Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Lý luận nhận thức và thực tiễn

.DOC
5
234
105

Mô tả:

Câu hỏi: LÝ LUẬN NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN DÀN Ý - Chủ nghĩa Mác-Lênin xem xét lý luận và thực tiễn trong sự thống nhất biện chứng. Thực tiễn là hoạt động vật chất, còn lý luận là hoạt động tinh thần; thực tiễn đóng vai trò quyết định trong quan hệ đối với lý luận. - Chúng ta đã biết, nhận thức của con người có nguồn gốc ở thế giới vật chất, nhưng cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn. Con người là chủ thể của nhận thức trước hết vì nó đã là chủ thể trong hoạt động thực tiễn của mình. - Các nhà duy vật trước Mác, do thiếu quan điểm thực tiễn, đã chưa làm sáng tỏ được tính tích cực sáng tạo của nhận thức; ngược lại những người theo chủ nghĩa duy tâm lại thổi phồng và thần thành hóa tính năng động sáng tạo của tư duy con người. Song, như Mác đã vạch ra, chủ nghĩa duy tâm hiểu thực tiễn chỉ là hoạt động của tinh thần nên cũng không phát triển được mặt năng động sáng tạo trong hoạt động của con người. Với quan điểm duy vật biện chứng về thực tiễn và đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức, Mác đã tạo nên bước chuyển biến cách mạng trong triết học nói chung và trong lý luận nhận thức nói riêng. - Thực tiễn là phạm trù triết học chỉ toàn bộ những hoạt động vật chất có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Bản chất của hoạt động thực tiễn đó là sự tác động qua lại của chủ thể và khách thể. Khác với hoạt động tư duy, trong hoạt động thực tiễn con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất, làm biến đổi chúng theo mục đích của mình. Những hoạt động như vậy được thực hiện một cách tất yếu khách quan. Thực tiễn là hoạt động đặc trưng bản chất của con người, không ngừng phát triển bởi các thế hệ loài người. Vì thế, thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động mang tính lịch sử - xã hội. 2 - Hoạt động thực tiễn rất đa dạng với những hình thức ngày càng phong phú. Hình thức cơ bản đầu tiên của thực tiễn là sản xuất vật chất. Đây là hình thức cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định, tạo cơ sở cho các hình thức hoạt động khác của con người và cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Hoạt động cải tạo xã hội là một hình thức cơ bản của thực tiễn, có tác dụng trực tiếp đối với sự phát triển xã hội, đặc biệt là thực tiễn cách mạng xã hội. - Thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn. Hình thức cơ bản này của thực tiễn ngày càng có vai trò quan trọng trực tiếp đối với sự phát triển của nhận thức khoa học nói riêng, đối với sự phát triển của xã hội nói chung. - Thực tiễn và nhận thức không ngừng phát triển trong sự tác động lẫn nhau, trong đó thực tiễn đóng vai trò là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý. Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức thể hiện ở chỗ nhận thức ngay từ đầu đều xuất phát từ thực tiễn và do thực tiễn quy định. Chính yêu cầu của thực tiễn sản xuất vật chất và thực tiễn cải biến xã hội đã buộc con người phải nhận thức thế giới. Nhờ có hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động, con người nhận thức được thế giới xung quanh. - Thông qua hoạt động thực tiễn, con người đã làm cho sự vật, hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ; trên cơ sở đó con người nhận thức chúng. Như vậy thực tiễn đã đem lại những tài liệu cho quá trình nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, các quy luật vận động và phát triển của thế giới. Đồng thời, thực tiễn cũng là tiêu chuẩn để kiểm tra tri thức, là cơ sở hình thành và phát triển nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý. - Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, lý luận với nghĩa chung nhất là sự khái quát những kinh nghiệm thực tiễn, là tổng hợp các tri thức về tự nhiên, xã hội đã được tích lũy trong quá trình lịch sử của con người. Như vậy, lý luận là sản phẩm cao của nhận thức, là những tri thức về bản chất, quy 3 luật của hiện thực, là sản phẩm của quá trình nhận thức nên bản chất của lý luận là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. - Lý luận và kinh nghiệm là hai trình độ khác nhau của nhận thức. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận không đồng nhất với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. - Tri thức kinh nghiệm là tri thức chủ yếu thu được một cách trực tiếp từ thực tiễn, từ lao động sản xuất, đấu tranh xã hội hoặc thí nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm thông thường (tiền khoa học) thu được từ thực tiễn hàng ngày trong cuộc sống và lao động sản xuất, còn tri thức kinh nghiệm khoa học thu nhận được từ những thí nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm có vai trò không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của con người. Nhưng tri thức kinh nghiệm lại có hạn chế bởi trình độ tri thức kinh nghiệm chưa thể nắm được cái tất yếu sâu sắc nhất, mối quan hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng. - Lý luận là một trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Tri thức lý luận là tri thức khái quát từ tri thức kinh nghiệm, nó tồn tại trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, qui luật của lý luận. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”. Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, nhưng lý luận không hình thành một cách tự phát từ kinh nghiệm và không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm. Lý luận còn được hình thành từ sự kế thừa những thành quả của lý luận ở trước đó. - Khác với kinh nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao. Nhờ đó, lý luận đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật của các sự vật, hiện tượng khách quan. - Giữa thực tiễn và lý luận luôn có mối quan hệ biện chứng, thực tiễn có vai trò quyết định, vì thực tiễn là hoạt động vật chất, còn lý luận là sản phẩm của hoạt động tinh thần. Thực tiễn là cơ sở, động lực và là mục đích của nhận thức 4 (lý luận); thực tiễn còn là tiêu chuẩn của lý luận. Thông qua hoạt động thực tiễn, lý luận mới được vật chất hóa, hiện thực hóa, mới có sức mạnh cải tạo hiện thực. Đồng thời, lý luận có sự tác động trở lại đối với thực tiễn. Lý luận có vai trò trong việc xác định mục tiêu, khuynh hướng cho hoạt động thực tiễn, có vai trò điều chỉnh hoạt động thực tiễn, làm cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn. - Lý luận có vai trò rất lớn đối với thực tiễn. Lý luận là “kim chỉ nam” cho hành động, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn. Lê-nin đã khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”. Lý luận khi thâm nhập vào quần chúng thì biến thành sức mạnh vật chất. Lý luận có thể dự kiến được sự vận động của sự vật trong tương lai, chỉ ra những phương hướng mới cho sự phát triển của thực tiễn. Lý luận khoa học làm cho hoạt động của con người trở nên chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫm, tự phát. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”. - Tuy nhiên mặt khác cũng phải thấy rằng, do tính gián tiếp, tính trừu tượng cao trong sự phản ánh hiện thực nên lý luận lại có khả năng xa rời thực tiễn và trở thành ảo tưởng, giáo điều. Vì vậy phải coi trọng lý luận, nhưng không cường điệu vai trò của lý luận, coi thường thực tiễn, tách rời lý luận với thực tiễn. Điều đó cũng có ý nghĩa là phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nhận thức khoa học và hoạt động cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. - Quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn giúp ta tránh khỏi bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều. Chúng ta cần coi trọng những kinh nghiệm do thực tiễn của bản thân đưa lại. Song nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân, tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường lý luận thì sẽ mắc 5 bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa. Đối với người mắc bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũnh như một mắt sáng một mắt mờ”. - Mặt khác, thái độ thực sự coi trọng lý luận đòi hỏi phải chống chủ nghĩa giáo điều. Nếu tuyệt đối hóa lý luận, coi thường kinh nghiệm thực tiễn, coi lý luận là bất di bất dịch, việc nắm lý luận chỉ dừng lại ở những nguyên lý chung trừu tượng không xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể để vận dụng lý luận thì mắc bệnh giáo điều, chủ quan duy ý chí. - Chính vì thế, vấn đề đổi mới tư duy gắn liền với hoạt động thực tiễn là một trong những chủ trương lớn hiện nay của Đảng ta. Chỉ có đổi mới tư duy lý luận, gắn lý luận với thực tiễn thì mới có thể nhận thức được các quy luật khách quan và trên cơ sở đó, đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan