Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn xây dựng chương trình du lịch mạo hiểm tại trung tâm lữ hành hội an...

Tài liệu Luận văn xây dựng chương trình du lịch mạo hiểm tại trung tâm lữ hành hội an

.DOC
86
195
76

Mô tả:

 Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo nhận xét của nhiều nhà quản lý du lịch nước ngoài, Việt Nam là điểm du lịch mới lạ, hấp dẫn, đặc biệt lại có địa hình thích hợp với các hoạt động thể thao mạo hiểm kết hợp với du lịch. Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nguyên sơ và bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc, khu vực miền núi Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên... là những địa chỉ tuyệt vời cho việc tổ chức các chuyến du lịch mạo hiểm. Nước ta với ba phần tư địa hình là đồi núi, hệ thống sông ngòi chằng chịt, có các dãy núi đá vôi địa hình karst, nhiều hang động đẹp, nhiều khu rừng nguyên sinh nhiệt đới, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia rộng lớn và hơn 3.000 km bờ biển, nếu biết phát huy chắc chắn sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn với các du khách ưa mạo hiểm, khám phá. Mấy năm gần đây, ngành du lịch, văn hóa đã tổ chức một số cuộc khảo sát các tuyến điểm du lịch để đánh giá thực trạng và cơ hội mở tuyến du lịch mới. Tuy nhiên, vừa qua chúng ta mới khai thác tài nguyên du lịch tại khu vực đồng bằng, ven biển và một số khu vực miền núi gần các thị trấn, ven đường quốc lộ. Và hiện nay cũng còn rất ít doanh nghiệp lữ hành tham gia tổ chức các tours du lịch mạo hiểm. Mới có một vài công ty du lịch mạnh dạn “tấn công” vào lĩnh vực này với chương trình lặn biển ở Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, chinh phục đỉnh Bạch Mã, đèo Pren,đỉnh Lang Bian, đỉnh Phan Xi Păng, chèo thuyền kayak trên Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà... Tuy nhiên, do không có được tiếng nói chung, nên nhìn chung du lịch mạo hiểm tại Việt Nam vẫn chưa được du khách quốc tế biết đến nhiều. Điều cần làm hiện nay để giúp du lịch mạo hiểm có được bước đột phá, đón lấy cơ hội “vàng” thu hút khách quốc tế là các cơ quan chức năng cần sớm hoàn thiện các cơ chế chính sách về phát triển du lịch sao cho phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế, phù hợp yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành khai thác kinh doanh, phát huy thế mạnh và tiềm năng về du lịch thể thao mạo hiểm. Hội An – di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận đã trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở Miền Trung cũng như cả nước, lượng khách quốc tế đến Hội An ngày càng gia tăng qua các thời kỳ. Cùng với sự phát triển vượt bậc của thành phố Trang 1  Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất Hội An, Công ty Cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An cũng đã có những bước tiến mạnh mẽ, cả về lượng và chất. Uy tín, thương hiệu của Công ty ngày càng được nâng cao với hệ hống cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng phục vụ tốt, nhiều dịch vụ đa dạng. Tuy nhiên, thực tế ở Hội An hiện nay, việc khai thác tour của các doanh nghiệp lữ hành mới chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm các di tích, các danh lam thắng cảnh có sẵn, rồi xâu chuỗi chúng lại, kết hợp với các cơ sở lưu trú là thành một tuyến du lịch. Do đó, có những chương trình vẫn còn nghèo nàn, không hấp dẫn du khách và gây sự nhàm chán cho những ai quay lại. Bên cạnh đó, cùng với số lượng đối thủ cạnh tranh không ngừng gia tăng, sự xâm nhập của nhiều tập đoàn kinh tế nước ngoài đã tạo nên môi trường cạnh tranh gay gắt ở Hội An nói riêng và khu vực Miền Trung nói chung. Xây dựng nên những sản phẩm mới, làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của công ty cũng như đa dạng hóa các sản phẩm du lịch ở Hội An là một trong những vấn đề luôn được quan tâm và đầu tư. Đó là những lý do mà em thực hiện đề tài: “XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tạo ra một sản phẩm mới cho Trung tâm lữ hành Hội An, cụ thể là xây dựng nên những chương trình du lịch mạo hiểm để làm phong phú thêm sản phẩm cho Trung tâm. Ngoài ra, việc xây dựng chương trình du lịch mạo hiểm ở Hội An còn làm cho du khách có một cái nhìn mới mẻ về đô thị cổ này, không chỉ là điểm du lịch văn hóa nổi tiếng mà còn là nơi có thể tham gia những hoạt động mạo hiểm thú vị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch và các tài nguyên du lịch tự nhiên có thể tổ chức được các hoạt động mạo hiểm.  Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: nghiên cứu các tuyến, điểm du lịch; khả năng và cách thức xây dựng chương trình du lịch mạo hiểm. - Không gian: trên địa bàn thành phố Hội An và các vùng lân cận 4. Kết cấu của luận văn Trang 2  Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất Nội dung luận văn ngoài danh mục các bảng biểu; danh mục các sơ đồ, đồ thị; danh mục các từ viết tắt; danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục thì gồm có 3 phần chính sau: Phần I: Cơ sở lý luận Nhắc lại một số kiến thức về các bước thiết kế một chương trình du lịch, đưa ra những khái niệm về loại hình du lịch mạo hiểm. Phần II: Tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm lữ hành Hội An Giới thiệu về Công ty Cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An và Trung tâm lữ hành Hội An, đánh giá tình hình sử dụng các nguồn lực và tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm. Phần III: Xây dựng CTDL mạo hiểm cho Trung tâm lữ hành Hội An Xây dựng một số chương trình du lịch mạo hiểm trong phạm vi xung quanh Hội An và đưa ra mức giá cho các chương trình đó. Luận văn tốt nghiệp được thực hiện trong thời gian thực tập tại Trung tâm lữ hành Hội An (thuộc Công ty Cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An), dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thống Nhất và sự giúp đỡ của các anh chị làm việc tại Trung tâm lữ hành Hội An. Do thời gian thực tập hạn chế và kinh nghiêm thực tế chưa nhiều, luận văn sẽ còn nhiều thiết sót. Vì thế, em mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Đà Nẵng, tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện Khương Thanh Thúy NỘI DUNG Trang 3  Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Các loại hình du lịch. 1.1.1. Khái niệm về loại hình du lịch Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình du lịch có thể được định nghĩa như sau: “Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được sắp xếp chung theo một mức giá bán nào đó”. 1.1.2. Phân loại các loại hình du lịch 1.1.2.1. Dựa vào động cơ chuyến đi - Du lịch văn hoá - Du lịch lịch sử - Du lịch sinh thái - Du lịch vui chơi giải trí - Du lịch thuần tuý về nhu cầu thể chất và tinh thần + Du lịch thể thao + Du lịch chữa bệnh + Du lịch hành hương tôn giáo + Du lịch hoài niệm - Du lịch công vụ - Du lịch mang tính chất xã hội 1.1.2.2. Dựa vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi - Du lịch quốc tế: Bao gồm trong đó những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du lịch và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau. Trong đó, chúng ta phân biệt: + Du lịch quốc tế chủ động: Là các hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với khách du lịch quốc tế đến nước ta. + Du lịch quốc tế bị động: Là các hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với việc đưa khách du lịch nước ta ra nước ngoài. - Du lịch trong nước: Bao gồm những chuyến du lịch mà nơi đến du lịch và nơi cư trú của khách du lịch ở trên cùng một quốc gia. Trang 4  Luận văn tốt nghiệp 1.1.2.3. GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất Dựa vào nơi tham quan du lịch - Du lịch nghỉ biển - Du lịch nghỉ núi - Du lịch nông thôn - Du lịch tham quan thành phố 1.1.2.4. Dựa vào phương tiện vận chuyển - Du lịch bằng ôtô - Du lịch bằng tàu thuỷ - Du lịch bằng đường hàng không - Du lịch bằng các phương tiện vận chuyển khác (môtô, xe đạp…) 1.1.2.5. Dựa vào thời gian của chuyến đi - Du lịch dài ngày - Du lịch ngắn ngày 1.1.2.6. Dựa vào khả năng chi trả của du khách - Du lịch hạng sang: - Du lịch quần chúng 1.1.2.7. Dựa vào cách tổ chức - Theo số lượng + Du lịch theo đoàn + Du lịch đi lẻ - Theo tính chất tổ chức + Du lịch theo giá trọn gói + Du lịch theo từng loại dịch vụ tự chọn lựa 1.2. Loại hình du lịch mạo hiểm 1.2.1. Loại hình du lịch mạo hiểm là gì? 1.2.1.1. Khái niệm - Du lịch mạo hiểm là một trong những loại hình du lịch mà với nó ta có thể tham gia vào những hoạt động vô cùng thú vị. Thay vì chỉ đi xem các phong cảnh thiên nhiên, chúng ta thật sự tham gia vào việc khám phá những điều mới lạ và lý thú. Theo cách đó, du lịch mạo hiểm làm cho kỳ nghỉ càng trở nên đáng nhớ hơn. Trang 5  Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất - Có rất nhiều loại hình du lịch mạo hiểm khác nhau, chính vì thế, ai cũng sẽ tìm thấy được loại du lịch mạo hiểm phù hợp với mình. Sự thật là mọi cá nhân đều có cách suy nghĩ khác nhau về ý nghĩa của từ “mạo hiểm”, khái niệm “du lịch mạo hiểm” trở thành một khái niệm rất rộng lớn. Hơn nữa, quan trọng là phải hiểu rằng, không phải là gây nguy hiểm cho chính mình trong chuyến du lịch đó mới gọi là du lịch mạo hiểm. Có thể một số người cho rằng cắm trại ở một nơi kỳ lạ, quái đản là mạo hiểm, nhưng số khác có thể cảm thấy chèo xuồng kayak hoặc vượt thác mới đúng ý nghĩa… Một cách hiểu khác, nếu sự mạo hiểm không phù hợp với bản thân mình thì cũng không cần phải lo lắng. khái niệm mạo hiểm khác nhau đối với mỗi người. Do vậy, chúng ta vẫn có thể thực hiện một hoạt động nào đó mà trước giờ ta chưa từng thực hiện, đó cũng có thể xem như là một loại du lịch mạo hiểm. Chẳng hạn đến thăm Tây Ban Nha hoặc đi châu Phi, thậm chí là đến Pháp…là những việc mà bạn chưa từng thực hiện trước đây. Như vậy, để xác định rõ du lịch mạo hiểm nghĩa là gì đối với bạn, bạn cần xác định được cảm giác của bản thân mình về khía cạnh của từ “mới lạ”, “thú vị” và “táo bạo”. - Một tour du lịch mạo hiểm có bao gồm các hoạt động như: leo núi (hiking), đi bộ đường dài (trekking), đạp xe (bicycling), chèo xuồng kayak, bơi thuyền (boating), đi thuyền buồm (sailing), lặn biển (scuba diving), leo dốc núi (mountain climbing), nhảy dù (sky diving) và còn nhiều hoạt động khác nữa. Một lần nữa, du lịch mạo hiểm được định nghĩa bởi các cá nhân tham gia vào hoạt động mạo hiểm, mà giới hạn cho sự mạo hiểm lại tuỳ thuộc vào mỗi người nên mức độ liều lĩnh cho chuyến du lịch của mỗi cá nhân cũng tuỳ thuộc vào cá nhân đó. Do đó, sẽ không bao giờ ta bị buộc phải tham gia vào bất kỳ những cái gì mà mình cảm thấy là vượt quá mức an toàn hoặc làm mình khiếp sợ. Thật ra, sự hấp dẫn của một chuyến du lịch mạo hiểm có thể hiểu đơn giản đó là sự hấp dẫn của những cái mới lạ mới vừa trải qua. - Mọi lứa tuổi khác nhau đều thích du lịch mạo hiểm và nó không chỉ dành riêng cho những người trẻ tuổi. Thực tế là, nó không phải là không phổ biến cho những người đã về hưu tham gia vào du lịch mạo hiểm. Sau một quãng thời gian dài làm việc mệt nhọc, họ muốn có những trải nghiệm mới mẻ hoặc là muốn thay đổi cuộc sống nhàn rỗi hiện tại để làm những việc mà họ chưa bao giờ tưởng tượng sẽ làm trước đó và du lịch mạo hiểm sẽ là lựa chọn hàng đầu của họ. Du lịch mạo hiểm còn phù hợp cho nhiều gia Trang 6  Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất đình, những cặp yêu nhau hoặc cho bất cứ một người độc thân nào. Thường thường những tour như vậy là sự pha trộn giữa ngắm cảnh và các hoạt động mạo hiểm, một phần của chương trình mọi người sẽ được ngắm cảnh thành phố hoặc đồng quê mà họ dự định đến và phần còn lại được gói gọn trong những hoạt động mạo hiểm – là những hoạt động đã được quy định sẵn trong chương trình. - Tóm lại, du lịch mạo hiểm giống như một điểm nhấn trong cuộc sống. Bằng việc biến kỳ nghỉ của mình thành một cuộc phiêu lưu kỳ thú, chúng ta sẽ mang lại cho chính mình và cuộc sống những ký ức tuyệt vời. Thêm vào đó, khi tham gia vào một chuyến du lịch mạo hiểm, chúng ta sẽ có thêm cơ hội để gặp gỡ những người mới, và có thêm những kiến thức mới về các nền văn hoá. Cuối cùng, sẽ không bao giờ biết trước được những gì sẽ đến trong một chuyến du lịch mạo hiểm và đó là điều làm mọi người cảm thấy hồi hộp và thú vị nhất. (Dịch từ www.essentialtips.net) 1.2.1.2. Các loại hình du lịch mạo hiểm a) Leo núi (Hiking) Là một hình thức đi bộ với chủ định chính là khám phá và thưởng thức cảnh vật. Thường thì nó được thực hiện ở các con đường mòn trong vùng nông thôn hay khu vực rừng núi hoang dã. Nhiều nơi có cảnh đẹp chỉ có thể đi tới đó bằng cách đi bộ, và những người nhiệt tâm xem đây là cách tốt nhất để ngắm cảnh thiên nhiên. Đi bộ là cách du ngoạn tốt hơn so với bằng các loại xe vì cảm nhận của người đi không bị những thứ khác xâm nhập làm phân tâm, thí dụ như cửa kiếng xe, tiếng máy xe, bụi và hành khách đi chung xe. Đi bộ trên những khoảng đường dài hoặc trên những địa hình khó khăn đòi hỏi một số cấp độ hiểu biết và năng lực cơ thể. b) Đi bộ (Trekking/backpacking) Đi bộ đường dài là một sự kết hợp giữa leo núi và cắm trại. Thường người ta đi bộ ở những vùng thưa người, có nhiều cảnh đẹp và ngủ đêm lại đó, hành lý mang theo chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu ăn và ngủ. Để chuẩn bị cho chuyến đi, người ta cho tất cả vào một túi xách bao gồm thức ăn, nước và lều. Một chuyến đi như vậy phải có ít nhất một đêm ngủ lại trong rừng. Có những Trang 7  Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất chuyến đi chỉ kéo dài trong vài ngày (1 hoặc 2 đêm ngủ lại) nhưng cũng có những chuyến đi kéo dài trong vài tuần, thậm chí và vài tháng; những chuyến đi như thế tất nhiên sẽ nhận được sự viện trợ về lương thực và thuốc men. Việc dựng lều trại trong trường hợp này đơn giản hơn rất nhiều so với thông thường. Đối với những người đã có kinh nghiệm thì lều trại thường kèm theo lửa, bản tin nhỏ bằng gỗ với một bản đồ và những lưu ý hay các ký hiệu về thông tin cần thiết. Có một điều nên biết rằng, những vùng đất trống, là những nơi mà không có các bụi rậm hoặc cây tầng thấp nhiều hơn số lều mà mọi người dựng lên. Vì vậy, cắm lều ở những vùng hoàn toàn biệt lập là đều không thể tránh khỏi, và mọi người phải tự chọn cho mình vùng thích hợp nhất để dựng trại c) Chèo xuồng kayak (Kayaking) Kayaking là một hình thức di chuyển trên mặt nước bằng cách chèo xuồng kayak. Chèo xuồng kayak có một vài điểm khác với chèo xuồng thông thường, bởi vì xuồng kayak thì có một cái buồng lái đóng, còn xuồng bình thường thì có một buồng lái mở. Tuy nhiên, cả hai loại đều sử dụng loại mái chèo 2 đầu để hoạt động. Kayak được phân loại bởi ý định sử dụng chúng. Có 5 sự phân loại chính: vượt thác, vượt sóng, đi thám hiểm, những chuyến đi nhanh và nhẹ nhàng, và đi giải trí thông thường. Từ những hình thức chính đó, người ta phân ra thành nhiều loại nhỏ nữa. Ví dụ, đi câu cá bằng xuồng kayak là một hình thức đơn giản của đi giải trí đơn thuần, và chiếc xuồng sẽ được trang bị thêm những đồ phụ tùng và sửa lại cho phù hợp với việc câu cá. d) Đạp xe (Bicycling) Du lịch bằng xe đạp là một hoạt động du lịch đi theo đoàn, thường là đi để thám hiểm hoặc ngắm cảnh bằng xe đạp. Du lịch bằng xe đạp giống như một cuộc đi du lịch ba lô trên xe đạp vậy. Khoảng cách của các chuyến đi hoàn toàn không giống nhau, tùy thuộc vào sự phù hợp của mỗi người, tốc độ đi và số điểm dừng, người lái thường đi được khoảng từ 50 – 150 km/ngày. Một chuyến đi ngắn cỡ vài ngày có thể đi được khoảng 200km còn xa hơn thì có thể đi trong phạm vi một nước hay vòng quanh thế giới. Những chuyến đi du lịch xa cần phải được chuẩn bị tốt, đặc biệt xe đạp phải có khả năng chở được những hành lý nặng. Mặc dù có rất nhiều loại xe đạp khác nhau để sử Trang 8  Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất dụng, xong loại xe đạp thích hợp nhất phải là loại chở được vật nặng và làm cho ta cảm thấy thoải mái khi di chuyển trong một thời gian dài. e) Lặn biển (Scuba diving) Lặn biển là một hoạt động bơi lặn diễn ra dưới lòng nước và sử dụng các dụng cụ thở cá nhân chuyên dụng. Bằng cách mang theo một bình khí gas (thường là khí nén), người lặn có thể ở dưới nước một thời gian dài với kỹ thuật duy trì sự hô hấp đơn giản là sử dụng ống thở và sự tự do bơi lặn dưới nước mà không bị gây cản trở vì đã được cung cấp đủ nguồn khí. Người lặn di chuyển dưới nước thường là sử dụng đuôi cá gắn ở bàn chân, đôi khi cũng có sự trợ giúp của bộ truyền động, thường gọi là “scooter”. (Dịch từ www.wikipedia.org) 1.2.2. Các điều kiện để thực hiện loại hình du lịch mạo hiểm a) Yêu cầu đối với du khách Yêu cầu hàng đầu đối với những du khách muốn thực hiện một chuyến du lịch mạo hiểm, đó là sức khoẻ. Vì du lịch mạo hiểm đòi hỏi mỗi người phải tham gia vào những hoạt động mang tính nguy hiểm, vì vậy, nếu không có sức khoẻ và tinh thần tốt thì bạn sẽ không thể thực hiện được chuyến du lịch của mình và cũng sẽ không tìm thấy được cảm giác thích thú, vui sướng khi chinh phục được thiên nhiên. Thứ hai, vì đặc điểm của mạo hiểm là mang tính nguy hiểm, chính vì thế, mỗi người khách phải trang bị cho mình những thiết bị bảo hộ cần thiết; ngoài những thiết bị mà công ty lữ hành sẽ chuẩn bị cho du khách thì vẫn nên có thêm những thiết bị bảo hộ khác phù hợp với nội dung của hoạt động mạo hiểm mà mình sắp phải tham gia vào. Đó là điều kiện cần để được tham gia vào một tour du lịch mạo hiểm Cuối cùng, vì một chuyến du lịch mạo hiểm cần chi phí cho rất nhiều lĩnh vực như khảo sát địa hình, thiết bị bảo hộ, mua bảo hiểm cho mỗi du khách,… nên giá cho một tour du lịch mạo hiểm cao hơn nhiều so với một tour du lịch bình thường, nên du khách tham gia vào loại hình này thường là những người có mức sống cao. b) Yêu cầu đối với tài nguyên du lịch Trang 9  Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất Một chuyến du lịch mạo hiểm muốn diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp thì phải nơi đến phải được khảo sát kỹ càng. Tài nguyên du lịch để thực hiện loại hình du lịch mạo hiểm thì rất nhiều, nhưng phải xem xét nó có phù hợp hay không. Nó phải đạt những yêu cầu như: không quá khó để tiếp cận, không quá nguy hiểm khi thực hiện các hoạt động mạo hiểm… Nước ta có rất nhiều khu vực có địa hình thích hợp để thực hiện loại hình du lịch mạo hiểm nhưng chưa được khảo sát và đưa vào chương trình. Hy vọng trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của loại hình này thì tài nguyên du lịch trong nước cũng sẽ được khai thác hợp lý. c) Yêu cầu đối với công ty tổ chức Du lịch mạo hiểm đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao trong tổ chức tour, vì nó liên quan trực tiếp đến an toàn cho du khách. Điều quan trọng nhất đối với một công ty tổ chức du lịch mạo hiểm là phải có các đoàn thám thính địa hình chuyên nghiệp, nhóm hậu cần chu đáo và phải luôn giữ thông tin liên lạc thật tốt trong mọi địa hình. Điều này đòi hỏi công ty lữ hành phải được trang bị kỹ càng. Doanh nghiệp du lịch lữ hành cũng cần phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và chính quyền địa phương khi tổ chức tour để nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Ngoài ra, các công ty cần phải có một đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiêp, vừa có sức khoẻ, sự khéo léo, lòng dũng cảm, vừa có trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ và phải có sự quản lý tốt. 1.3. Chương trình du lịch mạo hiểm 1.3.1. Khái niệm CTDL và CTDL mạo hiểm 1.3.1.1. Chương trình du lịch là gì? a) Khái niệm: - Các chương trình du lịch là những nguyên mẫu, để căn cứ vào đó, người ta tổ chức các chuyến du lịch với mức giá đã được xác định trước. nội dung của chương trình thể hiện lịch trình chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, tham quan… Mức giá của chương trình bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ và hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình. b) Đặc điểm Trang 10  Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất Chương trình du lịch là sản phẩm du lịch đặc biệt. Tính chất đặc biệt được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: + Nó là sản phẩm du lịch nên chứa các đặc điểm của sản phẩm du lịch + Nó là sản phẩm tổng hợp của tất cả các dịch vụ riêng lẻ + Nó là phương án tối ưu hoặc một sự kết hợp hoàn thiện và thống nhất gữa các giá trị sử dụng để tạo ra chuyến du lịch trọn gói. + Thể hiện tính hấp dẫn và khả năng sinh lời. c) Nội dung Nội dung của chương trình du lịch rất phong phú và đa dạng, nó cũng xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó có nhu cầu của du khách có tính chất quyết định. Về cơ bản nó bao gồm: + Tên chương trình – mã chương trình + Thời điểm tổ chức chương trình + Tổng quỹ thời gian của chương trình du lịch (n ngày, n-1 đêm) + Chi tiết hoạt động từng ngày + Giá của chương trình du lịch + Các dịch vụ khác (nếu có) + Các điều khoản của chương trình 1.3.1.2. Chương trình du lịch mạo hiểm. Có thể nói, chương trình du lịch mạo hiểm là một khái niệm khá mới mẻ, cùng với những đặc điểm chung của một chương trình du lịch như đã nói ở trên, nó còn có những điểm cần chú ý sau: Có rất nhiều loại chương trình du lịch mạo hiểm để ta có thể tham gia. Dù cho thị hiếu, sở thích của mỗi người là khác nhau, những ai cũng sẽ tìm được cho mình một chương trình du lịch mạo hiểm phù hợp với bản thấn mình. Trước khi dự định tham gia vào một chuyến du lịch mạo hiểm, có những việc ta cần phải nhớ như sau. Thứ nhất, tour du lịch mạo hiểm có rất nhiều giá khác nhau tùy thuộc vào địa điểm đến và những tiện nghi và dịch vụ bao gồm trong đó. Do đó, chúng ta phải xem xét thật kỹ, bàn bạc những ý định của mình với một đại lý du lịch có đủ tư cách pháp lý hoặc một trung tâm lữ hành chuyên về loại hình này để tìm ra một chương trình Trang 11  Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất phù hợp. Thứ hai, ta sẽ phải tham gia tour mạo hiểm không chỉ một mình mà là với một nhóm người. Vì vậy, nếu bạn không thích hợp với một đám đông thì du lịch mạo hiểm cũng không phải dành cho bạn. Nếu bạn không thích đi với một đám đông xa lạ thì bạn vẫn có thể mang theo bạn bè hoặc người thân bên cạnh mình. Về mặt này, du lịch mạo hiểm hoàn toàn không thích hợp để đi một mình, trong trường hợp có sự việc khẩn cấp xảy ra thì có người bên cạnh vẫn luôn là tốt nhất. Thực tế, một tour du lịch mạo hiểm luôn tồn tại những nguy hiểm đặc biệt, trong trường hợp một tai nạn xảy ra, bạn sẽ cần một ai đó gần bên để có thể giúp đỡ bạn khi bạn cần đến. (Dịch từ www.essentialtips.net) 1.3.2. Ý nghĩa và yêu cầu của việc thiết kế CTDL mạo hiểm 1.3.2.1. Ý nghĩa Một chương trình du lịch, đặc biệt là chương trình du lịch mạo hiểm được thiết kế một cách kỹ càng, chi tiết và chuyên nghiệp sẽ là cơ sở mang lại sự hài lòng và an tâm cho du khách và lợi nhuận cho doanh nghiệp 1.3.2.2. Yêu cầu a) Yêu cầu của việc thiết kế CTDL mạo hiểm. - Phù hợp với đối tượng khách: là những người có sức khoẻ tốt, muốn tìm những cảm giác hồi hộp, mới lạ thông qua các hoạt động có tính chất nguy hiểm, thách thức - Khai thác tối đa tài nguyên du lịch của vùng: một chương trình du lịch hấp dẫn phải khám phá được hầu hết các tài nguyên của khu vực đó. Việc kết hợp tốt các tài nguyên du lịch trong vùng sẽ cho du khách cái nhìn tổng quát hơn về khu vực đó. - Khai thác tốt nhất hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của vùng. b) Yêu cầu bảo đảm tính hấp dẫn của một CTDL mạo hiểm. - Một chương trình du lịch mạo hiểm không nên có quá nhiều các hoạt động mạo hiểm, phải có một sự sắp xếp hợp lý giữa các hoạt động - Không phải lâm vào những tình thế nguy hiểm mới được gọi là du lịch mạo hiểm, trên hết, du lịch mạo hiểm phải bảo đảm được sự an toàn tối đa cho du khách. - Trong chương trình du lịch lưu ý bố trí những buổi nhẹ nhàng đan xen những buổi vất vả. Thỉnh thoảng có những giờ tự do cho du khách. Trang 12  Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất 1.4. Quy trình thiết kế chương trình du lịch mạo hiểm 1.4.1. Công tác chuẩn bị 1.4.1.1. Nghiên cứu nhu cầu thị trường a) Mục đích đi du lịch của du khách - Mỗi người đi du lịch vì những thúc bách nhất định. Điều này ảnh hưởng đến việc họ sẽ lựa chọ điểm đến này hay điểm đến khác, chương trình du lịch này hay chương trình du lịch khác. Bên cạnh động cơ chính, mỗi người đều có những động cơ phụ, bổ sung - Đối với loại hình du lịch mạo hiểm, động cơ của đa số du khách là muốn tìm một cảm giác mới lạ, thích thú thông qua các hoạt động mạo hiểm. Họ muốn được chinh phục thiên nhiên, hoặc là thay đổi cuộc sống đơn tẻ hàng ngày của họ…Nắm bắt được mục đích du lịch của du khách tiềm năng là cơ sở quan trọng trong định hướng xây dựng chương trình du lich. b) Nghiên cứu khả năng thanh toán của du khách - Là cơ sở để chúng ta xác định điều kiện tiện nghi về phương tiện vận chuyển, lưu trú, ăn uống của khách. - Trước hết cần nghiên cứu về thu nhập của du khách ở các thị trường du lịch tiềm năng và quan trọng nhất là chi tiêu cho du lịch trong tổng thu nhập đó, tuỳ theo từng dân tộc, cư dân của các quốc gia khác nhau mà khả năng dành cho chi tiêu du lịch cũng khác nhau. Theo xu hướng phát triển du lịch hiện nay, du khách ngày càng dành cho chi tiêu du lịch nhiều hơn. Do đó các tổ chức lữ hành cũng cần phải xem xét cơ cấu chi tiêu của du khách, điều này rất quan trọng cho việc xây dựng mức giá của chương trình du lich và xây dựng cơ cấu dịch vụ cung ứng sao cho đáp ứng tốt nhu cầu và khả năng của du khách. - Loại hình du lịch mạo hiểm là một loại hình du lịch đặc biệt chính vì thế giá của một chương trình du lich thường rất cao. Yêu cầu chung cho du khách muốn tham gia loại hình này phải là những người có thu nhập cao. c) Nghiên cứu quỹ thời gian dành cho du lịch của du khách - Trước hết cần phải nghiên cứu quỹ thời gian rỗi của du khách ở thị trường tiềm năng, đó là khoảng thời gian trong năm du khách không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ dành nó vào việc thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi sau những tháng ngày làm việc mệt nhọc. Trang 13  Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất - Việc nắm bắt được chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc hoạch định độ dài thời gian cho một chương trình du lich, từ đó có kế hoạch sắp xếp các tuyến điểm tham quan, nghỉ ngơi phù hợp. d) Nghiên cứu không gian du lịch muốn khám phá - Là cơ sở để xác định vùng du lịch mà chương trình muốn giới thiệu. Tuỳ theo nội dung của mỗi chương trình du lich mà không gian du lịch có thể thay đổi - Đối với chương trình du lich mạo hiểm, không gian du lịch ở đây có thể là khu vực núi non trùng điệp, có khi là một thác nước hũng vĩ, lại có lúc chuyển sang một khu rừng nào đó…. e) Nghiên cứu khả năng về sức khỏe của du khách - Sức khoẻ của mỗi du khách trong chương trình du lich mạo hiểm là cơ sở để xác định mức độ căng thẳng của chương trình du lịch, theo đó là xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc chuyến đi mỗi ngày - Nguyên tắc là việc phân tích phải căn cứ trên người có điều kiện sức khỏe thấp nhất. - Du lịch mạo hiểm không những đòi hỏi sức khoẻ tốt mà còn phải có lòng dũng cảm, sự dẻo dai. Để trang bị tốt nhất cho mỗi du khách, các công ty lữ hành còn tổ chức các buổi tập huấn đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn cho du khách. f) Nghiên cứu yêu cầu và tập quán về chất lượng phục vụ - Nghiên cứu thói quen tiêu dùng và yêu cầu chất lượng đối với các loại dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế xã hội và tập quán tiêu dùng của du khách - Việc nghiên cứu này làm cơ sở để kết hợp các thành phần yếu tố dịch vụ theo các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của du khách về cấp hạng, chủng loại, tính chất… của các dịch vụ g) Nghiên cứu thời điểm nghỉ ngơi và có nhu cầu du lịch của du khách - Nghiên cứu nội dung này cho phép doanh nghiệp lữ hành nắm bắt mùa vụ du lịch của một thị trường du lịch. Từ đó, công ty lữ hành sẽ tiến hành xây dựng các chương trình du lịch và xúc tiến các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền cho việc tiêu thụ sản phẩm tổ chức thực hiện chương trình du lịch. Trang 14  Luận văn tốt nghiệp 1.4.1.2. a) GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất Nghiên cứu nguồn cung Nghiên cứu tài nguyên du lịch - Kiểm kê tài nguyên du lịch + Tài nguyên thiên nhiên + Tài nguyên nhân tạo - Lựa chọn tài nguyên du lịch Để lựa chọn tài nguyên du lịch đưa vào chương trình du lich mạo hiểm, người ta thường căn cứ vào những yếu tố sau: + Giá trị của tài nguyên du lịch (uy tín và sự nổi tiếng). + Sự phù hợp của tài nguyên du lịch đối với mục đích của CTDL + Điều kiện phục vụ đi lại, an ninh trật tự, độ an toàn và môi trường tự nhiên, xã hội của khu vực có tài nguyên du lịch. b) Nghiên cứu điều kiện sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách Điều kiện đón tiếp khách ở đây được hiểu là hệ thống các điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch tại tất cả các tuyến điểm trên tuyến hành trình. Đó là mạng lưới du lịch với hệ thống các cơ sở phục vụ du lịch như: cơ sở lưu trú, các điểm ăn uống, các phương tiện vận chuyển - Cơ sở hạ tầng xã hội cho dịch vụ du lịch + Mạng lưới giao thông Hệ thống giao thông bao gồm các công trình đầu mối (phi trường, bến cảng, nhà ga, bến xe…) và mạng lưới đường sá kể cả đường bộ, đường sắt và hệ thống sông ngòi. + Các cơ sở hạ tầng khác (hệ thống điện, nước, y tế…)  Để một chương trình du lich mạo hiểm được thành công, điều kiện giao thông là một trong những điều kiện tiên quyết. Doanh nghiệp lữ hành có thể tổ chức các chuyến mạo hiểm bằng nhiều phương tiện khác nhau, phù hợp với khoảng cách và khả năng tiếp cận điểm du lịch, tạo sự đa dạng và hấp dẫn cho chương trình. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch + Các cơ sở lưu trú + Các cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống Trang 15  Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất Trong lĩnh vực khách sạn và nhà hàng, vấn đề phân tích mạng lưới phân bố của chúng rất quan trọng trong quá trình kiểm kê và đánh giá cơ sở vật chất. + Các phương tiện chuyên chở Bao gồm tất cả các phương tiện đưa khách từ nhà đến điểm du lich, giữa các điểm du lịch và đi lại bên trong điểm du lịch. Bao gồm máy bay, tàu thuỷ, tàu hoả, ôtô vận chuyển và cho thuê đến môtô, xích lô.  Cùng với sự phát triển về kinh tế, du khách ngày càng đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng và điều kiện phục vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, đáp ứng nhu cầu, tâm lý và khả năng thanh toán của họ. Do đó, sự chuẩn bị trước về điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách càng trở nên quan trọng, yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành phải có sự chuẩn bị tốt ở khâu này. 1.4.2. Thiết kế chương trình du lịch mạo hiểm 1.4.2.1. Lập bảng phác thảo cung đường. - Tập hợp các điểm thu hút chính thể hiện trên bản đồ: Điểm thu hút chính là những điểm thu hút phù hợp với chủ đề chính, các điểm thu hút phụ và bổ sung có sức hấp dẫn cao - Phác thảo cung đường: + Trên bản đồ, tìm những cung đường đi qua những điểm thu hút chính. + Luôn coi cung đường là một bộ phận quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của chương trình du lịch + Hết sức cố gắng tránh việc đi và về trên cùng một cung đường. 1.4.2.2. Lập bảng kỹ thuật. - Bảng kỹ thuật là sự phát triển của bảng phác thảo - Phân bố tuyến hành trình một cách chi tiết theo từng ngày 1.4.2.3. Một số điểm cần lưu ý - Chương trình du lịch phải có sự cân đối và hợp lý khi thực hiện: các hoạt động không nên quá nhiều gây mệt mỏi cho du khách, cần có sự nghỉ ngơi thích hợp. - Đa dạng hoá các loại hoạt động, không nên thực hiện nhiều hoạt động có cùng bản chất trong một ngày, cần có những hoạt động chính làm điểm nhấn có giá trị hấp dẫn du khách. Trang 16  Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất - Lưu ý đến các hoạt động giải trí cho du khách về ban đêm, tránh sự đơn điệu, gây cảm giác nhàm chán cho du khách. - Chú trọng đến hoạt động đón tiếp khách đầu tiên (long trọng, lịch sự, vui vẻ) và các hoạt động đưa tiễn cuối cùng (họp mặt, chia tay, tặng quà, ghi sổ lưu niệm…) - Dành cho du khách một khoảng thời gian tự do trong hành trình để thực hiên các hoạt động cá nhân. - Phải có sự cân đối, hài hoà, khả năng về thời hạn, tài chính của du khách với nội dung, chất lượng của chương trình du lịch, đảm bảo mục tiêu của hãng lữ hành và đáp ứng nhu cầu của khách. - Khi lựa chọn tuyến đường đến điểm tham quan ngoài khả năng giao thông cần lựa chọn tuyến đường có nhiều cảnh đẹp để có thể chọn điểm dừng cho khách tham quan xen kẽ. Bên cạnh đó, việc ngắm cảnh đẹp trên đường đi trước khi đến điểm tham quan cũng mang lại cho du khách cảm giác thú vị trước khi bước vào một chuyến du lịch đầy mạo hiểm. 1.4.2.4. Định giá cho chương trình - Dựa vào các phương pháp định giá và đánh giá mức độ hấp dẫn của chương trình để đưa ra một mức giá thích hợp CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An Trang 17  Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Ngày thành lập : Ngày 09 tháng 04 năm 1990 Giấy phép thành lập số : 189/QĐUB Địa chỉ : 10/Trần Hưng Đạo - Thị xã Hội An - Quảng Nam Điện thoại : (84.0510) 910911 - 910885 Fax : (84.0510) 911099 E-mail : [email protected] / [email protected] Website : www.hoiantourist.com : www.hoiantravel.com Hệ thống chi nhánh của công ty gồm có: + Khách sạn Hội An () + Khu du lịch biển Hội An () + Trung tâm lữ hành Hội An + Nhà hàng Hội An  Lịch sử hình thành và phát triển công ty Nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống lịch sử, văn hoá – nơi có hai Di sản văn hoá Thế giới Hội An và Mỹ Sơn - lại ở khu vực trung tâm của đô thị cổ, Công ty Du lịch – Dịch vụ Hội An có cơ hội khai thác tốt lợi thế và tiềm năng của một vùng du lịch năng động. Được thành lập từ tháng 4/1990, nhưng chính thức hoạt động từ ngày 15/08/1991, trên cơ sở bổ sung chức năng kinh doanh từ Công ty ăn uống dịch vụ Hội An, Công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Hội An nay là một doanh nghiệp cổ phần thực hiện chức năng kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, tổ chức các tour lữ hành trong nước, quốc tế và các dịch vụ hỗ trợ khác. Khi mới thành lập (15/08/1991), công ty đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, cơ sở vật chất ban đầu hầu như không có gì. Cùng với sự trợ giúp từ nguồn vốn vay ngân hàng, công ty đã đầu tư, nâng cấp thành khách sạn mini với 8 buồng phòng. Đây là khách sạn đầu tiên trên địa bàn Hội An lúc bấy giờ. Trang 18  Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất Từ năm 1996 đến năm 2001, đặc biệt là từ năm 1999, khi quần thể kiến trúc đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận “Di sản văn hóa thế giới”, công ty đã tận dụng tối đa cơ hội này, vạch ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, cải tiến chất lượng dịch vụ, kết quả là công ty đã có 118 buồng phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao, nhà hàng 2 tầng với quy mô 200 chỗ ngồi, một hội trường đạt tiêu chuẩn quốc tế, bể bơi, sân tenis, vũ trường, đội xe du lịch… Năm 2000, công ty tiếp tuc đầu tư vào dự án: “Hội An Beach resort” với 102 phòng, đạt tiêu chuẩn 4 sao, đa dịch vụ với số vốn hơn 35 tỷ đồng. Đến nay, bên cạnh việc đầu tư xây mới và nâng cấp cơ sở vật chất, Công ty luôn chú trọng đầu tư phát triển và hoàn thiện các hệ thống dịch vụ bổ sung, trong đó đặc biệt là sự ra đời của Trung tâm lữ hành quốc tế và các dịch vụ thể thao, vui chơi, giải trí trên biển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Sau hơn 15 năm đổi mới và phát triển, Công ty cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, tổng giá trị tài sản hơn 100 tỷ đồng, gồm 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú đạt tiêu chuẩn 4 sao với 270 buồng phòng và hệ thống dịch vụ hỗ trợ đa dạng, đạt chất lượng cao như các thiết bị phuc vụ trò chơi trên biển, lặn biển, tham quan làng nghề… Công tác quảng bá tiếp thị được tiến hành có hiệu quả thông qua nhiều kênh, nhiều phương tiện khác nhau cả trong và ngoài nước. Cùng với việc xây dựng 40 tour – tuyến nội địa, Công ty đã xúc tiến quan hệ đối tác với trên 200 hãng lữ hành thông qua 12 trang website. Uy tín, thương hiệu ngày càng được khẳng định và phát triển vững mạnh khi công ty chính thức trở thành thành viên của các Hiệp hội chuyên ngành trên thế giới như: Hiệp hội lữ hành Bắc Mỹ (ASTA), Hiệp hội lữ hành Châu Á Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội lữ hành Nhật Bản (JATA). Công ty được cổ phần hóa vào tháng 10 năm 2006, đánh dấu một bước phát triển mới của công ty, một hướng đi hoàn toàn hợp lý khi xu thế hội nhập và toàn cầu hóa dang ngày càng sâu rộng, sự thay đổi để thích ứng là cần thiết không chỉ cho hôm nay mà cho cả tương lai. Với những kết quả đạt được trong nhiều năm qua, Công ty Du lịch - Dịch vụ Hội An đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng, trong đó nổi bật là: Trang 19  Luận văn tốt nghiệp - GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thống Nhất Được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng III (1999), Huân chương lao động hạng II (2004) - Nhiều năm liền được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ luân lưu xuất sắc - Tổng cục Du lịch tặng cờ luân lưu xuất sắc trong 10 năm đổi mới - Bộ Công an tặng cờ luân lưu xuất sắc trong phong trào QCBVATTQ (Quần chúng bảo vệ an toàn tổ quốc) - Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về hoàn thành nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước - 5 năm liền (2000 – 2004) Khách sạn Hội An được Tổng cục Du lịch Việt Nam bình chọn là 1 trong 10 khách sạn hàng đầu Việt Nam 2.1.2. Chức năng kinh doanh, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty  Chức năng kinh doanh Hiện nay, chức năng kinh doanh của Công ty bao gồm:  Kinh doanh khách sạn  Kinh doanh nhà hàng  Kinh doanh lữ hành  Kinh doanh dịch vụ vận chuyển  Kinh doanh các dịch vụ thư giãn, vui chơi giải trí lành mạnh khác. Tuy nhiên, chức năng kinh doanh chính của Công ty vẫn là kinh doanh khách sạn và lữ hành. Trong thời gian đến, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư vào các loại hình kinh doanh dịch vụ khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm cũng như cơ cấu doanh thu của Công ty.  Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty.  Kinh doanh đúng mục đích ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập doanh nghiệp.  Bảo toàn và phát triển nguồn vốn của các nhà đầu tư.  Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ do Nhà nước quy định.  Đảm bảo phân chia lợi tức công bằng cho các nhà đầu tư dựa trên hoạt động kinh doanh có hiệu quả của Công ty.  Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan