Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn xây dựng kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần giáo dục bầu trời xanh...

Tài liệu Luận văn xây dựng kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần giáo dục bầu trời xanh​

.PDF
116
51
136

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ DIỆU THÚY XÂY DỰNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC BẦU TRỜI XANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ DIỆU THÚY XÂY DỰNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC BẦU TRỜI XANH Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN ANH HOA Tp. Hồ Chí Minh - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Xây dựng kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần giáo dục Bầu Trời Xanh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự góp ý của Giảng viên Hướng dẫn khoa học TS. Trần Anh Hoa. Số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực. Những kết quả của Luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận văn Ngô Thị Diệu Thúy MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục Lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài...................................................................................... 1 2. Tổng quan các nghiên cứu trước ..................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 5 4. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 6 6. Ý nghĩa thực tiễn thực hiện đề tài ................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ............. 8 1.1 Tổng quan về hệ thống kế toán trách nhiệm .......................................... 8 1.1.1 Các quan niệm về kế toán trách nhiệm ........................................ 8 1.1.2 Khái niệm kế toán trách nhiệm .................................................. 10 1.2 Vai trò, chức năng đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm .. 11 1.2.1 Vai trò ......................................................................................... 11 1.2.2 Chức năng kế toán trách nhiệm .................................................. 12 1.2.3 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm...................... 12 1.3 Các bộ phận cấu thành kế toán trách nhiệm......................................... 14 1.3.1 Sự phân cấp quản lý ................................................................... 14 1.3.2 Trung tâm trách nhiệm ............................................................... 15 1.3.2.1 Trung tâm chi phí ........................................................... 15 1.3.2.2 Trung tâm doanh thu ....................................................... 17 1.3.2.3 Trung tâm lợi nhuận ....................................................... 17 1.3.2.4 Trung tâm đầu tư ............................................................ 18 1.3.3 Xác định các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm quản trị bộ phận ... 19 1.3.3.1 Đánh giá thành quả quản trị và đo lường kết quả hoạt động của trung tâm chi phí .................................................................. 19 1.3.3.2 Đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường kết quả hoạt động của trung tâm doanh thu ..................................................... 21 1.3.3.3 Đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường kết quả hoạt động của trung tâm lợi nhuận ..................................................... 21 1.3.3.4 Đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường kết quả hoạt động của trung tâm đầu tư .......................................................... 22 1.3.4 Báo cáo kế toán trách nhiệm ...................................................... 25 1.3.4.1 Mục tiêu, đặc điểm và yêu cầu của báo cáo kế toán trách nhiệm........................................................................................... 26 1.3.4.2 Các loại báo cáo trách nhiệm ......................................... 28 1.3.4.3 Nội dung của hệ thống báo cáo trách nhiệm................... 30 1.4 Đặc điểm của ngành giáo dục chi phối đến công tác xây dựng kế toán trách nhiệm ............................................................................................................. 34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................ 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC BẦU TRỜI XANH .................................................................................................... 37 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty tình hình hoạt động tổ chức ............. 37 2.1.1 Tổng quan về Công Ty ................................................................ 37 2.1.2 Quá trình hình thành và Phát triển .............................................. 37 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty .................................. 41 2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán công ty ................................. 46 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tài chính ................................... 46 2.1.4.2 Nội dung tổ chức công tác kế toán.................................. 47 2.1.4.3 Đặc điểm phần mềm Misa .............................................. 48 2.2 Thực trạng việc tổ chức công tác đánh giá thành hoạt động tại Công Ty Cổ Phần Giáo Dục Bầu Trời Xanh............................................................. 48 2.2.1 Nhận thức của nhà quản lý về KTTN .......................................... 54 2.2.2 Hệ thống dự toán tại công ty ....................................................... 54 2.2.2.1 Kế hoạch thu học phí và dự toán chi phí hoạt động tại trường .......................................................................................... 54 2.2.2.2 Dự toán chi phí của các phòng ban công ty .................... 60 2.2.3 Đo lường và đánh giá thành quả hoạt động của công ty ............. 62 2.2.3.1 Đo lường thành quả hoạt động các trường...................... 62 2.2.3.2 Đánh giá thành quả hoạt động kinh doanh và quản lý của công ty ......................................................................................... 68 2.3 Đánh giá thực trạng việc tổ chức công tác đánh giá thanh quả hoạt động tại Công ty Cổ phần giáo dục Bầu Trời Xanh ............................................ 68 2.3.1 Đánh giá về phân cấp quản lý ...................................................... 68 2.3.2 Đánh giá về hệ thống dự toán ...................................................... 69 2.3.3 Đánh giá về công tác đo lường đánh giá thành quả hoạt động của công ty .................................................................................................. 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 70 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC BẦU TRỜI XANH ....... 71 3.1 Các quan điểm định hướng xây dựng kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần giáo dục Bầu Trời Xanh .................................................................... 71 3.1.1 Phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý của công ty ..................... 71 3.1.2 Phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý ..................................... 71 3.1.3 Tính thống nhất giữa BCTN với báo cáo chung công ty............. 72 3.1.4 Phù hợp và hài hòa giữa chi phí lợi nhuận .................................. 72 3.2 Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty ............................ 73 3.2.1 Phân cấp quản lý và xác định các trung tâm trách nhiệm ........... 73 3.2.1.1 Trung tâm chi phí ............................................................ 75 3.2.1.2 Trung tâm doanh thu ....................................................... 76 3.2.1.3 Trung tâm lợi nhuận ........................................................ 77 3.2.1.4 Trung tâm đầu tư ............................................................. 78 3.2.2 Xác định các chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt động kinh doanh và thành quả quản lý cho từng trung tâm trách nhiệm cụ thể ................... 79 3.2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá trung tâm chi phí ................................. 79 3.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu ............................ 80 3.2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá trung tâm lợi nhuận ............................ 80 3.2.2.4 Chỉ tiêu đánh giá trung tâm đầu tư.................................. 80 3.2.3 Xây dựng hệ thống báo cáo trách nhiệm tương ứng với từng trung tâm trách nhiệm ................................................................................... 82 3.2.3.1 Hệ thống báo cáo trung tâm chi phí ................................ 82 3.2.3.2 Hệ thống báo cáo trung tâm doanh thu ........................... 89 3.2.3.3 Hệ thống báo cáo trung tâm lợi nhuận ............................ 92 3.2.3.4 Hệ thống báo cáo trung tâm đầu tư ................................. 95 3.3 Các giải hỗ trợ xây dựng kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần giáo dục bầu trời xanh ........................................................................................ 96 3.3.1 Hoàn thiện quá trình lập dự toán ................................................. 96 3.3.2 Thu thập thông tin kế toán gắn với trung tâm trách nhiệm ......... 97 3.3.3 Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên...................................................... 99 3.3.4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phân tích và xử lý kịp thời các thông tin .......................................................................................... 99 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 100 KẾT LUẬN .................................................................................................... 101 Danh mục tài liệu tham khảo I.Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt II. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh Phụ lục 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BE: Blue Sky Belleza BCTN: Báo cáo trách nhiệm DN: Doanh nghiệp EVA: Economic value added (Giá trị kinh tế tăng thêm) HARV: Blue Sky HARV HĐKD: Hoạt động kinh doanh HP: Blue Sky Hưng Phát KH: Kế hoạch KTTN: Kế toán trách nhiệm KTTC: Kế toán tài chính LE: Blue Sky Lexington MTV: Một thành viên RI: Residual Income (LN còn lại) ROI: Return on Investment (Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư) SU: Blue Sky Sunview TTTN: trung tâm trách nhiệm TNHH: Trách Nhiệm Hữu Hạn TH: Thực hiện DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Đánh giá trách nhiệm trung tâm chi phí ................................................... 20 Bảng 1.2 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí định mức .............................. 31 Bảng 1.3 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu ......................................... 32 Bảng 1.4 Báo cáo trách nhiệm trung tâm lợi nhuận ................................................. 33 Bảng 1.5 Trách nhiệm báo cáo của các trung tâm đầu tư ........................................ 33 Bảng 2.1 Tổng hợp báo cáo tài chính năm 2014, 2015 và 2016 .............................. 40 Bảng 2.2 Danh sách khảo sát ................................................................................... 49 Bảng 2.3 Tổng hợp kết quả khảo sát việc tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công Ty Cổ Phần Giáo Dục Bầu Trời Xanh ................................................................................ 53 Bảng 2.4 Bảng học phí dự toán trường .................................................................... 58 Bảng 2.5 Đề xuất chi phí hoạt động trường ............................................................. 59 Bảng 2.6 Kế hoạch dự trù kinh phí hoạt động Phòng học vụ .................................. 60 Bảng 2.7 Kế hoạch dự trù kinh phí hoạt động phòng nhân sự ................................. 61 Bảng 2.8 Kế hoạch dự trù kinh phí hoạt động phòng dự án .................................... 62 Bảng 2.9 Báo cáo hoạt động trường ......................................................................... 63 Bảng 2.10 Báo cáo hoạt động toàn công ty.............................................................. 65 Bảng 2.11 Báo cáo so sánh hoạt động thực tế giữa các trường ............................... 67 Bảng 3.1 Bảng chỉ tiêu đánh giá đối với từng trung tâm trách nhiệm ..................... 82 Bảng 3.2 Bảng chi tiết chi phí theo khoản mục ....................................................... 85 Bảng 3.3 Báo cáo thực hiện kế hoạch chi phí các phòng ban công ty ..................... 86 Bảng 3.4 Báo cáo thực hiện kế hoạch chi phí các trường ........................................ 88 Bảng 3.5 Báo cáo thực hiện kế hoạch chi phí toàn công ty ..................................... 89 Bảng 3.6 Báo cáo thực hiện kế hoạch doanh thu ..................................................... 91 Bảng 3.7 Báo cáo phân tích quan hệ chi phí doanh thu ........................................... 92 Bảng 3.8 Báo cáo kế hoạch thực hiện lợi nhuận tại các trường ............................... 93 Bảng 3.9 Báo cáo thực hiện kế hoạch lợi nhuận toàn công ty ................................. 94 Bảng 3.10 Báo cáo trách nhiệm trung tâm đầu tư .................................................... 95 Bảng 3.11 Bảng mã hóa tài khoản kế toán ............................................................... 98 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức công ty ............................................................................ 42 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức các trường ......................................................................... 44 Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức kế toán............................................................................. 46 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ trung tâm trách nhiệm ................................................................... 74 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ trung tâm chi phí ............................................................................ 76 Sơ đồ 3.3 Sơ đồ trung tâm doanh thu ....................................................................... 77 Sơ đồ 3.4 Sơ đồ trung tâm lợi nhuận ....................................................................... 78 Sơ đồ 3.5 Sơ đồ trung tâm đầu tư............................................................................. 79 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp trong nền kinh tế luôn phải đối phó với những cạnh tranh ngày càng gay gắt. Làm sao để tồn tại và phát triển luôn là câu hỏi mà các nhà quản trị đặt ra. Ngoài việc đổi mới mẫu mã sản phẩm, công nghệ sản xuất, phát triển thị trường thì các doanh nghiệp cũng phải đổi mới trong cách tổ chức quản lý doanh nghiệp. Sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin làm cho những yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, dẫn đến vòng đời sản phẩm cũng bị rút ngắn lại, vì thế các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới toàn diện để đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng. Để có được những quyết định đúng đắn thì nhu cầu thông tin đóng vai trò rất quan trọng. Trong môi trường kinh tế phát triển và nhiều biến động như vậy thì công tác kế toán mà đặc biệt là kế toán quản trị đóng một vài trò hết sức to lớn vì đây là một trong những công cụ cung cấp thông tin hữu hiệu cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định. Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị, đóng vai trò như là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi của từng bộ phận cho nhà quản trị, nhằm đưa ra các tiêu chí đánh giá kết quả công việc của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong tổ chức, đây là công cụ quản lý kinh tế tài chính có vai trò quan trọng trong điều hành, kiểm soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua các báo cáo của nhà quản trị sẽ thấy được những hạn chế còn tồn đọng trong hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp, đồng thời cũng cho thấy những tác động của các quyết định ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào, từ đó sẽ đưa ra được quyết định phù hợp nhất với tình hình của doanh nghiệp. Được thành lập từ cuối năm 2013, Công Ty Cổ Phần Giáo Dục Bầu Trời Xanh là một công ty chuyên về giáo dục mầm non với quy mô vừa và nhỏ, qua bốn năm hoạt động công ty ngày càng phát triển nhanh chóng, cơ cấu công ty không ngừng được thay đổi để phù hợp với quy mô cũng như định hướng phát triển, các cấp quản lý, các bộ phận đã được tổ chức hoạt động.Tuy nhiên, công tác quản lý chưa hữu hiệu dẫn đến các hệ thống thông tin trong công ty còn nhiều hạn chế, việc kiểm soát cung 2 cấp thông tin chưa thật sự hiệu quả. Phân quyền chưa rõ ràng dẫn đến tránh né trách nhiệm, vì vậy đặt ra yêu cầu cần có một công cụ quản trị đánh giá trách nhiệm quản trị, đánh giá trách nhiệm của mỗi cá nhân mỗi bộ phận trong tổ chức giúp các nhà quản trị làm rõ được nguyên nhân yếu kém của doanh nghiệp là do bộ phận nào, cá nhân nào. Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán trách nhiệm tác động đến tổ chức, từ hoạt động thực tế kế toán tại doanh nghiệp tác giả thực hiện đề tài “Xây dựng kế toán trách nhiệm tại công ty Cổ Phần Giáo dục Bầu Trời Xanh” làm đề tài nghiên cứu nhằm giúp doanh nghiệp có thể vận dụng kế toán trách nhiệm vào hoạt động quản lý thực tiễn, đáp ứng tốt hơn trong việc cung cấp thông tin đến nhà quản trị, cung cấp một công cụ điều hành hoạt động kinh doanh một cách tốt nhất. 2. Tổng quan các nghiên cứu trước Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về kế toán trách nhiệm, KTTN được đề cập đầu tiên năm 1950. Từ đó đến nay, vấn đề về KTTN được quan tâm nhiều hơn với những quan điểm khác nhau, bởi những tác giả khác nhau - Rehana Fowzia (2011). Use of Responsibility Accounting and Measure the satisfaction levels of service organizations in Bangladesh, International Review of Buisiness Research Papers Vol. 7. No. 5 September 2011, Pp.53-67; đây là một nghiên cứu tại Bangladesh về các loại của kế toán trách nhiệm đang được sử dụng trong ngành các ngành dịch vụ và cũng tập trung vào đánh giá mức độ hài lòng của hệ thống kế toán trách nhiệm. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng thông qua khảo sát 88 tổ chức dịch vụ từ tháng 7 đến tháng 9/2010, trong đó có 25 ngân hàng, 15 công ty cho vay, 20 tổ chức phi chính phủ, 20 công ty bảo hiểm và 8 công ty khác (khách sạn, bệnh viện…). Kết quả cho thấy các doanh nghiệp không chỉ sử dụng một loại mà sử dụng nhiều loại mô hình kế toán trách nhiệm. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự hài lòng của hệ thống kế toán trách nhiệm tổng thể bị ảnh hưởng bởi sự hài lòng của phân công trách nhiệm, kỹ thuật đo lường hiệu suất và hệ thống khen thưởng. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là chỉ tập trung vào những mô hình KTTN và loại hệ thống KTTN đã được xem xét, một hướng nghiên cứu mới có thể mở ra là xem 3 xét đến các hoạt động của người quản lý và bằng cấp của họ có thể sẽ cho ra những kết luận khác, và nghiên cứu này chỉ tập trung ở Bangladesh nên tính đại diện không cao - Công trình “Examining the Role of responsibility accounting in organization structure” của tác giả Mojgan được công bố năm 2012 trên tạp chí “American Academic & Scholarly Research”. Tác giả cho rằng trong một tổ chức khi kinh doanh phát triển nhanh thì nhu cầu ủy quyền sẽ phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Nếu quyền quản lý hoạt động chuyển từ nhà quản lý cấp cao xuống cho nhà quản lý cấp trrung, thì nhà quản lý cấp cao sẽ có nhiều thời gian tập trung vào kế hoạch chiến lược của công ty. Theo tác giả thì hệ thống báo cáo trách nhiệm tập hợp chi phí theo từng cấp độ trách nhiệm, có ba loại trung tâm trách nhiệm là trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu và trung tâm đầu tư. - Bài báo nghiên cứu “Does responsibility accounting in public universities matter?” của Philip Owino, John C. Munene và Joseph M. Ntayi được đăng 14/12/2016. Bài nghiên cứu thực hiện khảo sát vấn đề kế toán trách nhiệm tại các trường đại học công ở Uganda. Nghiên cứu này được thiết kế sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng, thực hiện khảo sát 256 quản lý tại năm trường đại học. Kết quả cho thấy tại các trường công có thực hiện hệ thống KTTN, chi phí và doanh thu được quản lý bởi các phòng ban tương ứng. Các trưởng bộ phận có quyền quyết với ngân sách mà họ quản lý. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng kế toán trách nhiệm tuân theo các mô hình phân cấp trong trường đại học. Như vậy, nhìn chung thì kế toán trách nhiệm trên thế giới đã được nghiên cứu ở nhiều quốc gia ở nhiều góc độ khác nhau. Trên các cơ sở nghiên cứu trên thế giới đề tài nghiên cứu kế thừa các lý luận về KTTN như là khái niệm, bản chất, vai trò của KTTN trong tổ chức, cũng như mối quan hệ giữa KTTN và sự phân cấp trong tổ chức, các công cụ sử dụng, nội dung của các trung tâm trách nhiệm. Tại Việt Nam công tác xây dựng kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng ở các doanh nghiệp còn hạn chế. Vì vậy việc xây dựng thực hiện KTTN tại các doanh nghiệp ở Việt Nam là hết sức cần thiết. 4 + Trong nước Đề tài “Tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển viễn thông miền Tây” của Đặng Quang Sang (2013) – luận văn thạc sĩ kinh tế trường đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh: đề tài được thực hiện dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, thông qua phương pháp khảo sát thực tế, thống kê, phân tích hệ thống và tổng hợp để đánh giá thực trạng quản lý tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển viễn thông miền Tây, từ đó nêu ra được những vấn đề còn bất cập từ đó làm nổi bật lên nhu cầu cần xây dựng kế toán trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời đề ra được cách thức xây dựng kế toán trách nhiệm phù hợp với cách thức tổ chức của doanh nghiệp. Đề tài “Vận dụng KTTN trong trường đại học” của Thái Anh Tuấn được đăng trên Tạp Chí Tài Chính số thứ 3 năm 2014. Nội dung nghiên cứu trình bày các quan điểm về KTTN, nêu lên tầm quan trọng và những lợi ích khi vận dụng KTTN vào các trường đại học, cũng như cách thức để vận dụng KTTN vào các trường đại học, tác giả tập trung nhấn mạnh vào trung tâm chi phí như sau: (1) Xác định các trung tâm chi phí của trường học; (2) xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm chi phí; (3) Phương pháp đánh giá trung tâm chi phí. Đề tài “Xây dựng Kế toán trách nhiệm cho các trường trung cấp, cao đẳng công lập thuộc sở giáo dục và đào tạo TP Hồ Chí Minh” của Triệu Mộng Lan (2014) – luận văn thạc sĩ kinh tế trường đại học Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh: đề tài là nghiên cứu ứng dụng, dựa trên nên tảng là để ứng dụng thực tế, phương pháp luận duy luật biển chứng tập trung nghiên cứu và xây dựng kế toán trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục như trường Trung Cấp, Cao đẳng công lập trực thuộc sở Giáo Dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh. Đề tài đã đưa ra được các nhận định nhu cầu thông tin, sự cần thiết của trung tâm trách nhiệm, nhằm đề ra các giải pháp xây dựng kế toán trách nhiệm một cách phù hợp với môi trường giáo dục Đề tài “Xây dựng Kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu” của Nguyễn Thị Hồng Ngân (2015) – luận văn thạc sĩ kinh tế trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh: đề tài tập trung trình bày về đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tổ chức công tác kế toán 5 đánh giá trách nhiệm quản lý của các bộ phận trong công ty để từ đó đề ra các giải pháp nhằm xây dựng kế toán trách nhiệm cho công ty. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các lý thuyết về kế toán trách nhiệm đã được đề cập rất nhiều, vận dụng những kiến thức trên vào mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Các nghiên cứu thường tập trung vào các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là là các tập đoàn, các công ty sản xuất, trên thế giới đã có những nghiên cứu đính tính, định lượng về các mô hình KTTN từ doanh nghiệp đến các trường đại học. Những nghiên cứu về trường tư nhân còn hạn chế, đặc biệt là ngành giáo dục mầm non vẫn chưa được nghiên cứu. Trong khi công ty ngày càng phát triển, yêu cầu về tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm là nhu cầu cấp thiết của công ty đặt ra, cần có giải pháp thực hiện ngay. Từ những vấn đề trên tác giả nhận thấy đề tài “Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm của công ty Cổ phần giáo dục Bầu Trời Xanh” càng cần phải thực hiện ngay. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài: Tìm hiểu về kế toán trách nhiệm và đánh giá thực trạng công tác đánh giá đo lường thành quả hoạt động của các bộ phận và đánh giá trách nhiệm quản lý tại Công ty Cổ Phần Giáo Dục Bầu Trời Xanh từ đó đề xuất những giải pháp phương hương nhằm xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp. Đề tài tập trung vào ba mục tiêu cụ thể như sau: - Trình bày những cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. - Khảo sát và phân tích thực trạng quản lý kinh doanh, đo lường đánh giá hiệu quả hoạt động tại Công Ty Cổ Phần Giáo Dục bầu Trời Xanh thông qua việc mô tả các đặc điểm, cơ cấu tổ chức, trách nhiệm quản lý của các bộ phận đối với mục tiêu chung của tổ chức, từ đó đưa ra được những đặc thù của doanh nghiệp hoạt động ngành giáo dục, rút ra được những ưu điểm và hạn chế của hệ thống cần khắc phục. - Đề xuất các giải pháp giúp xây dựng và hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại công ty Cổ Phần Giáo dục bầu Trời Xanh 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6  Đối tượng nghiên cứu Đề tài “Xây dựng kế toán trách nhiệm tại công ty Cổ Phần Giáo Dục Bầu Trười Xanh” tập trung vào nghiên cứu về công tác tổ chức kế toán trách nhiệm của Công ty cổ Phần Giáo Dục Bầu Trời Xanh, một công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục.  Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về kế toán quản trị, trong đó tập trung nghiên cứu về kế toán trách nhiệm. Đề tài khảo sát thực tiễn công tác đánh giá hiệu quả đo lường thành quả hoạt động và trách nhiệm quản lý tại Công Ty Cổ Phần Giáo Dục Bầu Trời Xanh. Số liệu sử dụng trong đề tài là từ năm 2014 -2017 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện nghiên cứu định tính. Thông qua các phương pháp thống kê, phương pháp logic, phương pháp phân tích, so sánh, khảo sát để đạt được các mục tiêu nghiên cứu. Nền tảng lý thuyết về kế toán trách nhiệm được hệ thống hóa bằng phương pháp thu thập, thống kê các quan điểm lý luận của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Dùng pháp pháp thu thập, phân tích khảo sát, phương pháp so sánh tổng hợp các số liệu, báo cáo thực tế tại công ty cổ phần giáo dục Bầu Trời Xanh làm căn cứ đo lường đánh giá thành quả hoạt động của công ty. 6. Ý nghĩa thực tiễn đề tài Đề tài tập trung việc đánh giá về tình hình cụ thể tại Công ty cổ phần giáo dục Bầu Trời Xanh, để từ đó đề xuất những ý kiến xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm phù hợp với đặc thù của công ty, đồng thời cung cấp các thông tin một cách đầy đủ cho nhà quản trị công ty, hướng đến việc sử dụng kế toán trung tâm trách nhiệm một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, đề tài sẽ góp phần tích cực trong việc xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm cho các doanh nghiệp khác trong cùng ngành hệ thống trường mầm non BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bố cục của đề tài bao gồm 3 chương 7 Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm Chương 2: Thực trạng việc tổ chức công tác đánh giá thành quả hoạt động tại Công Ty Cổ Phần Giáo Dục Bầu Trời Xanh Chương 3: Giải pháp xây dựng trung tâm kế toán trách nhiệm tại công ty Cổ Phần Giáo Dục Bầu Trời Xanh 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1.1 Tổng quan về hệ thống kế toán trách nhiệm 1.1.1 Các quan niệm về kế toán trách nhiệm Kế toán trách nhiệm là một phần của kế toán quản trị, sự hình thành của kế toán trách nhiệm gắn liền với sự hình thành của kế toán quản trị. Kế toán trách nhiệm được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào năm 1950 trong tác phẩm “Basic Organizational Planning to tie in with Responsibility Accounting” của Ailman, H.B.1950. Từ đó đến nay, vấn đề KTTN được quan tâm nhiều vơi những quan điểm khác nhau, bởi những tác giả khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới như Atkinson; R.D. Banker; R.S. Kaplan; S.M. Young; James R. Martin. Các quan điểm nổi bật của kế toán trách nhiệm Quan điểm 1: Kế toán trách nhiệm để kiểm soát chi phí (Thái Anh Tuấn, 2014) Từ năm 1952 John A Higgins đã nghiên cứu về KTTN là công cụ để kiểm soát chi phí và đánh giá kết quả hoạt động cho từng cá nhân, xác định trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức. Hệ thống kiểm soát này được thiết kế cho tất cả các cấp quản lý trong đơn vị. Đến năm 1997, nhóm tác giả Anthony A. Athinson, Rajiv.D. Banker, Robert S và S. Mark Young quan điểm KTTN là một bộ phận của hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các thông tin liên quan đến trách nhiệm của nhà quản lý các cấp trong tổ chức. Qua đó để cung cấp các thông tin liên quan đến chi phí, thu thập, kết quả hoạt động của từng bộ phận mà họ có trách nhiệm kiểm soát. Tính kiểm soát trong KTTN còn được hai tác giả Prof.B. Venkat Rathnam và Prof.K. Raji Reddy thể hiện qua khái niệm về KTTN: KTTN là một hệ thống kiểm soát của nhà quản lý được dựa trên những nguyên tắc về ủy quyền, phê chuẩn và xác định trách nhiệm. Sự ủy quyền được giao đến từng trung tâm trách nhiệm, nhà quản lý phải chịu trách nhiệm theo từng phân khu, các phân khu này có thể là các bộ phận, chi phí hay phòng ban… Mục đích chính của KTTN là quá trình kiểm soát của nhà quản lý đối với bộ phận mình. Theo nhóm tác giả Jerry J. Weygandt, Paul D. Kimmel. Donald E. Kieso (2008), kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị, nó liên quan đến 9 việc tích lũy, báo cáo về thu thập và chi phí, trên cơ sở nhà quản lý có quyền đưa ra những quyết định trong hoạt động hàng ngày và các vấn đề đó. Chỉ cần thông qua việc kiểm soát chi phí, nhà quản lý có thể điều hành tổ chức một cách hiệu quả. Quan điểm 2: Kế toán trách nhiệm đề cao vai trò của các trung tâm trách nhiệm (Thái Anh Tuấn, 2014) James R. Martin định nghĩa: “KTTN là hệ thống kế toán cung cấp thông tin và kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong tổ chức. Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận đều có quyền và trách nhiệm riêng biệt”. Với quan điểm này, tác giả đã dựa trên cơ sở phân chia tổ chức thành những trung tâm trách nhiệm, các bộ phận được giao quyền để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nào đó. Việc phân quyền trong tổ chức tạo nên sự phân cấp và đòi hỏi cấp trên phải theo dõi và đánh giá kết quả của cấp dưới. Nhóm tác giả Clive R. Emmanuel, David T. Otley, Kenneth A. Merchant đã có quan điểm về KTTN như sau: KTTN là việc thu thập và báo cáo những thông tin tài chính về những trung tâm khác nhau trong một tổ chức. Theo quan điểm này KTTN được xem xét chi phí, thu nhập, lợi nhuận đến những người chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu đó, KTTN phù hợp với các tổ chức mà ở đó nhà quản lý cấp cao thực hiện chuyển giao quyền ra quyết định cho các cấp dưới. Quan điểm 3: Kế toán trách nhiệm nhấn mạnh kiểm soát chi phí và đề cao vài trò của các trung tâm trách nhiệm (Thái Anh Tuấn, 2014) Ngoài tính kiểm soát của KTTN các tác giả còn đề cập đến các trung tâm trách nhiệm, sự phân cấp trong quản lý và các chỉ tiêu chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Charles T. Hongreen định nghĩa: “KTTN là hệ thống kế toán được nhìn nhận qua các trung tâm trách nhiệm khác nhau trong toàn bộ tổ chức và phản ánh các kết quả hoạt động của mỗi trung tâm này bằng các chỉ tiêu khác nhau về doanh thu và chi phí”. Một quan điểm khác nhau của nhóm tác giả David F. Hawkins, Jacob Cohen, Michele Jurgens, V.G Naryanan cho rằng KTTN không chỉ được đề cập đến các trung tâm trách nhiệm ở góc độ về chi phí, thu nhập hay tính kiểm soát mà KTTN còn được là 10 một hệ thống tạo ra những thông tin tài chính và phi tài chính về những hoạt động thực tế và lập kế hoạch của những trung tâm trách nhiệm trong một đơn vị. Trung tâm trách nhiệm là những đơn vị thuộc tổ chức mà người đứng đầu chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của đơn vị đó. Như vậy mỗi quan điểm của các nhà khoa học, KTTN được nhìn nhận khai thác ở các khía cạnh khác nhau. Song sự khác nhau không mang tính đối nghịch mà nhìn chung bổ trợ cho nhau tạo nên một cái nhìn toàn diện về KTTN (Thái Anh Tuấn, 2014) 1.1.2 Khái niệm kế toán trách nhiệm Anthony A. Atikinson, Rajive D.Banker, Robert S.Kaplan and S.mark Young (2001) chapter 12, Responsibity Accounting in Managerment Accounting; Theo nhóm tác giả thì KTTN là: Một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí, thu thập và các số liệu hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức Một hệ thống cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả mỗi nhà quản lý, chủ yếu ở khía cạnh thu thập và những khoản chi phí mà họ có quyền kiểm soát đầu tiên (quyền gây ảnh hưởng) Một hệ thống tạo ra các báo cáo chứa cả những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát đối với một cấp quản lý. Theo đó, những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát cần được phân tách rõ ràng và sự nhận diện những đối tượng cụ thể kiểm soát được là một nhiệm vụ cơ bản trong kế toán trách nhiệm và báo cáo trách nhiệm Một vài yêu cầu cơ bản cũng như cơ cấu của trung tâm trách nhiệm bao gồm 4 phần: trung tâm doanh thu, trung tâm chi phí và trung tâm lợi nhuân, và trung tâm đàu tư. Theo James R. Martin, “Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán cung cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, đơn vị trong một DN. Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng