Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Mạng lưới chợ nông thôn ở quảng yên trước năm 1945...

Tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở quảng yên trước năm 1945

.PDF
105
30
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÙI THỊ TÍNH MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở QUẢNG YÊN TRƯỚC NĂM 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÙI THỊ TÍNH MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở QUẢNG YÊN TRƯỚC NĂM 1945 Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8.22.90.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đàm Thị Uyên THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đàm Thị Uyên. Tư liệu trong luận văn này là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu chưa được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019 Tác giả Bùi Thị Tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ của nhiều cơ quan, tập thể và cá nhân. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên; Thư viện Quốc Gia Hà Nội, Thư viện tỉnh Quảng Ninh cùng với bà con nhân dân các huyện Hoành Bồ, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, thị xã Quảng Yên đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế và khai thác tư liệu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn PGS.TS Đàm Thị Uyên đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trường THPT Chuyên Hạ Long, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, các thầy cô trong khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện về mọi mặt để tôi yên tâm học tập. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và người thân đã luôn động viên, chia sẻ tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019 Tác giả Bùi Thị Tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. iv MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 3. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.................................. 4 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 5 5. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 6 6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 7 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ QUẢNG YÊN ................................................. 11 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................................... 11 1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 11 1.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 13 1.2. Khái quát lịch sử hành chính tỉnh Quảng Yên trước năm 1945 ................. 22 1.3. Các thành phần dân tộc............................................................................... 27 1.4. Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................................... 30 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 35 Chương 2: CHỢ NÔNG THÔN Ở QUẢNG YÊN TRƯỚC NĂM 1945 .... 36 2.1. Những quan niệm về chợ và chợ nông thôn ............................................... 36 2.1.1. Chợ........................................................................................................... 36 2.1.2. Chợ nông thôn ......................................................................................... 38 2.2. Mạng lưới chợ............................................................................................. 40 2.3. Địa điểm và thời gian họp chợ ................................................................... 50 2.4. Hoạt động mua bán ở chợ ........................................................................... 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.4.1. Thành phần mua bán................................................................................ 51 2.4.2. Phương thức mua bán .............................................................................. 53 2.4.3. Các loại hàng hóa trao đổi ở chợ ............................................................. 55 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 63 Chương 3: VAI TRÒ CỦA MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA QUẢNG YÊN ............................. 64 3.1. Đối với kinh tế, xã hội ................................................................................ 64 3.1.1. Thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa....................................................... 64 3.1.2. Củng cố mối liên hệ giữa các tộc người .................................................. 66 3.2. Đối với văn hóa .......................................................................................... 68 3.2.1. Chợ đáp ứng nhu cầu giao tiếp, cập nhật thông tin và giải trí của người đi chợ ....................................................................................................... 68 3.2.2. Chợ - nơi thể hiện bản sắc văn hóa riêng của mỗi tộc người .................. 69 3.2.3. Chợ - nơi văn hóa ẩm thực được thể hiện ............................................... 71 3.2.4. Các hình thức sinh hoạt văn hóa ở chợ.................................................... 73 3.2.5. Chợ nơi tuyên truyền, giác ngộ quần chúng ............................................ 78 3.3. Những hạn chế trong hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn ................. 79 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 84 KẾT LUẬN....................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 87 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt STT Chữ viết đầy đủ 1 CTQG Chính trị Quốc gia 2 ĐHSP Đại học sư phạm 3 ĐHQG Đại học Quốc Gia 4 ĐHKHXH&NV Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn 5 GS Giáo sư 6 KHXH Khoa học xã hội 7 Nxb Nhà xuất bản 8 T.T Thị trấn 9 VHTT Văn hóa thông tin Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Mạng lưới chợ nông thôn ở Quảng Yên trước năm 1945 ................. 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, khi mà con người đã sản xuất được hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ, nên phải mang nó đi trao đổi với người khác để lấy một loại hàng hóa nào đó. Thuở ban đầu, chợ chủ yếu là nơi để mọi người trao đổi sản phẩm dư thừa với nhau, dựa trên một thước đo là sự thỏa thuận của hai bên. Về sau cùng với sự ra đời của tiền tệ thì chợ không chỉ là nơi trao đổi mà diễn ra việc mua và bán hàng hóa - một bên là những người có sản phẩm sẽ đem ra để bán, còn một bên là khách hàng dùng tiền để mua các sản phẩm cần thiết cho mình hoặc các sản phẩm để đem bán lại. Đối với người Việt Nam, chợ đã trở thành một nơi sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Vì vậy, ở đâu có con người, ở đó có chợ: chợ đồng bằng, chợ miền núi, chợ nông thôn, chợ thành thị. Chợ ra đời góp phần phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, đồng thời là cầu nối, nơi gặp gỡ văn hóa giữa các vùng miền, địa phương. Quảng Yên là một vùng đất cổ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, trước hết là tài nguyên rừng và biển, lại ở vị trí thuận lợi cho việc giao lưu Bắc - Nam nên từ lâu đã có con người đến đây để cư trú vì vậy, chợ sớm xuất hiện với hình thái là chợ nông thôn. Cũng giống như các khu vực khác ở Quảng Yên “Chợ không chỉ là nơi trao đổi vật phẩm, hàng hóa mà còn là nơi tiếp xúc xã hội, nơi thông đạt tin tức nhạy bén”, “Chợ góp phần truyền bá văn hóa, gieo rắc những cái mới trong cuộc sống và giúp tầm mắt người nông dân trong xã hội phong kiến vượt ra khỏi lũy tre xanh bao bọc, xóm làng chật hẹp về nhiều mặt, hướng tới những không gian khoáng đại hơn” [28; tr.50]. Đến nay việc nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, khoa học, cụ thể về các loại hình chợ Quảng Yên trước năm 1945 vẫn chưa được thực hiện. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Mạng lưới chợ nông thôn ở Quảng Yên trước năm 1945” làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn khôi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn phục một cách có hệ thống, khoa học, chân thực các hoạt động trao đổi, mua bán, sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân trong các chợ nông thôn ở Quảng Yên trong giai đoạn trước năm 1945. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đề tài về chợ và mạng lưới chợ nông thôn ở Việt Nam đã được một số tác giả phản ánh trong một số bài viết, công trình nghiên cứu: Nguyễn Đức Nghinh là một trong số những người viết khá nhiều về chợ làng. Ông đã có một số bài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử như “Chợ chùa ở thế kỷ XVII” (1979) [27], “Chợ làng trước Cách mạng Tháng Tám” (1981) [30]; “Mấy phác thảo về chợ làng (Qua những tài liệu các thế kỉ XVII, XVIII)” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 5 - 1980 [28]. Các bài viết đã cung cấp tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu về hoạt động của các chợ làng và vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa ở nông thôn Việt Nam thời kì quân chủ. Trong bài Mấy phác thảo về chợ làng (Qua những tài liệu các thế kỉ XVII, XVIII), tác giả đã đưa ra các hình loại chợ ở nông thôn, từ chợ của một làng, của nhiều làng, đến chợ của một vùng mang danh chợ huyện [28; tr.51]. Bên cạnh đó, một số nội dung quan trọng khác trong bài rất có giá trị tham khảo cho tác giả luận văn như: Hoạt động của chợ làng trong những ngày họp chợ, phiên chợ; Quyền sở hữu chợ làng; Tổ chức quản lý chợ làng [28; tr.53-59]. Bài viết “Chợ làng, một nhân tố củng cố mối quan hệ dân tộc” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 5 năm 1981 [29], của Nguyễn Đức Nghinh đã khái quát mối quan hệ trong làng xã qua văn hoá “chợ”, đồng thời làm rõ mối quan hệ cộng đồng mang đậm tình làng nghĩa xóm, một nét đẹp trong văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, qua tư liệu văn bia các tác giả đã chỉ ra sự phát triển của chợ làng không những ở vùng đồng bằng mà còn ở các vùng trung du và miền núi như chợ huyện ở châu Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang vào đầu thế kỉ XVIII. Đây là một chợ của nhiều làng xã, do quan viên các xã Gia Nông, Chân Cương, Phú Nhiêu, Đặng Nhiêu, Kế Trung, Lương Viên, Lương Phao, Cẩm Hoa, Thạch Quân thuộc hai tổng Lương Viên và Gia Nông đứng ra thành lập [27; tr.27]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bài viết "Mạng lưới chợ ở Thăng Long - Hà Nội trong những thế kỷ XVII - XVIII - XIX" của Nguyễn Thừa Hỷ đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1 năm 1983 [18], đã tái hiện chân thực, sinh động về mạng lưới chợ Thăng Long - Hà Nội trong các thế kỉ XVII- XIX từ không gian, địa điểm, các mặt hàng trao đổi đến phương thức mua bán ở chợ và mối quan hệ của chợ với nhà nước quân chủ. Vũ Thị Minh Hương với bài viết “Chợ gia súc và việc buôn bán trâu bò ở Bắc Kỳ thời kỳ 1919 - 1939”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1 năm 2001 [16], đã làm rõ sự ra đời, tổ chức, hoạt động của các chợ gia súc; các luồng buôn bán gia súc chính và các hình thức vận chuyển gia súc ở Bắc Kỳ dưới thời thuộc Pháp. Công trình "Chợ quê trong quá trình chuyển đổi" của Lê Thị Mai, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003 [25], đã dựng lại bức tranh chợ quê và sự biến đổi chợ quê vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới. Nguyễn Quang Ngọc với cuốn: “Một số vấn đề về làng xã Việt Nam”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2009 [33], đã nêu lên những vấn đề chung về kết cấu kinh tế, văn hóa, xã hội của làng xã cổ truyền ở Việt Nam. Trong đó, khi viết về kinh tế thương nghiệp, tác giả đã đề cập đến hoạt động buôn bán ở các chợ làng, phân tích địa điểm, thời gian họp chợ, các sản phẩm trao đổi, mua bán cùng phương thức buôn bán tại các chợ nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bài viết “Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Á từ thế kỷ XIX đến năm 1945” của Nguyễn Văn Khánh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4, năm 2009 [20], đã phác thảo những nét cơ bản về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Á, nhất là các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, ở cả trên đất liền và trên biển. Đặng Kim Liên trong cuốn “Chợ quê Quảng Bình”, Nxb Văn hoá dân tộc Việt Nam, 2011 [18], đã khái quát sự hình thành và phát triển của chợ quê Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Quảng Bình, trong đó đã tập trung đi sâu phân tích phương thức họp chợ, hoạt động buôn bán của từng chợ, những nét đặc trưng của mỗi chợ quê Quảng Bình. Qua đó, cho thấy sự đa dạng, phong phú trong hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn gắn liền với văn hóa làng xã. Cuốn “Chợ Việt” của Huỳnh Thị Dung, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, 2011[8], đã miêu tả hoạt động của một số chợ tiêu biểu ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tác giả đã tập trung phân tích làm rõ những đặc trưng của mỗi chợ qua đó thấy được tính vùng miền trong hoạt động của chợ và văn hóa chợ. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây một số luận văn của các sinh viên, học viên cao học đã đề cập đến mạng lưới và hoạt động của các chợ nông thôn như: “Chợ và hoạt động buôn bán nhỏ ở Thái Nguyên qua Đại Nam nhất thống chí” của Nguyễn Thị Hà (2005); “Mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên từ năm 1954 đến năm 2010” của Phạm Thị Thanh Hảo (2011); “Mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (1986 - 2010)” của Đào Minh Thảo (2012); “Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Tây Cao Bằng trước năm 1945” của Nông Văn Quân (2013); “Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Đông tỉnh Hà Giang trước năm 1945” của Mai Sinh Tuyên; “Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2014)” của Ngô Thị Cẩm Thương,… Những công trình nghiên cứu, các bài viết, các luận văn nêu trên đã đề cập đến mạng lưới chợ ở các địa bàn khác nhau nhưng đến nay, khu vực Quảng Yên xưa nay là tỉnh Quảng Ninh chưa có một công trình nào nghiên cứu về mạng lưới chợ nông thôn trước năm 1945. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước là nguồn tư liệu quý để chúng tôi tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài của mình. 3. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ chợ nông thôn ở Quảng Yên trước năm 1945. Qua đó thấy được vai trò, tác động của mạng lưới chợ đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân trong vùng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động trao đổi, mua bán sản phẩm, giao lưu, sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân tại các chợ nông thôn ở Quảng Yên trước năm 1945. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu khôi phục một cách có hệ thống, khoa học, chân thực các hoạt động trao đổi, mua bán, sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân trong các chợ nông thôn ở Quảng Yên trong giai đoạn trước năm 1945. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Quảng Yên xưa bao gồm địa giới hành chính của hai phủ: Sơn Định, Hải Ninh gồm 3 huyện: Hoành Bồ, Yên Hưng, Nghiêu Phong và hai châu: Vạn Ninh, Tiên Yên, ngày nay gồm các huyện: Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Hoành Bồ, Tiên Yên, Vân Đồn; Thị xã Quảng Yên; Thành phố: Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái và huyện Cát Hải thuộc thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn của luận văn thạc sĩ, tác giả lựa chọn phạm vi các huyện: Hoành Bồ, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu và thị xã Quảng Yên để trình bày mạng lưới chợ nông thôn. Phạm vi thời gian: Trước năm 1945. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu gốc: Thư tịch cổ: Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh địa dư chí, Kiến văn tiểu lục... Sách, giáo trình: Đất nước Việt Nam qua các đời, Đại cương lịch sử Việt Nam (tập I, tập II), Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ, Việt Nam văn hoá sử cương, Cơ sở văn hoá Việt Nam… Các tác phẩm chuyên khảo nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố, xuất bản; các bài báo đã đăng trên các tạp chí: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Dân tộc học, Nghiên cứu kinh tế... Các luận văn, luận án có nội dung liên quan đến chợ. Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ các huyện, thị xã trong tỉnh Quảng Ninh,... Ngoài ra, còn một số tư liệu khác góp phần làm sáng tỏ vấn đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nghiên cứu: chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế miền núi phía Bắc, chương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và đặc biệt là nguồn tư liệu khảo sát điền dã về văn bia, truyện kể, câu đối,.... 4.2. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp: Phương pháp lịch sử giúp tác giả dựng lại một cách chân thực về nguyên nhân ra đời, hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn ở Quảng Yên trước năm 1945. Phương pháp lôgíc giúp tác giả phân tích mối liên hệ giữa đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội đối với sư hình thành và hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn ở Quảng Yên trước năm 1945. Qua đó, thấy được vai trò của chợ đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân khu vực này trước năm 1945. Phương pháp khảo sát điền dã giúp tác giả thu thập tư liệu thông qua lời kể của các bậc cao niên, các nhân chứng lịch sử và các hoạt động trao đổi, mua bán, sinh hoạt văn hóa tại các chợ nông thôn trong khu vực hiện nay. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như: hệ thống hoá tư liệu, phương pháp thống kê, tổng hợp. Đặc biệt, chú ý khâu giám định tư liệu, để có thể đưa ra những nhận định khoa học, chân thực với đối tượng nghiên cứu của đề tài. 5. Đóng góp của đề tài Luận văn bước đầu giới thiệu tương đối đầy đủ và cụ thể về mạng lưới chợ nông thôn ở Quảng Yên trước năm 1945. Trên cơ sở đó làm nổi bật những nét đặc trưng cơ bản của chợ nông thôn ở khu vực này, chợ không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế mà còn mang trong nó những giá trị văn hoá, tinh thần rất riêng biệt. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn còn chỉ ra vai trò của mạng lưới chợ nông thôn đối với kinh tế, xã hội và văn hóa Quảng Yên. Nội dung của luận văn còn là tài liệu có thể giúp cho việc học tập và giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường phổ thông ở Quảng Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát về Quảng Yên. Chương 2: Chợ nông thôn ở Quảng Yên trước năm 1945. Chương 3: Vai trò của mạng lưới chợ nông thôn đối với kinh tế, xã hội và văn hóa Quảng Yên. Ngoài ra, luận văn còn thêm 3 bản đồ và 30 hình ảnh minh họa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG YÊN TRƯỚC NĂM 1945 (Nguồn: Tác giả biên vẽ dựa trên tài liệu Đồng Khánh Địa Dư Chí) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢNG YÊN 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Quảng Yên là một tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam (nay là tỉnh Quảng Ninh), nơi có bề dày lịch sử - văn hóa gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước cùng với vị trí chiến lược quan trọng “Đất nhân, thế núi làm thành, dựa chỗ cao mà giữ hiểm, có núi để tựa, có biển vòng quanh, địa thế xa lánh mà hiểm yếu, trong thì giữ vững cương vực, ngoài thì khống chế đất Thanh” [36; Tr.13]. Theo “Đại Nam nhất thống chí” biên chép, tỉnh Quảng Yên: “Từ phía Đông đến phía Tây cách nhau 151 dặm, từ phía Nam đến phía Bắc cách nhau 82 dặm. Phía Đông đến cửa Suốt 143 dặm; Phía Tây đến sông huyện Thủy Đường tỉnh Hải Dương tám dặm; phía Nam đến cửa Bạch Đằng 25 dặm; phía Bắc đến địa giới huyện Yên Bác tỉnh Lạng Sơn 57 dặm; phía Đông Nam đến bể 137 dặm; phía Tây Nam đến sông hai huyện Nghi Dương và An Dương tỉnh Hải Dương 16 dặm; phía Đông Bắc đến địa giới Khâm Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông nước Đại Thanh (Trung Quốc) 225 dặm; phía Tây Bắc đến giáp sông huyện Thủy Đường tỉnh Hải Dương 10 dặm. Từ tỉnh lỵ đi theo hướng Nam tới kinh đô 254 dặm [39; tr.1227]. Khu vực Quảng Yên trước năm 1945 bao gồm hai phủ: Sơn Định, Hải Ninh; ba huyện: Hoành Bồ, Yên Hưng, Nghiêu Phong thuộc phủ Sơn Định; hai châu: Vạn Ninh, Tiên Yên thuộc phủ Hải Ninh. Đại Nam nhất thống chí” biên chép về vị trí địa lý của các phủ, huyện, châu ở Quảng Yên như sau: Phủ Sơn Định ở phía Đông tỉnh thành 33 dặm. Từ phía Đông đến phía Tây cách nhau 142 dặm, từ phía Nam đến phía Bắc cách nhau 74 dặm. Phía Đông đến cửa Đồi 105 dặm; phía Tây đến sông Bạch Đằng giáp địa giới huyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Thủy Đường 37 dặm; phía Nam đến bể chín dặm; phía Bắc đến địa giới huyện Yên Bác thuộc Lạng Sơn 65 dặm phủ “lãnh 3 huyện”: Hoành Bồ, Yên Hưng và Nghiêu Phong [39; tr.1300]. Huyện Hoành Bồ từ phía Đông đến phía Tây cách nhau 90 dặm, từ phía Nam đến phía Bắc cách nhau 74 dặm. Phía Đông đến địa giới châu Tiên Yên 65 dặm; phía Tây đến địa giới huyện Yên Hưng 25 dặm; phía Nam đến bể 9 dặm; phía Bắc đến địa giới huyện Yên Bác tỉnh Lạng Sơn 65 dặm [39; tr.1300-1301]. Huyện Yên Hưng ở phía Tây phủ Sơn Định 32 dặm. Từ phía Đông đến phía Tây cách nhau 29 dặm, từ phía Nam đến phía Bắc cách nhau 32 dặm. Phía Đông đến địa giới huyện Hoành Bồ 21 dặm, phía Tây đến địa giới huyện Thủy Đường tỉnh Hải Dương tám dặm; phía Nam đến địa giới huyện Nghiêu Phong tám dặm; phía Bắc đến địa giới huyện Đông Triều (thuộc tỉnh Hải Dương, tức tỉnh Đông) 34 dặm [39; tr.1301]. Huyện Nghiêu Phong ở phía Tây Nam phủ Sơn Định 35 dặm. Từ phía Đông sang phía Tây cách nhau 129 dặm, từ phía Nam đến phía Bắc cách nhau 12 dặm. Phía Đông ra bể, đến vùng biển Vạn Ninh bảy dặm; phía Tây đến vùng biển hai huyện Nghi Dương và An Dương thuộc tỉnh Đông bảy dặm; phía Nam đến bể ba dặm; phía Bắc đến địa giới huyện Yên Hưng chín dặm [39; tr.1301]. Phủ Hải Ninh ở phía Đông tỉnh thành 244 dặm. Từ phía Đông đến phía Tây cách nhau 233 dặm, từ phía Nam đến phía Bắc cách nhau 21 dặm. Phía Đông đến núi Bạch Long Vĩ, giáp địa giới Khâm Châu nước Đại Thanh 70 dặm; phía Tây đến sông huyện Hoành Bồ thuộc phủ sơn Định 163 dặm; phía Tây đến cửa Tán 18 dặm; phía Bắc đến địa giới châu Thượng Tư nước Đại Thanh ba dặm, phủ Hải Ninh “quản lãnh 2 châu”: Vạn Ninh và Tiên Yên [39; tr.1302]. Châu Vạn Ninh: Từ phía Đông đến phía Tây cách nhau 196 dặm, từ phía Nam đến phía Bắc cách nhau 21 dặm. Phía Đông đến núi Bạch Long Vĩ, giáp địa giới Khâm Châu nước Đại Thanh 70 dặm; phía Tây đến địa giới châu Tiên Yên 79 dặm; phía Nam đến bể 18 dặm; phía Bắc đến châu Thượng Tư (thuộc nước Đại Thanh) ba dặm [39; tr.1302]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng