Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lý luận phê bình văn học của nhóm hàn thuyên tt...

Tài liệu Lý luận phê bình văn học của nhóm hàn thuyên tt

.PDF
27
118
50

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGÔ THỊ THU HƢỜNG Lý LUËN PH£ B×NH V¡N HäC CñA NHãM HµN THUY£N Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC Mãsố: 9220120 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2019 Công trình đƣợc hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TSKH BÙI VĂN BA 2. PGS.TS HOÀNG MINH LƢỜNG Phản biện 1: ……………………………………………… Phản biện 2:……………………………………………… Phản biện 3: ……………………………………………… Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp trƣờng Họp tại: Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Vào hồi ….giờ … ngày … tháng … năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: Thƣ viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu những năm 40 thế kỷ XX có ba nhóm văn hóa văn học nổi bật trên văn đàn Việt Nam. Hai nhóm Tri Tân và Thanh Nghị được đánh giá tương đối nhất trí ngay từ đầu, riêng nhóm Hàn Thuyên về cơ bản bị phê phán kịch liệt hầu như gần suốt nửa thế kỷ. Nhưng đến thời kỳ sau Đổi mới Hàn Thuyên mới được khôi phục dần, song đến nay vẫn còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. Đây chính là nguyên nhân cơ bản để chúng tôi lựa chọn đề tài: Lý luận phê bình văn học của nhóm Hàn Thuyên. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Trong việc phấn đấu hiện đại hóa nền lý luận văn học của nước nhà, phải ra sức tổng kết những thành tựu và thiếu sót, những thành công và thất bại trong di sản lý luận của dân tộc từ thời trung đại, nhất là trong thế kỷ XX. Riêng về nhóm Hàn Thuyên, xoay quanh vấn đề tiếp thu lý thuyết nước ngoài gồm những chủ thuyết nào, mối quan hệ của chúng ra sao, nhất là việc vận dụng những lý thuyết ấy vào thực tiễn văn học nước nhà như thế nào, ý kiến chưa thống nhất phải tiếp tục làm sáng tỏ với cách đánh giá khách quan, theo đường lối đổi mới của Đảng. 2.2. Gắn bó chặt chẽ với mục đích về lý luận văn học nói trên là ý nghĩa về văn học sử. Khi đã đánh giá khách quan chính xác thì mới xác định đúng vai trò tích cực ít nhiều có thể có và tác dụng tiêu cực của nhóm Hàn Thuyên trong tiến trình ý thức văn học của nước nhà trong giai đoạn 1930-1945. 2.3. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có thể vận 2 dụng vào trong nhà trường trong việc giảng dạy phần Lí luận văn học hiện đại và phần Văn học sử Việt Nam giai đoạn 1940-1945. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Ngoài tình hình chung của nhóm Hàn Thuyên, riêng về lĩnh vực lý luận phê bình chỉ có hai nhân vật là Trương Tửu và Lương Đức Thiệp. Lương Đức Thiệp mất tích ngay năm 1945. Các công trình của ông đều chủ yếu dựa vào bản gốc: Việt Nam thi ca luận (1942); Văn chương và xã hội (1944), Nghệ thuật thi ca (1945); gần đây phần lớn đều được Nxb Trí thức cùng Nxb Hội Nhà văn tái bản. Còn Trương Tửu viết sách báo ngay từ năm 1931 (Triết lý Truyện Kiều) và những công trình viết trong chế độ mới như Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du (1956)... Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các công trình do chính Nxb bản Hàn Thuyên công bố là: Kinh Thi Việt Nam (1940); Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942); Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ (1943); Văn chương Truyện Kiều (1945); Tương lai văn nghệ Việt Nam (1945). Những công trình này được in lại trong thế kỷ mới này qua việc sưu tầm và biên tập của Trịnh Bá Đĩnh và Nguyễn Hữu Sơn: Trương Tửu - Tuyển tập nghiên cứu, phê bình (2007) tạo điều kiện để chúng tôi so sánh đối chiếu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Căn cứ vào đối tượng và phạm vi đã xác định và để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu được rút ra ở cuối chương Tổng quan, luận án quán triệt các phương pháp thông dụng trong nghiên cứu khoa học nói chung như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống... đến những phương pháp ở cấp độ triết học, tức chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 3 Về các phương pháp thông dụng như phương pháp so sánh sẽ thấy được vận dụng rất nhiều trong luận án này như so sánh giữa ba nhóm Tri Tân, Thanh Nghị, Hàn Thuyên; so sánh những nhóm nhỏ trong Hàn Thuyên như nhóm Trotskit, nhóm Mác-xít (nhưng không theo Lênin), nhóm yêu nước nhưng dễ dao động; so sánh giữa hai người trong một nhóm nhỏ như giữa Trương Tửu với Lương Đức Thiệp... So sánh phải nêu chỗ giống nhau, mà cũng vạch ra điểm khác nhau, tất nhiên tỉ lệ giữa hai mặt này tùy trường hợp cụ thể sẽ rất khác nhau. Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vào đề tài này là tương ứng với đối tượng, mà đối tượng nghiên cứu chính ở đây là Lương Đức Thiệp, nhất là Trương Tửu đều tuyên bố theo chủ nghĩa Mác. Như thế có thể lấy ngay chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để soi xét những phát ngôn cùng sự vận dụng của họ sẽ thấy họ có thành tâm học hỏi và có được sự hiểu biết tương đối sâu; đồng thời cũng có những biểu hiện ấu trĩ máy móc, phiến diện đối với chủ nghĩa Mác. Thao tác khoa học này rất khách quan và công bằng, có tác dụng đề kháng lại những sự quy chụp và suy diễn vô căn cứ. 5. Những đóng góp mới của luận án Lý luận phê bình văn học của nhóm Hàn Thuyên là một đề tài rất khó và phức tạp. Trải qua quá trình rất cố gắng học tập nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy luận án có những đóng góp mới như sau: 5.1. Làm sáng tỏ thêm tính phong phú phức tạp kể cả mặt tích cực của nhóm Hàn Thuyên như: về nguồn gốc gia đình, về tôn chỉ, mục đích, về thái độ đối với chế độ mới, về đóng góp trong thời kháng chiến chống Pháp, về cộng tác viên, về những ấn phẩm đã công bố. 4 Nhất là về thân thế sự nghiệp cùng lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt là về khuynh hướng rất khác nhau của các thành viên chủ chốt, nguyên nhân chủ yếu làm nên tính phức tạp thiên về mặt tiêu cực của Hàn Thuyên. 5.2. Tư tưởng văn học của Trương Tửu thời trước Cách mạng về cơ bản không theo chủ nghĩa Trotsky, càng không theo chủ nghĩa Lênin. Tuy chân thành theo chủ nghĩa Mác nhưng có chiều hướng giản đơn, đặc biệt là có kết hợp với chủ nghĩa S.Freud, sự kết hợp này đã chi phối và điều chỉnh sự vận dụng triết lý nghệ thuật của H.Taine mà ông đã sớm tiếp xúc từ thời đầu. Ông không phản Mácxít hoặc Mác-xít giả hiệu mà rất gần gũi với chủ nghĩa Mác phương Tây, cụ thể là chủ nghĩa Mác-phân tâm với đặc trưng là không theo chủ nghĩa Lênin nhưng lại có xu hướng gắn kết với tư tưởng hiện đại của Phương Tây. 5.3. Cũng không theo chủ nghĩa Lênin và chủ nghĩa Trosky, nhưng Lương Đức Thiệp dần dần cố gắng học tập và vận dụng chủ nghĩa Mác, tuy có chỗ máy móc dung tục ấu trĩ, nhưng cũng có những nhận thức tương đối đúng đắn về mối quan hệ giữa văn chương với xã hội, về đặc trưng của thể loại và lịch sử thơ ca Việt Nam. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Danh mục bài báo của tác giả, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục về Danh mục ấn phẩm của Hàn Thuyên xuất bản cục, luận án gồm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. - Chương 2: Khái quát về nhóm Hàn Thuyên. - Chương 3: Tư tưởng văn học chủ yếu của Trương Tửu. - Chương 4: Tiến trình lý luận phê bình văn học của Lương Đức Thiệp. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Giai đoạn trƣớc Đổi mới 1986 1.1.1. Những ý kiến phủ nhận hoàn toàn Trong bài Mấy nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hoá mới Việt Nam lúc này, đồng chí Trường Chinh đã khẳng định nhóm Hàn Thuyên xuyên tạc chủ nghĩa Mác, phạm phải sai lầm của chủ nghĩa Trosky. Tiếp theo Hoài Thanh với Thực chất tư tưởng Trương Tửu (1958),Vũ Đức Phúc trong Bàn về cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại 1930-1945, phủ nhận hoàn toàn nhóm Hàn Thuyên, kể cả cuốn Nghệ thuật thi ca của Lương Đức Thiệp. Phan Cự Đệ cho rằng nhóm Hàn Thuyên “giả danh Mác-xít”. Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Tố phê phán các tác giả trên đã xuyên tạc lịch sử, hạ thấp truyền thống dân tộc. Đây chủ yếu là cách đánh giá chính thống của ĐCSVN lúc bấy giờ. Ngay trong Từ điển văn học (bộ cũ 1983, 1984), mục Hàn Thuyên do Nguyễn Hoành Khung viết cũng phải theo lập trường đó. 1.1.2. Những ý kiến tuy cũng có phê phán, nhưng có phần khẳng định Chu Thiên, phê bình cuốn Việt Nam thi ca luận, cho rằng Lương Đức Thiệp đã ngay thẳng và công bình khi khen chê các nhà thơ đương thời. Kiều Thanh Quế, Vũ Ngọc Phan đều cho rằng Trương Tửu là một nhà tiểu thuyết xã hội. Đặc biệt Đinh Gia Trinh đã phê bình lối phê bình gọi là khoa học của Trương Tửu. Các văn nhân học giả miền Nam như Nguyễn Vỹ, Thanh Lãng Nguyễn Văn Trung đều khen tài năng và bản lĩnh cùng ảnh hưởng của Trương 6 Tửu, tuy chưa chắc là thật sự Mác-xít nhưng có đem lại cái mới cho nghiên cứu văn học. Tuy có lúc nói đến khuyết nhược điểm, nhưng không quá nặng về lập trường quan điểm. 1.2. Giai đoạn sau Đổi mới 1986 1.2.1. Những ý kiến đánh giá lại theo chiều hướng khẳng định về cơ bản Quán triệt đường lối Đổi mới của Đảng, Từ điển văn học (bộ mới, 2004) có ba mục từ do Nguyễn Vinh Phúc viết về Hàn Thuyên, Văn Tâm viết về Trương Tửu, Nguyễn Q. Thắng viết về Lương Đức Thiệp. Không còn chuyện phản động, Mác-xít giả hiệu. Tuy có nói về sai lầm khuyết điểm nhưng luôn ghi nhận những công lao đóng góp. Từ đây dồn dập xuất hiện những sự kiện, nhất là về Trương Tửu. Các nhà nghiên cứu tên tuổi của Viện văn học như Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Hữu Sơn, Trịnh Bá Đĩnh liên tục công bố những tư liệu, nhất là tuyển tập của Trương Tửu có kèm theo bài nghiên cứu mở đầu về văn hóa, về văn xuôi, về lý luận phê bình. Các Tiến sĩ trẻ như Nguyễn Mạnh Tiến, Đoàn Ánh Dương đã tái bản phần lớn các công trình của Lương Đức Thiệp. Công việc này đặt nền móng tốt cho việc nghiên cứu sâu vào Hàn Thuyên, nhất là về Trương Tửu. Sau đó là Hội thảo khoa học Nhà văn, Giáo sư Trương Tửu - Con người và sự nghiệp kỷ niệm 95 năm ngày sinh (18/11/1913), hướng tới kỷ niệm 10 năm ngày mất (16/12/1999) Trương Tửu của khoa Ngữ văn, ĐHSPHN vào tháng 11/2008. Tham dự có đông đảo giới nghiên cứu văn học ở miền Bắc: Phan Ngọc, Hà Minh Đức, Nguyễn Đình Chú, Phương Lựu, Phan Trọng Luận, Nguyễn Văn Hoàn, Lã Nhâm Thìn, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Văn Long, Trần Đăng Suyền, Trần Đình Sử, La Khắc Hòa, Nguyễn Thị Bình, v.v... 7 Kỷ yếu Hội thảo tập trung vào 4 hướng: Lý luận phê bình; Sáng tác tiểu thuyết; Hồi ức kỷ niệm; Di cảo của Trương Tửu. Sau đó, Hội Nhà văn đã khôi phục lại Hội tịch và tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Trương Tửu vào tháng 11/2013. Tiếp theo, Hội thảo mang tên “Những thí nghiệm của ngòi bút tôi”, tên một tác phẩm của Trương Tửu do Hội nhà văn Hà Nội tổ chức v.v... 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu tiếp tục Chúng tôi kế thừa xu hướng đánh giá lại Hàn Thuyên theo tinh thần Đổi mới trong mấy chục năm qua. Nhưng với khả năng hạn chế của mình chúng tôi thấy có mấy vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu đào sâu hơn như sau: - Khái quát về Hàn Thuyên, để thấy mối quan hệ giữa toàn thể với bộ phận là có sự thống nhất, nhưng không được đồng nhất. Trước hết phải tìm hiểu thêm nhóm Hàn Thuyên để thấy yếu tố tích cực cũng như tiêu cực có thể tác động đến hai vị; mặt khác cũng không nên đem bất cứ yếu tố nào của Hàn Thuyên đều gán cho hai vị. Vấn đề này nêu lên trước là cần thiết, có ý nghĩa như tiền đề, như điều kiện phục vụ cho việc đánh giá riêng về lĩnh vực lý luận phê bình văn học như tiêu đề của luận án đã hàm ý. - Trương Tửu là người say sưa vận dụng lý thuyết mới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Mác, Ănghen, Lênin, S.Freud, H.Taine... Cho nên người ta thường đánh giá ông về tư tưởng, lập trường quan điểm. Vậy Trương Tửu có chịu ảnh hưởng hay không, chịu ảnh hưởng đến mức nào, rồi vận dụng, nhất là vận dụng liên kết các nguồn tư tưởng với nhau như thế nào? - Lương Đức Thiệp không trải qua cuộc đời thăng trầm trong chế độ mới, được xem như một hiện tượng đã sớm hoàn kết. Nhưng 8 vẫn còn đó sự đánh giá về ông thời trước cách mạng, tuy cũng có khen, nhưng chủ yếu là thiên về phê phán theo tinh thần chung đối với nhóm Hàn Thuyên thời ấy. Như thế luận án của chúng tôi sẽ cố gắng góp phần đánh giá lại Lương Đức Thiệp theo tinh thần Đổi mới, nhất là về con đường tư tưởng học thuật của ông vươn đến quan điểm Mác-xít đã diễn ra với những ưu, khuyết điểm như thế nào? CHƢƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HÀN THUYÊN 2.1. Bối cảnh ra đời Tập trung chủ yếu vào giai đoạn 1930-1945. 2.1.1. Bối cảnh chính trị văn hóa xã hội Nhóm Hàn Thuyên ra đời trong bối cảnh chính trị xã hội khi thực dân Pháp và phát xít Nhật xâm lược, đàn áp bóc lột nhân dân Việt Nam; các cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra. Sự ra đời của Đảng Cộng sản và các hoạt động văn hóa chính trị xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sáng tác văn nghệ thời kì này. 2.1.2. Bối cảnh văn học Đó là sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác nói chung và tư tưởng văn nghệ Mác-xít nói riêng. Và tư tưởng văn nghệ này đã tham gia vào trong bầu không khí học thuật sôi nổi từ những năm 30 nửa đầu thế kỉ, có tiếng nói và ảnh hưởng sâu sắc. Bên cạnh đó càng xuất hiện nhiều các tổ chức văn học khác nhau. 2.2. Những biểu hiện tích cực nhóm Hàn Thuyên 2.2.1. Xét từ gốc gác gia đình Nxb Hàn Thuyên hình thành từ gia đình nhà tư sản yêu nước 9 Nguyễn Xuân Giới, trưởng nam Nguyễn Xuân Tái làm Giám đốc, thứ nam Nguyễn Xuân Lương phụ trách tài vụ, chàng rể Trương Tửu làm Tổng biên tập. Trong quá trình hoạt đông luôn bị thực dân Pháp, phát xít Nhật, chính quyền Bảo Đại đàn áp, sách nhiễu. Cuộc kháng chiến bùng nổ, cụ Nguyễn Xuân Giới liền hiến Nxb cho cách mạng và hầu như toàn gia đều đi theo kháng chiến. Cụ Giới có 5 người con đều tòng quân, được Hồ Chủ tịch tặng Huân chương kháng chiến hạng nhất. 2.2.2. Xét từ tôn chỉ mục đích Nxb Hàn Thuyên có phương châm sáng tác như sau: Tác phẩm xuất bản phải có chất lượng; “Tác giả phải là người có uy tín trong xã hội và đồng nghiệp; Tôn vinh vắn hóa, lịch sử dân tộc, chống phong kiến thực dân; Có tư tưởng Mác-xít, hướng về chủ nghĩa xã hội; Là diễn đàn của nhiều xu hướng tư tưởng khác nhau, miễn là chống phong kiến thực dân, văn hóa nô dịch; Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tác phẩm của mình”… 2.2.3. Xét từ ấn phẩm Nxb Hàn Thuyên đã xuất bản nhiều công trình có đóng góp cho nền văn hóa khoa học nước nhà: Văn học khái luận, Nguồn gốc dân tộc Việt Nam, Việt Nam văn học cổ sử, Lê Thánh Tông… Sau Tổng khởi nghĩa, có in sách báo Sao vàng của Việt Minh. Năm 1946 dịch và in Tuyên ngôn Cộng sản cùng nhiều sách về chủ nghĩa Mác. 2.2.4. Về cộng tác viên Không những Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Nguyễn Đổng Chi mà còn có Nguyễn Tuân, Chu Thiên, Bùi Huy Phồn, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Lạp, Đỗ Phồn, Phạm Ngọc Khuê... nói chung các nhân vật này về sau đều đi theo cách mạng. 10 Trái với tình hình cộng tác viên, các thành viên chủ chốt lại không giản đơn như thế, họ có những chủ kiến khác nhau, hành động và đường đi cũng khác nhau. 2.3. Tính phức tạp của những thành viên chủ chốt 2.3.1. Những trí thức có lòng yêu nước nhưng dễ dao động - Nguyễn Đức Quỳnh, nhà tiểu thuyết, sử gia, quê Hưng Yên. Ông không dính gì chủ nghĩa xã hội và Quốc tế Cộng sản. Thời kỳ Hàn Thuyên ông sáng tác nhiều nhưng không phải lý luận phê bình văn học. Năm 1946, ông ra vùng chiến khu tham gia kháng chiến nhưng bị Pháp bắt, rồi trở vào Nam luôn. - Lê Văn Siêu quê ở Hà Nội, trong thời Hàn Thuyên viết nhiều về kinh tế, kỹ nghệ. Sau toàn quốc kháng chiến có tản cư ra vùng tự do tham gia Hội đồng chuyên môn sản xuất kỹ nghệ ở Liên khu III, nhưng bị Pháp bắt, sau đó cũng vào Nam. Ở Sài Gòn ông có viết nhiều về văn học sử Việt Nam, nhưng không phải thời Hàn Thuyên. 2.3.2. Những người đã từng hoặc đang theo chủ nghĩa Trosky - Hồ Hữu Tường quê ở Cần Thơ, đúng là trùm Trotskit ở Việt Nam, song đến năm 1939 đã từ bỏ Đệ tứ Quốc tế, nhưng vẫn bị Pháp đày đi Côn Đảo trước khi Hàn Thuyên thành lập. Cho đến khi ra tù, trở lại Hà Nội vào tháng 7/1945 ông mới liên hệ được Trương Tửu và xuất bản cuốn Tương lai kinh tế Việt Nam. Năm 1947, ông sơ tán về Kẻ Sặt bị Pháp bắt và từ bỏ kháng chiến luôn. Chính khách, khoa học gia, ông đồng thời còn nổi tiếng với tiểu thuyết trào phúng. - Nguyễn Tế Mỹ hiện chưa rõ tiểu sử. Ông chuyên viết về lịch sử như Hai bà Trưng khởi nghĩa đã bị đồng chí Trường Chinh phê phán là “vin lấy học thuyết duy vật biện chứng, duy vật lịch 11 sử của Mác để biện hộ cho chính sách xâm lược của bọn phong kiến nhà Đông Hán”, bọn Troskit phản Mác-xít là như vậy. Điều này có gây tai tiếng cho cả nhóm, nhưng đây là chuyên ngành lịch sử, không thể gán sai lầm này cho các người ở chuyên môn khác. 2.3.3. Các nhà lý luận phê bình văn học có xu hướng Mác-xít nhưng không theo chủ nghĩa Lênin, ít nhiều bị tình nghi là Troskit. Dù số lượng chủ chốt có thể gia giảm, thì vẫn chỉ có hai nhà lý luận phê bình là Trương Tửu và Lương Đức Thiệp. Thật ra, trong bốn vị trên cũng có người nghiên cứu văn học nhưng không phải trong thời Hàn Thuyên. Ngược lại, Trương Tửu, Lương Đức Thiệp cũng không chỉ viết lý luận phê bình mà con viết về lịch sử, xã hội, thậm chí còn sáng tác nữa, nhất là Trương Tửu. Dù sao hai vị này cũng rất khác nhau về tầm cỡ, nhất là về số phận, cho nên cách tiếp cận vấn đề trong hai chương trọng điểm tiếp theo không thể không khác nhau. CHƢƠNG 3 TƢ TƢỞNG VĂN HỌC CHỦ YẾU CỦA TRƢƠNG TỬU Xem xét từ Kinh Thi Việt Nam (1940) đến Tương lai văn nghệ Việt nam (1945) của Trương Tửu để rút ra những vấn đề sau đây: 3.1. Tƣ tƣởng văn học của Trƣơng Tửu không mang tính chất Trotskit, nhƣng cũng không theo chủ nghĩa Lênin 3.1.1. Tư tưởng văn học của Trương Tửu không mang tính chất Trotskit Trong Văn học và cách mạng (1923) Trosky lập luận rằng giai cấp vô sản làm cách mạng không chỉ đánh đổ một giai cấp thống trị, mà xóa bỏ mọi giai cấp, cho nên không xây dựng văn hóa văn học vô 12 sản mà là thiết lập nền văn hóa văn học toàn nhân loại. Trái lại trong Tương lai văn nghệ Việt Nam, Trương Tửu chủ trương xây dựng nền Tân văn nghệ, cách mạng, xã hội chủ nghĩa, quần chúng và khoa học do giai cấp vô sản làm “kim chỉ nam trong mọi hành động”. 3.1.2. Tư tưởng văn học của Trương Tửu cũng không theo chủ nghĩa Lênin Lênin chủ trương “nền văn hóa quốc tế không phải là phi dân tộc”, nhưng tính dân tộc không hề có trong Tương lai văn nghệ Việt Nam. Lênin nêu ra nguyên lý tính đảng trong văn học nghệ thuật, nhưng Trương Tửu thì cho rằng nền Tân văn nghệ có một “tổ chức nòng cốt của nó là Đoàn kiến thiết Tân văn nghệ... sẽ hành động không theo mệnh lệnh của một đảng phái nào, chỉ theo sự quyết định của đại đa số đoàn viên”. 3.2. Dấu ấn của chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa S.Freud trong tƣ tƣởng văn học của Trƣơng Tửu 3.2.1. Dấu ấn của chủ nghiã Mác Không theo chủ nghĩa Lênin, nhưng Trương Tửu thành tâm nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Trong Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, sau khi trao đổi và tiếp thu với các học giả trong và ngoài nước, Trương Tửu đã đúc kết: “Muốn hiểu một cá nhân, nhất là một thiên tài… phải nghiên cứu tất cả cái hệ thống xã hội trong đó cá nhân kia, đứng ở phạm vi đẳng cấp của mình đã bị hoàn cảnh quyết định và đã chiến đấu để phản đông lại hoàn cảnh ấy. Khảo sát văn tài như vậy, tức là khảo cứu theo phương pháp duy vật biện chứng là cái phương pháp khoa học cao nhất, hiệu nghiệm nhất trong tư tưởng giới hiện đại của loài người”. Từ đây, Trương Tửu đã nghiên cứu sự tác động và phản tác động qua lại giữa thời đại, đẳng cấp của Nguyễn Công Trứ với tâm lý và tư tưởng của ông. Tất nhiên cũng có nhiều chỗ 13 hiểu chủ nghĩa Mác máy móc ấu trĩ như về tính giai cấp mà chính ông cũng thừa nhận. 3.2.2. Dấu ấn của chủ nghĩa S.Freud cùng một số thuyết tâm lý khác Trong Kinh thi Việt Nam, chứng tỏ Trương Tửu cũng theo dõi tương đối sát lý thuyết phân tâm học. Ông không nhắc đến quan niệm của Freud hồi cuối TK XIX - đầu TK XX mà nói đến sự thay đổi quan niệm ấy sau năm 1920. Nó không hình dung bằng các khái niệm chỉ các trạng thái, tính chất, phạm vi của tâm lý, mà là khá trực diện với con người: bản ngã, bản thể, siêu ngã. Ông vận dụng quan niệm cho rằng sáng tác văn nghệ chỉ là thăng hoa những ẩn ức tính dục bằng những hình thức không thể bắt bẻ được về mặt đạo đức và pháp lý qua cách liên tưởng đến những lời thơ câu đố dân gian như chiếc chiếu, hút thuốc lào, thơ Hồ Xuân Hương... Trong vô thức không phải chỉ chất chứa sự thèm khát tính dục, mà còn tiềm ẩn những giấc mơ da diết khác và Trương Tửu liên tưởng đến giấc mơ Từ Hải của Nguyễn Du. Chủ nghĩa Freud là một hệ thống tư tưởng đồ sộ, phức tạp, mà cùng một lúc ông đồng thời vận dụng nhiều loại lý thuyết của các nhà tâm lý thần kinh bệnh học như Morel, Kraplin, Boll… nên không tránh khỏi sai lạc như những suy diễn về căn bệnh của Nguyễn Du và Thúy Kiều. 3.2.3. Sự tương đồng với chủ nghĩa Mác-phân tâm, một loại hình của chủ nghĩa Mác phương Tây Tư tưởng văn hóa, văn học của Trương Tửu trước Cách mạng đã không tán thành tính đảng, lại xem nhẹ tính dân tộc, rõ ràng là không theo chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng Cộng sản, nhưng không phải là phản Mác-xít, hoặc Mác-xít giả hiệu. Bởi vì 14 chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ là một loại hình, ngoài nó ra còn có các loại hình khác mà tiêu biểu là chủ nghĩa Mác phương Tây với đặc điểm là kết hợp chủ nghĩa Mác với tư tưởng hiện đại phương Tây. Trương Tửu trên cơ sở thành tâm vận dụng nhiều quan điểm của Mác, lại có kết hợp với phân tâm học, do vậy là rất tương đồng với một loại hình lý luận phê bình của chủ nghĩa Mác phương Tây, cụ thể là chủ nghĩa Mác-phân tâm. Dù sao không tuân thủ những nguyên lý của Lênin vẫn là sai, nhưng Trương Tửu có thể là người đầu tiên cho thấy nhà lý luận phê bình Mác-xít vẫn có thể vận dụng thích đáng lý thuyết hiện đại phương Tây, một điều mà đến nay đã được thừa nhận rộng rãi. 3.3. Lý thuyết của Hypolyte Taine trong tƣ tƣởng văn học của Trƣơng Tửu 3.3.1. Những yếu tố cải biến Trương Tửu tiếp xúc H.Taine sớm nhất với ba khái niệm cơ bản: race, milieu, moment nhưng khi đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Mác và Freud thì không thể không tác động đến cái vốn có trước. Về nguyên văn chữ race phải dịch là chủng tộc mới đúng của H.Taine, nhưng Trương Tửu hiểu là nòi giống rồi chuyển dịch dần sang dòng dõi, huyết thống, di truyền... như khi phân tích về Nguyễn Du, như thế là đã lồng thêm phân tâm học vào. Về nguyên văn moment là thời đại, H.Taine cho đó là “những tình huống chung về trí tuệ và đạo lý”, nhưng Trương Tửu đã đi sâu thêm vào cơ sở kinh tế xã hội, sự đấu tranh của các lực lượng và khuynh hướng xã hội, nghĩa là bổ sung và nâng cao bởi lý luận Mác-xít. 3.3.2. Yếu tố giữ nguyên Trương Tửu vận dụng nguyên vẹn nguyên tắc phân tích từ môi 15 trường (milieu) của H.Taine, qua sự phân tích cảnh trí quê hương nội ngoại của Nguyễn Du đến sự so sánh những lối tả cảnh khác nhau giữa Thế Lữ, Lan Khai, Lưu Trọng Lư... 3.4. Sự chuyển biến nhanh chóng về tƣ tƣởng và học thuật của Trƣơng Tửu ngay khi tham gia Cách mạng và kháng chiến Tuy không vướng vào những tội danh như đã từng bị quy chụp, nhưng Trương Tửu vẫn có những sai lầm và khuyết điểm của mình. Mười năm tham gia cách mạng và kháng chiến, tức là lúc Hàn Thuyên trong thực tế không còn nữa, nhưng thực ra nó vẫn tồn tại ở Trương Tửu theo một nghĩa nào đó. Nói thẳng ra đó là bằng hành động chứng tỏ ông đã nhận thấy và kiên quyết sửa chữa những sai lầm và khuyết điểm trước kia. 3.4.1. Tích cực phục vụ chế độ mới Trương Tửu là học giả duy nhất trong nhóm Hàn Thuyên tận tụy phục vụ cho chế độ mới. Điều này cho phép chúng ta liên tưởng ông đã thấy không thể như trước cách mạng, mà cần phải đem sự nghiệp văn hóa khoa học của mình vào quỹ đạo chung của cách mạng dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. Từ đây, ông đã quyết tâm dốc sức phục vụ cách mạng và kháng chiến và ngày càng được tín nhiệm cao cả trên hai mặt trận: Văn hóa và Giáo dục. 3.4.2. Từ chính trị phản tỉnh đến học thuật Xuất phát từ lập trường cơ bản và bao trùm đó, ông đã rất nghiêm túc và chân thành nhìn lại những sai lầm lệch lạc trong những công trình trước Cách mạng. Trực tiếp vận dụng triệt để ý kiến của Lênin, Lê Duẩn, Trường Chinh, ông đã viết công trình Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du suy tôn tác phẩm này đậm đà phẩm chất dân tộc lên mức cổ điển chưa từng có. 16 CHƢƠNG 4 TIẾN TRÌNH LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA LƢƠNG ĐỨC THIỆP Lương Đức Thiệp không còn tư liệu gì khác ngoài những công trình cho nên cần được xem xét chúng theo trình tự thời gian để được hình dung thêm về những bước đường tư tưởng học thuật của một học giả trẻ đột ngột mất tích năm 1945. 4.1. Việt Nam thi ca luận (Khuê Văn xuất bản cục, 1942) 4.1.1. Về thơ ca Việt Nam cổ điển và hiện đại - Lương Đức Thiệp cho rằng thơ ca cổ điển Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thơ cổ điển Trung Quốc, nhưng chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu các thể thơ 5 chữ và 7 chữ. Ông đã phân biệt được sự khác nhau giữa thơ ca phương Đông thiên về tổng hợp với thơ ca phương Tây thiên về phân tích; vừa chỉ ra tính chất tổng hợp nhiều xu hướng của thơ xưa, vừa cho thấy việc phân chia thành các xu hướng thơ chỉ là tương đối, đồng thời cũng khẳng định mối quan hệ mật thiết, sâu sắc giữa thơ với đời sống hiện thực, với những sự vật bình dị thân thuộc. Ông nêu ra những nguyên nhân gò bó đã ngăn cản sự phát triển của thơ Việt Nam xưa. Ông tập trung nghiên cứu một số thể thơ Việt Nam tiêu biểu, như thể lục bát. Ông cũng chỉ ra sự chuyển biến của hình thức thơ ca Việt Nam từ lục bát đến ca trù. - Trong quá trình tìm hiểu về thơ Việt Nam hiện đại, Lương Đức Thiệp đã cho thấy sự ảnh hưởng của thơ Pháp với thơ ca Việt Nam. Trước hết là sự xuất hiện đội ngũ nhà thơ chuyên nghiệp là Tản Đà, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử... Các 17 nhà thơ này đều có ý thức sâu sắc về thiên chức thi sĩ của mình, về vị trí và sứ mạng thơ ca. Mặt khác, ông cũng chỉ ra sự ra đời của các xu hướng khác nhau trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Ở từng xu hướng, ông đều chỉ ra những ưu điểm và hạn chế thông qua những nhà thơ đại diện tiêu biểu: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương. Với Lương Đức Thiệp, thơ mới không chỉ là phong trào thơ lãng mạn, mà phong trào này cũng có những hạn chế của nó. Tất nhiên ông không tránh khỏi những đánh giá sai lạc như nhận xét thiếu cân nhắc về Thơ Tố Hữu và cũng chưa thấy được cái hay của thơ Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư... 4.1.2. Những vấn đề liên quan với đặc trưng chung của thơ - Lương Đức Thiệp đã xác lập một định nghĩa khá đúng đắn và đầy đủ về thơ; khẳng định mối quan hệ giữa nguồn thi cảm với chất liệu thể hiện, giữa tâm hồn thi sĩ và sự vật. Ông còn phân biệt giữa nội dung của thơ ca với nội dung của các ngành khoa học khác. Từ đó, ông suy luận về giá trị của thơ ca, về ý nghĩa sự tồn tại của thơ ca trong thời gian và không gian. - Lương Đức Thiệp còn tập trung thể hiện quan niệm thỏa đáng của mình về thơ “thuần tuý”: “Về lối thơ thuần túy, Đường thi vẫn đáng làm mẫu mực, vì nó là sự điều hòa hoàn toàn giữa tâm hồn và sự vật, sự cân xứng trọn vẹn về hình thức và ý thơ”. Còn theo nghĩa cực đoan thì ông mượn thơ Nguyễn Xuân Sanh ra phân tích với tất cả ưu, khuyết điểm của nó. - Lương Đức Thiệp cũng dành một dung lượng khá lớn cho việc khẳng định những nguyên tắc sáng tác thơ như “Nối liền mối thông cảm giữa sự vật với tâm hồn thi sĩ”; “Giác quan hóa hay cụ thể hóa tình cảm và ý tưởng”; “Tượng trưng hóa sự vật và ý tình”... 18 Muốn càng yêu quý thơ ca Việt Nam, không thể không hiểu xã hội và lịch sử Việt Nam. Có lẽ vì thế mà ông đã giành thời gian để viết Xã hội Việt Nam và Việt Nam tiến hóa sử (1943). Đến đây đã tương đối có đủ điều kiện để giải quyết mối quan hệ giữa văn chương và xã hội theo quan điểm Mác-xít. 4.2. Văn chƣơng và xã hội (Đại học thư xã, 1944) 4.2.1. Về sự phản ánh xã hội và tính giai cấp của văn học Lương Đức Thiệp khẳng định văn chương là một hình thái ý thức của con người, phải bắt nguồn từ xã hội: “Một tác phẩm dù cao siêu đến đâu cũng không do công cuộc sáng tác riêng của một cá nhân. Cả cuộc tiến hóa của lịch sử đã ấp ủ, thai nghén rồi phát sinh ra nó, giúp nó trưởng thành, rồi hoặc lại xô nó vào cõi chết theo nhịp tiến triển không ngừng của nhân loại”. Nhưng xã hội luôn có mâu thuẫn và đấu tranh giai cấpcho nên văn học cũng in dấu ấn đẳng cấp. 4.2.2. Phân tích tính giai cấp của văn học hiện đại Việt Nam Lương Đức Thiệp phân chia văn học hiện đại Việt Nam ra năm xu hướng, nhưng tập trung phân tích vào xu hướng tư sản và tiểu tư sản. Về xu hướng tư sản, ông thấy: “Họ là hạng người Việt Nam có thế lực nhất trong xã hội, được sống đầy đủ về vật chất, muốn được phóng khoáng về tình cảm, nhất là về ái tình, nhưng bị gia đình và giáo lý phong kiến ràng buộc”. Về xu hướng tiểu tư sản, ông viết: “Địa vị xã hội đẳng cấp tiểu tư sản rất chông chênh. Tình hình sinh hoạt này thường gây cho họ một tâm trạng phức tạp luôn luôn bị giằng co giữa hai tình cảm mãnh liệt; một đằng họ muốn trở thành tư sản nên khao khát giàu có, một đằng họ sợ rớt xuống lưu manh mà ghê khiếp cảnh nghèo nàn”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất