Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Lưu ý làm bt tndn tncn gtgt

.DOCX
12
281
112

Mô tả:

I. LƯU Ý KHI GIẢI BT THUẾ TNDN Khi giải các dạng bài về thuế TNDN,các bạn xuất phát từ : - Công thức tính thuế TNDN : Thuế TNDN phải nộp = (TNTT - Trích lập quỹ PT KH và CN) x thuế suất. TNTT = TNCT – (TN miễn thuế + các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định). TNCT = (Doanh thu – CF được trừ ) + TN khác. Các bạn bám sát các yếu tố trong công thức, để không bị mất điểm, nên xác định rõ từng yếu tố theo dữ kiện đầu bài, yếu tố nào không cho thì cũng nêu rõ (điểm này mình đã đưa mấy bài giải để các bạn tham khảo trên group rồi.) - Yếu tố về Doanh thu : chỉ đưa vào đây doanh thu của hoạt động kinh doanh chính , cách xác định theo quy định tại điều 5 thông tư 78 (lưu ý đặc biệt khoản 3 : đề hay lắt léo tại quy định này). - Yếu tố chi phí được trừ : các bạn đọc thật kỹ quy định tại điều 6 thông tư 78. Đây là nội dung trọng yếu. Mức độ khó dễ của đề thường nằm ở nội dung này. Một số nội dung đề thi hay hỏi (không phải toàn bộ) trong phần này bao gồm : a) Phần khấu hao : + Khấu hao cho phần vượt quá 1,6 tỷ đồng của ô tô từ 9 chỗ trở xuống. Phần vượt quá này phải loại ra khỏi chi phí hợp lý. + Khấu hao của nhà trẻ phục vụ con em cán bộ công nhân viên : do thói quen suy luận là tài sản này phục vụ CB CNV nên thường đưa vào nhầm lẫn, phần khấu hao này phải loại ra. + Khấu hao của tài sản đã hết khấu hao : phải loại bỏ + Khấu hao nhanh vượt quá 2 lần mức qui định hoặc gây ra lỗ. + Một tình huống khấu hao lắt léo, ít gặp nhưng mọi người cũng phải lưu ý : khấu hao đối với nhà xưởng trên đất đi thuê : ví dụ thuê đất 3 năm, nhà xưởng 1.000, đã đăng ký KH 10 năm. Tính KH năm thứ 4 tức là năm đã hết thời gian thuê. CF khấu hao này phải loại ra. b) Chi phí tổn thất : lưu ý nếu tổn thất mà không được bồi thường thì được tính vào chi phí hợp lý, nếu có phần bồi thường thì phải trừ đi phần bồi thường. c) Chi mua hàng không có hóa đơn, lập bảng kê (01/TNDN) : lưu ý là chỉ được tính với hàng mua của cá nhân trực tiếp làm ra, mua qua trung gian hoặc tổ chức không được tính. d) Tiền lương, phụ cấp : + Chỉ được tính với số thực trả đến ngày nộp quyết toán thuế TNDN (31/03), phần chưa trả phải loại ra. + Tiền lương của thành viên công ty không trực tiếp điều hành, tiền lương của giám đốc cty TNHH một thành viên, doanh nghiệp tư nhân … không được trừ. + Các khoản chi phụ cấp công tác phí : nhớ mốc là không vượt quá 2 lần quy định đối với cán bộ CNV NN. + Phụ cấp ăn ca : mục này mọi người hay nhầm với quy định của thuế TNCN. Có hai trường hợp : Nếu DN có nhà ăn, tổ chức nấu ăn cho công nhân không bị khống chế. Nếu chi bằng tiền : thuế TNDN : không bị khống chế. Thuế TNCN : tính phần vượt quá quy định vào TN chịu thuế. + Trang phục : quy định hiện hành là 5 triệu có thể chi bằng tiền hoặc hiện vật đều được. e) Dự phòng tiền lương : + Không được vượt quá 17% số lương của kỳ đã trả cho CBCNV đến hạn nộp quyết toán. + Không được trích mà gây ra lỗ. f) Bảo hiểm : + Mức trích lập bảo hiểm : thường phải nhớ tỷ lệ đóng bảo hiểm, mức đang áp dụng hiện nay là : Công ty (%) Người lao động (%) Bảo hiểm XH 18 8 Bảo hiểm y tế 3 1,5 Bảo hiểm TN 1 1 KP công đoàn 2 + Quy định mới cần lưu ý là nếu BH bắt buộc này chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định thì các loại BH không bắt buộc khác như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện … theo quy định của TT 78 không được tính vào chi phí hợp lý. + Mức khống chế 1 triệu đồng/tháng đối với các khoản bảo hiểm tự nguyện như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện … g) Chi phí quảng cáo bị khống chế : 15% chi phí được trừ, tuy nhiên lưu ý chi phí liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại không bị khống chế (trưng bày, triển lãm …). Phần này bài thi nào cũng có, mọi người tập trung hiểu kỹ, học thuộc điểm 2.21 khoản 2 điều 6 TT 78, lưu ý một số vấn đề : + Nếu có cả lãi vay và thu nhập từ cho vay : không tính chi phí lãi vay vào để tính chi phí khống chế. + Nếu có chi phạt vi phạm hợp đồng và thu bồi thường vi phạm hợp đồng cũng vậy. h) Lãi tiền vay : + Phần lãi tiền vay của cá nhân vượt quá 1,5 lần lãi suất NH : lưu ý đây là quy định cho DN vay của cá nhân, DN vay của DN không bị khống chế theo mức này đâu nhé. + Lãi tiền vay của phần tương ứng với vốn điều lệ chưa góp cũng phải loại ra. i) Chi phí tài trợ : lưu ý chỉ có 5 khoản là : + Chi tài trợ cho giáo dục (phải khai vào mẫu 03/TNDN). + Chi tài trợ cho y tế (khai vào mẫu 04/TNDN). + Khắc phục thiên tai (khai mẫu 05/TNDN). + Chi làm nhà tình nghĩa cho người nghèo (khai mẫu 06/TNDN) : làm nhà cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng không nằm trong quy định này đâu nhé. + Tài trợ cho nghiên cứu khoa học (mẫu 07/TNDN) nhưng phải theo chương trình của NN. Ngoài ra, các khoản chi ủng hộ địa phương, đoàn thể không được trừ đâu nhé : thường đầu bài cho là chi cho quỹ an ninh của địa phương, chi cho quỹ khuyến học của hội đồng hương … phải loại ra. - Thu nhập khác : theo quy định tại điều 7 TT 78. Tuy nhiên, lưu ý một số thu nhập khác như : + Thu nhập từ hoạt động nước ngoài sau khi nộp thuế tại nước ngoài : trước khi đưa vào thu nhập khác phải cộng cả phần thuế đã nộp ở NN. Nếu ở NN được miễn hoặc giảm thuế thì vẫn phải nộp bằng mức ở Việt Nam, cách tính số thuế đã nộp ở NN = min (thuế đã nộp ở NN, thuế phải nộp ở VN cho khoản TN đó). + Thu nhập được chia từ hoạt động liên doanh đã nộp thuế hoặc chưa nộp thuế. + Thu nhập từ thanh lý tài sản cố định. - Thu nhập được miễu thuế theo quy định tại điều 8 TT 78. Bài tập: Đầu bài : 1. Dt từ hd bán hàng hóa 1.857.258.000 - DT từ hd cung ứng dvu là 260,01tr - lãi nhận được từ tiền gửi ngân hàng 245.000 2. Thu tiền từ nhượng bán 1 TSCD là 181,5tr đã bao gồm VAT 10%. TSCD khi nhượng bán có NG 210tr đã khấu hao 85,35tr 3. Trả lương cho CNV quý 3/2013 là 180tr và các khoản trích BH bắt buộc tính vào chi phí của DN cho quý 3 là 40,5tr. Dn chi trả lương cho các TV hội đồng qtri là 300tr trong đó trả lương cho 2 tv ko tham gia vào điều hành hd sxkd là 80tr 4. Tiền ăn ca tại bếp bq là 750.000/ng/th. Tổng số thực chi là 67,5tr 5. Trả tiền lãi do vay của cnv quý 3 là 19.8tr. Lsuat thực hiện là 1.2%/thang 6. Trả tiền lãi vay ngân hàng Q3 là 48.3tr 7. Nộp tiền thuế GTGT T2/2013 là 16,65tr và tiền phạt do nộp chậm VAT t2/2013 là 5,454tr 8. Trong quý 3. Dn thu tiền từ phạt KH do vi phạm hdkte là 17,85tr và chi do vi phạm hdkt là 19,086tr. 9. Chi phí về giá vốn hàng bán quý 3 là 1.305.620.000 10. Chi phí bán hàng quý 3 là 107.335.500. Trong đó cp quảng cáo là 22.055.300 11. Chi phí QLDN là 132.837.400. Trong đó cp KHTSCD chi tiết : - xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi NG là 1.740.420.000. Khấu hao 9 năm. Ngày bắt đầu KH là 1/3/2012 - xe oto tải NG là 379.680.000. Khấu hao 7 năm. Ngày bắt đầu kh là 1/4/2011 12. Quý 3 khách hàng trả lại hàng với tổng DT là 28.050.000. Giá vốn của hàng bị trả lại 14.380.000 Biết rằng: - cty dc thành lập 27/3/2009. Ko kd vận tải du lịch hành khách. Thực hiện kktt gtgt theo ppktr - tất cả các khoản thu chi đều có hso chứng từ theo qd - lsuat cơ bản NHNN công bố 9%/nam - tổng dt đạt dc năm 2012 là 18,5 tỷ Yêu cầu: 1. Xd thuế TNDN quý 3 2. Lập tờ khai thuế tndn tạm tính quý 3 3. Lập tờ khai qtoan thuế Thuế suất 25% cho 2 quý đầu năm 2013 20% cho 2 quý cuối năm 2013. Bài giải (Đvt:tr đ): Giả sử ngành nghề kinh doanh công ty không phải là thư ơng mại, tất cả các khoản thu chi đều có hồ sơ, chứng từ theo qui định. 1.Xác định TNCT = (Doanh thu – Chi phí được trừ ) + TN khác *) Xác định doanh thu tính thuế = Tổng doanh thu - các khỏan giảm trừ doanh thu - Doanh thu từ hđ bán hàng hóa 1.857,258 - Doanh thu từ hđ cung ứng dvụ là 260,01 Tổng doanh thu tính thuế = 1.857,258 + 260,01 = 2.117,268 - Doanh thu hàng bán Quý 3 bị trả lại = 28,050 Tổng doanh thu tính thuế = 2.117,268 – 28,05 = 2.089,218 *) Xác định chi phí được trừ : - Trả lương cho CNV quý 3/2013 là 180 - chi phí được trừ - Các khoản trích BH bắt buộc tính vào chi phí của DN cho quý 3 là 40,5 - chi phí được trừ - Chi trả lương cho các TV H ĐQT 300, loại bỏ tiền lương cho 2 tv ko tham gia vào điều hành hd sxkd là 80 = 300 – 80 = 220 - chi phí được trừ. - Tiền ăn ca tại bếp bq là 750.000/ng/th. Tổng số thực chi là 67,5 - chi phí được trừ. - Nộp tiền thuế GTGT T2/2013 là 16,65 và tiền phạt do nộp chậm VAT T2/2013 là 5,454 - không liên quan đến chi phí sxkd trong kỳ. - Chi phí về giá vốn hàng bán quý 3 là 1.305,620, loại bỏ giá vốn của hàng bị trả lại 14,380, giá vốn hàng bán = 1.305,62 – 14,38 = 1.291,24 - chi phí được trừ - Chi phí bán hàng quý 3 không bao gồm CF quảng cáo 107,3355 – 22,0553 = 85.2802 - chi phí được trừ - Chi phí QLDN là 132,8374, trong đó loại bỏ phần khấu hao phần giá trị vượt quá 1.600 do đơn vị không kinh doanh vận tải, du lịch = (1.740,42 – 1.600)/(9*12) * 3 = 3,9, và chi phí khấu hao của xe tải do không liên quan đến CF quản lý = 379,68/(7 * 12) * 3 = 13,56. Chi phí quản lý được trừ = 132,8374 – 3,9 – 13,56 = 115,3774 - chi phí được trừ - Chi phí khấu hao xe tải = 379,68/(7 * 12) * 3 = 13,56 - chi phí được trừ Tổng CF được trừ chưa bao gồm chi phí quảng cáo = 180 + 40,5 + 220 + 67,5 + 1.291,24 + 85,2802 + 115,3774 + 13,56 = 2.013,4576 - Chi phí quảng cáo bị khống chế, do đơn vị thành lập từ năm 2009, thời điểm tính thuế là 2013, tỷ lệ khống chế áp dụng là 10% = 2.013,4576 * 10% = 201,34576 Chi phí quảng cáo được trừ = min (22,0553; 201,34576) = 22,0553 Tổng CF được trừ bao gồm chi phí quảng cáo = 2.013,4576 + 22,0553 = 2.035,5129 *) Xác định các khoản thu nhập khác : - Thu nhập từ nhượng bán TSCD là 181,5 đã bao gồm VAT 10%. TSCD khi nhượng bán có NG 210tr đã khấu hao 85,35 = 181,5/1.1 – (210 – 85,35) = 165 – 124,65 = 40,35 - Thu nhập từ bù trừ lãi tiền vay và thu cho vay : + Lãi nhận được từ tiền gửi ngân hàng 0,245 + Trả tiền lãi do vay của cnv quý 3 là 19,8. L.suất thực hiện là 1.2%/tháng, lãi suất cơ bản NHNN công bố 9%/năm, lãi suất được tính = 19,8 / 1,2 % * (9%/12*150%) = 18.5625 + Trả tiền lãi vay ngân hàng Q3 là 48,3 Thu nhập từ lãi cho vay = 0,245 – (18,5625 + 48,3) = - 66,6175 - giảm trừ thu nhập hđ kd - Thu tiền nhập từ phạt KH do vi phạm HĐKT = 17,85 - 19,086 = - 1,236 - giảm trừ thu nhập khác *) Xác định Thu nhập chịu thuế = [ (2.089,218 - 2.035,5129) - 66,6175] + (40,35 - 1,236) = 26,2016 2. Xác định Thu nhập tính thuế = TNCT – (lỗ được kết chuyển + thu nhập miễn thuế) - Không có khoản lỗ kết chuyển. - Không có thu nhập miễn thuế TNTT = TNCT = 26,2016 3. Xác định thuế TNDN phải nộp trong kỳ = 26,2016 * 20% = 5,24032 II. MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM BÀI THUẾ TNCN Nhìn chung, bài tập thuế TNCN là thường rất ngắn, dữ liệu ít nhưng thường có nhiều lắt léo, đặc biệt là trong việc xác định thu nhập chịu thuế. Do có nhiều cách tính khác nhau cho từng loại thu nhập nên phải lưu ý thu nhập trước hay sau khi khấu trừ thuế, điều kiện để thu nhập đó miễn thuế… Một yêu cầu lớn của bài tập thuế TNCN là người làm phải nhớ các loại thuế suất, kể cả biểu thuế lũy tiến từng phần, tỷ lệ đóng bảo hiểm bắt buộc … Vì vậy, khi vào phòng thi, trong thời gian đợi phát đề, mọi người nên tập trung ghi lại các mức thuế suất, tỷ lệ quy đổi … để khi làm bài không bị nhầm lẫn, nhất là vào lúc cuối buổi thi. Điều đầu tiên khi bắt đầu làm một bài thuế TNCN, do đăc thù của thuế TNCN là theo đối tượng nên ta phải xác định đối tượng cá nhân đó là cư trú hay không cư trú, từ đó xác định phương pháp tính thuế TNCN : - Đối với cá nhân cư trú : theo biểu lũy tiến từng phần (TN từ kinh doanh, tiền lương, tiền công ….) - Đối với cá nhân không cư trú : theo biểu thuế suất cố định. + Thu nhập từ tiền lương, tiền công : thuế suất 20%. + Thu nhập từ kinh doanh : theo mức thương mại 1%, dịch vụ 5% và khác 2%. + Thu nhập từ bản quyền, thừa kế, quà tặng gần giống với cách tính của cá nhân cư trú (chỉ áp dụng về tỷ lệ đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoản là 0,1% và chuyển nhượng BĐS là 2%, còn các tỷ lệ khác như nhau). *) Điều kiện xác định cá nhân cư trú : thỏa mãn 1 trong các điều kiện - Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên : trong 12 tháng liên tục hoặc trong năm dương lịch. Tình huống này gần như bài tập nào cũng có, đó là việc tính thời gian trong năm. Kỹ năng này không khó, nhưng cũng có nhiều người nhầm : ngày đến và ngày đi tính là một ngày (tính từ ngày đến thì thôi ngày đi và ngược lại …), để ý số ngày trong các tháng và ngày của tháng 2 năm nhuận (tháng 1 có 31 ngày, tháng 2 năm không nhuận có 28 ngày …). Nếu bài tập tính thuế TNCN cho người nước ngoài thì gần như chắc chắn sẽ phải tính trong 12 tháng liên tục và phải loại đi phần tính trùng thuế cho năm sau. - Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam : tạm trú, thường trú, hợp đồng thuê nhà từ 183 ngày trở lên. Như vậy, trong thực tế sẽ có người nước ngoài thuê nhà 6 tháng ở Việt Nam, nhưng thực tế có mặt ở Việt Nam ít hơn 183 ngày sẽ vẫn là đối tượng cư trú nếu họ không chứng minh được họ là đối tượng cư trú ở một nước nào khác trong năm đó. *) Đối với cá nhân cư trú, thu nhập lại được chia thành 2 loại là thu nhập thường xuyên và thu nhập kê khai theo lần phát sinh : A.Thu nhập kê khai theo lần phát sinh (7 khoản): 1. Thu nhập từ đầu tư vốn. • Lưu ý thứ nhất trong nội dung này bao gồm cả tiền lãi từ việc cho cá nhân, tổ chức vay tiền (nhưng không bao gồm lãi tiền gửi trong các tổ chức tín dụng). • Lưu ý thứ hai trong nội dung này là nếu nhận được cổ phiếu trả thay cho lợi tức thì không tính thuế TNCN cho số cổ tức đó mà đợi đến khi bán cổ tức đó. Như vậy, khi bán cổ phiếu đó, ta phải tính 2 loại thuế TNCN là thu nhập cho đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Giá vốn để tính là min(mệnh giá và giá thị trường). (Ví dụ : cuối năm 2013, ông A nhận được chia từ đầu tư vốn vào cơ sở X là 2.000 bằng cổ phiếu mệnh giá là 1. Đến tháng 6 năm 2014, ông A bán số cổ phiếu đó với giá là 0.8. Như vậy, cuối năm 2013 ông A không bị tính thuế TNCN cho 2.000 cổ phiếu đó và đến tháng 6 năm 2014, ông A mới bị tính thuế TNCN cho đầu tư vốn với mức giá cổ phiếu = min(1;0.8) = 0.8) đồng thời phải tính cả thuế chuyển nhượng chứng khoán cho số CP đó. • Thuế suất tính là 5% trên tổng thu nhập. 2. Thu nhập chuyển nhượng vốn : có 2 cách tính : • Đối với khi quyết toán năm, thuế suất là 20%. • Đối với trường hợp tạm nộp : tính 0,1% giá trị chuyển nhượng. 3. Thu nhập chuyển nhượng BĐS : • Có hai tình huống chuyển nhượng BĐS được miễn thuế là : + Chuyển nhượng BĐS trong nội bộ gia đình (vợ chồng, anh em, bố mẹ, ông bà …). + Chuyển nhượng BĐS duy nhất. Lưu ý BĐS duy nhất phải chuyển nhượng một lần toàn bộ (không được chia đất để bán), có quyền sở hữu trên 6 tháng. • Có hai mức thuế suất áp dụng khi chuyển nhượng : + Nếu xác định giá vốn : thuế suất là 25% trên chênh lệch. + Nếu không xác định được giá vốn thuế suất là 2% trên giá chuyển nhượng. Nếu đầu bài cho giá chuyển nhượng thấp hơn giá tính thuế trước bạ thì tính trên giá tính thuế trước bạ. 4,5.Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền TM : • Có mức giảm trừ 10 triệu đồng. • Thuế suất là 5%. 6,7.Thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế : • Có mức giảm trừ 10 triệu đồng. • Thuế suất là 10%. B.Thu nhập thường xuyên : 1.Xác định thu nhập chịu thuế : tức là thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công. - Trong phần này, ngoài các khái niệm về thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công, lưu ý còn các khoản thu nhập khác cũng tính vào như : tiền hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới, tiền tham gia đề tài…. Các khoản thu nhập này thường là thu nhập sau khi đã khấu trừ tại đơn vị chi trả thu nhập nên khi tính vào thu nhập chịu thuế phải quy đổi ra thu nhập trước thuế. - Tiền cho thuê nhà được tính vào phần này, với tỷ lệ TNCT = 30% doanh thu cho thuê nhà. - Có 11 khoản phụ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế phải nhớ, trong đó đặc biệt lưu ý đến phụ cấp chuyển vùng 1 lần cho cả người Việt Nam và người nước ngoài. - Khoản tiền nhà trả thay được khống chế tính vào thu nhập chịu thuế là 15%, tức là chỉ tính vào TNCT tiền nhà bằng 15% tổng thu nhập chưa bao gồm tiền nhà. Điều này ngược với khoản tiền ăn ca được lĩnh bằng tiền, nếu vượt quá quy định (680.000đ/tháng) thì mức vượt quá tính vào TNCT. Tuy nhiên, lưu ý, nếu doanh nghiệp tổ chức nấu ăn thì không tính vào TNCT, bất kể số đó là bao nhiêu. - Trong 9 khoản thu nhập không tính vào TNCT (điểm g, khoản 2 điều 2 TT 111), lưu ý một số nội dung hay ra đề là : + Tiền ăn ca. + Tiền vé máy bay khứ hồi một năm một lần cho cả người Việt Nam và người nước ngoài. + Tiền học phí cho con người lao động từ mầm non đến bậc PTTH : • Con người Việt Nam phải học ở nước ngoài, con người nước ngoài phải học ở Việt Nam. • Độ tuổi này khác với độ tuổi khống chế giảm trừ gia cảnh : trong giảm trừ gia cảnh là đến bậc Đại học. - Ngoài ra, còn một khoản thu nhập không tính vào TNCT nhưng không quy định ở đây, hay bị bỏ sót là tiền đào tạo, nâng cao tay nghề phù hợp chuyên môn (điểm đ.6) * Bổ sung thêm : Từ ngày 01/9/2014, tiền cho thuê nhà từ 8,4 triệu một tháng, hoặc từ 100 triệu một năm trở xuống. Các khoản nêu trên là các khoản KHÔNG TÍNH VÀO THU NHẬP CHỊU THUẾ, nhiều người khi làm bài hay nhầm lẫn sang thu nhập miễn thuế. - Trong 14 khoản thu nhập miễn thuế, lưu ý các khoản thu nhập hay hỏi : + Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS trong nội bộ gia đình (kể cả nhà hình thành trong tương lai). + Thu nhập chuyển nhượng BĐS duy nhất (không bao gồm nhà hình thành trong tương lai). + Thu nhập từ thừa kế BĐS trong nộp bộ gia đình (kể cả nhà hình thành trong tương lai). + Lãi tiền gửi các tổ chức tín dụng (nếu lãi cho vay không phải tổ chức tín dụng là TNCT). + Phần tiền lương làm thêm giờ cao hơn so với mức ban ngày. 2.Xác định thu nhập tính thuế : - Nếu có thu nhập từ kinh doanh, thì TNTT = TNCT – CF được trừ. Các chi phí được trừ được xác định gần giống với thuế TNDN.Tuy nhiên, phần này rất ít ra, bởi nó mang tính chất thuế TNDN nhiều hơn. - TNTT = (TNCT – Các khoản giảm trừ ) Nếu cho thu nhập sau thuế, phải dùng công thức quy đổi : Thu nhập làm căn cứ quy đổi = Thu nhập thực nhận + Các khoản trả thay - Các khoản giảm trừ 3.Xác định các khoản giảm trừ : có hai khoản giảm trừ là giảm trừ cho bản thân và giảm trừ cho người phụ thuộc. - Giảm trừ cho bản thân : + Từ 1/7/2013 trở về trước là 4 triệu đồng/tháng. Sau đó là 9 triệu đồng/tháng. + Thời gian giảm trừ được tính tròn tháng, cụ thể như sau : • Đối với cá nhân cư trú là người nước ngoài : i) Tính từ tháng 1 đến tháng về nước nếu trong năm đầu tiên sang và về luôn (đủ 183 ngày). ii) Tính từ tháng bắt đầu sang Việt Nam, không kể ngày nào, nếu tính theo 12 tháng liên tục. iii) Tính cả 12 tháng nếu năm đầu tiên là cá nhân cư trú và tiếp tục ở lại làm việc tiếp năm sau. • Đối với cá nhân cư trú là người Việt Nam : được tính cả 12 tháng nếu chưa trừ ở nơi nào khác. Ví dụ : bạn A sinh viên mới ra trường 2014, đi làm từ tháng 10, thu nhập năm 2014 được tính giảm trừ là 9 triệu x 12 tháng. - Giảm trừ cho người phụ thuộc : + Từ 1/7/2013 trở về trước là 1,6 triệu đồng/người/tháng. Sau đó là 3,6 triệu đồng/người/tháng. • Con : đến 18 tuổi hoặc hết đại học (kể cả học ở nước ngoài), thu nhập dưới 1 triệu đồng. • Các đối tượng khác : trong độ tuổi lao động thì phải không có khả năng lao động và thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng. Ngoài độ tuổi lao động thì phải thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng. 4.Xác định khoản đóng góp bắt buộc : - Các khoản bảo hiểm bắt buộc : yêu cầu nhớ tỷ lệ bảo hiểm (Hiện tại là 8% BHXH, 1,5% BHYT, 1% bảo hiểm thất nghiệp). - Quỹ hưu trí tự nguyện là 1 triệu/tháng. - Người nước ngoài nếu có tham gia các khoản bảo hiểm tương tự ở nước ngoài cũng được trừ. 5.Giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học: - Chỉ trong thuế TNCN mới có khái niệm : “Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.” - rất nhiều người nhầm khái niệm này khi làm bài tập phần thuế TNDN. - Các khoản chi từ thiện, nhân đạo, khuyến học cho các tổ chức được thành lập theo quy định của nhà nước. 6.Xác định thuế TNCN phải nộp = TNTT x Biểu thuế lũy tiến từng phần. - Mọi người nên học thuộc cách tính ở PL01, theo cách 2 cho nhanh khi xác định mức thuế phải nộp. - Khi thu nhập ở nước ngoài đã nộp thuế, cần xác định số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế. Ví dụ : Ông A có thu nhập trong năm là 335 trong đó thu nhập ở nước ngoài là 200. Ông A được xác định là cá nhân cư trú và sau khi tính toán, số thuế TNCN phải nộp là 24,88. Vậy số thuế TNCN đã nộp ở nước ngoài được trừ không vượt quá 24,88 * (200/335) = 14,85. III. Một số lưu ý khi giải bài tập thuế GTGT : Không quá khó để hoàn thành một bài tập về thuế GTGT nếu so sánh với bài tập về thuế TNDN như mọi người đã trao đổi trong phần trước và thuế TNCN sẽ trao đổi ở phần tiếp sau. Khi làm bài tập thuế GTGT, chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau : 1.Đối tượng chịu thuế : Điểm mấu chốt là phân biệt rõ sự khác nhau giữa các đối tượng đầu ra không chịu thuế GTGT, không phải kê khai và nộp thuế GTGT và đối tượng chịu thuế GTGT (0%, 5%, 10%). - Đối với đối tượng đầu ra không chịu thuế : không được khấu trừ toàn bộ đầu vào cho hoạt động liên quan. Lưu ý một số mặt hàng hay hỏi : Thóc, muối, hạt giống, con giống, vàng dạng thỏi, dạng miếng và vàng chưa chế tác, sản phẩm nhân tạo : nạng gỗ, xe lăn … - Đối với đối tượng đầu ra không phải kê khai, nộp thuế : được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào. Lưu ý trường hợp : Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành (cũng nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ) các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã (ở khâu kinh doanh thương mại) không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. - Đối với đối tượng đầu ra chịu thuế GTGT : được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào. + 0% cho hầu hết hàng xuất khẩu (trừ một số trường hợp như : tài nguyên khoáng sản chưa qua chế biến, xăng dầu bán cho xe ô tô trong khu phi thuế quan, xe ô tô trong khu phi thuế quan, dịch vụ cung cấp cho khu phi thuế quan như cho thuê hội trường, văn phòng, kho bãi, đưa đón công nhân…) + 5% lưu ý một số mặt hàng hay hỏi : đường, phân bón, thiết bị, dụng cụ y tế, sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến, thực phẩm tươi sống ở khâu thương mại. + 10% các mặt hàng không nằm trong các quy định trên. Liên quan đến vấn đề này, ngoài việc phân loại dữ liệu để chia thuế GTGT đầu vào theo đối tượng đầu ra, trong bài tập thường rất hay đưa ra các tình huống dùng chung như NVL, TSCĐ, Chi phí quản lý … cho sản xuất kinh doanh cả mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế, trong trường hợp này phải lưu ý : - Phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của NVL, chi phí quản lý …. dùng chung trên cở sở tỷ lệ doanh thu chịu thuế trên tổng doanh thu (hàng tháng tạm phân bổ, đến cuối năm tính lại). - Đối với thuế GTGT của tài sản cố định dùng chung, chia làm 2 giai đoạn : + Từ năm 2013 trở về trước : được khấu trừ toàn bộ. + Từ năm 2014, thuế GTGT của TSCĐ dùng chung phải phân bổ trên cơ sở tỷ lệ doanh thu. * Một số lưu ý khi phân loại thuế GTGT đầu vào theo đối tượng chịu thuế đầu ra: - Về nguyên tắc, thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất. Theo đó, thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ hình thành TSCĐ của doanh nghiệp như nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, nhà ở miễn phí, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ người lao động làm việc trong khu vực sản xuất, kinh doanh. Nhưng chỉ có nhà ở, trạm y tế cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp mới được khấu trừ. - Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ dùng cho sản xuất hàng hóa dịch vụ đầu ra không chịu thuế sẽ không được khấu trừ. - Trường hợp TSCĐ dùng chung cho sản xuất đầu ra chịu thuế và không chịu thuế thì sẽ phải phân bổ thuế GTGT đầu vào để xác định phần thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ (theo quy định cũ, thuế GTGT đầu vào của TSCĐ dùng cho sản xuất đầu ra chịu thuế và không chịu thuế được khấu trừ toàn bộ). - Doanh nghiệp cũng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các khoản chi phí mua thực phẩm, điện, nước và các chi phí khác phục vụ nấu ăn hoặc mua suất ăn ca cho người lao động trong giờ (ca) làm việc của người lao động và được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động nếu có đầy đủ hóa đơn và chứng từ thanh toán theo quy định. - Đối với du lịch trọn gói, bao gồm cả phần chi phí ở nước ngoài thì VAT đầu vào được khấu trừ toàn bộ. - Trong bài tập thuế GTGT rất hay có câu hỏi về doanh thu bán hàng đại lý, khi gặp câu hỏi này phải lưu ý mấy vấn đề sau : + Bán đại lý không đúng giá thì hạch toán như bán hàng bình thường. + Bán đại lý đúng giá hưởng hoa hồng : -> Không tính doanh thu hàng bán đại lý (mặc dù vẫn xuất hóa đơn như bình thường). -> Chỉ tính doanh thu hoa hồng được hưởng, hoa hồng đại lý bán đúng giá nhưng lưu ý hoa hồng đại lý bưu chính, viễn thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thủy; đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý bán bảo hiểm, hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại lý bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT không phải kê khai và nộp thuế GTGT. + Hoa hồng đại lý thường tính % trên giá chưa bao gồm VAT. - Doanh thu ủy thác nhập khẩu và xuất khẩu không tính vào doanh thu tính thuế. - Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT (từ 01/09/2014). - Lãi tiền vay do các cơ sở kinh doanh (DN cho vay) không phải là tổ chức tín dụng được xác định là đối tượng không chịu thuế GTGT tuy nhiên, lãi trả chậm, lãi nhận được do ứng trước tiền mua hàng lại là đối tượng không phải kê khai và nộp thuế GTGT. 2.Điều kiện để khấu trừ thuế : - Điều kiện đầu tiên là phải có hóa đơn chứng từ hợp lệ, vì vậy, đối với loại bài tập về thuế GTGT thường phải lưu ý không bỏ qua câu mang tính khuôn mẫu : “Giả sử DN nộp thuế theo PP kê khai, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ”. - Điều kiện về thanh toán không dùng tiền mặt đối với hóa đơn có giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm VAT). - Phần thuế GTGT tương ứng với phần vượt quá 1,6 tỷ đồng đối với TSCĐ là ô tô dưới 9 chỗ … - Thời hạn kê khai để khấu trừ VAT đầu vào không bị khống chế (chỉ cần trước kiểm tra) từ năm 2014, trước 2014, thời hạn này bị khống chế 6 tháng. Thuế GTGT đầu ra thì tháng nào phải kê khai tháng đó. - Đối với hàng nhập khẩu phải có thêm điều kiện là tờ khai hải quan (đối với hàng hóa) và hợp đồng (quy định này không áp dụng đối với xuất khẩu dịch vụ, phần mềm, xây dựng công trình trong khu phi thuế quan). * Một số lưu ý trong phần điều kiện khấu trừ : - Đối với hàng nhập khẩu, căn cứ vào giấy nộp tiền thuế GTGT hàng nhập khầu, không căn cứ vào tờ khai hải quan. - Đối với hàng tiêu dùng nội bộ, trước đây được khấu trừ đầu vào : tức là vừa kê khai đầu ra, vừa kê khai đầu vào nhưng từ 1/9/2014 : không phải kê khai, tính nộp thuế. - Thời điểm thanh toán : nếu quá thời điểm thanh toán trong hợp đồng nhưng chưa đến 31/12 của kỳ tính thuế vẫn được khấu trừ, đến 31/12 của kỳ tính thuế vẫn chưa thanh toán phải loại ra. 3.Giá tính thuế : - Đối với hàng khuyến mại theo quy định : giá tính thuế =0. - Đối với hàng khuyến mại không đúng quy định thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho. - Doanh thu cho thuê nhiều kỳ để tính thuế GTGT luôn là tổng tiền trả trước cho nhiều kỳ, không phân bổ như đối với thuế TNDN. - Đối với sách bán theo giá bìa thì giá bìa là giá đã bao gồm VAT. - Đối với xây dựng nhà, chung cư thu tiền theo tiến độ thì phải xuất hóa đơn theo từng lần thu tiền. 4.Phương pháp tính thuế : - Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 5.Xác định số thuế GTGT phải nộp trong trường hợp có đơn vị hạch toán phụ thuộc, không có kế toán thuộc địa bàn khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính : Trường hợp này cũng rất hay hỏi, lưu ý các tình huống sau : Sau khi tính ra số thuế phải nộp ở trụ sở chính : a) Nếu không phát sinh số thuế phải nộp : không cần làm gì tiếp. b) Nếu phát sinh số thuế phải nộp, tính số thuế tạm nộp tại đơn vị phụ thuộc = 2% (đối với mặt hàng chịu thuế GTGT 10%), hoặc 1% đối với mặt hàng chịu thuế GTGT 5%), sau đó chia 2 trường hợp : - Nếu số thuế tạm tính đó nhỏ hơn số thuế phải nộp ở trụ sở chính, thì số thuế GTGT nộp tại mỗi nơi như sau : + Thuế GTGT nộp ở đơn vị phụ thuộc = 2% (hoặc 1%). + Số thuế GTGT phải nộp ở trụ sở chính = Tổng số thuế GTGT phải nộp – số thuế GTGT nộp ở đơn vị phụ thuộc. - Nếu số thuế tạm tính đó lớn hơn số thuế phải nộp ở trụ sở chính, thì số thuế GTGT nộp tại mỗi nơi như sau : + Thuế GTGT nộp ở đơn vị phụ thuộc = số thuế phải nộp ở trụ sở chính x (Dthu phụ thuộc/Tổng Dthu).( Linh Sam) + Số thuế GTGT phải nộp ở trụ sở chính = Tổng số thuế GTGT phải nộp – số thuế GTGT nộp ở đơn vị phụ thuộc CHUC CAC BAN ÔN THI T́TT. ThânÔ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan