Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ M&a và khả năng phát triển tại việt nam...

Tài liệu M&a và khả năng phát triển tại việt nam

.PDF
70
243
128

Mô tả:

1 Mục lục ............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU CHUNG.................................................................................. 6 1.Mục đích nghiên cứu đề tài:............................................................................................ 6 2. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................................... 6 3. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................................. 7 4.Bố cục:........................................................................................................................... 7 CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ........................................ 8 1.Khái quát thị trường chứng khoán:.................................................................................. 8 1.1.Khái niệm: ....................................................................................................... 8 1.2. Phân loại: ........................................................................................................ 8 1.2.1.Chứng khoán cổ phần ........................................................................ 8 1.2.2.Chứng khoán nợ ................................................................................ 8 1.2.2.1.Trái phiếu ....................................................................................... 8 1.2.2.2.Chứng khoán dạng nợ ......................................................... 9 1.2.2.3.Công cụ thị trường tiền........................................................ 9 1.2.2.4.Công cụ tài chính phái sinh ................................................. 9 1.2.3.Chứng khoán lai ................................................................................ 9 2.Thị trường chứng khoán: ................................................................................................ 9 2.1.Khái niệm chung về thị trường chứng khoán: ................................................... 9 2.2.Chức năng của TTCK ...................................................................................... 10 2.3.Cơ cấu Thị trường Chứng khoán: ..................................................................... 11 2.3.1.Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn......................................... 11 2.3.2.Căn cứ vào phương thức hoạt động ................................................... 11 2.3.3.Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường: ................................................. 12 2.4.Các nguyên tắc hoạt động của TTCK: .............................................................. 12 2.4.1. Nguyên tắc cạnh tranh: ..................................................................... 12 2.4.2. Nguyên tắc công bằng: .................................................................... 12 2.4.3. Nguyên tắc công khai: ..................................................................... 12 2.4.4. Nguyên tắc trung gian:...................................................................... 13 2.5.Các thành phần tham gia TTCK: ...................................................................... 13 2.5.1. Nhà phát hành: ................................................................................. 13 2 2.5.2. Nhà đầu tư: ...................................................................................... 13 2.5.3.Các công ty chứng khoán: ................................................................. 14 2.5.4. Các tổ chức có liên quan đến TTCK: ................................................ 14 3.Chỉ số giá chứng khoán và phương pháp tính.................................................................. 14 3.1.Phương pháp tính ............................................................................................. 14 3.1.1.Phương pháp Passcher: ..................................................................... 14 3.1.2.Phương pháp Laspeyres ..................................................................... 15 3.1.3.Chỉ số giá bình quân Fisher................................................................ 16 3.1.4.Phương pháp số bình quân giản đơn: ................................................. 16 3.1.5.Phương pháp bình quân nhân giản đơn .............................................. 17 3.2.Chọn rổ đại diện............................................................................................... 17 3.3.Vấn đề trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu....................................................................... 18 CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ........................................................................ 21 1.Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam: ................................................................ 21 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển: ...................................................................... 21 1.2.Các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán ........................................ 22 1.3.Phương pháp tính chỉ số VN-Index .................................................................. 23 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán: ..................................................... 23 2.1.Các yếu tố cơ bản ............................................................................................ 24 2.2.Các yếu tố kỹ thuật .......................................................................................... 24 2.2.1.Lạm phát .......................................................................................... 25 2.2.2.Triển vọng của ngành ....................................................................... 25 2.2.3.Các loại tài sản đầu tư thay thế .......................................................... 25 2.2.4.Các giao dịch bất thường ................................................................... 25 2.2.5.Tính thanh khoản của một loại cổ phiếu............................................. 25 2.2.6.Xu thế giá ......................................................................................... 25 2.2.7.Nhân khẩu học................................................................................... 26 2.3.Trạng thái thị trường ....................................................................................... 26 3 CHƯƠNG 4:NHỮNG LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH DỰ BÁO ......................................... 27 1.Mô hình hàm hồi quy tổng thể: ....................................................................................... 27 1.1.Mô hình: .......................................................................................................... 27 1.2.Các giả định OLS............................................................................................. 27 1.3.Giả định bổ sung của OLS cho mô hình hồi qui bội ......................................... 27 1.4.Hàm hồi quy mẫu............................................................................................. 27 2.Mô hình ARIMA: Phương pháp Box-Jenkins ................................................................. 28 2.1.Tính dừng: ....................................................................................................... 28 2.2.Mô hình ARIMA ............................................................................................. 29 2.2.1.Mô hình tự hồi quy bậc p – AR(p) ..................................................... 29 2.2.2.Mô hình trung bình trượt bậc q – MA(q)............................................ 29 2.2.3.Mô hình tự hồi quy kết hợp trung bình trượt – ARIMA(p,d,q) ........... 29 2.2.3.1.Nhận dạng mô hình ............................................................. 29 2.2.3.2.Ước lượng các thông số của mô hình ARIMA(p,d,q)........... 30 2.2.3.3.Kiểm tra chẩn đoán mô hình................................................ 30 2.2.3.4.Dự báo: ............................................................................... 30 3.Mô hình ARCH: ............................................................................................................. 31 3.1 Lý thuyết mô hình ARCH ................................................................................ 31 3.2.Kiểm định tính ARCH ..................................................................................... 32 CHƯƠNG 5:ÁP DỤNG CÁC MÔ HÌNH DỰ BÁO CHO CHUỖI VNINDEX ................ 34 1.Ứng dụng mô hình ARIMA và ARCH để dự báo chuỗi VNindex: .................................. 34 1.1.Nhận dạng mô hình: ......................................................................................... 34 1.2.Chuyển đổi chuỗi gốc VNINDEX thành chuỗi “dừng”. .............................................. 35 1.3.Xác định mô hình ARIMA ............................................................................... 36 1.4.Mô hình AR(1) ................................................................................................ 36 1.4.1.Ước lượng mô hình AR(1)................................................................. 36 1.4.2.Kiểm định phần dư ............................................................................ 37 1.4.3.Các chỉ tiêu dự báo và giá trị dự báo: ................................................. 37 1.5.Mô hình AR(2) ................................................................................................ 39 1.5.1.Ước lượng mô hình AR(2)................................................................. 39 4 1.5.2.Kiểm định phần dư ............................................................................ 39 1.5.3.Các chỉ tiêu dự báo và giá trị dự báo: ................................................. 40 1.6.Mô hình ARIMA(1,1,1) ................................................................................... 41 1.7.Mô hình ARCH................................................................................................ 42 1.7.1.Kiểm định ảnh hưởng của Arch với mô hình AR(2) ........................... 42 1.7.2.Ước lượng ARCH(1) ......................................................................... 43 2.Kết hợp mô hình hồi quy,ARIMA,ARCH để dự báo Vnindex ........................................ 43 2.1.Nhận dạng:....................................................................................................... 43 2.2.Ước lượng........................................................................................................ 44 2.3.Kiểm định t_test, F_test và kiểm định Wald. .................................................... 44 2.4.Kiểm định phần dư........................................................................................... 45 2.4.1.Đồ thị phân phối chuẩn của phần dư .................................................. 45 2.4.2.Kiểm định Kolmogorov-Smirnov: ..................................................... 46 2.5.Kết hợp ARIMA, ARCH vào mô hình hồi quy................................................. 47 CHƯƠNG 6:NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG, KIẾN NGHỊ, NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO MÔ HÌNH .......................................................... 48 1.Nhận định thị trường: .................................................................................................... 48 2.Kiến nghị: ...................................................................................................................... 49 3.Những mặt hạn chế:........................................................................................................ 50 4.Hướng nghiên cứu phát triển từ mô hình:........................................................................ 50 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 51 PHỤ LỤC 1:DỮ LIỆU THEO TUẦN CỦA VNINDEX, DOWJONES, NASDAQ, DAX, KOSPI, STRAINS_TIMES ............................................................................................... 51 PHỤ LỤC 2:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH ARIMA,ARCH ĐỐI VỚI CHỈ SỐ DOWJONES ..................................................................................................................... 55 PHỤ LỤC 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH ARIMA,ARCH ĐỐI VỚI CHỈ SỐ NASDAQ.......................................................................................................................... 58 PHỤ LỤC 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH ARIMA,ARCH ĐỐI VỚI CHỈ SỐ KOSPI............................................................................................................................... 61 5 PHỤ LỤC 5:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH ARIMA,ARCH ĐỐI VỚI CHỈ SỐ DAX ................................................................................................................................. 64 PHỤ LỤC 6:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH ARIMA,ARCH ĐỐI VỚI CHỈ SỐ TRAINS TIMES ............................................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 70 6 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.Mục đích nghiên cứu đề tài: - Hệ thống tài chính luôn được xem là trung tâm của nền kinh tế. Nó bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Trong quá trình hội nhập, việc phát triển thị trường vốn là vấn đề được Đảng và Chính Phủ đặt mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững. Do đó thị trường vốn rất quan trọng và được thể hiện rõ nét qua thị trường chứng khoán. Tuy nhiên thị trường chứng khoán rất phực tạp và việc phát triển nó vô cùng khó khăn - Nên vấn đề đặt ra “làm sao nhận định chính xác được chiều hướng của thị trường”. Chiều hướng này được thể hiện rõ qua chỉ số chứng khoán của Việt Nam: chỉ số VNINDEX. Vì vậy chúng ta phải có tầm nhìn rõ nét hơn và có được các nhận định chính xác hơn thông qua việc sử dụng các mô hình dự báo để có thể xác định được hướng phát triển tốt nhất cho thị trường chứng khoán. 2. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sử dụng 147 quan sát của chỉ số VNINDEX, Dowjones, Nasdaq, KOSPI, Dax,Trains Times theo tuần từ ngày 31/7/2006 đến 18/5/2009. Mục tiêu: -Xây dựng mô hình dự báo dài hạn về chỉ số VNINDEX tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc sử dụng số liệu theo tuần của VNINDEX. -Xác định được chỉ số chứng khoán của nước nào tác động mạnh đến VNINDEX -Xác định được phần nào các nhân tố ảnh hưởng đến VNINDEX Vì vậy, đề tài nghiên cứu phải trả lởi được 2 câu hỏi sau: -Mô hình nào phù hợp để dự báo VNINDEX -Nhân tố nào thực sự tác động đến VNINDEX trong khoảng thời gian từ từ ngày 31/7/2006 đến 18/5/2009. 7 3. Phương pháp nghiên cứu: Để tiện cho việc phân tích dữ liệu và dự báo VNINDEX tôi dùng 3 phương pháp mà tôi cho là hiệu quả: -Mô hình ARIMA (autoregressive Intergrated Moving Average) -Mô hình ARCH (autoregressive Conditional Heteroskedasticiy) -Mô hình nhân quả kết hợp ARIMA và ARCH Và tài liệu tôi sử dụng được lấy từ nguồn http://www.fpts.com.vn của công ty chứng khoán fpt và http://finance.yahoo.com 4.Bố cục: -CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU CHUNG -CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN -CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM -CHƯƠNG 4:NHỮNG LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH DỰ BÁO -CHƯƠNG 5:ÁP DỤNG CÁC MÔ HÌNH DỰ BÁO CHO CHUỖI VNINDEX -CHƯƠNG 6:NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG, KIỀN NGHỊ NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO MÔ HÌNH 8 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.Khái quát thị trường chứng khoán: 1.1.Khái niệm: -Chứng khoán là một giá trị tài chính đại diện bằng lãi suất có thể thỏa thuận và có thể thay thế. Nói chung, chứng khoán gồm hai loại là chứng khoán cổ phần (equity securities) và chứng khoán nợ (debt securities). Ngoài ra còn có loại chứng khoán lai giữa hai loại trên. Ở các nền kinh tế phát triển, loại chứng khoán nợ là thứ có tỷ trọng giao dịch áp đảo trên các thị trường chứng khoán. Còn ở những nền kinh tế kém phát triển, nơi mà thị trường chứng khoán mới được thành lập, thì loại chứng khoán cổ phần lại chiếm tỷ trọng giao dịch lớn hơn. Điều này giải thích tại sao ở Việt Nam cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, thị trường chứng khoán được nhiều người hiểu là nơi trao đổi các cổ phiếu. -Công ty hay tổ chức phát hành chứng khoán được gọi là đối tượng phát hành. -Chứng khoán có thể được chứng nhận bằng một tờ chứng chỉ (certificate), bằng một bút toán ghi sổ (book-entry) hoặc dữ liệu điện tử. 1.2. Phân loại: 1.2.1.Chứng khoán cổ phần Chứng khoán cổ phần là những giấy tờ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, lưu hành trên thị trường và chứng nhận quyền sở hữu tài sản của đối tượng nắm giữ giấy tờ. 1.2.2.Chứng khoán nợ -Chứng khoán nợ là những giấy tờ, chứng chỉ điện tử hoặc bút toán ghi sổ có, lưu hành trên thị trường, chứng nhận mối quan hệ chủ nợ của người nắm giữ giấy tờ, chứng chỉ đó đối với người phát hành. -Chứng khoán nợ thường tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, như trái phiếu (bond), chứng khoán dạng nợ (debenture) và giấy tờ (note), các công cụ thị trường tiền (money market instruments), các công cụ tài chính phái sinh (financial derivatives). 1.2.2.1.Trái phiếu -Trái phiếu là dạng nợ do nhà nước (trung ương lẫn địa phương), công ty, thể chế tài chính phát hành mà trên tờ phiếu có xác nhận việc người phát hành nợ người nắm giữ 9 trái phiếu và nghĩa vụ trả nợ cả gốc lẫn lãi vào một thời điểm sau khi phát hành và kỳ hạn tới thời điểm đó. -Và trái phiếu có 2 loại là trái phiếu chính phủ và trái phiếu tư nhân (có thể của tổ chức, công ty...). 1.2.2.2.Chứng khoán dạng nợ Chứng khoán nợ là dạng nợ dài hạn thường do nhà nước hoặc công ty lớn phát hành để huy động ngân sách hoặc vốn. Nó cũng tương tự như trái phiếu, chỉ khác ở điều kiện đảm bảo và các vấn đề liên quan. 1.2.2.3.Công cụ thị trường tiền Công cụ thị trường tiền là những giấy tờ cho phép người nắm giữ chúng quyền được hưởng vô điều kiện một lượng thu nhập cố định bằng tiền, được đảm bảo trong một thời gian nhất định. 1.2.2.4.Công cụ tài chính phái sinh Đây là những công cụ tiền tệ thứ cấp có giá trị thị trường, cho phép người nắm giữ chúng quyền mua hoặc bán các chứng khoán gốc. Những công cụ tài chính phái sinh cơ bản là kì hạn.quyền chọn, tương lai, hoán đổi, v.v. 1.2.3.Chứng khoán lai Chứng khoán lai là dạng trung gian giữa chứng khoán cổ phần và chứng khoán nợ. 2.Thị trường chứng khoán: 2.1.Khái niệm chung về thị trường chứng khoán: -Thị trường chứng khoán: là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó có thể là TTCK tập trung hoặc phi tập trung. -Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất.Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở giao dịch chứng khoán ( Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. 10 -TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận. 2.2.Chức năng của TTCK 2.2.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. 2.2.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. 2.2.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao. 2.2.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. 11 2.2.5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. 2.3.Cơ cấu Thị trường Chứng khoán: 2.3.1.Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn: thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. -Thị trường sơ cấp: nơi các chứng khoán được mua bán lần đầu tiên trên thị trường.Trên thị trường sơ cấp chỉ diễn ra các giao dịch giữa công ty phát hành và các nhà đầu tư mà không có sự trao đổi mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư với nhau. Số tiền mua được từ việc bán chứng khoán sẽ được công ty phát hành đưa vào sản xuất kinh doanh. -Thị trường thứ cấp: Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. 2.3.2.Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường: thị trường chứng khoán được chia thành: -Thị trường giao dịch tập trung: Thị trường giao dịch tập trung là một địa điểm xác định mà tại đó chứng khoán được tiến hành trao đổi, mua – bán. Hiện tại chỉ có các loại chứng khoán được niêm yết tại TTGDCK TP.HCM mới được giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung. -Thị trường phi tập trung (thị trường OTC): Thị trường phi tập trung là thị trường mua bán chứng khoán dựa trên sự thoả thuận giữa các nhà đầu tư, thị trường này không 12 có địa điểm giao dịch chính thức như thị trường tập trung.Các chứng khoán chưa niêm yết trên TTGDCK sẽ được trao đổi, mua – bán trên thị trường phi tập trung. 2.3.3.Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường: -Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. -Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ. -Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn. 2.4.Các nguyên tắc hoạt động của TTCK: 2.4.1. Nguyên tắc cạnh tranh: Theo nguyên tắc này, giá cả trên TTCK phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá. 2.4.2. Nguyên tắc công bằng: Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những qui định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những qui định đó. 2.4.3. Nguyên tắc công khai: Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tượng nên TTCK phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các tổ chức phát hành có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ thường xuyên và đột xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan. 13 2.4.4. Nguyên tắc trung gian: Nguyên tắc này có nghĩa là các giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình. 2.4.5. Nguyên tắc tập trung: Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên thị trường OTC dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản. 2.5.Các thành phần tham gia TTCK: 2.5.1. Nhà phát hành: Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của thị trường chứng khoán. -Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương. -Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. -Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng… phục vụ cho hoạt động của họ. 2.5.2. Nhà đầu tư: Là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: -Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên TTCK với mục đích kiếm lời -Nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. -Các định chế này có thể tồn tại dưới các hình thức sau: công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, Quỹ lương hưu, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán. 14 2.5.3.Các công ty chứng khoán: -Công ty chứng khoán -Quỹ đầu tư chứng khoán -Các trung gian tài chính 2.5.4. Các tổ chức có liên quan đến TTCK: -Cơ quan quản lý Nhà nước -Sở giao dịch chứng khoán -Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán -Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán -Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán -Các tổ chức tài trợ chứng khoán -Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm… 3.Chỉ số giá chứng khoán và phương pháp tính -Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng chỉ số giá là xây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh sự biến động giá theo thời gian. -Để thực hiện mục tiêu và ý tưởng trên, có 3 vấn đề cần giải quyết trong quá trình xây dựng chỉ số giá cổ phiếu: +Chọn phương pháp +Chọn rổ đại diện +Vấn đề trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu 3.1.Phương pháp tính -Hiện nay các nước trên thế giới dùng 5 phương pháp để tính chỉ số giá cổ phiếu, đó là: 3.1.1.Phương pháp Passcher: -Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất và nó là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kỳ tính toán. Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính toán: -Người ta dùng công thức sau để tính: 15 Ip = ∑ qt pt ∑ qt po Trong đó: I p : Là chỉ số giá Passcher pt : Là giá thời kỳ t po : Là giá thời kỳ gốc qt : Là khối lượng (quyền số) thời điểm tính toán ( t ) hoặc cơ cấu của khối lượng thời điểm tính toán. i: Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá n: là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số -Chỉ số giá bình quân Passcher là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị lấy quyền số là quyền số thời kỳ tính toán, vì vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số (cơ cấu chứng khoán niêm yết) thời tính toán. -Các chỉ số KOSPI (Hàn Quốc); S&P500(Mỹ); FT-SE 100 (Anh) ; TOPIX (Nhật) ; CAC (Pháp); TSE (Đài Loan); Hangseng (Hong Kong); các chỉ số của Thuỵ Sĩ,.. và Vn- Index của Việt Nam áp dụng phương pháp này. 3.1.2.Phương pháp Laspeyres -Chỉ số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị, lấy quyền số là số cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc. Như vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ gốc: IL = ∑ qo pt ∑ qo po Trong đó: IL : Là chỉ số giá bình quân Laspeyres pt : Là giá thời kỳ báo cáo po : Là giá thời kỳ gốc qo : Là khối lượng (quyền số) thời kỳ gốc hoặc cơ cấu của khối lượng (số lượng cổ phiếu niêm yết) thời kỳ gốc 16 i: Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá n: là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số -Có ít nước áp dụng phương pháp này, đó là chỉ số FAZ, DAX của Đức. 3.1.3.Chỉ số giá bình quân Fisher -Chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số giá Passcher và chỉ số giá Laspayres: Phương pháp này trung hoà được yếu điểm của hai phương pháp trên, tức là giá trị chỉ số tính toán ra phụ thuộc vào quyền số của cả 2 thời kỳ: Kỳ gốc và kỳ tính toán IF = I p × IL Trong đó: I F : Là chỉ số giá Fisher I p : Là chỉ số giá Passcher I L : Là chỉ số giá bình quân Laspeyres -Về mặt lý luận có phương pháp này, nhưng trong thống kê không thấy nó áp dụng ở bất kỳ một quốc giá nào. 3.1.4.Phương pháp số bình quân giản đơn: -Ngoài các phương pháp trên, phương pháp tính giá bình quân giản đơn cũng thường được áp dụng. Công thức đơn giản là lấy tổng thị giá của chứng khoán chia cho số chứng khoán tham gia tính toán: Ip = ∑ pi n Trong đó: I p : là chỉ số giá bình quân pi : là giá chứng khoán i n là số lượng cổ phiếu đưa vào tính toán 17 -Các chỉ số họ Dow Jone của Mỹ; Nikkei 225 của Nhật; MBI của Ý áp dụng phương pháp này. Phương pháp này sẽ tốt khi mức giá của các cổ phiếu tham gia niêm yết khá đồng đều, hay độ lệch chuẩn của nó thấp (σ ) 3.1.5.Phương pháp bình quân nhân giản đơn I p = ∏ Pi -Chúng ta chỉ nên dùng loại chỉ số này khi độ lệch chuẩn khá cao. Các chỉ số: Value line (Mỹ); FT-30 (Anh) áp dụng phương pháp bình quân nhân giản đơn này. -Tuy nhiên về mặt lý luận, chúng ta có thể tính theo phương pháp bình quân cộng hoặc bình quân nhân gia quyền với quyền số là số chứng khoán niêm yết. -Quyền số thường được dùng trong tính toán chỉ số giá cổ phiếu là số chứng khoán niêm yết. Riêng ở Đài Loan thì họ dùng số chứng khoán trong lưu thông làm quyền số, bởi vì tỷ lệ đầu tư của công chúng rất cao ở đây (80 .. 90%). 3.2.Chọn rổ đại diện -Một nhiệm vụ thứ hai quan trọng trong việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán là việc chọn rổ đại diện. -Ở Sở giao dịch chứng khoán New York có trên 3000 cổ phiếu niêm yết, nhưng chỉ số tổng hợp Dow Jone chỉ bao gồm 65 cổ phiếu. Trong đó chỉ số Dow Jones công nghiệp (DJIA) chỉ bao gồm 30 cổ phiếu, Dow Jones vận tải (DJTA) bao gồm 20 cổ phiếu và Dow Jones dịch vụ (DJUA) bao gồm chỉ 15 cổ phiếu. -Tuy chỉ bao gồm một số lượng cổ phiếu niêm yết rất nhỏ như vậy trong tổng thể nhưng các chỉ số Dow Jones vẫn trường tồn qua năm tháng, vì nó phản ánh được xu thế, động thái của quá trình vận động của giá cả. Rổ đại diện này là tiêu biểu, đại diện được cho tổng thể vì họ thường xuyên thay những cổ phiếu không còn tiêu biểu nữa bằng cổ phiếu tiêu biểu hơn. Ví dụ tháng 11-1999 họ đã thay 4 cổ phiếu trong rổ đại diện, công ty IBM cũng có lúc phải loại khỏi rổ đại diện khi thị trường PC nói chung phát triển và lấn át. -Ba tiêu thức quan trọng để xác định sự tiêu biểu của cổ phiếu để chọn vào rổ đại diện là số lượng cổ phiếu niêm yết, giá trị niêm yết và tỷ lệ giao dịch, mua bán chứng khoán đó trên thị trường (khối lượng và giá trị giao dịch). 18 3.3.Vấn đề trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu -Trong quá trình tính toán một số nhân tố làm thay đổi về khổi lượng và giá trị của các cổ phiếu trong rổ đại diện sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của chỉ số. -Ví dụ như phạm vi, nội dung tính toán của ngày báo cáo không đồng nhất với ngày trước đó và làm cho việc so sánh bị khập khiễng, chỉ số giá tính ra không phản ánh đúng sự biến động của riêng giá. -Các yếu tố đó là: Thêm, bớt cổ phiếu khỏi rổ đại diện, thay cổ phiếu trong rổ đại diện; nhập, tách cổ phiếu; thưởng cổ phần, thưởng tiền, tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới; bán chứng quyền; cổ phiếu trong rổ đại diện bị giảm giá trong những ngày giao dịch không có cổ tức... -Để trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu, làm cho chỉ số giá cổ phiếu thực sự phản ánh đúng sự biến động của riêng giá cổ phiếu mà thôi người ta dùng kỹ thuật điều chỉnh hệ số chia. Đây là một đặc thù riêng của việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán. -Để hiểu bản chất của kỹ thuật này, chúng ta hãy xem xét một ví dụ đơn giản sau: Chỉ số tính theo phương pháp bình quân giản đơn (phương pháp Dow Jones). Giá 3 cổ phiếu hình thành như sau: Cổ phiếu Giá ngày giao dịch Giá ngày giao dịch 2 Giá ngày giao dịch 1 3 A 17 19 19 B 13 13 13 C 15 16 8 Tổng giá 45 48 30 DJA ngày 1 là 45/3 =15 (ngàn đồng, hay điểm) DJA ngày 2 là 48/3 = 16 (ngàn đồng, hay điểm), tăng 1 điểm hay 6.7% -Ngày thứ 3 cổ phiếu C tách làm hai và giá coi như không có gì thay đổi (cổ phiếu C giảm còn 8 không coi là giảm giá, mà chỉ vì cổ phiếu tách đôi. 19 -Về nguyên tắc nếu giá không có gì thay đổi, thì chỉ số vẫn giữ nguyên. Ta không thể lấy tổng mới chia cho 3: 30/3=10 để kết luận chỉ số giá đã giảm 5 ngàn (điểm) được. Vì thực chất giá không hề thay đổi . Bởi vậy chỉ số giá mới tính ra phải bằng 15 như ngày 2. Đây là cốt lõi của kỹ thuật tính toán lại hệ số chia. Kỹ thuật hết sức đơn giản: áp dụng quy tắc tam suất. -Cụ thể là: 48 =======>Hệ số chia là 3 (Do) 30 =======> Hệ số chia là D1 -Từ đây suy ra D1 =(30 x 3)/48 = 1.875 và DJA ngày thứ 3 là 30/1.875 = 16 không có gì thay đổi. Chỉ số này phản ánh đúng động thái của giá (không đổi). Trong thực tế giá thường có thay đổi nên chỉ số sẽ có giao động. Nhưng khi tính lại hệ số chia người ta luôn giả định giá không đổi. Tức là hệ số chia của ngày giao dịch được xác định trước khi xẩy ra giao dịch. -Chúng ta cũng có thể tham khảo thêm ví dụ sau về phương pháp tính chỉ số giá gia quyền giá trị Passcher mà nước ta đang áp dụng, công thức tính như sau: Ip = ∑ qt pt ∑ qt pt => ∑ qt po Dt Chứng Khối lượng Giá đóng cửa Giá đóng cửa Giá đóng khoán niêm yết 21/7 ngày 31/7 ngày 2/8 A 1000 10 12 13 B 2000 15 16 17 C 5000 18 20 cửa -Chỉ số giá ngày giao dịch đầu tiên là 100% (điểm) = ∑ QoPo/Do= 100x(1000x10+2000x15)/(1000x10+2000x15) =100 - Phải nhân với 100 bởi vì chúng ta quy ước ngày đầu là 100 điểm Do = 1000x10+2000x15 = 40000 - Chỉ số giá ngày 31/7 là 110 % (điểm) tăng 10% hay 10 điểm = ∑ P1 Q1/D1= 100x (1000x12 + 2000x16)/ (1000x10+2000x15) =110 -Trong trường hợp này Do =D1 = 40000 và ngày này cổ phiếu C chưa được tham gia vào việc tính chỉ số giá (vì mới có giá ban đầu chưa có thay đổi). Do đó chỉ số giá của ngày 31-7 chỉ là chỉ số giả tổng hợp của 2 cổ phiếu A và B mà thôi. 20 - Chỉ số giá ngày 2-8 là 120, 67 điểm tăng 10, 67 điểm, phương pháp tính như sau: = ∑ P2Q2/D2 =100x(13x1000+17x2000+20x5000)/ D2 = 120, 67 tăng = 10, 67 điểm -Tính D2 như sau: ( 12x1000 + 16x2000) ==> Hệ số chia là (10x1000+ 15x2000) ( 12x1000 + 16x2000 +18x5000) ==> Hệ số chia là D2 Từ đó: D2 = (10 ×1000 + 15 × 2000)*(12 ×1000 + 16 × 2000 + 18 × 5000) = 121818.1818 (12 ×1000 + 16 × 2000) -Hệ số chia đã thay đổi từ 40 000 (Do và D1) thành 121 818,1818 (D2) -Trong 2 phiên giao dịch ngày 21 và 31 hệ số chia không có gì thay đổi và đều chia cho gốc, vì vậy chỉ số thực sự là tính theo % so với gốc và vì thế ở hai ngày này chúng ta có thể gọi là điểm hay % cũng đúng. Đến phiên giao dịch 2-8 thì điều này không đúng nữa, bởi vì ta đã đổi hệ số chia và vì vậy kết quả tính toán lần này chỉ có thể gọi là điểm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan