Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tốt nghiệp tìm hiểu về nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, ...

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp tìm hiểu về nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh bạc liêu

.PDF
65
18
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC CÔNG DÂN Đề tài: TÌM HIỂU VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH BẠC LIÊU GVHD: Ths.GVC. Ngô Đức Hồng SVTH:Nguyễn Minh Nghị MSSV: 6075713 Lớp: ML0768A1 Chuyên ngành: Sư phạm Giáo dục công dân Khóa: 33 Cần Thơ, 12/2010 Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân MỤC LỤC Trang Phần mở đầu .............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .....................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3 5. Kết cấu đề tài.....................................................................................................3 Phần nội dung ...........................................................................................................4 Chương I: VAI TRÒ CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRONG NỀN KINH TẾ THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1 Khái niệm thủy sản và nuôi trồng thủy sản ......................................................4 1.1.1 Khái niệm ngành thủy sản.....................................................................4 1.1.2 Khái niệm nuôi trồng thủy sản ..............................................................5 1.2 Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế ...................................................5 1.2.1 Ngành thủy sản cung cấp những sản phẩm thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân cư, cung cấp nguyên liệu cho phát triển ...........................................5 1.2.2 Ngành thủy sản phát triển sẽ đống góp quan trọng trong tăng trưởng toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp nói chung ................................................7 1.2.3 Ngành thủy sản tham gia vào xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước......8 1.2.4 Phát triển ngành thủy sản góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước ......................................................................................................10 1.2.5 Ngành thủy sản còn là thị trường cho các ngành sản xuất, dịch vụ khác ................................................................................................ 10 1.2.6 Góp phần sử dụng đầy đủ và hợp lý có hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có..........................................................................................................11 1.3 Đặc điểm, tiềm năng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển nuôi trồngthủy sản ở Việt Nam....................................................................................12 1.3.1 Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản ......................................................12 1.3.2 Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.........................13 1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản...................16 1.4 Quan điểm của Đảng về phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay.... 20 GVHD: Ths.GVC. Đức Hồng SVTH: Nguyễn Minh Nghị Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân Chương II: THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THEO HƯÓNG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH BẠC LIÊU 2.1 Đặc điểm tự nhiên – xã hội tỉnh Bạc Liêu ......................................................22 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ..............................................................................22 2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên........................................................................23 2.1.3 Đặc điểm về kinh tế - xã hội................................................................ 24 2.1.4 Lợi thế so sánh để phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu ...26 2.2 Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bạc Liêu ................................................................................27 2.2.1 Một số mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế trong những năm qua ở Bạc Liêu ......................................................................................................27 2.2.2 Thành tựu Bạc Liêu đã đạt được trong việc phát triển nuôi trồngthủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa............................................29 2.2.3 Nguyên nhân thành công ...................................................................39 2.2.4 Hạn chế, tồn tại trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở Bạc Liêu những năm qua............................................................................................ 40 2.2.5 Nguyên nhân hạn chế .........................................................................41 2.2.6 Một số bài học kinh nghiệm ................................................................ 42 Chương III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH BẠC LIÊU 3.1 Đảng bộ Bạc Liêu xác định “thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn” trong sự nghiệp công ngiệp hóa, hiện đại hóa....................................................................44 3.2 Mục tiêu và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bạc Liêu tới năm 2015 ...................................................45 3.2.1 Mục tiêu phát triển ngành nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu đến năm 2015.............................................................................................. 45 3.2.2 Định hướng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu đến năm 2015.............................................................................................. 46 3.3 Những giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bạc Liêu ........................................................................47 3.3.1 Giải pháp về quy hoạch ......................................................................47 GVHD: Ths.GVC. Đức Hồng SVTH: Nguyễn Minh Nghị Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân 3.3.2 Giải pháp về giống nuôi trồng thủy sản ..............................................48 3.3.3 Giải pháp về vốn.................................................................................49 3.3.4 Giải pháp về khoa học, công nghệ ......................................................49 3.3.5 Giải pháp phát triển và thu hút nhân lực ............................................50 3.2.6. Các giải pháp khác ............................................................................51 Phần kết luận ..........................................................................................................54 Phụ lục.....................................................................................................................56 Tài liệu tham khảo ..................................................................................................58 GVHD: Ths.GVC. Đức Hồng SVTH: Nguyễn Minh Nghị Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH EU Liên minh châu Âu GDP Tổng giá trị sản phẩm HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mĩ VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm WTO Tổ chức thương mại thế giới GVHD: Ths.GVC. Đức Hồng SVTH: Nguyễn Minh Nghị Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy Ngô Đức Hồng, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Nếu không có những lời chỉ dẫn, những tài liệu, những lời động viên khích lệ của thầy thì luận văn này khó lòng hoàn thiện được. Em cũng xin chân thành cảm ơn Cô cố vấn học tập lớp Sư phạm Giáo dục công dân 01 – Khóa 33 và các thầy, cô trong khoa Khoa Học Chính Trị đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình em học tại trường và cũng như trong quá trình em thực hiện luận văn này. Con xin chân thành cảm ơn cha, mẹ và những người thân trong gia đình đã nuôi dạy và tạo mọi điều kiện tốt nhất để con học tập và luôn động viên, khích lệ con trong suốt quá trình con thực hiên luận văn. Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè tôi, tập thể lớp Sư phạm Giáo dục công dân 01 – Khóa 33, những người đã sát cánh cùng vui những niềm vui, cùng chia sẻ những khó khăn với tôi, và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện luận văn này. Cần Thơ, tháng 12 năm 2010 GVHD: Ths.GVC. Đức Hồng SVTH: Nguyễn Minh Nghị Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bạc Liêu là một trong 13 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long – là vùng đứng đầu về sản xuất lương thực và thủy sản của cả nước. Vì thế Bạc Liêu cũng luôn xác định thủy sản là một trong những thế mạnh của tỉnh cần được khai thác đúng mức trong việc phát triển kinh tế xã hội. Bạc Liêu với nhiều điều kiện tự nhiên, xã hội đặc thù của mình như địa hình bằng phẳng, có nhiều trục giao thông thủy, bộ quan trọng của vùng, hệ thống sông, rạch chằng chịt, đất đai màu mỡ đặc biệt ở phía Đông giáp với Biển Đông là điều kiện thuận lợi phát triển thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Với tiềm năng như thế, trong những năm qua, Bạc Liêu đã tập trung khai thác những thế mạnh về nuôi trồng thủy sản của mình để phát triển kinh tế tỉnh nhà. Từ khi mới tái lập tỉnh, Bạc Liêu là một tỉnh nghèo với cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và chủ yếu là độc canh cây lúa. Từ thực trạng đó, ngay sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đã khẳng định: việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với khai thác tiềm năng sẵn có. Từ đó, các chương trình tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp và thủy sản được xác định là hai chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh nhằm đưa nền kinh tế của tỉnh thoát khỏi tình trạng lạc hậu và kém phát triển. Trong những năm qua, kinh tế Bạc Liêu nói chung và ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng đã có bước phát triển vượt bậc với những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà, cải thiện đời sống vật chất cho người dân, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển ổn định và bền vững. Ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu trong những năm qua đã có những bước đi đúng đắn với việc chuyển dịch thành công một diện tích lớn đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả đã đưa ngành trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất của tỉnh với giá trị sản xuất đạt 155 triệu USD (2010). Bên cạnh những thành tựu to lớn mà ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu đã đạt được, những bất cập, hạn chế vẫn còn tồn tại đã làm cho ngành phát triển chưa xứng với tiềm năng sẵn có của mình như quy hoạch phát triển chưa ổn định, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, chất lượng sản phẩm còn thiếu tính cạnh tranh, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn thấp…Những tồn tại trên cần được khắc phục kịp thời để đưa ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu trong những GVHD: Ths.GVC. Ngô Đức Hồng Trang 1 SVTH: Nguyễn Minh Nghị Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân năm tới phát triển nhanh, mạnh và bền vững và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong xu thế thị trường hội nhập như hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản cần phải có những bước đi thích hợp nhằm phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được và khắc phục những hạn chế, bất cập đang tồn tại. Vì vậy, vấn đề quan trọng hiện nay là chúng ta cần phải nhìn nhận đúng đắn quá trình phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu trong những năm qua nhằm tổng kết những thành tựu mà ngành đã đạt được, mặt khác tìm ra những nguyên nhân hạn chế. Từ cơ sở đó, việc xây dựng những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài đưa ngành nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu phát triển đúng với với tiềm năng sẵn có của ngành là vô cùng cần thiết. Chính vì thế, tôi đã chọn việc tìm hiểu ngành nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài “Tìm hiểu về nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bạc Liêu” với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc phát triển kinh tế tỉnh nhà nói chung và ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài a. Mục đích nghiên cứu Đề tài là một công trình nghiên cứu nghiêm túc nhằm đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình phát triển ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu trong những năm qua. Đề tài nhằm tổng kết những thành tựu và hạn chế của ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu. Từ đó, tìm ra những nguyên nhân đã làm nên thành công cũng như những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. Trên cơ sở đó, xây dựng những giải pháp thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu trong những năm tới, đưa ngành nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu tiến lên nền sản xuất hàng hóa và đóng vai trò đòn bẩy tăng tốc kinh tế tỉnh nhà. b. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ sau:  Trên cơ sở thực tiễn, phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu.  Phân tích, đánh giá thực trạng về ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu trong những năm qua. GVHD: Ths.GVC. Ngô Đức Hồng Trang 2 SVTH: Nguyễn Minh Nghị Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân  Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài a. Đối tượng nghiên cứu Đề tài lấy vấn đề phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu làm đối tượng nghiên cứu. b. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Luận văn nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Thời gian: Luận văn nghiên cứu quá trình phát triển ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu từ năm 2000 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển nuôi trồng thủy sản. Để thực hiện luận văn tác giả sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu nhưng có một số phương pháp cơ bản sau đây:  Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử  Phương pháp logic lịch sử  Phương pháp thống kê, so sánh  Phương pháp phân tích tổng hợp 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm ba chương: Chương I: Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chương II: Thực trạng nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bạc Liêu Chương III: Định hướng và những giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bạc Liêu GVHD: Ths.GVC. Ngô Đức Hồng Trang 3 SVTH: Nguyễn Minh Nghị Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân PHẦN NỘI DUNG Chương I VAI TRÒ CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRONG NỀN KINH TẾ THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1 Khái niệm Thủy sản và Nuôi trồng thủy sản 1.1.1 Khái niệm ngành thủy sản Trước khi tìm hiểu vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ta cần hiểu rõ khái niệm về ngành thủy sản như thế nào. Khi nói đến ngành thủy sản, ta thường nhắc đến ba khía cạnh chủ yếu sau đây: Một là: ngành thủy sản là một bộ phận hay còn gọi là một phân ngành của nông nghiệp. Bởi vì ngành thủy sản vừa mang những đặc điểm cơ bản của nông nghiệp nói chung, vừa có tính độc lập tương đối với nông nghiệp. Những đặc điểm tương đồng với nông nghiệp như tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành thủy sản là mặt nước; đối tượng lao động là những sinh vật thủy sinh; kết quả sản xuất của ngành là sản phẩm sinh vật, những kết quả sinh học. Mặc dù có những đặc điểm tương tự với nông nghiệp, ngành thủy sản vẫn có tính độc lập tương đối về kinh tế, kỹ thuật và môi trường. Tính độc lập về kinh tế biểu hiện ở chỗ trong ngành thủy sản người ta rất khó phân biệt rạch ròi về quyền sở hữu, quản lý và sử dụng thủy vực và các nguồn lợi thủy sản (trong lĩnh vực đánh bắt). Do vậy trong các hình thức tổ chức sản xuất, sự hợp tác thường được coi trọng. Về kỹ thuật, tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ ngành thủy sản cũng đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật riêng phục vụ cho nuôi trồng và đánh bắt (tàu thuyền, ngư cụ, bến cảng, cống đập,…). Về mặt môi trường, hoạt động của ngành thủy sản cũng có thể tự gây ô nhiễm cho môi trường nước, lại cũng có thể làm cho các thủy vực và nguồn lợi thủy sản bị ô nhiễm hay hủy hoại do hoạt động của các ngành khác gây ra. Do vậy, sự phát triển hài hòa giữa thủy sản với trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp trên từng vùng sinh thái là điều kiện phát triển bền vững của nông nghiệp nói chung. Hai là: nói đến hoạt động sản xuất của ngành thủy sản là nói đến hai hoạt động chủ yếu là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Tùy điều kiện cụ thể của mỗi vùng, GVHD: Ths.GVC. Ngô Đức Hồng Trang 4 SVTH: Nguyễn Minh Nghị Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân mỗi địa phương về mặt nước và nguồn lợi thủy sản mà địa phương đó coi trọng hoạt động nuôi trồng hay đánh bắt hoặc kết hợp hài hòa cả hai hoạt động trên. Ngoài hai hoạt động trên, hoạt động chế biến thủy sản cũng là một hoạt động vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động chế biến phát triển không đồng đều giữa các khu vực và địa phương. Bởi vì, nó đòi hỏi rất cao về vốn, kỹ thuật, cơ sở vật chất… Ba là: ngành thủy sản là một ngành hàng có tính chất liên ngành cao. Khi trình độ phát triển và nhu cầu xã hội còn thấp, sản xuất ngành thủy sản có quy mô nhỏ, sản phẩm ít nên chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp dưới dạng sản phẩm tươi. Khi quy mô sản xuất tăng lên, nhu cầu của xã hội đa dạng và phức tạp thì việc chế biến phần lớn các sản phẩm đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ. Các ngành chuyên môn hóa hẹp như: công nghiệp đánh bắt cá biển, cơ khí chế tạo và sửa chữa tàu thuyền, công nghiệp sản xuất thức ăn cho chăn nuôi thủy sản, công nghiệp chế biến thủy sản,… ngày càng liên kết chặt chẽ với thủy sản cùng phát triển. 1.1.2 Khái niệm nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng thủy sản theo Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) khái quát bao gồm 3 yếu tố sau:  Các công việc nuôi trồng các loại sản phẩm thủy sản.  Quá trình phát triển của đối tượng này chịu sự tác động của con người.  Phải được thu hoạch bởi một cá nhân hay một tập thể người lao động. Như vậy, nếu một công việc có liên quan đến đối tượng là sản phẩm thủy sản mà không hội đủ 3 yếu tố trên thì không được xem là nuôi trồng thủy sản. Tóm lại: qua hai khái niệm trên, ta có thể hiểu được nuôi trồng thủy sản là một hoạt động sản xuất của ngành thủy sản; thủy sản là một bộ phận của nông nghiệp cùng với chăn nuôi, trồng chọt và lâm nghiệp góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước. 1.2 Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế 1.2.1 Ngành thủy sản cung cấp những sản phẩm thực phẩm cho tiêu dùng của dân cư, cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác GVHD: Ths.GVC. Ngô Đức Hồng Trang 5 SVTH: Nguyễn Minh Nghị Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân Các loại thủy – hải sản là một nguồn thực phẩm truyền thống của người châu Á từ lâu đời. Thủy – hải sản là thực phẩm không thể thiếu trong từng hộ gia đình, là nguồn thực phẩm rẻ tiền của người nghèo và là nguồn thực phẩm ít nguy hiểm của người giàu. Thủy – hải sản là nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao chủ yếu là đạm. Theo các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng định hầu hết các loại thủy sản đều là loại thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng của mọi lứa tuổi. Ngày càng ngày, thủy sản càng được tin tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh (tim mạch, béo phì, ung thư…) và ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn. Xét về thành phần dinh dưỡng cho thấy: so với các loại thịt, các loại thực phẩm thủy sản có chứa ít chất mỡ hơn, nhiều chất khoáng hơn nhưng đạm lại khá cao. Vì dụ: trong thịt bò, tỷ lệ tính theo phần trăm của đạm là 16,2-19,2%, của mỡ là 11-28%, chất khoáng là 0,8-1,0% còn ở cá thu tỷ lệ đó lần lượt theo thứ tự là: 18,6%, 0,4% và 1,2%; ở cá hồng là: 17,8%, 5,9% và 1,4%. [3] Hiện nay, mức tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở một số nước như sau: ở Trung Quốc khoảng 22 kg/người/ năm, 7 kg ở Ấn Độ, 14 kg ở Bănglađet, 25 kg ở Việt Nam và 21 kg ở Inđônêxia,… Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long thì, con số này cao hơn 30 kg. Theo FAO, tổng nhu cầu về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới dự kiến sẽ đạt 183 triệu tấn vào năm 2015. Tiêu thụ cá và sản phẩm cá bình quân đầu người dự báo sẽ đạt 14,3 kg vào năm 2015, trong khi đó nhu cầu về shellfish (thuỷ sản có vỏ) và các sản phẩm nuôi khác sẽ đạt mức tương ứng 4,7 và 4,8 kg/người/năm. [15] Ngoài việc là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho bộ phận cư dân, các loại thủy sản còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và là nguồn nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến thực phẩm đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu. Bột cá hay các phụ phẩm, phế phẩm thủy sản chế biến là nguồn thức ăn giàu đạm được sử dụng làm thức ăn hoặc chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo tính toán của FAO, hàng năm có khoảng trên 25% sản lượng thủy sản được sử dụng trực tiếp vào chế biến thức ăn chăn nuôi. Ở nước ta mấy năm gần đây, nhu cầu về bột cá để sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày một tăng. Trong năm 2000, có khoảng gần 40.000 tấn bột cá được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. GVHD: Ths.GVC. Ngô Đức Hồng Trang 6 SVTH: Nguyễn Minh Nghị Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân Ngoài ra, ngành thủy sản còn cung cấp một nguồn nguyên liệu rất quan trọng và chủ yếu cho ngành chế biến thực phẩm. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến thực phẩm chủ yếu là tôm, cá, nhuyễn thể, rông biển…Các nguyên liệu thủy sản còn được sử dụng trong các ngành dược phẩm, mỹ nghệ… 1.2.2 Ngành thủy sản phát triển sẽ đống góp quan trọng trong tăng trưởng toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp nói chung Ngành thủy sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Vì vậy, phát triển mạnh ngành thủy sản, đặc biệt phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Để đánh giá vai trò của các khu vực của ngành kinh tế, người ta thường sử dụng hai chỉ tiêu chủ yếu đó là tốc độ tăng trưởng của từng ngành, khu vực và tỷ trọng của từng ngành, từng khu vực trong toàn bộ nền kinh tế. Tỷ trọng đóng góp vào GDP theo từng khu vực Năm 2007 Năm 2008 Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị trọng trọng (tỷ đồng) (tỷ đồng) (%) (%) Tổng 1143442 100 1477717 100 số Nông, lâm nghiệp 475728 20,25 326505 22,1 và thủy sản Công nghiệp, 404753 41,61 587157 39,73 xây dựng Dịch 370771 38,14 564055 38,17 vụ Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam GVHD: Ths.GVC. Ngô Đức Hồng Trang 7 Năm 2009 9 tháng năm 2010 Tỷ Giá trị trọng (tỷ đồng) (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1645481 100 1364196 100 229990 20,66 287729 21,09 662119 40,24 557273 40,85 643372 39,1 519194 38,06 SVTH: Nguyễn Minh Nghị Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân Đóng góp vào tăng trưởng GDP cả nước Đơn vị % 2008 9 tháng năm 2010 Mức tăng GDP cả nước 6,23 6,52 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 0,68 0,49 Công nghiệp, xây dựng 2,56 3,02 Dịch vụ 2,9 3,01 Năm Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp nói chung Đơn vị % 2008 2009 9 tháng năm 2010 Toàn ngành 5,6 3 4,6 Nông nghiệp 5,4 2,2 4,4 Lâm nghiệp 2,2 3,8 4,1 Thủy sản 6,7 5,4 5,3 Năm Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Trong những năm qua, thành tựu đạt được của ngành thủy sản đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của toàn bộ ngành nông nghiệp nói chung. 1.2.3 Ngành thủy sản tham gia vào xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước Đối với những nước có tiềm năng về thủy vực và nguồn lợi thủy sản, phát triển ngành thủy sản tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ cho đất nước. Trong nhiều năm qua, ngành thủy sản nước ta đã từng bước phát triển và đã đóng góp quan trọng vào hoạt động xuất khẩu của đất nước (là ngành xuất khẩu chủ lực thứ 3 của cả nước). Năm 1980 kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 11,3 triệu USD. Đến năm 2001 kim ngạch xuất khẩu lên đến 1760 triệu USD. Năm 2009, mặc dù ngành thủy sản chịu tác động chung của tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với những rào cản thương mại ở các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản… nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4,2 tỷ USD. Tuy kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2009 tăng trưởng âm (kim ngạch xuất khẩu năm 2008 là 4,5 tỷ USD) nhưng với kim ngạch 4,2 tỷ GVHD: Ths.GVC. Ngô Đức Hồng Trang 8 SVTH: Nguyễn Minh Nghị Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân USD cũng là thành công của ngành thủy sản Việt Nam trong điều kiện kinh tế khó khăn của thế giới. Bảng kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ 2006-2009 Năm 2006 2007 2008 2009 Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) 3,36 3,76 4,5 4,2 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, đến nay đã có những chuyển biến quan trọng trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh. Có khoảng 300 doanh nghiệp áp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, 222 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sản phẩm vào Hàn Quốc, 295 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Trung Quốc... Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam hiện có 245 cơ sở chế biến thủy sản đáp ứng được các tiêu chuẩn của EU và được phép xuất khẩu sang thị trường này (2007). Theo thông tin trong Hội thảo "Thủy sản Việt Nam - tiềm năng phát triển và hội nhập" tổ chức ngày 25/4/2010 tại Cần Thơ, tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có khoảng 90 doanh nghiệp chế biến thủy hải sản được chứng nhận theo tiêu chuẩn BRC và khoảng 50% doanh nghiệp chế biến thủy hải sản được chứng nhận theo tiêu chuẩn IFS. Đối với toàn ngành thủy sản, đã có những tiến bộ đáng kể về gắn kết giữa yêu cầu của thị trường ngoài nước với thực tiễn sản xuất kinh doanh, chế biến, nuôi trồng và khai thác, gắn kết giữa khâu chế biến xuất khẩu với yêu cầu vệ sinh trong nuôi trồng, bảo quản và khai thác sản phẩm, gắn kết giữa khâu chế biến xuất khẩu với chế biến phục vụ nhu cầu thị trường nội địa. Hiện nay, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới 170 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó có các thị trường tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Đông…Tuy nhiên, quy mô vẫn còn nhỏ bé. Vì vậy, cần tiếp tục mở rộng các thị trường này. Muốn vậy, cần đảm bảo ổn định và chủ động về sản lượng, an toàn vệ sinh và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Do đó, việc gắn kết giữa phát triển nguyên liệu với chế biến xuất khẩu một cách chặt chẽ, toàn diện là đòi hỏi bắt buộc của phát triển bền vững ngành thủy sản trong những năm tới, đưa ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong việc thu ngoại tệ cho nước nhà. GVHD: Ths.GVC. Ngô Đức Hồng Trang 9 SVTH: Nguyễn Minh Nghị Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân 1.2.4 Phát triển ngành thủy sản góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước Với nhiều lợi thế đặc biệt về mặt nước và nguồn lợi thủy sản, phát triển mạnh mẽ ngành thủy sản nước ta sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và kinh tế - xã hội nông thôn nói riêng. Về mặt kinh tế, ở những địa phương thuộc vùng duyên hải Trung bộ hoặc Tây Nam bộ, phát triển thủy sản là con đường làm giàu của các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản, các chủ tàu đánh cá. Ở địa phương không có tiềm năng về biển, đặc biệt là vùng nông thôn phát triển nuôi trồng thủy sản làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tiến bộ, có hiệu quả cao. Về mặt xã hội, ở các vùng nghèo, vùng sâu, vùng cao, phát triển nuôi trồng thủy sản tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc, trợ giúp cho việc xóa bỏ tập quán du canh du cư của đồng bào. Lao động và cơ cấu từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong ngành thủy sản tại thời điểm 1/7 hàng năm Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Số lượng (nghìn người) 1491 1578,5 1672,8 1742,2 1766,5 3,5 3,6 3,7 3,7 3,7 Cơ cấu (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Năng suất lao động xã hôi ngành thủy sản 2005-2009 Năm Năng suất (triệu đồng/người) 2005 2006 2007 2008 2009 22,1 24,3 27,6 33,3 35,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Ngoài ra, ngành thủy sản góp phần trực tiếp cải thiện dinh dưỡng bửa ăn, làm tăng sức khỏe của người lớn, giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em. Với việc phát triển khai thác thủy sản xa bờ còn góp phần tăng cường an ninh quốc phòng cho vùng biên giới biển đảo của Tổ quốc. 1.2.5 Ngành thủy sản còn là thị trường cho các ngành sản xuất, dịch vụ khác Ngành thủy sản không chỉ cung cấp sản phẩm cho thị trường mà còn là nơi tiêu thụ những hàng hóa, dịch vụ của các ngành khác. GVHD: Ths.GVC. Ngô Đức Hồng Trang 10 SVTH: Nguyễn Minh Nghị Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân Trong quá trình sản xuất, ngành thủy sản góp phần tiêu thụ một lượng lớn hàng hóa, dịch vụ của các ngành sản xuất khác như: các tàu thuyền đánh bắt phải cần đến phương tiện, máy móc là thị trường cho ngành cơ khí, đóng tàu. Các tàu thuyền muốn hoạt động phải cần nhiên liệu… Ngoài ra, hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng là một thị trường lớn cho ngành sản xuất thức ăn thủy sản, các sản phẩm vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản, các công trình thủy nông phục vụ cho nuôi trồng là thị trường cho ngành xây dựng. Hiện nay, nhu cầu áp dụng công nghệ, khoa học vào trong nuôi trồng, bảo quản và chế biến thủy sản là thị trường tiềm năng cho các trung tâm, cơ sở nghiên cứu đạo tạo phục vụ ngành thủy sản. Bên cạnh đó, thủy sản còn là “khách hàng” tiềm năng của ngành vận tải nội địa và quốc tế và các ngành, dịch vụ khác. 1.2.6 Góp phần sử dụng đầy đủ và hợp lý có hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có Ngành thủy sản là một trong những ngành phát triển chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có như: tài nguyên biển, thủy vực, đất đai, nguồn lợi thủy sản… Chúng ta đã biết, các nguồn tài nguyên trên phần lớn là tài nguyên có khả năng phục hồi. Vì vậy, khai thác hợp lý và có hiệu quả kết hợp với việc bảo vệ và tái tạo các nguồn tài nguyên trên là một hướng phát triển bền vững và là cách biết dựa vào lợi thế so sánh của quốc gia để phát triển. Thực tế những năm qua, ngành thủy sản đã góp phần quan trọng trong việc khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có, đóng góp vào tốc độ gia tăng GDP của cả nước. Bên cạnh đó, ngành thủy sản vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần phải nhìn nhận và giải quyết như khai thác chưa hết tiềm năng, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa được làm tốt… Vì vậy, vấn đề hiện nay là vấn đề kết hợp chặt chẽ giữa khai thác hiệu quả với việc bảo vệ, tái sinh các nguồn tài nguyên biển, thủy vực, đất đai và nguồn lợi thủy sản. GVHD: Ths.GVC. Ngô Đức Hồng Trang 11 SVTH: Nguyễn Minh Nghị Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân 1.3 Đặc điểm, tiềm năng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 1.3.1Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản 1.3.1.1 Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp các địa hình, hầu như ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia đều có thể phát triển nuôi trồng thủy sản tùy theo điều kiện của mình, ở đâu có mặt nước ở đó có nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, nuôi trồng thủy sản phát triển từ miền núi đến miền biển. Thủy sản nuôi rất đa dạng, nhiều giống loài mang tính địa lý rõ rệt, có quy luật riêng của từng khu vực sinh thái. Do vậy, công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất của ngành cần chú ý đến các vấn đề như: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, triển khai thực hiện chính sách… phải phù hợp với từng khu vực lãnh thổ hay từng vùng khác nhau. 1.3.1.2 Số lượng, chất lượng thủy vực và nguồn lợi thủy sản rất khác nhau Mỗi mặt nước nuôi trồng có độ màu mỡ khác nhau phụ thuộc vào thổ nhưỡng vùng đất, nguồn nước…Mặt khác, tùy từng vùng, từng địa phương, đặc điểm về địa hình quyết định về số lượng thủy vực của từng vùng, từng địa phương ấy. Vì vậy, tiềm năng nuôi trồng thủy sản từng địa phương, từng khu vực có sự khác nhau tạo ra sự chênh lệch về lợi thế so sánh giữa các địa phương, các khu vực. Ví dụ: các tỉnh ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ hay các tỉnh khu vực đồng bằng song Cửu Long sẽ lợi thế hơn các tỉnh khu vực Tây nguyên và Đông Nam bộ về số lượng lẫn chất lượng thủy vực. Bên cạnh đó, nguồn lợi thủy sản cũng rất khác nhau về trữ lượng lẫn số lượng các loài thủy sản giữa các khu vực. Ở từng khu vực sẽ có những loại thủy sản thế mạnh khác nhau như đồng bằng sông Cửu Long con tôm và cá tra, cá pasa là đối tượng chủ lực của nuôi trồng thủy sản khu vực này. 1.3.1.3 Hoạt động nuôi trồng thủy sản mang tính mùa vụ rõ nét Nuôi trồng thủy sản mang tính mùa vụ vì thủy sản mang tính mùa vụ, thủy sản có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng. Theo Lênin, tính mùa vụ thể hiện ở chỗ thời gian lao động không ăn khớp với thời gian sản xuất. Thời gian lao động là thời gian tác động tới sự hình thành của sản phẩm, còn thời gian sản xuất kéo dài hơn vì GVHD: Ths.GVC. Ngô Đức Hồng Trang 12 SVTH: Nguyễn Minh Nghị Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân bao gồm cả thời gian lao động không tác động đến sản phẩm. Ví dụ: thời gian sản xuất kéo dài từ A đến B, nhưng thời gian lao động chỉ bao gồm: thời gian cải tạo ao, thả giống, chăm sóc (cho ăn 2 lần/ngày), thu hoạch. Như vậy rõ ràng người nuôi phải tuân theo quy luật sinh trưởng và phát triển của thủy sản (xem sơ đồ) A Cải tạo B Thả giống Chăm sóc Thu hoạch Do đặc tính sinh học và quy luật phát triển của từng loài thủy sản khác nhau. Vì vậy, thời vụ nuôi trồng từng loài thủy sản cũng khác nhau tùy từng loài thủy sản. Mặt khác, nuôi trồng thủy sản chịu tác động rất lớn từ yếu tố thời tiết, khí hậu. Điều đó cũng làm cho thời vụ nuôi trồng ở từng vùng khí hậu khác nhau cũng khác nhau đối với cùng một loài thủy sản được nuôi trồng. Vì vậy, trong nuôi trồng thủy sản, cần chú ý đến vấn đề đảm bảo thời vụ nuôi trồng. Bởi vì, thời vụ nuôi trồng quyết định rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thủy sản và ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi trồng. 1.3.1.4 Thủy vực, diện tích mặt ruộng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế Hiện nay, nuôi trồng thủy sản có rất nhiều hình thức nuôi trồng tùy thuộc vào điều kiện và đối tượng như nuôi bằng lồng, bè trên sông, trong ao hồ, trên mặt ruộng, ven biển, bằng hồ bêtông (hồ nổi)… nhưng chủ yếu vẫn là mặt ruộng, ao hồ, lồng, bè trên sông. Chúng ta đã biết các loại thủy sản không thể nuôi trồng mà không cần đến thủy vực, cũng giống như đất đai trong sản xuất nông nghiệp. Thủy vực là một tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được trong nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, công tác bảo vệ và phát triển thủy vực là hết sức quan trọng và cần thiết trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Nếu không có thủy vực đồng nghĩa với việc không có nuôi trồng thủy sản. 1.3.2 Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 1.3.1.1 Điều kiện tự nhiên về mặt nước Việt Nam có điều kiện lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Bờ biển dài 3260 km với 112 cửa sông, lạch và 12 đầm phá, eo vịnh có khả năng phong phú nuôi trồng GVHD: Ths.GVC. Ngô Đức Hồng Trang 13 SVTH: Nguyễn Minh Nghị Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân cả thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Ngoài ra, còn có hàng nghìn đảo lớn nhỏ nằm rải rác dọc theo bờ biển là những khu vực có thể phát triển nuôi trồng thủy sản quanh năm. Trong nội địa, hệ thống sông ngòi chằng chịt ở phía Bắc như hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, phía nam có sông Cửu Long với hệ thống kênh gạch liên hoàn. Ngoài ra còn có các đầm hồ thủy lợi, thủy điện đã tạo ra một tiềm năng to lớn về diện tích mặt nước (thủy vực). Theo thống kê của Bộ Thủy sản tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản là 1,7 triệu ha (năm 2002) Bảng thống kê diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản cả nước qua các năm Đơn vị: Nghìn ha Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng diện tích 952,6 976,5 1018,8 1052,6 1044,7 Diện tích nước mặn, lợ 661 683 711,4 713,8 704,8 Nuôi cá 10,1 17,2 24,4 21,6 23,2 Nuôi tôm 528,3 612,1 633,4 629,2 623,3 Thủy sản khác 122,2 53,4 53,3 62,7 58 0,4 0,3 0,3 0,3 0,3 Diện tích nước ngọt 291,6 293,5 307,4 338,8 339,9 Nuôi cá 281,7 283,8 294,6 326 327,6 Nuôi tôm 4,9 4,6 5,4 6,9 6,6 Thủy sản khác 1,6 1,7 2,8 2,2 2,3 Ươm, nuôi giống thủy sản 3,5 3,4 4,6 3,7 3,4 Ươm, nuôi giống thủy sản Nguồn: Niên giám thống kê 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam Đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi, cũng được xem là lợi thế so sánh của Việt Nam trong việc phát triển thủy sản so với các nước trên thế giới. Nhưng thời gian gần đây, chất lượng thủy vực đang bị suy giảm do hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người là một vấn đề trở ngại cần phải giải quyết ngay trong việc phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững. 1.3.1.2 Tiềm năng về đối tượng nuôi trồng thủy sản Ở nước ta, đối tượng nuôi trồng thủy sản vô cùng phong phú kể cả nước ngọt lẫn nước lợ và mặn. GVHD: Ths.GVC. Ngô Đức Hồng Trang 14 SVTH: Nguyễn Minh Nghị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan