Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tư tưởng alvin toffler về vai trò tri thức...

Tài liệu Luận văn tư tưởng alvin toffler về vai trò tri thức

.PDF
173
73
85

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG THỊ HƯƠNG TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN TRÍ LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2019 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG THỊ HƯƠNG TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN TRÍ LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Nguyễn Thị Toan 2. TS Đinh Văn Thụy HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Dương Thị Hương MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm 22 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ TRI THỨC 25 2.1. Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Alvin Toffler về tri thức 25 2.2. Nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Alvin Toffler về tri thức 53 CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ CỦA TRI THỨC 61 3.1. Quan niệm của Alvin Toffler về tri thức và các tính chất của tri thức 61 3.2. Nội dung tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức 65 3.3. Giá trị và hạn chế trong tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức 106 CHƯƠNG 4: Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG ALVIN TOFFLER VỀ VAI TRÒ TRI THỨC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN TRÍ LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 120 4.1. Nguồn trí lực và tính tất yếu phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay 121 4.2. Ý nghĩa tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực trên lĩnh vực kinh tế 130 4.3. Ý nghĩa tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực trên lĩnh vực chính trị 141 4.4. Ý nghĩa tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức đối với phát huy các giá trị văn hóa hình thành các chủ thể xã hội vừa hồng vừa chuyên, có năng lực thích nghi 149 KẾT LUẬN 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC 167 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ cuối thế kỷ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ, sự bùng nổ công nghệ cao nhất là công nghệ tin học đã có sự tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới nền kinh tế thế giới. Tri thức đã và đang trở thành một động lực chủ yếu cho sự phát triển xã hội và song hành cùng thế giới dịch chuyển vào tương lai. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, A.Toffler - nhà tương lai học dựa trên những thành tựu của tri thức khoa học, kỹ thuật đương thời đã đưa ra những dự báo về tương lai ở cấp độ toàn cầu. Trong các tác phẩm nổi tiếng: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực A.Toffler đã phác họa nền kinh tế thế giới dịch chuyển vào tương lai với yếu tố tri thức, khoa học công nghệ trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”. Trong thế kỷ XXI, một quốc gia giàu mạnh, hưng thịnh hay suy vong, tụt hậu đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên - nhân lực có trình độ tri thức chuyên môn, có năng lực sáng tạo, năng lực thích nghi cao. A.Toffler khẳng định: “Con đường quyền lực và phát triển kinh tế của thế kỷ XXI không còn là con đường khai phát từ nguyên liệu và gân cốt của con người. Mà như chúng ta đã thấy là phải vận dụng con đường Tâm Trí mà thôi” [90, tr.316]. Ở Việt Nam, với mục tiêu “Phát triển triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên môi trường” [28, tr.75], Đảng ta khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định để cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm phát triển nhanh hiệu quả và bền vững của đất nước” [28, tr.130]. Quán triệt vai trò của tri thức trên chặng đường đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn chú trọng đến vấn đề xây dựng và phát huy vai trò của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XI, XII đều xác định đột phá chiến lược: phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm tạo ra những sức mới trong nội lực của quốc gia phát triển đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay còn yếu, thiếu, chưa đồng 2 bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Hơn nữa, hiện nay nước ta còn đang lúng túng giữa hai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai và thứ ba trong khi các nước phát triển đã bắt nhịp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việt Nam nếu không nhanh chóng nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức thì sẽ bị tụt hậu xa hơn. Để phát huy có hiệu quả vai trò của nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước gắn với xu hướng toàn cầu hóa, nắm bắt những thời cơ quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc phát triển trí lực của nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là chìa khóa, bước đột phá quan trọng về “chất” của nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay những tác động quan trọng của nguồn tài nguyên tri thức đối với sự phát triển của các quốc gia, những quan điểm đề cao thậm chí là tuyệt đối hóa vai trò của tri thức khoa học và công nghệ đối với sự phát triển, những quan điểm trái chiều về sở hữu đã và đang đặt ra những hoài nghi về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và tác động mạnh mẽ toàn diện, sâu rộng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra những hiệu ứng khuếch đại vai trò của tri thức khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của các quốc gia. Việc nghiên cứu tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức - đại diện tiêu biểu của tư tưởng giai cấp tư sản, giúp chúng ta có quan điểm toàn diện hơn trong tiếp cận, đánh giá những giá trị tích cực và hạn chế quan điểm triết học của A.Toffler trong khuôn khổ hệ tư tưởng tư sản góp phần bảo vệ, bổ sung và phát triển quan điểm mác xít về tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội trong tiến trình của lịch sử nhân loại. Vì thế, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức và ý nghĩa của nó đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án phân tích, hệ thống hóa tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức, đánh giá những giá trị và hạn chế của tư tưởng đó, rút ra ý nghĩa đối với việc phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Tổng quan các công trình nước ngoài và trong nước bàn về cơ sở hình thành, nội dung tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức và ý nghĩa tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu cơ sở khách quan và nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng A.Toffler về tri thức. - Phân tích, hệ thống hóa tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức đối với việc hình thành năng lực thích nghi của chủ thể xã hội; trong phương thức sản xuất và sự biến đổi quyền lực chính trị. - Đánh giá những giá trị và hạn chế trong tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức, rút ra ý nghĩa đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức trong: năng lực thích nghi của chủ thể xã hội; phương thức sản xuất: lực lượng sản xuất; quan hệ sản xuất; kiến trúc thượng tầng: làm rõ vai trò tri thức trong sự biến đổi quyền lực chính trị - Tác phẩm luận án nghiên cứu: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước về vai trò của tri thức và chiến lược phát triển nguồn lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. 4 4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Thứ nhất, xuất phát từ tồn tại xã hội nước Mĩ nửa sau thế kỷ XX và sự kế thừa các tiền đề tư tưởng luận án chỉ ra mối dây liên hệ giữa tư tưởng của A.Toffler trong lịch sử và ý nghĩa của nó ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, từ lí luận hình thái kinh tế -xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin soi chiếu tư tưởng của A.Toffler để chỉ ra những giá trị và hạn chế trong tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức và rút ra những ý nghĩa đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay. - Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Logic - lịch sử, phân tích tổng hợp, khái quát hóa - trừu tượng hóa, thống kê xã hội học, so sánh, đối chiếu, tổng kết thực tiễn...và các phương pháp nghiên cứu liên ngành. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã có những đóng góp mới sau: - Hệ thống hóa cơ sở hình thành tư tưởng A.Toffler về tri thức. - Phân tích, hệ thống hóa tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức đối với lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quyền lực tri thức. - Đánh giá khách quan, khoa học những giá trị và hạn chế trong tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức, từ đó rút ra ý nghĩa của những tư tưởng đó đối với việc phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 6.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ ra sức ảnh hưởng của chủ nghĩa MácLênin trong tư tưởng của A.Toffler, mối dây liên hệ giữa tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của tri thức khoa học với những tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức là sự kế thừa, tiếp nối cơ bản là trên cùng một hướng tư tưởng; Luận án làm rõ hơn những giá trị và hạn chế trong tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức. 5 Những kết quả trong nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy môn Triết học (phần Học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội), một số học phần của chuyên ngành Kinh tế - chính trị học, Chính trị học... ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả nghiên cứu trong luận án có thể là tư liệu tham khảo trong hoạch định, ban hành và thực thi các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 11 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng Alvin Toffler về vai trò tri thức A.Toffler là nhà tương lai học nổi tiếng thế giới. Bởi vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của ông dưới những góc độ tiếp cận khác nhau. 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng Alvin Toffler về tri thức Ở trong nước, các tác giả Lê Thị Tuyết và Dương Quốc Dân trong cuốn Khái lược tương lai học [93] nghiên cứu và chỉ ra tiền đề lý luận và cơ sở thực tiễn hình thành các tư tưởng về tương lai. Các đại biểu đặt nền tảng lý luận cho sự ra đời của tương lai học là: Plato, T.More, T.Campanella, F.Bacon, Saint Simon và R.Owen. Cơ sở thực tiễn là những mâu thuẫn của đời sống hiện thực, là xung đột trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm: kinh tế, chính trị, văn hóa, sự bế tắc và khủng hoảng của cá nhân trong xã hội. Thực trạng xã hội đó là cơ sở khơi nguồn các học thuyết với ý nghĩa vượt qua hiện thực, gợi mở mô hình phát triển trong tương lai. Vào những năm 30 của thế kỷ XX thuyết kỹ trị ra đời, tạo cơ sở cho sự xuất hiện của tương lai học. Vào những năm 40 thế kỷ XX, khuynh hướng phát triển của tương lai học dựa trên sức mạnh của khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Hai cơ sở hình thành khuynh hướng cơ bản của tương lai học giai đoạn này là sự ảnh hưởng của thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ, với ý tưởng xóa bỏ ranh giới giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Công trình là những đánh giá chung, khái quát về cơ sở hình thành tương lai học, trong đó có tư tưởng của A.Toffler. Tuy nhiên, các tác giả chưa chỉ ra những 7 điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề tư tưởng trực tiếp hình thành nên những quan điểm của A.Toffler về vai trò tri thức. Khắc phục điều này, trong cuốn Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của A.Toffler [72] từ góc độ tiếp cận chính trị học, tác giả Ông Văn Năm đã chỉ ra những điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng A.Toffler về quyền lực tri thức. Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích có hệ thống những điều kiện trực tiếp hình thành tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức trên phương diện kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa nước Mĩ. Tác giả cũng chưa đề cập đến quan điểm của C.Mác về khoa học “đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” - một quan điểm có ảnh hưởng quan trọng, đặt cơ sở nền tảng hình thành tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức. Trong bài viết Quan điểm của C.Mác và A.Toffler về xã hội [62] tác giả Nguyễn Đức Luận khẳng định, quan điểm sản xuất vật chất là nền tảng phát triển xã hội là khởi nguồn tư tưởng của A.Toffler về xã hội. Dựa trên những khảo cứu quan điểm của C.Mác và A.Toffler về xã hội tác giả kết luận: “A.Toffler đã từng theo C.Mác. Có thể nói, quan điểm của C.Mác về xã hội có ảnh hưởng nhất định đến A.Toffler” [62, tr.38]. Tuy nhiên, tác giả mới đề cập đến sự tiếp cận của A.Toffler về về lịch sử xã hội chưa đi sâu nghiên cứu chỉ ra sự tiếp nối, kế thừa hợp lý tư tưởng của C.Mác trong hệ thống quan điểm tiếp cận về xã hội của A.Toffler. Luận án tiến sĩ Quan điểm của Francis Bacon về vai trò của tri thức khoa học và vấn đề phát triển nền kinh tế tri thức trong thời đại hiện nay [44] tác giả Lê Thị Huyền khẳng định: tư tưởng của F.Bacon về vai trò của tri thức đã đặt nền tảng cho thuyết hội tụ và thuyết kỹ trị hiện đại, trong đó tư tưởng của A.Toffler là một trong những học thuyết tiêu biểu cho thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ. Tác giả viết: Xét về thực chất thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ đều là những học thuyết đề cao quyền lực của tri thức, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, coi đó là chìa khóa vạn năng để giải quyết những vấn đề chung của xã hội. Một trong những nhà tương lai học kỹ trị đã phát triển ý tưởng của F.Bacon về “quyền lực của tri thức” trong xã hội là A.Toffler với bộ ba tác phẩm: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực. Tác giả đã chỉ ra những giá trị trong tư tưởng của F.Bacon trở thành cơ sở hình thành thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ, đặt nền móng cho tư tưởng đề cao quyền lực tri thức trong các tác phẩm của A.Toffler. 8 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu nội dung tư tưởng Alvin Toffler về vai trò của tri thức Trên thế giới, quan điểm của A.Toffler về vai trò tri thức được nhiều học giả đi sâu nghiên cứu. Trong tác phẩm Xã hội học thế kỷ XX: Lịch sử và công nghệ [90] tác giả E.A.Capitonov cho rằng A.Toffler đã đưa ra một cách tiếp cận khác trong đánh giá nền văn minh công nghiệp, phác thảo những nét căn bản của nền văn minh mới và đã có công rất lớn trong việc xây dựng hình ảnh xã hội tương lai; A.Toffler đã có những quan điểm cấp tiến về xã hội công nghiệp. Tiếp cận ở khía cạnh tương lai học, tác phẩm Tương lai khác thường [14] và Dự báo về thế giới thế kỷ 21 [24] có những ghi nhận và đánh giá cao quan điểm của A.Toffler về vai trò tri thức đối với lịch sử phát triển của nhân loại. Trên cơ sở nhận thức được những vai trò quan trọng của tri thức đối với lịch sử phát triển của nhân loại trong tương lai, các công trình đã có sự tiếp nối quan điểm của A.Toffler về vai trò của tri thức tác động đến xu hướng phát triển của tương lai nhân loại. Cuốn Tương lai khác thường khẳng định, A.Toffler với tầm nhìn của nhà tương lai học đã cung cấp cho chúng ta một viễn cảnh độc đáo về ngày mai, phân tích những sự đổi mới và những xu hướng tương lai, giúp ta hoạch định những chiến lược, đầu tư phát triển sản phẩm, phát triển kinh doanh, phát triển chính sách xã hội, phát triển năng lực dự báo và ra quyết định dựa trên nền tảng là tri thức. Công trình tập thể của các tác giả Trung Quốc: Dự báo về thế giới thế kỷ 21 là sự ảnh hưởng và tiếp nối tư tưởng của A.Toffler về tương lai, với các làn sóng khoa học, công nghệ và sức mạnh của tri thức trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cuốn sách đánh giá cao tư tưởng của A.Toffler về tương lai thế giới: “Quan điểm của cuốn sách này, khác hẳn với quan điểm bi quan chủ nghĩa, cho rằng thế giới không đứng trước ngày tận thế, lịch sử nhân loại vừa mới bắt đầu” [24, tr.58]. Cuốn sách cũng đã đề cập đến một số nét khái quát trong nội dung tư tưởng của A.Toffler về tương lai, về vai trò của tri thức và có những nhận định xác đáng về những giá trị mà những tác phẩm của A.Toffler đạt được, từ đó khẳng định: “Đối với những kiến giải trong quyển sách này, nên gạt bỏ cái giả, lấy cái thật, gạn cái tạp lấy cái tinh” [24, tr.59]. Bàn về tác động của Làn sóng thứ ba, tác giả cuốn Chinh phục các làn sóng văn hóa [97] ngay từ lời mở đầu đã cho thấy một hình ảnh xã hội dưới sự tác động 9 tất yếu của Làn sóng thứ ba tạo nên một cuộc khủng hoảng: “Đó là cuộc khủng hoảng chung của nền văn minh công nghiệp...Trong cuộc khủng hoảng đó, các hệ thống, giá trị, mô hình gia đình hạt nhân tan vỡ, các thể chế sụp đổ, vô số những biến đổi dữ dội”...Nhưng tất cả những điều đó chỉ là biểu hiện bề ngoài của mối quan hệ giữa con người với con người đã thay đổi, hay có thể nói đó là dấu hiệu về cái chết của chủ nghĩa công nghiệp và sự ra đời của một nền văn minh mới, văn minh hậu công nghiệp, là đợt sóng thứ ba” [97, tr.5]. Được cập nhật với những nghiên cứu và phân tích mới nhất, Chinh phục các làn sóng văn hóa trở thành cuốn sách cẩm nang hữu ích dành cho độc giả để đạt được những thành tựu trong môi trường kinh doanh quốc tế của Làn sóng thứ ba. Tác giả khẳng định quan điểm của A.Toffler: “Lịch sử loài người chẳng hề kết thúc mà chỉ vừa mới bắt đầu” [97, tr.8]. Cuốn sách này có ý nghĩa đem lại những ý tưởng và kỹ năng tạo dựng văn hóa doanh nghiệp trong thế giới toàn cầu chinh phục các làn sóng văn hóa của thế giới trong thời đại ngày nay. Bàn về tác động của tri thức tới xu hướng hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức mang tính toàn cầu cuốn Thời đại kinh tế tri thức [96] và Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI [86] chịu sự tác động và thấm nhuần tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức, về kỹ thuật và thế giới công nghệ thông tin. Do vậy, các tác phẩm được viết ra như là sự tiếp nối, chú giải tư tưởng của A.Toffler và hoàn toàn bị A.Toffler chinh phục. Tác giả Tần Ngôn Trước trong cuốn Thời đại kinh tế tri thức phác họa vai trò quan trọng của tri thức như một động lực cơ bản cho sự phát triển của nền kinh tế của các quốc gia, từ bỏ phương thức sản xuất với nguồn tài nguyên truyền thống, tiếp cận phương thức sản xuất mới với nguồn tài nguyên tri thức, thông tin. Kế thừa quan điểm của A.Toffler về vai trò then chốt của tri thức, thông tin trong thế kỷ XXI trong tác phẩm này ông đã khẳng định: “Khi sức mạnh thông tin cùng với những sản nghiệp của nó được ứng dụng rộng rãi ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa...nó sẽ quyết định thực lực toàn bộ quốc gia, tiến tới quyết định địa vị thực tế của đất nước trong nền chính trị và kinh tế thế giới” [96, tr.132-133]. Trong cuốn Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI tác giả Ngô Quý Tùng đánh giá rất cao quan điểm đề cao vai trò của tri thức trong các tác phẩm của 10 A.Toffler. Tác giả phác họa vai trò quyết định của tri thức hình thành nên sức phát triển mới của lực lượng sản xuất trong nền kinh tế trong các tác phẩm của A.Toffler trở thành những tư tưởng cơ bản đặt nền tảng cho một xu hướng mới trong nền kinh tế của thế kỷ XXI - nền kinh tế tri thức. Cho nên, ông cho rằng: khi nêu ra nguồn gốc của “kinh tế tri thức”, A.Toffler được coi là đại biểu đầu tiên được nhắc đến, bên cạnh những nhà tương lai học, những nhà kinh tế, luật học, chính trị học và xã hội học nổi tiếng từ những năm 70 của thế kỷ XX. Cuốn Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài - kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước [42] ảnh hưởng quan điểm của A.Toffler về vai trò của tri thức và thấu triệt vai trò then chốt của tri thức, kỹ thuật và công nghệ, tác phẩm được viết ra như là sự kế thừa, tiếp nối tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức trở thành tài nguyên số một, động lực cho sự phát triển của Trung Quốc ở thế kỷ XXI. Trong bài viết Toàn cầu hóa và vận mệnh nhân loại [25] tác giả G.A.Duganov ghi nhận và đánh giá rất cao tư tưởng A.Toffler về vai trò của tri thức, thông tin, văn hóa, sự biến đổi của quyền lực chính trị. Song, tác giả cũng đã nhận thấy hạn chế cơ bản trong tư tưởng của A.Toffler khi quá đề cao vai trò của tri thức, của khoa học kỹ thuật. Đồng thời, ông cũng phê phán quan điểm, lập trường giai cấp của A.Toffler, ông cho rằng A.Toffler không thoát khỏi lập trường của giai cấp tư sản. Bàn về tác phẩm Làn sóng thứ ba, tác giả Michael Finley với bài viết Alvin Toffler and the Third Wave [123] đã phác họa nội dung tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức trong nền kinh tế trong nền văn minh mới của lịch sử nhân loại - Làn sóng thứ ba. Nền kinh tế của Làn sóng thứ ba không dựa trên cơ bắp mà dựa vào tài nguyên tri thức và thông tin. Do đó, nền văn minh mới của tương lai nhân loại còn được gọi là thời đại tri thức, xã hội thông tin. Tác giả đã phác họa nền kinh tế cũ và mới trong các làn sóng văn minh với các nguồn tài nguyên cơ bản. Trong làn sóng đầu tiên, sự giàu có là đất đai và nó mang tính độc quyền. Trong làn sóng thứ hai, sự giàu có của các quốc gia dựa vào ba yếu tố: đất đai, lao động và vốn. Trong Làn sóng thứ ba tài nguyên, động lực phát triển của mọi quốc gia là tri thức. Tác giả Wan Fariza Alyati Wan Zakaria với bài viết A.Toffler: Knowledge, Technology and Change in Future Society [114] và Alina-Petronela Haller trong bài viết A.Toffler and the economico - social evolution [110] đánh giá về những tác 11 động tư tưởng A.Toffler về vai trò tri thức khoa học công nghệ đối với sự thay đổi quan trọng của xã hội. Bài viết A.Toffler: Knowledge, Technology and Change in Future Society đã phân tích quan điểm của A.Toffler về tri thức và khoa học công nghệ trong Làn sóng thứ ba. Tác giả chỉ ra những tư tưởng cơ bản của A.Toffler về vai trò của tri thức và công nghệ là nguyên nhân cơ bản tạo ra những thay đổi, với gia tốc nhanh chóng của xã hội tương lai, chính tri thức và khoa học công nghệ định hình xã hội tương lai. Bài viết cũng bàn về mối quan hệ giữa bộ ba quyền lực: bạo lực, của cải và tri thức. Trong đó, bài viết cũng nêu lên quan điểm nổi bật của A.Toffler về vai trò của tri thức đối với việc hình thành quyền lực tối cao trong xã hội tương lai. Tri thức trở thành nguồn gốc của quyền lực, quyền lực tri thức có sức mạnh cao nhất, mang tính hiệu quả hơn cả. Tri thức là cội nguồn của quyền lực trong tương lai cũng là cội nguồn của của cải, của sự giàu có và sức mạnh, tri thức là vô tận… Tác giả cũng nhấn mạnh tư tưởng của A.Toffler cho rằng: Thay đổi là một lực cơ bản đang xâm chiếm tương lai của con người, trong đó kiến thức là nhiên liệu cho sự thay đổi, công nghệ là động cơ của sự thay đổi. Tốc độ của sự thay đổi xuất phát từ tri thức và công nghệ tạo ra, cho nên mọi thứ chỉ là mang tính nhất thời, mới lạ và đa dạng. Do đó, A.Toffler cho rằng mỗi cá nhân nói riêng, cả xã hội nói chung phải học cách thích nghi, quản lý các nguồn thay đổi để thích nghi hiệu quả bằng cách không ngừng gia tăng tri thức, đổi mới công nghệ,… Bài viết A.Toffler and the economico - social evolution trên cơ sở phân tích quan điểm của A.Toffler về ba làn sóng văn minh của lịch sử nhân loại, tác giả làm nổi bật tư tưởng của A.Toffler về Làn sóng thứ ba trong lịch sử nhân loại với nền tảng của sự phát triển dựa vào tri thức. Hiện tại, nhân loại đang đối mặt với bước ngoặt mà A.Toffler coi là “bước nhảy lượng tử” trong nền văn minh mới - Làn sóng thứ ba. Những thay đổi trong nền văn minh Làn sóng thứ ba sẽ mở đường hình thành một xã hội mới, nền văn minh trí tuệ. Những hạn chế trong sự phát triển của nền văn minh công nghiệp là nguyên nhân nhất định dẫn đến sự thay đổi trong mô hình phát triển ngày càng dựa vào tri thức. Nếu trong xã hội công nghiệp, công nghệ thống trị trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thì trong xã hội tri thức Làn sóng thứ ba con người sẽ là người sáng tạo công nghệ và kiểm soát các hướng phát triển của công nghệ. 12 Bài viết The contribution of A.Toffler to the theoretical and conceptual imaginary of communication [112] nhấn mạnh những đóng góp của A.Toffler về khoa học truyền thông. Để làm rõ những đóng góp của A.Toffler trong lĩnh vực này, tác giả đi sâu nghiên cứu trong ba tác phẩm Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Cách mạng của sự giầu có. Bàn đến tác phẩm Cú sốc tương lai tác giả đánh giá cao quan điểm của A.Toffler khi cho rằng: để tạo ra những điều kiện thích nghi với tương lai, về nguyên tắc cần trang bị cho mình tri thức, kỹ năng và thái độ nâng cao năng lực thích nghi với một tương lai thay đổi. Tác giả Guy Halverson trong bài viết Toffler's Powershift Based on Knowledge [121] bàn về quan điểm quyền lực dựa trên tri thức của A.Toffler. Tác giả nhận định: A.Toffler đã phác họa tương lai bằng ba tác phẩm Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực. Ba tác phẩm cho thấy con người cần được trang bị tri thức và kỹ năng để thích ứng với tốc độ gia tăng nền kinh tế tri thức, đồng thời để kiểm soát và làm chủ sự thay đổi chúng ta cần nắm trong tay quyền lực tri thức. Giải pháp A.Toffler đề xuất là cần thực hiện những cuộc cải cách, đặc biệt là cải cách hệ thống giáo dục. Bàn tới quan điểm của A.Toffler về giáo dục, các bài viết Education Lessons from A.Toffler [116], và Education for a Future of Change: Lessons from the PastRe-examining Progressive Education [109] đánh giá cao những tư tưởng của A.Toffler về một nền giáo dục trang bị những tri thức, kỹ năng thích nghi cho một tương lai thay đổi, bởi sự tác động mạnh mẽ của tri thức khoa học và công nghệ. Trong đó, bài viết Education Lessons from A.Toffler nhấn mạnh quan điểm của A.Toffler về vai trò của giáo dục. Nếu tương lai sẽ đến sớm như A.Toffler dự báo, điều này có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống, công việc và giáo dục. Kiến thức và kỹ năng cho công việc nhất định sẽ thay đổi nhanh chóng dẫn đến sự cần thiết phải học và học lại. Trong bối cảnh như vậy, mỗi cá nhân cần không ngừng học lại thực tiễn và xây dựng một bộ kỹ năng, phát triển năng lực để thích nghi. Bài viết Education for a Future of Change: Lessons from the Past-Reexamining Progressive Education cho thấy, trong một thế giới với tốc độ cạnh tranh cao, sự đổi mới, sáng tạo là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển trong khuynh hướng cạnh tranh của nền kinh tế, thực tế đó đặt ra yêu cầu người lao động cần 13 không ngừng học tập suốt đời, không ngừng đổi mới nhận thức về công nghệ cũng như tránh sự lạc hậu về kiến thức chuyên môn. Đồng thời, người lao động cần có các kỹ năng trong làm việc nhóm, có khả năng sáng tạo ý tưởng mới…A.Toffler cho rằng, cần đổi mới nền giáo dục: việc tiếp thu kiến thức đơn thuần không còn đủ nữa, người học cần phải không ngừng học tập suốt đời, giáo viên là người hướng dẫn và dạy không chỉ là tri thức chuyên môn, mà còn trang bị những kỹ năng học tập, tư duy, tạo ra môi trường học tập khám phá và tạo ra các ý tưởng mới…nâng cao năng lực thích nghi với một tương lai thay đổi cho người học. Bàn về những giá trị tư tưởng A.Toffler sau khi ông qua đời [115] tác giả đã khẳng định, kết quả của nghiên cứu của A.Toffler trong tác phẩm Cú sốc tương lai trở nên nổi tiếng thế giới. Trong các tác phẩm A.Toffler đã tổng hợp các sự kiện khác nhau từ khắp các khu vực trên thế giới, và kết luận rằng sự tập trung của khoa học, vốn và truyền thông đã tạo ra sự thay đổi nhanh chóng, tạo ra một hình thức xã hội hoàn toàn mới mẻ. Sự tiếp nối nghiên cứu tương lai của A.Toffler trong hai cuốn sách thành công tiếp theo là Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực đã tạo ra được sự háo hức trong cộng đồng, ở các trường đại học, trong các doanh nghiệp và các chính phủ quốc gia. Newt Gingrich - cựu Chủ tịch Đảng Cộng hòa tại Hạ viện nói rằng "Làn sóng thứ ba" đã ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của chính ông và là một trong những công trình vĩ đại của thời đại chúng ta [115]. Ở trong nước, bàn về giá trị các tác phẩm của A.Toffler như cánh cửa mở ra một thời đại mới với nền kinh tế tri thức các công trình: Góp phần nhận thức thế giới đương đại [6], Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức [21], Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức [18] và cuốn Hành trang thời đại kinh tế tri thức [95]. Các tác giả đã tiếp nhận tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức để xây dựng những quan điểm về nền kinh tế tri thức, phác họa xu hướng vận động của nền kinh tế - xã hội. Trong đó, tác giả cuốn Góp phần nhận thức thế giới đương đại chịu ảnh hưởng tư tưởng của A.Toffler khi phân tích nội dung kiến trúc thượng tầng trong nền kinh tế tri thức qua các vấn đề như: dân chủ, sự thay đổi vị trí chức năng, vai trò mới của nhà nước dân tộc; phương diện xã hội trong nền kinh tế tri thức...Tác giả cuốn Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức đã bị chi phối bởi quan điểm của A.Toffler về vai trò của tri thức. Trong ấn phẩm này, độc giả nhận thấy xu hướng tri 14 thức hóa rõ nét khi xã hội đang dịch chuyển từ xã hội thông tin sang xã hội tri thức. Tác giả Vũ Đình Cự - Trần Xuân Sầm trong cuốn Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức chỉ ra rằng: vào những năm 70 của thế kỷ XX, thế giới đang chuyển mình nhanh chóng với làn sóng mới trong nền kinh tế, làm biến đổi xã hội dẫn đến những cú sốc về tương lai và dẫn đến sự chuyển giao quyền lực cơ bản, yếu tố tạo nên sự chuyển biến nhanh chóng xã hội ấy chính là tri thức. Tất cả bức tranh biến chuyển của xã hội dưới sự tác động to lớn của tri thức đã được A.Toffler bàn đến trong các tác phẩm Cú sốc tương lai, Thăng trầm quyền lực và Làn sóng thứ ba. Tác giả khẳng định: một trong những nhận định trước những biến động to lớn của sản xuất, của xã hội mà nhà tương lai học A.Toffler nêu lên được cả thế giới quan tâm, những nhà lãnh đạo các quốc gia đặc biệt chú ý là luận điểm cho rằng: “Đây không phải là một sự biến động bình thường mà có tính đột biến cách mạng, có ảnh hưởng chưa thể đo lường trước cho toàn nhân loại” [18, tr.238 -329], đó là sự phát triển mạnh mẽ của tri thức, ngày nay tri thức và trí tuệ đã trở thành nguồn lực quan trọng nhất của sản xuất, sự biến đổi cách mạng này có tính tất yếu lịch sử, thay thế cho nền kinh tế nông nghiệp cổ điển với công cụ sản xuất chủ yếu là máy móc cơ giới. Tác giả cuốn Hành trang thời đại kinh tế tri thức đã nhận thức được tương lai đang đến với ngọn triều cường tri thức của Làn sóng thứ ba, tác giả đã đề xuất hành trang giúp mỗi cá nhân, các quốc gia tạo lập “hồ sơ thích nghi” sẵn sàng đón Làn sóng thứ ba. Cuốn sách cho độc giả thấy sức mạnh tri thức trở thành nguồn tài nguyên cuối cùng của nhân loại, phá vỡ giới hạn tăng trưởng của nền kinh tế dựa vào tài nguyên truyền thống. Tri thức trong thế giới đương đại và tương lai đã và đang đặt ra “thách đố” đối với sự phát triển của cá nhân và các dân tộc trên thế giới. Tác giả đã đưa ra quan điểm mỗi cá nhân, tổ chức cần hình thành, rèn luyện và mài sắc các năng lực sau: Năng lực tiếp thu tri thức và xử lý thông tin là nguồn tài nguyên cơ bản của cá nhân; năng lực diễn đạt tư duy và đổi mới là sự gia công và lợi dụng tài nguyên tri thức tự có; năng lực tổ chức, quản lý và giao tiếp là phương tiện sản xuất dựa vào nguồn tài nguyên tri thức của người khác. Việc hình thành, hoàn thiện và phát triển những năng lực ấy giúp con người nâng cao năng lực thích nghi với những thách thức của nền kinh tế tri thức luôn biến đổi. Bàn về nội dung tác phẩm Làn sóng thứ ba các công trình Đọc Làn sóng thứ ba của A.Toffler [2] và Khái lược tương lai học [93] đi sâu nghiên cứu nội dung tư 15 tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức trong các làn sóng văn minh, sự chuyển tiếp của các nền văn minh trong lịch sử dưới tác động của tri thức. Tác giả Nguyễn Phúc Ân với Đọc Làn sóng thứ ba của A.Toffler đã tóm tắt nội dung, tính chất của làn sóng thứ hai và thứ ba, đồng thời đánh giá Làn sóng thứ ba của A.Toffler có tính hệ thống, đa dạng, phong phú về thông tin và có sức thuyết phục lớn, một lần nữa khẳng định những giá trị về vai trò của tri thức, của kỹ thuật và của công nghệ thông tin được đề cập đến trong Làn sóng thứ ba. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra những đánh giá một cách toàn diện về hạn chế trong tư tưởng của A.Toffler, đặc biệt là vấn đề vai trò của tri thức trong Làn sóng thứ ba. Cuốn Khái lược tương lai học tiếp cận tác phẩm Làn sóng thứ ba như là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tương lai học. Cuốn sách chỉ ra cách tiếp cận lịch sử xã hội của A.Toffler với ba làn sóng văn minh. Đặc biệt, đi sâu nghiên cứu tư tưởng của A.Toffler về làn sóng văn minh thứ ba với những đặc trưng của nền kinh tế tri thức và tư tưởng của A.Toffler về nền chính trị của Làn sóng thứ ba dựa trên các nguyên tắc: quyền lực của nhóm thiểu số, nền dân chủ bán trực tiếp và phân chia quyền lực quyết định. Đồng thời, cuốn sách cũng chỉ ra mối liên hệ của tác phẩm Làn sóng thứ ba với các tác phẩm Cú sốc tương lai và Thăng trầm quyền lực. Tiếp cận ở khía cạnh chính trị học, cuốn Giáo trình chính trị học đại cương [103] và Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của A.Toffler [72] đã chịu sự ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của A.Toffler về vai trò tri thức trong hình thành hình thái quyền lực mới. Cuốn Giáo trình chính trị học đại cương bàn về tư tưởng chính trị của A.Toffler, tác giả nhấn mạnh quan điểm của A.Toffler về ba con đường cơ bản (bạo lực, của cải và tri thức) với vị trí và thang bậc về phẩm chất là không như nhau. Cuốn sách phân tích về các con đường bạo lực, của cải và tri thức đi đến quyền lực được thể hiện thông qua bộ ba tác phẩm: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực, chỉ ra mặt mạnh và hạn chế của các con đường. Tác giả đã có những nhận xét đánh giá tư tưởng của A.Toffler trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhận thức những nhân tố hợp lý và những hạn chế trong lập trường giai cấp tư sản của A.Toffler bàn về quyền lực, các hình thái và phẩm chất của quyền lực. Cuốn Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của A.Toffler đặc biệt đi sâu nghiên cứu sự hình thành quyền lực tri thức, sự chuyển giao các hình thái 16 quyền lực trong lịch sử cho đến quyền lực tri thức. Tác giả Ông Văn Năm đã làm nổi bật lên vai trò của tri thức trên phương diện chính trị học, cho chúng ta thấy tri thức là quyền lực số một trong tương lai. Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ ra, tư tưởng về quyền lực tri thức của A.Toffler có những giá trị nhất định để chúng ta kế thừa trong sự nghiệp phát triển đất nước. Song, tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức cũng có những hạn chế nhất định: A.Toffler tuyệt đối hóa vai trò của tri thức trong sự phát triển của một quốc gia, cũng như phát triển của toàn cầu trong xu thế hợp tác, hội nhập. Hạn chế đó cho thấy A.Toffler muốn vượt ra khỏi, đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong quan điểm về chủ nghĩa duy vật lịch sử nhưng có phần không tưởng. Bàn về nhân cách của con người trong thời đại kinh tế tri thức, cuốn Khuyến tài [23] đề cập tới quan điểm của A.Toffler trong tác phẩm Làn sóng thứ ba với đạo đức tiêu - sản của người lao động. Để đánh giá được đạo đức của người lao động trong Làn sóng thứ ba cần căn cứ vào hiệu quả của công việc, là tinh thần tự học, năng lực sáng tạo và năng lực thích nghi với mọi sự biến đổi của môi trường thực tiễn. Tác giả muốn nhấn mạnh vai trò của chủ thể tri thức với năng lực tự học tập tri thức, sự thích nghi và sáng tạo của chủ thể tri thức trong nền kinh tế tri thức. Trong tác phẩm này, tác giả muốn gửi thông điệp về tri thức tới độc giả: “Cái nguyên lý làm giàu hiện đại là: có tri thức thì sẽ của cải hữu hình (nhà cửa, đất đai, vàng bạc, đá quý...). Từ nguyên lý đó, mục tiêu của khuyến tài là khuyến khích làm giàu tri thức và tạo nên những “người có tri thức”. TÀI NĂNG SINH THÀNH TỪ TRI THỨC” [23, tr.14]. Ngoài ra, còn nhiều tác phẩm có đề cập đến tư tưởng A.Toffler như: Lịch sử văn minh nhân loại [75]; Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế - xã hội [47], Nền kinh tế tri thức [58], Thế kỷ 21 thách thức và triển vọng [59],...các công trình này, các tác giả ít nhiều đã bị ảnh hưởng tư tưởng của A.Toffler về vai trò của tri thức đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại. Những bài viết bàn đến các quan điểm của A.Toffler về động lực phát triển xã hội như: Tương lai dưới con mắt nhà tương lai học A.Toffler [94] và Quan điểm của C.Mác và A.Toffler về xã hội [62] các tác giả có sự đồng tình với quan điểm của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất