Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tư tưởng hồ chí minh...

Tài liệu Luận văn tư tưởng hồ chí minh

.PDF
169
19
117

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN MINH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI - 2019 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN MINH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 62 31 02 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS Trần Minh Trưởng 2. PGS,TS Nguyễn Minh Đức HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Phạm Văn Minh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7 1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan và những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết 25 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ 29 2.1. Một số khái niệm 29 2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự 35 2.3. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự 54 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ 63 3.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về bản chất của mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự 63 3.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự 80 3.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về biện pháp giải quyết mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự 89 CHƯƠNG 4: GIÁ TRỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY 110 4.1. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự 110 4.2. Định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay 128 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ VKCNC : Vũ khí công nghệ cao VKTBKT : Vũ khí trang bị kỹ thuật XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng vĩ đại, nhà chiến lược quân sự thiên tài, người đặt nền móng cho việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, nền quốc phòng toàn dân và nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới. Nét đặc sắc trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là luôn coi trọng và giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam để đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Bởi vì, trong hoạt động quân sự, con người và vũ khí là hai yếu tố cơ bản nhất làm nên sức mạnh. Hai yếu tố này có mối quan hệ mật thiết, tác động biện chứng qua lại với nhau. Trong đó, con người là nhân tố giữ vai trò quyết định, còn vũ khí là yếu tố đặc biệt quan trọng. Nhận thức và chỉ đạo giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa con người và vũ khí, là cơ sở để xây dựng và nâng cao sức mạnh quân sự trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự là một tư tưởng khoa học, đúng đắn, sáng tạo được kiểm nghiệm qua thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tư tưởng ấy là một trong những cơ sở khoa học quan trọng cho việc hình thành đường lối cách mạng, đường lối quân sự của Đảng, đã dẫn dắt quân đội và nhân dân Việt Nam đến những thắng lợi huyền thoại trong quá khứ khi đánh thắng những cường quốc tư bản xâm lược có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn nhiều lần, nhất là vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) quân sự hiện đại, đưa công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn; đồng thời, cổ vũ, động viên nhân dân các nước thuộc địa đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân thế giới. Đặc biệt, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện tại cũng như tương lai sau này, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục là nền tảng tư tưởng soi đường, chỉ lối cho công cuộc xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, tăng 2 cường sức mạnh quân sự của đất nước. Vì thế, tư tưởng của Người không chỉ có ý nghĩa dân tộc to lớn mà còn mang những giá trị thời đại sâu sắc. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trước những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, nhất là những xung đột, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo trên Biển Đông đang diễn ra ngày một gay gắt, đặt ra những yêu cầu mới về sức mạnh quân sự, quốc phòng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, lợi dụng sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, các thế lực hiếu chiến đang ra sức chế tạo, sản xuất hàng loạt các loại VKTBKT quân sự hiện đại, đẩy chiến tranh tới một trình độ cao hơn - chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao (VKCNC). Cùng với đó, các lực lượng hiếu chiến đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm khuếch trương, đề cao và tuyệt đối hóa vai trò của vũ khí, hạ thấp vai trò của con người trong hoạt động quân sự. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, như tâm lý lo sợ trước sức mạnh của vũ khí hiện đại, hoài nghi, thiếu tin tưởng vào sức mạnh của lực lượng và phương tiện hiện có, thiếu quyết tâm chiến đấu và lòng tin vào sức mạnh chính trị - tinh thần của con người trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Tình hình trên đòi hỏi cần phải làm rõ cơ sở khoa học của mối quan hệ giữa con người và vũ khí, nhận thức đúng đắn về vai trò quyết định của con người, sự quan trọng và cần thiết của vũ khí. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân về mối quan hệ giữa con người và vũ khí; xây dựng và củng cố niềm tin vào sức mạnh của con người, sức mạnh của nhân tố chính trị - tinh thần, sức mạnh của chính nghĩa; đồng thời, nhận diện và kiên quyết đấu tranh phê phán, loại bỏ những quan điểm, nhận thức sai lầm, phiến diện và những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch; đặc biệt, có những biện pháp giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự, tạo ra sức mạnh tổng hợp để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu một cách cơ bản, nhằm hệ thống hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong 3 hoạt động quân sự, làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối quân sự của Đảng, cũng như xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình hiện nay là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất sâu sắc. Do đó, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự” làm đề tài luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Hồ Chi Minh học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu làm rõ nội dung cơ bản và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số định hướng nhằm tiếp tục vận dụng và phát huy hơn nữa tư tưởng của Người trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục đích nêu trên, luận án có những nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ cơ sở hình thành và quá trình phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. - Hệ thống hóa và luận giải làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. - Nêu lên những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự đối với cách mạng Việt Nam và thế giới. - Đề xuất một số định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm, cơ sở hình thành và quá trình phát triển, những nội dung cơ bản, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự; những yếu tố tác động và định hướng vận dụng tư tưởng của Người trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. - Về không gian: Luận án nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn quân sự của cách mạng Việt Nam. - Về thời gian: Toàn bộ quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự từ năm 1920 đến năm 1969. Tuy nhiên, để làm rõ giá trị và định hướng vận dụng, luận án cũng cập nhật thêm thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận của luận án Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng quân đội cách mạng, nhất là những quan điểm về xây dựng nhân tố con người và bảo đảm VKTBKT quân sự cho cách mạng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là chủ yếu. Ngoài ra, luận án còn kết hợp sử dụng các phương pháp khác như: nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn, quy nạp - diễn dịch, diễn dịch - quy nạp, hệ thống hóa, khái quát hóa, v.v... Tùy từng nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu một cách phù hợp. 5 Phương pháp nghiên cứu tài liệu được luận án sử dụng chủ yếu ở chương tổng quan tình hình nghiên cứu nhằm xem xét, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Qua đó, khái quát kết quả nghiên cứu, rút ra những vấn đề đã được giải quyết và những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết. Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp diễn dịch và diễn dịch - quy nạp để làm rõ các khái niệm có liên, cũng như xây dựng khái niệm trung tâm của luận án là tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm hệ thống hóa, làm rõ quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự thông qua các tác phẩm, các sự kiện theo trình tự thời gian. Phương pháp lôgíc được sử dụng chủ yếu và kết hợp với các phương pháp khác như hệ thống hóa, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn nhằm luận giải, làm rõ những nội dung cơ bản, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Đồng thời, những phương pháp này cũng được sử dụng để luận giải, làm rõ những định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 5. Đóng góp mới của luận án - Góp phần bước đầu xây dựng khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. - Hệ thống và làm sáng tỏ cơ sở hình thành, quá trình phát triển, nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. - Làm rõ những giá trị và nêu lên định hướng nhằm vận dụng và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học của luận án Luận án bước đầu khái quát hóa, hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở hình thành, quá trình phát triển và những nội dung cơ bản, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Đồng thời, luận án cũng phân tích làm rõ những yếu tố tác động và đề xuất một số định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứ khoa học cho việc giáo dục nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân về sức mạnh con người - sức mạnh đích thực trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; đấu tranh phê phán những quan điểm, nhận thức sai lầm, những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, vận dụng, phát triển tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh vào việc giải quyết mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, nâng cao sức mạnh quân sự của đất nước để bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, luận án cũng có thể làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn học tư tưởng Hồ Chí Minh ở các nhà trường trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài luận án và danh mục tại liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương, 10 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Sức mạnh quân sự là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó con người và vũ khí là hai yếu tố cơ bản nhất. Do đó, vấn đề con người, vũ khí và mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà tư tưởng quân sự trên thế giới và đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án được công bố, tiêu biểu như một số công trình sau: Cuốn sách Chiến tranh luận của Claudơvít [36], đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề lý luận quân sự của nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng ở nước Phổ. Trong đó, tác giả tập trung bàn luận về nguồn gốc, đặc điểm, biểu hiện của chiến tranh. Đặc biệt, tác giả luận giải làm rõ vai trò, mối quan hệ giữa các yếu tố cơ bản của hoạt động quân sự trong chiến tranh, nhất là về nhân tố tinh thần của con người và yếu tố vũ khí. Theo ông, đây là 2 yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của hoạt động quân sự, song tinh thần của con người là yếu tố quyết định. Trong cuốn Bàn về Chiến tranh (tập 1) [37], Claudơvít cũng nhấn mạnh tới vai trò nhân tố tinh thần của con người trong chiến tranh khi cho rằng: “Những hiện tượng vật chất chỉ là cái cán bằng gỗ còn những hiện tượng tinh thần mới thực sự là kim khí quý, là lưỡi gươm sáng quắc” [37, tr.197]. Theo đó, Claudơvít đã tuyệt đối hóa và đề cao vai nhân tố tinh thần của con người, coi đây là nhân tố cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định đến sức mạnh quân sự của mỗi quốc gia. Cuốn sách Khoa học kỹ thuật trong chiến tranh hiện đại của G.J. PơCơ-Rôp-Sky [61] đã đi sâu nghiên cứu một cách tổng quát các vấn đề khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng sâu sắc đến khoa học quân sự. Từ đó, tác giả nêu lên những triển vọng và hướng nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự. Đặc 8 biệt, tác giả làm rõ vai trò của khoa học kỹ thuật nhất là khoa học kỹ thuật quân sự đối với sức mạnh quân sự trong chiến tranh hiện đại. Đây là công trình rất có giá trị, đã giải quyết được một số vấn đề về mặt lý luận trong việc luận giải vai trò của khoa học kỹ thuật, của vũ khí trong chiến tranh. Là một công trình nghiên cứu cơ bản về mối quan hệ giữa con người và khí tài kỹ thuật trong chiến tranh hiện đại, cuốn sách Con người và khí tài kỹ thuật trong chiến tranh hiện đại của V.K. A-Bra-Mốp [159] đã bàn luận khá kỹ về đặc điểm và vai trò của khí tài kỹ thuật; vai trò quyết định của con người trong chiến tranh hiện đại; phê phán quan điểm của các học giả tư sản về vai trò của con người và vũ khí trong chiến tranh. Tác giả cho rằng: “Con người và khí tài kỹ thuật là công cụ chủ yếu của chiến tranh… ” [159, tr.3] và trong chiến tranh hiện đại, vũ khí kỹ thuật ngày càng có vai trò to lớn nhưng không hạ thấp vai trò của con người mà trái lại càng nâng cao vai trò con người. Cuốn sách đã cung cấp thêm các luận cứ khoa học, làm rõ một số khía cạnh về vai trò của con người và vũ khí trong chiến tranh. Cuốn sách Xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng sẵn sàng chiến đấu của tác giả M.V. Ph Run-đe [92] cũng là một công trình nghiên cứu chuyên sâu và trình bày một cách hệ thống các vấn đề liên quan đến việc xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng như sự cần thiết, yêu cầu, nội dung, biện pháp xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng, tăng cường sức mạnh quân sự nhằm chuẩn bị tốt nhất và sẵn sàng chiến đấu cao nhất để bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, tác giả chỉ rõ vai trò, ý nghĩa quyết định của việc chuẩn bị về con người và VKTBKT, khoa học kỹ thuật đối với hoạt động quân sự. Đặc biệt, về mối quan hệ biện chứng giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự, tác giả nhấn mạnh: “Đặc điểm của quân sự hiện đại là kỹ thuật được áp dụng một cách rộng rãi và hết sức phức tạp. Ngoài sự am hiểu về kỹ thuật và tinh thần giác ngộ, việc áp dụng kỹ thuật còn đòi hỏi mỗi chiến sĩ phải nhanh nhẹn, hoạt bát, cơ động và chính xác trong động tác” [92, tr.365]. 9 Một công trình nghiên cứu khoa học của tập thể tác giả là các tướng lĩnh, sĩ quan, nhà khoa học quân sự Xô Viết, cuốn sách Những vấn đề phương pháp luận của lý luận và thực tiễn quân sự do Thượng tướng Gien-tốp A.X (chủ biên) [66]. Cuốn sách gồm 22 chương và chia làm 4 phần nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề phương pháp luận quan trọng nhất của lý luận và thực tiễn quân sự. Dưới ánh sáng của những biến chuyển sâu sắc trong đời sống chính trị xã hội và những sự thay đổi căn bản trong lĩnh vực quân sự, các tác giả nêu ra những kết luận có căn cứ khoa học cho hoạt động thực tiễn của người chỉ huy quân sự, trong đó có việc giải quyết mối quan hệ giữa con người và vũ khí. Cuốn sách Vietnam - Dernières ré flexions sur une guerre (Việt Nam Suy nghĩ cuối cùng về chiến tranh) của Bernard Fall [165] đã trình bày một cách khái quát chặng đường 30 năm chiến tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Tác giả nhấn mạnh, những thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam gắn liền với vai trò to lớn và có ý nghĩa quyết định của Hồ Chí Minh - Người hoạch định và quyết định những chiến lược và sách lược quan trọng trong những thời điểm quyết định. Đặc biệt, theo tác giả thành công lớn nhất của Hồ Chí Minh là đã phát huy sức mạnh con người, sức mạnh của dân tộc tạo ra sức mạnh tổng hợp hơn hẳn đối phương để giành chiến thắng. Tái hiện lại bối cảnh chiến tranh Việt Nam, cuốn sách Genesis of a tragedy: The historical background to the Vietnam War (Nguồn gốc của bi kịch: thông tin căn bản về lịch sử của chiến tranh Việt Nam) của P.J. Honey [175] đã dành hẳn một chương để luận giải làm rõ vai trò lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp trong việc động viên và phát huy sức người, sức của, sức mạnh của nhân dân Việt Nam cho trận chiến quyết định ở Điện Biên Phủ, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế tạo ra sự vượt trội về lực lượng và vũ khí trang bị, cùng với chiến lược chắc chắn, lòng dũng cảm hy 10 sinh của con người nên đã giành được thắng lợi huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nhìn nhận cuộc chiến tranh Việt Nam dưới góc độ là một cuộc chiến tranh hậu cần, cuốn sách A War of Logistics: Parachutes and Porters in Indochina, 1945-1954 (Chiến tranh Hậu cần: Dù và Người khuân vác ở Bán đảo Đông Dương, 1945-1954) của Charles R. Shrader [164], đã đánh giá, so sánh cuộc đọ sức giữa những đoàn người vận chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc men và vũ khí trang bị của cả hai bên tham chiến. Theo tác giả, trong cuộc đọ sức ấy, mặc dù vũ khí trang bị cũng như điều kiện vật chất thua kém hơn đối phương rất nhiều, nhưng Việt Nam đã giành được thắng lợi. Tác giả khẳng định, thắng lợi của Việt Nam là nhờ có lãnh tụ Hồ Chí Minh với đường lối lãnh đạo sáng suốt, biết phát huy sức mạnh của con người, của tinh thần đoàn kết, đức hy sinh, lòng dũng cảm và ý chí quyết tâm, lại biết tận dụng sự ủng hộ giúp đỡ của quốc tế nên đã tạo ra ưu thế và giành được thắng lợi. Bên cạnh những công trình nghiên cứu chuyên sâu kể trên, còn có nhiều công trình nghiên cứu khác dưới góc độ bài báo khoa học bàn về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Tiêu biểu như bài viết Phê phán quan niệm tư sản về mối quan hệ giữa con người và vũ khí của tác giả A. Pu-pơ-cô [1]. Bằng lý luận khoa học sắc bén, minh chứng thực tiễn sinh động, tác giả đã đấu tranh phê phán quan điểm của các học giả tư sản về mối quan hệ giữa con người và vũ khí, khi họ đặt tách biệt con người với VKTBKT, tuyệt đối hóa vai trò kỹ thuật quân sự trong đấu tranh vũ trang, cổ vũ chạy đua vũ trang. Trên cơ sở học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác Lênin, tác giả khẳng định: Thế giới quan Cộng sản, tinh thần quốc tế vô sản và tinh thần yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN) được biểu hiện là sức mạnh tinh thần của quân nhân trong quân đội và hạm đội giữ vai trò quyết định trong điều kiện chiến tranh hiện đại. Bài viết Không được xem nhẹ vũ khí kỹ thuật thấp của tác giả Cảnh Hải Châu, An Quốc Hoa [32], bên cạnh việc chỉ rõ ưu thế cùng với chi phí cao của 11 vũ khí trang bị hiện đại trong chiến tranh, các tác giả cũng nhấn mạnh tới vai trò và những ưu thế không thể xem nhẹ của vũ khí kỹ thuật thấp, đồng thời khẳng định trong chiến tranh kể cả chiến tranh hiện đại không phải lúc nào cũng “lấy công nghệ cao trị công nghệ cao” mà vẫn có thể thực hiện được việc “lấy yếu thắng mạnh”. Từ đó, tác giả kết luận, trong chiến tranh và trên chiến trường vũ khí kỹ thuật thấp có thể tác chiến sát cánh cùng vũ khí kỹ thuật cao. Khẳng định con người và vũ khí là hai yếu tố cơ bản, không thể tách rời trong sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang, sức mạnh quân sự, bài viết Thực hiện sự kết hợp tốt nhất giữa con người và vũ khí của tác giả Mao Hiển Bằng [10] cho rằng, để nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội chẳng những phải coi trọng bản thân từng yếu tố mà còn phải coi trọng sự kết hợp giữa các yếu tố. Theo tác giả, muốn kết hợp một cách tốt nhất giữa con người và vũ khí, trước hết, phải tìm kiếm và kết hợp những con người ưu tú nhất với những vũ khí tiên tiến nhất. Đồng thời, cần phải tăng cường giáo dục, huấn luyện con người - đây là cầu nối để kết hợp giữa con người và vũ khí. Tác giả nhấn mạnh, vấn đề mấu chốt và hiệu quả của việc kết hợp này được thể hiện trực tiếp trong thời chiến. Do đó, trong thời bình cần giáo dục và huấn luyện cho con người như trong thực tiễn chiến đấu để nâng cao bản lĩnh và tinh thần cũng như kỹ năng của họ. Ngoài những công trình tiêu biểu trên đây, có thể kể đến một số công trình khác cũng đã ít nhiều bàn đến mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự, như bài viết Nhân tố con người trong tác chiến liên hợp của quân đội Mỹ của tác giả Thái Diên Đông [58], bài viết Hợp nhất con người với trang bị trong huấn luyện sát chiến đấu thực tế của lực lượng tên lửa phòng không của tác giả Trương Diệc Trì [136], bài viết Liên kết giữa con người và computer - chìa khóa để xây dựng hệ thống chỉ huy lực lượng của tác giả A.Reznichenko [2]… 12 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài trên đây đã ít nhiều bàn luận, làm rõ vai trò, mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự dưới các góc độ, phương diện khác nhau. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước Mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự nói chung và trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng cũng là đề tài thu hút được nhiều nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà khoa học và các tướng lĩnh, sĩ quan quân đội quan tâm nghiên cứu. Nhiều công trình liên quan đến vấn đề này đã được công bố và rất có giá trị tham khảo đối với luận án. - Những công trình nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự Cuốn sách Lịch sử kỹ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam [24] đã trình bày sự phát triển của ngành kỹ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đặc biệt, cuốn sách làm rõ những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc tìm kiếm các nguồn vũ khí cho cách mạng. Qua đó, cuốn sách làm nổi bật vai trò của con người trong việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và sử dụng VKTBKT quân sự, góp phần to lớn tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam để giành thắng lợi. Tiếp cận từ góc độ triết học, cuốn sách Quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh hiện đại của Vũ Quang Tạo [121] đã luận giải mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh hiện đại - chiến tranh sử dụng VKCNC. Theo tác giả, trong chiến tranh hiện đại, vai trò của con người không những không giảm đi mà ngày càng tăng lên do những đòi hỏi ngày càng cao của việc chế tạo và sử dụng vũ khí hiện đại. Do đó, để chống lại cuộc tiến công của địch bằng VKCNC, bảo vệ vững chắc Tổ quốc thì cần phải hoàn thiện hơn nữa mối quan hệ giữa con người và vũ khí. Trên cơ sở luận 13 giải, làm rõ vai trò của con người và vũ khí, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Bộ sách Lịch sử Tư tưởng quân sự Việt Nam của Viện Lịch quân sự Việt Nam, gồm 5 tập [15, 16, 17, 18, 19]. Đây là một công trình khoa học quân sự chuyên sâu, tổng kết và trình bày một cách hệ thống, chi tiết những tư tưởng quân sự lớn của dân tộc Việt Nam từ thế kỷ thứ III Tr.CN cho đến năm 1975. Thông qua việc khái quát và phân tích những quan điểm, tư tưởng quân sự của các nhà tư tưởng quân sự kiệt xuất của dân tộc như Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ…, bộ sách đã làm nổi bật tính độc đáo, sáng tạo và tài thao lược quân sự của các tướng lĩnh và nhân dân Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt ở tập IV của bộ sách đã nêu khá rõ những tư tưởng quân sự lớn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đường lối quân sự và chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975), trong đó có tư tưởng về phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế; tư tưởng về bạo lực cách mạng và nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng; tư tưởng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân… Là kết quả nghiên cứu và tổng kết lịch sử phát triển ngành kỹ thuật và khoa học công nghệ quân sự Việt Nam qua các thời kỳ, cuốn sách Đặc trưng công nghệ quân sự Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng của Trương Khánh Châu và Lê Thế Mẫu [34] đã trình bày sự ra đời và phát triển của công nghệ quân sự Việt Nam, chủ yếu là sự phát triển của vũ khí trang bị. Thông qua việc phân tích sự ra đời và phát triển của vũ khí quân sự Việt Nam, từ những vũ khí thô sơ thời Hùng Vương đến những loại vũ khí được chế tạo có sử dụng thuốc nổ hay còn gọi là hỏa khí vào cuối thời nhà Trần, đến các loại vũ khí hiện đại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tác giả khái quát nên những đặc trưng cơ bản của công nghệ quân sự Việt Nam, 14 mà nổi bật là sự sáng tạo trong tìm kiếm nguồn vũ khí để trang bị cho lực lượng vũ trang và nhân dân; nghệ thuật kết hợp sử dụng đan xen, đa dạng nhiều loại vũ khí trong chiến đấu; sự thông minh, sáng tạo, linh hoạt trong sử dụng và phát huy uy lực của vũ khí... Cuốn sách Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam của Đỗ Văn Dạo [40] đã đề cập đến những vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân đội. Theo tác giả, trong bối cảnh hiện nay, hiện đại hóa quân đội đang đặt ra yêu cầu cấp bách nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ… Hiện đại hóa không phải là xây dựng quân đội nhà nghề, lấy vũ khí trang bị làm yếu tố quyết định mà xây dựng một quân đội thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ phải lấy chất lượng con người làm then chốt. Vì vậy, hiện đại hóa quân đội cần phải hiện đại hóa cả con người, vũ khí trang bị, cơ cấu tổ chức biên chế và nghệ thuật quân sự… Ngoài ra, còn một số bài viết trên các tạp chí khoa học rất có giá trị liên quan đến mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự như bài viết Mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh - nhìn từ góc độ lịch sử dân tộc của Hoàng Xuân Nhiên [110] đã nghiên cứu, thống kê và luận giải mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh từ góc độ lịch sử. Cụ thể, tác giả đi sâu phân tích việc giải quyết mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc từ khi khai quốc mở nước, chống giặc ngoại xâm đến chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Trong đó, tác giả khẳng định một cách nhất quán con người là nhân tố giữ vai trò quyết định trong hoạt động quân sự. Bài viết Bàn về yếu tố chính trị tinh thần trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới của tác giả Đỗ Đức Tuệ [139] đã chỉ rõ vai trò hết sức quan trọng và sự cần thiết phải bồi dưỡng nhân tố chính trị tinh thần cho quân đội và nhân dân trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Tác giả đặc biệt 15 nhấn mạnh tới việc giáo dục, bồi dưỡng tình cảm, lòng yêu nước, niềm tin, ý chí quyết tâm và sự trung thành của cán bộ, chiến sĩ quân đội và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đồng thời, nêu cao cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu thù đoạn chống phá của các thế lực thù địch để củng cố và giữ vững niềm tin và quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của quân đội và nhân dân. Bài viết Quan điểm của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trang bị kỹ thuật của Dương Hồng Anh [5] cũng phân tích làm rõ quan điểm của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - vị tướng quân sự, chính trị song toàn, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Theo tác giả phân tích, quan điểm của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh luôn có sự thống nhất cao cả về lý luận cũng như chỉ đạo thực tiễn, đó là con người giữ vai trò quyết định đối với vũ khí kỹ thuật trong hoạt động quân sự. Theo đó, tác giả khẳng định “Kỹ thuật là rất quan trọng, nhưng yếu tố quyết định là tinh thần, là con người” [5, tr.70]. Tác giả cũng nhấn mạnh, vũ khí kỹ thuật là do con người làm ra và phải do con người sử dụng. Kỹ thuật ngày càng tinh xảo, phức tạp thì vai trò của con người càng quan trọng. Cho nên, đầu tư hiện đại hóa quân đội là cần thiết, nhưng việc giữ vững bản chất cách mạng của Quân đội lại là nhân tố quan trọng hơn và có ý nghĩa quyết định. Bài viết Quan điểm của Đại tướng Hoàng Văn Thái về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh cách mạng của Ngô Nhật Dương và Nguyễn Văn Quang [42] đã nêu và phân tích những quan điểm cơ bản của Đại tướng Hoàng Văn Thái - Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con con người và vũ khí trong chiến tranh cách mạng. Các tác giả của bài viết nhấn mạnh: theo quan điểm của Đại tướng Hoàng Văn Thái, con người và vũ khí, kỹ thuật và chính trị là một khối thống nhất. Hai mặt đó đều có vị trí và tác dụng của nó, đồng thời chúng có sự tác động qua lại lẫn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất