Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ [luận văn]đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng giữa lợn nái landrace, yorkshi...

Tài liệu [luận văn]đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng giữa lợn nái landrace, yorkshire với đực duroc tại trung tâm giống lợn nong teng và một số trang trại trong khu vực viêng chăn

.PDF
100
615
81

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------& --------- SOULIYO SILAVONG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG GIỮA LỢN NÁI LANDRACE, YORKSHIRE VỚI ĐỰC DUROC TẠI TRUNG TÂM GIỐNG LỢN NONG TENG VÀ MỘT SỐ TRANG TRẠI TRONG KHU VỰC VIÊNG CHĂN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số : 60.62.40 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đặng Vũ Bình HÀ NỘI - 2008 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Souliyo Silavong i LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lời biết ơn chân thành nhất đến GS.TS. Đặng Vũ Bình, người hướng dẫn khoa học, về sự giúp đỡ một cách nhiệt tình và có trách nhiệm đối với tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô trong Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi; Khoa Chăn nuôi – Nuôi trồng Thuỷ sản ; Khoa Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trung tâm giống lợn Nong Teng và các chủ trang trại khu vực Viêng Chăn về sự hợp tác giúp đỡ bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu về sinh sản, sinh trưởng và thu thập số liệu làm cơ sở cho luận văn này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo nơi tôi công tác, gia đình cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian qua. Tác giả Souliyo Silavong ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục biểu đồ viii 1. ĐẶT VẤN ĐỀ i 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Sức sinh sản của lợn nỏi 3 2.2. Sinh trưởng 15 2.3. Tỡnh hỡnh nghiờn cứu trong và ngoài nước 20 3. NGUYấN LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU 24 3.1. Nguyờn liệu 24 3.2. Nội dung nghiờn cứu 24 3.3. Phương phỏp nghiờn cứu 24 3. 4. Xử lý số liệu 27 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Tỡnh hỡnh sản xuất chăn nuụi của Trung tõm Nong Teng - Viờng Chăn 29 4.2. Tỡnh hỡnh chăn nuụi lợn của cỏc trang trại khu vực Viờng Chăn 36 4.3. Khả năng sinh sản của lợn nỏi Landrace và Yorkshire nuụi tại Trung tõm Nong Teng - Viờng Chăn 37 4.3.1. Năng suất sinh sản của lợn nỏi Landrace và Yorkshire theo giống 38 4.3.2. Năng suất sinh sản của đàn lợn nỏi theo lứa 47 iii 4.3.3. Năng suất sinh sản của lợn nỏi Landrace và Yorkshire theo mựa vụ 58 4.3.4. Năng suất sinh sản của đàn lợn theo năm 63 4.3.5. Chi phớ thức ăn cho 1kg lợn con cai sữa 72 4.4. Khả năng sinh trưởng của lợn lai giữa nỏi Landrace và Yorkshire phối giống với đực Duroc 74 4.4.1. Tốc độ sinh trưởng của lợn lai 74 4.4.2. Chi phớ thức ăn/kg tăng trọng trong nuụi thịt ở cỏc tổ hợp lai D × Y và D × L 78 4.4.3. Hiệu quả kinh tế của cỏc cụng thức lai 80 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 84 5.1. Kết luận 84 5.2. Đề nghị 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Y Giống lợn Yorkshire L Giống lợn Landrace LW Giống lợn Large White D Giống lợn Duroc H Giống lợn Hampshire Pi Giống lợn Pietrain MC Giống lợn Móng Cái D(LY) Tổ hợp lai [Duroc × (Landrace × Yorkshire)] D(YL) Tổ hợp lai [Durroc × (Yorkshire × Landrace)] T.T Tăng trọng TĂ Thức ăn TTTĂ Tiêu tốn thức ăn CS Cai sữa cs cộng sự v DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Ảnh hưởng của chế độ ăn tăng đối với số trứng rụng 2.2. Ảnh hưởng của thời gian cai sữa đến năng suất sinh sản 13 của lợn nái 14 2.3. Các chỉ tiêu sinh sản của Yorkshire và Landrace 21 2.4 Một số đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn Yorkshire và Landrace 4.1. 22 Cơ cấu đàn lợn của Trung tâm giống lợn Nong Teng qua ba năm (2005-2007) 31 4.2. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn 33 4.3. Khẩu phần ăn của lợn nái ở từng giai đoạn 34 4.4. Khẩu phần ăn của lợn nái giai đoạn mang thai cuối và nuôi con 35 4.5. Cơ cấu đàn lợn của một số trang trại khu vực Viêng Chăn 36 4.6. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire 37 4.7. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire 39 4.8. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire ở lứa 1 48 4.9. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire ở lứa 2 49 4.10. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire ở lứa 3 50 4.11. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire ở lứa 4 51 4.12. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire ở lứa 5 52 4.13. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire ở lứa 6 53 4.14. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire ở lứa 7 54 4.15. Năng suất sinh sản theo mùa khô của lợn nái Landrace và Yorkshire 60 vi 4.16. Năng suất sinh sản theo mùa mưa của lợn nái Landrace và Yorkshire 61 4.17. Năng suất sinh sản theo năm 2004 của lợn nái Landrace và Yorkshire 64 4.18. Năng suất sinh sản theo năm 2005 của lợn nái Landrace và Yorkshire 65 4.19. Năng suất sinh sản theo năm 2006 của lợn nái Landrace và Yorkshire 66 4.20. Năng suất sinh sản theo năm 2007 của lợn nái Landrace và Yorkshire 67 4.22. Tính toán tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 1kg lợn con cai sữa 4.23 4.24 72 Sinh trưởng của lợn thịt lai giữa nái Landrace và Yorkshire với đực Duroc 75 Tiêu tốn và chi phí thức ăn (theo dõi nuôi 15 lợn thịt) 79 4.25. Diễn giải các khoản chi cho 1 lợn thịt (đơn vị tính kip) 81 4.26. Chênh lệch thu chi và lợi nhuận thu được từ nuôi 1 lợn thịt 82 vii DANH MUC BIỂU ĐỒ STT 4.1. Tên biểu đồ Trang Số con đẻ ra/ổ; số con đẻ ra sống/ổ và số con cai sữa/ổ của 2 giống Yorkshire và Landrace 4.2 Số con đẻ ra sống/ổ của lợn Landrace và Yorkshire qua các lứa đẻ 4.3. 55 Khối lượng cai sữa/con của hai giống Landrace và Yorkshire qua các lứa đẻ 4.4. 56 Số con đẻ ra/ổ và số con đẻ ra sống/ổ của lợn nái Landrace theo mùa 4.5. 59 Số con đẻ ra/ổ và số con đẻ ra sống/ổ của lợn nái Yorkshire theo mùa 4.5. 59 Khối lượng cai sữa/con của lợn nái Landrace và Yorkshire theo mùa 4.6. 46 62 Số con đẻ ra sống/ổ của hai giống Landrace và Yorkshire qua các năm 69 4.7. Khối lượng tăng của lợn lai (D × L) và (D × Y) nuôi thịt 76 4.8. Lợi nhuận trong chăn nuôi lợn thịt 82 viii 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào), chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống, gắn liền với lịch sử phát triển của nền nông nghiệp. Nhưng trước đây, chăn nuôi lợn chỉ theo phương thức tự cung tự cấp, tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp, tận dụng thức ăn thừa trong gia đình. Các giống lợn được nuôi chủ yếu là giống địa phương như: lợn Mẹo, lợn Kadon,… mặc dù thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, chịu kham khổ, sức đề kháng bệnh tật tốt, nhưng tốc độ sinh trưởng chậm, nạc ít, mỡ nhiều. Những năm gần đây, đàn lợn ở CHDCND Lào có xu hướng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi (2004)[8], tổng đàn lợn của cả nước tăng từ 1,33 triệu con năm 2000 lên 1,73 triệu con năm 2004, tăng đàn bình quân đạt 6,8%/ năm. Tuy nhiên, việc sản xuất con giống vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người chăn nuôi. Theo ước tính, trung bình hàng năm nhu cầu sản xuất cần 350 nghìn con lợn giống nuôi thịt, trong khi đó các cơ sở sản xuất giống mới chỉ đáp ứng được 200 nghìn con. Vì vậy, trong báo cáo tổng kết của ngành chăn nuôi năm 2004, Đảng và Chính phủ đã quan tâm, khuyến khích đầu tư, hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi tập trung trang trại với quy mô lớn nhằm giải quyết nhu cầu về số lượng và chất lượng con giống. Xuất phát từ nhu cầu thịt lợn của thị trường trong nước, đặc biệt là khu vực đô thị, các trung tâm du lịch, đang đòi hỏi một số lượng lớn thịt lợn nhiều nạc. Chính vì vậy, Đảng và Chính phủ đã chủ trương nhập một số giống lợn ngoại có tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ nạc cao như: Landrace, Yorkshire, Duroc…nhằm mục đích nâng cao khối lượng xuất chuồng và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ. 1 Trong bối cảnh đó, Trung tâm giống lợn Nong Teng (Viêng Chăn) đã nhập một số giống lợn ngoại như: Landrace, Yorkshire, Duroc nuôi thành đàn giống bố mẹ. Con lai thương phẩm được tạo ra giữa đực Duroc với các dòng mẹ Landrace và Yorkshire đã đưa vào sản xuất chăn nuôi. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào nhằm đánh giá khả năng sinh sản và nuôi thịt của các tổ hợp lai nói trên trong điều kiện chăn nuôi ở Trung tâm giống lợn Nong Teng (Viêng Chăn) và các trang trại trong khu vực Viêng Chăn. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng giữa lợn nái Landrace, Yorkshire với đực Duroc tại Trung tâm Giống lợn Nong Teng và một số trang trại trong khu vực Viêng Chăn”. Mục đích của đề tài: - Đánh giá khả năng sinh sản của đàn lơn nái Landrace và Yorkshire phối giống với đực Duroc tại Trung tâm giống lợn Nong Teng (Viêng Chăn); - Đánh giá khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa lợn đực Duroc với nái Landrace và Yorkshire tại một số trang trại trong khu vực Viêng Chăn. 2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Sức sinh sản của lợn nái 2.1.1. Cơ sở sinh lý của sự sinh sản của lợn nái Sinh sản là một quá trình mà ở đó con đực và con cái thành thục về tính dục, con đực sản sinh ra tinh trùng và con cái sản sinh ra trứng. Tinh trùng và trứng được thụ tinh với nhau ở 1/3 phía trên của ống dẫn trứng hình thành hợp tử, sau đó di chuyển và phát triển thành phôi thai trong tử cung con cái. Hoạt động sinh dục ở lợn cái được tính từ khi nó bắt đầu thành thục về tính. Lúc đó, các bộ phận của cơ quan sinh dục như: buồng trứng, âm đạo, tử cung, tuyến sữa phát triển hoàn chỉnh để đảm bảo chức năng sinh sản của nó. Đối với lợn nái ngoại thường thành thục tính dục vào 6 – 8 tháng tuổi. Thời gian này phụ thuộc vào phẩm giống, điều kiện nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, mùa vụ và sự điều hoà của thần kinh thể dịch. Khi lợn cái thành thục về tính, cơ quan sinh dục con cái có những biến đổi khác nhau và hiện tượng rụng trứng xuất hiện, lặp đi lặp lại theo khoảng thời gian nhất định. Hiện tượng này chính là chu kỳ tính hay chu kỳ động dục. Ở mỗi loài, mỗi giống khác nhau thì chu kỳ động dục cũng khác nhau. Chu kỳ động dục của lợn nái ngoại trung bình là 21 ngày, dao động từ 16 - 25 ngày. Chu kỳ động dục ở lợn cái được điều khiển bởi hệ thống thần kinh trung ương và hormon của vùng dưới đồi (hypothalamus), tuyến yên và buồng trứng theo cơ chế điều hoà ngược (Schmitten và cộng sự, 1989)[40]. Điều này được thể hiện tóm tắt qua sơ đồ: 3 Ngoại cảnh Hypothalamus Ngoại cảnh Thuỳ trước tuyến yên FSH LH Buồng trứng TB hạt Thể vàng Oestrogen Progesterol Sừng tử cung Prostaglandin Dưới tác dụng kích thích của feromon vào vỏ đại não, vùng dưới đồi thì hypothalamus sẽ tiết ra hormon. Hormon này sẽ kích thích thuỳ trước tuyến yên sản sinh ra GRH (Gonadotropin Releasing Hormon) gồm 2 loại: FSH (Folicule Stimulating Hormon): Hormon này có tác dụng kích thích bao noãn làm cho bao noãn phát triển và tiết ra oestrogen. LH (Luteinising Hormon): hormon này thúc đẩy bao noãn chín và rụng. Khi bao noãn chín, nó sẽ tiết ra hormon oestrogen làm cho lượng oestrogen trong máu tăng lên từ 64 µg% tới 112 µg% gây kích thích toàn thân và biểu hiện động dục. Đồng thời, cơ quan sinh dục cũng biến đổi theo: tử cung hé mở, âm đạo xung huyết màu đỏ, dịch nhờn tiết ra đặc và keo dính. 4 Sừng tử cung và ống dẫn trứng tăng sinh tạo điều kiện cho sự làm tổ của hợp tử sau này. Bên cạnh đó, oestrogen còn kích thích tuyến yên ngừng tiết FSH, tăng tiết LH và prolactin, các hormon này tác động lên quá trình trứng chín và rụng. Tuỳ theo giống lợn mà thời gian trứng rụng kéo dài hay ngắn: trung bình 6 - 8 giờ, ở lợn nái hậu bị thì có thể lên tới 10 giờ. Ở lợn trưởng thành, số trứng rụng trong một chu kỳ động dục từ 15 - 25 trứng. Tuy nhiên, trứng rụng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào giống, tuổi, nồng độ GRH có trong máu và chế độ dinh dưỡng. Khi trứng rụng được thụ tinh tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ được làm tổ ở sừng tử cung và phát triển thành bào thai. Đồng thời, khi trứng được thụ tinh sẽ hình thành thể vàng, nó sản sinh ra progesterol (tác dụng lên tuyến yên làm ngừng tiết FSH) và tồn tại trong suốt quá trình con vật mang thai. Lợn mẹ có thể động dục trở lại khoảng 5 - 12 ngày sau khi cai sữa. Do vậy, để nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái cần thiết phải cai sữa sớm cho lợn con và phát hiện động dục kịp thời. 2.1.2. Năng suất sinh sản của lợn nái và các yếu tố ảnh hưởng 2.1.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái * Tuổi phối giống lần đầu: Thông thường ở lần động dục đầu tiên người ta chưa tiến hành phối giống cho lợn cái vì ở thời điểm này, lợn chưa thành thục về thể vóc, số lượng trứng rụng còn ít. Người ta thường tiến hành phối giống cho lợn cái vào chu kỳ thứ 2 hoặc thứ 3. Do đó, tuổi phối giống lần đầu thường bằng tuổi động lần đầu cộng với 1 – 2 chu kỳ động dục. * Tuổi đẻ lứa đầu: Sau khi phối giống, lợn chửa khoảng 114 ngày. Tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái là tuổi lợn mẹ đẻ lứa đầu tiên, được tính bằng tuổi phối giống lần đầu cộng thêm số ngày mang thai. 5 * Số lợn con đẻ ra trong một lứa: Là tổng số con đẻ ra trong một lứa, bao gồm cả con còn sống và con chết. * Số con đẻ ra sống: Đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Nó phụ thuộc vào khả năng đẻ nhiều hay ít của giống, trình độ kỹ thuật của dẫn tinh viên và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái chửa. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra, những lợn không đạt khối lượng sơ sinh (quá bé), không phát dục hoàn toàn, dị dạng, …thì sẽ bị loại thải. Ngoài ra, do lợn con mới sinh chưa nhanh nhẹn dễ bị lợn mẹ đè chết. Tỷ lệ sống khi sơ sinh được tính theo công thức: Số lợn con đẻ ra còn sống (con) Tỷ lệ sống khi sơ sinh (%) = × 100 Số lợn con đẻ ra (con) * Khối lượng sơ sinh toàn ổ: Là khối lượng của tất cả lợn con sinh ra còn sống. Chúng được cân ngay sau khi đẻ ra, đã được lau khô, cắt rốn và trước khi cho bú lần đầu tiên. Khối lượng sơ sinh toàn ổ là một chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, đặc điểm giống, kỹ thuật chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho lợn nái chửa. Do đó, thành tích này phụ thuộc cả vào khả năng của lợn nái và tác động nuôi dưỡng của con người. Khối lượng sơ sinh của các giống lợn khác nhau thì khác nhau. Nhìn chung, lợn con có khối lượng sơ sinh càng cao, khả năng sinh trưởng càng nhanh, khối lượng cai sữa sẽ cao và khối lượng xuất chuồng sẽ lớn. Cho nên, khi lợn nái có chửa cần được chăm sóc nuôi dưỡng tốt để đàn con có khối lượng sơ sinh cao. 6 * Số lợn con cai sữa/lứa: Đây là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng, quyết định năng suất trong chăn nuôi lợn nái. Nó phụ thuộc vào kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa, khả năng nuôi con của lợn mẹ và khả năng hạn chế các yếu tố gây bệnh cho lợn con. Số lợn con cai sữa/lứa là số lợn con được nuôi sống cho đến khi cai sữa. Thời gian cai sữa dài hay ngắn phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật chế biến thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi. Hiện nay có một số cơ sở chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, người ta đã tiến hành cai sữa cho lợn con lúc 21 ngày hoặc 28 ngày tuổi. Nếu chúng ta tiến hành cai sữa sớm cho lợn con sẽ góp phần tăng số lứa đẻ trong năm của lợn nái và hạn chế một số bệnh hay lây từ lợn mẹ sang lợn con. Số con sống đến cai sữa (con) Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) = × 100% Số con để lại nuôi (con) Trong một số trường hợp, số lợn con sơ sinh nhiều nhưng người chăn nuôi chỉ giữ lại một số lợn con nhất định để nuôi nhằm mục đích đảm bảo cho sự phát triển bình thường của lợn con. * Khối lượng lợn con cai sữa: Ngoài chỉ tiêu số con cai sữa/lứa, khối lượng toàn ổ và khối lượng bình quân lợn con lúc cai sữa cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá đầy đủ năng suất chăn nuôi lợn nái. Khối lượng lợn con cai sữa phụ thuộc rất lớn vào khối lượng sơ sinh và là cơ sở cho nâng cao khối lượng xuất chuồng sau này. Tổng số khối lượng lợn con cai sữa (kg) KLBQ lợn con cai sữa (kg) = Tổng số lợn con cai sữa (con) 7 * Số lợn con cai sữa/nái/năm: Đây là chỉ tiêu tổng quát nhất để đánh giá năng suất chăn nuôi lợn nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào thời gian cai sữa của lợn con và số lượng lợn con cai sữa trong mỗi lứa đẻ. Nếu cai sữa sớm sẽ tăng số lứa đẻ/nái/năm và tăng số con cai sữa trong mỗi lứa thì số lượng lợn con cai sữa/nái/năm sẽ cao. Tổng số lợn con cai sữa trong năm Số lợn con cai sữa/ nái/năm = Tổng số lợn nái sinh sản trong năm * Thời gian cai sữa: Trước đây ở CHDCND Lào cũng như một số nước trên thế giới thường cai sữa lợn con ở 8 tuần tuổi, nhưng ngày nay do những tiến bộ kỹ thuật về thức ăn, chuồng trại, nuôi dưỡng lợn con theo mẹ nên đã rút ngắn được thời gian bú sữa. Kỹ thuật cai sữa sớm cho lợn con cần phải đảm bảo sao cho lợn con vẫn phát triển bình thường 7 ngày đầu sau khi tách mẹ. Nếu lợn con bị ngừng sinh trưởng trong 7 ngày này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến giai đoạn sinh trưởng trong thời kỳ nuôi hậu bị hoặc nuôi thịt. * Số lứa đẻ/nái/năm: Số lứa đẻ/nái/năm ảnh hưởng rất lớn đến số lợn con /nái/năm. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó được coi như một hệ thống đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái. Số lứa đẻ/nái/năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để hoàn thành một chu kỳ sinh sản bao gồm: thời gian lợn nái mang thai, thời gian nuôi con, thời gian động dục trở lại (đối với nái cơ bản) hoặc tuổi phối giống lần đầu với nái hậu bị và tỷ lệ thụ thai. Trong các yếu tố đó thì thời gian mang thai có tính ổn định, còn các yếu tố khác đều biến động khá lớn. Số lứa đẻ/nái/năm là số lứa đẻ của đàn nái trong vòng một năm trên số lượng lợn nái bình quân của đàn. Tổng số lứa đẻ cả năm của đàn nái Số lứa đẻ/nái/năm = Số lượng lợn nái bình quân cả năm của đàn 8 * Thời gian phối giống sau cai sữa: Là số ngày bình quân tính từ khi lợn nái cai sữa con cho đến khi phối giống có chửa. Thời gian này phụ thuộc vào giống lợn, thể trạng, điều kiện dinh dưỡng và thời gian cai sữa cho lợn con. Qua theo dõi người ta thấy rằng nếu cai sữa sớm cho lợn con có thể phối giống sau 8 – 12 ngày, thậm chí chỉ sau 5 - 7 ngày. * Khoảng cách giữa hai lứa đẻ: Là khoảng thời gian lợn đẻ lứa trước đến khi lợn đẻ lứa tiếp theo, hay có thể tính bằng tổng số ngày cai sữa, thời gian không sản xuất với thời gian mang thai lứa tiếp theo. Chỉ tiêu này liên quan đến số lứa đẻ bình quân trên một năm của nái. Trên thực tế, năng suất sinh sản hàng năm của lợn nái phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu sau: số con cai sữa/lứa và số lứa đẻ trong năm. Hai yếu tố này lại do nhiều yếu tố khác cấu thành, do đó chúng ta có thể tóm tắt theo sơ đồ sau (Lê Xuân Cương, 1986)[5]. Số nái hậu bị Số lợn con/ năm của 1 nái sản xuất Số nái loại thải Khoảng cách 2 lứa đẻ Thời gian chửa Tỷ lệ đẻ Tỷ lệ thụ thai Khoảng cách từ cai sữa đến thụ thai Khoảng cách từ cai sữa đến động dục Số con cai sữa 1 lứa Thời gian nuôi con Số nái không thụ thai Số con đẻ ra còn sống Tỷ lệ rụng trứng Tỷ lệ thụ tinh Số con chết trước cai sữa Số phôi bị chết Sơ đồ 1: Các yếu tố cấu thành năng suất sinh sản của lợn nái 9 Số thai bị chết 2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sinh sản của lợn nái Năng suất sinh sản của lợn nái có mối quan hệ chặt chẽ với hai yếu tố, đó là di truyền và ngoại cảnh. Yếu tố di truyền bao gồm đặc tính của con giống, giống khác nhau có tuổi thành thục về tính, sức sinh sản cũng khác nhau. Yếu tố ngoại cảnh bao gồm: dinh dưỡng, mùa vụ, phương thức và thời điểm phối giống, đực giống, điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng, các yếu tố chuồng trại, bệnh tật,… Đồng thời, năng suất sinh sản của lợn nái phụ thuộc vào nhiều chỉ tiêu khác như: số con cai sữa/lứa, khoảng cách lứa đẻ, số lợn con đẻ ra còn sống/lứa, thời gian phối giống sau cai sữa, tỷ lệ thụ thai, số trứng rụng... Những chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp khoảng 0,02 - 0,30: tỷ lệ rụng trứng h2 = 0,30 và thời gian phối giống sau cai sữa h2 = 0,02 (Schmitten, 1989)[40]. Do vậy, nó chịu ảnh hưởng nhiều của các điều kiện ngoại cảnh. * Giống Giống là yếu tố quyết định đến sức sinh sản của lợn nái, giống và đặc tính của nó gắn liền với năng suất sinh sản. Các giống lợn khác nhau cho năng suất sinh sản khác nhau. Một số giống lợn có khả năng sinh sản rất tốt như lợn Móng Cái, Yorkshire, Landrace và một số dòng được tạo ra trong hệ thống giống lợn hình tháp như dòng lợn lai L95 được tạo ra từ kết quả của các giống lợn Yorkshire và lợn Meishan của Trung Quốc, hoặc lợn C22, CA,…được nuôi tại trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp - Ninh Bình thuộc Viện Chăn nuôi. Những giống và dòng lợn này có chung đặc tính là khả năng sinh sản cao, đẻ nhiều con/lứa (từ 10 con trở lên), nuôi con khéo. Những giống lợn này thường được chọn là “dòng mẹ” trong các công thức lai làm tăng nhanh số lượng nái 10 phục vụ cho chăn nuôi lợn thịt thương phẩm đem lại nhiều sản phẩm cho con người. * Tuổi và khối lượng phối giống lần đầu Tuổi sinh sản của lợn nái ổn định từ năm tuổi thứ 2 cho đến năm tuổi thứ 4, sang năm tuổi thứ 5 lợn có thể còn đẻ tốt nhưng con đẻ ra còi cọc, chậm lớn. Do vậy, tuổi phối giống lần đầu ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Để có thể giao phối lứa đầu, lợn nái hậu bị phải thành thục cả về tính dục và thể vóc. Tuổi thành thục về tính dục phụ thuộc vào đặc điểm của giống và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý của cơ sở chăn nuôi. Các giống lợn ngoại như Yorkshire, Landrace có tuổi thành thục về tính vào 6 - 8 tháng tuổi. Lợn nái hậu bị nếu nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu dài hơn nuôi chăn thả, vì lợn nuôi có thời gian chăn thả sẽ tăng cường trao đổi chất và có dịp tiếp xúc với lợn đực nên có tuổi động dục lần đầu sớm hơn. Đối với lợn ngoại được 5 - 6 tháng tuổi nên cho tiếp xúc với lợn đực mỗi ngày khoảng 15 phút để thúc đẩy sự dậy thì, lợn nái hậu bị sẽ động dục sớm. * Lứa đẻ Lợn nái hậu bị ở lứa đẻ thứ nhất thường có số con đẻ ra/lứa thấp. Sau đó, từ lứa thứ 2 trở đi số con/lứa sẽ tăng dần lên cho đến lứa thứ 6, thứ 7 thì bắt đầu giảm dần. Trong sản xuất, người ta thường chú ý giữ vững số con/lứa ở các lứa thứ 6 trở đi bằng kỹ thuật nuôi dưỡng, quản lý, chăm sóc sao cho đàn lợn mẹ không tăng cân quá và cũng không gầy sút quá. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc giữ vững năng suất sinh sản bằng cách kéo dài thành tích sinh sản của các lứa đẻ từ lứa thứ 6 cho đến thứ 10 sẽ có lợi nhiều hơn là loại thải chúng để thay thế bằng đàn nái hậu bị. Nếu tăng 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng