Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lý luận báo chí qua một số tạp chí lý luận và nghề nghiệp...

Tài liệu Lý luận báo chí qua một số tạp chí lý luận và nghề nghiệp

.PDF
156
189
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ HƯƠNG LÝ LUẬN BÁO CHÍ QUA MỘT SỐ TẠP CHÍ LÝ LUẬN VÀ NGHỀ NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH BÁO CHÍ HÀ NỘI – 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ HƯƠNG LÝ LUẬN BÁO CHÍ QUA MỘT SỐ TẠP CHÍ LÝ LUẬN VÀ NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC MÃ SỐ: 60.32.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH BÁO CHÍ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN DỮNG HÀ NỘI - 2009 BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT NLB : Người làm báo NB : Nghề báo LLCT&TT : Lý luận chính trị & Truyền thông MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5 3. Giả thuyết nghiên cứu 6 4. Mục đích, nhiệm vụ đề ra 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 6. Phương pháp nghiên cứu 8 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 8 8. Kết cấu của luận văn 9 Chương 1: 11 LÝ LUẬN BÁO CHÍ VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN BÁO CHÍ 1.1. Một số khái niệm liên quan 11 1.2. Vai trò của lý luận báo chí đối với hoạt động thực tiễn báo chí 16 1.2.1. Vai trò lý luận đối với hoạt động thực tiễn nói chung 16 1.2.2. Vai trò của lý luận báo chí đối với hoạt động thực tiễn báo chí 18 1.3. Bước đầu tìm hiểu lĩnh vực “lý luận báo chí” 22 Tiểu kết chương 1 30 Chương 2: 32 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM ĐƯỢC CÔNG BỐ TRÊN CÁC TẠP CHÍ LÝ LUẬN VÀ NGHỀ NGHIỆP 2.1. Vai trò của các tạp chí lý luận nghề nghiệp trong việc chuyển tải các 32 kết quả nghiên cứu lý luận báo chí 2.2. Các vấn đề lý luận báo chí trên các tạp chí Người Làm Báo, Nghề 37 báo, Lý luận chính trị và Truyền thông, Tuyên giáo (2005-2008) 2.2.1. Vấn đề quan điểm, lập trường xã hội và nguyên tắc hoạt động của 38 báo chí Việt Nam trên các tạp chí lý luận nghề nghiệp 2.2.2. Các vấn đề Chức năng báo chí, công chúng báo chí, cơ chế và đối 1 44 tượng tác động của báo chí, hiệu lực và hiệu quả báo chí 2.2.3. Các vấn đề về chủ thể hoạt động báo chí 50 2.2.4. Các tạp chí lý luận nghề nghiệp báo chí – diễn đàn trao đổi, chia sẻ 60 kinh nghiệm, kỹ năng trong lao động sáng tạo sản phẩm báo chí 2.2.5. Các vấn đề về công nghệ và kỹ thuật truyền thông 70 2.2.6. Một số số liệu thống kê trên 4 tạp chí khảo sát 76 2.3. Lý luận báo chí nhìn từ đối tượng tiếp nhận 81 Tiểu kết chương 2 88 Chương 3: 90 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ 3.1. Những thành tựu, kinh nghiệm 90 3.1.1. Thành tựu lý luận báo chí 93 3.1.2. Một vài kinh nghiệm 3.2. Một số tồn tại và vấn đề đặt ra cho việc phát triển lý luận báo chí ở 95 Việt Nam hiện nay 3.2.1. Những tồn tại, hạn chế chung của lý luận báo chí Việt Nam 95 3.2.2. Những hạn chế của các tạp chí trong việc chuyển tải thông tin lý 97 luận báo chí 3.2.3. Một số vấn đề đặt ra cho việc phát triển lý luận báo chí ở Việt Nam 98 hiện nay 3.3. Một số khuyến nghị nâng cao chất lượng thông tin lý luận trên các 105 tạp chí lý luận và nghề nghiệp Tiểu kết chương 3 111 KẾT LUẬN 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài Hơn hai mươi năm đồng hành cùng đất nước đổi mới, báo chí nước ta đã có bước trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt và ngày càng thể hiện tốt vai trò xung kích của mình trên mặt trận tư tưởng – văn hóa. Đặc biệt là trong những năm qua, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự mở cửa hội nhập ngày càng sâu, rộng của đất nước với thế giới, lĩnh vực báo chí truyền thông luôn đi trước một bước và không ngừng đổi mới để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ và bổn phận của mình, góp phần không nhỏ vào những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp đổi mới, vào sự phát triển bền vững của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hoạt động báo chí bao gồm nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, trong đó, lý luận báo chí là một lĩnh vực đóng vai trò ngày càng quan trọng. Lý luận báo chí làm nhiệm vụ tổng kết thực tiễn, chỉ đạo, định hướng, làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn báo chí về mọi phương diện. Quan trọng hơn, một nền lý luận phát triển phù hợp, đúng hướng sẽ là cơ sở nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động báo chí – hướng phát triển về chất của báo chí nước ta đang được chú trọng. Những năm qua, hoạt động nghiên cứu lý luận báo chí nước ta có sự phát triển vượt trội, gắn bó mật thiết với thực tiễn báo chí thay đổi nhanh chóng từng ngày. Có được thành tựu trên chính nhờ vào sự cộng hưởng của sức mạnh nội tại của tập thể những người quản lý, những người nghiên cứu, hoạt động trong lĩnh vực báo chí Việt Nam và quá trình giao lưu, hội nhập và học hỏi từ các nền báo chí tiến bộ trong khu vực và trên thế giới. Kết quả nghiên cứu lý luận báo chí thể hiện bằng nhiều con đường khác nhau. Chúng ta có thể kể đến các bộ giáo trình và rất nhiều cuốn sách tham 3 khảo về chuyên ngành báo chí - truyền thông ngày càng xuất hiện trong sự đa dạng, phong phú do các giảng viên của các cơ sở đạo tạo báo chí chính của cả nước là Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Khoa Báo chí của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội biên soạn. Chúng ta cũng không thể không kể đến các bộ giáo trình, cẩm nang nghề báo được dịch từ tài liệu nước ngoài thời gian qua liên tục được xuất bản; những tài liệu của Hội Nhà báo Việt Nam, Hội nhà báo các tỉnh. Ngày nay, so với mười năm trước đây, những người quan tâm đến báo chí, đặc biệt là sinh viên ngành báo bây giờ không còn khó khăn để tìm được một tài liệu hay cuốn sách về lĩnh vực chuyên ngành. Đấy là chưa kể đến rất nhiều những tuyển tập tác phẩm báo chí và kinh nghiệm làm báo của các nhà báo tên tuổi trong nước cũng được xuất bản ngày càng nhiều. Những công trình, những xuất bản phẩm về hoạt động lý luận và thực tiễn báo chí những năm qua đã thực sự góp phần làm thay đổi bộ mặt của báo chí chúng ta cả về bề rộng lẫn chiều sâu, từng bước tạo nên tính bền vững và tính chuyên nghiệp của nền báo chí của một nước đang phát triển . Tuy nhiên, nói đến lý luận báo chí một cách tươi mới và sinh động, chúng ta phải kể đến những bài nghiên cứu, bài viết được công bố trên các tạp chí lý luận, nghề nghiệp. Đây là những sản phẩm không chỉ của những nhà nghiên cứu mà còn của các nhà báo và những người hoạt động báo chí truyền thông nói chung. Những tác phẩm viết về báo chí trên những tạp chí này góp phần cung cấp một góc nhìn mới về lý luận báo chí Việt Nam một cách chân thực và gần gũi. Thế nhưng, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu, khảo sát về những công trình được đang tải trên các tạp chí lý luận, nghề nghiệp để có thể cấp một cái nhìn khái quát về vấn đề này. Thiết nghĩ, đó là việc làm vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn nghề nghiệp, không chỉ để 4 góp phần khẳng định những thành tựu về mặt lý luận, những đóng góp trong quá trình đổi mới tư duy và phong cách làm báo, mà quan trọng hơn là có thể nhận ra những khoảng trống để có thể cùng nhau “lấp” dần, làm cho lý luận báo chí nước ta dày dặn và phong phú thêm, góp phần tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển báo chí của Đảng. Với ý nghĩa ấy, nhân dịp tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ, chúng tôi muốn góp một cái nhìn về vấn đề đang bàn tới, thông qua đề tài: Lý luận báo chí qua một số tạp chí lý luận và nghề nghiệp (qua khảo sát các tạp chí Người làm báo, Nghề báo, Lý luận chính trị và Truyền thông, Tuyên giáo từ năm 2005 đến năm 2008). 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Cho đến nay, đã có khá nhiều khoá luận tốt nghiệp đại học của sinh viên báo chí, luận văn thạc sĩ báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) tiếp cận, khai thác các mảng khác nhau của lý luận báo chí như: loại hình, thể loại, tác phẩm, lịch sử báo chí, ngôn ngữ báo chí, công chúng báo chí, quản lý báo chí... Bên cạnh đó, nhiều công trình, bài viết dù mang tính chuyên biệt cũng đã được công bố khá liên tục trên các tờ báo, tạp chí chuyên ngành báo chí - truyền thông những năm trở lại đây. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng quan về lý luận báo chí trên tất cả các bình diện của vấn đề, để có thể phác thảo bức tranh tổng quát về lý luận báo chí nước ta trên một số tạp chí lý luận, nghề nghiệp. Vì lẽ đó, một công trình nghiên cứu, khảo sát tổng quan về lý luận báo chí rất cần thiết và hữu ích trong giai đoạn hiện nay. Bởi nó có thể cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về những vấn đề lý luận báo chí được công bố trên các tạp chí chuyên ngành tiêu biểu ở nước ta trong những năm gần đây. Tuy vậy, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ báo chí, chúng 5 tôi chỉ có thể có đủ thời gian và điều kiện để khảo sát, hệ thống các bài nghiên cứu, bài viết về lý luận báo chí trên một số tạp chí lý luận, nghề nghiệp nhằm góp một góc nhìn về lý luận báo chí Việt Nam. Đây là một đề tài mới, hy vọng cũng có thể góp một góc tiếp cận có ích của người nghiên cứu đối với hoạt động báo chí hiện nay. 3. Giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết thứ nhất, có những nhận thức chưa thống nhất, chưa đầy đủ về các lĩnh vực thuộc lý luận báo chí giữa các nhà báo, thậm chí giữa các nhà nghiên cứu lý luận báo chí nước ta; do đó cần có sự chia sẻ về bức tranh tổng quan các khía cạnh của lý luận báo chí, ngay cả cách phân loại vấn đề; Giả thuyết thứ hai, các công trình nghiên cứu tiếng Việt về lý luận báo chí ngày càng xuất hiện với tần số dày và thường xuyên hơn, cần được tổng kết trên cơ sở một cái nhìn hệ thống và phân loại khoa học; Giả thuyết thứ ba, các vấn đề lý luận báo chí công bố trên tạp chí được khảo sát là bức tranh cận cảnh về vấn đề nghiên cứu có thể giúp nhìn rõ hơn những thế mạnh và hạn chế cuả lý luận báo chí VN, từ đó tìm kiếm những khuyến nghị khoa học hướng tới một nền lý luận báo chí hài hòa với trình độ chuyên nghiệp ngày càng cao. 4. Mục đích, nhiệm vụ đề ra Mục đích của luận văn: - Góp phần tổng kết những vấn đề lý luận báo chí Việt Nam. - Tìm hiểu vấn đề nghiên cứu lý luận báo chí, tổng kết thực tiễn hoạt động báo chí những năm gần đây thông qua việc giới thiệu, phân tích, đánh giá, tổng kết nội dung những bài viết, bài nghiên cứu về báo chí truyền thông trên các tạp chí lý luận và nghề nghiệp. - Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận báo chí, phân nhóm các vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng vấn đề được đăng tải, phát hiện những vấn 6 đề và đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường công tác lý luận báo chí ở Việt Nam trong thời kỳ mới. Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn chú trọng những nhiệm vụ chủ yếu là: - Hệ thống hoá vai trò của lý luận báo chí với sự phát triển của báo chí Việt Nam hiện nay. - Góp phần làm rõ nội hàm khái niệm lý luận báo chí và thử phân loại các vấn đề này để có thể phác thảo bức tranh tổng quát về vấn đề nghiên cứu; - Khảo sát những bài viết, bài nghiên cứu về các vấn đề của lý luận báo chí được công bố trên các tạp chí lý luận và nghề nghiệp. - Nêu ra những vấn đề và đề xuất một số khuyến nghị khoa học cụ thể với mong muốn hoạt động nghiên cứu lý luận báo chí ở Việt Nam được phát triển hài hòa, cân đối hơn, phù hợp với sự phát triển chung của báo chí hiện đại. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận báo chí. Đối tượng khảo sát là các bài báo khoa học; các bài viết có tính chất tổng kết kinh nghiệm hoạt động báo chí trên các tạp chí lý luận và nghề nghiệp: Lý luận chính trị và truyền thông (tên cũ là Báo chí & tuyên truyền), Người làm báo, Nghề báo, Tuyên giáo (Trước đây là tạp chí Tư tưởng và Khoa giáo) và một số ấn phẩm có liên quan. Phạm vi khảo sát: Lý luận báo chí bao gồm nhiều vấn đề, nhiều mảng khác nhau. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi tiến hành phân nhóm và tập trung khảo sát trên các tạp chí Người làm báo, Nghề báo, Lý luận chính trị và Truyền thông, Tuyên giáo. 7 Thời gian khảo sát giới hạn từ tháng 01 năm 2005 đến tháng 12 năm 2008. Tất nhiên, khoảng thời gian trước giai đoạn này cũng được xem xét với mục đích so sánh đối chiếu để thấy rõ hướng phát triển liên tục của vấn đề nghiên cứu. 6. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp luận nghiên cứu: - Cơ sở lý luận của luận văn lấy lý luận Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và dựa vào quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về hoạt động báo chí, về vị trí, vai trò của báo chí đối với sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Dựa vào hệ thống lý luận báo chí nước ta hiện nay, đặc biệt là những thành tựu lý luận được tiếp thu trong quá trình đào tạo, về các nguyên tắc, chức năng,....của báo chí. - Luận văn tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên quan điểm hệ thống. Về phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp khảo sát thực tiễn. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân loại. - Phương pháp phỏng vấn an-ket. - Phương pháp phỏng vấn sâu, trao đổi, xin ý kiến chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu, các thao tác chủ yếu là phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu được vận dụng để tập trung làm sáng tỏ vấn đề. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đây là một đề tài nghiên cứu, khảo sát trực tiếp lý luận báo chí. Cụ thể là đề tài đi vào khảo sát, tổng kết những kết quả nghiên cứu các vấn đề lý luận báo chí của các nhà nghiên cứu, các nhà báo và hoạt động trong lĩnh vực báo chí - truyền thông được đăng tải trên các tạp chí lý luận. Như vậy, luận văn sẽ 8 đóng góp giá trị lý luận nhất định cho khoa học về báo chí - truyền thông nói chung. Về mặt thực tiễn, từ kết quả khảo sát, chúng tôi đưa ra những nhận xét nhằm giúp những người quan tâm tới báo chí và lý luận báo chí nắm bắt được thực trạng nghiên cứu báo chí hiện nay để có thể có những giải pháp và hướng đi phù hợp. Luận văn cũng mạnh dạn đưa ra một số đề xuất khuyến nghị với mong muốn công tác nghiên cứu lý luận báo chí phát triển đúng hướng, cân đối, bền vững trong quá trình nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí nước nhà. Luận văn cũng sẽ là một tài liệu tham khảo, góp phần vào hệ thống tư liệu khoa học chung về báo chí - truyền thông, nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về báo chí hiện nay. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận báo chí và vai trò của nó đối với hoạt động thực tiễn báo chí. Chương này chủ yếu hệ thống hóa các khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu, cố gắng làm rõ nội hàm khái niệm công cụ như lý luận và lý luận báo chí. Trên cơ sở ấy, nói đến vai trò của lý luận, chia sẻ quan niệm và làm tiền đề cho việc khảo sát ở chương 2. Chương 2: Những vấn đề lý luận báo chí Việt Nam được công bố trên các tạp chí lý luận và nghề nghiệp. Như tên gọi của nó, chương này cố gắng khảo sát những vấn đề lý luận báo chí được đăng tải trên một số tạp chí lý luận và nghề nghiệp; từ đó góp phần phác thảo bức tranh sống động của lý luận báo chí nước ta, mức độ của tính mới mẻ, cập nhật của nó. Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và những khuyến nghị. Chương này chủ yếu đưa ra một số nhận xét bước đầu, phát hiện những vấn đề qua khảo sát; trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị cho việc tiếp tục phát triển lý 9 luận báo chí nước ta, góp phần thúc đấy hoạt động báo chí phát triển trong quá trình nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí. 10 Chương 1: LÝ LUẬN BÁO CHÍ VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN BÁO CHÍ 1.1. Một số khái niệm liên quan  Lý thuyết và lý luận Theo Từ điển Tiếng Việt - NXB Đà Nẵng 2007, lý thuyết được hiểu là kiến thức về lý luận (nghĩa khái quát nhất). Cũng theo từ điển này, khái niệm lý luận được giải thích là hệ thống những tư tưởng được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, có tác dụng chỉ đạo thực tiễn; và ở nhánh nghĩa thứ hai, đó là những kiến thức được khái quát và hệ thống hoá trong một lĩnh vực nào đó [nói tổng quát]. Như vậy, ở đây có thể thấy rõ cốt lõi của cả hai khái niệm này chính là kiến thức được khái quát từ thực tiễn. Lý luận xuất phát từ việc tổng kết đúc rút kinh nghiệm thực tiễn để tạo lập lý thuyết. Trong ngôn ngữ đời sống hàng ngày, lý thuyết và lý luận vẫn thường được dùng với ý đối lập với thực tiễn. Ví dụ cho rằng, “ông ấy là người rất lý thuyết”, tức nói về một con người luôn coi trọng lý thuyết, sách vở nhưng lại xem nhẹ (hoặc thiếu) các kinh nghiệm, kiến thức rút ra từ thực tiễn. Tức là không (hoặc thiếu) thực tiễn, thực tế. Từ đó, trong lĩnh vực hoạt động báo chí, nói đến lý thuyết báo chí hay lý luận báo chí chính là nói đến hệ thống kiến thức chuyên ngành báo chí được tổng kết và đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn hoạt động báo chí. Anghen từng khẳng định trong “Phép biện chứng tự nhiên”: “Một dân tộc muốn đứng trên đỉnh cao của khoa học, thì không thể phút giây nào vắng tư duy lý thuyết”. Tất nhiên, sẽ rất khôi hài nếu ta quá đề cao vai vai trò của lý thuyết, lý luận đối với một quá trình sáng tạo cụ thể như trong lĩnh vực báo 11 chí. Nhưng một thực tế không thể phủ nhận rằng: hầu như các nền báo chí lớn trên thế giới đều tương ứng với di sản lý luận phong phú và sâu sắc. Còn ở Việt Nam, lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động báo chí còn tồn tại khoảng cách khá xa, bởi vậy lâu nay chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến những câu, những nhận định đại loại như: “coi trọng lý thuyết hơn thực hành”, hay ngược lại, “chỉ dựa vào kinh nghiệm mà bỏ rơi nền tảng lý luận”, hoặc đặt dấu hỏi “chọn kiến thức chuyên ngành hay năng khiếu bẩm sinh?”...  Báo chí và lý luận báo chí Báo chí Khái niệm báo chí ban đầu được dùng để gọi tên báo và tạp chí của loại hình Báo in. Theo đó, báo chí được hiểu là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, được in ấn với khối lượng lớn, phát hành rộng rãi đến đông đảo công chúng trong toàn xã hội. Sau hơn ba trăm năm chỉ có loại hình Báo in thống trị, lịch sử báo chí thế giới lần lượt đón nhận sự ra đời của các loại hình báo chí mới trong thế kỷ XX: đầu thế kỷ với loại hình Phát thanh, Truyền hình xuất hiện vào đầu và giữa thế kỷ; cuối thế kỷ là sự ra đời của loại hình Báo điện tử đăng tải trên mạng internet. Từ đây, khái niệm báo chí được mở rộng, làm tên gọi chung cho tất cả các loại hình báo chí có mặt hiện tại bao gồm Báo in, Phát thanh, Truyền hình và Báo mạng điện tử. Các định nghĩa trong các từ điển và các tài liệu nghiên cứu khác những năm gần đây cũng đã giải thích rõ về thuật ngữ này: Theo từ điển Tiếng Việt - NXB Đà Nẵng 2007, Báo là hình thức thông tin tuyên truyền có tính chất đại chúng, được thể hiện qua các ấn phẩm định kỳ hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng khác (như truyền thanh, truyền hình, internet), có đưa tin, bài, tranh ảnh... Bách khoa toàn thư mở Wikipedia giải nghĩa: Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thông báo - và "chí" - giấy), nói một cách 12 khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ. Báo chí là tên gọi chung của các thể loại thông tin đại chúng. Có những loại báo chí sau: báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử. Phạm Thành Hưng trong Thuật ngữ Báo chí - truyền thông [25, tr.33] cũng khẳng định: Báo là loại ấn phẩm nhẹ, chuyển tải tin tức, xuất bản liên tục, đều kỳ. Hiểu theo nghĩa hẹp, báo chỉ báo gồm các loại báo ra hàng ngày, gọi tắt là nhật báo, và những tờ báo định kỳ theo tuần hoặc trong tuần, phục vụ đông đảo mọi tầng lớp độc giả, với mục đích thông tin rộng rãi cho toàn xã hội.... Do có tuổi lịch sử cao nhất, chiếm vị trí lão làng, báo còn làm thuật ngữ dùng chung cho các phương tiện truyền thông hiện đại như Phát thanh - gọi nôm na là báo nói, Truyền hình - gọi nôm na là báo hình và Báo trên mạng Internet - gọi là báo điện tử. Thuật ngữ báo chí cũng được giải thích rõ trong Luật báo chí Việt Nam - tại điều 3 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí: Báo chí nói trong Luật này là báo chí Việt Nam, bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài. Tóm lại, báo chí là một trong những hiện tượng phức tạp, tuỳ theo góc độ tiếp cận khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, hiểu báo chí một cách trực diện nhất, như đã phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng: Theo nghĩa hẹp, báo chí là những ấn phẩm được xuất bản định kỳ (bao gồm nhật báo, báo thưa kỳ, bản tin thời sự, bản tin thông tấn) với số lượng lớn nhằm phục vụ đông đảo các tầng lớp công chúng. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ báo chí được dùng để chỉ chung các loại hình truyền thông đại chúng hiện đại bao 13 gồm báo in, báo phát thanh (báo nói), báo truyền hình (báo hình) và báo mạng điện tử. Có một số ý kiến gọi báo mạng điện tử là báo điện tử, theo chúng tôi là không chính xác. Bởi thuật ngữ báo điện tử bao gồm cả báo phát thanh và báo truyền hình. Về khái niệm báo chí và khái niệm truyền thông đại chúng, trên thực tế những năm gần đây, nhiều người vẫn dùng lẫn lộn hai khái niệm này. Có một số văn bản còn viết: truyền thông đại chúng (gọi tắt là báo chí). Cách nói này không thật chính xác bởi lẽ, khái niệm truyền thông đại chúng có nghĩa rộng hơn khái niệm báo chí rất nhiều. Truyền thông đại chúng bao gồm báo chí và các kênh truyền thông khác, như sách, điện ảnh, các dịch vụ tin tức, internet, trạm thu phát sóng vệ tinh, các phương tiện nghe - nhìn, panô-áp phích, tờ rơi... Trong các kênh của truyền thông đại chúng, “do tính chất và đặc trung vốn có của mình, báo chí chiếm vị trí trung tâm, nền tảng và có vai trò chi phối, quyết định khuynh hướng, sức mạnh của truyền thông đại chúng nói chung. Do đó, trong nhiều trường hợp, người ta dùng khái niệm báo chí để chỉ các phương tiện truyền thông đại chúng; và ngược lại, khi nói truyền thông đại chúng thì trước hết và chủ yếu cũng nói đến báo chí” [57, tr.41]. Lý luận báo chí Đời sống thực tiễn có bao nhiêu vấn đề, lĩnh vực hoạt động thì có bấy nhiêu vấn đề, lĩnh vực được nghiên cứu tổng kết, đúc rút thành lý luận. Đời sống thực tiễn báo chí vô cùng phong phú và đa dạng, do đó, các vấn đề lý luận báo chí được tổng kết cũng hết sức đa dạng và phong phú. Chúng bao gồm tất cả những khía cạnh, cấp độ, bình diện được tổng kết từ thực tiễn vận hành của mạng lưới báo chí. Lý luận báo chí được tổng kết nhằm mục đích trở lại phục vụ thực tiễn báo chí là chi phối và chỉ đạo, định hướng hoạt động thực tiễn báo chí nhằm tăng cường chất lượng hoạt động của mỗi nhà báo, 14 mỗi cơ quan báo chí và cả hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể kể ra đây những vấn đề của lý luận báo chí được tổng kết lâu nay như sau: Trước hết và chiếm vị trí trung tâm là khái niệm Báo chí – đã làm rõ ở trên. Những vấn đề lý luận cơ bản của báo chí bao gồm: Nguyên tắc hoạt động; đặc trưng; chức năng; luật pháp báo chí; tự do báo chí; đạo đức báo chí; nhà báo - đạo đức và trách nhiệm xã hội; công chúng báo chí; đối tượng và cơ chế tác động của báo chí; hiệu lực và hiệu quả báo chí; thể loại tác phẩm báo chí; phong cách sáng tạo;... Lý luận báo chí bao gồm cả những kinh nghiệm lao động sáng tạo tác phẩm được rút ra từ thực tế hành nghề tác nghiệp, bao gồm các kỹ năng khai thác tài liệu, xử lý thông tin, chọn lựa chi tiết, sự kiện, vận dụng hình thức thể loại, cách thức sử dụng ngôn ngữ, lao động phóng sự, lao động đặt tít... Các kết quả nghiên cứu về kênh chuyển tải của các loại hình báo chí, vai trò, tác dụng, năng lực tổ chức khai thác các kênh truyền dẫn, khả năng phối hợp, cạnh tranh giữa chúng cũng như việc nghiên cứu về các giải pháp công nghệ và kỹ thuật truyền thông, cũng là một mảng kiến thức đáng chú ý của lý luận báo chí hiện đại. Ở một khía cạnh khác, lý luận báo chí còn thể hiện ở việc tổng kết các phương thức tổ chức thiết kế hệ thống báo chí của mỗi nền báo chí khác nhau. Chúng ta có lý luận báo chí của Liên Xô, của Anh, của Mỹ, của Trung Quốc... Mỗi nhà nước, mỗi chế độ chính trị và văn hóa khác nhau sẽ có những nền lý luận báo chí mang đậm dấu ấn của mình trên cơ sở những điểm chung của khoa học lý luận báo chí. Như vậy, khi nói đến Lý luận báo chí Mỹ hay Lý luận báo chí Việt Nam, chúng ta hiểu rằng, đó là tình hình lý luận báo chí hay là kết quả tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và sự giao lưu chia sẻ, những khuynh hướng nghiên cứu báo chí ở Mỹ hay ở Việt Nam trong giai đoạn cụ thể, chứ 15 không phải hiểu đó là một ngành khoa học hay một bộ môn khoa học riêng của Mỹ, kiểu Mỹ hay riêng của Việt Nam, kiểu Việt Nam. Ví dụ ở nước ta thời bao cấp, báo chí được quan niệm đơn thuần là công cụ tuyên truyền, do đó, lý luận báo chí của ta tuyệt đối hoá chức năng tuyên truyền của báo chí. Bước sang thời kinh tế thị trường, chức năng thông tin được nhìn nhận, được tổng kết... Trên đây là bức tranh tổng quan về những vấn đề của Lý luận báo chí cho đến ngày nay. Thực tiễn đời sống báo chí vô cùng sôi động và đang thay đổi từng ngày, “bức tranh” lý luận báo chí vì thế sẽ tiếp tục được thay đổi, bổ sung và hoàn thiện. Việc thống kê những vấn đề lý luận báo chí như trên giúp chúng ta có thể hình dung bước đầu về hình hài của lĩnh vực lý luận báo chí; đồng thời, làm cơ sở cho việc phân chia thành các nhóm vấn đề lý luận báo chí được trình bày ở phần sau. 1.2. Vai trò của lý luận báo chí đối với hoạt động thực tiễn báo chí 1.2.1. Vai trò lý luận đối với hoạt động thực tiễn nói chung Theo triết học Duy vật biện chứng, lý luận khoa học là hệ thống những tri thức được khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn và cả những mối liên hệ bản chất mang tính quy luật của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan và được biểu đạt bằng hệ thống các nguyên lý, phạm trù, khái niệm có tính quy luật. Trong mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, thực tiễn đóng vai trò quyết định. Thể hiện ở chỗ, thực tiễn quyết định cả về nội dung, nhiệm vụ, khuynh hướng phát triển của lý luận. Hay nói cách khác, thực tiễn thế nào thì lý luận thế ấy, thực tiễn thay đổi thì sớm muộn gì lý luận cũng thay đổi bởi vì thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, là động lực, là mục đích của nhận thức. Ngược lại, lý luận có vai trò to lớn đối với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người. 16 Lý luận có vai trò trong việc xác định mục tiêu, phương hướng cho hoạt động thực tiễn, làm cho hoạt động thực tiễn hiệu quả hơn. Bàn về lý luận, Các Mác từng nói: “Cố nhiên là vũ khí của sự phê phán không thể thay thế được sự phê phán bằng vũ khí; lực lượng vật chất chỉ có thể được đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất khi nó thâm nhập vào quần chúng” 1. Như vậy, khi lý luận thâm nhập vào hoạt động thực tiễn của con người nó cũng sẽ biến thành lực lượng vật chất. Sức mạnh của nó tăng lên gấp bội. V.I.Lênin cũng khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”. Lý luận có thể dự kiến được sự vận động và phát triển của sự vật trong tương lai, từ đó vạch ra phương hướng đi cho thực tiễn, chỉ rõ những phương pháp hành động có hiệu quả nhất để đạt mục đích của thực tiễn. Nhờ có lý luận khoa học mà hoạt động của con người trở nên chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫm, tự phát. Đánh giá vai trò và ý nghĩa lớn lao của lý luận đối với thực tiễn, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: "Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mặt mà đi"2. "Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp" 3. Làm mò mẫm chính là biểu hiện của bệnh kinh nghiệm. Kém lý luận, coi khinh lý luận không chỉ dẫn tới bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa mà còn dẫn tới bệnh giáo điều. Đó là việc không vận dụng được lý luận vào giải quyết những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh, hoặc do không hiểu nên dù có vận dụng cũng không sát thực tế, không phù hợp với thực tiễn. Tất nhiên, lý luận phải bắt nguồn từ thực tiễn, được kiểm nghiệm trong thực tiễn, phục vụ thực tiễn. Lý luận nảy sinh trên nền tảng thực tiễn, là kết 1 Các Mác và P.Ăngghen, Tuyển tập, t1, NXB Sự thật, H, 1980, tr.25 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG 1995, tập 5, tr. 234 – 235 3 Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG 1995, tập 6, tr. 47 2 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan