Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn truyện ngắn vi thị kim bình...

Tài liệu Luận văn truyện ngắn vi thị kim bình

.PDF
125
173
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THU DUYÊN TRUYỆN NGẮN VI THỊ KIM BÌNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Việt Trung Thái Nguyên - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Mục lục ............................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Lời cam đoan .................................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 12 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 12 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 12 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 13 7. Bố cục của luận văn .................................................................................... 14 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 14 Chƣơng 1: Vài nét về văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại và nhà văn Vi Thị Kim Bình ............................................................................. 14 1.1. Vài nét về văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại .................. 14 1.2. Nhà văn nữ Vi Thị Kim Bình - một trong những người mở đầu cho văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại ............................................. 25 1.2.1. Vài nét về nhà văn nữ dân tộc Tày Vi Thị Kim Bình ........................... 25 1.2.2. Vi Thị Kim Bình - một trong những người mở đầu cho văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại ............................................................ 29 Chƣơng 2: Hiện thực cuộc sống và con ngƣời vùng núi cao biên giới trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình ............................................................ 34 2.1. Bức tranh hiện thực về cuộc sống vùng núi cao biên giới qua những giai đoạn lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc ............................................................ 35 2.1.1. Hiện thực cuộc sống đầy gian khổ, hi sinh của một vùng núi cao biên giới những năm tháng chiến tranh................................................................... 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.1.2. Hiện thực cuộc sống vùng biên chứa đầy sự phong phú, phức tạp thời mở cửa ............................................................................................................. 41 2.2. Hình tượng con người núi cao biên giới. ................................................ 52 2.2.1. Hình tượng "những bông huệ trắng" ngát hương giàu đức hi sinh và lòng nhân ái ..................................................................................................... 52 2.2.2. Con người miền núi trước những cơ hội và thách thức trong thời kì mở cửa của đất nước .............................................................................................. 61 Chƣơng 3: Một số phƣơng diện nghệ thuật trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình. ....................................................................................................... 71 3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện. ............................................................. 71 3.1.1. Khái niệm cốt truyện trong tác phẩm tự sự ........................................... 71 3.1.2. Cốt truyện trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình .................................... 73 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 76 3.2.1. Khái niệm nhân vật văn học .................................................................. 76 3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình .... 78 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật. ............................................................................... 95 3.3.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật ............................................................ 95 3.3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình ................... 96 KẾT LUẬN .................................................................................................. 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 113 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 117 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Việt Trung, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới nhà văn Vi Thị Kim Bình, người đã nhiệt tình giúp đỡ em về mặt tư liệu để phục vụ cho luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng Quản lí khoa học trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong cả quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong quá trình nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp quan tâm đến luận văn này. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Duyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Duyên Xác nhận của ngƣời hƣớng dẫn khoa học Xác nhận của BCN Khoa PGS.TS Trần Thị Việt Trung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, văn xuôi các dân tộc thiểu số chiếm một vị trí khá đặc biệt. Tuy ra đời muộn do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng văn học các dân tộc thiểu số đã có được những thành tựu đáng tự hào, góp phần làm phong phú, đa dạng và giàu bản sắc cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Với lịch sử phát triển hơn một nửa thế kỉ, văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại có những đặc điểm riêng, vừa độc đáo trong nội dung phản ánh, vừa đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện. Nó đã trở thành một bộ phận khăng khít, đặc sắc góp phần vào sự phát triển đa dạng và phong phú lớn của nền văn học dân tộc. Vì vậy, khi nghiên cứu về văn học Việt Nam nói chung và văn xuôi Việt Nam hiện đại nói riêng không thể không nghiên cứu văn xuôi dân tộc thiểu số như là một mảng văn học độc đáo của nền văn học nước nhà. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỉ qua, việc nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số mặc dù đã được chú ý nhưng thực sự vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức một cách đầy đủ và sâu sắc về mảng văn học này. Vì vậy, đẩy mạnh việc nghiên cứu một cách tích cực và cụ thể mảng văn học thiểu số vẫn là một việc làm cần thiết có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. 1.2. Như đã biết, sau khi được hình thành, đội ngũ các nhà văn dân tộc thiểu số xuất hiện ngày một đông đảo với những tên tuổi đại diện cho nhiều dân tộc khác nhau, với nhiều tác phẩm văn học đặc sắc được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Trong suốt gần bảy mươi năm qua, các nhà văn dân tộc thiểu số đã đem đến cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm văn chương mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nội dung chủ yếu của những tác phẩm văn học này là đã phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao trong các giai đoạn lịch sử của đất nước với sự đổi thay từng ngày, từng giờ của con người và thiên nhiên miền núi. Qua các tác phẩm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ của họ, bạn đọc cả nước có thể khám phá được vẻ đẹp của thiên nhiên, của thế giới tâm hồn con người miền núi với những nét riêng không trộn lẫn. Từ năm 1945, đặc biệt là từ những năm 60 của thế kỉ XX đến nay, nhiều thế hệ nhà văn dân tộc thiểu số đã xuất hiện và khẳng định được tên tuổi của mình trong đời sống văn học dân tộc thiểu số nói riêng và văn học nước nhà nói chung. Ví dụ như các nhà văn, nhà thơ: Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Hoàng Hạc, Triều Ân, Lâm Ngọc Thụ, Vi Hồng, Y Điêng, Vi Thị Kim Bình, Mã A Lềnh, Vương Trung, Lò Văn Sĩ, Ma Trường Nguyên, Lí Lan, Sa Phong Ba, Linh Nga Niê KĐăm, Cao Duy Sơn, Inrasara, Kim Nhất, Hữu Tiến, La Quán Miên, Hà Thị Cẩm Anh, Hoàng Hữu Sang, Đoàn Lư, Hà Trung Nghĩa, Kha Thị Thường, Niê Thanh Mai, Bùi Thị Như Lan, …. Trong đội ngũ khá đông đảo đó - nhà văn nữ dân tộc Tày - Vi Thị Kim Bình được coi là một trong những cây bút nữ người dân tộc thiểu số "mở đầu” cho văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam. Là một trong những nhà văn thuộc thế hệ đầu tiên đã in đậm dấu ấn trong làng văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Nhà văn Vi Thị Kim Bình là một cán bộ ngành Y, bà tốt nghiệp Y sĩ Trường cán bộ Y tế Trung ương năm 1961 và trở thành cán bộ của ngành Y tế của Lạng Sơn cho đến khi về hưu - năm 1988. Bên cạnh nghề y cao quý, Vi Thị Kim Bình đã làm nên tên tuổi của mình trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam ngay từ tác phẩm đầu tay với nhan đề Đặt tên. Tác phẩm được in trên Tạp chí Văn nghệ Việt Bắc năm 1962 và được trao giải Khuyến khích. Sự khởi đầu thuận lợi này là nguồn động lực để một cây bút nữ trẻ người dân tộc thiểu số tiếp bước trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình. Với truyện ngắn Đặt tên tác giả đã ghi tên mình vào làng văn học nước nhà và là cây bút nữ là người dân tộc thiểu số đầu tiên đặt tên mình bên cạnh tên tuổi những nhà văn dân tộc thiểu số khác trong cả nước. Từ đó đến nay, mặc dù cuộc sống có bao khó khăn, vất vả, nhưng bên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cạnh công việc chính là một cán bộ ngành Y, Vi Thị Kim Bình vẫn sáng tác đều đặn, thầm lặng mà hiệu quả. Với hơn nửa thế kỉ cầm bút, nhà văn đã sáng tác hơn năm mươi Truyện ngắn và Kí - in trên các loại báo chí ở địa phương và Trung ương. Sau này, các tác phẩm đó đã được tập hợp in trong bốn tập truyện ngắn. Trong quá trình sáng tác, nhà văn đã khẳng định vị trí và đóng góp của mình bằng một loạt giải thưởng: Giải Khuyến khích của tạp chí Văn nghệ Việt Bắc (1962); Giải Khuyến khích tuần báo Văn nghệ (1968); Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cho tác giả viết về đề tài dân tộc thiểu số miền núi Việt Nam (1970); Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt nam cho tác giả có tác phẩm xuất sắc nhân kỉ niệm bốn mươi năm thành lập nước (1985); Giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi đề tài Lâm nghiệp Lạng Sơn năm 1987; Giải B - Giải thưởng Hoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn lần thứ nhất năm 1995 …Và đặc biệt năm 2000, khi nhà văn đã sáu mươi tuổi, bà đã vượt qua 5016 tác phẩm của nhiều tác giả trẻ trong cuộc thi Thư viết cho người yêu do tạp chí Thế giới trong ta tổ chức để đạt Giải nhất với tác phẩm Những bức thư nằm trong trang nhật kí Những giải thưởng xứng đáng đó cho thấy vị trí và tầm vóc của nhà văn nữ Vi Thị Kim Bình trong sự phát triển của Văn học dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn nói riêng và Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung. Cái tên Vi Thị Kim Bình đã trở nên thân thuộc với nhiều thế hệ bạn đọc, đặc biệt là những bạn đọc trong thời kì chống Mĩ. Chính vì vậy, tác giả Đặng Tiến Huy đã khẳng định rằng: những nhân vật trong tác phẩm của nhà văn Vi Thị Kim Bình đã "hấp dẫn, lôi cuốn thế hệ trẻ chúng tôi như những tấm gương hành động, nhân cách, động viên khích lệ chúng tôi hăng say phấn đấu thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình" [19]. Với những đóng góp đáng trân trọng đó, Vi Thị Kim Bình xứng đáng được đánh giá là một nữ nhà văn dân tộc thiểu số tiêu biểu, là một trong những cây bút văn xuôi đầu tiên có công xây dựng nền văn xuôi dân tộc thiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ số Việt Nam thời kì hiện đại. Cho dù sau Vi Thị Kim Bình còn có một số cây bút văn xuôi nữ dân tộc thiểu số khác, với những sáng tác mới mẻ hơn, hiện đại hơn, thậm chí là hấp dẫn hơn - nhưng Vi Thị Kim Bình vẫn là một cây bút văn xuôi nữ dân tộc thiểu số có nhiều đóng góp và có một vị trí quan trọng trong sự hình thành và phát triển của văn xuôi dân tộc Việt Nam thời kì hiện đại. Vì vậy, khi nghiên cứu về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam đặc biệt ở thể loại văn xuôi không thể không nghiên cứu về cây bút nữ Vi Thị Kim Bình với tư cách như là một nhà văn dân tộc thiểu số tiêu biểu, có nhiều đóng góp đáng khẳng định. Tuy nhiên, cho đến nay, theo khảo sát của chúng tôi vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về nhà văn Vi Thị Kim Bình. Chỉ có một số bài báo hoặc những ý kiến nhỏ lẻ trong cả một công trình, bài viết về văn học các dân tộc thiểu số nói chung có đề cập đến tác giả này. Vì vậy, việc tìm hiểu truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đang phát triển mạnh mẽ thì vấn đề xây dựng một nền văn hóa vừa hiện đại, tiên tiến nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thì việc nghiên cứu, khẳng định những đóng góp của các nhà văn dân tộc thiểu số vào sự phát triển chung của văn học Việt Nam hiện đại là việc cần thiết và có tính thời sự. 1.3. Bên cạnh đó, Vi Thị Kim Bình là một trong ba nhà văn Lạng Sơn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam có tác phẩm được tuyển chọn giảng dạy trong chương trình nhà trường Phổ thông Trung học cơ sở (phần Văn học địa phương) nên kết quả nghiên cứu này cũng sẽ là một tài liệu quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học địa phương của tỉnh Lạng Sơn nói riêng, đồng thời là một tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, tìm hiểu về văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung trong quá trình hình thành, vận động và phát triển của bộ phận văn học đặc sắc này. Từ những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Truyện ngắn Vi Thị Kim Bình làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2. Lịch sử vấn đề Vi Thị Kim Bình là nhà văn nữ dân tộc thiểu số thuộc thế hệ đầu tiên nên được khá nhiều người nhắc tới trong các công trình nghiên cứu về văn học dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu về sự nghiệp sáng tác của bà cho tới nay chúng tôi thấy vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào. Qua khảo sát có thể nhận thấy, các nhà nghiên cứu, phê bình đề cập đến trường hợp nhà văn Vi Thị Kim Bình ở hai dạng như sau: Một là, các bài viết trong các công trình nghiên cứu tổng thể về văn học dân tộc thiểu số. Có thể kể tên các công trình, bài viết tiêu biểu như: Tập tiểu luận Chặng đường mới (1985) của Nông Quốc Chấn; Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (1995), Về một mảng văn học dân tộc (1999), Văn học và miền núi (2002) của Lâm Tiến; Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (1997); Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (1998); Cuối thế kỉ XX nhìn lại (2001) của nhiều tác giả; Văn xuôi Việt nam hiện đại về dân tộc và miền núi (2012) của Phạm Duy Nghĩa;… Trong các công trình nghiên cứu đó, cái tên Vi Thị Kim Bình đều được nhắc đến cùng với tên tuổi các nhà văn dân tộc thiểu số thuộc thế hệ đầu tiên. Các tác giả đã chỉ ra vị trí, những đóng góp cũng như những mặt còn hạn chế của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung trong đó có nhà văn Vi Thị Kim Bình. Bước đầu đánh giá những đóng góp của nhà văn Vi Thị Kim với nền văn học dân tộc thiểu số ở thời kì đầu, trong tập tiểu luận Chặng đường mới Nông Quốc Chấn – "cây đại thụ văn học dân tộc thiểu số" đã khẳng định: "Vi Thị Kim Bình, hầu như là một cây bút duy nhất trong giới nữ ở miền núi viết thường xuyên về đề tài y tế. Nhân vật chính trong nhiều truyện ngắn của chị thường là bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ lí và những người được các thầy thuốc săn sóc. Vừa là thầy thuốc, vừa là nhà văn, Vi Thị Kim Bình cùng những bạn đồng nghiệp đang trấn vùng biên giới Lạng Sơn. Tập truyện ngắn Niềm vui khẳng định bước đầu vị trí văn học của Vi Thị Kim Bình" [9] Nhận xét trên của nhà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thơ Nông Quốc Chấn cho thấy đề tài mà nhà văn Vi Thị Kim Bình phản ánh là đề tài y tế, những nhân vật trong sáng tác của nhà văn gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và công việc của bà. Trong cuốn "Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại" - một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về mảng văn học dân tộc thiểu số của Lâm Tiến thì Vi Thị Kim Bình là nữ nhà văn người dân tộc Tày duy nhất trong tổng số 23 nhà văn các dân tộc thiểu số được nhắc đến lúc bấy giờ (tính đến thời điểm nghiên cứu, năm 1993). Trong bài "Văn xuôi Lạng Sơn qua một số truyện, ký" in trong Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng số 140 tháng 06/2005, Lâm Tiến cũng đã đưa ra nhận xét về ưu điểm và hạn chế trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình: "Truyện (của Vi Thị Kim Bình) thường diễn ra theo mạch thời gian…thường nặng về kể các sự kiện, các hành động, nhẹ việc phân tích tâm lí, nội tâm nhân vật nên truyện…dễ đi thẳng đến với người đọc, nhưng ít để lại ấn tượng sâu sắc về số phận của các nhân vật…" [49]. Đây là một trong những xét xác đáng về nghệ thuật văn xuôi của Vi Thị Kim Bình. Trong công trình nghiên cứu "Văn xuôi Việt nam hiện đại về dân tộc và miền núi", Tiến sĩ văn học Phạm Duy Nghĩa cũng nhắc tới hình ảnh con người miền núi trong truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình. Đó là những con người "đi về phía sáng", họ "có hiểu biết, có trình độ, luôn mong mỏi chứng minh chân lí của khoa học, giúp cho tầm nhìn của bà con dân tộc mình vượt thoát khỏi vòng vây chật hẹp của núi rừng" [36, tr. 97]. Bên cạnh đó, tác giả cũng phát hiện ra rằng: "Các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình họ không có cảnh ngộ, tâm lí và tính cách riêng, tất cả đều giống nhau về ước mơ và hành động. Trong hạt nhân cấu trúc của nhân vật, cái riêng độc đáo luôn lép vế hoặc là số không bên cạnh cái chung, khái quát" [36, tr. 162]. Và tác giả nhận định: "Đây cũng là đặc điểm chung của văn học một thời" [36, tr. 162]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Có thể nhận ra rằng, các nhận xét về nhà văn Vi Thị Kim Bình trong các công trình nghiên cứu tổng thể về văn học các dân tộc thiểu số thường là những nhận xét ngắn, không phân tích lí giải, chỉ có tính chất điểm qua, khẳng định vị trí và một số đóng góp của Vi Thị Kim Bình trong nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Hai là, trong một số bài viết cụ thể, trực tiếp về tác giả Vi Thị Kim Bình. Ngay từ truyện ngắn đầu tay Đặt tên Vi Thị Kim Bình đã đạt giải Khuyến khích của tạp chí Văn nghệ Việt Bắc. Nói về sự kiện này, PGS.TS Nguyễn Duy Bắc đã khẳng định: "Người mở đầu và ghi dấu son đầu tiên cho văn xuôi hiện đại xứ Lạng, chính là nhà văn Vi Thị Kim Bình" [7, tr. 682]. Nhà văn Đặng Tiến Huy, nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Giang trong bài "Bông huệ trắng ở văn nghệ Việt Bắc" viết: "Cô y sĩ trẻ thức suốt đêm viết truyện ngắn Đặt tên và gửi dự thi. Tác phẩm đầu tay này được giải khuyến khích… và đã "Đặt tên" Vi Thị Kim Bình vào làng văn học nước nhà" [7, tr.674]. Nhà văn Cao Duy Sơn cũng ghi nhận : "Với truyện ngắn Đặt tên, tác giả Vi Thị Kim Bình đã ghi tên mình vào dòng văn học Việt Nam hiện đại" [19]. Nhà văn Ngọc Mai (Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn) cũng khẳng định: "Truyện ngắn Đặt tên là tác phẩm sinh ra để người Tày có được một nữ văn sĩ đầu tiên, cũng là nữ nhà văn đầu tiên của các dân tộc ít người" [25, tr. 93]. Nói về truyện ngắn Những bông huệ trắng (đạt giải Khuyến khích cuộc thi truyện ngắn của tuần báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam 1968), nhà nghiên cứu phê bình Dương Lộc Vượng nhận xét: "Truyện được thể hiện bằng một bút pháp giản dị. Một bút pháp với nhiều câu văn ngắn, cô đọng, nhiều lượng thông tin, giàu tính biểu cảm lời thoại nhân vật ngắn gọn. Giọng văn cứ "thản nhiên" kể lại sự việc mà không có lời bình của tác giả" [34, tr. 267]. Và sau này, khi viết về nhà văn nữ dân tộc Tày người Lạng Sơn này, nhà văn Đặng Tiến Huy gọi Vi Thị Kim Bình là "Bông huệ trắng ở văn nghệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Việt Bắc". Cao Duy Sơn cũng khẳng định, đến truyện ngắn Những bông huệ trắng, Vi Thị Kim Bình đã có một bước tiến về nghệ thuật "Từ bố cục tác phẩm đến ngôn ngữ được tiết chế tối đa, từng chi tiết đều được lựa chọn kĩ và tinh tế" [19]. Có thể nhận ra "thế giới" nhân vật quen thuộc của Vi Thị Kim Bình là những người phụ nữ. Đặc biệt là những nữ bác sĩ và y sĩ, những nữ y tá và hộ lí luôn tận tụy với công việc. Đọc truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình, PGS. TS Tôn Thảo Miên nhận xét: "Là một nhà văn nữ, viết về phụ nữ, Vi Thị Kim Bình tỏ ra khá am hiểu tâm tư, tình cảm của nhân vật. Sự đồng cảm của tác giả đối với nhân vật thể hiện qua từng trang viết khiến người đọc cũng phải bùi ngùi, xúc động" [33, tr. 40]. Chính vì vậy, các nhân vật phụ nữ của Vi Thị Kim Bình được thể hiện rất chân thật, gần gũi như con người bên ngoài cuộc đời. Năm 1988, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc cho in cuốn “Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại” do Giáo sư Phong Lê chủ biên gồm các bài viết về 16 nhà văn nhà thơ các dân tộc thiểu số, trong đó có bài viết của tác giả Phan Diễm Phương về nhà văn Vi Thị Kim Bình. Tác giả bài viết đã chỉ ra những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Vi Thị Kim Bình. Nhận xét về nhân vật là những nữ bác sĩ và y sĩ, những nữ y tá và hộ lí trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình, tác giả này cho rằng : "Các nhân vật kiểu này không được tác giả thể hiện như những con người với những cảnh ngộ, những đặc điểm tính cách riêng… Vi Thị Kim Bình đã dồn sự quan tâm vào việc thể hiện những phẩm chất chung, đã có hoặc cần có của người thầy thuốc: tận tụy, hi sinh, giàu lòng yêu thương con người…" [20, tr. 62]. Với mục tiêu "mở thêm một con đường để đưa ánh sáng văn hóa, văn minh về với những miền rừng xa xôi, hẻo lánh" [20, tr. 62] nên "các truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình sẽ được viết sao cho thật sáng rõ, giản dị, dễ hiểu để chúng có khả năng tiếp cận với mọi tầng lớp người đọc vùng cao" [20, tr. 62]. Đồng thời Phan Diễm Phương cũng ghi nhận rằng cách viết như vậy là phù hợp với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trình độ chung của đồng bào dân tộc thiểu số khi đó và "Cách viết rõ ràng, suôn sẻ, "dễ đọc" như vậy một thời đã phát huy được tác dụng tích cực của nó" [20, tr. 62]. Dương Lộc Vượng trong bài "Đọc truyện ngắn Những bông huệ của Vi Thị Kim Bình" cũng chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế về mặt nghệ thuật của tác phẩm. Về ưu điểm có thể nhận thấy "Truyện được thể hiện bằng một bút pháp giản dị… với những câu văn ngắn, cô đọng, nhiều lượng thông tin, giàu tính biểu cảm", "mỗi nhân vật được tác giả soi rọi ở một góc độ khác nhau để tập trung làm bừng sáng lên cái ý chí, cái nghị lực phi thường phải chiến thắng bom đạn, phải chiến thắng kẻ thù" [34, tr. 267]. Bên cạnh đó tác giả cho rằng kết cấu ở cuối tác phẩm có phần thiếu chặt chẽ, nhà văn đã để cho nhân vật nói toạc cái tư tưởng của mình nên lời thoại của nhân vật có phần gượng gạo. Nhưng dù sao tác phẩm vẫn "là một trong những truyện ngắn hay, hấp dẫn của Vi Thị Kim Bình" [34, tr. 268] xứng đáng được nhận giải thưởng Hoàng Văn Thụ. Ngày 27/10/2012, Hội Văn học nghệ thuật Lạng Sơn tổ chức hội thảo “Sự nghiệp sáng tác văn học của các nhà văn: Mã Thế Vinh, Nguyễn Trường Thanh, Vi Thị Kim Bình”, để khẳng định những đóng góp của ba nhà văn đối với văn học nghệ thuật Lạng Sơn và văn học nghệ thuật cả nước. Trong hội thảo có nhiều tham luận khẳng định tài năng nghệ thuật cũng như những đóng góp của nhà văn Vi Thị Kim Bình đối với nền Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số. Những bài tham luận phát biểu trong hội thảo đã làm nổi bật về con người, sự nghiệp, về giá trị những tác phẩm của Vi Thị Kim Bình. Có thể kể tên 06 tham luận sau: - Xứ Lạng có ba nhà văn như thế của tác giả Lộc Bích Kiệm. - Nữ nhà văn Vi Thị Kim Bình “Ngƣời mở đầu” của văn xuôi hiện đại Lạng Sơn của Nguyễn Quang Huynh. - Hương huệ trắng vẫn tỏa thơm của Cao Duy Sơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tìm hiểu việc xây dựng nhân vật trong truyện ngắn và truyện vừa của nhà văn Vi Thị Kim Bình của Tiến sĩ Hoàng Văn An. - Bông huệ xứ hoa hồi của Đặng Tiến Huy. - Cảm nhận về nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn của nhà văn Vi Thị Kim Bình của tác giả Hoàng Thị Kim Vân. Hầu hết các tham luận đều đánh giá cao vai trò và những đóng góp của nhà văn Vi Thị Kim Bình đối với nền văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn nói riêng và nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung. Về mặt nội dung, nhà nghiên cứu Lộc Bích Kiệm cho rằng : "Tác phẩm của chị đề cập đến nhiều đề tài, nhưng tiêu biểu và tập trung hơn cả là đề tài miền núi, hình tượng người phụ nữ mới trong lao động đóng góp cho xã hội" [19]. Tác giả Hoàng Thị Kim Vân cũng khẳng định: "Với những câu chuyện đời thường nhẹ nhàng, giản dị mà sâu sắc, truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình luôn chứa đựng những giá trị ngợi ca, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đặc biệt chị đã dành những tình cảm tốt đẹp nhất, những nét vẽ đẹp nhất cho những người phụ nữ với tấm lòng sáng đẹp dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn biết vươn lên vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách để hướng tới tương lai. Cũng chính vì vậy, các tác phẩm của chị luôn neo giữ trong trái tim bạn đọc" [19]. Mỗi tác phẩm của nhà văn Vi Thị Kim Bình đều mang đến cho độc giả cảm nhận những nhân vật và đời sống của họ được tác giả thể hiện trên trang viết rất gần gũi như con người bên ngoài cuộc đời. Vì vậy, "đọc mà như không thấy tác giả, chỉ có nhân vật với những tình huống truyện khiến cho độc giả như được cùng sống, cùng đau khổ, xót thương và nhận về mình tình yêu thương và cảm thông" [19]. Về mặt nghệ thuật, Tiến sĩ Hoàng Văn An cũng đã chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Vi Thị Kim Bình. Thành công trong một số tác phẩm của Vi Thị Kim Bình là "kết cấu chặt chẽ, nhiều chi tiết, hình ảnh tốt; Kết hợp kể, dẫn dắt, đối thoại và tả, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chú ý cả nội tâm..., không dễ dãi diễn biến một chiều" [19]. Tuy nhiên, có một điểm rất tiếc là "nhân vật trung tâm chưa trở thành nhân vật "nhớ đời", nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình" [19]. Trong hội thảo, với tham luận của mình nhà văn Cao Duy Sơn cho rằng "Những tác phẩm của chị dù viết ở thời điểm chiến tranh hay hòa bình vẫn nguyên giá trị với cuộc sống hôm nay. Giá trị đó là ở trong mỗi trang viết in đậm dấu ấn lịch sử của đất nước, trong tâm thế của một thế hệ từng sống qua những giai đoạn sôi động và gian khổ nhất của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, và những ngày đầu xây đắp hòa bình của cả dân tộc. Tinh thần đó đã được nhà văn Vi Thị Kim Bình khuôn lại trong những số phận cụ thể, hoàn cảnh và không gian cụ thể trong những truyện ngắn và bút ký tuy nhỏ bé và giới hạn nhưng vẫn có sức cuốn hút sự liên tưởng, tạo cảm xúc lãng mạn và ấm áp" [19] và tác giả đã khẳng định một cách rõ ràng Vi Thị Kim Bình: "Là cánh chim đầu đàn của làng văn nữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, là nhà văn nữ dân tộc thiểu số đầu tiên viết văn xuôi ở Việt Nam" [19]. Như vậy, sau khi khảo sát chúng tôi thấy rằng, mặc dù xuất hiện khá sớm và là một trong những cây bút nữ dân tộc thiểu số “mở đầu” của văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại đã có những đóng góp thiết thực ở mảng đề tài viết về miền núi nhưng tác giả Vi Thị Kim Bình mới chỉ được một số người quan tâm, viết bài phê bình về tác phẩm của bà, và đó cũng chỉ là những ý kiến đơn lẻ, chưa có tính hệ thống, đánh giá chưa thật toàn diện, đầy đủ. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu truyện ngắn của nhà văn Vi Thị Kim Bình một cách hệ thống và toàn diện nhằm đánh giá một cách công bằng, khách quan về những đóng góp đáng trân trọng của nhà văn nữ dân tộc Tày này đối với nền văn xuôi dân tộc thiểu số nói riêng, với văn học dân tộc thiểu số thời kì hiện đại nói chung là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và có tính thực tiễn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu truyện ngắn Vi Thị Kim Bình trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật. - Phạm vi nghiên cứu: toàn bộ truyện ngắn của nhà văn dân tộc thiểu số Vi Thị Kim Bình, bao gồm bốn tập truyện ngắn với 51 tác phẩm: 1. Đƣờng qua mùa hoa đào - NXB Hội nhà văn. 1978 2. Niềm vui - NXB Văn hóa dân tộc. 1979. 3. Những bông huệ - NXB Hội nhà văn. 1997. 4. Văn tuyển tập - NXB hội nhà văn. 2010. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình. - Trên cơ sở đó khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của nhà văn Vi Thị Kim Bình với văn xuôi các dân tộc thiểu số thời kì hiện đại nói riêng và văn xuôi Việt Nam nói chung. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tác gia, tác phẩm văn học. - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp so sánh đối chiếu. - Phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp nghiên cứu liên ngành. 6. Đóng góp của luận văn Nghiên cứu truyện ngắn Vi Thị Kim Bình, chúng tôi nhằm mục đích chỉ rõ những đặc điểm riêng về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình. Từ đó, khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của nhà văn với sự phát triển của văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nếu đề tài thành công, chúng tôi hy vọng đây sẽ là một tư liệu tham khảo bổ ích cho việc giảng dạy phần Văn học địa phương cho các trường Trung học cơ sở trên địa bàn Lạng Sơn và sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, giảng dạy về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung trong các cấp học. 7. Bố cục của luận văn Luận văn bao gồm ba phần: Mở đầu; Nội dung; Kết luận. Trong phần Nội dung bao gồm 3 chương: Chƣơng 1: Vài nét về văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại và nhà văn Vi Thị Kim Bình. Chƣơng 2: Hiện thực cuộc sống và con người miền núi vùng cao biên giới trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình. Chƣơng 3: Một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 VÀI NÉT VỀ VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ NHÀ VĂN VI THỊ KIM BÌNH 1.1. Vài nét về văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Văn học các dân tộc thiểu số là một bộ phận cấu thành của nền Văn học Việt Nam. Đó là một bộ phận văn học độc đáo, đặc sắc, góp phần tạo nên "một vườn hoa nhiều hương sắc" cho dân tộc Việt Nam. Trong các thể loại văn học (văn xuôi, thơ, kịch, lí luận phê bình...), văn xuôi dân tộc thiểu số chính là thể loại đã truyền tải được một cách đầy đủ, phong phú và cụ thể nhất những nét đẹp về con người và thiên nhiên miền núi, về cuộc sống với bao sự đổi thay, phát triển của miền núi. Hơn nửa thế kỉ tồn tại và phát triển, văn xuôi các dân tộc thiểu số đã có những đóng góp quan trọng đối với nền văn học nước nhà. Đây là mảng văn học có một sức hấp dẫn riêng, vừa độc đáo trong nội dung phản ánh, vừa đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện. Cái làm nên nét riêng và sức lôi cuốn cho văn học dân tộc thiểu số là ở thiên nhiên, con người và văn hóa các dân tộc miền núi. Chính điều đó đã khiến "văn xuôi miền núi chiếm lĩnh được một vẻ đẹp riêng, không thay thế được" [20]. Do đó, nghiên cứu văn xuôi các dân tộc thiểu số qua hơn nửa thế kỉ phát triển sẽ góp một tiếng nói quan trọng vào việc khẳng định những giá trị và thành tựu của văn xuôi nói riêng và toàn bộ nền văn học thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung. Như đã biết, văn xuôi các dân tộc thiểu số được hình thành và phát triển từ sau Cách mạng tháng Tám. Trước năm 1945, hầu như chưa có tác phẩm văn xuôi nào của tác giả là người dân tộc thiểu số xuất hiện. Độc giả chỉ biết về hình ảnh cuộc sống và con người vùng cao qua một số truyện đường rừng của những nhà văn người dân tộc Kinh như Vàng và máu (1934) của Thế Lữ, Truyện đường rừng (1940) của Lan Khai, Kon Trô (1942) của Lí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ văn Sâm, Cô Dó (1943) của Nguyễn Tuân, Ngậm ngải tìm trầm (1943) của Thanh Tịnh, Người sơn nhân của Lưu Trọng Lư... Những tác phẩm viết về miền núi giai đoạn này thu hút sự chú ý của người đọc bởi sự mới lạ, bí hiểm, hoang đường, kì ảo của thiên nhiên xa xôi hoang dã với những hủ tục mông muội, những phong tục tập quán kì lạ bí hiểm của những con người miền núi còn chìm đắm trong u mê, lạc hậu. Trong nhận thức của các nhà văn thời đó con người miền núi không tách rời với thế giới tự nhiên hoang sơ, kì bí. Nhà nghiên cứu Lâm Tiến cho rằng trong truyện đường rừng của Thế Lữ và Lan Khai người miền núi "chỉ được xuất hiện với hình dáng méo mó, xa lạ, bí hiểm và kì quái, ngô nghê và man dại". Còn Nguyễn Long thì cho rằng con người miền núi trong các tác phẩm của những nhà văn này "thường chỉ được sống theo bản năng. Hành động của họ thường được mô tả là táo bạo, rùng rợn. Ngay cả những phong tục tập quán của người dân tộc cũng được mô tả như một cái gì hết sức kì quái hoặc là khủng khiếp, hoặc là mông muội". Viết về con người miền núi, các nhà văn đó thường chỉ quan tâm đến miêu tả hành động mà ít chú ý đến nội tâm nhân nhân vật. Theo họ, người miền núi sống sơ giản nên tính cách, ngoại hình và hành động thống nhất với nhau, ít có nét tâm lí phức tạp. Điều đó chưa thực sự chính xác nhưng dẫu sao những nhà văn đó cũng là những người có công khai phá, mở đường cho văn xuôi viết về đề tài dân tộc và miền núi đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện từng nhận xét: đó là "những đường cày đầu tiên xới lật một trong những nguồn mạch phong phú của đời sống hiện thực, chứa đựng những nét đặc sắc của văn học dân tộc". Những năm đầu sau Cách mạng, văn xuôi viết về miền núi đã phát triển mạnh và có một số tác phẩm đã đạt đến đỉnh cao. Có thể nói sự phát triển của văn học viết miền núi giai đoạn này là một bước phát triển mới và kết tinh ở một số cây bút xuất sắc người Kinh như: Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Ngọc... Với Nhật kí ở rừng Nam Cao giúp người đọc nhận ra rằng : "Người Mán họ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan