu bắt buộc và được quy định là tình tiết định khung ở một số cấu thành tội phạm. Từ các phân tích trên đây ta có thể đưa ra khái niệm mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của sự xâm hại đáng kể đến khách thể được luật hình sự bảo vệ bằng PLHS.[22,344] Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra và được thể hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý.[76,128] Động cơ phạm tội là động lực (nhân tố) bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý.[76,144] Mục đích phạm tội là cái mốc (kết quả cuối cùng) mà người phạm tội muốn đạt được khi thực hiện tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố của cấu thành tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm giúp phân biệt hành vi phạm tội với hành vi không phải là tội phạm. Ví dụ một người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng người thực hiện hành vi đó không có lỗi thì hành vi đó cũng không bị coi là tội phạm. 13 Mặt chủ quan của tội phạm là dấu hiệu để phân biệt các cấu thành tội phạm có mặt khách quan giống nhau. Ví dụ: một người thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách cố ý thì cấu thành tội phạm của tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự), nếu là vô ý thì có thể là tội vô ý làm chết người (Điều 98 Bộ luật hình sự) hoặc cố ý gây thương tích (Điều 104 Bộ luật hình sự) tùy thuộc vào biểu hiện cụ thể. Nội dung của mặt chủ quan của tội phạm ở mức độ nào đó giúp xác định tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự và hình phạt của người phạm tội. 1.2. CÁC DẤU HIỆU THUỘC MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM 1.2.1. Dấu hiệu lỗi a. Khái niệm lỗi Lỗi là một khái niệm được biết đến và được sử dụng rất nhiều trong khoa học luật Hình sự. Lý luận về lỗi được xác định trên những cơ sở lý luận khác nhau nên đã có các quản điểm khac nhau: Theo khái niệm lỗi về mặt thần học trong khoa học luật hình sự Đức ngay từ năm 70 của thế kỷ XVII, thì người đã thực hiện tội phạm có dự mưu phải chịu trách nhiệm về tội ác của mình Thế kỷ XVII ở Tây Âu mà tiêu biểu là nhà luật học nổi tiếng người Italia Tr.Beccaria đã nêu lên quan điểm pháp lý hình sự có liên quan ở một mức độ nhất định đến cơ sở phương pháp luận của lỗi là: - TNHS và hình phạt không thể gắn liền với sự khái niệm lỗi về mặt đạo đức và không thể thước đo duy nhất và đích thực của tội phạm là sự thiệt hại; 14 - Hình phạt cần được áp dụng chỉ khi nào có sự cần thiết tuyệt đối chứ không phải là sự chịu trách nhiệm vì lỗi.[22,419] Theo quan điểm triết học duy tâm chủ quan của nhà triết học người Đức Kant I. thì: Tự do ý chí là ở chỗ - trong tất cả các hành vi của chủ thể chính nó là pháp luật và sự buộc tội về hình sự là một dạng của trách nhiệm đạo đức, mà cơ sở của nó là coi chủ thể là nguyên nhân tự do của một hành vi được thực hiện. Theo quan điểm chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hêghen thì: Sự hiện diện của lý trí và ý chí chính là điều kiện chung của sự buộc tội và lỗi là ở trong sự khẳng định rằng, chủ thể là người biết suy nghĩ đã nhận thức và đã mong muốn hành vi đó được thực hiện cũng như mong muốn hậu quả đó xảy ra Theo quan điểm của trường phái cổ điển trong khoa học luật hình sự thì lỗi và trách nhiệm hoàn toàn dựa trên ý chí tự do tuyệt đối của con người, mà người này trong những điều kiện hoàn toàn như nhau có thể lựa chọn bất kỳ quyết định nào không trái với mình. Đặc biệt Bernher A nhà hình sự học người Đức đã coi cơ sở của việc buộc tội về hình sự là ý chí hoặc tự do của con người, được thể hiện trong sự hành động tuỳ tiện của cá nhân và phù hợp với động cơ, quyết định và ý định bên trong của người đó. Còn nhà hình sự học người Đức Phơbách trong thời kì đầu đã coi lỗi là sự buộc tội không phụ thuộc vào tự do ý chí, nhưng sau đó đã thay đổi quan điểm và thừa nhân tự do ý chí là điều kiện của sự bắt buộc tội do lỗi.[22,420] Trường phái xã hội học trong khoa học luật hình sự đưa ra nguyên tắc về sự hợp lý của việc áp dụng các biện pháp tự vệ xã hội để thay thế cho nguyên tắc buộc tội chủ quan cho rằng: Lỗi của chủ thể được coi là tình trạng nguy hiểm của người đó và ba phạm trù: lỗi, tình trạng năng lực, và tình trạng 15 không có năng lực chính là các tiêu chí đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của một hành vi Cho đến nay trong khoa học luật hình sự về cơ bản tồn tại ba trường phái lý luận chủ yếu về lỗi sau đây: Lý luận về tình trạng nguy hiểm - khi lỗi của người phạm tội được hiểu là tính nguy hiểm của nhân thân người đó, còn hành vi thì lại được coi là sự biểu hiện của chính tình trạng nguy hiểm ấy (các tác giả theo trường phái xã hội học).[22,421] Lý luận về đánh giá lỗi - khi lỗi của chủ thể được xác định bằng sự phán xét có tính chất đánh giá của riêng Toà án mà không cần tính đến thái độ tâm lý của người đó khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm (các nhà hình sự học nổi tiếng của Liên Xô cũ như: Đurmanôv N.Đ., Gertxenzon A.A.,, v.v…). Lý luận lỗi về mặt tâm lý - khi lỗi của một người được hiểu là thái độ tâm lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người đó thực hiện và hậu quả do hành vi đó gây nên (đại đa số các nhà hình sự học của Liên Xô cũ như: Vlađimirôv V.A., Nhikiforov A.X, Kritrenko V.F., v.v…, cũng như của Liên bang Nga hiện nay).[22,419,420,421] Trong khoa học luật hình sự Việt Nam vẫn còn các quan điểm khác nhau coi lỗi là: - Thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưói hình thức cố ý hoặc vô ý. 16 - Dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh chủ thể có đủ điều kiện lựa chọn, thực hiện hành vi khác không gây thiệt hại cho xã hội khi quyết định thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội. Theo quan điểm của GS.TSKH. Lê Cảm thì “Lỗi hình sự là mặt chủ quan của tội phạm và là một trong những điều kiện bắt buộc của TNHS, đồng thời là thái độ tâm lý của người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm mà người đó thực hiện và hậu quả do hành vi ấy gây nên dưói hình thức cố ý hoặc vô ý”.[22,422] Bản chất xã hội - pháp lý của lỗi hình sự. Việc phân tích khái niệm khoa học của khái niệm lỗi hình sự đã được nêu trên và thực tiễn áp dụng các quy phạm PLHS có liên quan đến chế định lỗi cho phép chỉ ra bản chất xã hội - pháp lý của nó nêu trên các bình diện chủ yếu duới đây. - Đạo luật hình sự trong NNPQ không bao giờ ràng buộc TNHS với bất kỳ thái độ tâm lý nào của con người đối với hành vi do người đó thực hiện và đối với các hậu quả do hành vi ấy gây nên, mà chỉ với thái độ tâm lý nhất định - dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. - Hai hình thức đã nêu của thái độ tâm lý phản ánh cách xử sự trái xã hội trong các tội cố ý hoặc thiếu thận trọng trong các tội do vô ý của chính người phạm tội đối với các giá trị xã hội - các lợi ích của con người, của xã hội và của Nhà nước được bảo vệ bằng PLHS. Xuất phát từ bản chất xã hội - pháp lý và nội dung của khái niệm lỗi hình sự chúng ta có thể khẳng định rằng, một người bị coi là có lỗi trong tội phạm (và phải chịu TNHS) chỉ khi nào có tổng hợp đầy đủ năm dấu hiệu của một chủ thể của tội phạm (tương ứng với năm điều kiện của TNHS), tức là người đó phải: Có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS, cố ý hoặc vô ý thực 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan