Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lý luận chung về lãi suất...

Tài liệu Lý luận chung về lãi suất

.DOC
18
236
91

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC -------------------------- BÀI KIỂM TRA MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội - 2010 1 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Tình huống 9: Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế theo xu hướng tự do hóa thương mại có nghĩa là quốc gia đó từng bước dỡ bỏ tất cả các rào cản trong thương mại quốc tế? Liên hệ thực tế Việt Nam. Bài làm: Trong điều kiện kinh tế mở, hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, vấn đề mở rộng và phát triển thương mại quốc tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên tất yếu và cấp bách, tuy vậy vẫn luôn tồn tại nhiều rào cản thương mại ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế. Các rào cản trong thương mại quốc tế là các luật lệ, chính sách, quy định hay tập quán của Chính phủ mỗi nước trong khuôn khổ pháp lý chung nhằm hạn chế hay ngăn cản hoạt động thương mại hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài. Xu hướng tự do hóa thương mại là quá trình nhà nước nới lỏng tiến tới giảm thiểu những biện pháp can thiệp vào hoạt động thương mại quốc tế, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa, buôn bán thương mại giữa các quốc gia. Mục tiêu: - Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, cụ thể là phát triển khả năng xuất khẩu hàng hoá sang các nước khác đồng thời mở rộng hoạt động nhập khẩu những hàng hoá không có điều kiện để sản xuất hoặc sản xuất có hiệu quả thấp. - Tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. - Tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, tạo ra sự bình đẳng hơn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, đó là động lực quan trọng để các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh để tồn tại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ sở của xu hướng này bắt nguồn từ quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới: toàn cầu hóa, khu vực hóa; lực lượng sản xuất phát triển vượt ra ngoài phạm vi biên giới của mỗi quốc gia; sự phân công lao động quốc tế phát triển cả về bề rộng và bề sâu; vai trò của các công ty đa quốc gia được tăng cường; hầu hết các quốc gia chuyển sang xây dựng mô hình “kinh tế mở” với việc khai thác ngày 2 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 càng triệt để lợi thế so sánh của mỗi quốc gia. Tự do hóa thương mại đưa lại lợi ích cho mỗi quốc gia dù trình độ phát triển khác nhau, nó phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại, tranh thủ khai thác lợi thế so sánh của các quốc gia. Nội dung: Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ mậu dịch quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phảt triển các hoạt động thương mại quốc tế cả về bề rộng lẫn bề sâu. Biện pháp: Ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương, tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do và WTO, chủ động xây dựng lộ trình cắt giảm những hàng rào thuế quan và phi thuế quan, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ xuất nhập khẩu (đầu tư, tỷ giá hối đoái, tín dụng theo chiều hướng nới lỏng dần sự can thiệp). Kết quả của tự do hóa thương mại là tạo điều kiện mở cửa thị trường nội địa để hàng hóa và công nghệ nước ngoài cũng như những hoạt động dịch vụ quốc tế được xâm nhập dễ dàng vào thị trường nội địa đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài. Trên cơ sở lý thuyết lợi thế so sánh, lợi ích lớn nhất của tự do hóa thương mại là thúc đẩy ngày càng nhiều nước tham gia buôn bán, trao đổi hàng hoá, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với người tiêu dùng, hàng hoá lưu thông dễ dàng hơn đem lại cho họ cơ hội lựa chọn hàng hoá tốt hơn với giá rẻ hơn. Như vậy, xu hướng tự do hóa thương mại không có nghĩa là từng bước dỡ bở tất cả các rào cản trong thương mại quốc tế, mà là việc điều chỉnh theo hướng nới lỏng dần, với bước đi phù hợp trên cơ sở các thỏa thuận song phương và đa phương giữa các quốc gia. Nhà nước phải xây dựng một lộ trình tự do hoá thương mại một cách phù hợp với điều kiện và khả năng của quốc gia và dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế của mình. Quá trình tự do hóa thương mại gắn liền với những biện pháp có đi có lại trong khuân khổ pháp lý giữa các quốc gia. Song song với xu hướng tự do hóa thương mại luôn luôn là xu hướng bảo hộ mậu dịch. Đây là hai xu hướng đối nghịch nhau trong chính sách thương mại quốc tế, nhưng chúng không bài trừ nhau mà trái lại thống nhất với nhau, một sự thống nhất giữa hai mặt đối 3 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 lập. Trong thực tế hai xu hướng này song song tồn tại, sử dụng kết hợp với nhau. Tùy theo trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, tùy theo các điều kiện và đặc điểm cụ thể mà người ta sử dụng và kết hợp khéo léo giữa hai xu hướng này với những mức độ khác nhau ở từng lĩnh vực của hoạt động thương mại quốc tế. Liên hệ thực tế Việt Nam: Trong hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ nhanh và ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó chính sách phát triển thương mại của Việt Nam cũng có nhiều sự thay đổi nhằm hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới tạo nền tảng để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam luôn khẳng định ủng hộ xu hướng tự do hóa thương mại, tích cực tham gia vào đàm phán, tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do FTA và đặc biệt vào ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Kể từ thập niên 1990, hình thái khu vực mậu dịch tự do FTA (Free Trade Agreement) song phương hoặc nhiều bên trở nên phổ biến, với phạm vi hợp tác rộng lớn, không chỉ giới hạn trong việc thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà còn cả xúc tiến và tự do hoá đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan, xây dựng năng lực và nhiều nội dung mới khác như lao động, môi trường. Tính đến nay, Việt Nam đã cùng ASEAN ký kết, đã và đang triển khai các hiệp định FTAs như: Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA); Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA); ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản; ASEAN - Ấn Độ. Đặc biệt, tháng 7/2009 Hiệp định FTA song phương đầu tiên của Việt Nam với Nhật Bản có hiệu lực, với nhiều cam kết tự do hóa thương mại, miễn giảm thuế…sẽ mở ra cánh cửa xuất khẩu và đầu tư thông thoáng hơn với doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản. Trên cơ sở những thành tựu đạt được sau gần 10 năm đổi mới, 1/1995 Việt Nam đã chính thức làm đơn xin gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Đảng ta đã nhận thức rõ: “Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày 4 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 càng nhiều nước tham gia”, chúng ta đã nỗ lực hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm đồng bộ các yếu tố của thị trường, kiên trì đàm phán, ngày 7/11/2006 Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào WTO. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn phát triển thương mại quốc tế với nhiều cơ hội: thị trường hàng hóa được mở rộng, hàng hóa và dịch vụ sẽ được hưởng các ưu đãi và đối xử bình đẳng hơn, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước được nâng cao… Bên cạnh đó sẽ có nhiều thách thức: cạnh tranh sẽ diễn ra ngày càng gay gắt, năng lực của các doanh nghiệp còn hạn chế, sự phụ thuộc giữa các nước tăng lên…Trong bối cảnh toàn cầu hóa và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, chính sách thương mại của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài, chính sách này được xây dựng trên cơ sở phù hợp với cơ chế thị trường và các cam kết quốc tế. - Đối với các hàng rào thuế quan: Việt Nam cam kết sẽ miễn giảm thuế xuất, nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử và sẽ không gắn việc miễn giảm thuế với yêu cầu về xuất khẩu hay nội địa hóa. Việt Nam cam kết giảm mức thuế nhập khẩu bình quân từ 17,4% xuống còn 13,4 % trong 5 đến 7 năm tới.Trong đó mức thuế nhập khẩu nông sản giảm từ 23,4% xuống còn 20,9%, mức thuế nhập khẩu hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống còn 12,6%. Bên cạnh đó Việt Nam cũng cam kết tham gia một số hiệp định tự do hóa theo ngành như công nghệ thông tin, dệt may, thiết bị y tế với thời gian giảm thuế là từ 3 đến 5 năm. Tuy nhiên Việt Nam vẫn bảo lưu hạn ngạch thuế quan với đường, trứng, gia cầm, thuốc lá và muối. Đối với 4 mặt hàng này mức thuế hiện hành là ( trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 40%, lá thuốc lá 30%, muối 30%). - Các hàng rào phi thuế quan: Theo định hướng của chính sách thương mại của Việt Nam thì các hàng rào phi thuế quan sẽ dần được loại bỏ như quota hạn ngạch, giấy phép. Tuy nhiên Việt Nam vẫn duy trì danh mục một số mặt hàng cấm xuất nhập khẩu và một số mặt hàng hạn chế xuất nhập khẩu. Ví dụ: Việt Nam cấm nhập khẩu thiết bị và phần mềm mã hóa thuộc diện bí mật nhà nước không liên quan tới các sản phẩm thương mại thông thường phục vụ nhu cầu đại chúng. 5 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 - Các hàng rào kỹ thuật: Việt Nam sẽ tiếp tục áp dụng các hàng rào kĩ thuật phù hợp với quy định của WTO nhằm bảo vệ cuộc sống của con người, động thực vật, sức khỏe cộng đồng và môi trường. Trong đó Việt Nam nhấn mạnh vào các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sinh thái, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Ngoài ra Việt Nam còn tiếp tục áp dụng cac quy định nhằm bảo vệ an ninh quốc gia cũng như chống gian lận thương mại phù hợp với quy định WTO và các Công ước quốc tế. 6 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Họ và tên : Đào Anh Tuấn Lớp : Cao học 18L Câu 3 ( câu tự chọn): Việc Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo ra nhiều cơ hội để Việt Nam khai thác các lợi thế so sánh của đất nước để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá. Vận dụng một trong các lý thuyết thương mại Quốc tế để giải thích luận điểm này. Trả lời:( không quá 2000 từ) Như đã biết, các quốc gia khác biệt về chi phí sản xuất nên có sự khác biệt về lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh là những mặt hàng có chi phí sản xuất thấp hơn một cách tương đối so với những mặt hàng của các quốc gia khác. Trái với lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh là một khái niệm có tính tương đối: Trong một thế giới gồm 02 quốc gia, 02 mặt hàng, khi đã xác định một quốc gia có lợi thế so sánh về một mặt hàng nào đó thì có thể rút ra kết luận là quốc gia thứ hai sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng kia. Công thức xác định lợi thế so sánh là: Như vậy, quốc gia A sẽ có lợi thế so sánh về hàng hoá X, Quốc gia B sẽ có lợi thế so sánh về hàng hoá Y. Quốc gia A sẽ tập trung chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu hàng hoá X. Quốc gia B sẽ tập trung chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu hàng hoá Y. Từ những phân tích trên đây có thể khái quát nội dung quy luật lợi thế so sánh như sau: Khi mỗi quốc gia chuyên môn hoá sản xuất mặt hàng mà quốc gia đó có lợi thế so sánh thì tổng sản lượng tất cả các mặt hàng của toàn thế giới sẽ tăng lên, và tất cả các quốc gia sẽ trở nên sung túc hơn. Đánh giá chung về lợi thế so sánh của Việt Nam hiện nay. 1. Việt Nam – vị trí chiến lược cho các nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển 7 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Đông. Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền dài chừng 500 km; nơi hẹp nhất dài gần 50 km. Việt Nam có ba mặt Đông, Nam và Tây-Nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, có thể dễ dàng qua lại cả Trung Quốc lẫn các nước ASEAN và có thể trở thành một đối tác sản xuất chặt chẽ cho cả hai. Đặc biệt, miền Bắc tiếp giáp với biển Đông và có tiềm năng liên kết được với nhịp độ phát triển của khu vực năng động này và đó là một ưu thế vượt trội của Việt Nam so với các nước ASEAN trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2. Chính trị - xã hội ổn định Nhìn chung, Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực. Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị (PERC) tại Hồng Kông xếp Việt Nam ở vị trí thứ nhất về khía cạnh ổn định chính trị và xã hội sau sự kiện 11 tháng Chín. So với các nước ASEAN khác như In-đô-nê-xi-a, Mã-lai-xi-a, Phi-líp-pin, và Trung Quốc, Việt Nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc hơn. Sau khi đưa ra chính sách “đổi mới”, Việt Nam đã và đang đạt được mức tăng trưởng GDP ổn định. Sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô đang được duy trì. Việt Nam được đánh giá là nơi an toàn để đầu tư. Đảng cộng sản Việt Nam đã điều hành đất nước trong nhiều thập kỷ qua và không ai mong muốn có những thay đổi trong môi trường chính trị. Các giới chức đã ủng hộ một chính sách cải cách và quá trình chuyển sang một nền kinh tế thị trường đang tiếp tục.Trong khung cảnh của những sự kiện diễn ra trong vài năm qua liên quan đến chủ nghĩa khủng bố, Việt Nam được biết đến như là một trong những nước an toàn nhất xét về các tội ác chống con người và quyền sở hữu. 3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định 8 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ khá nhanh và ổn định, chỉ đứng sau Trung Quốc và đứng thứ hai ở Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong giai đoạn 2001-2009 nền kinh tế Việt Nam đã liên tục tăng trưởng mạnh từ sau Cuộc khủng hoảng tài chính Thái Lan (1997) và nhất từ năm 2001 đến năm 2008 với mức duy trì trên dưới 7%/năm đã cho thấy nền kinh tế giai đoạn này có những bước tiến quan trọng so với giai đoạn trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của giai đoạn 2001-2005 đạt trung bình 7.508%/năm; Giai đoạn 2006-2009 đạt trung bình là 7.04% thấp hơn so với giai đoạn đầu. Nếu tính trung bình của giai đoạn 2001-2009 thì nền kinh tế tăng trưởng trung bình là 7.3%/ năm. Trong hai năm 2008, 2009 do những khó khăn của nền kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế nước ta làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt dưới 6.5%/ năm. Như vây, có thể thấy thập nien đầu tiên của thế ký 21, nền kinh tế nước ta đã đạt được tốc đọ tăng trưởng khá cao và ổn định. 4. Tiềm năng thị trường tiêu thu rộng lớn Theo nhận định của ông Demetrios Marantis, Phó Đại diện Thương mại Mỹ về quan hệ thương mại Việt-Mỹ, Việt Nam là một thị trường trẻ, đầy tiềm năng và liên tục tăng trưởng. Với dân số trên 86 triệu người, Ông Marantis cũng cho rằng thị trường Việt Nam là cơ hội lớn cho Mỹ.Trong những năm qua, kể từ khi Việt Nam và Mỹ ký Hiệp định thương mại song phương, kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước đã tăng đáng kể, từ 1 tỷ USD năm 2001 lên đến 15 tỷ USD năm 2008. Thành quả này khiến Mỹ rất mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Việt Nam. 5. Nguồn nhân lực dồi dào và đang được đào tạo Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế tại thời điểm 1/7/2006 ước tính là 43,44 triệu người, tăng 2,1% so với cùng thời điểm năm trước. Tỷ trọng lao động đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tiếp tục giảm từ 57,2% trong năm 2005 xuống 55,7% trong năm 2006 để chuyển dịch sang các khu vực có năng suất lao động cao hơn, phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tương ứng, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tiếp tục tăng từ 18,3% lên 19,1% và khu vực dịch vụ từ 24,5% lên 25,2%. 9 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Tài nguyên thiên nhiên phong phú - Tài Nguyên đất: Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng (khoảng 14 600 loài thực vật). - Tài nguyên rừng: chiếm một diện tích lớn trên lãnh thổ Việt Nam. Các khu rừng quốc gia được nhà nước bảo vệ và có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái bền vững. - Tài nguyên khoáng sản: Dưới lòng đất có nhiều khoáng sản quí như: thiếc, kẽm, bạc, vàng, angtimoan, đá quí, than đá. ở thềm lục địa của Việt Nam có nhiều dầu mỏ, khí đốt. - Tài nguyên nước: Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10 km), chảy theo hai hướng chính là tây bắc- đông nam và vòng cung. Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. - Quần thể động vật: ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loài thú quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ của thế giới. Hiện nay, đã liệt kê được 275 loài thú có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng thể, 2.400 loài cá, 5.000 loài sâu bọ. 6. Thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực Các mốc thời gian chính:  Ngày 25/7/1995 đã chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN),  Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT);  Tháng 3/1996 tham gia Diễn đàn Á - Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập;  15/6/1996 gửi đơn xin gia nhập APEC; 11/1998 được công nhận là thành viên của APEC;  Năm 2000 ký Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ… 10 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368  Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam đã bắt đầu từ năm 1995 khi Việt Nam gửi đơn gia nhập. Trong quá trình 11 năm, Việt Nam đã vượt qua các đàm phán với WTO cũng như đàm phán song phương với tất cả các thành viên của tổ chức này.  Đến cuối tháng 11/2006 thì toàn bộ các văn kiện thỏa thuận được thống nhất. Lễ ký kết văn kiện thỏa thuận đã được tổ chức ngày 7/11 tại Geneva.  Ngày 29/11, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn kết quả thỏa thuận, và đã ủy quyền cho Chính phủ gửi đến WTO bản Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập WTO của Việt Nam.  Ngày 6/12/2006, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Lệnh công bố Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư. 7. Chính sách đầu tư thông thoáng Để thu hút vă tăng cường đầu tư, chính sách đầu tư của Việt Nam ngày càng trở nên thống thoáng, cởi mở, thủ tục nhanh gon, môi trường đầu tư hấp dẫn đã và đang thu hút dược nhiều nhà đầu tư nước ngoài. 11 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Họ và tên : Nguyễn Bá Nhiệm Lớp : Cao học 18L Câu 10: Tại sao hiện nay các Quốc gia lại gia tăng sử dụng các công cụ bảo hộ khác nhau ngoài các công cụ bảo hộ truyền thống như thuế quan và hạn ngạch. Bạn có nghĩ rằng một nước hoàn toàn có được chỉ số về mức độ bảo hộ chính xác đối với các ngành thay thế nhập khẩu không? tại sao? Trả lời: 1. Hiện nay các Quốc gia lại gia tăng sử dụng các công cụ bảo hộ khác nhau ngoài các công cụ bảo hộ truyền thống như thuế quan và hạn ngạch vì : Đối với các công cụ truyền thống thì chỉ được áp dụng với những quốc gia, những trường hợp mang tính phổ biến, còn trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, với các Quốc gia có đặc điểm rieng biệt thì việc gia tăng sử dụng các công cụ bảo hộ khác nhau là cần thiết, bù đắp những thiếu hụt mà các công cụ bảo hộ truyền thống không có được. Chẳng hạn như, hạn nghạch xuất khẩu mang tính chủ động và thường là biện pháp tự bảo vệ thị trường trong nước hoặc nguồn tài nguyên trong nước; còn hạn chế xuất khẩu tự nguyện thực ra mang tính miễn cưỡng và gắn với những điều kiện nhất định, được thực hiện với những quốc gia có có khối lượng xuất khẩu quá lớn về một mặt hàng. Hay, với những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động... được xuất phát từ đòi hỏi thực tế của đời sống để đem lại lợi ích cho nước chủ nhà trong quan hệ thương mại quốc tế. 2. Một nước nước không hoàn toàn có được chỉ số về mức độ bảo hộ chính xác đối với các ngành thay thế nhập khẩu, vì:  Đối với các nghành thay thế nhập khẩu việc bảo hộ là cần thiết, bởi lúc đầu hình thành thì các ngành này có thể nói là non trẻ, chịu chi phí ban đàu cao hơn và không thể cạnh tranh trong vài năm đầu tiên với các đối thủ nước ngoài dày dặn kinh nghiệm.một chính sách tự do buôn bán sẽ bóp chết các ngành non trẻ, vì vậy một hình thức thuế quan tạm thời đánh vào hàng nhập khẩu cho phép chúng 12 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 trưởng thành tới khi có thể tự bảo vệ chống lại cạnh tranh từ nước ngoài. Nhưng để có được chỉ số chính xác về mức độ bảo hộ là bao nhiêu là không thể có được.  Theo góc độ của quy luật lợi thế so sánh, khi đánh thuế nhập khẩu làm cho giá cả trong nước cao hơn giá cả quốc tế, tức là gây thiệt hại cho thế giới nói chung. Và tỷ lệ chuyển đổi cận biên giữa các hàng hoá sẽ bị méo mó. Và như vậy, ta không thể xác định chính xác hoàn toàn về mức đọ gây thiệt hại về sản xuất và tiêu dùng.  Các ngành sản xuất thay thế hàng nhập khẩu được phát riển từng bước, từng giai đoạn, và cũng chính vì vậy việc thực hiện công cụ bảo hộ phải rất linh hoạt, tránh ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu dùng. 13 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Nhóm học viên : Nguyễn Văn Linh Đào Anh Tuấn Nguyễn Bá Nhiệm Lớp : Cao học 18L Tình huống 1: Những người theo quan điểm trường phái trọng thương cho rằng: Việc nắm giữ vàng bạc, kim loại quý là rất quan trọng với việc xây dựng và bảo vệ đất nuớc và quốc gia muốn trở lên giàu có thì Chính phủ cần tăng cường điều tiết nền kinh tế và bảo hộ thương mại? Liên hệ thực tiễn hiện nay của Việt Nam. Bài làm: Nội dung cơ bản của trường phái trọng thương đó là cho rằng vàng bạc, kim loại quý là thước đo của cải với mọi quốc gia, việc nắm giữ vàng bạc, kim loại quý là rất quan trọng với việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Họ đánh giá cao vai trò của tiền tệ, mà ở đây là vàng bạc, kim loại quý, coi tiền tệ là tiêu chuẩn cơ bản của của cải, nhà nước càng nhiều tiền thì càng giàu. Hàng hóa chỉ là phương tiện làm tăng khối lượng tiền tệ. Họ đã xây dựng lý thuyết tiền tệ, coi tiền tệ là tiêu chuẩn giàu có của của cải, là phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ và phương tiện để thu được lợi nhuận. Các nhà trọng thương đo lợi ích của dân tộc bằng kho dự trữ kim loại quý mà họ sở hữu: “Thà quốc gia có nhiều vàng bạc hơn là nhiều thương gia và hàng hóa” hay “Chúng ta sống nhờ vàng bạc hơn là nhờ buôn bán nguyên liệu”. Họ cho rằng quốc gia nào có mở vàng, mỏ bạc là số một, nếu không phải buôn bán với nước ngoài để đổi lấy kim loại quý. Sở dĩ vàng bạc được coi trọng như vậy là vì: + Họ hiểu sai về khái niệm “tài sản quốc gia”, ngày nay chúng ta cho rằng vàng bạc chỉ là một phần nhỏ của tài sản trong nước, điều quan trọng hơn là liệu chúng ta có đủ hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu con người hay không và chúng ta có đủ tài nguyên để sản xuất ra số hàng hóa đó hay không. Nhưng vào thời đó, người ta chỉ coi tiền, ở đây là vàng bạc, kim loại quý là tài sản quốc gia. 14 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 + Vàng bạc là những quý kim bền nên có thể làm phương tiện tích trữ hay bảo tồn giá trị. Các nhà trọng thương đặc biệt đề cao tiết kiệm, coi đó là một phương tiện tích lũy tài sản. Để tích lũy vàng bạc, kim loại quý cần phải thúc đẩy ngoại thương, họ cho rằng đó là con đường mang lại sự phồn vinh cho đất nước. Một quốc gia giàu có phải có nhiều tiền, muốn có nhiều tiền phải phát triển thương nghiệp, mà trước hết là ngoại thương. Họ cho rằng: “nội thương là hệ thống ông dẫn, ngoại thương là máy bơm. Muốn tăng của cải phải có ngoại thương nhập dẫn của cải qua nội thương”. Quốc gia muốn mạnh phải phát triển ngoại thương, nhưng trong ngoại thương đất nước luôn luôn nhập siêu là đất nước yếu. Do vậy muốn trở thành quốc gia mạnh thì phải thực hiện xuất siêu: “Một quốc gia chỉ có thể thủ lợi do ngoại thương, nếu xuất khẩu vượt nhập khẩu”. Trường phái trọng thương chỉ chú ý đến xuất khẩu, tìm mọi cách để tăng được xuất khẩu cả về số lượng và giá trị. Còn nhập khẩu thì rất hạn chế, đặc biệt là các sản phẩm đã hoàn chế và hàng hóa xa xỉ phẩm. Học giả người Áo Von-Hornick đã nói: “Thà phải trả giá 2 mỹ kim để mua một món hàng mà tiền đó vẫn còn trong nước còn hơn là chỉ trả có một mỹ kim nhưng lại để mất vào tay ngoại quốc”. Từ đó dẫn đến một phương châm hay một chính sách có thể gói gọn trong nguyên tắc: “Để ngoại quốc trả cho mình càng nhiều càng tốt, mình trả cho ngoại quốc càng ít càng hay”. Họ coi việc buôn bán với nước ngoài không phải xuất phát từ lợi ích chung của cả hai phía mà chỉ có thu vén cho lợi ích quốc gia của mình. Họ tin tưởng rằng một quốc gia chỉ có thể có lợi nhờ mậu dịch trên sự hy sinh của một quốc gia khác, nghĩa là mậu dịch quốc tế là một trò chơi có tổng bằng không. Trường phải trọng thương chủ trương “Một cán cân thương mại thặng dư”, muốn như vậy phải có sự can thiệp sâu của Chính phủ vào các hoạt động kinh tế, cần phải tăng cường điều tiết nền kinh tế và bảo hộ thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương: Lập ra hàng rào thuế quan, phi thuế quan, khuếch trương xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, nghiêm cấm việc xuất khẩu vàng bạc, cấm người nước ngoài mua quý kim… Như vậy, chúng ta thấy những người theo quan điểm trường phái trọng thương cho rằng việc nắm giữ vàng bạc, kim loại quý là rất quan trọng với việc xây dựng 15 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 và bảo vệ tổ quốc và quốc gia muốn trở lên giàu có thì Chính phủ cần phải tăng cường điều tiết nền kinh tế và bảo hộ thương mại. Liên hệ thực tiễn hiện nay của Việt Nam: Ngày nay, chúng ta hiểu vàng bạc, kim loại quý chỉ là một phần nhỏ của tài sản quốc gia, việc một quốc gia nắm giữ nhiều vàng bạc, kim loại quý không có nghĩa là quốc gia đó giàu có. Tài sản quốc gia là toàn bộ sản phẩm do lao động sáng tạo ra được tích lũy lại, bao gồm tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản quý hiêm (vàng, bạc…). Tài sản quốc gia cùng với tài nguyên thiên nhiên đã được thăm dò, tính toán, và có thể đem sử dụng, hợp lại thành của cải quốc gia. Điều quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc là phải sử dụng thật hợp lý của cải quốc gia, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước, giữ vững độc lập dân tộc, an ninh chính trị. Đối với nước ta hiện nay, nguồn nội lực, tiềm năng của đất nước đang được sử dụng, có vai trò quyết định, to lớn trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững. Việt Nam đang tích cực xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là một nền kinh tế hỗn hợp nghĩa là vừa vận hành theo cơ chế thị trường vừa có sự điều tiết của nhà nước. Cơ chế quản lý và vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực hiện cơ chế đó sẽ bảo đảm tính định hướng, điều khiển hướng tới đích xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế theo phương châm: nhà nước điều tiết vĩ mô, thị trường hướng dẫn doanh nghiệp. Trong đó vai trò của nhà nước điều tiết nền kinh tế rất quan trọng, nhà nước là nhân vật trung tâm điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Chức năng: - Tạo môi trường pháp lý, kinh tế - xã hội ổn định, thuận lợi cho các chủ thể kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. Định hướng và hướng dẫn sự phát triển kinh tế - xã hội bằng việc soạn thảo, ban hành các kế hoạch, quy hoạch, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách (đặc biệt là các chính 16 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 sách tài chính, tiền tệ, tín dụng) để hướng các chủ thể kinh tế vào thực hiện các kế hoạch, quy hoạch và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra. - Điều tiết kinh tế, điều hành vĩ mô nền kinh tế, trong đó Nhà nước cần cân nhắc kỹ lưỡng những mệnh lệnh hành chính để cho các hoạt động thị trường được diễn ra chủ yếu theo sự hướng dẫn của các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh; bảo đảm nguyên tắc vận hành của nền kinh tế là nguyên tắc thị trường "tự điều chỉnh". Mặt khác, do thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là thị trường tự điều tiết hoàn toàn, mà còn phải phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, do đó nó còn phải chịu sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Do vậy, không thể xem các quan hệ thị trường hoạt động theo quy luật kinh tế khách quan một cách biệt lập với sự điều tiết của Nhà nước bằng các chính sách kinh tế của mình. - Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát nhằm thiết lập kỷ cương trong hoạt động kinh tế, phát hiện và ngăn chặn các hiện tượng vi phạm pháp luật và làm sai chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích của nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và từng bước thực hiện công bằng xã hội. Về quan điểm phát triển ngoại thương của Việt Nam: Nhà nước thống nhất quản lý ngoại thương, có chính sách mở rộng giao lưu hàng hóa với nước ngoài trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi theo hướng đa phương hóa; có chính sách ưu đãi đẩy mạnh xuất khẩu, tạo các mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh, tăng xuất khẩu dịch vụ thương mại; hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và có khả năng đáp ứng nhu cầu; bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước; ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại để phát triển sản xuất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam liên tục tăng cao trong những năm gần đây, năm 2008 kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, kim ngạch nhập khẩu đạt 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007. Tuy Việt Nam liên tục bị thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa, nhưng phần lớn mặt hàng chúng ta nhập khẩu là thiết bị máy moc, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa đất nước. 17 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Việt Nam đang tích vực hội nhập nền kinh tế thế giới, với việc gia nhập ASEAN, APEC, tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do và là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, chính sách thương mại đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu mở cửa nền kinh tế. Việc mở cửa nền kinh tế sẽ giúp nước ta nhanh chóng hội nhập với tiến trình khu vực hóa, quốc tế hóa kinh tế tòan cầu, tận dụng được các nguồn lực bên ngoài, công nghệ hiện đại để phát triển đất nước. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan