Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đó cổ ...

Tài liệu Luận văn Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đó cổ phần hóa ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay

.PDF
116
314
121

Mô tả:

1 Luận văn Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đó cổ phần hóa ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay 2 mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nền tảng kinh tế - xã hội của đất nước để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội và củng cố khối liên minh công nông. Tuy vậy, bước sang thời kỳ đổi mới, các doanh nghiệp nhà nước đã dần dần bộc lộ những yếu kém về phương thức tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế. Trong quá trình đổi mới đất nước đòi hỏi phải đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hoá (CPH) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm sắp xếp, đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Đi cùng với cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN), các tổ chức chính trị, xã hội trong doanh nghiệp, mà trước hết là tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trong các doanh nghiệp đã cổ phần hoá cần phải có sự chuyển đổi, củng cố, nâng cao năng lực để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá. Quảng Bình là tỉnh nghèo ở miền Trung, còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Khi bước vào đổi mới có 150 doanh nghiệp nhà nước do tỉnh và huyện quản lý, đến nay còn lại hơn 50 doanh nghiệp nhà nước. Đã có 30 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá. Trong đó: 02 doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối trên 50%, 01 doanh nghiệp có vốn nhà nước 49%, 27 doanh nghiệp không có vốn nhà nước và có 02 doanh nghiệp đang tiếp tục cổ phần hoá, cùng với 1.103 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn. Thời gian qua, một số tổ chức đảng trong các doanh nghiệp này đã tìm cách đổi mới tổ chức, hoạt động cho phù hợp với tình hình sau khi thực hiện cổ phần hoá, bước đầu củng cố và bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức đảng 3 trong doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, tổ chức đảng trong các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá ở Quảng Bình vẫn còn lúng túng về tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động; đảng viên nắm giữ cổ phần ít, bị hạn chế về quyền sở hữu nên không được tham gia trong hội đồng quản trị, hoặc tiếng nói ít trọng lượng trong các cuộc họp đại hội đồng cổ đông. Nhiều nơi vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng bị giảm sút. Thực tế đó đòi hỏi các cấp ủy đảng có trách nhiệm ở Quảng Bình phải quan tâm xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước sau khi thực hiện cổ phần hoá, đồng thời phải có những nghiên cứu khoa học về loại hình tổ chức cơ sở đảng đó để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc củng cố, tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá. Xuất phát từ tình hình trên, việc nghiên cứu đề tài: “Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đó cổ phần hóa ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay " có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước sau khi thực hiện cổ phần hoá là một thực tiễn mới mẻ, đặt ra nhiều vấn đề phải được làm rõ về nhận thức, quan điểm, giải pháp. Bởi vậy, trong những năm gần đây đã có một số cơ quan và nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn quan tâm nghiên cứu về vấn đề này, một số công trình, bài viết đã được công bố, như: - Phạm Đạo (2000), Tổ chức đảng trong các công ty cổ phần, Báo Nhân dân, 9-6-2000; 4 - Ngô Tùng Chinh (2005), Củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp cổ phần hoá, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5 năm 2005; - Hội thảo khoa học: "Phát huy vai trò lãnh đạo của đảng đối với tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước", Tạp chí cộng sản số: 104 năm 2006; - Nguyễn Phi Long (2005), Nâng cao hiệu lực lãnh đạo của tổ chức đảng trong các công ty cổ phần có vốn Nhà nước, Báo Nhân dân, ngày 29-3-2005; - Đặng Thuỳ Dương (2005), Nâng cao chất lượng tổ chức đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Từ các cách tiếp cận khác nhau, những công trình nêu trên đã nghiên cứu và đề xuất nhiều giải pháp củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu vẫn chỉ là bước đầu và chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục tiêu Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình. Từ đó, đề xuất phương hướng, giải pháp kiện toàn, đổi mới hoạt động của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ 5 - Làm rõ vai trò, đặc điểm và quan niệm xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình. - Đánh giá đúng thực trạng tổ chức cơ sở đảng và công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình, rút ra nguyên nhân và kinh nghiệm. - Đề xuất phương hướng, giải pháp kiện toàn, đổi mới hoạt động để xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình. - Đề tài tập trung nghiên cứu tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá do Đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh Quảng Bình quản lý từ năm 2000 đến nay (kể từ khi có Phương án 812/UB ngày 8-8-2000 về sắp xếp doanh nghiệp nhà nước) và công tác xây dựng, củng cố các tổ chức đảng. Phương hướng và giải pháp xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng này đến năm 2015. 5. Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta qua các nghị quyết của Đảng từ Đại hội VI đến nay, đặc biệt là quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX “về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”. Luận văn kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố. 6 - Cơ sở thực tiễn của luận văn là hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở Quảng Bình và công tác xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở đảng này của các cấp uỷ đảng ở Quảng Bình. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của MácLênin, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn. Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp tổng kết thực tiễn, lịch sử - lôgíc, nghiên cứu tài liệu, điều tra, chuyên gia... 6. Những đóng góp mới của luận văn - Xác định rõ đặc điểm, vai trò và quan niệm xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình. - Đánh giá đúng thực trạng và việc xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở Quảng Bình. - Đề xuất những giải pháp có tính khả thi để xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo về lý luận và thực tiễn cho việc kiện toàn, đổi mới hoạt động của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá của các cấp uỷ đảng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. - Luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, học tập môn Xây dựng Đảng. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. 7 8 Chương 1 Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng trong Doanh nghiệp Nhà nước đã Cổ phần hoá ở Tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay Những vấn đề lý luận và thực tiễn 1.1 Doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá và tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình 1.1.1. Tình hình các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình 1.1.1.1. Khái quát về quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Cuối năm 1992, số lượng doanh nghiệp nhà nước trong cả nước lên đến 12.000 doanh nghiệp. Trong tiến trình thực hiện đổi mới, doanh nghiệp nhà nước đã dần bộc lộ nhiều yếu kém trong quản lý, sản xuất kinh doanh, trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế... Những yếu kém của doanh nghiệp nhà nước trở thành những thách thức gay gắt trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Đảng và Nhà nước đã có hàng loạt biện pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhà nước. Mở đầu là Quyết định 25/CP của Chính phủ tháng 11981, các xí nghiệp quốc doanh có quyền xây dựng ba kế hoạch A, B, C, bước đầu tạo quyền chủ động cho đơn vị sản xuất kinh doanh. Từ Đại hội VI (1986), Đảng ta chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước một cách mạnh mẽ. Quyết định 217 năm 1987 của Chính phủ đã trao quyền tự chủ một cách toàn diện cho doanh nghiệp nhà nước. Cuối năm 1991, Hội nghị Trung ương hai khoá VII, đã đề ra chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Từ giữa năm 1992, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã có nhiều quyết định triển khai thực hiện. 9 Tháng 1-1994, Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đã nhận định: Nguyên nhân cơ bản của tình trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, tiêu cực, lãng phí lớn là do tài sản của Nhà nước không có người làm chủ trực tiếp, có trách nhiệm và lợi ích rõ ràng đối với việc sử dụng có hiệu quả các tài sản đó; công nhân, viên chức làm việc tại các doanh nghiệp không có động lực thường xuyên và bền vững để gắn bó thiết thân với sự phát triển của doanh nghiệp, không có quyền hạn vật chất và tổ chức đủ mạnh để tham gia công việc định đoạt các quyết sách làm ăn, ngăn chặn từ gốc tệ tham nhũng, làm thất thoát, hư hỏng tài sản công. Phải tìm giải pháp khắc phục cho được tình trạng đó [13, tr.37]. Từ đó, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII khẳng định: “Cần thực hiện các hình thức cổ phần hóa có mức độ phù hợp với tính chất và lĩnh vực xản xuất - kinh doanh” [13, tr.37]. Thực hiện chủ trương đó, ngày 17-3-1995, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10- NQ/TW: "Tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước”, Nghị quyết nêu rõ: “Thực hiện từng bước vững chắc việc cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp không cần Nhà nước đầu tư 100% vốn”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) tiếp tục xác định: “Triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả” [14, tr.94]. Tuy nhiên, đến tháng 4-1997, mới có 10 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá. 10 Ngày 4-4-1997 Bộ Chính trị ra Thông báo số 63 TB/TW về “ý kiến của Bộ chính trị về tiếp tục triển khai tích cực và vững chắc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước”. Thông báo đã nêu 8 việc cần thực hiện để thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Ngày 29-8-1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP thay thế Nghị định 28 NĐ/CP để triển khai sâu rộng những tư tưởng chỉ đạo của Đảng về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Sau Đại hội IX, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 24-9-2001, về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Nghị quyết đề ra chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước bằng các biện pháp lớn: - Sát nhập, hợp nhất các doanh nghiệp nhà nước để khai thác thế mạnh, khắc phục cái yếu của nhau, tạo “quả đấm” mạnh hơn. - Giao bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp nhà nước nhằm thay đổi phương thức quản lý doanh nghiệp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Phương thức này áp dụng cho các doanh nghiệp có số tài sản trên 1 tỷ đồng, hầu hết thua lỗ kéo dài, khó khăn trong kinh doanh. - Giải thể, phá sản những doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả. - Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn. - Chuyển các doanh nghiệp mà nhà nước giữ 100% vốn sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sỡ hữu là nhà nước, hoặc công ty cổ phần mà các cổ đông là doanh nghiệp nhà nước. Trong các giải pháp lớn trên, Nghị quyết đề ra chủ trương “đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước” [17, tr.21], với mục tiêu "nhằm: tạo ra các loại 11 hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu...; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho doanh nghiệp nhà nước" [17, tr.21-22]. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, ngày 19-6-2002, Chính phủ ra Nghị định số 64/2002/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, tạo cơ sở pháp lý và những hướng dẫn cụ thể để đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Ngày 22-10-2004, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 45, khẳng định việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các Nghị quyết Trung ương ba, Trung ương chín (Khoá IX) về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Chỉ thị nêu rõ: “Cần đẩy mạnh tiến độ và mở rộng hơn diện doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, kể cả một số tổng công ty lớn trong một số ngành quan trọng” [17]. Để tạo thêm điều kiện thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và bổ sung các vấn đề trong Nghị định 64, ngày 16-11-2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết của Trung ương Đảng và Chính phủ, việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước từng bước được đẩy mạnh và thu được kết quả tích cực. Theo số liệu chưa đầy đủ, thì tính từ năm 2001 đến tháng 12 năm 2005 cả nước đã sắp xếp, cổ phần hoá được 2.890 doanh nghiệp trong tổng số 5.655 doanh nghiệp nhà nước (có đầu 2001). Trong đó cổ phần hoá được 1.831 doanh nghiệp, giao bán 246 doanh nghiệp, sát nhập hợp nhất 410, giải thể phá sản 165, các hình thức khác 238, đồng thời thành lập mới 65 doanh nghiệp. Riêng 2005 đã cổ phần hoá 724 doanh nghiệp. Qua sắp xếp, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, vốn điều lệ tăng bằng 44%, doanh thu tăng 24%, lợi nhuận tăng 140%, thu nhập người lao động tăng 12% [25]. 12 1.1.1.2. Tình hình doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình Quảng Bình là một tỉnh ở miền Trung, nằm ở vị trí từ 16,5 - 18 độ vĩ Bắc, 105 đến 106 độ kinh đông; Dãy Hoành Sơn chạy phía Bắc tỉnh từ Tây sang Đông dài 136,4 km, chung biên giới với tỉnh Hà Tĩnh; Phía Nam chung địa giới với tỉnh Quảng Trị dài 78,8 km; Phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn Lào, biên giới dài 201,8 km; Phía Đông là bờ biển dài 116 km; nơi rộng nhất là 89 km, nơi hẹp nhất 40,3 km, (hẹp nhất nước); diện tích toàn tỉnh 8.052km2; dân số đến 2005 là 825.000 người; có tất cả 6 huyện và 1 Thành phố trực thuộc tỉnh; có nhiều địa danh và thắng cảnh đẹp, có di sản thiên nhiên thế giới: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng... Nhưng là một tỉnh nghèo, đang từng bước hội nhập với tiến trình xây dựng và phát triển của cả nước. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà. Khi tái lập tỉnh Quảng Bình, toàn tỉnh có 150 doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện Nghị định 388/HĐBT, năm 1990- 1991 tỉnh đã tổ chức sắp xếp lại còn 72 doanh nghiệp, xoá bỏ những đơn vị làm ăn thua lỗ, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp. Năm 1995 thực hiện Chỉ thị số 500/TTG của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh lại tiếp tục sắp xếp tổ chức và nâng cao năng lực các doanh nghiệp, toàn tỉnh còn 63 doanh nghiệp. Năm 1998, tỉnh tiến hành sắp xếp thêm một bước, sát nhập một số doanh nghiệp, còn lại 55 doanh nghiệp nhà nước. Tháng 8/2000, UBND tỉnh Quảng Bình xây dựng Phương án số 82/UB về sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý. Phương án phân chia 55 doanh nghiệp thành 4 hạng: Hạng I : có 2 doanh nghiệp 13 Hạng II : có 6 doanh nghiệp Hạng III : có 24 doanh nhiệp Hạng IV : có 23 doanh nghiệp Từ năm 2001 đến 2006 đã cổ phần hoá được 30 doanh nghiệp gồm 02 công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ trên 51% vốn điều lệ, đó là: Công ty cổ phần sửa chữa Đường bộ và Xây dựng tổng hợp, nhà nước chiếm 65,3%; đoạn quản lý đường bộ 2 Quảng Bình, Nhà nước chiếm 68,4% vốn điều lệ. Một công ty cổ phần nhà nước nắm giữ 49% vốn điều lệ đó là Công ty Cổ phần Du lịch Quảng Bình; còn lại 27 công ty cổ phần, Nhà nước không nắm giữ vốn điều lệ. Thực hiện bán 2 doanh nghiệp là Xí nghiệp thuỷ sản Sông Gianh cho tập thể người lao động và công ty Kinh doanh Tổng hợp Quảng Bình cho tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, chuyển 3 doanh nghiệp sang công ty TNHH một thành viên, đưa tổng số công ty TNHH một thành viên lên 5 doanh nghiệp. Sắp xếp các nông lâm trường quốc doanh theo quyết định 342/QĐ-TTg ngày 26-12-2005 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh. Số doanh nghiệp nhà nước còn giữ 100% vốn đến 31-12-2006 hiện có là 61 đơn vị, trong đó doanh nghiệp trực thuộc tỉnh là 10 đơn vị [Phụ lục 5], doanh nghiệp trực thuộc Trung ương là 51 đơn vị. Cùng với 1.103 doanh nghiệp ngoài Nhà nước, đó là: + Công ty cổ phần: 82 doanh nghiệp, chiếm 7,4% + Công ty TNHH hai thành viên: 663 doanh nghiệp, chiếm 60,1% + Công ty TNHH một thành viên: 10 doanh nghiệp, chiếm 0,9% (Tđó: địa phương có 5 doanh nghiệp) + Doanh nghiệp tư nhân: 348 doanh nghiệp, chiếm 31,6% 14 Nhìn chung việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp với năng lực điều hành và quy mô đầu tư đã giúp doanh nghiệp kinh doanh năng động và làm ăn có hiệu quả trong cơ chế thị trường. Về ngành nghề: + Kinh doanh thương mại dịch vụ: 612 doanh nghiệp, chiếm 55,5% + Tư vấn xây dựng: 347 doanh nghiệp, chiếm 31,4% + Công nghiệp: 111 doanh nghiệp, chiếm 10,1% + Nông, lâm, thuỷ sản: 33 doanh nghiệp, chiếm 3% Các doanh nghiệp phân bố thường tập trung ở thành phố, thị trấn, một số ít ở các huyện lỵ: + Thành phố Đồng Hới có: 591 doanh nghiệp, chiếm 53,6%. + Huyện Quảng Trạch có: 187 doanh nghiệp, chiếm 17%. + Huyện Bố Trạch có: 136 doanh nghiệp, chiếm 12,3%. + Huyện Quảng Ninh có: 40 doanh nghiệp, chiếm 3,6 %. + Huyện Minh Hoá có: 20 doanh nghiệp, chiếm 1,87%. + Huyện Lệ Thuỷ có: 76 doanh nghiệp, chiếm 6,9%. + Huyện Tuyên Hoá có: 53 doanh nghiệp, chiếm 4,8%. Quy mô doanh nghiệp đa phần là nhỏ và vừa, với tổng số vốn đăng ký kinh doanh trên 7.000 tỷ đồng, doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 2 tỷ chiếm 79,4% Về lao động: Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong các doanh nghiệp trên 14.900 người, chưa kể lao động thời vụ. Mức thu nhập bình quân cao nhất là 3 triệu đồng/người/tháng, mức thu nhập bình quân thấp nhất là 500 ngàn đồng/người/tháng [36]. Hoạt động các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đã đạt được một số kết quả tích cực, đó là các doanh nghiệp đã củng cố tổ chức, tinh giản bộ máy quản lý, sắp xếp lao động hợp lý hơn, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của 15 người lao động, thực hiện quy chế dân chủ, công khai minh bạch hơn, bước đầu đã đổi mới phương thức quản lý có hiệu quả. Về doanh thu đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Các doanh nghiệp đã góp phần rất quan trong trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một số dự án lớn đã tạo động lực tăng trưởng kinh tế, có những đóng góp lớn cho GDP của tỉnh, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp đã tích cực sử dụng các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng đa ngành, đa nghề mở rộng mặt hàng và thị trường như: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bình Lợi xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn công suất 60 tấn/ngày; công ty cổ phần Bia Hà Nội Quảng Bình đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bia 20 triệu lít/năm... Một số đơn vị đã đầu tư chiều sâu để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm như Công ty Cổ phần Gạch ngói 1-5, Công ty Cổ phần Vận tải ô tô, Công ty Vận tải Thuỷ Đồng Hới... Sự phát triển cả về số lượng và chất lượng các dự án đầu tư, thúc đẩy hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ phụ trợ vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh nhà. Nhìn chung các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi sắp xếp, tổ chức bộ máy hợp lý hơn, triển khai có hiệu quả các dự án sản xuất kinh doanh, vừa củng cố ngành nghề vừa mở rộng thêm những ngành nghề mới phù hợp với năng lực hiện có và tích cực đầu tư thêm trang thiết bị sản xuất [Phụ lục 3]. Một số đơn vị doanh thu tăng khá như: Công ty Cổ phần Vận tải ô tô doanh thu tăng 3 lần, Công ty Vận tải Thuỷ Đồng Hới doanh thu tăng 4 lần; Về nộp ngân sách: phần lớn hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách theo kế hoạch được giao và cao hơn trước khi cổ phần hoá như: Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng 1-5, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình, Công ty Xây dựng 16 tổng hợp Quảng Bình; về lợi nhuận, một số doanh nghiệp đạt tương đối cao như: Công ty Cao su Việt Trung 10 tỷ đồng, Công ty Lệ - Ninh 1,3 tỷ đồng, Công ty Lâm công nghiệp Long Đại 1,5 tỷ đồng. Các doanh nghiệp cổ phần cơ bản đều tăng hơn trước có đơn vị tăng đến 6 lần như Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng 1-5. Thực hiện Nghị định 41/2002/NĐ-CP về sắp xếp lao động dư dôi, đến hết năm 2006, cả tỉnh đã giải quyết 2.525 lao động nghỉ theo chế độ 41, với tổng kinh phí thực hiện là 83.202 triệu đồng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sắp xếp lại lao động phù hợp với xu hướng phát triển của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho người lao động có một khoản tiền để tìm việc làm mới phù hợp với từng người nhằm ổn định cuộc sống. Hoạt động các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đã đạt được một số kết quả tích cực. Đó là các doanh nghiệp đã củng cố tổ chức, tinh giản bộ máy quản lý, sắp xếp lao động hợp lý hơn. Phát huy vai trò chủ động sáng tạo của người lao động, thực hiện quy chế dân chủ, công khai minh bạch hơn. Bước đầu đã đổi mới phương thức quản lý có hiệu quả. Trong 30 doanh nghiệp đã cổ phần hoá, có 7 doanh nghiệp chuyển sang năm 2005, còn lại đã hoạt động ít nhất một năm. Sự phát triển cả về số lượng và chất lượng các dự án đầu tư, thúc đẩy hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ phụ trợ vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh nhà. Các doanh nghiệp đã góp phần rất quan trong trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một số dự án lớn đã tạo động lực tăng trưởng kinh tế, có những đóng góp lớn cho GDP của tỉnh, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, phần lớn các doanh nhiệp sau cổ phần hoá vẫn là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ, công nghệ thiết bị sản 17 xuất lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa tận dụng và huy động được nhiều đồng vốn đầu tư chiều sâu để tăng cường khả năng cạnh tranh; sản lượng và chủng loại hàng hoá còn ít, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa mở rộng được thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp sau cổ phần hoá chưa thực sự là chủ lực trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. 1.1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình - Khi doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cổ phần hoá, Nhà nước chỉ nắm giữ một phần hoặc thậm chí không còn nắm giữ vốn nhà nước trong doanh nghiệp. Đây là đặc điểm cơ bản quyết định toàn bộ các chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm khác của doanh nghiệp. Từ chỗ độc tôn vốn nhà nước, một số doanh nghiệp đã có những ngộ nhận, lấy độc quyền Nhà nước làm độc quyền doanh nghiệp, nay có nhiều chủ thể nắm giữ và chi phối doanh nghiệp, tạo thành doanh nghiệp đa sở hữu. Số lượng doanh nghiệp đã cổ phần hoá, có nhiều chủ sở hữu ở Quảng Bình theo cơ cấu vốn như sau: + 02 công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ trên 51% vốn điều lệ đó là: Công ty Cổ phần Sửa chữa Đường bộ và Xây dựng tổng hợp, Nhà nước chiếm 65,3%; đoạn quản lý đường bộ 2 Quảng Bình, Nhà nước chiếm 68,4% vốn điều lệ. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì loại hình này được gọi là doanh nghiệp nhà nước [Phụ lục 6]. + 01 công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ 49% vốn điều lệ đó là Công ty Cổ phần Du lịch Quảng Bình; + 27 công ty cổ phần, Nhà nước không nắm giữ vốn điều lệ. - Sau khi cổ phần hoá, các doanh nghiệp đã tự chủ về quản lý, sản xuất kinh doanh, lấy hiệu quả kinh tế, lợi nhuận làm mục tiêu và động lực để phấn đấu, nó có ý nghĩa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. 18 Khi còn là doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp này được thành lập và trực thuộc cơ quan chủ quản của các ngành, hoặc UBND tỉnh, chịu sự lãnh đạo chỉ đạo sản xuất kinh doanh và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do ngành và tỉnh giao, trong đó có những chỉ tiêu chỉ mang lại hiệu quả cho xã hội, mà không có lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong 30 doanh nghiệp đã cổ phần hoá, trước đây có 9 doanh nghiệp (chiếm 30%) trực thuộc UBND tỉnh, 21 doanh nghiệp thuộc sở, ngành chủ quản. Sau cổ phần hoá, các doanh nghiệp này không có đơn vị chủ quản, mà chỉ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty, đồng thời thực hiện chỉ tiêu Nhà nước giao về nộp ngân sách và nộp lợi nhuận hàng năm. - Tài sản doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước chuyển sang nhiều chủ sở hữu (đa sở hữu); quyền quyết định đối với doanh nghiệp thuộc về đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Sự thay đổi cơ bản này làm cho cơ cấu tổ chức, phương thức quản lý, điều hành, hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý nhân sự, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi. Vị trí, vai trò của cá nhân, tập thể trong hệ thống quản lý, điều hành doanh nghiệp tùy thuộc vào số lượng cổ phần họ nắm giữ. - Sau khi chuyển đổi cổ phần hoá, nhiều cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp vẫn giữ thói quen, tâm lý bao cấp, ỷ lại thời doanh nghiệp nhà nước, chưa thực sự chủ động sáng tạo, vươn lên kịp thời với sự thay đổi của doanh nghiệp. Đây là hậu quả do thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp quá dài, các doanh nghiệp nhà nước trong tỉnh hầu như chỉ thực hiện nhiệm vừa sản xuất, cung cấp, phân phối theo kế hoạch, không cần tính toán hiệu quả kinh tế; từ cán bộ quản lý cho đến người lao động mang nặng tư duy, thói quen thụ động, trông chờ cấp trên. - Các đoàn thể chính trị - xã hội có sự thay đổi, điều chỉnh, điều kiện hoạt động có những khó khăn mới, nhưng vẫn giữ được vai trò. 19 Các đoàn thể chính trị- xã hội được nói tới ở đây chủ yếu là các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, cựu chiến binh... Cổ phần hoá tạo ra thành phần sở hữu trong doanh nhiệp mà người lao động là những cổ đông vừa có quyền sở hữu tài sản vừa là người lao động là một khác biệt căn bản với trước đây: chỉ có quyền lao động, còn quyền sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Tình trạng đó làm cho việc quản lý theo kiểu “cha chung không ai khóc”. Vì vậy, sau cổ phần hoá đã có tác động tích cực tới người lao động, làm người lao động đổi mới về nhận thức và hành động, họ thực sự làm chủ và lo lắng cùng doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn. Chính đó là sự thay đổi, đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức đoàn thể xuất phát của tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp. Cổ phần hoá đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tiền lương và thu nhập được đảm bảo; quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ được khẳng định rõ ràng hơn và cao hơn. - Phần lớn các doanh nhiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình là những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với quy mô nhỏ, năng lực sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh thấp. Quảng Bình đang là tỉnh nghèo, lại trải qua chiến tranh tàn phá nặng nề, sau khi chia tách tỉnh trở về lại địa giới cũ, các cơ sở kinh tế hạ tầng kỹ thuật chưa có gì, công nghiệp chưa phát triển, vì vậy, phần lớn các doanh nhiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình là những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với quy mô nhỏ, năng lực sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh thấp. Vốn Nhà nước mà công ty đang nắm giữ, lớn nhất như Công ty Cao su Việt Trung cũng mới chỉ 46.283 triệu đồng, công ty nắm giữ ít nhất là Công ty Điện tử Quảng Bình chỉ có 310 triệu đồng, bình quân vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá là 5.315 triệu đồng. Đây là đặc điểm cơ bản để có kế hoạch, định hướng trong 20 phát triển sản xuất kinh doanh và công tác xây dựng củng cố tổ chức cơ sở đảng phù hợp với quy mô các doanh nghiệp đã cổ phần hoá. Những đặc điểm của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình có ảnh hưởng lớn đến tổ chức và hoạt động của tổ chức cơ sở đảng ở đây. Vì vậy, trong quá trình xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá phải nắm được các đặc điểm này. 1.1.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình 1.1.2.1. Vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình Tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình lãnh đạo và xây dựng tổ chức đảng. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở” [22, tr.34]. Với tính cách là nền tảng của Đảng, tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự vững mạnh của Đảng. Đây là cấp tổ chức cuối cùng trong hệ thống tổ chức bốn cấp của Đảng, là cấp tổ chức sâu rộng nhất, gắn với các đơn vị cơ sở trên toàn lãnh thổ và các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng tới từng đảng viên, từng cơ sở và từng người dân. Đây là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đồng thời cũng là nơi kiểm nghiệm và góp phần quan trọng vào việc hình thành phát triển đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thông qua những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của đội ngũ đảng viên và quần chúng nhân dân.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan