Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng việt...

Tài liệu Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng việt

.DOC
167
52
97

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------------------ TỐNG THỊ HƯỜNG MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9 22 90 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN TÌNH HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, chưa từng được một ai công bố ở đâu và trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Tống Thị Hường LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, lãnh đạo khoa Ngôn ngữ học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, triển khai đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận án. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phạm Văn Tình, người hướng dẫn khoa học đã luôn tận tình hướng dẫn cho tôi trong quá trình quá trình học tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Hải Phòng, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn - Địa lí đã luôn tạo điều kiện thuận lợi để tôi trong học tập và hoàn thành luận án. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án này. Tác giả luận án Tống Thị Hường MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN........6 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................. 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về mạch lạc trong văn bản................................................6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt...................12 1.2. Cơ sở lí thuyết....................................................................................................... 13 1.2.1. Văn bản và một số vấn đề liên quan................................................................... 13 1.2.2. Cơ sở lí thuyết về mạch lạc................................................................................ 33 1.2.3. Văn bản nghị luận.............................................................................................. 41 1.3. Tiểu kết................................................................................................................. 51 CHƯƠNG 2. MẠCH LẠC TRONG SỰ THỐNG NHẤT ĐỀ TÀI - CHỦ ĐỀ Ở VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TIẾNG VIỆT............................................................................. 53 2.1. Mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề ở văn bản nghị luận thể hiện qua kết cấu văn bản............................................................................................................................... 53 2.1.1. Đảm bảo kết cấu rõ ràng, hợp lí........................................................................ 53 2.1.2. Sử dụng kiểu quan hệ kết cấu phù hợp............................................................... 57 2.2. Mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề ở văn bản nghị luận thể hiện qua các phép liên kết......................................................................................................................... 61 2.2.1. Các phép liên kết duy trì đề tài-chủ đề tạo mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt..................................................................................................................... 62 2.2.2. Các phép liên kết phát triển đề tài-chủ đề tạo mạch lạc cho văn bản nghị luận tiếng Việt.............................................................................................................................. 81 2.3. Phân tích trường hợp: Mạch lạc trong thống nhất đề tài-chủ đề qua một số văn bản cụ thể..................................................................................................................... 89 2.4. Tiểu kết............................................................................................................... 101 CHƯƠNG 3 MẠCH LẠC TRONG QUAN HỆ LẬP LUẬN Ở VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TIẾNG VIỆT................................................................................................ 103 3.1. Mạch lạc biểu hiện qua việc sử dụng kiểu lập luận phù hợp...............................103 3.1.1. Lập luận theo logic hình thức của luận cứ và kết luận..................................... 103 3.1.2. Lập luận tường minh và lập luận hàm ẩn......................................................... 112 3.1.3. Lập luận phức.................................................................................................. 115 3.2. Mạch lạc biểu hiện qua đặc điểm của các thành lập luận....................................117 3.2.1. Đặc điểm của luận cứ...................................................................................... 118 3.2.2. Đặc điểm của kết luận trong lập luận của văn bản nghị luận..........................121 3.3. Mạch lạc biểu hiện qua các yếu tố có giá trị lập luận ở văn bản nghị luận..........126 3.3.1. Kết tử lập luận trong văn bản nghị luận.......................................................... 126 3.3.2. Một số biện pháp tu từ có giá trị lập luận trong văn bản nghị luậnError! Bookmark not define 3.3.3. Các từ ngữ xưng hô.......................................................................................... 130 3.4. Hiện tượng đa thanh trong lập luận ở văn bản nghị luận..................................... 132 3.4.1. Hiện tượng đa thanh trong lập luận đồng hướng............................................. 132 3.4.2. Hiện tượng đa thanh trong lập luận nghịch hướng.......................................... 138 3.5. Tiểu kết............................................................................................................... 139 KẾT LUẬN............................................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, MÔ HÌNH Bảng 2.1. Thống kê kiểu kết cấu văn bản nghị luận..................................................... 54 Bảng 2.2. Thống kê về kiểu quan hệ kết cấu ở cấp độ văn bản trong VBNL...............57 Bảng 2.3. Thống kê về tần suất xuất hiện của các phép liên kết trong VBNL.............61 Bảng 2.4. Thống kê về tần suất xuất hiện phép lặp từ vựng trong văn bản nghị luận tiếng Việt..................................................................................................................... 62 Bảng 2.5. Thống kê về tần suất xuất hiện phép thế trong văn bản nghị luận tiếng Việt66 Bảng 2.6. Thống kê về tần suất xuất hiện phép tỉnh lược trong VBNL tiếng Việt.......68 Bảng 2.7. Thống kê về tần suất xuất hiện phép dùng từ ngữ đồng nghĩa trong VBNL tiếng Việt..................................................................................................................... 72 Bảng 2. 8. Bảng thống kê về tần suất xuất hiện phép quy chiếu trong VBNL tiếng Việt75 Bảng 2.9. Bảng thống kê về tần suất xuất hiện phép phối hợp từ ngữ trong văn bản nghị luận tiếng Việt............................................................................................................. 81 Bảng 2.10. Bảng thống kê về tần suất xuất hiện phép dùng từ ngữ trái nghĩa trong VBNL tiếng Việt......................................................................................................... 85 Bảng 3.1. Thống kê về tần suất xuất hiện kiểu lập luận........................................ 103 Mô hình 2.1. Mô hình kết cấu của văn bản nghị luận.................................................. 54 Mô hình 2.2. Mô hình kết cấu của văn bản Tuyên ngôn độc lập.................................. 91 Mô hình 2.3. Mô hình kết cấu của văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc................................................................................................... 95 Mô hình 2.4. Mô hình kết cấu của văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới........99 Mô hình 3.1. Mô hình cấu trúc lập luận của văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc............................................................................... 145 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1.1. Liên kết (cohesion) và mạch lạc (coherence) là hai vấn đề liên quan tới đặc trưng của mọi loại thể văn bản. Một văn bản "chính danh" muốn đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất phải có mạch lạc. Mạch lạc có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định “chất văn bản” của văn bản. Mạch lạc là yếu tố quyết định việc tạo thành văn bản, trong đó nổi rõ lên việc tạo thành tính thống nhất chủ đề của văn bản. Trước đây, các nhà nghiên cứu ngữ pháp văn bản thường xem mạch lạc là một mặt biểu hiện của liên kết nội dung. Gần đây, khi ngữ pháp chức năng ra đời, mạch lạc được nghiên cứu và được xem như một bộ phận quan trọng cấu thành văn bản. Diệp Quang Ban đã tiếp thu quan điểm, tinh thần của ngữ pháp chức năng vào nghiên cứu văn bản tiếng Việt trong [7], [8], [11], [12]. Trong các công trình này, Diệp Quang Ban đã nhắc tới vai trò của mạch lạc trong văn bản: “chính mạch lạc là cái làm cho văn bản là một văn bản. (...) và mạch lạc cũng là yếu tố có mặt trong văn bản lập luận như một yếu tố bắt buộc”[8, tr. 293]. Mạch lạc tuy là yếu tố khó xác định rạch ròi nhưng việc thể hiện nó ở những loại hình văn bản khác nhau có những điểm đặc trưng đáng chú ý. Vì thế, việc hiểu rõ về mạch lạc (về vai trò và những biểu hiện) gắn với đặc trưng loại hình là vô cùng cần thiết khi tạo lập hay tiếp nhận một văn bản nào đó. 1.2. Văn bản nghị luận (VBNL) là loại văn bản dùng để trình bày, bình luận, đánh giá theo một quan điểm nhất định các vấn đề trong các lĩnh vực chính trị - xã hội, thực hiện chức năng thuyết phục, lôi cuốn, động viên. VBNL thể hiện quan điểm, “bản lĩnh” của người viết khi trình bày, bình giá về một sự kiện, một vấn đề chính trị - xã hội cụ thể. VBNL thể hiện rất rõ ràng tính bình giá công khai, tính lập luận chặt chẽ và tính truyền cảm mạnh mẽ. VBNL là loại văn bản quan trọng trong xã hội xưa (với các thể loại như hịch, cáo, chiếu, biểu) và thường gặp trong cuộc sống hàng ngày ở xã hội nay (các bài bình luận, xã luận trên các phương tiện thông tin đại chúng). Hơn nữa, trong nhà trường, VBNL có một vị trí quan trọng, được giới thiệu và giảng dạy từ bậc trung học cơ sở đến bậc trung học phổ thông (lớp 7 - lớp 12). Văn nghị luận trong nhà trường là thể loại giúp học sinh rèn luyện tư duy, lập luận một cách logic, chặt chẽ, thể hiện được cách nhìn nhận, đánh giá mang tính thuyết phục một vấn đề nào đó về hai lĩnh vực xã hội và văn học. VBNL có mạch lạc mới đạt được mục đích và thực hiện được chức năng của nó. Vậy một VBNL mạch lạc là một văn bản như thế nào và những biểu hiện nào của mạch lạc gắn với đặc trưng thể loại mà khi tiếp nhận hoặc tạo 1 lập VBNL cần chú ý? Đây là câu hỏi mà chúng tôi mong muốn có được câu trả lời khi chọn đề tài nghiên cứu, bởi vì, theo sự tìm hiểu của chúng tôi, đến nay, chưa có ai đi sâu vào nghiên cứu mạch lạc trong VBNL (những nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở hai hoặc ba văn bản hoặc là nghiên cứu riêng về một tác giả nghị luận nào đó). Do đó, việc tìm hiểu mạch lạc và những biểu hiện của nó gắn với đặc trưng thể loại trong VBNL, theo chúng tôi, là một việc làm hết sức cần thiết cho những ai quan tâm đến VBNL, đặc biệt là giáo viên, học sinh và sinh viên. Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt” nhằm góp phần khẳng định vai trò, tầm quan trọng của mạch lạc trong các loại văn bản nói chung và VBNL nói riêng, đồng thời khẳng định những biểu hiện “đậm nét” mang tính đặc trưng của mạch lạc trong VBNL, từ đó giúp cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, giảng dạy và tạo lập VBNL trong nhà trường đạt được hiệu quả như mong muốn. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là mạch lạc và biểu hiện của mạch lạc trong VBNL tiếng Việt. 2.2. Phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 2.2.1. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định là mạch lạc và một số biểu hiện của mạch lạc trong VBNL tiếng Việt, cụ thể là hai biểu hiện: Mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề và mạch lạc trong quan hệ lập luận. Lí do lựa chọn hai biểu hiện này của mạch lạc để nghiên cứu trong VBNL được luận án trình bày cụ thể ở mục 1.2.2.3. (Các biểu hiện của mạch lạc). 2.2.2. Phạm vi về nguồn ngữ liệu Văn bản nghị luận tiếng Việt rất phong phú về kiểu loại, đồ sộ về số lượng, cho nên để đảm bảo tính đại diện, tính chọn lọc và độ tin cậy, luận án xác định ngữ liệu nghiên cứu là 326 VBNL được lấy từ các nguồn sau: 1. Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1+2, (2008), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1+2, (2008), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1+2, (2008), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1+2, (2008), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1+2, (2008), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1+2, (2008), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2 7. Tập nghiên cứu và bình luận văn học chọn lọc (2000), tập I + II + III + IV + V + VI, Đỗ Quang Lưu tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Hà Nội. 8. Tuyển tập văn chính luận Hồ Chí Minh, (1997), Lữ Huy Nguyên tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Văn học Việt Nam thế kỉ XX (Văn chính luận - quyển V) (2003), Mai Quốc Liên - Nguyễn Văn Lưu (chủ biên), Nxb Văn học, Hà Nội. 10. Xã luận báo Nhân dân, từ số thứ sáu, ngày 18/11/2013 đến số thứ bảy, ngày 13/6/2017. Sở dĩ luận án chọn ngữ liệu từ các nguồn trên vì một số lí do: thứ nhất, các VBNL tiếng Việt trong sách giáo khoa là những văn bản tiêu biểu, đã được chọn lọc theo các giai đoạn từ văn học trung đại đến văn học hiện đại (chỉ chọn những VBNL hoàn chỉnh); thứ hai, các VBNL xã hội ở các nguồn như Văn học Việt Nam thế kỉ XX (Văn chính luận - quyển V, Tuyển tập văn chính luận Hồ Chí Minh là những văn bản tiêu biểu của Hồ Chí Minh, của một số cây bút nghị luận tiêu biểu đầu thế kỉ XX như Phan Kế Bính, Nguyễn An Ninh, Phan Khôi, Phạm Quỳnh,...và một số VBNL xã hội đương thời trên Xã luận báo Nhân dân; thứ ba là các VBNL văn học trong Tập nghiên cứu và bình luận văn học chọn lọc (bộ 6 tập) là những văn bản được tuyển chọn của các nhà phê bình văn học nổi tiếng như Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Hoành Khung, Phạm Văn Đồng,... Từ các VBNL chọn lọc, tiêu biểu ở các nguồn ngữ liệu này, luận án có cơ sở để phân tích, đánh giá về biểu hiện của mạch lạc mang tính đặc trưng thể loại của VBNL, từ đó giúp cho việc tiếp nhận và tạo lập loại văn bản này đạt hiệu quả giao tiếp như mong muốn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Qua việc khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá biểu hiện của mạch lạc trong VBNL tiếng Việt, luận án nhằm mục đích làm rõ một số biểu hiện nổi trội của mạch lạc gắn với đặc trưng thể loại VBNL tiếng Việt, qua đó góp phần khẳng định vai trò của mạch lạc trong việc tiếp nhận và tạo lập loại văn bản này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Căn cứ vào mục đích và phạm vi nghiên cứu đã được xác định, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: Một là hệ thống lại một cách khái quát những vấn đề lí thuyết liên quan đến nội dung của đề tài luận án. 3 Hai là khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, đánh giá biểu hiện của mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề ở phương diện kết cấu và các phép liên kết ở VBNL tiếng Việt. Ba là khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, đánh giá biểu hiện của mạch lạc trong quan hệ lập luận ở phương diện: kiểu lập luận, đặc điểm các thành phần lập luận, tính đa thanh trong lập luận ở VBNL tiếng Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu là phương pháp phân tích diễn ngôn, phương pháp miêu tả và phương pháp phân tích ngữ nghĩa. Phương pháp phân tích diễn ngôn: là phương pháp chủ đạo của luận án. Phương pháp này nhằm thực hiện việc miêu tả, tìm hiểu và giải thích các biểu hiện mang tính đặc trưng nổi trội của mạch lạc trong VBNL. Phương pháp miêu tả: được sử dụng để miêu tả cấu trúc văn bản, các phép liên kết, các kiểu lập luận, ngôn ngữ lập luận,... trong vai trò thể hiện mạch lạc ở VBNL. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: được vận dụng để phân tích nội dung văn bản, nội dung của lập luận, từ đó có cơ sở đánh giá mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề và mạch lạc trong quan hệ lập luận ở VBNL. Bên cạnh đó, luận án đã sử dụng một số thủ pháp sau: Thủ pháp thống kê, phân loại: được vận dụng để thống kê các kiểu cấu trúc của VBNL các phép liên kết đề tài-chủ đề, các kiểu lập luận,... Thủ pháp so sánh: được dùng để đối chiếu, so sánh việc sử dụng kiểu cấu trúc, các phép liên kết tạo mạch lạc và lập luận trong ngữ liệu và trong một số loại văn bản khác để từ đó đánh giá được mạch lạc trong VBNL. Thủ pháp phân tích, tổng hợp: được vận dụng để phân tích số liệu, ngữ liệu từ đó có sơ sở khái quát những biểu hiện nổi bật mang tính đặc trưng của mạch lạc trong VBNL. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thông qua việc vận dụng lí thuyết về mạch lạc vào nghiên cứu biểu hiện của mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề và trong quan hệ lập luận ở VBNL tiếng Việt, luận án góp phần khẳng định vai trò quan trong của mạch lạc trong văn bản. Khảo sát, phân tích, đánh giá biểu hiện của mạch lạc trong quan hệ lập luận qua kết cấu và các phép liên kết,... ở VBNL và chỉ ra được những điểm nổi bật của mạch lạc trong loại văn bản này. 4 Khảo sát, phân tích, đánh giá biểu hiện của mạch lạc trong quan hệ lập luận ở kiểu lập luận, đặc điểm các thành phần lập luận, tính đa thanh... ở VBNL và chỉ ra đặc điểm nổi bật mang tính đặc trưng của mạch lạc ở loại văn bản này. 6. Ý nghĩa và đóng góp của luận án 6.1. Đóng góp về phương diện lí luận Luận án góp phần làm rõ hơn những vấn đề lí luận của ngôn ngữ học văn bản và lí thuyết phân tích diễn ngôn dựa vào kết quả nghiên cứu về mạch lạc trong VBNL tiếng Việt, từ đó khẳng định tầm quan trọng của mạch lạc trong việc tạo lập và phân tích văn bản nói chung và VBNL nói riêng. 6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần chỉ ra một số biểu hiện quan trọng, nổi bật của mạch lạc trong VBNL tiếng Việt là mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề và mạch lạc trong quan hệ lập luận, từ đó mong muốn góp phần vào việc làm cho quá trình tiếp nhận và tạo lập VBNL đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, phân tích VBNL về phương diện ngôn ngữ. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí thuyết Phần tổng quan vấn đề nghiên cứu, luận án hệ thống lại các công trình, quan điểm nghiên cứu về mạch lạc và mạch lạc trong văn bản nghị luận. Phần cơ sở lí thuyết, luận án đề cập đến các vấn đề là văn bản và một số vấn đề liên quan, mạch lạc và văn bản nghị luận. Chương 2. Mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề ở văn bản nghị luận tiếng Việt Chương này làm nhiệm vụ phân tích, đánh giá biểu hiện của mạch lạc trong sự thống nhất đề tài-chủ đề ở ở VBNL trên hai phương diện là kết cấu văn bản và các phép liên kết. Chương 3. Mạch lạc trong quan hệ lập luận ở văn bản nghị luận Việt Chương này làm nhiệm vụ phân tích, đánh giá biểu hiện của mạch lạc trong quan hệ lập luận ở VBNL trên các phương diện: kiểu lập luận, đặc điểm của các thành phần lập luận, tính đa thanh trong lập luận. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về mạch lạc trong văn bản 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu mạch lạc trên thế giới Mạch lạc là vấn đề được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đề cập đến từ giữa thế kỉ XX. Do sự phức tạp và tính chất “mơ hồ” khó nhận diện nên mạch lạc đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của không ít nhà ngôn ngữ học. Trên thế giới, mạch lạc được nghiên cứu trong các công trình của T. Todorov, V. Dijk, M.A.K. Halliday & R. Hasan, H.G Widdowson, G. Llian Brown & George Yule, G.M. Green, D. Nunan, … Dưới đây, luận án điểm lại những công trình tiêu biểu đã đề cập đến mạch lạc ở các phương diện như quan niệm, vai trò và sự thể hiện của mạch lạc trong văn bản/diễn ngôn. Trước tiên, phải nói đến cuốn Cohesion in English (Liên kết trong tiếng Anh) xuất bản năm 1976 của M.A.K. Halliday & R. Hasan. Trong cuốn sách này, mạch lạc tuy không được nghiên cứu một cách trực tiếp nhưng những kết quả nghiên cứu, những phát biểu của các tác giả lại khơi gợi cho các nghiên cứu về mạch lạc sau này. Trong cuốn sách này, mạch lạc đã được phát biểu như sau: “Mạch lạc là tập hợp những quan hệ có ý nghĩa dùng chung cho mọi văn bản, phân biệt văn bản với phi văn bản”. Các tác giả nhấn mạnh: “Mạch lạc không nêu văn bản thông báo gì mà nêu văn bản được tổ chức thành chỉnh thể ngữ nghĩa như thế nào”. Và “…Chất văn bản bao gồm nhiều hơn, không chỉ là sự có mặt của những quan hệ nghĩa thuộc loại mà chúng tôi quy về quan hệ liên kết - sự phụ thuộc của yếu tố này vào yếu tố khác để giải thích được nó. Nó bao gồm một chừng mực nào đó của mạch lạc trong các ý nghĩa được diễn đạt: không chỉ hoặc không phải chủ yếu là ở nội dung, mà ở sự lựa chọn toàn bộ các nguồn ý nghĩa của ngôn ngữ đó, bao gồm cả các thành tố liên nhân khác nhau, các thức, các tình thái, các độ mạnh và những hình thái khác nữa mà người nói nhồi nhét vào trong các tình huống nói”. Các tác giả M.A.K. Halliday & R. Hasan đã chỉ ra hai điều kiện để đảm bảo cho một văn bản mạch lạc là văn bản phải phù hợp với ngữ cảnh và phải có sự liên kết. Tiếp theo là cuốn Văn bản và ngữ cảnh (Text and Context) xuất bản năm 1977 của T.A. Van Dijk. Trong cuốn sách, tác giả đã dành riêng một chương để viết về mạch lạc (Chapter 4: Coherence). Trong đó, mạch lạc được quan niệm “là một thuộc 6 tính ngữ nghĩa của diễn ngôn, dựa trên việc giải thích các câu riêng lẻ trong mối tương quan với các câu khác trong văn bản” [109, tr. 93] . T.A. Van Dijk cho rằng trong mỗi diễn ngôn chứa một cấu trúc vĩ mô (cấu trúc ngữ nghĩa tổng thể) thể hiện ngữ nghĩa của diễn ngôn và cấu trúc ngữ nghĩa của một diễn ngôn được tổ chức phân cấp ở nhiều cấp độ phân tích (cấu trúc vĩ mô của một diễn ngôn chi phối, kéo theo các cấu trúc vĩ mô khác chi phối toàn bộ diễn ngôn và chính cấu trúc vĩ mô quyết định tính mạch lạc tổng thể của một diễn ngôn). Bên cạnh đó, các yếu tố như thứ tự thực tế và thứ tự trình tự, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn, chủ đề, bình luận,.. và vai trò của chúng trong diễn ngôn cũng là những yếu tố quan trọng cần chú ý khi phân tích mạch lạc trong diễn ngôn. Năm 1981, I. R. Gal'perin viết Văn bản với tư cách là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học (Bản dịch tiếng Việt của Hoàng Lộc năm 1987). Trong cuốn sách này, tác giả quan niệm: “Mạch lạc là những hình thức liên kết riêng biệt đảm bảo thể liên tục (về thời gian hoặc không gian), sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các thông báo, sự kiện, hành động cụ thể” [31, tr.148]. I. R. Gal'perin còn khẳng định mạch lạc chính là đặc trưng của văn bản, là những hình thức liên kết ngữ pháp, ngữ nghĩa, từ vựng giữa những phần cụ thể của văn bản định ra bước chuyển tiếp từ cách phân chia biến thể ngữ cảnh này sang cách phân chia khác. Năm 1983, trong Phân tích diễn ngôn (Bản dịch tiếng Việt của Trần Thuần, 2002), Gillian Brown & George Yulle đã dành hẳn một chương (chương 7: Tính mạch lạc trong việc giải thuyết diễn ngôn) để nghiên cứu về mạch lạc. Các tác giả đã nhận định: “Giả định về tính mạch lạc sẽ chỉ tạo ra một giải thuyết nhất định trong đó các yếu tố của thông điệp được xem như nối kết với nhau, có hoặc không có các nối kết ngôn ngữ công khai giữa các yếu tố ấy. (…) Cái quan trọng nhất trong số đó là nỗ lực của người đọc (hay người nghe) nhằm đạt đến ý định giao tiếp của người viết hay người nói khi tạo ra một thông điệp ngôn ngữ.” [10, tr. 348]. Các nhà nghiên cứu này cho rằng người tiếp nhận muốn giải thuyết ý định giao tiếp của người viết phải dựa vào mạch lạc, nguyên lý loại suy, giải thuyết cục bộ, các đặc điểm chung của ngữ cảnh, các quy tắc kết cấu diễn ngôn và các đặc điểm theo quy tắc của tổ chức kết cấu thông tin. Gillian Brown & George Yulle cũng đã phân định ba bình diện của tiến trình giải thuyết ý nghĩa theo dự định của người nói/ người viết khi tạo ra diễn ngôn, bao gồm “giải thuật chức năng giao tiếp (tiếp nhận thông điệp như thế nào), sử dụng kiến thức văn hóa xã hội nói chung (sự kiện về thế giới) và xác định luận suy nào cần phải thực hiện” [10, tr. 349]. Như vậy mạch lạc là yếu tố quan trọng, phải được xem xét đến trong quá trình tiếp nhận, phân tích diễn ngôn (giải thuyết diễn ngôn). 7 Năm 1993, cuốn Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của D. Nunan được xuất bản (Bản dịch tiếng Việt của Hồ Mĩ Huyền và Trúc Thanh, 1997). Trong cuốn sách này, D. Nunan khẳng định: “Mạch lạc (coherence) là cái tầm rộng mà ở đó các lời nói được tiếp nhận là có mắc vào nhau chứ không phải là một tập hợp câu nói không có liên quan với nhau”. Cách hiểu này về mạch lạc của Nunan được Diệp Quang Ban cho là cách phát biểu dung dị và bao quát về mạch lạc, được sử dụng phổ biến trong nhà trường bởi tính chất tiện dụng của nó. D. Nunan đã phân biệt văn bản mạch lạc với chuỗi câu ngẫu nhiên, tình cờ đứng cạnh nhau có sử dụng phương tiện liên kết hình thức. Theo Nunan, đối với văn bản, cần phải xác định được sự liên kết giữa các câu ngoài việc hiểu biết về ngữ pháp và từ vựng của văn bản. Một văn bản mạch lạc phụ thuộc phần lớn vào phương tiện tạo văn bản cách sắp xếp trật tự câu và sử dụng từ ngữ. Và ngữ cảnh là yếu tố quan trọng trong việc giải thích mạch lạc khi coi diễn ngôn là “giao tiếp trong ngữ cảnh”. Có thể nói khái quát rằng, các công trình tiêu biểu nói trên của một số nhà ngôn ngữ học nước ngoài, mạch lạc được đề cập một cách gián tiếp hoặc trực tiếp thông qua việc nghiên cứu về liên kết, về cấu trúc, khung truyện, về nội dung ngữ nghĩa văn bản và các thành tố liên quan đến tình huống nói, về khả năng dung hợp nhau giữa các hành động nói… Tuy không phải là những công trình nghiên cứu riêng biệt về mạch lạc song đây là những cuốn sách thể hiện quan điểm của các tác giả về vai trò và các biểu hiện của mạch lạc trong văn bản/diễn ngôn. Điểm đồng nhất giữa các nhà nghiên cứu là đều khẳng định vai trò quan trọng, tính chất quyết định của mạch lạc trong việc làm cho một chuỗi câu thành một thể thống nhất - văn bản. Có thể nói, những công trình nghiên cứu trên đây là cơ sở lí thuyết quan trọng, tin cậy cho các thế hệ sau tiếp tục làm sáng rõ hơn về vấn đề được coi là mơ hồ, khó nhận diện - mạch lạc. 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu mạch lạc ở Việt Nam Ở Việt Nam, mạch lạc được nghiên cứu muộn hơn. Có thể xem công trình đầu tiên nghiên cứu về mạch lạc ra đời năm 1985 là Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm. Trong công trình này, ở cấp độ phân tích văn bản, Trần Ngọc Thêm nghiên cứu và chỉ ra vai trò của liên kết và hệ thống liên kết trong văn bản tiếng Việt, trong đó liên kết nội dung được đề cập chi tiết trong việc phân tích biểu hiện ở liên kết chủ đề và liên kết logic. Tuy không đề cập và gọi tên một cách trực tiếp nhưng có thể coi liên kết nội dung trong công trình này là biểu hiện cho tính mạch lạc của văn bản. Đây cũng là hướng đề cập đến tính mạch lạc của văn bản thông qua liên kết nội dung của tác giả Đỗ Hữu Châu (1996) trong [14] và [17]. 8 Trong các nghiên cứu về mạch lạc, không thể không kể đến các công trình của tác giả Diệp Quang Ban. Đây là nhà nghiên cứu có nhiều công trình đề cập đến mạch lạc nhất. Năm 1998, trong [6], mạch lạc được gọi tên và nghiên cứu khá cụ thể từ khái niệm đến phạm vi biểu hiện của nó dựa trên các kết quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học khác trên thế giới. Các phạm vi biểu hiện của mạch lạc trong công trình là: mạch lạc trong triển khai mệnh đề, mạch lạc trong chức năng và mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác. Trong các công trình tiếp theo [5], [6], [8], mạch lạc tiếp tục được Diệp Quang Ban nghiên cứu, bổ sung, nhấn mạnh về vai trò và biểu hiện của nó trong quá trình tạo lập văn bản. Mạch lạc được tác giả khẳng định là cái làm cho văn bản là một văn bản. Qua các công trình nói trên của Diệp Quang Ban, mạch lạc được trình bày rõ ràng, chi tiết từ khái niệm đến các biểu hiện của nó trong văn bản, đồng thời mạch lạc cũng được phân biệt với liên kết hình thức. Mạch lạc đã được Diệp Quang Ban định nghĩa như sau: Mạch lạc là sự nối kết có tính chất hợp lí về mặt nghĩa và về mặt chức năng, được trình bày trong quá trình triển khai một văn bản (như một truyện kể, một cuộc thoại, một bài nói hay bài viết…) nhằm tạo ra những sự kiện nối kết với nhau hơn là sự kiện liên kết câu với câu [8, tr. 297]. Diệp Quang Ban cũng đã chỉ ra 8 biểu hiện của mạch lạc để người đọc có thể nắm bắt được một cách thuận lợi hơn vấn đề vốn được xem là có ngoại diên rất rộng và mơ hồ này. Diệp Quang Ban cũng đã công bố kết quả nghiên cứu về của mạch lạc trên một số tạp chí chuyên ngành như các bài [4], [7]. Có thể nói, những kết quả nghiên cứu của Diệp Quang Ban về mạch lạc được vận dụng rộng rãi vào việc tiếp nhận và tạo lập văn bản (diễn ngôn). Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu khác cũng đề cập đến mạch lạc như [22] (1998) của Nguyễn Đức Dân, [33] (2000), [34] (2008) và [36] (2016) của Nguyễn Thiện Giáp, [85] (2001) của Nguyễn Thị Việt Thanh, [50] (2002) của Nguyễn Hoà. Trong các công trình nghiên cứu này, mạch lạc được các nhà nghiên cứu tiếp tục khẳng định vai trò và cách thể hiện, nhận diện nó trong văn bản. Trong [33] và [34] và [36], Nguyễn Thiện Giáp đề cập đến vai trò quan trọng của mạch lạc trong văn bản. Ông khẳng định: Cái quyết định để một sản phẩm ngôn ngữ trở thành một diễn ngôn hay văn bản chính là mạch lạc. Một diễn ngôn hoặc một văn bản gồm các câu có quan hệ về nghĩa với nhau, cùng hướng vào một chủ đề nhất định là một diễn ngôn hoặc một văn bản có mạch lạc [36, tr.270]. Năm 2002, trong [50], Nguyễn Hoà cho rằng trong phân tích diễn ngôn, cần phải phân tích những tính chất của diễn ngôn như tính giao tiếp, tính tương thích, tính mạch lạc và tính quan yếu. Nguyễn Hoà khẳng định mạch lạc là vấn đề cốt yếu của lí 9 luận phân tích diễn ngôn. Theo tác giả, những phương thức chính tạo mạch lạc trong diễn ngôn là mạch lạc trong liên kết, mạch lạc trong cấu trúc và mạch lạc trong quan yếu. Vấn đề này được giải thích như sau: trong một diễn ngôn, nếu thiếu liên kết hình thức thì sự nối kết về mặt nghĩa và về mặt chức năng giữa các câu trong văn bản sẽ mờ nhạt, không rõ ràng, chặt chẽ; nếu giữa các câu thiếu sự tổ chức chặt chẽ, logic thì diễn ngôn sẽ trở nên lộn xộn, mất đi tính mạch lạc; nếu thiếu yếu tố quan yếu thì cấu trúc quan yếu lỏng lẻo và diễn ngôn sẽ thiếu tính mạch lạc. Để chứng minh cho vấn đề lí luận và phương pháp của mình, Nguyễn Hoà đã vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn, trong đó có mạch lạc để phân tích cụ thể một số thể loại diễn ngôn trong tiếng Anh và tiếng Việt. Có thể nói, mạch lạc đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong và ngoài nước quan tâm và đã có những kết quả nghiên cứu về các mặt của mạch lạc từ khái niệm đến vai trò và biểu hiện của nó trong văn bản. Điều này càng chứng tỏ vai trò của mạch lạc trong nghiên cứu ngôn ngữ, trong tạo lập và phân tích văn bản/diễn ngôn. Những nghiên cứu về mạch lạc nói trên là cơ sở lí thuyết quan trọng để chúng tôi vận dụng vào đề tài nghiên cứu. Mạch lạc tuy là yếu tố khá mơ hồ, khó nhận diện nhưng lại có vai trò quan trọng đối với văn bản/diễn ngôn. Vì thế, ở trong nước, đã có những luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ vận dụng lí thuyết về mạch lạc vào việc nghiên cứu, phân tích văn bản. Đồng thời, việc vận dụng lí thuyết về mạch lạc vào việc nghiên cứu các đề tài cụ thể cũng làm cho mạch lạc được biểu hiện rõ ràng, sâu sắc hơn, khẳng định được vai trò của nó trong văn bản. Nghiên cứu về mạch lạc được các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ vận dụng nghiên cứu ở các thể loại văn bản nghệ thuật, văn bản hành chính, văn bản báo chí,… Các đề tài nghiên cứu thường tìm hiểu mạch lạc trong một loại văn bản/một văn bản cụ thể nào đó (phóng sự, truyện ngắn, kịch,…); hoặc đi sâu vào nghiên cứu những biểu hiện tiêu biểu của mạch lạc trong văn bản của một tác giả cụ thể (quan hệ nguyên nhân trong truyện ngắn Nam Cao, theo ngữ pháp truyện một số truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, …), từ đó khẳng định vai trò quan trọng của mạch lạc trong việc tạo lập và phân tích diễn ngôn. Trong việc vận dụng lí thuyết mạch lạc vào nghiên cứu thuộc mảng này, đáng chú ý là luận án tiến sĩ của Trần Thị Vân Anh [3], Nguyễn Thị Hường [58], Phan Thị Ai [1] và Nguyễn Hương Giang [32]. 10 Luận án [3] Mạch lạc trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du tìm hiểu tính hệ thống trong mạch lạc của truyện, do đó, mạch lạc được tập trung nghiên cứu ở một số tuyến mạch lạc trong truyện (tuyến quan hệ nguyên nhân, tuyến quan hệ thời gian) nhằm làm sáng tỏ bố cục và triển khai truyện với tư cách là tài tổ chức truyện kể. Kết quả nghiên cứu của luận án đã khẳng định vai trò của mạch lạc đối với việc tạo lập và giải mã nội dung truyện, qua đó, tác giả luận án đã đề xuất một số cách khai thác và ứng dụng lí thuyết về mạch lạc như là một bộ phận của phân tích diễn ngôn vào việc tiếp nhận văn bản. Luận án [58] (2010) của Nguyễn Thị Hường đi sâu vào khảo sát và phân tích biểu hiện mang tính đặc thù của mạch lạc trong văn bản hành chính ở hai tiểu loại là báo cáo và tờ trình qua một số loại quan hệ: quan hệ nguyên nhân - hệ quả trong văn bản báo cáo, quan hệ lập luận trong văn bản tờ trình. Tác giả luận án đã chỉ ra được lỗi thường gặp về mạch lạc và đề xuất một số giải pháp khắc phục khiếm khuyết về mạch lạc khi soạn thảo các loại văn bản này. Những kết quả nghiên cứu trong luận án của Nguyễn Thị Hường góp phần quan trọng trong việc quy phạm hóa văn bản báo cáo và tờ trình. Trong luận án [1], Nguyễn Thị Ai đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề về mạch lạc trong bài làm văn của học sinh, các lỗi về mạch lạc ở các đơn vị câu, đoạn văn, văn bản và bước đầu xác định những yếu tố tạo mạch lạc cho văn bản tập làm văn của học sinh phổ thông. Những kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học tốt phân môn Tập làm văn trong nhà trường. Năm 2017, trong [32], Nguyễn Hương Giang đã hệ thống hóa được lí thuyết về mạch lạc của các nhà ngôn ngữ trong và ngoài nước, từ đó vận dụng vào việc nghiên cứu mạch lạc qua các phép liên kết và qua các mối quan hệ trong văn bản như: quan hệ giữa các từ ngữ trong một câu, quan hệ về chủ đề giữa các câu, quan hệ thời gian, quan hệ lập luận, quan hệ nhân quả, quan hệ điều kiện và quan hệ ngoại chiếu. Luận án khẳng định: do đặc điểm diễn ngôn của thể loại văn bản hợp đồng kinh tế đòi hỏi tính chính xác, rõ ràng nên mạch lạc tuy được thể hiện qua tất cả các phép liên kết nhưng tần suất xuất hiện nhiều nhất là phép lặp, phép nối và phép thế (đối chiếu văn bản tiếng Anh và tiếng Việt). Trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt, các mối quan hệ tạo mạch lạc có điểm giống và khác nhau, đặc biệt như: mạch lạc trong quan hệ ngoại chiếu được thể hiện ở những vị trí khác nhau trong văn bản, mạch lạc qua quan hệ lập luận không được thể hiện trong văn bản tiếng Anh nhưng lại được thể hiện trong văn bản tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng rõ hơn phương diện lí 11 thuyết về mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt, đặc biệt nhằm ứng dụng vào thực tiễn soạn thảo và biên dịch các hợp đồng kinh tế. Có thể nói, mạch lạc trong văn bản được rất nhiều người nghiên cứu quan tâm, dù là chuyên sâu hay chỉ là một phần trong công trình nghiên cứu. Điều này đã chứng tỏ vai trò quan trọng của mạch lạc trong văn bản. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu mạch lạc trong văn bản nghị luận Ngoài việc được vận dụng nghiên cứu, tìm hiểu trong các loại văn bản nghệ thuật, báo chí, hành chính (đã đề cập đến ở mục 1.1.1.2), mạch lạc cũng đã được xem xét, nghiên cứu trong VBNL. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy việc nghiên cứu mạch lạc trong VBNL được triển khai trong các đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ. Các đề tài thạc sĩ chủ yếu tập trung nghiên cứu biểu hiện của mạch lạc qua quan hệ lập luận. Các đề tài luận văn thạc sĩ của Trương Công Nghị (2006): Mạch lạc theo quan hệ lập luận trong một số văn bản chính luận, của Nguyễn Mai Lan (2009): Mạch lạc theo quan hệ lập luận qua ba văn bản “Tái dụ Vương Thông”, “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, “Một thời đại trong thi ca”, của Nguyễn Anh Tuấn (2010): Khảo sát mạch lạc theo quan hệ lập luận qua ba văn bản “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ” và “Đại cáo bình ngô”, của Phạm Thị Huệ (2011): Mạch lạc theo quan hệ lập luận qua ba văn bản chính luận của Trường Chinh, của Vũ Như Nguyệt (2011): Mạch lạc theo quan hệ lập luận qua hai văn bản: “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (Phạm Văn Đồng), “Tiếng Việt – một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc” (Đặng Thai Mai),... đều nghiên cứu mạch lạc trong quan hệ lập luận ở 2 hoặc 3 VBNL cụ thể nào đó theo hướng phân tích cấu trúc nội dung và cấu trúc lập luận của toàn văn bản. Các đề tài nghiên cứu đều nhận định rằng trong các VBNL, lập luận là một biểu hiện rõ rệt của mạch lạc và có vai trò vô cùng quan trọng trong loại văn bản này. Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc tìm hiểu mạch lạc theo hướng này chỉ phù hợp với đề tài có số lượng văn bản khiêm tốn (2 hoặc 3 văn bản). Trong một số luận án tiến sĩ, mạch lạc được xem xét là một bộ phận trong việc vận dụng lí thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu VBNL. Đề tài "Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục" từ cách tiếp cận của phân tích diễn ngôn (2016) của Dương Thị Bích Hạnh đề cập đến mạch lạc với tư cách là một vấn đề quan trọng của phân tích diễn ngôn cùng với đặc trưng về trường và không khí. Theo đó, mạch lạc được nghiên cứu tập trung qua quan hệ liên kết và quan hệ lập luận. 12 Những nội dung và kết quả nghiên cứu về mạch lạc nói chung và mạch lạc trong một số VBNL nói riêng giúp chúng tôi có một cái nhìn hệ thống, toàn diện về mạch lạc, đặc biệt là vai trò của nó trong văn bản, đồng thời gợi mở việc xác định những nội dung nghiên cứu về mạch lạc trong luận án này. 1.2. Cơ sở lí thuyết Để phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án đã xác định những cơ sở lí thuyết cơ bản là văn bản, mạch lạc và văn bản nghị luận. 1.2.1. Văn bản và một số vấn đề liên quan 1.2.1.1. Văn bản và diễn ngôn. Phân tích văn bản và phân tích diễn ngôn a. Văn bản và diễn ngôn Hiện nay, trong ngôn ngữ học tồn tại hai thuật ngữ văn bản và diễn ngôn. Vậy văn bản và diễn ngôn được hiểu và sử dụng như thế nào? Trước hết, có thể thấy hai thuật ngữ này được sử dụng khác nhau trong từng giai đoạn cụ thể. "Ở giai đoạn đầu, do trọng tâm nghiên cứu tập trung ở sản phẩm ngôn ngữ bằng chữ viết nên tên gọi văn bản được dùng đại diện để chỉ chung những sự kiện nói viết và sự kiện nói miệng có mạch lạc và liên kết. Ở giai đoạn thứ hai, do ngôn ngữ nói được quan tâm nhiều hơn nên hai tên gọi diễn ngôn và văn bản được sử dụng song song, văn bản được dùng để chỉ sản phẩm ngôn ngữ bằng chữ viết còn diễn ngôn chỉ sản phẩm ngôn ngữ nói miệng. Giai đoạn này phân biệt rõ hai tên gọi diễn ngôn và văn bản. Ở giai đoạn hiện nay, tên gọi diễn ngôn được dùng để chỉ chung cả sản phẩm ngôn ngữ bằng chữ viết và sản phẩm ngôn ngữ nói như tên gọi văn bản ở giai đoạn đầu, có nghĩa thuật ngữ diễn ngôn đã bao hàm cả văn bản. Điều này ngụ ý rằng sự kiện nói miệng là cái có tính nguyên cấp." [8, tr.199] Các nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ văn bản hay diễn ngôn tuỳ theo quan điểm. Có nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong quá trình nghiên cứu không nhắc đến tên “văn bản”, có người lại không nhắc đến tên “diễn ngôn”. Có nhà nghiên cứu hiểu và sử dụng thuật ngữ văn bản như diễn ngôn, chẳng hạn, Halliday và Hasan cho rằng văn bản có thể là bất kỳ đoạn văn nào, viết hay nói, dài hay ngắn, tạo nên một chỉnh thể thống nhất hoàn chỉnh... Rồi Văn bản là một đơn vị ngôn ngữ hành chức. Cách hiểu này về văn bản của Halliday và Hasan theo cách hiểu văn bản ở giai đoạn đầu. Trong [8], Diệp Quang Ban đã dành hẳn một chương (chương 5) để bàn về văn bản và các đặc trưng của văn bản. Ở chương này, trong mục 5.1, Diệp Quang Ban thông qua việc tìm hiểu tên gọi diễn ngôn và văn bản trong lịch sử phân tích đơn vị 13 trên câu của các nhà ngôn ngữ trên thế giới đã phân biệt văn bản và diễn ngôn. Theo Diệp Quang Ban, nhiều nhà nghiên cứu cố gắng phân biệt văn bản và diễn ngôn như Barthes (1970), Ballert (1971), Cook (1989), Crystal (1992). Ballert (1971) quan niệm tên gọi “diễn ngôn” bao gồm cả văn bản. Cook (1989) phân biệt: văn bản là bề mặt từ ngữ, chưa tính đến ngữ cảnh và mục đích người sử dụng như ở diễn ngôn. Crystal (1992) cho rằng: diễn ngôn là một chuỗi ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) liên tục lớn hơn câu, thường tạo nên một đơn vị có mạch lạc, như bài truyền giáo, một lý lẽ, một câu chuyện tiếu lâm hay một câu chuyện kể, còn văn bản là một đoạn diễn ngôn nói hay viết, hoặc thể hiện ở dạng kí hiệu sử dụng tự nhiên, được xác định để phân tích, thường là một đơn vị ngôn ngữ có một chức năng giao tiếp có thể xác định được như một cuộc thoại hay tấm áp phích;... Cũng theo Diệp Quang Ban, khi định nghĩa về văn bản/ diễn ngôn, nổi lên một cách định nghĩa khá đặc biệt là đối chiếu văn bản/diễn ngôn như là hai thể trạng: một thể trạng trong hoạt động và một thể trạng tĩnh tại. Đó là Hjelmsler (1953), Hausenblas (1966): diễn ngôn có thể hiểu hoặc như quá trình, hoặc như kết quả; Brown và Yule (1983): diễn ngôn là quá trình, văn bản là sản phẩm; Halliday (1985 và 1995): lấy quá trình (ngôn ngữ nói) làm xuất phát điểm và văn bản viết là sản phẩm; Lyons (1995): diễn ngôn có dạng nói và dạng viết, cả hai dạng này đều có ý-sản phẩm và ý-quá trình, văn bản là ý - sản phẩm của diễn ngôn viết, có nghĩa là diễn ngôn bao hàm văn bản [8, tr 202-209]. Nhiều nhà phân tích diễn ngôn sau này chủ yếu theo quan điểm của Brown & Yule (1983) và Lyons (1995) trong việc phân biệt văn bản với diễn ngôn nhưng văn bản được hiểu giản dị hơn: “mặt từ ngữ trong” trong tài liệu ngôn ngữ, và từ ngữ đó có thể được diễn đạt bằng chữ viết hoặc bằng âm thanh. Ưu thế của cách hiểu như vậy trước hết là phân biệt được sự phân tích diễn ngôn (nghĩa-logic và chức năng) với sự phân tích văn bản (từ ngữ với các nội dung gắn liền với chúng) như là hai diện khác nhau tồn tại trong một tài liệu ngôn ngữ; sau nữa là tránh được việc coi văn bản và diễn ngôn như là hai thực thể tách rời khỏi nhau mà trên thực tế không bao giờ có thể phân biệt được với nhau [8, tr. 210]. Như vậy, cách hiểu, tên gọi, sự phân biệt và cách dùng hai thuật ngữ văn bản và diễn ngôn của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã trải qua một quá trình khá dài, đến giai đoạn hiện nay đã đạt đến sự phân biệt rõ ràng: văn bản - bề mặt từ ngữ và diễn ngôn ngữ cảnh tình huống. Nguyễn Hoà [50] cho rằng sự phân biệt văn bản và diễn ngôn chỉ là tương đối bởi trong thực tế rất khó phân biệt rạch ròi diễn ngôn và văn bản vì trong văn bản sẽ có cái diễn ngôn và trong diễn ngôn sẽ có cái văn bản. Diễn ngôn và văn bản không phải là hai thực thể tách biệt mà chỉ là một thực thể biểu hiện của ngôn ngữ 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất