TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
U N V N T T NGHI P ĐẠI HỌC
NGUY CƠ SUY THOÁI VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ
I S NG
TRONG XÃ HỘI VI T NAM DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA NỀN
KINH TẾ THỊ TRƢỜNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Sƣ phạm Giáo Dục Công Dân
Mã ngành: 52140204
TIÊN HỌC LỄ,
HẬU HỌC VĂN
GVHD: ThS.GVC PHAN V N THẠNG
SVTH: Ê THỊ M N
MSSV: 6075710
ỚP: SP GDCD K33
CẦN THƠ, Tháng 12/2010.
1
ỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của bài luận văn tốt nghiệp này, em chân thành gửi lời cảm
ơn đến quý thầy cô khoa Khoa học Chính trị nói riêng và thầy cô Trường Đại
học Cần Thơ nói chung, thầy cô đã hết sức tận tâm truyền, dạy cho chúng em
những kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm thật có ít trong cuộc sống
trong quá trính học tập gần 4 năm qua . Những kiến thức, kinh nghiệm đó đã
và sẽ giúp cho chúng em có được một nền tảng cơ bản để vững bước cho
tương lai, cuộc sống mai sau.
Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Phan Văn Thạng,
thầy đã tận tâm hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót, kính mong sự góp ý của quý thầy cô cùng các bạn!
Trân trọng cảm ơn!
Cần Thơ, ngày
tháng 12 năm 2010.
SVTH: Lê Thị Mận
2
MỤC ỤC
................................................................................................................................ Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn ............................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3
5. Kết cấu luận văn ......................................................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ
ĐỨC VÀ
Ý
U N CHUNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƢỜNG, ĐẠO
I S NG ..................................................................................................... 4
1.1. Khái niệm kinh tế thị trường, tính hai mặt của kinh tế thị trường đối với đạo
đức và lối sống ................................................................................................................ 4
1.2. Khái niệm đạo đức và lối sống, vai trò của đạo đức và lối sống ..............................10
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ
I S NG TRONG XÃ HỘI
VIÊT NAM HI N NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .........................................21
2.1. Sự suy thoái về đạo đức và lối sống trong xã hội Việt Nam hiện nay và nguyên
nhân ..............................................................................................................................21
2.2. Những vấn đề đặt ra về đạo đức và lối sống trong xã hội Việt Nam hiện nay ..........40
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NG N CHẶN NGUY CƠ
SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC VÀ
I S NG TRONG XÃ HỘI VI T NAM DƢỚI
TÁC ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ...................................................43
3.1. Nhóm giải pháp ngăn chặn nguy cơ suy thoái đạo đức và lối sống trong cán bộ
đảng viên .......................................................................................................................43
3.2. Nhóm giải pháp ngăn chặn nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống trong thanh thiếu niên, trong gia đình và xã hội ................................................................................50
PHẦN KẾT U N ......................................................................................................60
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo đức của dân tộc Việt Nam là nền đạo đức tích tụ nhiều giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc và đạo đức nhân loại. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng, là nhân
tố có sức mạnh to lớn đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng
đất nước ta hơn nửa thế kỷ qua. Nó đã trở thành nền tảng đạo đức xã hội ta, một di
sản văn hóa vô cùng quý báu, đã và đang là động lực tinh thần to lớn cho toàn
Đảng, toàn dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nhằm mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nhận thức được vai trò to lớn của đạo đức đối với sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn coi trọng và thường xuyên chăm lo giáo dục, trao dồi đạo đức cho nhân dân ta
nói chung cũng như cho cán bộ, đảng viên, lớp trẻ thanh thiếu niên nói riêng. Do
đó, cách mạng nước ta trong những năm qua, đặc biệt, sau hơn 20 năm đổi mới, xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã đạt được những thành
quả to lớn chưa từng có trong lịch sử Việt Nam về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhưng
bên cạnh những thành tựu nói trên, chúng ta cũng đang đối mặt với những suy thoái
về đạo đức, lối sống đang diễn ra và ngày một gia tăng. Ngày nay cùng với nguy cơ
chiến tranh vẫn đang đe doạ nền văn minh của các quốc gia, còn có thêm một nguy
cơ mới: nguy cơ suy thoái về đạo đức tinh thần, về lối sống. Từ suy thoái về đạo
đức, lối sống ở mỗi cá nhân, dẫn đến sự suy thoái, đổ vỡ của các gia đình và cộng
đồng.
Dưới tác động của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nhiều nước kinh tế
phát triển đã hình thành lối sống hưởng thụ, thèm khát về vật chất, coi nhẹ các giá
trị tinh thần. Ở đó, người ta tôn sùng dục vọng, coi đồng tiền là trên hết.
Nước ta kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không phải là cơ sở kinh tế, các
truyền thống đạo đức triết học phương Đông vẫn còn in đậm nét trong tâm hồn dân
tộc ta, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là cơ sở tinh thần của
nước ta, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Tuy vậy, với sự tiếp nhận kinh tế thị
trường và tiến hành mở cửa hội nhập, đất nước ta đang có những biến động lớn. Mặt
4
trái của nền kinh tế thị trường và của quá trình mở cửa đã có nhiều tác động xấu
trong lối sống, đạo đức, trong quan hệ gia đình, xã hội,…
Sự suy thoái đạo đức xã hội ngày càng gia tăng cùng với lối sống thực
dụng, tham nhũng, lãng phí, gây nhức nhối đời sống xã hội. Nghị quyết Đại hội
mười của Đảng ta đã nhận định: “Khuyết điểm nổi bật là tình trạng suy thoái về
chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, thực dụng, chủ nghĩa ca nhân và
tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra
nghiêm trọng”. “Tội phạm và một số tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; tai nạn
giao thông gây nhiều thiệt hại về người và của”.[31, 23]. Vậy tại sao có sự suy
thoái về đạo đức và lối sống ngày càng gia tăng? Làm thế nào để khắc phục được
tình trạng trên? Làm sao để có được đội ngũ thanh niên trẻ - tương lai của đất nước
không chỉ có năng lực chuyên môn mà còn có phẩm chất đạo đức cách mạng trong
sáng làm động lực phát triển kinh tế - xã hội ? Đó là những vấn đề lớn, bức xúc đặt
ra đối với toàn Đảng và dân ta.
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Nguy cơ suy thoái về đạo đức và lối sống
trong xã hội Việt Nam dưới tác động của nền kinh tế thị trường – thực trạng và giải
pháp” làm đề tài luận văn của mình với hy vọng góp một phần nhỏ vào việc giải
quyết vấn đề lớn đó.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích
Phân tích thực trạng đạo đức và lối sống trong xã hội nước ta dưới tác động
của nền kinh tế thị trường, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra những giải pháp chủ
yếu nhằm ngăn chặn nguy cơ suy thoái và nâng cao đạo đức và lối sống trong xã hội
nước ta hiện nay.
Nhiệm vụ
- Làm rõ tầm quan trọng của đạo đức, lối sống trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích thực trạng đạo đức và lối sống trong xã hội hiện nay.
- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm ngăn chặn nguy cơ suy thoái và
nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống cho con người Việt Nam trong điều kiện
kinh tế thị trường hiện nay.
5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nguy cơ suy thoái đạo đức và lối sống
trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nguy cơ suy thoái đạo đức và lối sống
trong xã hội Việt Nam dưới tác động của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện
nay (từ năm 1986 – 2010).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cùng những kiến thức đã có, người viết còn vận dụng tổng hợp các phương
pháp như: phương pháp lịch sử và lôgíc; phân tích và tổng hợp; phương pháp sưu
tầm và điều tra xã hội học... để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt
ra.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 chương, 06 tiết.
6
Chương 1
CƠ SỞ Ý U N CHUNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƢỜNG, ĐẠO ĐỨC
VÀ
I S NG
1.1. Khái niệm kinh tế thị trƣờng, tính hai mặt của kinh tế thị trƣờng
đối với đạo đức, lối sống
1.1.1.Khái niệm kinh tế thị trƣờng
Nền kinh tế được coi như một hệ thống các quan hệ kinh tế. Khi các quan hệ
kinh tế giữa các chủ thể biểu hiện qua mua, bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
(người bán cần tiền, người mua cần bán và phải gặp nhau trên thị trường) thì nền
kinh tế đó gọi là nền kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường là cách tổ chức kinh tế-xã hội, trong đó các quan hệ kinh
tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua quan hệ mua, bán hàng hóa,
dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử của từng thành viên chủ thể kinh tế là định
hướng vào việc tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị
trường.
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao. Khi tất cả các
quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hóa, các yếu tố
sản xuất như: đất đai và tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn vật chất, sức lao động,
công nghệ và quản lý, các sản phẩm dịch vụ tạo ra, chất xám đều là đối tượng mua bán và hàng hóa.
1.1.2. Tính hai mặt của kinh tế thị trƣờng đối với đạo đức và lối sống
Hiện nay đất nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm. Thực chất của đổi mới kinh
tế là chuyển từ mô hình kinh tế tập trung quan liêu hành chính bao cấp sang phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó vừa có tính
tích cực, vừa có tính tiêu cực đối với đạo đức và lối sống.
Ảnh hưởng của cơ chế thị trường đối với đạo đức và lối sống là một hiện
tượng hết sức phức tạp, có thể khái quát mặt tích cực và tiêu cực của nó như sau:
Về mặt tích cực
7
Cơ chế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế, nâng cao tổng công lợi xã
hội, tạo điều kiện cho sự phát triển con người về mọi mặt, trong đó có đạo đức và
lối sống. Con người tham gia vào hoạt động kinh tế thị trường về nhân cách được
độc lập, tự do có quyền bình đẳng trong cạnh tranh, giữ chữ tín trong trao đổi và
tăng cường quan tâm phát triển lợi ích chung của toàn xã hội.
Tham gia vào kinh tế thị trường, con người có điều kiện phát triển nhân cách
cá nhân: tính quyết đoán, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính năng động sáng tạo trong
lập thân, lập nghiệp được khẳng định. Tạo sự truyền bá và chuyển giao trên quy mô
ngày càng lớn những thành quả mới, những đột phá sáng tạo về khoa học và công
nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh
nghiệm đến với các quốc gia, dân tộc. Đồng thời, tạo thêm khả năng "phát triển rút
ngắn" và mang lại những nguồn lực cần thiết cho những nước đang phát triển. Thúc
đẩy sự xích lại gần nhau của các dân tộc, kích thích các luồng và các dạng giao lưu,
làm cho con người trên trái đất hiểu nhau hơn, có thể nắm được tình hình và cập
nhật nhanh chóng mọi sự kiện. Bằng cách khi gia nhập vào nền kinh tế thị trường
còn góp phần nâng cao dân trí và sự tự khẳng định của các dân tộc, của các quốc gia
và của con người. Con người có được những tiền đề về cả vật chất lẫn tinh thần cho
sự phát triển toàn diện của chính mình, tạo cơ hội cho những tổ chức, cá nhân có
năng lực phát huy được tiềm năng sẵn có của mình.
Việt Nam là nước đang phát triển, nhờ quá trình toàn cầu hóa, chúng ta có lợi
thế của nước đi sau để "đi tắt, đón đầu” trong một số lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ.
Chúng ta có điều kiện thuận lợi để mở rộng thương mại quốc tế, thu hút đầu tư và
nguồn lực bên ngoài nhằm phát triển các ngành sản xuất mà ta có lợi thế, qua đó,
thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
Ngoài những tác động về kinh tế, toàn cầu hóa nói chung và kinh tế thị
trường nói riêng còn tác động tích cực đến sự phát triển văn hóa. Do tác động của
nền kinh tế thị trường cùng với quá trình toàn cầu hóa và chính sách mở cửa của
Đảng và Nhà nước ta, trình độ dân trí được nâng cao rõ rệt. Nhờ tiếp thu những
thành tựu công nghệ, thông tin, chúng ta có thể tiếp cận với nguồn tri thức khổng lồ,
cập nhật được nhiều thông tin mới về tình hình thế giới. Cũng qua đó, ý thức chính
trị về các vấn đề trong nước và trên thế giới cũng được nâng cao. Nhờ quá trình mở
8
cửa hội nhập, dân tộc ta hiểu biết hơn các dân tộc trên thế giới, bổ sung và làm giàu
nền văn hóa của dân tộc mình. Cũng thông qua mở cửa, hội nhập, cạnh tranh quốc
tế, con người Việt Nam trở nên năng động hơn. Trong bối cảnh mới, nhiều người
Việt Nam đã thay đổi lối sống của mình, từ cuộc sống có phần khép kín, thiếu năng
động sang cuộc sống cởi mở hơn, năng động hơn và hiện đại hơn.
Những thay đổi trong đời sống kinh tế văn hóa, tinh thần theo hướng ngày
càng tất đẹp hơn làm người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội, thấy rõ đường lối, chính sách đổi mới, hội nhập kinh tế
quốc tế của Đảng đề ra là đúng đắn, theo kịp trào lưu của thời đại, phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân
dân, đưa nước ta lên một vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, tạo cơ hội cho những tổ chức, cá
nhân có năng lực phát huy được tiềm năng của mình, đem lại lợi ích cho cá nhân và
cho cả xã hội. Chúng ta tiếp cận được những thành tựu của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ điện tử và tin học. Công nghệ điện tử và tin
học làm cho tác phong của con người khẩn trương hơn, linh hoạt hơn để theo kịp
với tốc độ của máy móc, nhịp độ gia tăng của thông tin, của tri thức, tác động tích
cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỉ lại vốn có của
người Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách
nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại.
Kinh tế thị trường với mặt tích cực của nó đã làm cho xã hội trở nên năng
động, phát triển. Nó thực sự là một lực đẩy quan trọng đối với dân chủ và dân chủ
hóa. Xã hội sau hai thập kỷ đổi mới (1986 – 2006) đã ra khỏi sự trì truệ, khủng
hoảng, đã tạo được tiền đề cho phát triển.
Xã hội đã không những thích ứng với cơ chế thị trường mà còn đang từng
bước hình thành thể chế kinh tế thị trường, xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là điều hợp với lẽ phát triển tự nhiên, phù hợp với xu
thế phát triển của xã hội hiện đại.
Thành tựu tăng trưởng và phát triển xã hội là điều cần được khẳng định. Cán
bộ, đảng viên, quần chúng đã có bước trưởng thành trong nền kinh tế thị trường.
Năng lực cá nhân và năng lực xã hội được đề cao và đang tiếp tục được trao dồi, rèn
9
luyện để thích ứng, tồn tại, phát triển trong bối cảnh mới, thời cuộc mới, yêu cầu
mới. Hành vi đạo đức, lối sống lành mạnh, văn minh ngày càng được nhân dân trao
dồi, phát triển.
Về mặt tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực nói trên, kinh tế thị trường cũng gây ra hàng
loạt những hiện tượng tiêu cực đối với đạo đức, lối sống và tiến bộ xã hội. Mặt trái
của kinh tế thị trường đã thâm nhập rất mạnh, ngày càng mạnh và sẽ còn tiếp tục
gay gắt hơn nữa trong những thập kỷ tới.
Đó là, sự phân hoá giàu nghèo một cách sâu sắc, từ đó làm sâu sắc thêm
những mâu thuẫn xã hội. Đó là việc đặt mục tiêu kinh tế lợi nhuận lên trên hết, do
đó mà một số tổ chức, cá nhân làm giàu bất chính bằng bất cứ giá nào. Điều đó góp
phần làm bại hoại nền đạo đức xã hội, lối sống con người; làm cho quan hệ giữa
người với người trở nên lạnh lùng, xa lạ, "không tình, không nghĩa" và đây thực sự
là một nguy cơ của sự suy thóai đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay.
Kinh tế thị trường dễ nảy sinh những tệ nạn xã hội: tham nhũng, tội phạm,
bạo lực, lối sống vụ lợi, ích kỷ, thực dụng, tôn thờ giá trị vật chất. Đó là sự kích
thích lòng tham lợi, dẫn đến khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng
như sức lực của người lao động. Kinh tế thị trường còn kích thích chủ nghĩa thực
dụng, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, lối sống chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý. Ý
thức đề cao cá nhân, một khi bị tuyệt đối hóa sẽ dẫn đến việc cái cá nhân lấn át cái
cộng đồng. Điều đó dẫn đến việc đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích xã hội, coi lợi
ích cá nhân là trên hết, lúc đó, lợi ích tập thể sẽ bị lấn át, thậm chí bị phế bỏ, từ đó
mà tham nhũng, lãng phí ngày càng có cơ hội gia tăng. Đặc biệt, đối với những
nước mới bước vào kinh tế thị trường, sự đụng độ giữa kinh tế thị trường và các giá
trị đạo đức truyền thống của dân tộc cũng trở thành một vấn đề nan giải. Phát triển
có nguy cơ biến thành phản phát triển bởi sự coi thường đạo đức và các giá trị nền
tảng của đạo đức xã hội khi đi vào kinh tế thị trường.
Việc tiếp thu lối sống một cách thiếu định hướng (tiếp thu cả mặt tiêu cực
của nó) mà dẫn đến việc xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc. Các công
nghệ thông tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới lối sống sùng bái vật chất, cá
nhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống trụy lạc, ưa dùng bạo
10
lực... Lối sống đó đang phần nào tác động đến một bộ phận nhân dân, đặc biệt là
tầng lớp thanh- thiếu niên sống ở các khu đô thị lớn. Do bị kích động bởi việc tiếp
xúc với những thước phim hành động có tính bạo lực qua mạng Internet mà nhiều
thanh - thiếu niên đã có những hành động mang tính bạo lực, hung hãn, gây nên
những hậu quả đau lòng. Cùng với tâm lý sùng hàng ngoại, lối sống tự do kiểu
phương Tây cũng đang xâm nhập khá mạnh vào đời sống người Việt Nam, đặc biệt
là trong thanh niên và cả một bộ phận trong tầng lớp trí thức. Một số nam nữ thanh
niên ở các thành phố lớn muốn có tự do cá nhân cao, không muốn lập gia đình sớm
hoặc chủ trương sống độc thân suốt đời, nhưng lại có quan niệm khá thoải mái trong
quan hệ nam nữ. Từ đó dẫn đến những kiểu sinh họat tình dục bừa bãi giữa nam và
nữ, kể cả sinh họat tình dục tập thể, làm bại họai những nguyên tắc luân lý sơ đẳng,
tạo nên lối sống xa lạ với truyền thống phương Đông và dân tộc. Đó chính là biểu
hiện của sự xuống cấp về lối sống của một bộ phận thanh niên Việt Nam, là biểu
hiện của quan niệm "lệch chuẩn", đối lập với quan niệm đạo đức truyền thống tốt
đẹp của người Việt Nam. Toàn cầu hóa, kinh tế thị trường với các quan hệ kinh tế
sẽ đưa lại sự hưởng thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của nhân loại với một giá
rẻ hơn, tiện nghi phong phú hơn. Song mặt khác, chính sự giao thoa về văn hóa, sự
tràn ngập của hàng hóa đó đã tạo ra khả năng về sự tha hóa nhân cách, đạo đức, làm
rối loạn các giá trị truyền thống của dân tộc.
Như vây, kinh tế thị trường vừa có ảnh hưởng tích cực, vừa có ảnh hưởng
tiêu cực đối với đạo đức và lối sống con người.
Chúng ta hướng tới xã hội chủ nghĩa với cơ chế thị trường thì khía cạnh thực
dụng trong các mối quan hệ là điều khó tránh khỏi. Sự sòng phẳng, minh bạch trong
hạch toán kinh tế, "quan hệ làm ăn" theo kiểu "đôi bên cùng có lợi" là một yêu cầu
tối cần thiết của kinh tế thị trường. Nhưng điều đó cũng dẫn đến những biểu hiện
tiêu cực về mặt đạo đức ở một bộ phận xã hội. Lối sống coi trọng đồng tiền, "trước
đồng tiền mọi người đều bình đẳng", lấy đồng tiền làm thước đo mọi cái, kể cả
phẩm giá con người, đặt quan hệ trao đổi theo kiểu "tiền trao, cháo múc" lên trên cả
tình nghĩa một cách lạnh lùng, thực dụng đã xuất hiện, thậm chí có xu hướng gia
tăng khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường. Lối sống đó đã dẫn đến sự xói
11
mòn một số chuẩn mực giá trị truyền thống vốn là nét đẹp trong đời sống đạo đức
của người Việt Nam.
Song, không phải chỉ có những mặt tiêu cực, cơ chế thị trường đang trở
thành nền tảng vật chất, cơ sở xã hội làm nảy sinh cùng với nó những giá trị đạo
đức tích cực. Điều cần nói ở đây là dù đã có sự xuất hiện, thậm chí đã có sự định
hình của những quan niệm về giá trị đạo đức mới, nhưng chúng ta không thể chấp
nhận quan niệm cho rằng khi chuyển sang kinh tế thị trường và phát triển nó thì cần
phải gạt bỏ những truyền thống đạo đức trước đây hoặc là đẩy các giá trị đạo đức
truyền thống đó xuống thứ bậc dưới trong hệ giá trị. Đây là một thái độ phi khoa
học, phản nhân văn. Trong bối cảnh toàn cầu hoá theo hướng phát triển kinh tế thị
trường, một hệ thống đạo đức xã hội sẽ không thể phát triển nếu phủ nhận sạch trơn
đạo đức truyền thống và không hướng vào mục tiêu ngày càng nhân đạo hoá con
người, ngày càng phát triển và hoàn thiện con người. Phát triển tách khỏi cội nguồn
dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hoá. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại
hoá đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống, đánh mất những cái làm nên "cất
cách" của dân tộc mình, đất nước mình sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản
thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác.
Là một lĩnh vực đặc trưng cho nhân tính, đạo đức và lối sống rất nhạy cảm
trước tác động của kinh tế thị trường, nó trở thành vấn đề cấp bách gây ra mối quan
tâm không chỉ trên bình diện lý luận mà cả trên bình diện thực tiễn. Vì thế, việc lựa
chọn tiếp thu có chọn lọc những mặt tích cực, tốt đẹp của nền kinh tế thị trường,
loại bỏ những tiêu cực, mặt trái của nó có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng
phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta chủ động chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa giao lưu với
bên ngoài, coi đó là một trong những định hướng cơ bản để đưa đất nước thoát khỏi
nghèo nàn, lạc hậu, muốn thế thì chúng ta cũng phải chủ động tiếp thu cái gì từ bên
ngoài có lợi cho đất nước và lọc bỏ những gì không phù hợp với truyền thống của
dân tộc. Đảng ta đã khái quát: ...về khách qua mà nói, kinh tế thị trường với sức
mạnh tự phát ghê gớm của nó đã khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực
dụng, làm cho người ta chỉ chú ý tới lợi ích vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, chỉ
chú ý đến lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng, chỉ chú ý lợi ích trước mắt
12
mà coi nhẹ lợi ích lâu dài, cơ bản. Do vậy, những năm gần đây, tình trạng suy thoái
về đạo đức và lối sống có chiều hướng tăng lên đáng lo ngại. Điều cơ bản là trong
quá trình hoà nhập, tiếp thu cái mới, chúng ta đừng vội quay lưng lại với cội rễ của
mình, từ bỏ những gì mà cha ông chúng ta đã từng tạo đựng. Bởi vì, đi vào kinh tế
thị trường, hiện đại hoá đất nước mà xa rời giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc
dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái khác. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Trong điều kiện kinh tế thị
trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao
bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt
đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm
giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam; đấu tranh chông sự xâm nhập của các loại
văn hoá độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc. Khắc phục
tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý coi thường các giá trị nhân văn". [8, 24].
Do vậy, để có một hệ chuẩn đạo đức mới, chúng ta không chỉ xác định xem cần
phải kế thừa duy trì, phát triển những yếu tố nào, phê phán, gạt bỏ những yếu tố nào
trong đạo đức truyền thống, mà còn xác định xem cần phải tiếp thu những yếu tố
nào, gạt bỏ, ngăn chặn những yếu tố nào trong hệ thống giá trị và quy tắc ứng xử đi
liền với quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường để trên cơ sở
đó, xây dựng một nền đạo đức Việt Nam trong sáng, lành mạnh, giàu tính dân tộc
và hiện đại, mang đậm tính nhân văn.
Chính nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng đã từng nhấn mạnh: Trong khi
chăm lo phát triển kinh tế, coi đó là nhiệm vụ trung tâm, chúng ta nhận thức sâu sắc
rằng động lực tạo ra sự phồn vinh và phát triển lâu bền của quốc gia, không chỉ đơn
thuần là vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến và tài nguyên thiên nhiên giàu có, mặc dù
điều đó là quan trọng, mà chủ yếu là trí tuệ của con người, đó là khả năng sáng tạo
của toàn dân được hình thành từ truyền thống văn hoá Việt Nam. Đó là kho tàng tri
thức, tâm hồn, đạo lý, tính cách, lối sống trình độ thẩm mỹ của từng người và của
cộng đồng dân tộc. Cho nên trong quá trình phát triển, cần phải có sự tính toán, sự
chọn lọc, không phải vì lợi ích kinh tế trước mắt mà từ bỏ những chuẩn mực về văn
hoá, những giá trị đạo đức truyền thống để du nhập văn hoá và lối sống ngoại lai
không phù hợp với dân tộc mình.
13
1.2. Khái niệm đạo đức và lối sống, vai trò của đạo đức và lối sống
1.2.1. Khái niệm đạo đức và lối sống
Khái niệm đạo đức
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức
học đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy
Lạp cổ đại. Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris) - lề thói,
(moralis nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa). Còn “luân lí” thường xem
như đồng nghĩa với “đạo đức” thì gốc ở chữ Hy Lạp là Êthicos nghĩa là lề thói; tập
tục. Hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề
thói tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người và người trong sự giao
tiếp với nhau hàng ngày. Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm, moral là
đạo đức, còn Ethicos là đạo đức học.
Ở phương đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại bắt
nguồn từ cách hiểu về đạo và đức của họ. Đạo là một trong những phạm trù quan
trọng nhất của triết học trung Quốc cổ đại. Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, về
sau khái niệm đạo được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên.
Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội.
Khái niệm đạo đức đầu tiên xuất hiện trong kinh văn đời nhà Chu và từ đó
trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều. Đức dùng để nói đến nhân
đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc
luân lý. Như vậy có thể nói đạo đức của người Trung Quốc cổ đại chính là những
yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo.
Ngày nay, đạo đức được định nghĩa như sau: đạo đức là một hình thái ý thức
xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh
cách đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với
xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống
và sức mạnh của dư luận xã hội.
Lịch sử xã hội loài người vận động và phát triển từ thấp đến cao trải qua các
giai đoạn và tương ứng là các hình thái kinh tế xã hội. Mỗi hình thái kinh tế xã hội
cụ thể có những quan điểm đạo đức phù hợp như đạo đức trong xã hội cộng sản
nguyên thủy, đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ, đạo đức trong xã hội phong
14
kiến, đạo đức trong xã hội tư bản chủ nghĩa và đỉnh cao của đạo đức trong lịch sử
xã hội loài người là đạo đức cách mạng – đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Ăngghen
cũng đã từng nói: “nền đạo đức có nhiều nhân tố hứa hẹn, lâu dài nhất, chắc chắn
nhất là nền đạo đức hiện nay đang tiêu biểu cho sự lật đổ hiện tại, tiêu biểu cho
tương lai, tức là nền đạo đức vô sản”.[17, 20]. Đạo đức cách mạng của chúng ta
chính là đạo đức của giai cấp công nhân. Những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo
đức đó đều chứa đựng nội dung cách mạng triệt để của hệ tư tưởng và thế giới quan
của giai cấp công nhân. Lênin chỉ rõ: “đạo đức, đó là những gì góp phần phát huy
xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung
quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản”.[17,
21]. Quan điểm đó đã chỉ rõ thực chất cách mạng của nội dung đạo đức mới, nó bát
bỏ mọi luận thuyết hoang đường về đạo đức, về việc biến đạo đức thành vật trang
sức để thay thế và che giấu các năng lực xử sự thực tế, đạo đức chỉ bằng lời nói với
ngôn từ trịnh trọng, là một thứ đạo đức giả.
Khái niệm lối sống
Cho đến nay đã có rất nhiều công trìnhcủa các nhà khoa học Việt Nam và
nước ngoài nghiên cứu về lối sống, tiếp cận đối tượng nghiên cứu dưới nhiều góc
độ khác nhau, và vì thế đã từng đề xuất nhiều cách định nghĩa khác nhau về phạm
trù “lối sống”. Trong ngôn ngữ nước ngoài, chẳng hạn như tiếng Anh, người ta đã
sử dụng những thuật ngữ khác nhau để diễn đạt cách hiểu về lối sống, trong đó hai
cách diễn đạt chủ yếu là “Way(s) of Living”, “Way(s) of Life”. Bên cạnh đó còn có
một số thuật ngữ gần gũi khác cũng được sử dụng trong ngôn ngữ thường nhật như
“Life Style” hoặc “Life Form”. Trong tiếng Việt, thuật ngữ “lối sống” cũng được sử
dụng trong nhiều ngữ cảnh với những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau, nhưng hiếm
khi được định nghĩa rõ ràng về nội hàm hay sắc thái với tính cách một phạm trù
khoa học. Thông thường thuật ngữ “lối sống” được sử dụng để mô tả và kèm theo
đó là sự định giá, đánh giá về một hay một loại hoạt động sống, lối sống nào đó, ví
dụ: “lối sống giản dị”, “lối sống xa hoa”, “lối sống lành mạnh”, “lối sống sa đọa”,
“lối sống giả tạo”, “lối sống hiện đại”, “lối sống thành thị”, “lối sống nông thôn”
vv… Bên cạnh đó còn có một số thuật ngữ gần gũi, đôi khi được dùng lẫn lộn để
15
chỉ lối sống, như “lẽ sống”, “cách sống”, “phong cách sống”, “phương thức sống”
vv…
Gần đây một số công trình nghiên cứu công phu về lối sống ở Việt Nam đã
xuất hiện, đánh dấu việc nghiên cứu về lối sống đang “thoát thai” khỏi những
nghiên cứu chung về văn hóa hoặc xã hội học, tuy rằng văn hóa học và xã hội học
vẫn là hai trong số những cách tiếp cận chủ đạo trong nghiên cứu về lối sống. Trong
quá trình đó một số định nghĩa của các nhà khoa học nước ngòai đã được giới thiệu
với giới khoa học xã hội Việt Nam. Sau đây một số định nghĩa đã được giới thiệu.
Định nghĩa của Đôbơrianốp: “Lối sống là sinh hoạt cá nhân, chủ quan hóa
của hệ thống những quan hệ xã hội, của toàn bộ tổng thể những điều kiện sống, thể
hiện trong hoạt động của con người”. [10, 213].
Định nghĩa của Sôrôkhôva: “Lối sống là toàn bộ những hình thức hoạt động
sinh sống tiêu biểu, là phương thức hoạt động đã được xác định”. [14, 12].
Định nghĩa của Daxêpin: “Lối sống là tập hợp những hình thức hoạt động
của con người trong một thể thống nhất với môi trường hoạt động của xã hội và cá
nhân”. Tác giả này còn nêu ra 5 dạng hoạt động của lối sống là: hoạt động cai tạo,
hoạt động định hướng, hoạt động giao tiếp và hoạt động nghệ thuật”. [14, 13].
Gần đây, trong một số nghiên cứu của mình một số nhà khoa học người Việt
Nam cũng đề xuất một số định nghĩa về lối sống như sau:
Định nghĩa của Trần Văn Bính và cộng sự: “Lối sống là một phạm trù xã hội
học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã
hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định,
và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong
quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa”. [4, 211].
Định nghĩa của nhóm tác giả Trần Kiều, Vũ Trọng Rỹ, Hà Nhật Thăng và
Lưu Thu Thủy: “Lối sống là những cách suy nghĩ, kỹ năng ứng xử (cách nghĩ, nếp
sinh hoạt, thói quen, phong cách học tập, làm việc, giao tiếp, xử sự…) tạo nên cái
riêng của mỗi cá nhân hay một nhóm người nào đó”. [13, 10].
Định nghĩa của Nguyễn Trần Bạt: “Lối sống là một thói quen có định hướng,
có chất lượng lý tưởng. Lối sống là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu
trúc, nền văn hoá, đặc trưng văn hoá của một con người hay một cộng đồng”. Tác
16
giả này còn giải thích thêm: “Lối sống bao gồm nhiều yếu tố cấu thành như: Cách
thức lao động, làm ăn, kinh doanh...; Các phong tục tập quán; Cách thức giao tiếp,
ứng xử với nhau; Quan niệm về đạo đức và nhân cách”.[27, 22].
Định nghĩa của Lê Đức Phúc: “Lối sống là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ
những hình thức hoạt động mang tính ổn định, đặc trưng cho cá nhân hay nhóm.
Những hình thức này được quy định bởi trình độ nhận thức về lẽ sống cũng như
điều kiện thỏa mãn những nhu cầu liên quan đến giá trị văn hóa”. [20, 21].
Tất cả những định nghĩa được dẫn ra trên đây, dù hòan toàn chưa đủ tính đại
diện cao cho hàng trăm định nghĩa về lối sống từng được nêu ra, cũng phần nào
phản ánh được tính chất phức tạp của công việc này. Tương tự như trường hợp định
nghĩa phạm trù “văn hóa”, mỗi định nghĩa về “lối sống” dường như đã chỉ ra được
một hoặc một số đặc tính quan trọng nào đó của cái cần được định nghĩa. Tuy vậy
không có định nghĩa nào khả dĩ có thể được chấp nhận bởi tất cả các trường phái
học thuật, bởi lẽ mỗi định nghĩa thường được đề xuất từ cách tiếp cận của một môn
khoa học nào đó: xã hội học, tâm lý học, văn hóa học hay triết học v.v… hoặc trong
khi một số nhà khoa học này nhấn mạnh vào bình diện cá nhân của lối sống, thì
người khác lại đề cao bình diện cộng đồng, thậm chí còn có người muốn nêu ra định
nghĩa chung cho lối sống toàn nhân loại (kiểu như “lối sống công nghiệp”, “lối
sống toàn cầu hóa”). Cuối cùng, sự khác biệt giữa các định nghĩa là ở chỗ, trong khi
một số người nhấn mạnh các chiều cạnh chủ quan của văn hóa thì một số người
khác lại nhấn mạnh các chiều cạnh khách quan của văn hóa, thậm chí nhấn mạnh ý
nghĩa và vai trò của toàn bộ các điều kiện sống, hoặc của toàn thể các hình thái kinh
tế xã hội.
Từ phân tích như trên có thể hiểu lối sống của con người chính là các chiều
cạnh chủ quan của văn hóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua
hoạt động sống của con người trong những điều kiện sống xác định. Đó là cấp độ
thứ nhất trong định nghĩa về lối sống. Như trên đã chỉ ra, có lối sống cá nhân và có
lối sống tập thể. Ở cấp độ thứ hai, có thể hiểu lối sống là tất cả những hoạt động
sống và phương thức tiến hành các hoạt động sống được một bộ phận lớn hoặc toàn
thể các nhóm, các cộng đồng người chấp nhận và thực hành trong một khoảng thời
gian tương đối ổn định.
17
Tóm lại, từ cách tiếp cận đa chiều như vậy, có thể tóm lại một định nghĩa về
phạm trù lối sống như sau: “Lối sống của con người là các chiều cạnh chủ quan của
văn hóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống
của con người. Lối sống bao gồm tất cả những hoạt động sống và phương thức tiến
hành các hoạt động sống được một bộ phận lớn hoặc toàn thể nhóm hay cộng đồng
người chấp nhận và thực hành trong một khoảng thời gian tương đối ổn định, đặt
trong mối tương tác biện chứng của các điều kiện sống hiện hữu và trong các mối
liên hệ lịch sử của chúng”. [27, 23].
C. Mác đã tiên đoán rằng, trong xã hội cộng sản, thước đo chủ yếu của sự
giàu có sẽ là bản thân con người và sự phát triển năng lực của nó. Trình độ phát
triển năng lưc con người quyết định nội dung lối sống. Tính đa dạng của các nhu
cầu và những phương thức thỏa mãn chúng phát triển theo sự phát triển của sản xuất
và phân công lao động. Về mặt hình thức, nhu cầu mang tính chất tinh thần nên nó
trở thành yếu tố của ý thức xã hội và nó có thể tồn tại lâu dài dưới hình thức truyền
thống, tập quán v.v... Những truyền thống ấy được cố định trong lối sống, trở thành
một đặc trưng của nó. Nhưng nhu cầu cũng có thể thể hiện thành một xu hướng bảo
thủ nhất định. Ví dụ: con người có thể kế thừa những nhu cầu có liên quan với
những hình thức lỗi thời của đời sống, của hành vi, đặc biệt với những hình thức tôn
giáo. Trong thực tế, lối sống thể hiện ở hành vi con người. Lối sống được phản ánh
vào những mục đích sống của con người. Khái niệm “lối sống” chỉ bao gồm cái
điển hình, cái tiêu biểu cho hành vi con người trong một hình thái xã hội – kinh tế
nhất định, vào một giai đoạn phát triển nhất định.
1.2.2. Vai trò của đạo đức và lối sống
Vai trò của đạo đức và lối sống theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư
tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh
là một tấm gương sáng ngời về đạo đức. Người để lại rất nhiều tác phẩm, bài nói,
bài viết chuyên về đạo đức. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền
thống đạo đức của dân tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá
trình đấu tranh dựng nước và giữ nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư
tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là sự tiếp thu có chọn lọc
18
và phát triển những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và
phương Tây, mà Người đã tiếp thu được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy
gian lao, thử thách và vô cùng phong phú vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người.
Khái niệm đạo đức, được Hồ Chí Minh tập trung đề cập trong các tác phẩm
của Người là đạo đức của xã hội mới, cao hơn nữa là đạo đức cách mạng, đạo đức
của cán bộ, đảng viên. Đạo đức có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, khi xem xét
trình độ văn hóa của một xã hội, người ta không thể không nói đến con người trong
xã hội, mà nói đến con người thì không thể không nói đến đạo đức. Tư tưởng xã hội
và đạo đức xã hội đều có vai trò quyết định đối với hành vi của con người trong xã
hội. Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con
người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như
sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc,
không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”[11, 60]. Hay câu: “có đức
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức thì là người vô
dụng”. Ngày nay để xây dựng xã hội mới, chúng ta đang cần có những con người
mới. Những con người phát triển toàn diện cả đức và tài. Tuy nhiên, cần chú ý trong
quan hệ giữa đức và tài hôm nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn lưu ý, nhắc nhở
chúng ta phải coi trọng cả tài và đức nhưng phải lấy đức là gốc. Bởi lẽ tài năng chỉ
có thể phát triển lâu bền trên nền của đức và tài năng chỉ có thể hướng thiện trên
gốc của đức. Người đặc biệt quan tâm đến đạo đức của lớp trẻ thanh niên, Trong Di
chúc năm 1969, Hồ Chí Minh nhận xét về đoàn viên thanh niên và chỉ rõ tầm quan
trọng của việc giáo dục đức và tài cho lớp trẻ: "Đoàn viên và thanh niên ta nói
chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến
thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành
những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".
[11, 61]. Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn diện. Còn đối
với Đảng, Người yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”. Ở đây, “đạo đức” là
những phẩm chất mà con người cần phải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc
19
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Còn “văn minh” là trí tuệ, đó là sự hiểu biết đúng
đắn chủ nghĩa Mác – Lênin và những tri thức hiện đại, về những hiểu biết để đưa sự
nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi. Trong đó đạo đức là nguồn gốc, nền tảng bởi
muốn làm cách mạng thì trước hêt phải có tâm, đức trong sáng. Người nêu yêu cầu
đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội, trên mọi lĩnh vực hoạt
động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội, trong cả ba mối quan hệ của con
người: đối với mình, đối với người, đối với việc.
Trong suốt cuộc đời mình, Bác Hồ luôn nêu một tấm gương sáng trong việc
nâng niu, gìn giữ những gì mà cha ông ta để lại, Người đã từng nói: Nhân dân ta có
truyền thống tốt đẹp là lao động cần cù, sinh hoạt giản dị, lại có tinh thần yêu nước
nồng nàn. Chúng ta cần phát huy truyền thống và tinh thần ấy. Người viết về
nguyên tắc kế thừa và đổi mới khi xây dựng một nền đạo đức mới, lối sống mới:
"Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới.
Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ… Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm… Cái gì
mới mà hay, thì ta phải làm". Người nói về tác dụng của việc nêu gương sáng đạo
đức: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên
truyền".[11, 65]. Trong quá trình phát triển, chúng ta trân trọng những gì của cha
ông nhưng không phải là khư khư giữ lại mọi di sản tư tưởng lỗi thời, Bác Hồ luôn
biết: gạn đục khơi trong, gạt bỏ mọi nhân tố tiêu cực của quá khứ để giữ lại và phát
huy những tinh hoa của dân tộc và nhân loại trong mọi lĩnh vực của đời sống. Vì
vậy mà những tư tưởng đạo đức, lối sống giản dị nhưng đầy tính nhân văn của
Người đã gắn liền với thực tiễn chiến đấu, lao động, tu dưỡng và học tập của nhân
dân ta, trở thành nền tảng đạo đức, lối sống chuẩn mực của xã hội. Và ngày nay,
đạo đức và lối sống giản dị của Người là di sản vô cùng quý báu, đã và đang là động
lực tinh thần cho toàn Đảng, toàn dân trong sự nghiệp đổi mới nhằm thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Vai trò của đạo đức và lối sống theo quan điểm của Đảng ta
Đạo đức là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của ý thức xã hội, một
mặt bị quy định bởi cơ sở hạ tầng của tồn tại xã hội; mặt khác nó cũng có tính độc
lập tương đối và tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội. Vì
20