Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn v¡n hãa viöt nam...

Tài liệu Luận văn v¡n hãa viöt nam

.PDF
218
42
76

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THUẦN V¡N HãA VIÖT NAM TRONG GI¶NG D¹Y M¤N TIÕNG VIÖT CHO HäC VI£N N¦íC NGOµI ë NHµ TR¦êNG QU¢N §éI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2019 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THUẦN V¡N HãA VIÖT NAM TRONG GI¶NG D¹Y M¤N TIÕNG VIÖT CHO HäC VI£N N¦íC NGOµI ë NHµ TR¦êNG QU¢N §éI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC Mã số: 62 31 06 40 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS. NGUYỄN DUY BẮC 2. PGS. TS. VŨ THỊ PHƯƠNG HẬU HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Thị Thuần MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa Việt Nam 1.2. Các công trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam trong ngôn ngữ và trong tiếng Việt giảng dạy cho người nước ngoài 1.3. Những kết quả đã đạt được và khoảng trống trong nghiên cứu Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN NƯỚC NGOÀI Ở NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI 2.1. Cơ sở lý luận 2.2. Cơ sở thực tiễn Chương 3: NỘI DUNG GIẢNG DẠY, TIẾP NHẬN VÀ TRẢI NGHIỆM BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG MÔN TIẾNG VIỆT Ở NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 3.1. Bản sắc văn hóa Việt Nam thể hiện trong các giáo trình tiếng Việt sử dụng ở nhà trường quân đội 3.2. Nội dung và phương pháp giảng dạy bản sắc văn hóa Việt Nam qua môn Tiếng Việt cho học viên nước ngoài ở nhà trường quân đội hiện nay 3.3. Việc tiếp nhận và trải nghiệm bản sắc văn hóa qua môn Tiếng Việt của học viên nước ngoài ở nhà trường quân đội hiện nay Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC TRUYỀN TẢI BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN NƯỚC NGOÀI Ở NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 4.1. Về bản sắc văn hóa Việt Nam trong giáo trình 4.2. Về bản sắc văn hóa Việt Nam trong giảng dạy 4.3. Về tiếp nhận và trải nghiệm bản sắc văn hóa Việt Nam của học viên nước ngoài ở nhà trường quân đội KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 11 11 17 27 34 34 64 72 72 83 97 110 110 120 134 146 150 151 160 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Khảo sát chủ đề văn hóa Việt Nam trong bài đọc trong giáo 73 trình tiếng Việt cơ sở Bảng 3.2. Khảo sát chủ điểm giao tiếp trong bài đọc trong giáo trình 75 tiếng Việt cơ sở Bảng 3.3. Khảo sát cụm từ cố định trong giáo trình tiếng Việt cơ sở 79 Bảng 3.4. Khảo sát mục tiêu truyền tải nội dung văn hóa trong các giáo 160 trình giảng dạy tiếng Việt trong quân đội (thời gian từ năm 2008 đến năm 2018) Bảng 4. Triển khai hoạt động lớp học hướng đến phát triển năng lực giao tiếp đa văn hóa 163 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HVNN: Học viên nước ngoài MTQS: Môi trường quân sự NCS : Nghiên cứu sinh NTQĐ: Nhà trường quân đội Nxb : Nhà xuất bản 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển với những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau đều tạo ra nền văn hóa mang đặc trưng của quốc gia, dân tộc ấy. Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước, người Việt đã sáng tạo ra một nền văn hóa có bản sắc không lẫn với văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới. Văn hóa Việt Nam được lưu truyền trong các thế hệ cộng đồng người Việt và cộng đồng dân tộc, quốc gia khác bằng tiếng Việt. Theo quan điểm của Deborah Peck (1998): “Không có giảng dạy văn hóa thì việc giảng dạy ngôn ngữ là không chính xác, không đầy đủ và nặng nề” [81]. Một người nước ngoài dù nắm rất chắc ngữ pháp và có vốn từ phong phú nhưng thiếu hiểu biết về văn hóa thì khi giao tiếp bằng tiếng Việt cũng chỉ dừng ở mức độ biết diễn đạt ý nghĩ của mình một cách vụng về bằng cách áp đặt những quy tắc của tiếng mẹ đẻ. Văn hóa định hình quan điểm, cách nhìn và chi phối sinh hoạt, ứng xử, giao tiếp của mỗi người, đồng thời cũng là những chuẩn mực để đánh giá bản thân và người khác sống có phù hợp với văn hóa của cộng đồng không? Và ngôn ngữ là yếu tố tiêu biểu nhất trong bất kỳ nền văn hóa nào. Với mọi ngôn ngữ, việc sử dụng lời nói hay văn bản cũng là để truyền tải một thông điệp văn hóa được hiểu theo ý nghĩa của người thực hành nó. Vì thế, văn hóa Việt Nam được truyền dạy một cách tự nhiên thông qua quá trình dạy và học ngôn ngữ sẽ giúp người nước ngoài sử dụng thành thạo tiếng Việt trong bối cảnh xã hội và văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, chuẩn mực trong nguyên tắc ứng xử của một nền văn hóa này lại không phải là chuẩn mực của một nền văn hóa khác, các quan điểm được một cộng đồng chấp nhận có thể không được đồng thuận ở một cộng đồng khác. Người nước ngoài đến Việt Nam học tiếng Việt thời gian đầu thường ngạc nhiên và bối rối trước những câu hỏi như: “Anh có gia đình chưa?”, “Anh đi 2 đâu đấy?”, “Anh bao nhiêu tuổi?”... Sự khác biệt về văn hóa khiến họ có những đánh giá và cảm xúc khác nhau trước ngôn ngữ và môi trường văn hóa mới. Chỉ những hiểu biết sâu sắc về văn hóa mới có thể giúp học viên nước ngoài (HVNN) có điểm nhìn văn hóa từ bên trong, cho họ thấy sự tương đồng và khác biệt trong môi trường đa văn hóa để từ đó có sự đồng cảm, yêu mến và tôn trọng nền văn hóa họ đang theo học. “Văn hóa trong việc học ngôn ngữ không phải là một kỹ năng thứ năm không cần thiết, gắn tạm vào việc dạy nói, nghe, đọc và viết. Nó luôn luôn nằm trong nền tảng, ngay từ những ngày đầu, sẵn sàng gây bối rối người giỏi ngôn ngữ vào lúc bất ngờ nhất, cho thấy hạn chế về năng lực giao tiếp của họ, thách thức khả năng hiểu thế giới xung quanh của họ” [80, tr.1]. Và như thế, văn hóa là phần không thể thiếu trong năng lực giao tiếp ngôn ngữ và cũng chính là trọng tâm của giảng dạy tiếng Việt. Trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, việc giới thiệu văn hóa trong ngôn ngữ là cơ hội để chúng ta quảng bá văn hóa Việt Nam phục vụ công tác đối ngoại nói chung và đối ngoại quốc phòng nói riêng. Trước đây, việc dạy tiếng Việt ở nhà trường quân đội (NTQĐ) chỉ tập trung chủ yếu cho học viên Lào và Campuchia trong điều kiện giảng dạy còn nhiều hạn chế thì ngày nay, đã có khoảng 30 nước cử quân nhân sang Việt Nam học tập theo hình thức hiệp định và đối đẳng. Số lượng học viên tăng hàng năm đòi hỏi phải có chiến lược giới thiệu văn hóa một cách chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, văn hóa trong giảng dạy ngôn ngữ không chỉ là vấn đề nội sinh xuất phát từ mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và văn hóa mà còn là đòi hỏi khách quan xuất phát từ nhu cầu và sự chủ động, tích cực của người học. Những HVNN đến Việt Nam học tập với mục đích tìm hiểu, cảm nhận, trải nghiệm giá trị, chuẩn mực của văn hóa Việt Nam để vận dụng những kiến thức và tình cảm văn hóa vào việc thi hành chính sách ngoại giao của đất nước mà họ đại diện với Đảng, Nhà nước 3 và Quân đội Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh những mục tiêu chung cần có cái nhìn đặc thù với đối tượng là HVNN trong nhà trường quân đội. Nhận thức đúng đắn vai trò to lớn của văn hóa Việt Nam trong môn Tiếng Việt trong đào tạo đối ngoại, những năm qua, các NTQĐ đang từng bước mở rộng đối tượng và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nhưng văn hóa là một phạm trù rộng lớn, việc định hướng nội dung văn hóa trong giảng dạy tiếng Việt vẫn chưa được thống nhất trong đội ngũ giảng viên và trong các trường. Giáo trình, tài liệu giảng dạy tiếng Việt trong NTQĐ hiện nay chưa mang tính đặc thù dành cho đối tượng đào tạo; các phương pháp giảng dạy hiện đại chưa được cập nhật. Nhu cầu được tiếp nhận, trải nghiệm văn hóa Việt Nam trong môi trường quân sự (MTQS) của HVNN chưa được đáp ứng một cách tổng thể và thống nhất. Các hoạt động trải nghiệm và thực hành văn hóa chưa đi vào chiều sâu, chưa được nhìn nhận và đầu tư thích đáng... Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu cơ bản, hệ thống về “Văn hóa Việt Nam trong giảng dạy môn Tiếng Việt cho học viên nước ngoài ở nhà trường quân đội” dưới góc nhìn Văn hóa học là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là thông qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn văn hóa Việt Nam trong giảng dạy môn Tiếng Việt để bàn về bản sắc văn hóa Việt Nam trong giáo trình, nội dung giảng dạy, tiếp nhận và trải nghiệm hướng đến việc nâng cao hiệu quả truyền tải văn hóa Việt Nam cho HVNN ở nhà trường quân đội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nhận diện vấn đề văn hóa Việt Nam trong giảng dạy môn Tiếng Việt cho HVNN ở NTQĐ, đó là bản sắc văn hóa Việt Nam thể hiện ở các chủ điểm văn hóa và giao tiếp ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Việt. 4 - Chỉ ra những biểu hiện của bản sắc văn hóa Việt Nam trong giảng dạy môn Tiếng Việt cho học viên nước ngoài. - Làm rõ thực trạng vấn đề bản sắc văn hóa Việt Nam trong giáo trình, giảng dạy, tiếp nhận và trải nghiệm ở NTQĐ hiện nay. - Bàn luận những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bản sắc văn hóa Việt Nam cho HVNN một cách hiệu quả trong môi trường giao tiếp đa văn hóa ở NTQĐ hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, có thể xác định đối tượng nghiên cứu của luận án là bản sắc văn hóa Việt Nam trong giảng dạy môn Tiếng Việt cho HVNN ở NTQĐ hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Văn hóa Việt Nam là một phạm trù rộng lớn bao gồm nhiều lĩnh vực, bản thân khái niệm văn hóa cũng mang tính động, phụ thuộc vào góc nhìn của lĩnh vực nghiên cứu. Vì vậy, trong khuôn khổ của một luận án, nghiên cứu sinh (NCS) đã giới hạn phạm vi nghiên cứu là bản sắc văn hóa Việt Nam. Việc giới hạn phạm vi nghiên cứu xuất phát từ lý do lựa chọn đề tài, văn hóa Việt Nam trong giảng dạy ngôn ngữ là những yếu tố phản ánh quan điểm và tư duy của dân tộc Việt Nam trong so sánh sự tương đồng và khác biệt với dân tộc khác; từ nội dung văn hóa Việt Nam trong chương trình đào tạo; từ đối tượng nghiên cứu; từ thực tế kinh nghiệm giảng dạy, từ trải nghiệm của NCS khi khảo sát ở các NTQĐ. Như vậy, việc giới hạn nội dung văn hóa Việt Nam trong phạm vi bản sắc văn hóa Việt Nam trong giảng dạy môn Tiếng Việt cho người nước ngoài là có cơ sở và phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. - Không gian: Các học viện, nhà trường trong quân đội có nhiệm vụ đào tạo tiếng Việt và chuyên ngành quân sự cho HVNN: Đoàn 871 (Long Biên, Hà 5 Nội), Học viện Khoa học quân sự (Hoài Đức, Hà Nội), Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự Vinhempich (Trường Đại học Trần Đại Nghĩa; Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Sĩ quan Lục quân 1 (Trường Đại học Trần Quốc Tuấn; Sơn Tây, Hà Nội) và Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Trường Đại học Nguyễn Huệ; Biên Hòa, Đồng Nai). - Thời gian: 10 năm (từ 2008 đến 2018). Đây là khoảng thời gian việc giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ở NTQĐ trở thành nhiệm vụ chính trị trung tâm của đào tạo đối ngoại quốc phòng. Văn hóa Việt Nam nói chung và bản sắc văn hóa Việt Nam nói riêng được đặt ra như một yêu cầu khách quan và chủ quan trong giảng dạy tiếng Việt cho đối tượng sẽ là “đại sứ” đưa văn hóa Việt Nam đến với thế giới. Đó cũng là khoảng thời gian cần thiết để nhìn lại chất lượng những giáo trình đã được lựa chọn, những phương pháp truyền tải cần được đổi mới để từ đó bàn luận những vấn đề hướng đến nâng cao chất lượng giảng dạy văn hóa Việt Nam cho HVNN ở NTQĐ hiện nay. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc để giới thuyết khái niệm, khảo sát bản chất của văn hóa Việt Nam trong giảng dạy môn Tiếng Việt cho HVNN ở nhà trường quân đội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Nghiên cứu văn hóa trong giảng dạy môn Tiếng Việt cho HVNN ở NTQĐ liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng. Vì vậy NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành nhằm tiếp cận ở các góc nhìn văn hóa học, ngôn ngữ học, phương pháp dạy học để giải quyết vấn đề bản sắc văn hóa Việt Nam trong môn Tiếng Việt ở NTQĐ hiện nay. 6 - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp: Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích các nguồn tài liệu, các kết quả nghiên cứu đã được công bố về bản sắc văn hóa Việt Nam, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, các chỉ thị, nghị quyết, các kết quả điều tra, nghiên cứu về văn hóa trong môn Tiếng Việt cho HVNN ở NTQĐ từ năm 2008 đến nay; tiếp thu những kinh nghiệm, nhận diện những bất cập từ đó tổng hợp, khái quát hóa, đưa ra những nhận định có tính khoa học về văn hóa Việt Nam trong giảng dạy tiếng Việt cho HVNN ở NTQĐ hiện nay. - Phương pháp lịch sử - logic: Phương pháp này giúp tìm hiểu nhận thức về bản sắc văn hóa, bản sắc văn hóa trong ngôn ngữ và biểu hiện của nó trong môn Tiếng Việt đồng thời chỉ ra nội dung cốt lõi của văn hóa Việt Nam trong môn Tiếng Việt giảng dạy cho HVNN ở nhà trường quân đội. - Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Luận án sử dụng phương pháp này giúp nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong môn Tiếng Việt ở NTQĐ một cách toàn diện, trong mối tương quan với mục tiêu, chương trình đào tạo, giáo trình, giảng dạy, tiếp nhận và trải nghiệm của HVNN, từ đó đưa ra những bàn luận nhằm nâng cao chất lượng truyền tải văn hóa Việt Nam trong NTQĐ hiện nay. - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này giúp tham khảo ý kiến của các chuyên gia có trình độ, những kinh nghiệm thực tế và trải nghiệm là cơ sở làm rõ hơn phạm vi nghiên cứu, bàn luận những yếu tố đảm bảo và quyết định trong việc nâng cao chất lượng truyền tải bản sắc văn hóa Việt Nam trong giảng dạy môn Tiếng Việt ở NTQĐ hiện nay. - Phương pháp điền dã: Sử dụng phương pháp này để có được những dữ liệu trung thực, khách quan qua quan sát thực tế, ghi âm, ghi hình thực tiễn văn hóa Việt Nam trong giảng dạy, tiếp nhận và trải nghiệm ở NTQĐ; qua đó nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về bản sắc văn hóa trong môn Tiếng Việt và đưa ra những nhận xét, đánh giá mang tính khách quan, khoa học, có sức thuyết phục. 7 Trong quá trình điền dã, quan sát và tham dự trực tiếp vào quá trình giảng dạy trong 5 học viện, nhà trường được giao nhiệm vụ hợp tác đào tạo HVNN ở miền Bắc và miền Nam, NCS đã tiến hành 6 cuộc phỏng vấn (3 cuộc với 6 giảng viên và 3 cuộc với 12 học viên) nhằm xác định mục đích cốt lõi của văn hóa Việt Nam trong giảng dạy môn Tiếng Việt ở NTQĐ; đánh giá bản sắc văn hóa Việt Nam trong giảng dạy, tiếp nhận và trải nghiệm ở NTQĐ một cách chân thực và khách quan; những mong muốn chủ quan và kết quả khách quan… Kết quả điều tra là cơ sở xác định nội dung cốt lõi của văn hóa Việt Nam trong môn Tiếng Việt là bản sắc văn hóa. Đó cũng là cơ sở khoa học để bàn luận về yếu tố đảm bảo và yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả bản sắc văn hóa trong môn Tiếng Việt ở NTQĐ hiện nay. - Phương pháp điều tra xã hội học: Để xác định bản sắc văn hóa Việt Nam đã được giảng dạy, tiếp nhận và trải nghiệm trong NTQĐ như thế nào thì việc trưng cầu đánh giá của hai đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình dạy, học là giảng viên và học viên về bản sắc văn hóa Việt Nam trong môn Tiếng Việt ở NTQĐ là rất quan trọng. Do vậy, NCS xây dựng nội dung chi tiết cho việc điều tra xã hội học như sau: Về thành phần điều tra Cán bộ, giảng viên tham gia khảo sát có 50 người. Trong đó theo cấp bậc có 20% (10/50) viên chức quốc phòng; 28% (14/50) từ thiếu úy đến đại úy, 46% (23/50) là thiếu tá và trung tá, 6% (3/50) là thượng tá và đại tá. Theo trình độ học vấn có 26% (13/50) trình độ đại học, 72% (26/50) trình độ thạc sĩ và 2% (1/50) trình độ tiến sĩ. Theo ngành đào tạo có 80% (40/50) được đào tạo chuyên ngành văn học và ngôn ngữ học, 20% (10/50) được đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ. Theo thâm niên giảng dạy có 76% (38/50) từ 10 năm trở lên. Thành phần tham gia điều tra là các giảng viên đủ kinh nghiệm dạy học, có chuyên môn phù hợp với giảng dạy tiếng Việt trong nhà trường quân đội. 8 Học viên tham gia khảo sát với số lượng là 300 người. Có 50% (150/300) đang học trình độ cơ sở 1 năm; 50% (150/300) đang học chuyên ngành từ năm thứ hai trở lên. Các học viên đã và đang học gần hết một năm học trở lên, sử dụng khá thành thạo tiếng Việt, có thể giao tiếp với người bản ngữ. Các giảng viên và học viên tham gia điều tra xã hội học ở 5 trung tâm đào tạo HVNN trong NTQĐ. Đó là: Đoàn 871, Học viện Khoa học quân sự, Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự Vinhempich, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2. Về phương thức tiến hành tổ chức khảo sát - Về mục đích: khảo sát bản sắc văn hóa Việt Nam trong hệ thống bài đọc, các chủ điểm giao tiếp, các từ cố định và thành ngữ trong giáo trình tiếng Việt; tập trung đánh giá thực trạng nội dung, tiếp nhận, trải nghiệm, thực hành văn hóa Việt Nam; từ đó bàn luận về các yếu tố đảm bảo và quyết định chất lượng văn hóa trong môn Tiếng Việt ở NTQĐ hiện nay. - Về thời gian và quy mô: điều tra xã hội học được tiến hành từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018; trong đó tiến hành điều tra xã hội học 50 cán bộ, giảng viên và 300 học viên ở 5 học viện, nhà trường trên cơ sở phiếu điều tra được thiết kế, xây dựng theo mục đích nghiên cứu. - Về phương pháp và kỹ thuật điều tra: Để đạt được mục đích nghiên cứu, NCS đã sử dụng 50 phiếu hỏi anket cho giảng viên (trong tổng số 57 giảng viên của các trường khảo sát) và 300 phiếu hỏi anket cho học viên để đánh giá tình hình thực tế văn hóa Việt Nam trong giảng dạy, tiếp nhận và trải nghiệm ở NTQĐ hiện nay. Về tiêu chí khảo sát Nghiên cứu sinh tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng từng yếu tố trong giảng dạy, tiếp nhận và trải nghiệm văn hóa Việt Nam trên các phương diện: khảo sát giáo trình; điều tra xã hội học nội dung, phương pháp giảng dạy đối 9 với người dạy và tiếp nhận, trải nghiệm đối với người học, đánh giá trung thực và khách quan văn hóa Việt Nam trong giảng dạy môn Tiếng Việt ở NTQĐ hiện nay. Cụ thể như sau: - Khảo sát 12 giáo trình được sử dụng trong các NTQĐ trong 10 năm trở lại đây (từ 2008 đến 2018), đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố thực có và những yếu tố cần có để đảm bảo nhu cầu giảng dạy, tiếp nhận bản sắc văn hóa Việt Nam trong NTQĐ hiện nay. - Khảo sát nội dung, phương pháp giảng dạy văn hóa Việt Nam để tìm hiểu thực trạng và những nhu cầu trong NTQĐ hiện nay. - Khảo sát việc tiếp nhận và trải nghiệm bản sắc văn hóa Việt Nam của HVNN trong NTQĐ hiện nay để đánh giá thực trạng và những yêu cầu từ tình hình thực tế của đối tượng người học môn Tiếng Việt khá đặc thù trong nhà trường quân đội. Kết quả định lượng trong khảo sát là cơ sở đưa ra những kết luận thực tiễn góp phần xác định nội dung văn hóa Việt Nam trong môn Tiếng Việt là bản sắc văn hóa, những điều kiện đảm bảo và quyết định để nâng cao bản sắc văn hóa Việt Nam trong môn Tiếng Việt. Sau khi tổng hợp kết quả từ khảo sát giáo trình và thu thập ý kiến của đối tượng khảo sát, các số liệu được xử lý và cho ra kết quả định lượng phục vụ mục đích nghiên cứu. Đây là nguồn thông tin cung cấp luận cứ cho hầu hết các phân tích và lập luận trong luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án - Về tư liệu: Luận án có những đóng góp trong sưu tầm, thẩm định khối tư liệu, tài liệu về bản sắc văn hóa, mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ, văn hóa và ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. - Về nội dung, hàm lượng khoa học cũng như phương pháp, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa Việt Nam trong giảng dạy môn Tiếng Việt ở NTQĐ. Luận án có ý nghĩa tạo ra hướng nghiên cứu liên 10 ngành văn hóa, ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy dưới góc nhìn văn hóa học mới cả về học thuật lẫn phương pháp; đóng góp cho cách tiếp cận bản sắc văn hóa trong ngôn ngữ giảng dạy cho HVNN. Đối với mục tiêu làm đậm bản sắc văn hóa Việt Nam trong giảng dạy môn Tiếng Việt cho HVNN ở NTQĐ, các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có tác dụng làm rõ nội dung, cách tiếp cận phương pháp giảng dạy hiện đại, cách thức tổ chức thực hành và trải nghiệm văn hóa trong MTQS hướng đến đối tượng HVNN sử dụng tiếng Việt trong công tác đối ngoại quân sự và hợp tác quốc phòng với Quân đội, Đảng và Nhà nước Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được chia thành 4 chương, 11 tiết: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong môn Tiếng Việt cho học viên nước ngoài ở nhà trường quân đội. Chương 3: Nội dung giảng dạy, tiếp nhận và trải nghiệm bản sắc văn hóa Việt Nam trong môn Tiếng Việt ở nhà trường quân đội hiện nay. Chương 4. Những vấn đề đặt ra đối với việc truyền tải bản sắc văn hóa Việt Nam trong giảng dạy môn Tiếng Việt cho học viên nước ngoài ở nhà trường quân đội hiện nay. 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM Hơn một thế kỷ nay, Văn hóa học đã trở thành một ngành khoa học có đối tượng và chức năng riêng được các nhà nghiên cứu ở các nước Anh (Edward Burnett Tylor, 1897), Nga (Nikolay Yakovlevich Danilevsky, 1880), Đức (Wilhelm Ostwald, 1909), Mỹ (Leslie Alvin White, 1949) và các nhà khoa học ở nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu thường lấy “Việt Nam văn hóa sử cương” [2] của tác giả Đào Duy Anh làm mốc cho việc nghiên cứu văn hóa. Đặc biệt từ tháng 4 năm 1943, Hội Văn hóa cứu quốc ra đời đã tập hợp được hầu hết các trí thức tiêu biểu của đất nước cho công cuộc xây dựng và phát triển một nền văn hóa dân tộc và cách mạng. Văn hóa đã được nhiều tổ chức, nhiều nhà nghiên cứu bàn đến trực tiếp, tạo ra không khí học thuật sôi nổi trong các công trình như: “Bản sắc văn hóa Việt Nam” của Phan Ngọc [41], “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm [61], “Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm” của Trần Quốc Vượng [77], “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” của Nguyễn Khoa Điềm [19]… những năm cuối thế kỷ XX. Các công trình nghiên cứu cho thấy, văn hóa trở thành một khoa học thực sự, nội hàm của khái niệm bao quát một phạm vi rất rộng lớn và phụ thuộc vào đối tượng và mục tiêu của nhà nghiên cứu. Trong số những tác giả bàn về văn hóa và bản sắc văn hóa, nhà nghiên cứu Lê Quang Thiêm là người bàn nhiều đến phương pháp luận. Trong công trình “Văn hóa văn minh và yếu tố truyền thống văn hóa Hàn” [63], ông đã đi từ định vị bản sắc văn hóa để nêu lên các bình diện của bản sắc văn hóa dân 12 tộc. Lê Quang Thiêm đã phân biệt 3 thuật ngữ: bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc và ông đi đến kết luận: “Bản sắc văn hóa là hệ thống giá trị sáng tạo đặc trưng, tinh túy nhất, đặc sắc nhất của nền văn hóa tương ứng hay nói cách khác, bản sắc văn hóa là những giá trị sáng tạo đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất, lâu bền nhất của văn hóa” [63, tr.149]. Trên cơ sở đó, ông xác định các đường hướng chung cho việc tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam. Ông cho rằng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là bản sắc văn hóa của quốc gia đa dân tộc, tiếp biến nhuần nhuyễn những yếu tố văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, Âu Mỹ, hòa đồng với tự nhiên, làng bản, đất nước. Một bản sắc văn hóa đa dạng, đa sắc màu, cởi mở, tiếp xúc, tiếp biến. Theo ông, bản sắc văn hóa Việt Nam cũng còn biểu hiện ở một số hằng số tự nhiên. Đó là sự kiên trì, bản lĩnh bám trụ, trách nhiệm đối với dân tộc và cộng đồng của chủ thể sáng tạo. Từ góc độ lịch sử để nghiên cứu văn hóa, có thể khẳng định những nghiên cứu của Trần Quốc Vượng đã thu được nhiều thành công. Với công trình “Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm” [77], tác giả đặt văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á và Đông Á. Trong khi một số nhà nghiên cứu trên thế giới phủ nhận sự hiện hữu của văn hóa Việt Nam, coi Việt Nam là một Trung Hoa thu nhỏ, xếp tiếng Việt vào nhóm Hán - Tạng thì những nghiên cứu về văn hóa của Trần Quốc Vượng đã có tính cách mạng đối với văn hóa Việt Nam: “Văn hóa Việt Nam, văn minh sông Hồng và văn hóa Trung Quốc, văn minh Hoàng Hà, khác nhau từ căn bản, từ cội nguồn” [77, tr.35]. Ông bàn về bản sắc văn hóa Việt Nam từ nhiều góc nhìn khi có cơ hội. Tuy nhiên những nghiên cứu về bản sắc văn hóa của Trần Quốc Vượng thiên về những gợi mở về phương pháp luận và các hướng tiếp cận cho các nhà nghiên cứu. Không đi sâu vào những vấn đề có tính lịch đại, nhưng những kết quả nghiên cứu bản sắc văn hóa ở phương diện đồng đại của các tác giả Huỳnh Khái 13 Vinh, Hồ Sĩ Vịnh, Nguyễn Khoa Điềm, Đặng Đức Siêu... đã để lại những đóng góp có giá trị. Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tác giả Hồ Sĩ Vịnh (1999) trong công trình “Văn hóa văn học, một hướng tiếp cận mới” cho rằng: “Bản sắc dân tộc là một tổng hòa những đặc điểm của một dân tộc trên nhiều mặt: lịch sử, địa lý, truyền thống, tâm lý… đã tạo nên diện mạo và dáng vóc riêng của dân tộc đó” [75, tr.71]. Bên cạnh đó, ông cũng phân biệt hai thuật ngữ bản sắc dân tộc và bản sắc dân tộc trong văn hóa. Ông coi văn hóa là “gương mặt của dân tộc” và “bản sắc dân tộc trong văn hóa có mặt tích cực cũng như mặt phiến diện, mặt tươi sáng và mặt phức tạp do hoàn cảnh xã hội, chiều dày lịch sử, môi trường địa lý, truyền thống và tâm lý của cộng đồng trên mảnh đất lâu đời đó tạo nên” [75, tr.72]. Cũng trong công trình nghiên cứu “Tìm về bản sắc dân tộc của văn hóa” (Hồ Sĩ Vịnh chủ biên), Quang Đạm, tác giả bài viết “Thử miêu tả bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa Việt Nam” nhận xét: “Bản sắc dân tộc là sắc thái bao quát một cách uyển chuyển, linh hoạt những đặc điểm của dân tộc, tạo nên diện mạo và hình dạng riêng của dân tộc ấy không thể đồng nhất với dân tộc khác trong cộng đồng khu vực hay cộng đồng loài người” [45, tr.15]. Đứng ở góc độ khoa học chính trị, công trình tập thể “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” [19] do nhà nghiên cứu Nguyễn Khoa Điềm chủ biên rất cần được lưu ý vì tính chất phổ quát của nó. Từ quan điểm của Đảng về văn hóa, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề bản sắc văn hóa với phương châm bảo vệ quyền lợi chính trị của quốc gia, dân tộc. Văn hóa và bản sắc văn hóa được đặt ra trong mối liên hệ nhiều chiều có tính biện chứng. Trong quá trình nghiên cứu năm giai đoạn phát triển của văn hóa, các tác giả đã khái quát năm đặc điểm của văn hóa Việt Nam và khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc được xác định là sự tổng hòa của các khuynh hướng cơ bản trong sáng tạo văn hóa của một dân tộc; có mối liên hệ 14 thường xuyên và định hướng của cái riêng (văn hóa dân tộc) với cái chung (văn hóa khu vực, văn hóa nhân loại); liên hệ lâu dài, sâu sắc và bền vững với lịch sử dân tộc. Những lý giải như vậy có ý nghĩa gợi mở các hướng nghiên cứu truyền tải và giao lưu văn hóa. Vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ là bàn luận của các nhà văn hóa mà còn là vấn đề của Đảng, vấn đề của cả dân tộc. Trên cơ sở các kết luận của các nhà khoa học tâm huyết với nền văn hóa dân tộc, kết luận của các hội nghị khoa học về văn hóa Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổng kết và đưa vào Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 (Khóa VIII) nội dung bản sắc văn hóa Việt Nam: Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng xã, tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống… Bản sắc dân tộc còn đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo [16]. Ở cách tiếp cận văn hóa dưới góc độ triết học, các nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức và Hồ Sĩ Quý trong công trình “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [11] đã đưa ra một cách nhìn mới về bản sắc văn hóa. Trong phần xác định các giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam, các nhà triết học đã thống nhất với nhiều nhà văn hóa lịch sử trong việc khẳng định hằng số văn hóa được bản sắc hóa dựa trên cơ sở tập hợp các yếu tố: địa - văn hóa nhiệt đới, gió mùa bán đảo; cư dân sống thành làng xã làm ruộng, làm vườn, có thiết chế gia đình huyết tộc như nhiều cư dân Nam Á. Các tác giả đã khẳng định những đặc điểm về địa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan