Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lý thuyết triết học...

Tài liệu Lý thuyết triết học

.DOC
9
193
142

Mô tả:

TRIẾT HỌC Câu 1: Hãy nêu và phân tích nội dung, định nghĩa vật chất của Lê Nin từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nó? 1/ Định nghĩa vật chất của Lê Nin: 1.1 Một số quan niện duy vật về vật chất trong lịch sử Triết học: *Thời kỳ Cổ đại : - Ở Phương Đông : Trung Quốc và Ấn Độ + theo thuyết âm dương - bóng tối và ánh sáng + theo thuyết ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ - Ở Phương Tây : Trong triết học Hy Lạp +Talet: vật chất là nước + Anaximen: vật chất là không khí +Heracolit: vật chất là lửa + Đỉnh cao là quan điểm của Democrit, vật chất là nguyên tố *Thời kỳ cận đại: Niu tơn cho rằng vật chất là khối lượng, khối lương của vật chất là bất biến không thay đổi trong quá trình chuyển động. *Cuối TK XIX- đầu TK XX: Khoa học vật lý vi mô phát triển đã mang lại hàng loạt phát minh mới về vật chất là: - Năm 1895 nhà vật lý học người Đức có tên là Ronghen đã phát minh ra tia X. - Năm 1896 nhà vật lý học người Pháp có tên là Béc conren đã phát hiện ra 1 hiện tượng phóng xạ. - Năm 1897 Tôn Xơn của Anh đã phát hiện ra điện tử và rằng Điện tử là 1 trong các thành phần cấu tạo nên nguyên tử. - Năm 1901 Kaul-phơman của Đức đã phát hiện ra hiện tượng khối lượng của điện tử tăng khi vận tốc của nó tăng. 1.2 Định nghĩa vật chất của Lê Nin: Hoàn cảnh ra đời của định nghĩa: - CN duy tâm tấn công chủ nghĩa duy vật xung quanh phạm trù vật chất. - Các nhà vật lý vi mô bị rơi vào khủng hoảng trước những phát minh vật lý của mình. Phương pháp định nghĩa vật chất của Lênin: Khi định nghĩa vật chất theo nghĩa Triết học thì không thể áp dụng phương pháp định nghĩa thông thường được mà phải áp dụng phương pháp hoàn toàn mới đó là đối lập giữa vật chất và ý thức thông qua đó giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học. 2/ Nội dung ĐN: - Trong tác phẩm “CN duy vật & và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”(19061909). Lê Nin đã nêu lên 1 định nghĩa khoa học, toàn diện và sâu sắc về p hạ m t r ù vật chất như sau:” Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khác h quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại thực tại khách quan ấy.Nhưng sự tồn tại của thực tại khách quan ko phụ thuộc vào cảm giác. * Phân tích định nghĩa -Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách q uan được đem lại cho con người trong cảm giác. + Vật chất là 1 phạ m trù triết học có nghĩa là vật chất được định nghĩa theo nghĩa TH, đó là nghĩa khái quát nhất, chung nhất, rộng nhất, rõ nhất, là nghĩa của toàn bộ hiện thực chứ không phải được hiểu theo nghĩa thông thường. VD: bàn theo nghĩa thường: làm bằng gỗ, để đặt đồ vật lên đó, bàn theo nghĩa triết học: nó có thể là bất cứ vật gì miễn là dùng để đặt đồ vật lên trên. +Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan(hiện thực khách quan, thế giới khách quan) được đem lại cho con người trong cảm giác điều đó có nghĩa là: o Vật chất bao gồm tất cả những sự vật, hiện tượng, quá trình, quan hệ... tồn tại xung quanh chúng ta, độc lập vs ý thức của chúng ta và khi tác động lên các giác quan thì có khả năng sinh ra cảm giác. VD: thay đổi của thời tiết tồn tại khách quan và tác động lên giác quan sinh ra cảm giác: nóng, lạnh, … 2 o Thực tại khách quan hay vật chất là cái có trước, cảm giác hay ý thức là cái có sau, do thực tại khách quan hay vật chất quyết định, đến đây định nghĩa vật chất của Lê Nin đã giải quyết được mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của TH, đó là trả lời câu hỏi: “ vật chất hay ý thức cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?” - Cảm giác chụp lại, chép lại, phản ánh lại thực tại khách quan ấy: +Cảm giác có giá trị như là bản sao về nguyên bản là thực tại khách quan. Cảm giác hay tư duy, ý thức của con người chẳng qua là sự phản ánh về thực tại khách quan. +Con người có khả năng nhận thức được Thế Giới khách quan, đến đây định nghĩa vật chất của Lê Nin đã giải quyết được mặt thứ 2 của vấn đề cơ bản của Triết học là trả lời câu hỏi: “ Con người có khả năng nhận thức thế giới quan hay không?” -Sự tồn tại của thực tại khách quan là ko lệ thuộc vào cảm giác, sự tồn tại của vật chất mang tính khách quan hay sự tồn tại của vật chất là độc lập với ý thức. KL=> như vậy từ sự phân tích trên có thể khẳng định rằng định nghĩa vật chất của Lê Nin bao gồm 3 nội dung cơ bản sau: VC – Cái tồn tại khách quan VC – Tác động khách quan cho ta cảm giác. VC – nguồn gốc của ý thức 3/ Ý nghĩa của phương pháp luận: - Định nghĩa của Lê Nin đã giải đáp 1 cách khoa học về vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phê phán những quan niệm sai lầm của triết học duy tâm,tôn giáo về chất cũng như bác bỏ thuyết “ko thể biết”. - Định nghĩa vật chất của Lê Nin đã tiếp thu có phê phán những quan điểm đúng của CN duy vật trước đây và đồng thời khắc phục những thiếu sót và hạn chế của nó, điều này có ý nghĩa về mặt thế giới quan,phương pháp luận đối với khoa học cụ thể khi nghiên cứu vật chất. - Định nghĩa vật chất của Lê Nin cho phép xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội để có thể giải thích nguồn ngốc, bản chất và các quy luật khách quan của xã hội từ đó xây dựng CN duy vật triệt để. - Định nghĩa vật chất của Lê Nin đã mở đường cho các nhà khoa học 3 nghiên cứu thế giới vật chất vô cùng vô tận. Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của quy luật phủ định (PĐ) của phủ định, ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng thực tiễn ? 1. Nội dung quy luật PĐ của PĐ - Vị trí của quy luật : là quy luật cơ ban thứ 3 của phép biện chứng duy vật, nó vạch rõ khuynh hướng của sự phát triển - Khái niệm phủ định: PĐ hiểu theo nghĩa chung nhất theo nghĩa chung nhất là sự thay thế, chuyển hóa khác nhau giữa sự vật, hiện tượng. VD: gió bão làm cây đổ chất là sự phủ định. - Phân loại PĐ: xét về hình thưc sự PĐ ở trong hiện thực khách quan thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản sự phủ định trong hiện thực khách quan có thể chia làm 2 hình thức chính là PĐ biện chứng và PĐ siêu hình. Phủ định Biện chứng Phủ định siêu hình Giải quyết mâu thuẫn bên trong sự Do những nguyên nhân bên vật hiện tượng làm xuât hiện cái ngoài dẫn đến sự chuyển hóa và mới. Đó là sự PĐ có sự tác động xuất hiện cái khác. Đó là sự phủ bên trong nó bao hàm sự kế thừa. Và định có tác động ngẫu nhiên chứ tạo điều kiện tiền đề cho sự phát không phải do nguyên nhân bên triển của cái mới. VD: chết do tuổi trong, ko bao hàm sự kế thừa, ko cao, sức yếu hoặc do bệnh di truyền. có yếu tố của sự phát triển. VD: chết do tai nạn giao thông - Tính chất của PĐ biện chứng +Tính khách quan: Sự xuất hiện cái mới của PĐ biện chứng đều là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng theo những quy luật khách quan vốn có của nó. +Tính kế thừa: sự xuất hiện cái mới trong phủ định biện chứng ko phải là sự phủ định sạch trơn đoạn tuyệt cái cũ và cái mới xuất hiện trên cơ sở cái cũ, bao hàm tính kế thừa cái cũ và yếu tố kết thừa cái cũ với cái mới ko phải là sự kế thừa nguyên vẹn cái cũ với cái mới ko phải là sự kế thừa nguyên vẹn cái cũ mà chỉ kế thừa mặt tích cực của cái cũ và thay đổi cho phù hợp với trật tự của cái mới. - ND quy luật PĐ của PĐ: o Trong sự vận động và phát triển mang tính chất vô tận của TG đều thông qua những lần PĐ biện chứng. Cái mới PĐ cái cũ, cái mới này lại bị cái mới sau PĐ. Sự vật vận động thông qua những lần PĐ biện chứng như thế tạo ra 1 4 khuynh hướng phát triển từ thấp đến cao một cách vô tận theo đường xoáy ốc.Đường xoáy ốc thể hiện tính biện chứng của sự phát triển đó là tính kế thừa, tính lọc lại tính và phát triển. và những vòng xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao. o Từ khẳng định đến phủ định và PĐ cái PĐ thì sự vât dương như quay lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn. Đó là đặc điểm quan trọng nhất của quy luật. PĐ và cũng là kết quả của PĐ của PĐ. VD: cây lúa của Ănggen KL: - Như vậy PĐ của PĐ là sự PĐ lần thứ nhất tạo ra mặt đối lập với cái ban đầu, sự PĐ lần thứ 2 hoạc nhiều hơn lại tái hiện những đặc điểm cơ bản của cái ban đầu nhưng cao hơn hoặc hoàn thiện hơn cái ban đầu đó chính là quá trình PĐ của PĐ. -Sự phát triển của sự vật thông qua những lần PĐ biện chứng như thế tạo ra một khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật hiên tượng từ thấp đến cao một cách vô tận theo đường xoắn ốc. 2. Ý nghĩa và vận dụng Ý nghĩa phương pháp luận: - Khi phân tích nội dung quy luật PĐ của PĐ trước hết cần phân biệt giữa PĐ biện chứng và PĐ siêu hình. - Cần có quan điểm đúng về cái mới, nghĩa là cái mới phải là cái cao hơn, hoàn thiện hơn và phức tạp hơn cái cũ. - Trong quá trình phát triển là sự thống nhất giữa cái mới và cái cũ là sự chuyển hóa giữa cái mới và cái cũ. Cần phân biệt cái gọi là cái mới nhưng thực chất là sự biến dạng cái cũ. - Cần phê phán quan điểm sai lầm về sự PĐ + PĐ sạch trơn cái cũ. + kế thừa nguyên vẹn cái cũ. Thực chất quy luật PĐ của PĐ là sự đấu tranh của cái mới với cái cũ. Vận dụng Câu 3: Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Phê phán những quan điểm sai lầm về vấn đề này. 1. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: - Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động VC có tính lịch sử, cụ thể, XH của con người nhằm cải tạo tự nhiên & XH. VD: nông dân trồng lúa gạo, ngư dân đánh bắt cá. - Kết cấu của thực tiễn +Hoạt động thực tiễn lao động sản xuất ra của cải vật chất là quá trình quan trọng và quyết định nhất. VD: người nông dân trồng lúa, rau... 5 + Hoạt động thực tiễn đấu tranh xã hội được coi là hình thức cao nhất của thực tiễn, là quá trình đấu tranh giai cấp và đấu tranh vì hòa bình, đấu tranh chống phân biệt chủng tộc … + Hoạt động thực tiễn, thực nghiệm khoa học là 1 hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn. VD: quan sát thiên văn, du hành vũ trụ, ... Vai trò của thực tiễn với nhận thức: - Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, có nghĩa là: nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, từ hiện thực khách quan, vì chỉ có thực tiễn mới cung cấp cho nhận thức những tài liệu chân thực, đúng đắn. VD: điều kiện kinh tế VN ko thể phát triển ngành công nghiệp nặng. - Thực tiễn là động lực của nhận thức , có nghĩa là : thực tiễn thúc đẩy nhận thức phát triển vì thực tiễn ko đứng yên mà thực tiễn luôn luôn vận động và trong quá trình vận động nó bộc lộ những thuộc tính mới, những sự vật, hiện tượng mới, những nhiệm vụ, yêu cầu mới thúc đẩy nhận thức con người phát triển để theo kịp với đòi hỏi của thực tiễn. - Thực tiễn là mục đích của nhận thức, mục đích cao nhất của nhận thức ko phải dừng lại để nhận thức mà là để thống trị sự vật , làm chủ sự vật . - Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý : + Khái niệm chân lý: Chân lý là nội dung những tri thức đúng phù hợp với hiện thực khách quan và đc thực tiễn kiểm nghiệm. + Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý: Thực tiễn là cơ sở để phát hiện và tìm kiếm chân lý. +Thực tiễn là khách quan. Phê phán những quan điểm sai lầm: +Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức rút ra nguyên tắc giữa lý luận và thực tiễn: - Lý luận phải xuất phát từ thực tiễn đc coi là lý luận khoa học,lý luận ko xuất phát từ thực tiễn là lý luận xuông. - Thực tiễn phải có sự hướng dẫn của lý luận thì thực tiễn mới hoàn thành 6 được mục tiêu, nếu thực tiễn ko có sự hướng dẫn của lý luận là thực tiễn mù quáng. Câu 4: Trình bài nội dung cơ bản của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vận dụng quy luật vào thực tiễn cách mạng nước ta hiện nay? KN quy luật: là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên và phổ biến, lập đi lập lại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Vị trí quy luật: là quy luật cơ bản nhất, quan trọng nhất của toàn bộ lịch sử XH loài người. Nó quyết định sự vận động và phát triển của lịch sử. 1. Nội dung cơ bản của quy luật: 1.1 Các khái niệm phản ánh trong quy luật. - Khái niệm phương thức SX: là cách thức SX ra của cải vật chất từng giai đoạn lịch sử nhất định. - Khái niệm lực lượng sản xuất: thể hiện quan hệ giữa con người với tự nhiên diễn ra trong quá trình SX vật chất, thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người. VD: công nhân, máy móc… -Khái niệm quan hệ sản xuất: là quan hệ giữa người với người diễn ra trong quá trình sản xuất vật chất, nó là mặt XH của phương thức SX và thể hiện bản chất của quan hệ giữa con người với con người. -Khái niệm về tính chất của lực lượng sản xuất: biểu hiện mức độ XH hóa của tư liệu sản xuất và của người lao động. Lực lượng sản xuất có 2 tính chất: tính cá thể, tính xã hội. -Khái niệm trình độ của lực lượng sản xuất: đó là trình độ của người lao động, của công cụ lao động, của đối tượng lao động đã qua chế biến. 1.2 Sự vận động của quy luật: Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất: -Trong quá trình sản xuất vật chất, 1 nhu cầu có tính chất tất yếu, khách quan là người lao động muốn thường xuyên giảm nhẹ lao động của mình và đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Muốn vậy người lao động phải thường xuyên cải tiến công cụ lao động, khi công cụ lao động được cải tiến thì kinh nghiệm và thói quen của người lao động thay đổi. Chính sự tác động qua lại giữa người lao động với công cụ lao động làm cho lực lượng sản xuất trở thành yếu tố động nhất và cách mạng nhất trong phương thức sản xuất. -Trong sự vận động của phương thức sản xuất lúc đầu lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phù hợp với nhau. Càng về sau lực lượng sản xuất càng vận động nhanh hơn, quan hệ sản xuất vận động chậm hơn. Từ đó hình thành mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất cũ lỗi thời. Và khi 7 mâu thuẫn này lên đến đỉnh cao lực lượng sản xuất mới sẽ gạt bỏ quan hệ sản xuất cũ lỗi thời để hình thành quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất mới. Điều đó cũng có nghĩa là 1 phương thức sản xuất cũ mất đi thì một phương thức sản xuất mới được hình thành. Và cứ như thế dưới sự tác động, quyết định của lực lượng sản xuất, lịch sử XH loài người trải qua 5 phương thức SX từ thấp đến cao đó là: Công xã nguyên thủy -> Chiếm hữu nô lệ -> Phong kiến -> Tư bản chủ nghĩa -> Cộng sản chủ nghĩa. Vd: trong xã hội tư bản lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa cao, quan hệ sản xuất tư nhân không phù hợp – hình thành quan hệ sx mới cao hơn là cộng sản chủ nghĩa. -Trên thực tế có một số quốc gia có thể bỏ qua 1 và phương thức sản xuất để đi lên những phương thức sản xuất mới cao hơn. Vd : +Việt nam bỏ qua phương thức SX tư bản chủ nghĩa đi lên phương thức SX XHCN +Mỹ chế độ chiếm hữu nô lệ bỏ qua chế độ phong kiến đi lên TBCN. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Sự tác đông này diễn ra theo 2 hướng : - Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó tạo điều kiện mở đường và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Nếu quan hệ sản xuất ko phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất tạm thời. Cuối cùng quan hệ sản xuất cũ cũng mất đi thay vào đó là quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất mới. - Sự tác động của quan hệ sản xuất tới lực lượng sản xuất ít nhiều phụ thuộc vào giai cấp thống trị. Nếu như lợi ích của giai cấp thống trị phù hợp với lợi ích chung của toàn xã hội thì giai cấp thống trị tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển và ngược lại nếu như lợi ích của giai cấp thống trị ko phù hợp với lợi ích chung của toàn xã hội thì giai cấp thống tri kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. - Sở dĩ quan hệ sản xuất có quan hệ như vậy với lực lượng sản xuất vì: Quan hệ sản xuất quyết định mục đích của nền SX; Quy định hình thức và tổ chức sản xuất; Quy định cách thức & quy mô phân phối sản phẩm => Điều đó có ảnh hưởng rất lớn tới thái độ của người lao động. tác động tích cực thúc đẩy sự phát của lực SX, tác động tiêu cực kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. 8 2. Vận dụng quy luật này vào thực tiễn cách mạng nước ta hiện nay: Để từng bước quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, Đảng ta chủ trương sử dụng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước nhằm phát huy truyền thống mọi tiềm năng các thành phần kinh tế, phát triên mạnh lực lượng sản xuât để xây dựng cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa, từng bước XH hóa XHCN trong đó kinh tế kinh tế nhà nước bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo có ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay. - Nền kinh tế hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà sản xuất ra để bán, trao đổi trên thị trường. Trong kiểu tổ chức mà toàn bộ quá trình sản xuất phân phối, trao đổi tiêu dùng sản xuất ra cái gì, cho ai đều thông qua mua bán và hệ thống thị trường quyết định. - Các thành phần trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần: o Nhà nước o Tập thể o Cá thể o Tư bản tư nhân o Có vốn đầu tư nước ngoài - Vận động theo cơ chế thị trường có nghĩa là: sự vận động của nền kinh tế phụ thuộc vào quy luật cung - cầu. mặt tích cực của nền kinh tế thị trường là có nhiều loại hang hóa phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dung khác nhau. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều người vì lợi ích kinh tế mà bất chấp thủ đoạn. - Vì vậy phải có sự quản lý của nhà nước: nhà nước ban hành chủ trương chính sách để hạn chế mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng