Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở tây nguyên hiện nay th...

Tài liệu Luận văn xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở tây nguyên hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh

.PDF
197
72
83

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH HẢI XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 62 31 02 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Nguyễn Thị Kim Dung HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo qui định. Tác giả Nguyễn Minh Hải MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................ 6 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................... 6 1.2. Những vấn đề đã được nghiên cứu và những nội dung luận án tiếp tục nghiên cứu.................................................................................................... 31 Chương 2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO................................................................................................. 36 2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ..................................... 36 2.2. Một số quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo................................................................................................. 42 2.3. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo........ 73 Chương 3. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở TÂY NGUYÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA................................................................... 85 3.1. Khái quát đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng đội ngũ giảng viên và sự ra đời, phát triển các trường đại học ở Tây Nguyên..... 85 3.2. Thực trạng xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên giai đoạn 2013 - 2018 và những vấn đề đặt ra ................................ 92 Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ................ 120 4.1. Những nhân tố tác động đến việc xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên..................................................................... 120 4.2. Phương hướng, nội dung xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên giai đoạn 2019 - 2030................................................... 129 4.3. Giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên giai đoạn 2019 - 2030.................................................................... 138 KẾT LUẬN............................................................................................... 157 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................. 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 161 PHỤ LỤC.................................................................................................. 179 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQL: Cán bộ quản lý CNXH: Chủ nghĩa xã hội CMCN: Cách mạng công nghiệp DTTS: Dân tộc thiểu số GDĐH: Giáo dục đại học GD-ĐT: Giáo dục - đào tạo GS: Giáo sư GV: Giảng viên ĐNGV: Đội ngũ giảng viên ĐNNG: Đội ngũ nhà giáo PGS: Phó Giáo sư SV: Sinh viên DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Số giảng viên cơ hữu và sinh viên các trường đại học ở Tây Nguyên năm học 2017 - 2018....................................................................... 99 Bảng 3.2. Giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá công tác tuyển chọn đội ngũ giảng viên ..................................................................................... 101 Bảng 3.3. Giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá công tác qui hoạch đội ngũ giảng viên theo chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy............... 102 Bảng 3.4. Giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá công tác sử dụng đội ngũ giảng viên ........................................................................................... 104 Bảng 3.5. Giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên........................................................................... 107 Bảng 3.6: Giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên ............................................................................... 108 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà tư tưởng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về xây dựng đội ngũ nhà giáo (ĐNNG) là một trong những nội dung quan trọng thể hiện lý tưởng sâu xa của Người về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ sự cần thiết phải xây dựng nền giáo dục mới, trong đó có giáo dục đại học (GDĐH), và coi đây là một trong những điều kiện căn bản, quyết định sự độc lập, giàu mạnh của đất nước, để sánh vai với các cường quốc năm châu. Trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian, tâm huyết lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng nền giáo dục cách mạng, trong đó có việc xây dựng đội ngũ nhà giáo. Thực tế trên đất nước ta đã hình thành một đội ngũ nhà giáo tâm huyết, tài năng đáp ứng yêu cầu xây dựng nền giáo dục mới, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Những quan điểm về xây dựng ĐNNG trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh để lại vẫn có giá trị lý luận và thực tiễn quan trọng cần phải được nghiên cứu sâu hơn và quán triệt, vận dụng vào xây dựng đội ngũ giảng viên (ĐNGV) các trường đại học ở nước ta hiện nay. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ ra một trong những giải pháp quan trọng để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân 2 chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, cơ cấu là một trong những nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học hiện nay. Tuy nhiên, thời gian qua, việc xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học trong cả nước nói chung và các trường đại học ở Tây Nguyên nói riêng còn nhiều bất cập, hạn chế. Đó là sự thiếu hụt về số lượng, giảm sút về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu đội ngũ giảng viên; một số giảng viên chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Hiện nay, vùng Tây Nguyên có 4 trường đại học, đó là Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Yersin Đà Lạt và Trường Đại học Buôn Ma Thuột. Trong bối cảnh Tây Nguyên đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vai trò của các trường đại học, cụ thể là đội ngũ giảng viên càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu; tỉ lệ giảng viên có học hàm, học vị cao còn thấp; tỉ lệ giảng viên chưa đạt chuẩn cao; còn có sự mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề, dân tộc; số lượng giảng viên chưa đáp ứng qui mô đào tạo; môi trường làm việc chưa giữ chân và thu hút được giảng viên trình độ cao,... Để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, các trường đại học của vùng phải là những đầu tàu trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển giao tri thức, khoa học - công nghệ. Thực tế đặt ra cần phải có những giải pháp khả thi để xây dựng ĐNGV các trường đại học ở Tây Nguyên đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu một cách có hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo để vận dụng vào xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên giai đoạn 2019 - 2030 theo tư tưởng Hồ Chí Minh 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu đã đạt được và chỉ ra những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Phân tích, hệ thống hóa nội dung và rút ra giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo. - Phân tích làm rõ thực trạng xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên giai đoạn 2013 - 2018 theo tư tưởng Hồ Chí Minh; chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay. - Nêu lên những nhân tố tác động, phương hướng, nội dung và giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên giai đoạn 2019 - 2030 theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo và công tác xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo được thể hiện trong các tác phẩm, bài nói, bài viết và thông qua hoạt 4 động chỉ đạo thực tiễn xây dựng nền giáo dục cách mạng của Hồ Chí Minh; Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học; công tác xây dựng đội ngũ giảng viên của các trường đại học ở Tây Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh. - Về không gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu bốn trường đại học đóng trên địa bàn Tây Nguyên gồm Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Yersin Đà Lạt và Trường Đại học Buôn Ma Thuột. - Về thời gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu công tác xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên giai đoạn 2013 - 2018. Năm 2013 là thời gian bắt đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013; Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020”. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài luận án được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo, xây dựng đội ngũ nhà giáo. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận án tuân thủ phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời kết hợp với các phương pháp cơ bản sau: phân tích - tổng hợp, lịch sử - lôgíc, điều tra xã hội học, thống kê. 5 5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài - Đề tài đã nghiên cứu làm sâu sắc hơn hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là về nội dung và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo. - Đề tài đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế của công tác xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên giai đoạn 2013 - 2018 theo tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó phân tích làm rõ những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay. - Đề tài đã phân tích làm rõ những nhân tố tác động, đề xuất phương hướng, nội dung và giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên giai đoạn giai đoạn 2019 - 2030 theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Đề tài góp phần làm sâu sắc hơn hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo, đồng thời góp phần tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. - Góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước, các trường đại học ở Tây Nguyên đề ra đường lối, chính sách, kế hoạch phù hợp để xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục đại học vùng Tây Nguyên. - Kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập chuyên ngành tư tưởng Hồ Chí Minh và Hồ Chí Minh học tại các trường đại học, học viện ở nước ta hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Luận án được trình bày theo kết cấu: phần mở đầu, phần nội dung chính, phần kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương và 10 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo và sự vận dụng xây dựng đội ngũ nhà giáo ở nước ta 1.1.1.1. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục - đào tạo là một nội dung quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ năm 1990 trở lại đây, nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục đã nhận thức rõ giá trị và tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, đi sâu nghiên cứu nội dung này ở nhiều góc độ, cả về nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu vận dụng. Liên quan đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo, có thể tóm lược thành tựu nghiên cứu đạt được qua một số công trình sau: Công trình Bách Khoa thư Hồ Chí Minh, Tập 1, Hồ Chí Minh với Giáo dục - Đào tạo [89] do Phan Ngọc Liên và Nguyên An biên soạn. Đây là công trình lớn bàn về tư tưởng giáo dục - đào tạo của Hồ Chí Minh. Nội dung công trình chia làm ba phần: Phần 1 “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục”, trong đó giới thiệu một số đoạn trích trong các bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh về giáo dục, thể hiện tư tưởng của Người trên các chủ đề lớn như mục tiêu, tính chất, nội dung giáo dục, lý luận về giáo dục nói chung, về dạy học nói riêng; Phần 2 “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục”, tập hợp các bài viết, đoạn trích của các nhà nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung, quán triệt tư tưởng của Người vào thực tiễn giáo dục, đào tạo Việt Nam; Phần 3 “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong nhà trường”, làm rõ việc đưa tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo 7 dục vào nhà trường thông qua dạy học một số bộ môn, chủ yếu là văn học và lịch sử. Trong phần 2 của cuốn sách, tác giả sưu tầm một số bài nghiên cứu phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo. Trong bài Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục [71], Phạm Minh Hạc bàn đến quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của nhà giáo, nội dung xây dựng đội ngũ nhà giáo gồm phẩm chất và năng lực. Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của cô giáo, thầy giáo trong xã hội mới, nếu không có thầy giáo, cô giáo thì không có giáo dục, không có thế hệ công dân tốt để xây dựng xã hội tương lai. Xây dựng đội ngũ nhà giáo phải luôn gắn liền phẩm chất với năng lực, tuy nhiên phẩm chất chính trị, đạo đức phải được đặt lên hàng đầu, đó là lòng yêu nghề, yêu trẻ, hết lòng chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng rèn luyện đạo đức, tự đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao tay nghề. Đội ngũ nhà giáo với đầy đủ phẩm chất và năng lực chính là vấn đề then chốt, quyết định chất lượng giáo dục-đào tạo. Nguyễn Đình Cống, trong bài Suy nghĩ về chức năng của người thầy theo lời Bác Hồ [42], khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thầy giáo, nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhưng để thực hiện được vai trò vẻ vang của mình trước hết thầy phải xứng đáng là thầy, người thầy phải được lựa chọn cẩn thận, chu đáo vì không phải ai cũng làm thầy được. Theo tác giả, Hồ Chí Minh yêu cầu người thầy giáo cần có ba phẩm chất chủ yếu: tâm hồn, kiến thức và phương pháp sư phạm. Tâm hồn của người thầy được xây dựng trên cơ sở lòng yêu thương vô hạn, lòng quý mến và tôn trọng con người. Chính lòng yêu quý đó là cội nguồn của mọi tình cảm cao đẹp, là khởi thủy của đạo đức. Đối với thầy giáo, lòng yêu thương con người trước hết cần thể hiện ở lòng yêu thương học sinh và đồng nghiệp, chính nhờ lòng yêu thương ấy mà mỗi lời giảng của thầy là mỗi lời xuất phát từ đáy lòng và vì thế nói mới dễ thấm sâu vào tâm trí học sinh. Kiến thức người thầy bao gồm nhiều mặt. Trước hết là kiến thức vững vàng, sâu rộng 8 về chuyên môn, trong đó kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết, thực tế và kinh nghiệm, giữa nhận thức và thực hành. Nhưng chỉ giỏi về chuyên môn thì chưa đủ, còn cần những kiến thức rộng rãi về xã hội, về con người và về các ngành khoa học khác. Phương pháp sư phạm của người thầy đóng vai trò quan trọng. Phương pháp sư phạm bao gồm nhiều vấn đề mà trước hết và quan trọng nhất là cách khơi dậy ở học sinh sự say mê học tập, sự khát khao hướng về cái thiện, là làm cho học sinh hứng thú trong việc tìm tòi, khám phá cái mới, cái đẹp. Phương pháp dạy học phải vươn tới chỗ phát triển và bồi dưỡng tài năng, động viên được sức mạnh nội tâm của con người. Nguyễn Đăng Tiến, trong bài Hồ Chủ tịch và vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên [151], phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của người thầy: “Trong suốt cuộc đời hoạt động cứu nước, cứu dân của mình, Hồ Chủ tịch luôn coi trọng giáo dục và vai trò, vị trí của ông thầy”. Người đánh giá rất cao đội ngũ giáo viên, coi họ là “đội tiên phong trong sự nghiệp tiêu diệt giặc dốt”, là người “mở mang tri thức phổ thông cho đồng bào”, “xây đắp nền văn hóa sơ bộ cho dân tộc”, là những “vô danh anh hùng”. Người thầy trong xã hội cũ và người thầy trong xã hội mới có vị trí hoàn toàn khác nhau. Trong xã hội cũ nghề thầy giáo là gõ đầu trẻ để kiếm cơm ăn, trong xã hội mới người thầy có một sự nghiệp vẻ vang, quan trọng là “trồng người”, “chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước nhà” [151, tr.309]. Tác giả cũng chỉ ra năng lực và phẩm chất người thầy giáo là lòng yêu nghề, yêu trẻ, phải làm kiểu mẫu về mọi mặt tư tưởng, đạo đức, lối làm việc. Để làm tốt công tác giảng dạy của mình, người giáo viên còn phải hình thành cho mình hàng loạt những năng lực sư phạm khác như năng lực dạy học, năng lực ngôn ngữ, năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp. Tác giả Hoàng Trang, trong bài Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục những nội dung cơ bản [155], đã nêu ra và phân tích những nội dung cơ bản 9 của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Tác giả phân tích: các thầy giáo, cô giáo có vai trò nòng cốt trong việc đào tạo thế hệ trẻ, những thầy giáo, cô giáo trước tiên phải giáo dục, bồi đắp cho thế hệ trẻ lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào với truyền thống lịch sử dân tộc mà bắt đầu ngay từ yêu thương những người ruột thịt, bạn bè và đồng loại, giáo dục tinh thần pháp luật cho họ mà bắt đầu từ ý thức tôn trọng tập thể, tổ chức, nội quy nhà trường và trật tự xã hội. Người đặc biệt chú trọng đến phương pháp giảng dạy của người thầy: "học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội", "phải nâng cao và hướng dẫn" khả năng tự đào tạo cho người học, phải "lấy tự học làm cốt", "phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng", đặc biệt chú ý phương pháp truyền thống của dân tộc là phương pháp nêu gương (thân giáo) chỉ ra những ưu điểm ở mỗi con người, khích lệ động viên họ phát huy mặt tốt, hạn chế mặt xấu đi đến thủ tiêu nó làm cho con người ngày càng hoàn thiện. Công trình viết chung của hai tác giả Vũ Văn Gầu và Nguyễn Anh Quốc Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển giáo dục [63] là một công trình chuyên khảo nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Tác giả trình bày khá toàn diện các mặt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục: nguồn gốc hình thành, vai trò, mục đích, nội dung, phương pháp, đặc điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, đồng thời nêu lên một số nội dung vận dụng tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục hiện nay. Về vị trí, vai trò của nhà giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả cũng đồng quan điểm với một số tác giả đã nêu trên là Hồ Chí Minh đánh giá vị trí, vai trò của nhà giáo là “rất quan trọng và vẻ vang”, quyết định sự phát triển của sự nghiệp giáo dục. Về phẩm chất nhà giáo, Hồ Chí Minh yêu cầu nhà giáo trước hết phải có đạo đức, có chí khí cao thượng, “tiên ưu hậu lạc”, thương yêu học trò, luôn tự sửa mình, làm gương, học tập nâng cao trình độ. Về kiến thức phải học cả chính trị và chuyên môn. Nhà giáo trước hết phải 10 có tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, luôn gắn bó với giai cấp lao động, những người công nông, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, luôn tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Như vậy, nội dung xây dựng nhà giáo ở đây bao gồm đạo đức, chính trị, chuyên môn. Về giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên, tác giả nhấn mạnh đến giải pháp tự đào tạo của nhà giáo, đó là nhà giáo phải tham gia vào hoạt động thực tiễn xã hội để đào sâu kiến thức, rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Các thầy giáo, các cô giáo là lao động trí óc, phải gần gũi dân chúng, phải biết sinh hoạt của nhân dân, yêu nhân dân, yêu học trò, gần gũi cha mẹ học sinh. Nếu thầy cô giáo chỉ biết đọc sách thôi thì không đủ để làm thầy, cô giáo. Công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục [189] do Lê Văn Yên chủ biên là một công trình tập hợp nhiều bài viết quan trọng của các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, chuyên gia. Công trình là một tập tư liệu quý để giúp nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới giáo dục nước ta hiện nay. Nội dung sách gồm 3 phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tài sản quý giá của Đảng và Dân tộc; Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam; Quán triệt, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công trình của Lê Văn Yên tập hợp một số bài nghiên cứu có giá trị liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo. Tác giả Nghiêm Đình Vỳ, trong bài Nhận thức và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục [187], nêu lên sự quan tâm của Hồ Chí Minh với giáo dục, đào tạo và các thầy cô giáo, học sinh: Có thể nói, hiếm có một nguyên thủ quốc gia nào đặc biệt quan tâm đến giáo dục, chăm lo đến thầy giáo, cô giáo, học sinh các cấp như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu làm một bảng thống kê đầy đủ, chúng 11 ta sẽ nhận thấy tỷ lệ các bài nói, bài viết, những đoạn, những câu liên quan đến giáo dục chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số các ấn phẩm của Hồ Chí Minh đã được thu thập. Nếu tính những lần đến thăm các lớp học chống mũ chữ, bổ túc văn hóa, các trường, lớp học từ mẫu giáo, vỡ lòng đến phổ thông, đại học, các cuộc hội nghị về giáo viên, những buổi họp mặt, gặp gỡ với thầy, cô giáo, những nhà quản lý giáo dục… của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thấy con số này không dưới 100. Sự quan tâm, chăm lo đến giáo dục của Hồ Chí Minh vừa thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc, tình cảm của một học sinh, một thầy giáo vĩ đại thầy giáo Nguyễn Tất Thành, vừa thể hiện tầm cỡ của một nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước [187, tr.273]. Tác giả Lương Gia Ban, trong bài nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo [10], chỉ rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của nhà giáo: Hồ Chí Minh coi văn hóa, giáo dục là một mặt trận và các thầy cô giáo là những chiến sĩ trên mặt trận ấy. Giáo viên trong xã hội mới là người có nhiệm vụ đào tạo những công dân tiến bộ, những cán bộ có tài đức cho đất nước. Muốn có trò giỏi, trước hết phải có thầy giáo, cô giáo giỏi. Người đặt trọng trách của sự nghiệp giáo dục và đào tạo vào các thầy giáo, cô giáo, luôn nhắc nhở và động viên các nhà giáo trong sự nghiệp “trồng người”, đồng thời coi đó là “một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang”. Tác giả đã khái quát một số quan điểm của Hồ Chí Minh về giải pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo, đó là: Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm, chăm lo đến phát triển giáo dục, đào tạo, chăm lo đến đội ngũ thầy giáo, cô giáo; bản thân các thầy, cô giáo phải luôn tự phấn đấu vươn lên, tự rèn luyện mình, “phải tiếp tục học thêm để tiến bộ mãi”; đẩy mạnh thi đua trong nhà trường, thi đua dạy tốt, học tốt, thi đua trao đổi kinh nghiệm; tạo môi trường giáo dục lành mạnh, trong đó đoàn kết là nhân tố đầu tiên, đoàn kết thật sự, giữa thầy và thầy, giữa 12 thầy và trò, giữa trò và trò, giữa cán bộ và công nhân. Toàn thể nhà trường phải đoàn kết thành một khối. Tác giả Thái Duy Tuyên, trong cuốn Triết học giáo dục Việt Nam [181] đã xác định 12 yếu tố cấu thành tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh, đó là: (1) vị trí, vai trò của giáo dục, (2) tính chất của nền giáo dục, (3) mục đích hệ thống, (4) nguyên lý giáo dục, (5) mục đích nhân cách, (6) động cơ học tập, (7) nội dung giáo dục - dạy học, (8) phương pháp giáo dục - dạy học, (9) hình thức tổ chức dạy học, (10) đội ngũ giáo viên, (11) tập thể học sinh, (12) quản lý giáo dục. Tác giả cho rằng, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh được xem như một hệ thống gồm 12 yếu tố tương ứng với 12 phạm trù trong giáo dục học có liên hệ mật thiết với nhau, nhằm chỉ đạo việc nghiên cứu lý luận và cải tạo thực tiễn giáo dục Việt Nam. Về đội ngũ giáo viên, Hồ Chí Minh đã xác định tầm quan trọng của người thầy trong công tác giáo dục ở chỗ người thầy quyết định chất lượng giáo dục, thậm chí không có thầy thì không có lớp, không có giáo dục. Theo thống kê của tác giả, từ năm 1946 đến năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu 26 lần về vấn đề này [181, tr. 96]. Tác giả Nguyễn Thị Kim Dung trong cuốn sách Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục và đào tạo [44] đã tuyển chọn, biên soạn khá công phu những bài nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo. Cuốn sách được chia làm bốn phần với các nội dung cụ thể như sau: Phần thứ nhất: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo, tập hợp các bài nghiên cứu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp và các nhà khoa học nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh. Phần thứ hai: Giáo dục đào tạo trong sự nghiệp đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Điểm đặc biệt của phần này là các tác giả đã bước đầu gắn việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Phần thứ ba: Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về giáo dục - đào tạo. Tác giả cập 13 nhật các văn bản mới nhất của Đảng và Nhà nước chỉ đạo việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục - đào tạo nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phần thứ tư: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về giáo dục và đào tạo. Đây là phần tập hợp các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Các bài nói, bài viết được tập hợp một cách khoa học theo từng chủ đề thuộc nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Cuốn sách đã tập hợp được một số bài nghiên cứu có giá trị về tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh, trong đó có khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, nội dung, giải pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo. Công trình nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ nhất về người thầy trong tư tưởng Hồ Chí Minh cho đến nay là cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay [69] của Ngô Văn Hà. Cuốn sách chia làm hai phần, phần thứ nhất phân tích, làm rõ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy bao gồm: vai trò, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy của người thầy giáo, phương pháp sử dụng và trọng dụng trí thức, nhân tài của Hồ Chí Minh. Phần thứ hai phân tích sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy vào việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta hiện nay, trong đó tác giả đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên đại học về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, thu nhập và vị thế của họ trong xã hội, từ đó đưa ra giải pháp xây dựng ĐNGV đại học giai đoạn hiện nay. Trong công trình này, Ngô Văn Hà đã phân tích khá sâu sắc quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò, nhiệm vụ của người thầy giáo, nội dung và giải pháp xây dựng đội ngũ người thầy, cụ thể là đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta. Tác giả đã dành 8 trang (từ trang 18-25) để phân tích về nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò, nhiệm vụ của người thầy giáo. Theo tác giả, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giữa vai trò và nhiệm vụ của người thầy có mối quan hệ mật thiết không tách rời nhau. Vai trò quan trọng của người thầy trong xã hội 14 được thể hiện qua nhiệm vụ mà họ đảm nhận. Người thầy chỉ có thể khẳng định được vai trò, vị trí của mình khi họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Hồ Chí Minh chỉ rõ vai trò của người thầy giáo thể hiện ở những nội dung sau: Người thầy giáo là yếu tố cơ bản của hệ thống giáo dục, quyết định đến quá trình vận hành và chất lượng giáo dục; Vai trò của người thầy không chí bó hẹp trong phạm vi trường học mà còn được thể hiện ở ngoài xã hội, “thầy giáo và học trò, tùy hoàn cảnh và khả năng, cần tham gia những công tác xã hội, ích nước, lợi dân”; Người thầy giáo của chế độ mới đảm nhận sứ mệnh cao cả là làm cho mọi người dân được hưởng quyền học hành, tham gia vào sự nghiệp giải phóng con người, xây dựng nền văn hóa mới, khẳng định vị thế của dân tộc ta trên trường quốc tế; Người thầy được coi là khâu then chốt trong quy trình đào tạo để “đào tạo những công dân tốt, những cán bộ tốt sau này, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội”; Vai trò của người thầy còn được thể hiện ở việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo phù hợp để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục. Nội dung xây dựng đội ngũ người thầy trong tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức và chuyên môn, có thể hiểu là đức và tài, hồng và chuyên. Người thầy giáo phải chú ý cả đức và tài, trong đó đức là nền tảng, từ đạo đức để đi đến tài năng, phải có chính trị trước rồi có chuyên môn, đức phải có trước tài. Phẩm chất đạo đức người thầy gồm có: phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân; yêu lao động, kết hợp lao động trí óc và lao động chân tay; yêu nghề và thương yêu học trò; tinh thần đoàn kết, hy sinh gian khổ; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Xuất phát từ mục tiêu, nội dung giáo dục, Hồ Chí Minh cho rằng, người thầy giáo phải giỏi về chuyên môn, thần thục về phương pháp giảng dạy. Người thầy trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phải có biên độ kiến thức rộng, vừa có kiến thức chuyên sâu. Ngoài kiến thức chuyên môn, người thầy phải có những kiến thức liên ngành bổ trợ cho chuyên ngành đảm nhận. Ngô Văn Hà còn chỉ ra tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng ĐNNG về số 15 lượng, chất lượng, cơ cấu. Muốn đưa nền giáo dục phát triển thì trước hết phải xây dựng đội ngũ người thầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Luôn coi trọng tính kế thừa giữa các thế hệ, tức là phải đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa thế hệ trước với thế hệ sau, giữa lớp trẻ và lớp già để bổ sung cho nhau. Trong chuyên khảo này, Ngô Văn Hà đã chỉ ra một số biện pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo của Hồ Chí Minh, đó là: trọng dụng trí thức - nhân tài từ thời Pháp thuộc; chọn sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học bồi dưỡng thêm nghiệp vụ sư phạm để làm cán bộ giảng dạy; đưa cán bộ giảng dạy đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; tập trung đầu tư phát triển các trường sư phạm để đào tạo giáo viên. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đào tạo, bồi dưỡng là việc làm gốc để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Thầy giáo phải được đào tạo, bồi dưỡng về các mặt: đạo đức cách mạng, lý luận, quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy,... Ngoài chính sách bồi dưỡng của Nhà nước, người thầy giáo phải nêu cao tinh thần tự bồi dưỡng, coi đây là con đường tốt nhất để tự hoàn thiện bản thân mình. Thế giới vận động không ngừng, người thầy giáo phải luôn nỗ lực học tập để theo kịp dự phát triển của thời đại. Người thầy giáo phải học thêm mãi thì mới đảm nhận được công việc của mình. 1.1.1.2. Nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo Tác giả Đặng Huỳnh Mai, trong bài Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [97], khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, đào tạo là một di sản tinh thần vô giá. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở nước ta là tất yếu. Trong đó, nhấn mạnh đến bốn vấn đề: giáo dục phục vụ cho đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ; giáo dục xây dựng con người xã hội chủ nghĩa; về mục tiêu giáo dục toàn diện; và xây dựng đội ngũ nhà giáo trong sự
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan