Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lý luận chung về hành vi pháp luật...

Tài liệu Lý luận chung về hành vi pháp luật

.DOC
259
164
96

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện hiện nay, việc hoàn thiện hệ thống những khái niệm và phạm trù của khoa học pháp lý nói chung và khoa học lý luận về nhà nước và pháp luật nói riêng có một ý nghĩa rất lớn đối với việc tạo ra cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi pháp luật xuất là vấn đề cấp thiết xuất phát từ một số lý do cơ bản sau đây: Thứ nhất, hành vi pháp luật là một phạm trù cơ bản của khoa học pháp lý đã được nghiên cứu ở các cấp độ và các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, do quan niệm về hành vi pháp luật chưa có sự thống nhất nên khi giải quyết những vấn đề cụ thể của các khoa học pháp lý cũng như việc tìm kiếm các giải pháp để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn. Thứ hai, trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo đại học luật, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ vấn đề hành vi pháp luật sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện giáo trình cũng như nội dung chương trình giảng dạy môn học Lý luận về nhà nước và pháp luật trong chương trình đào tạo đại học tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Thứ ba, trong điều kiện hiện nay, việc nâng cao hiệu quả pháp luật đòi hỏi cần phải có những giải pháp đồng bộ. Trong đó, việc đánh giá thực trạng về hành vi pháp luật trong thực tiễn và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cho công tác giáo dục pháp luật, đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu về hành vi pháp luật sẽ góp phần quan trọng đối với việc giải quyết những đòi hỏi của lý luận và thực tiễn pháp luật hiện nay ở nước ta. 1 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, trong khoa học pháp lý, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về hành vi pháp luật. Các công trình nghiên cứu về hành vi pháp luật đáng chú ý có thể kể đến: - Chương "Hành vi pháp luật" trong cuốn Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật của Viện Nhà nước và pháp luật (1995) - Hành vi thương mại của tác giả Ngô Huy Cương - Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 1/2002 - Động cơ hóa hành vi pháp luật của tác giả Lê Vương Long - Tạp chí Luật học số 1/2000 - Vi phạm pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam của tác giả Bùi Xuân Phái (2002) - Luận văn thạc sĩ luật học - Hành vi phạm tội nhìn từ góc độ tâm lý học của tác giả Đặng Thanh Nga - Tạp chí Luật học, 4/1998 - Hành vi pháp luật - những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Lê Minh Tiến - Luận văn thạc sĩ luật học. - Ngoài ra, trong các giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật ở một số cơ sở đào tạo luật cũng đề cập ở mức độ nhất định về hành vi pháp luật. Ở nước ngoài, cũng đã có những công trình đề cập đến vấn đề này. Trong các giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật của Liên Xô trước đây cũng đã đề cập ở mức độ nhất định. Bên cạnh đó, các công trình của các tác giả khác cũng đã đề cập đến vấn đề này. Có thể kể đến một số công trình sau: - The concept of a legal system, Claredon press - Oxford - 1980 - Von Wright, G. H. Norm and Action, Routledge & Kegan Paul, New York, - Hans Kelsen, General Theory of Law and State. Publisher New York: Russell and Russell, 1961 2 - Michael S. Moore, MORE ON ACT AND CRIME, University of Pennsylvania Law Review.Vol. 142 - 1994. Nhìn chung, các công trình đó đã giải quyết được một số khía cạnh nhất định về hành vi pháp luật từ các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các công trình đó còn có những hạn chế nhất định đòi hỏi cần phải được làm sáng tỏ thêm: Thứ nhất, các quan điểm cũng như cách tiếp cận vấn đề chưa có sự thống nhất, thậm chí có những quan điểm trái ngược nhau về hành vi pháp luật. Vì thế, khi vận dụng những quan điểm đó vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể của khoa học pháp lý chuyên ngành hoặc thực tiễn pháp luật chưa đảm bảo tính thống nhất. Thứ hai, ở khía cạnh lý luận, những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa hành vi pháp luật và các phạm trù pháp lý khác của lý luận về nhà nước và pháp luật chưa được giải quyết một cách thấu đáo. Thứ ba, việc đánh giá thực trạng về hành vi pháp luật còn ở mức độ hạn chế, chưa thực sự gắn với đời sống thực tiễn và hoàn cảnh hiện nay. Vì vậy, khi đề ra các giải pháp thực tiễn còn mang tính chất chung chung, thiếu cụ thể. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật. Trong đó, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, để làm rõ những vấn đề cụ thể, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học… 4. Mục đích nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hành vi pháp luật nhằm: 3 - Góp phần hoàn thiện lý luận về hành vi pháp luật - một phạm trù rất cơ bản của khoa học lý luận về nhà nước và pháp luật. - Đánh giá thực trạng hành vi pháp luật ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cho các hoạt động thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật. - Phục vụ cho công tác giảng dạy môn học lý luận về nhà nước và pháp luật trong chương trình đào tạo đại học. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Hành vi pháp luật là một phạm trù pháp lý rất phức tạp mà mỗi khoa học có thể tiếp cận nó ở các góc độ riêng của mình. Trong phạm vi đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản nhất về hành vi pháp luật từ góc độ lý luận về nhà nước và pháp luật và đặt nó trong lý luận của các khoa học pháp lý chuyên ngành; đánh giá thực trạng hành vi pháp luật ở nước ta hiện nay; đề xuất các giải pháp cho việc đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay. 6. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau: - Lý luận cơ bản nhất về hành vi pháp luật bao gồm khái niệm, đặc điểm, cấu thành và phân loại hành vi pháp luật. Bên cạnh đó, đề tài cũng tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến mối liên hệ giữa hành vi pháp luật và các phạm trù khác của lý luận về nhà nước và pháp luật như hành vi trong cơ chế điều chỉnh pháp luật; - Hành vi pháp luật trong một số lĩnh vực pháp luật chuyên ngành; - Đánh giá thực trạng về hành vi pháp luật, những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi pháp luật, các trạng thái của hành vi trong thực tiễn đời sống xã hội; 4 - Trên cơ sở thực trạng đã đánh giá, đề tài sẽ đề xuất những giải pháp cho các hoạt động thực tiễn đặc biệt là trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và việc giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật nằm phát triển, nhân rộng các hành vi hợp pháp trong đời sống xã hội. 5 PHẦN I BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNH VI PHÁP LUẬT 1.1. Khái niệm hành vi pháp luật 1.1.1. Hành vi Hành vi là phạm trù được tiếp cận từ góc độ của nhiều ngành khoa học khác nhau. Trong tâm lí học có ba trường phái tiêu biểu đề cập đến hành vi là thuyết hành vi cổ điển; thuyết hành vi mới và tâm lý học mácxít về hành vi. Thuyết hành vi cổ điển (hay học thuyết Watson)1 cho rằng, hành vi của con người chỉ bao gồm các cử động (hoạt động) có thể quan sát được ở cơ thể người thích ứng với môi trường khách quan xung quanh. Nói cách khác, hành vi chính là kết quả của qui trình: kích thích (Stimulant) - phản ứng (Reaction). Các nhà tâm lý học theo Thuyết hành vi mới không phủ nhận kết quả nghiên cứu của Watson và cho rằng, các yếu tố S-R là những yếu tố tiền đề không thể thiếu của hành vi. Tuy nhiên, họ cho rằng cần phải làm kín khoảng trống giữa kích thích và phản ứng bằng cách đưa lý trí vào giữa hai yếu tố này. Các nhà tâm lý học mác-xít về hành vi coi ý thức là vấn đề trung tâm của tâm lý hành vi, ý thức chính là yếu tố không thể thiếu trong cấu trúc của hành vi. Hành vi của con người là hoạt động khách quan, xét về nội dung và hình thức, hoạt động đó hàm chứa các nhân tố tâm lý, ý thức, kinh nghiệm lịch sử- xã hội, giá trị xã hội, hay nó là quá trình tác hợp các yếu tố chủ quan bên trong và yếu tố bên ngoài dưới những điều kiện nhất định. Tính đúng đắn của tâm lý học mác-xít khi tiếp cận hoạt động là coi kích thích cũng là đối tượng của nhận thức, phản xạ là nội dung trả lời của tâm lý được hình thành trên cơ sở ý thức. 1 . Watson (1878-1958) nhà tâm lý học người Mỹ. Ông đã đưa ra cương lĩnh đầu tiên của thuyết hành vi với công thức nổi tiếng S-R, tạo nên thuyết hành vi cổ điển (còn gọi là thuyết Watson). 7 Các nhà triết học mácxít khẳng định ý thức là thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người. Xét về cấu trúc vật chất và nội dung của hành vi xã hội không thể thiếu quá trình tâm lý như kích thích, phản ứng nghĩa là nó hàm chứa cả những thuộc tính bản năng và được hình thành trên nền tảng ý thức, nhận thức của con người. Hành vi xã hội mang tính lịch sử xã hội, hàm chứa các giá trị xã hội và nó được phổ biến, nhân rộng trong đời sống xã hội của con người bằng chính nền tảng của ý thức. Sự phát triển của xã hội không nằm ngoài quá trình lao động, sáng tạo của chính con người. Các hoạt động đó có ý thức, tương tác với nhau và từng bước tạo nên những thang bậc giá trị xã hội. Vì lẽ đó, hành vi của con người xét về mặt tổng thể là hành vi xã hội? Hành vi của con người hàm chứa hai mặt, đó là những hoạt động vật chất hình thành trên cơ sở ý thức của chủ thể và giá trị xã hội, phương thức ứng xử chung với nghĩa là nguyên lý để tồn tại của xã hội con người. Theo các nhà xã hội học, hành vi xã hội là một chỉnh thể thống nhất gồm cả các yếu tố bên trong (tâm lý, ý thức) và các yếu tố bên ngoài (nhu cầu, tác nhân, điều kiện, tình huống, giá trị, chuẩn mực xã hội…). Vì thế, "hành vi cần được phân tích như một chỉnh thể linh hoạt, không một bộ phận nào của chỉnh thể được phân tích hoặc có thể được phân tích một cách độc lập"2. Do đó, cần phải phân biệt hành vi xã hội với các hành động vật lý, bản năng vô thức. Như vậy, hành vi là một đối tượng hiện vẫn có sự khác biệt về nhận thức giữa các ngành khoa học. Điều này là do các ngành khoa học khác nhau có đối tượng nghiên cứu, phạm vi và mục đích nghiên cứu khác nhau. Mặc dù có sự khác nhau nhất định về cách tiếp cận nhưng nhìn chung theo chúng tôi, hành vi là hoạt động được hình thành trên cơ sở nhận thức; có phương thức biểu đạt trên thực tế bằng hành động hoặc không hành động; có mục đích, định hướng cụ thể. Với cách nhìn nhận như vậy, hành vi xã hội cần phải được phân biệt với các thao tác bản năng. Những thao tác này xét về nội dung và hình thức không được hình thành trên cơ sở nhận thức và không mang tính xã hội. 2 . Vũ Quang Hà, Xã hội học đại cương, Nxb Thống kê, 2002, trang132. 8 Như vậy, hành vi là là xử sự có ý thức của con người trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, chứa đựng nội dung thực tế và hướng tới mục đích nhất định. Trên cơ sở đó, hành vi có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, hành vi là dạng hoạt động được hình thành trên cơ sở ý thức của con người. Thứ hai, hành vi có phương thức biểu đạt trên thực tế dưới dạng hành động và không hành động. Thứ ba, hành vi chứa đựng động cơ, mục đích và định hướng cụ thể. Thứ tư, hành vi mang tính lịch sử - xã hội Thứ năm, hành vi luôn gắn liền với quá trình điều chỉnh xã hội, được đánh giá bởi các chuẩn mực xã hội Thứ sáu, hành vi có mối liên hệ hữu cơ với trách nhiệm xã hội. Hành vi có nhiều loại và do nhiều chủ thể tiến hành trong những điều kiện cụ thể khác nhau. Mặc dù có tính đa dạng cả về nội dung và tính chất nhưng hành vi cũng có những nét tương đồng trong sự hình thành, tồn tại và phát huy giá trị trên thực tế. Chính vì lẽ đó, việc phân loại hành vi là có thể thực hiện dựa trên những tiêu chí khác nhau. + Dựa vào dạng thức tồn tại thực tế (tức hình thức biểu đạt khách quan trên thực tế), hành vi phân thành hai dạng thức là hành động và không hành động. Hành động là dạng thức hành vi thể hiện thái độ chủ động của chủ thể trong việc bộc lộ những thao tác ra bên ngoài thế giới khách quan. Hành động có thể được thể hiện dưới những thao tác vật chất như dùng sức mạnh hoặc sử dụng ngôn ngữ nói. Không hành động là dạng thức hành vi thể hiện thái độ chủ động của chủ thể trước một yêu cầu nào đó và đã không bộ lộ những thao tác cụ thể ra ngoài thế giới khách quan nhưng gắn với một kết quả thực tế. 9 + Dựa vào các phương tiện điều chỉnh xã hội, hành vi được nhận diện theo các chuẩn mực như hành vi đạo đức, hành vi pháp luật, hành vi tôn giáo, hành vi chính trị. - Hành vi đạo đức là những hành vi được điều chỉnh bởi đạo đức, hay đó là những hành vi được đánh giá bởi các chuẩn mực đạo đức tốt hoặc xấu. - Hành vi tôn giáo là những hành vi được điều chỉnh bởi các qui phạm, quan niệm tôn giáo. Do tôn giáo có nhiều giáo phái nên các qui phạm, quan niệm của các giáo phái có sự khác nhau nhất định. - Hành vi pháp luật là những hành vi chịu sự điều chỉnh của pháp luật. - Hành vi chính trị là hành vi thể hiện quan điểm, khuynh hướng, đường lối chính trị trong đời sống xã hội có giai cấp, chịu sự điều chỉnh của các quan điểm, qui phạm chính trị. + Dựa vào đặc điểm về chủ thể, hành vi có thể phân thành hành vi của cá nhân, hành vi của tổ chức (tập thể). + Dựa vào ý chí, hành vi có thể chia làm hai dạng là hành vi chủ động và hành vi bị động. + Dựa vào cơ sở của sự tồn tại hành vi có thể phân thành hành vi có sự thỏa thuận (hay có giao ước, hợp đồng) và hành vi không có thỏa thuận hay ngoài giao ước, hợp đồng. Tóm lại, hành vi là phương thức tồn tại của con người. Nếu xã hội của con người là quá trình vận động và phát triển không có điểm dừng thì hành vi cũng sẽ là bất tận. Con người với tư cách là chủ thể của sự sáng tạo thì hành vi luôn chứa đựng sự mới mẻ về nội dung, tính chất và vẫn là một vấn đề phức tạp trong nhận thức luận. Việc kiến giải một cách khoa học về hành vi sẽ là cơ sở lý luận quan trọng cho quá trình nghiên cứu một cách toàn diện về con người. Đó là một quá trình đòi hỏi phải được tiếp cận đa chiều dưới lăng kính liên ngành của nhiều bộ môn khoa học, bởi đó là những nội dung không dễ có được sự thống nhất trong nghiên cứu. 10 1.1.2. Khái niệm hành vi pháp luật Trong khoa học pháp lý hiện nay, còn có nhiều ý kiến khác nhau về hành vi pháp luật cũng như về các đặc trưng cơ bản của nó. Các quan điểm này đã luận giải ở những mức độ nhất định về hành vi pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn có những điểm về hành vi pháp luật chưa được luận giải. Xuất phát từ quan niệm hành vi được phân tích ở trên, hành vi pháp luật có những dấu hiệu cơ bản sau đây: Thứ nhất, hành vi pháp luật là xử sự thực tế của con người. Hành vi là cách xử sự của con người trong một hoàn cảnh cụ thể có thể được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định3 (xử sự dưới dạng hành động) và cũng có thể được thể hiện bằng việc thiếu vắng những cử chỉ, lời nói hay những thao tác nhất định (xử sự dưới dạng không hành động). Khi những nhận thức, suy nghĩ của con người chưa được biểu hiện ra bên ngoài thành những xử sự cụ thể (hành động hoặc không hành động) trong một tình huống hay hoàn cảnh cụ thể nào đó được pháp luật quy định thì cũng có nghĩa là chưa thể có hành vi pháp luật. Do đó, hành vi pháp luật trước hết phải là những xử sự thực tế cụ thể được thể hiện dưới những hình thức nhất định. Điều này có nghĩa là hành vi pháp luật phải ở mức độ hành vi thực tế4. Thứ hai, hành vi pháp luật là những xử sự hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Khác với các hành vi xã hội khác, một hành vi thực tế nào đó của con người chỉ được coi là hành vi pháp luật khi đó là những xử sự hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Đây là đặc điểm thể hiện khía cạnh pháp lý của hành vi pháp luật.5 Không phải tất cả các hành vi hay xử sự thực tế của con người đều là hành vi pháp luật mà chỉ những xử sự thực tế của con người theo quy định của pháp luật là hành vi hợp pháp hoặc trái pháp luật thì mới có thể là hành vi pháp luật. 3 4 5 . Đặng Thanh Nga, Từ khái niệm hành vi đến khái niệm hành vi phạm tội, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6 (218)/2006, trang 77. . Đào Trí Úc, Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, trang 98. . Đào Trí Úc, Sđd, trang 98. 11 Thứ ba, chủ thể của hành vi pháp luật phải có năng lực hành vi pháp luật. Những hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ trên thực tế do chủ thể không có năng lực hành vi thực hiện sẽ không thể là hành vi pháp luật bởi vì họ chưa được pháp luật thừa nhận khả năng xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Những hành vi do chủ thể không có năng lực hành vi thực hiện nếu đó là hành vi hợp pháp hoặc bất hợp pháp thì đó chỉ là những hành vi mang tính chất pháp lý. Những hành vi này có thể là sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Như vậy, hành vi pháp luật là xử sự hợp pháp hoặc bất hợp pháp của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật. Quan niệm như vậy về hành vi pháp luật thể hiện được nội dung của vấn đề toàn diện hơn và nhờ đó, nó tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và làm sáng tỏ về hành vi pháp luật trong các ngành khoa học pháp lý khác cũng như nghiên cứu về hành vi pháp luật trong mối quan hệ với các phạm trù khác của khoa học lý luận về nhà nước và pháp luật như quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, cơ chế điều chỉnh pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý... Để hiểu rõ hơn về hành vi pháp luật, có lẽ cũng cần phải đặt nó trong mối quan hệ với các hành vi của con người được điều chỉnh bằng những phương tiện khác như phong tục tập quán, tín điều tôn giáo… đặc biệt là đạo đức. Giữa hành vi pháp luật và hành vi đạo đức có những điểm giống nhau cơ bản: Một là, hành vi pháp luật và hành vi đạo đức là những hành vi phổ biến nhất trong đời sống xã hội. Trong các hành vi xã hội của con người thì hành vi đạo đức và hành vi pháp luật chiếm tỉ trọng lớn nhất. Hai là, hành vi pháp luật và hành vi đạo đức đều mang tính chất lịch sử xã hội. Qua mỗi thời kì lịch sử, do điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội khác nhau, con người có những hành vi khác nhau, cách thức thực hiện khác nhau, công cụ, phương tiện hỗ trợ khác nhau… 12 Ba là, với tính cách là hành vi con người, hành vi pháp luật và hành vi đạo đức đều chịu sự chi phối của những điều kiện khách quan, chủ quan. Đó là những yếu tố như điều kiện kinh tế xã hội; môi trường sống như gia đình, khu dân cư, nhà trường, nơi công tác. Ý thức cá nhân, bao gồm trình độ văn hóa, hiểu biết pháp luật, đạo đức, quan điểm quan niệm sống… cũng là yếu tố có sự chi phối rất mạnh mẽ tới hành vi của con người. Bốn là, hành vi pháp luật và hành vi đạo đức đều bị chi phối bởi ý thức hệ hay các quan điểm, quan niệm của lực lượng cầm quyền. Bên cạnh những điểm giống nhau, hành vi pháp luật và hành vi đạo đức cũng có những điểm khác biệt. Sự khác nhau giữa hành vi pháp luật và hành vi đạo đức được thể hiện ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, nhân tố điều chỉnh hành vi: Hành vi pháp luật chịu sự tác động trực tiếp của qui phạm pháp luật, nói một cách cụ thể, chỉ khi có qui phạm pháp luật (qui tắc xử sự), các thành viên trong xã hội mới biết một cách chính xác mình được làm gì, phải làm gì, làm như thế nào hay không được làm gì? Trong khi đó, có thể nói, hành vi đạo đức trực tiếp chịu sự chi phối của các quan điểm, quan niệm, tư tưởng đạo đức. Nắm được các quan niệm, tư tưởng đạo đức là xác định được mình phải làm gì, làm như thế nào trong điều kiện hoàn cảnh nào, bởi của các quan niệm, quan điểm đạo đức chính là những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với hành vi của mỗi người. 13 Thứ hai, chủ thể của hành vi: Chủ thể của hành vi pháp luật là những người có năng lực hành vi pháp luật. Tức là họ phải có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Họ không chỉ nhận thức được mặt thực tế của hành vi mà quan trọng là phải nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi của họ, tức là phải nhận thức được hành vi đó là phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của xã hội, hành vi đó được xã hội khuyến khích hay bị xã hội lên án... Đồng thời, họ phải điều khiển được hành vi của họ trên cơ sở của sự nhận thức đó, nếu hành vi phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của xã hội, họ phải có sự tự giác, tích cực để thực hiện chúng, nếu hành vi không phù hợp với đòi hỏi của xã hội, bị xã hội lên án…, họ phải có khả năng kiềm chế để không thực hiện nó…Trong khi đó, chủ thể của hành vi đạo đức có phạm vi rộng hơn rất nhiều. Chủ thể của hành vi đạo đức cũng phải là người có năng lực hành vi đạo đức. Năng lực hành vi đạo đức xuất hiện rất sớm, nó xuất hiện ngay từ khi con người thực hiện những hành vi có ý thức đầu tiên. Mỗi người, ngay từ khi còn nhỏ, lúc mới bắt đầu nhận thức đã được giáo dục luân lí, đạo đức trong gia đình. Đến tuổi tới trường, những kiến thức đầu tiên nhà trường cung cấp cho trẻ cũng là những quan niệm, chuẩn mực luân lí, đạo đức. 14 Thứ ba, biện pháp tác động đến hành vi: Các biện pháp tác động đến hành vi pháp luật và hành vi đạo đức cũng có sự khác nhau. Hành vi pháp luật chịu sự tác động bởi các biện pháp mang tính nhà nước. Tùy điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, nhà nước có thể sử dụng một hoặc kết hợp các biện pháp khác nhau, từ tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, đến khen thưởng, xử phạt. Trong khi đó, để tác động đến hành vi đạo đức, chủ yếu và "trước hết nhờ vào những yếu tố kích thích nội tâm của con người - sức mạnh từ bên trong, từ lương tâm, từ những thói quen xử sự và từ sức mạnh bên ngoài - dư luận xã hội"6. Hơn nữa, các biện pháp tác động đến hành vi pháp luật chỉ được thực hiện trong hiện tại và sự hiệu lực của các biện pháp đó chỉ trong một thời gian nhất định. Ngược lại, sự phán xét của "toà án lương tâm" đối với hành vi con nhấti không chỉ diễn ra trong một thời hạn nhất định. Sự ân hận, cắn rứt, giày vò trong lương tâm không có thời hiệu, nó diễn ra một cách "triền miên, day dứt, thậm chí suốt cả cuộc đời người vi phạm"7. Ngoài ra, hành vi pháp luật và hành vi đạo đức còn được phân biệt ở ranh giới giữa chúng và cơ chế tâm lý của hành vi. 1.14. Phân loại hành vi pháp luật Phân loại hành vi pháp luật là một vấn đề rất phức tạp. Thông thường, giới luật học thường phân chia hành vi pháp luật thành hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp dựa vào mối quan hệ giữa hành vi với những đòi hỏi của pháp luật. Đây là cách phân loại phổ biến và thông dụng nhất. Hành vi pháp luật cũng có thể được phân loại theo nhóm gắn với các lĩnh vực pháp luật cụ thể như hành vi pháp luật dân sự, hành vi pháp luật hành chính... Dựa vào hình thức biểu hiện khách quan của hành vi, hành vi pháp luật được phân chia thành hai loại là hành động và không hành động. 6 7 . Hoàng Thị Kim Quế, "Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống điều chỉnh xã hội", Nhà nước và Pháp luật, (7/1999), trang 17. . Hoàng Thị Kim Quế, Sđd, trang 17. 15 Loại hành vi được thể hiện dưới hình thức hành động đều được đa số các học giả thừa nhận đó là dạng hành vi được thực hiện bằng những cử chỉ, lời nói, động tác của chủ thể. Hành vi pháp luật thuộc loại này dễ dàng được nhận diện trong đời sống xã hội. Ví dụ, hành vi làm lộ bí mật công tác, hành vi ký kết hợp đồng... Loại hành vi được thể hiện dưới hình thức không hành động là một vấn đề phức tạp, hiện nay còn có những ý kiến khác nhau. Hành động xét về mặt khách quan nó bao hàm một hoặc một chuỗi những thao tác, cử chỉ, lời nói. Vì thế không hành động được hiểu là sự thiếu vắng một hoặc một chuỗi những thao tác cử chỉ nào đó. Một người không thực hiện hành động (H) ở thời điểm (T) chỉ trong trường hợp ở thời điểm đó người đó có cơ hội để thực hiện hành động này8. Trong trường hợp này, việc thiếu vắng hành động được pháp luật quy định nên được xem là không hành động. Ví dụ, một người thấy người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện cứu giúp mà không cứu giúp thì rõ ràng là không hành động trong điều kiện có thể hành động. Ở đây cũng cần lưu ý rằng, "không hành động" là xét ở khía cạnh quy định của pháp luật còn bản thân người thực hiện hành vi bằng không hành động ở thời điểm đó, họ có thể thực hiện những hành động khác nhưng lại không thực hiện hành động được pháp luật quy định. Vì thế việc xem xét cái gọi là hành động hoặc không hành động cần phải xuất phát từ các quy định của pháp luật. Trong mối quan hệ với các qui định của pháp luật, sự thiếu vắng một hành động nào đó có thể là hợp pháp hoặc không hợp pháp. 8 . Joseph Raz, The Concept of a Legal system - An Introduction to the Theory of Legal system., Clarendon Press - Oxford 1980, trang 51. 16 Ở khía cạnh ngôn ngữ, cái gọi là "hành động" hoặc "không hành động" chỉ mang tính chất tương đối. Ví dụ, sự đối lập giữa làm việc và nghỉ ngơi, giữa làm việc và đình công trong lĩnh vực Luật lao động. Theo đó, "làm việc" hiểu theo nghĩa thông thường đó là hoạt động nhằm đạt được một kết quả nào đó 9; "Đình công" là "cùng nhau nghỉ, không làm việc"10 hoặc "là sự ngừng việc tập thể..."11. Trong những trường hợp này, việc giải thích một hành vi là hành động hay không hành động chỉ có ý nghĩa tương đối. Ở đây, việc thiếu vắng hành động này được biểu hiện bằng cách sử dụng một thuật ngữ chỉ một hành động khác chứ không hoàn toàn là việc sử dụng cách nói phủ định để mô tả hành vi được thể hiện bằng không hành động. Trong những trường hợp này, việc mô tả không hành động lại được thực hiện bởi việc xác định một hành động khác và ngược lại. 1.2. Cấu thành hành vi pháp luật Cấu thành của hành vi pháp luật bao gồm bốn yếu tố là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể. 1.2.1. Mặt khách quan của hành vi pháp luật Mặt khách quan của hành vi pháp luật bao gồm các yếu tố như: xử sự thực tế của chủ thể, hệ quả tác động của xử sự đó đối với xã hội, quan hệ nhân quả giữa xử sự đó với hệ quả tác động của nó, thời gian, địa điểm xảy ra xử sự và phương tiện giúp chủ thể thực hiện xử sự đó. 9 10 11 . Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội - 1998, trang 967. . Nguyễn Như Ý, Sđd, trang 640. . Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật lao động Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội - 2004, trang 263. 17 Trước hết, hành vi pháp luật là xử sự thực tế của con người, xử sự đó có thể là hợp pháp song cũng có thể là trái pháp luật. Xử sự hợp pháp của các chủ thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo yêu cầu của pháp luật. Đó có thể là tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật hoặc áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, cách thức tuân theo, thi hành, sử dụng hoặc áp dụng pháp luật của các chủ thể rất khác nhau tùy theo từng loại quan hệ xã hội và từng tình huống cụ thể. Xử sự trái pháp luật cũng được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó có thể là việc chủ thể không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện. Loại xử sự bất hợp pháp khác là là chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm... Xử sự trái pháp luật bao gồm hai loại là hành vi trái pháp luật do nguyên nhân khách quan và vi phạm pháp luật. Hành vi trái pháp luật do nguyên nhân khách quan là hành vi trái pháp luật nhưng không có lỗi của chủ thể và trong lĩnh vực pháp lý nó thường được gọi là trường hợp bất khả kháng. Còn vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Thứ hai, sự tác động của xử sự đó tới xã hội được thể hiện qua hệ quả mà nó gây ra cho xã hội. Đó có thể là tác động tích cực song cũng có thể là tác động tiêu cực. Những xử sự hợp pháp sẽ có tác động tích cực theo hướng làm cho các quan hệ xã hội được điều chỉnh theo mục đích của nhà nước hay phát triển theo chiều hướng mà nhà nước mong muốn, giúp cho trật tự pháp luật được thiết lập trong những lĩnh vực được điều chỉnh bởi pháp luật, mang lại những lợi ích vật chất tinh thần cho các chủ thể hoặc cho xã hội. Phần lớn các xử sự trái pháp luật là có tác động tiêu cực theo hướng làm cho các quan hệ xã hội không phát triển theo chiều hướng nhà nước mong muốn, làm rối loạn trật tự xã hội hoặc làm cho trật tự pháp luật không được thiết lập trong một lĩnh vực nào đó; gây ra những thiệt hại nhất định cho xã hội. 18 Thứ ba, quan hệ nhân quả giữa xử sự thực tế và hệ quả mà nó gây ra cho xã hội, tức là giữa chúng có mối quan hệ tất yếu với nhau, hành vi đã chứa đựng mầm mống sẽ gây ra hệ quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hệ quả, nó phải xảy ra trước hệ quả về mặt thời gian, còn hệ quả phải là kết quả tất yếu của chính xử sự ấy mà không phải của một xử sự khác. Ví dụ, hành vi đăng ký xe máy, nộp thuế trước bạ của một cá nhân đã hứa hẹn và là nguyên nhân trực tiếp đưa đến việc cá nhân đó được nhận đăng ký xe máy; hành vi vi phạm luật giao thông đã chứa đựng mầm mống gây ra tai nạn giao thông hoặc ngay lập tức gây ra tai nạn giao thông. Thứ tư, các yếu tố khác như thời gian, địa điểm, phương tiện để thực hiện xử sự. Thời gian là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra xử sự thực tế của chủ thể. Địa điểm là nơi mà chủ thể thực hiện hành vi và phương tiện là công cụ mà chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi. Trong các yếu tố trên của mặt khách quan của hành vi pháp luật thì xử sự thực tế của chủ thể là yếu tố quan trọng nhất và giữ vai trò quyết định vì nếu không có nó thì cũng không có các yếu tố khác. 1.2.2. Mặt chủ quan của hành vi pháp luật Mặt chủ quan của hành vi pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi hay khi thực hiện một xử sự nhất định. Nó thể hiện khả năng nhận thức, khả năng xác định mục đích, lựa chọn phương thức thực hiện hành vi và điều khiển hành vi của chủ thể; nó phản ánh động cơ thực hiện hành vi, thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hệ quả của hành vi đó. Mục đích của hành vi là cái đích trong tâm lý mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi của mình. 19 Động cơ của hành vi là động lực trong tâm lý thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi. Xử sự thực tế của các chủ thể có thể do sự thúc đẩy của một động cơ nào đó. Động cơ thực hiện một xử sự thực tế của các chủ thể có thể là trong sáng, lành mạnh, song cũng có thể là không trong sáng, không lành mạnh hoặc thậm chí đen tối, thấp hèn. Ngoài những yếu tố trên, đối với trường hợp vi phạm pháp luật, yếu tố quan trọng trong nhất mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là "lỗi", vì nếu chủ thể không có lỗi trong hành vi của mình thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Do vậy, lỗi chính là yếu tố căn bản để phân biệt giữa hành vi trái pháp luật do nguyên nhân khách quan với vi phạm pháp luật. Lỗi là thái độ hay trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức cố ý hoặc vô ý. Lỗi cố ý gồm có cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý cũng gồm hai loại: vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin. Chủ thể sẽ bị coi là có lỗi khi thực hiện hành vi trái pháp luật nếu đó là kết quả của sự lựa chọn và thực hiện của chính chủ thể trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn và thực hiện một xử sự khác phù hợp với các qui định của pháp luật họ có thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội đồng thời điều khiển được hành vi của mình. 1.2.3. Chủ thể của hành vi pháp luật 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng