Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tốt nghiệp tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở hà n...

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở hà nội hiện nay

.PDF
61
16
113

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC ------------ ĐỖ TUỆ QUYÊN TÌM HIỂU NGHI LỄ CẦU AN QUA KHẢO CỨU MỘT SỐ NGÔI CHÙA Ở HÀ NỘI HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Giảng viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Thị Tố Uyên Hà Nội – 2019 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt thời gian em học tập tại khoa, tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Tố Uyên đã giúp đỡ và hướng dẫn em rất tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2019. Sinh viên Đỗ Tuệ Quyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 2 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................. 4 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 5 5. Phạm vi nghiên cứu : ................................................................................ 5 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5 CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHI LỄ CẦU AN .................. 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................... 7 1.2. Nghi lễ cầu an trong kinh điển của Phật giáo Đại Thừa............... 11 1.2.1. Nội dung và cách thực hành nghi lễ cầu an theo quan niệm của Phật giáo Đại Thừa.............................. …………………....................... 11 1.2.2. Đặc điểm nghi lễ cầu an của Phật giáo Đại Thừa theo kinh điển.... 24 TIỂU KẾT CHƯƠNG I ................................................................................ 29 CHƯƠNG 2: NGHI LỄ CẦU AN Ở MỘT SỐ NGÔI CHÙA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY ............................................................................ 30 2.1. Sơ lược địa bàn nghiên cứu ............................................................. 30 2.1.1. Chùa Phúc Khánh ....................................................................... 31 2.1.2. Chùa Quán Sứ ............................................................................. 33 2.1.3. Chùa Bằng ................................................................................... 35 2.2. Thực trạng nghi lễ cầu an trên địa bàn Hà Nội hiện nay ............. 37 2.2.1. Tình hình thực hành nghi lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh ....... 37 2.2.2. Thực trạng thực hành nghi lễ cầu an tại chùa Quán Sứ ......... 41 2.2.3. Thực hành nghi lễ cầu an ở chùa Bằng .................................... 44 TIỂU KẾT CHƯƠNG II .............................................................................. 49 KẾT LUẬN .................................................................................................... 50 Danh mục tài liệu tham khảo ...................................................................... 54 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 56 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tôn giáo hiện đại đã và đang là một vấn đề mang tính thời sự nóng hổi, nó cũng luôn đáp ứng được mọi nhu cầu của con người, giải quyết được những vấn đề mà khoa học chưa lý giải được. Nhắc đến tôn giáo Việt Nam không thể nào không nhắc đến Phật giáo. Bởi lẽ trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, Phật giáo Việt Nam đã góp phần quan trọng đối với văn hóa cộng đồng, với việc nhận thức về thế giới, về xã hội và về con người, đặc biệt là việc đề cao trách nhiệm của chính con người và của cả dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, tạo sự gắn kết cộng đồng, tạo sức mạnh chung cho cả dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Do vậy, nói đến lịch sử dân tộc Việt Nam không thể không nói đến Phật giáo Việt Nam và ngược lại. Sau khi nước nhà được thống nhất, Phật giáo Việt Nam đã ổn định và phát triển trong ngôi nhà chung: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong sự đồng hành cùng dân tộc, trong sự đổi mới và phát triển đất nước, trong sự hội nhập và phát triển. Có thể nói, Phật giáo Việt Nam đã có sự lớn mạnh cả về chất và lượng. Theo Tổng Ðiều tra Dân số và nhà ở năm 2009 thì Phật giáo có khoảng 6,8 triệu tín đồ [Hội đồng trị sự trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 2014]. Ðây là một con số khá khiêm tốn, bởi lẽ bên cạnh số tín đồ chính thức của Phật giáo, những người có cảm tình với đạo Phật, tham gia vào các nghi lễ Phật giáo chiếm một số lượng rất lớn. Với truyền thống gắn đạo với đời, đạo pháp với dân tộc,Phật giáo đã tham gia vào nhiều hoạt động xã hội như: Cứu giúp người nghèo, người cô đơn cỡ nhỡ, nuôi dạy trẻ mồ côi... Phật giáo Việt Nam ngày càng khởi sắc không chỉ ở số lượng và quy mô các lễ hội, ở việc xây dựng, tu bổ, tôn tạo cơ sở thờ tự mà còn ở việc nâng cao sự nhận thức về Phật học và thế học cho các tăng ni, ở việc tổ chức các hội thảo về Phật giáo trong lịch sử và hiện tại. 2 Trong thời đại công nghệ mới con người đối mặt bối cảnh đô thị hóa, xã hội biến động, hệ giá trị thay đổi, nguy cơ đối với con người có xu hướng tăng lên. Trầm cảm, tự tử, con người tâm không định, hoang mang, dễ khủng hoảng là những vấn nạn lớn của loài người. Đời sống nhân sinh là tập hợp của những nỗi thống khổ, cái khổ có xu hướng ngày càng đa dạng. Kinh tế thị trường khuếch đại nhân dục và gia tăng cạnh tranh. Nhân dục tăng lên tức là cầu bất đắc khổ gia tăng. Nguy cơ đối với đời sống con người tăng lên. Chính vì điều này, người dân đã tìm đến tôn giáo như một liều thuốc tinh thần thông qua những nghi lễ để xoa dịu những lo âu, bất an của họ. Đối với trường phái lý thuyết chức năng, Malinowski nhấn mạnh đến chức năng tâm sinh lý của lễ nghi. Từ ví dụ nổi tiếng của Malinowski về đời sống của người Trobriand ở một đảo của Thái Bình Dương đã rút ra nhận định là phù phép để trấn an chính con người về mặt tâm lý, mong được an toàn… Lý thuyết Malinowski đưa ra giả thuyết là môi trường càng bất trắc và kết quả càng bấp bênh thì con người càng cần đến lễ nghi phù phép. Trong xã hội và con người của thời đại số hóa như vậy, cách nhìn thế giới và con người giác ngộ nhân tâm của Phật giáo, cách thức nhập thế của Phật giáo cần có những thuyên thích và định hướng mới. Phật giáo cũng cần có những cửa phương tiện mới phù hợp với thời đại. Ngày nay trước những vấn nạn mới của con người, của xã hội và đời sống hiện đại, Phật giáo cần thể hiện vai trò và vị thế mới, phát huy yếu tố nhân văn, vị tha, bác ái truyền thống trong cảnh huống mới và bằng những cách thức mới. Để đáp ứng được nhu cầu tinh thần và không phụ lòng tin tưởng của đại chúng, Phật giáo đã đưa đến những nghi lễ, cách thức phù hợp với từng nhu cầu căn bản thiết yếu nhất của Phật tử như : cầu siêu, cầu an, vu lan báo hiếu,…. Trong bối cảnh như vậy, việc tiếp cận nghiên cứu về nghi lễ cầu an của Phật giáo để tìm hiểu và giải thích những yếu tố ảnh hưởng đến với đạo Phật, hoạt động nghi lễ và hoạt động xã hội, đánh giá niềm tin tôn giáo và ảnh 3 hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội. Vì những lý do trên tôi quyết định chọn đềtài nghiên cứu “Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình góp phần nhận diện phần phác họa, miêu tả những hoạt động nghi lễ cầu an của Phật giáo Đại Thừa, từ đó có thể đánh giá được niềm tin và sự gắn bó với Phật giáo trong đời sống Phật tử, đại chúng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vê Phật giáo ở Việt Nam tư cách là những thiết chế xã hội đã có nhiều công trình nghiên cứu cơ bản, dưới nhiều góc độ như tôn giáo, triết học, xã hội học,… Rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề nghi lễ Phật giáo tiêu biểu như : Nguyễn Đình Lâm,(2008), Diễn xướng thanh nhạc trong nghi lễ Phật giáo (Trường hợp cầu siêu), Nghiên cứu Tôn giáo (số 12). Phan Thị Yến Tuyết,(2005), Nghi lễ cầu siêu – cầu an trong cồng đồng các dân tộc tại Nam Bộ , Nghiên cứu Tôn giáo ( số 4). Nguyễn Tất Đạt,(2013), Công tác nghi lễ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Nguyễn Hữu Sử,(2014), Trai đàn Chẩn Tế Triều Nguyễn, Nghiên cứu Tôn giáo, (số 7). Nhìn chung những nghiên cứu này đều đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của nghi lễ Phật giáo, đã chạm đến những nét căn bản trong từng nghi lễ qua nhiều chiều cạnh khác nhau. Những nghiên cứu này rất bổ ích không chỉ trong việc xem xét và lý giải những nghi thức nghi lễ tôn giáo Việt Nam khoảng hai thập kỷ gần đây, mà còn làm rõ sự ảnh hưởng của những nghi lễ tôn giáo đến đời sống con người và ngược lại. Tuy nhiên, trong những công trình này, một số nhấn mạnh đến lý luận cơ bản, đưa ra những cái chung nhất mà chưa đi tới cái cụ thể. Chính vì thế việc nghiên cứ đề tài “Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay” là rất cần thiết. 3. Mục đích nghiên cứu 4 Đề tài nghiên cứu hướng tới sự tham gia hoạt động nghi lễ cầu an đầu năm của Phật tử tại Hà Nội hiện nay qua nghiên cứu trường hợp tại chùa Phúc Khánh, chùa Bằng và chùa Quán Sứ. Từđó xem xét phân tích thực trạng thực hành nghi lễ cầu an tại Hà Nội hiện nay. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ khái niệm, ý nghĩa, cung cách thực hiện của nghi lễ cầu an của Phật giáo Đại Thừa. Mô tả các hoạt động nghi lễ cầu an Phật giáo ở chùa Phúc Khánh, chùa Bằng và chùa Quán Sứ hiện nay. Tìm hiểu sự tham gia của Phật tử chùa Phúc Khánh, chùa Bằng và chùa Quán Sứ trong nghi lễ cầu an: tần suất tham dự, cung cách tham gia. 5. Phạm vi nghiên cứu : Không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu nghi lễ cầu an ở một số ngôi chùa trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Cụ thể là chùa Phúc Khánh; chùa Quán Sứ và chùa Bằng. Thời gian nghiên cứu: Trong khoảng vài năm trở lại đây Nội dung nghiên cứu: Vì các ngôi chùa ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ nói chung và ở Hà Nội nói riêng chủ yếu theo Phật giáo Đại Thừa, nên có nhiều nghi lễ khác nhau. Vì thế, ở đề tài này, chúng tôi chỉ chọn Nghi lễ cầu an làm đối tượng nghiên cứu chính. 6. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo. Căn cứ Hiến pháp năm 2013 của Quốc hội. Phương pháp nghiên cứu : 5 Phương pháp biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin nhằm tìm ra và phân tích được bản chất, ý nghĩa thực sự của nghi lễ cầu an đầu năm Phương pháp phân tích so sánh: nhằm làm rõ nét tương đồng, sự khác biệt của nghi lễ cầu an so với giai đoạn trước đó; làm rõ những đặc trưng riêng của nghi lễ này só với các nghi lễ khác trong Phật giáo. Phương pháp thu thập thông tin định tính: bao gồm các phương pháp như quan sát, phỏng vấn sâu, phân tích các văn bản như tài liệu, tranh, ảnh, tượng... Phương pháp này cho phép đề tài mô tả bối cảnh nghiên cứu, sự linh hoạt để phát hiện vấn đềnhằm bổ sung, lý giải cho những vấn đề chưa rõ trong nghi lễ cầu an. Đề tài sử dụng phương pháp này ở ba ngôi chùa bao gồm nội thành và ngoại thành, mỗi ngôi chùa dự kiến quan sát phỏng vấn từ 5 đến 10 tín đồ và chức sắc Phật giáo nhằm phục vụ những luận cứ khoa học cho đề tài. Ngoài ra, đề tài này chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu liên quan nhằm làm rõ thực trạng nghi lễ cầu an trên địa bàn Hà Nội hiện nay. 6 CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHI LỄ CẦU AN 1.1. Một số khái niệm cơ bản Khi nói đến “nghi lễ” chúng ta cần phải hiểu qua về ý nghĩa của nó. Hai chữ “nghi lễ” mang trên mình rất nhiều ý nghĩa nội hàm. Nghi : nghi thức , lễ nghi, lễ phép, khuôn phép, oai nghi,.. Lễ : lễ giáo, lễ nhạc, lễ bái, cúng tế, tôn thờ, cung kính,.. Có thể nói, “nghi lễ” là chỉ chung cho những nghi thức tụng niệm hành lễ, sinh hoạt trong phạm vi tín nghưỡng thờ phụng của một tôn giáo. Theo Sabino Acquaviva Enzo Place nghi lễ hay còn gọi là sự thực hành tôn giáo: là một tín đồ thực hiện một tập hợp những quy định về nghi thức mà một ng thời gian và chỉ được thực hành ở những không gian thiêng liêng đặc biệt. Trong cuốn “Xã hội học” của tác giả Richard T.Schaefer, nghi lễ hay các nghi thức tôn giáo (religious rituals) là tín ngưỡng tôn giáo nào đó, ít hay nhiều thể chế hóa, bắt phải thực hiện để cho việc theo tín ngưỡng đó có thể nhìn thấy và kiểm tra được [1]. Về mặt khái niệm, những yếu tố tham gia thực hành nghi lễ thường nằm theo thứ tự sau đây: có một uy quyền tôn giáo giữ được sự cố kết giữa các thái độ tín ngưỡng và các ứng xử nghi thức bắt nguồn từ các thái độ đó; có một quy định về những nghi thức lặp đi lặp lại trong những thực tiễn cần thiết hay được cho là các thành viên của một đức tin thì phải có các nghi lễ thường là để tôn vinh quyền năng thần thánh được các tín đồ kính trọng; chúng cũng nhắc những người đi theo nhớ bổn phận và trách nhiệm tôn giáo của mình. Nghi lễ và tín ngưỡng có thể liên thuộc với nhau; các nghi lễ nói chung bao gồm sự khẳng định, tin tưởng [21,45]. Bất cứ một tôn giáo nào đều phải có những hình thức nghi lễ để tiêu biểu tinh thần đạo vị của mình. Mặc dù trên thể thức và âm điệu của mỗi đạo giáo 7 có phần sai khác nhưng mục đích vẫn là chí thành cầu nguyện tán than công đức vị giáo chủ mà mình đa quy ngưỡng tôn thờ. Chính vì thế mà nghi lễ vốn là vấn đề quan trọng và có nhiều lợi ích trong đạo phật. Cũng vì vậy nên kẻ hành giả cần phải học tập và hiểu rõ ý nghĩa những vấn đề thuộc về nghi lễ trước khi hành lễ. Nghi lễ Phật giáo chính là sự thực hành nghi thức tôn giáo mang đặc trưng của đạo Phật. Theo tác giả Hoằng Quảng lễ nghi được hiểu ở đây là những quy định, thiết chế mang tính khuôn mẫu, từ thường được dùng trong kinh điển là các học pháp mà người đệtử Phật cần phải tuân theo, vâng làm. Và như vậy, lễ nghi tương đồng với giới luật. [14] Theo Phật giáo, một người sơ cơ quy y Tam bảo thì cần phải dạy họ nói năng thế nào, đi đứng ra sao, lễ bái thế nào... Một đời sống chuẩn mực phải là một đời sống thấm nhuần về đạo đức; mà muốn có đạo đức thì phải sống theo giới luật. Và sự hiện hữu của giới luật đã đồng thời xác tín sự xuất hiện của nghi lễ. Với một người cư sĩ nói chung, thì sống và hành xử theo những thiết chế lễ nghi được Đức Phật minh định có thể coi là một nét đẹp của đời sống và là phương thức sống văn minh tiến bộ. Hoạt động của nghi lễ Phật giáo là sự thực hành nghi lễ Phật giáo mang tính khuôn mẫu theo quy định của pháp tu hoặc tại mỗi ngôi chùa, ngoài tham gia những hoạt động Phật giáo, Phật tử còn tham gia những hoạt động thiện nguyện được tổ chức bởi các ngôi chùa mà mình tín tâm. Đạo phật tuy không phải là một tôn giáo chỉ chú trọng về phương diện nghi lễ mà đưa người vào đạo phật một cách dễ dàng. Ví dụ : cầu an cho người bị hoạn, tai nạn. Cầu siêu bạt độ cho kẻ lâm chung,.. Đó là những phương tiện thực tế để điều hòa lý trí, gieo rắc tình cảm cho con người, an ủi tinh thần cho người còn cũng như kẻ mất. 8 Tiếp đến là khái niệm của từ “cầu an”, từ “cầu” có nghĩa là theo đuổi, tìm kiếm, mong ước, cầu xin, thỉnh cầu, theo đuổi công việc hết sức trọn vẹn, kết thúc hoàn chỉnh hoàn thành.[5,55]. Theo Phật giáo thì từ “Cầu” ở đây không phải là cầu xin, là van xin, là quỵ lụy trước một đấng thần siêu hình có khả năng hô mưa gọi gió, ban ơn giáng nạn mà được hiểu trong từ cầu nguyện, cầu xin hay ước nguyện - một trạng thái tâm lý mong mỏi một điều gì đó sẽ được thực hiện, sẽ được thành tựu hay diễn ra theo chủ ý của người mong đợi. Nó phản ánh một thái độ mong chờ một sự kiện diễn ra theo chủ ý của người có ước mong. Còn từ “an” thường được hiểu là an yên, bình an, an lành,… – là một trạng thái tâm lý mà ở đó tâm ta được thấy thanh thản, không lăn tăn suy nghĩ, lo sợ về miếng cơm, manh áo, được an yên về cả thể chất lẫn tinh thần. “An” ở mỗi con người là thân an, có nghĩa là khỏe mạnh, sống lâu, không bệnh tật, không tai nạn, rủi ro…, tâm an - trạng thái tinh thần thanh thản, thoải mái, không lo âu phiền muộn, không sợ hãi, khủng hoảng, không căng thẳng bức bối…, hoàn cảnh an - gia đình ấm no hạnh phúc, điều kiện sống, hoàn cảnh sống tốt, các mối quan hệ tốt đẹp, gặp nhiều thuận duyên trong cuộc sống… Ví dụ như ai đó mơ ước học giỏi thì không thể chỉ ngồi đó mà ảo vọng từ năm này qua năm khác, mà phải cần nỗ lực học tập thì ước mơ đó mới có thể thành sự thật; hay ai đó mong muốn có một cuộc sống đầy đủ thì không thể lười biếng, phải hết lòng làm việc dựa trên khả năng, sức lực và nhân đức của mình thì mong muốn ấy mới không còn là giấc mơ, nó sẽ thành sự thật, ai đómong muốn có một cuộc sống đầy đủ thì không thể lười biếng, phải hết lòng làm việc dựa trên khả năng, sức lực và nhân đức của mình thì mong muốn ấy mới không còn là giấc mơ, nó sẽ thành sự thật. Cũng như vậy, khi nguyện vọng, ao ước về một cuộc đời bình an cả vật chất lẫn tinh thần thì mình phải biết cách sống trọn vẹn với tâm nguyện đó. Phật tử phải thành tâm sám hối, bỏ ác làm lành, làm nhiều phật sự và thiện sự như phóng sinh, bố thí, 9 cúng dường Tam bảo,... hồi hướng công đức ấy cho việc gia đình và bản thân tai qua nạn khỏi, khỏe mạnh, tai qua nạn khỏi và sự an lạc nội tâm. Có thể nói cầu an chính là cầu nguyện cho người thân, cho chúng sinh và cho bản thân mình được yên lành, an vui, không bệnh tật hoạn nạn, khổ não. Để có được những điều đó, theo đức Phật là mỗi người phải tự trau dồi đời sống đạo đức và trí tuệ, phát huy các hạnh lợi tha, giúp đỡ mọi người, sống an yên, chính niệm và tỉnh thức trong từng phút giây của hiện tại. Không hoài vọng về quá khứ để thoát khỏi thế giới kinh nghiệm đau thương. Không hoài vọng về tương lai để không lo âu và sợ sệt. Sống một cách sáng suốt, bình thản trong hiện tại để khắc chế mọi tham ưu ở đời. Người sống được như vậy thì lúc nào cũng "an" lúc nào cũng khỏe mạnh, cũng hạnh phúc, không cần cầu nguyện và mong mỏi cũng được. Trái lại, nếu chúng ta sống buông lung, sa đọa, bỏ rơi hiện tại, không làm các điều thiện, trái lại rơi vào con đường tội lỗi thì dù có cầu nguyện bao nhiêu cũng không thể an ổn được. Theo một số tín đồ Phật giáo, nếu như cầu an không đúng pháp là cầu an, chỉ cầu cho vui lòng thân nhân của người bệnh, hay làm lấy lệ bài bản theo nghi lễ cầu an cho xong chuyện. Trong lúc vị chủ lễ dâng lời cầu nguyện thì người tham dự bận lo nghĩ chuyện khác, đủ thứ vọng tưởng chi phối. Đôi khi họ không biết người bệnh hay người quá cố là ai. Cung cách cầu an hay cầu siêu này, người đời thường dè bỉu là "cầu an hay cầu siêu xã giao" nghĩa là làm để trả nợ cho người sống hay làm cho người sống an lòng. Người chủ lễ và người tham dự cầu an hay cầu siêu không ngoài mục đích là giúp nạn nhân an tâm thoát khổ vậy mà chính tâm của họ đang bất an, đang nghĩ tưởng lung tung tạo thành một dòng năng lượng tạp niệm... thì khoá lễ này hoàn toàn thất bại, không mang sự ích lợi nào cho người bệnh hay người mất. Ví dụ: Người thân của xếp mình bị bệnh nặng. Sếp thông báo xin Lễ Cầu An cho thân nhân của xếp tại ngôi chùa nào đó. Mình là nhân viên của sếp hay là người có liên hệ làm ăn với sếp, mình đến tham dự Lễ Cầu An để làm 10 đẹp lòng sếp. Vì nếu đồng nghiệp đi mà mình không đi thì sợ sếp ghét sẽ "đì" mình, cho nên mọi người cùng đến tham dự Lễ Cầu An, nhưng bằng cái tâm hời hợt lo ra như thế thì đâu tạo được năng lượng tốt đẹp gì để giúp cho người bệnh qua cơn hiểm nghèo. Một số khác lại cho rằng cầu an là một hình thức tín ngưỡng có từ ngàn xưa, khắp nơi trên thế giới dưới những biểu hiện khác nhau tùy theo từng vùng văn hóa và dân tộc. Đối với Phật giáo,việc cầu an chỉ là một hình thức, quan trọng là mình muốn an thì phải sống bằng cái tâm, bằng con tim yêu thương, biết giúp đỡ mọi người, sống thiện lương, giữ gìn thân khẩu ý, không tạo nghiệp, sống một niềm vui chính niệm an lạc trong giây phút hiện tại. Lễ cầu an có thể diễn ra ở tại gia và mời chư Tăng đến tiến hành nghi thức cầu an đúng pháp, tụng kinh, niệm Phật. Nghi thức nên đơn giản, không quá cầu kỳ. Điều quan trọng là người tham gia phải thành tâm sám hối, bỏ ác, làm lành. Lễ cầu an cũng có thể tổ chức ở chùa, nơi có cảnh trí yên tĩnh, càng làm cho nội dung của các nghi thức trên thêm phần trang nghiêm và thể hiện lòng thành tín. 1.2. Nghi lễ cầu an trong kinh điển của Phật giáo Đại Thừa 1.2.1. Nội dung và cách thực hành nghi lễ cầu an theo quan niệm của Phật giáo Đại Thừa Lễ nghi trong phật giáo là để bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc đáng tôn kính như Tam Bảo, ông bà , cha mẹ và tất cả những người thân kẻ sở đã qua đời của mình. Hiến dâng lên lễ vật không cốt mong người đã mất hưởng mà còn để bày tỏ lòng kính mến của mình để nhớ ơn và để phát nguyện làm những điều tốt lành mà những người đi trước đã làm. Điều này chỉ là những biểu hiện tùy theo truyền thống và văn hóa của mỗi dân tộc có ảnh hưởng tư tưởng hiếu niệm trong Phật giáo. Như thế hình thức này cần nên đơn giản nhưng phải trang nghiêm thành kính. 11 Nghi thức trong các khóa lễ của phật giáo thường có bốn phần • Phần 1 : Tách bạch : gồm cả phần niệm hương, cúng dường Tam Bảo. Phần này như một lời trình về duyên sự của buổi lễ, đây cũng là phần khởi đầu của tất cả buổi lễ. • Phần 2 : Lễ Tam Bảo : gồm phần xưng tán và lễ Tam Bảo. Tất cả các thời khóa đều có phần này dù đầy đủ hay giản lược. • Phần 3 : Kinh Văn : gồm những Phật ngôn hay kệ tụng phù hợp với tinh thần của các khóa lễ đã xướng trong lời tác bạch. Phần này có thể linh động. Vị chủ lễ có thể chọn những bài kinh thích hợp với thời giờ, hoàn cảnh và căn cơ của những người tham dư khóa lễ. • Phần 4 : Hoàn Kinh : là phần sau cùng của mỗi khóa lễ với Bát Nhã tâm kinh , hồi hướng, phục nguyện và tự quy tam tự quy y. Tùy theo mỗi hệ phái phật giáo mà các phần 1,2,4 có thể khác nhau về những hình thức, lễ nghi có thể khác nhau nhưng nhìn chung vẫn có sự thống nhất, vẫn giữ được sự trang nghiêm và hướng về phật. a. Nội dung nghi lễ cầu an của phật giáo Đại Thừa Nghi lễ cầu an đầu năm là một trong những nghi lễ quan trọng của phật giáo nên nó cũng không nằm ngoài những nghi quy của phật giáo, nghi lễ cầu an vẫn phải có đầy đủ bốn phần đầy đủ như những lễ nghi khác của phật giáo như là tách bạch, lễ tam bảo, kinh văn và hoàn kinh. Khóa lễ cầu an này thường được tổ chức vào tháng giêng âm lịch. Khóa lễ được diễn ra một cách uy nghiêm và trang trọng tại ban Tam Bảo và thường có • Chủ lễ (chủ sám) : là người hay mặt toàn thể kinh sư và gia chủ thưa thỉnh, điều khiển buổi lễ. Chủ lễ thường là sư trưởng của chùa, có thể là thượng tọa, bậc đại đức, hòa thượng, trưởng thượng,… Trước khi lễ phải sắp 12 xếp, kiểm soát kinh sách, kinh sư, gia chủ, lễ vật và sớ điệp với sự phụ giúp của công văn, phân nhiệm, mời thỉnh hay cắt cử nhân sự cho buổi lễ. Trong khi hành lễ, chú tâm hướng thượng, quán chiếu, trình thỉnh, tán tụng với lòng chí thành. Tư cách khiêm cung, kính cẩn, tránh lời nói hay hành động thô, ngoài cuộc lễ. có trách nhiệm hướng dẫn buổi lễ từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn tất. Một sự việc vô cùng nghiêm trang kính cẩn. Thông thường ở chốn thiền môn, tịnh viện ngày trước được giao phó cho một số thầy chuyên môn cung hành nghi lễ, nên việc lễ lạy rất long trọng, hài hòa phát triễn tốt đẹp. Tình trạng ngày nay, qua chiến tranh lâu dài, chúng ta tỵ nạn nơi xứ lạ quê người. Phần nghi lễ truyền thống đã phần nào bị biến chất hoặc không được đào luyện đến nơi đến chốn nên việc hành trì có rất nhiều thiếu sót. Chúng tôi một số cư sĩ có may mắn học được từ quí thầy nghi lễ ở quê nhà từ xưa. Xin trình bày một số nét căn bản phải làm của một chủ sám, tạm thời ứng phú đạo tràng. • Cử chuông (duy na) : hay còn được biết đến là người đánh chuông trong buổi lễ. Kiểm soát kinh sách, pháp khí (chuông), chuẩn bị nhang đúng chỗ, đúng lúc để buổi lễ được uy nghiêm, thanh tịnh. Đại chúng thi lễ theo tiếng chuông như mệnh lệnh. Tránh điểm tiếng chuông khi chưa dứt câu, thường gọi là đánh chuông vào họng. Phụ giúp chủ lễ thỉnh diên hai hay phần duy nguyện, tiếp hơi,… • Cử mõ (duyệt chúng) : là người đánh mõ trong buổi lễ.Kiểm soát kinh sách, pháp khí (mõ), chuẩn bị nhang cho chủ lễ. Thông thường duy na đốt nhang cho chủ lễ, duyệt chúng nhận nhang từ chủ lễ cấm vào lư hương sau khi chủ lễ kỳ nguyện xong. Tư thế đứng, cầm dùi mõ nghiêm trang. Xử dụng mõ đúng bài bản; thông thường mõ giữ đều về trường canh và cao độ (lớn nhỏ), chỉ thay đổi khi cần, không nên tùy tiện làm mất tính cách thiền vị trong buổi lễ. Phụ chủ lễ thỉnh diên ba hay phần duy nguyện, hòa, tiếp hơi... 13 • Kích tử : là người sử dụng tan, linh,.. Tùy theo bài bản của buổi lễ, mục đích làm tăng phần uy nghiêm, trang trọng của buổi lễ. Cần được thực tập nhiều, tránh lắc người, nhảy nhót, đứng nghiêng một bên. • Công văn : là người có nhiệm vụ thiết lập bàn lễ, sớ điệp.Một chức vụ nặng về công việc nhưng nhẹ về hình thức, ít ai biết và hiện nay hầu như các nơi hành lễ đã không mấy để ý phần việc nầy nhiều nên các buổi lễ trở nên đơn điệu, thiếu sót.Thường công văn phải tìm hiểu hoàn cảnh của gia chủ để cố vấn cách hành lễ. Sau khi phối hợp bài biện lễ xong, công văn phải hoàn thành bản văn dâng cúng gọi là sớ, điệp... • Kinh sư : gồm những người tham gia hộ niệm, góp nguyện lực. hất tâm thành kính tụng niệm và sẵn sàng giúp đỡ xử dụng pháp khí để buổi lễ tăng thêm nguyện lực. Ðể có những buổi lễ trang trọng , chúng ta cần phải có một ban nghi lễ đơn giản như trên, nhưng phải thành thục khoa nghi. Ngoài những tổ chức thực hiện khóa lễ cầu an còn có những người tham dự khóa lễ. Những người này có thể là bất kỳ ai, già trẻ lớn bé, không kể sang nghèo hay đã quy y hay chưa quy y, tất cả mọi người đều có thể tham dự khóa lễ này bởi lẽ Phật thương chúng sinh như mẹ thương con, chúng sinh nhớ Phật như con nhớ mẹ, chính vì vậy nên chỉ cần có tâm hướng Phật, thành khẩn với đầy đủ đức tin đều có được sự cảm ứng gia hộ của Chư Phật và Bồ Tát. Việc sửa soạn đi lễ chùa, sắm lễ vật để đi lễ chùa cũng có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ như là Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè,… Không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả,... Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cùng lên bàn thờ Phật. Hoa 14 tươi lễ Phật là: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, không dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Về hương cúng dàng, người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) lúc thắp nhang, nhưng cũng có trường hợp người ta đốt cả nắm nhang chứ không chú trọng vào ý nghĩa con số. Còn theo lý giải của nhà Phật cho rằng, số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng hơn. Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau: Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) , Tam giới (Dục giới, sắc giới và Vô sắc giới) , Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Vị lai) ,Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ). Nén hương, cũng có thêm một ý nghĩa đặc biệt khác nữa, đó là thắp hương để nhớ đến sự vô thường. Vô thường là không vĩnh viễn, tất cả đều giả tạm, cho nên lúc nén hương tắt cháy thì cũng tượng trưng cho đời người tắt, ngắn ngủi vô thường... Tàn tro của hương nhắc nhở chúng ta chớ để thời gian trồi qua, uổng phí tháng ngày. Trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng, gồm có: Hương, hoa, đăng (đèn), trà, quả, thực (thức ăn). Tuy nhiên nhiều người không rõ về ý nghĩa sâu xa của việc cúng Phật nên bày biện đủ thức ăn uống như yến tiệc, không những uổng phí mà lại còn làm sai lạc ý nghĩa. Theo quan niệm của Phật giáo, lòng thành thể hiện qua làn khói hương nghi ngút, không cần cỗ bàn yến tiếc tiệc thịt cá linh đình vì đúng ý nghĩa sự cúng Phật thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái ngọt, nưóc trong là đủ. Phật không phải ở trên bàn thờ, trong những pho tượng, mà là ở trong tâm của con người. Ngoài những nén hương dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên, chúng ta còn có thể dùng đức tin của mình thắp lên những nén tâm hương - tức là hương từ trong tâm. Bởi vậy mới có năm thứ hương dùng để cúng dường chư Phật: Giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương. 15 b. Nghi thức thực hiện khóa lễ cầu an đầu năm của Phật giáo Đại thừa Mỗi thầy mỗi phép, mỗi chùa mỗi cách lễ, mỗi khóa lễ lại có những cách thực hành nghi lễ theo cách khác nhau với những bài kinh kệ phù hợp với mục đích thực hiện khóa lễ. Tuy nhiên, dù có sự khác nhau giữa các chủ lễ, giữa các chùa, giữa các vùng nhưng luôn có sự đồng nhất, thống nhất chung nhất định. Lễ cầu an cũng vậy, tuy mỗi nơi mỗi khác nhưng vẫn luôn tuân thủ thực hiện đầy đủ nghiêm trang những bước căn bản, cốt lõi của khóa lễ, thời kinh. Mỗi một nghi lễ sẽ có những văn sớ riêng, tùy theo mục đích của khóa lễ mà sẽ có thời kinh phù hợp. Khi thực hiện lễ cầu an, chủ lễ có thể đọc kinh cầu an, kinh Phổ - Môn, kinh dược sư,….nhưng chủ yếu những vị chủ lễ hoặc chủ sám thường tụng kinh Phổ - Môn, kinh Dược – Sư. • Khi bước vào buổi lễ, trước hết phải chuẩn bị kỹ càng về nhang, đèn, hoa quả, mâm chay, đồ lễ,… trên bàn Phật,sau đấy chủ lễ sẽ bắt đầu đỉnh lễ Tam Bảo với toàn bộ sự cung kính kính lạy Phật pháp tăng ở khắp mười phương. • Tiếp đến là dâng hương, hương hay còn được gọi là nhang hoặc thượng hương, khói hương tỏa nghi ngút làm tăng sự trang nghiêm của ngôi chùa cũng như buổi lễ. Nhà Phật cho rằng hương có thể làm tăng thiện căn của chúng sinh, đồng thời mượn khói hương để truyền đạt thông tin đến chư Phật và chư Bồ Tát, tâm hương chính là dùng cái tâm chí thành của mình để trực tiếp đối diện với Phật. Trước tiên phải đốt 3 Lần nén hương, dùng ngón giữa và ngón trỏ của hai bàn tay kẹp lấy phần thân hương, ngón còn lại chống ở phần cuối cây nhang, đặt nhang trước ngực, đầu nhang hướng về phía tượng Phật hoặc Bồ Tát, tiếp đó đưa hương lên cao ngang mày rồi đặt về phía trước ngực, sau đó dùng tay trái phân nhang ra cắm. Cây nhang đầu tiên đặt chính giữa, khi cắm trong lòng phải thầm niệm: “cúng bái mười phương thế Tam Bảo” , cây nhang thứ 2 cắm bên phải, lúc cắm thầm niệm : “cúng bái sư trưởng cha mẹ”, cây nhang cuối cùng cắm bên trái, khi cắm thầm niệm : 16 “cúng bái mười phương pháp giới tất cả chúng sinh”. Tuy nhiên, tùy mỗi hoàn cảnh, mỗi vị chủ lễ mà nội dung quán trưởng thầm niệm khi dâng hương khác nhau, có thể có người nén hương đầu cúng Phật, nén thứ 2 cúng pháp, nén thứ 3 bái tăng,…tất cả đều sử dụng được. Sau khi cắm hương, chắp tay khấn cầu : “Nguyện rằng làn hương sẽ bay thẳng đến nơi chư Phật cư ngụ, cầu đại từ bi, ban niềm vui cho chúng sinh” hoặc xướng tụng bài “Hương kệ”. [8,31] • Sau đấy đến nghi thức thỉnh chuông mõ hay khai chuông mõ. Ở trong Chùa chuông luôn luôn để bên tay trái của tượng Phật hay Bồ Tát, mõ bên tay phải. Người thỉnh chuông sẽ thỉnh 6 tiếng chuông với ý nghĩa giữ cho sáu căn thanh tịnh để tụng kinh. Mỗi khi người chủ lễ, chủ sám vái hoặc lạy, thỉnh 1 tiếng, khi vị chủ lễ lạy xuống, thỉnh một tiếng chuông và khi trán vị chủ lễ chạm nền chính điện thì dập chuông (dùng dùi gõ vào vành chuông rồi giữ dùi chuông lại trên vành chuông, như thế âm thanh của chuông không vang ra). Khi nghe được tiếng dập chuông thì chủ lễ và đại chúng cùng tham dự đứng lên.Tiếng chuông phát ra âm thanh lắng động, đêm khuya nghe tiếng chuông lòng chúng ta sẽ lắng động, thanh thản, phiền não dường như tiêu tan. Ở trong chùa có bài kệ khi thỉnh chuông như sau: Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới, Thiết vi u ám tất giai văn, Văn trần thanh tịnh chứng viên thông, Nhứt thiết chúng sinh thành chính giác. Bài kệ đọc khi nghe có tiếng chuông: Văn chung thinh phiền não khinh, Trí huệ trưởng Bồ đề sinh, Ly Địa ngục xuất hỏa khanh Nguyện thành Phật độ. chúng sinh Án Dà Ra Đế Da Ta Bà Ha (3 lần) 17 (Nghĩa là: Nguyện cho tiếng chuông này vang khắp nơi, ở Địa ngục u ám Thiết vi cũng được nghe, ở trần thếđược thanh tịnh chứng quả, hết thảy chúng sinh đều thành chính giác và bài kệ sau: Nghe tiếng chuông, phiền não nhẹ đi, trí tuệ tăng trưởng thêm, sinh tâm Bồ đề, rời khỏi địa ngục, không bị lửa địa ngục thiêu đốt, nguyện thành Phật để độ hết chúng sinh.) Chuông thỉnh trước: thỉnh 3 tiếng chuông Mõ gõ sau khi chuông chấm dứt: thỉnh 7 tiếng mõ (bốn tiếng rời, tiếp theo hai tiếng liền nhau, cuối cùng một tiếng rời ra) Sau đó chuông mõ hòa nhau như sau: 1 tiếng chuông 1 tiếng mõ 1 tiếng chuông 1 tiếng mõ 1 tiếng chuông 3 tiếng mõ 1 tiếng chuông Chuông thỉnh một tiếng rồi mõ tiếp theo một tiếng, chuông đủ ba tiếng ngưng chờ, mõ đánh thêm tiếng thứ tư, tiếng thứ năm và sáu liền nhau, rồi chuông dập cùng lúc với tiếng mõ thứ bảy. • Chủ lễ tụng bài tán Phật với ý nguyện xưng dương công đức của Phật, tán thân tướng tốt của Phật, xưng dương các thứ mỹ đức của Phật, tán thán các thứ diệu hạnh của Phật. Như trong kinh có ghi “Bấy giờ vua Ba Tư Nặc thỉnh Phật và Tăng chúng vào cung thọ trai. Khi ấy có một thầy Tỷ kheo, miệng thở ra thơm như hoa sen. Vua sinh tâm nghi hoặc, sợ quyến rũ người trong cung, vua sai bảo thầy Tỷ kheo súc miệng, thầy Tỷ kheo càng xúc miệng càng thơm. Vua thân hành đến thưa Phật, Phật xác chứng rằng: Trong vô lượng kiếp về trước, thầy Tỷ kheo này, thường thăng tòa tán thán về công hạnh chư Phật khắp mười phương, bởi do nhân duyên này, nay được quả báo thù thắng”. Chúng ta thấy rõ nhân quả rất là tương ứng, khi ta tán thán ca ngợi công hạnh của người nào đó, bằng vào tấm lòng từ bi - hỷ - xả, thì chính trong giờ phút thực tại này, từ nơi năng lực của tự thân, phát khởi chất liệu an vui hạnh phúc, chính nhờ vào năng lực này, nó đi theo chúng ta từ đời này sang kiếp khác. Đây chính là hạt giống thiện pháp, gieo vào trong tâm thức của chúng ta. Do đó mỗi một lời nói, một ý nghĩ ta phải luôn luôn chính niệm và tỉnh giác, cẩn trọng trong từng lời nói. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan