Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tốt nghiệp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giá của đảng và n...

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giá của đảng và nhà nước đối với đồng bào thiên chúa giáo

.PDF
72
20
95

Mô tả:

ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC CÔNG DÂN Đề tài: Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giá của Đảng và Nhà nướcđối với đồng bào Thiên chúa giáo ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay GVHD: Ts.GVC.Lê Duy Sơn SVTH:LÊ KIM NGUYÊN MSSV: 6075715 Lớp: ML0768A1 Chuyên ngành: Sư phạm Giáo dục công dân Khóa: 33 Cần Thơ, 12/2010 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Là một tỉnh cuối cùng của Đồng bằng sông Cửu long, Cà Mau chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, là cửa ngỏ giao thông thương mại, dịch vụ mở ra tiềm năng kinh tế cho vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL. Ở Cà Mau, bên cạnh tín ngưỡng dân gian bản địa, còn có một số tôn giáo được truyền bá đến đây vào những thời điểm và những hoàn cảnh khác nhau. Thiên chúa giáo là một tôn giáo như thế. Từ lâu, nó đã chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của nhân dân nơi đây. Từ khi đạo Thiên chúa giáo bắt đầu phát triển ở Cà Mau đến nay đã trải qua không ít thăng trầm cùng dân tộc. Bởi lẽ Thiên chúa giáo đã trở thành tôn giáo của dân tộc. Tuy nhiên, ngay cả những cá nhân, những gia đình chưa hề nghĩ mình theo đạo Thiên chúa giáo nhưng tự lúc nào họ đã mang ảnh hưởng sâu đậm của đạo Thiên chúa giáo. Do đó, việc xác định một cách chính xác tín đồ Công giáo và nắm bắt tình hình tín đồ Công giáo là công việc hết sức khó khăn nhưng không kém phần quan trọng cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác về quản lý của nhà nước về Công giáo. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách đối với tôn giáo. Việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với tín đồ Thiên chúa giáo ở Cà Mau bước đầu đã có nhiều thành tựu, song tồn tại nhiều vấn đề quan trọng cần sớm được giải quyết, khắc phục. Mặt khác nhận thức về quan điểm, nguyên tắc và chủ chương đổi mới của Đảng và Nhà nước trong một số cán bộ làm công tác quản lý của Nhà nước về tôn giáo còn yếu kém, chưa đủ khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công tác tôn giáo, nhất là đối với Công giáo. Do đó, nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực và nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đối với tín đồ Thiên chúa giáo ở Cà Mau hiện nay; đồng thời xây dựng một cộng đồng tín đồ Công giáo ở Cà Mau đoàn kết cùng với dân tộc khác, đoàn kết dân tộc vì mục tiêu chung: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” 1 Nghiên cứu việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đối với tín đồ Công giáo ở Cà Mau là một vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp, thời gian thâm nhập thực tế có hạn, tư liệu còn ít ỏi, một số tư liệu khảo sát chưa mang tính toàn diện, thống nhất…Hơn nữa ở Cà Mau hiện chưa có một chương trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề này. Với mong muốn góp một số kiến thức ít ỏi của mình vào việc vấn đề quan trọng và cấp thiết này của địa phương, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Thiên chúa giáo ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp đại học. 2.Mục đích nghiên cứu: Qua việc nghiên cứu đề tài, đánh giá đúng thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo với quần chúng tín đồ Công giáo ở Cà Mau trong những năm đổi mới vừa qua. Từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với quần chúng tín đồ Công giáo ở Cà Mau. 3.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác tôn giáo. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập tài liệu: Với đề tài này việc thu thập tài liệu để giải quyết vấn đề là chủ yếu. Tuy nhiên tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu là rất hạn chế, chủ yếu nghiên cứu qua sách, các văn bản hành chính, các nghị quyết, các báo cáo khảo sát quy mô nhỏ. - Phương pháp tổng hợp phân tích so sánh: Thông qua các tài liệu thu thập được, phân tích tổng hợp qua đó xử lý, đánh giá, xắp xếp theo một trình tự logic nhằm đáp ứng theo yêu cầu của đề tài. 4.Các bước thực hiện đề tài: Để thực hiện đề tài này trước hết tác giả phải định hướng công việc phải làm, sưu tầm các tài liệu có liên quan từ các tài liệu phục vụ mặt lý luận đến những tài liệu đề cập 2 đến vấn đề thực tiễn của vấn đề mình đang nghiên cứu. Sau thời gian thu thập tài liệu phải tổng hợp, phân tích, so sánh và chọn lọc lại những tài liệu gần với đề tài nhất, loại bỏ bớt những tài liệu không cần thiết, sau đó xắp xếp theo trình tự nhất định phù hợp với đề cương luận văn. Một bước quan trọng nữa đó là tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, thường xuyên trao đổi các vấn đề có liên quan mật thiết với đề tài, các thuật ngữ sử dụng trong đề tài. Sau khi hoàn tất bản thảo tiếp tục tham khảo ý kiến của GVHD để sửa chữa hoàn tất luận văn. 5.Tình hình nghiên cứu đề tài: Theo hiểu biết của bản thân, hiện nay có nhiều tác giả đã nghiên cứu về đời sống văn hóa tâm linh ở Đồng bằng sông cửu long và các vấn đề của đạo Công giáo và ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đời sống nhân dân. - GS. Đặng Nghiêm Vạn với quyển sách “ Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam”, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội-2005. - Tác giả Nguyễn Đăng Duy với quyển sách “Văn hóa tâm linh Nam Bộ” NXB Hà Nội, 1997 - GS. TS. Đổ Quang Hưng với quyển sách “ Vấn đề Tôn giáo trong cách mạng Việt Nam”, NXB Quốc gia, Hà Nội-2007 - Ban tư tưởng-Văn hóa trung ương với cuốn sách “ Vấn đề Tôn giáo và chính sách Tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội-2000,…. Nhưng nhìn chung các tác giả đều tập trung nghiên cứu về Công giáo và tín đồ Công giáo một cách khái quát và ở quy mô lớn. Còn luận văn này chỉ là một nổ lực của việc nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả và thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đối với tín đồ Công giáo nhưng chỉ dừng lại ở một không gian hẹp là ở tỉnh Cà Mau. Và dĩ nhiên tác giả sẽ tham khảo, khai thác, kế thừa các tài liệu từ các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên để hoàn thiện luận văn của mình. 6. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đồng bào Thiên chúa giáo ở Cà Mau trong khoảng thời gian từ 1986 đến nay. 7. Bố cục luận văn: 3 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 2 chương và 4 tiết 4 Chương 1: TÌNH HÌNH QUẦN CHÚNG TÍN ĐỒ THIÊN CHÚA GIÁO VÀ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO THIÊN CHÚA GIÁO Ở CÀ MAU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 1.1 Tình hình, đặc điểm của đồng bào Thiên chúa giáo ở tỉnh Cà Mau hiện nay. 1.1.1. Quá trình Thiên Chúa Giáo thâm nhập, phát triển ở Tỉnh Cà Mau. Là mảnh đất cuối cùng của Tổ Quốc, và cũng là tỉnh cuối cùng ở ĐBSCL nên Thiên Chúa giáo thâm nhập vào Cà Mau không sớm nhưng cũng không quá muộn, do đó Thiên Chúa Giáo cũng có quá trình thâm nhập, phát triển lâu đời ở Cà Mau. Vì thế, qua nghiên cứu quá trình mở rộng Thiên Chúa Giáo Việt Nam nói chung và ĐBSL nói riêng ta có thể thấy khá rõ về quá trình này. + Thời kỳ truyền giáo và xây dựng cơ sở Thiên Chúa Giáo đầu tiên. Công giáo được truyền vào nước ta từ thế kỷ XVI do các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp. Quá trình du nhập trãi qua nhiều diễn biến và phức tạp.Trong thời kỳ đầu truyền bá vào Việt Nam ít gặp trở ngại do tính khoan dung của người Việt Nam, do tính hòa nhập, không đối đầu tôn giáo bản địa. Sang thế kỷ XVII, số lượng tín đồ công giáo được tăng lên rõ rệt và được lan rộng ra khắp Việt Nam cả Bắc và Nam. [3,Tr 46]. Giáo phận Cà Mau được hình thành vào khoảng thế kỷ XVII do giáo sĩ Marecham đến làng long định ven bờ Sông Hậu (nay là sông Thới-Tiểu Cần-Trà Vinh) tư tưởng Kito giáo, phát triển tín đồ Thiên Chúa Giáo. Đến năm 1720 họ đạo Mặc Bắc là họ đạo đầu tiên thành lập phụ thuộc địa phận Sài Gòn. Nó trở thành trung tâm Thiên Chúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đến thời Bá Đa Lộc chi phối họ đạo Mặc Bắc và ảnh hưởng tới các tỉnh lân cận trong đó có Cà Mau. Năm 1660, hội Truyền giáo Pari được thành lập và do vua Pháp bảo trợ. Pháp đã vận động Giáo Hoàng trao độc quyền truyền đạo tại Việt Nam cho hội truyền Giáo này. Từ đó nhà nước Pháp cùng giáo hội Pháp tuyển chọn, đào tạo giáo sĩ, cử sang hoạt động tại Việt Nam và một số nước khác. Cuối thế kỷ XVIII (1779) Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có ba địa phận (Đàng trong, đàng ngoài và tây đàng ngoài) với khoảng 35 vạn giáo dân và 70 5 linh mục người Việt Nam. [3, Tr 46]. Việc hình thành xứ, họ đạo ở địa phận phát Diệm khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX theo con đường: ban đầu giáo dân quy tụ nhau lập ra giáp giáo, trên cở sở của giáp giáo mà họ đạo ra đời, một số họ đạo lập thành xứ đạo. Tuy nhiên không phải tất cả họ đạo đều phát triển thành xứ đạo, mà chỉ là họ đạo lẽ, lại có họ đạo trước khi phát triển thành xứ đạo thì phát triển thành phiên đạo, sau một thời gian mới chuyển qua xứ đạo. Ở mỗi tổ chức họ đạo, xứ đạo, phiên đạo đều có cơ sở tôn giáo kèm theo. Đó là nhà nguyện của họ đạo và nhà thờ phiên đạo, nhà thờ xứ đạo.[8, Tr 28]. Trước khi lập nhà nguyện họ đạo, ở những vùng còn trong quá trình truyền giáo, người ta lập ra nhà giáo. Nhà giáo thường là nơi để giáo sĩ giảng dạy giáo lý, hội họp tín đồ vừa là nơi để tín đồ cầu nguyện. Nhà giáo có thể được nâng lên thành nhà nguyện. Cũng như vậy nên nhà thờ họ được nâng lên thành nhà thờ phiên và sau đó thành nhà sứ. Hiện nay Cà Mau có 19 Họ đạo, 21 Linh mục, 32.968 Giáo dân, có 18 Nhà thờ được xây dựng hoàn thành và đi vào hoạt động chính thức: Nhà thờ Ao Kho, nhà thờ Cây Bốm, nhà thờ Bào Sen, nhà thờ Bảo Lộc, nhà thờ Tắc Dân, nhà thờ Cái Gấm, nhà thờ Cái Rắn, nhà thờ Hòa Thành, nhà thờ Hòa Trung, nhà thờ Huyện Sử, nhà thờ Thới Bình, nhà thờ Khánh Hưng, nhà thờ Kinh Ba, nhà thờ Kinh Nước Lớn, nhà thờ Quản Long, nhà thờ Sông Đốc, nhà thờ Tân Lộc, nhà thờ U Minh. [xem thêm phụ lục 3]. + Thời kỳ phát triển Đạo Thiên Chúa ở Cà Mau Thời kỳ phát triển của đạo Thiên chúa trãi qua thời gian rất dài và có nhiều diễn biến. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Pháp buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Nhân sự kiện này trong và ngoài nước đã tuyên truyền kích động, cưỡng ép giáo dân trong nhà thờ và bắt lên xe vào Nam. Cuộc di cư này đã có 72% linh mục, 40% giáo dân, 2000 nữ tu hơn 1000 chủng sinh miền Bắc vào Nam, nhiều tu viện, chủng viện vắng không còn người. Cuộc di cư năm 1954, đạo Công giáo có sự sáo trộn cả hai miền: 6 Miền Bắc: sau di cư số linh mục còn lại là 18% so với giáo dân 60% là rất thấp, nhất là các địa phận Thái Bình, Bùi Chu, Bắc Ninh, Phát Diệm, Hải Phòng,… Miền Nam: Cuộc di cư 1954 đã dẫn đến cuộc sống đạo ở Miền Nam sôi động, giáo dân tăng lên, tình trạng quá tải diễn ra ở các giáo phận ở miền Nam. Ngày 24/11/1960 giáo hoàng Gioan XXIII đã thiết lập hàng giáo phẩm cho giáo hội Công giáo Việt Nam; giáo hội Công giáo Việt Nam với ba giáo tỉnh: Hà Nội, Huế, Sài Gòn, đánh dấu vị thế mới của đạo Công giáo mới ở Việt Nam trong giáo hội Công giáo. Năm 1960 giáo hội Công giáo Việt Nam có 20 giáo phận trong đó có 10 giáo phận thuộc Hà Nội, 4 giáo phận thuộc tỉnh Huế, 6 giáo phận thuộc tỉnh Sài Gòn; với 23 giám mục, 1.941 linh mục, 5.789 nam nữ tu sĩ, 1.530 đại và tiểu chủng sinh. [5, Tr 153-154]. Thời kỳ này là thời kỳ mà Công giáo miền Nam nói chung và Cà Mau nói riêng là rất phát triển. Năm 1954-1955 giáo phận tiếp đón nữa triệu tín đồ di cư từ Bắc vào Nam. Năm 1954 giáo phận tăng thêm 30 giáo xứ, năm 1955 phát triển thêm 24 giáo xứ. Đó là hai năm mà giáo xứ tăng lên cao nhất không chỉ của giáo phận mà còn của cả giáo hội Công giáo việt Nam. Kể cả 1954 đến 1975, giáo phận phát triển thêm 143 giáo xứ và gần một chục họ đạo lẻ. Như vậy, trong vòng 21 năm số giáo xứ tăng lên gấp 4 lần so với 300 năm trước đó. [8, Tr 33]. Hiện nay, Cà Mau thuôc giáo phận của Cần Thơ, có 19 Họ đạo, 21 Linh mục, 32.968 Giáo dân, có 18 Nhà thờ được xây dựng hoàn thành và đi vào hoạt động chính thức[Xem thêm phụ lục 3] Thời gian này tín đồ Công giáo Cà Mau ngày càng nhận thức được lợi ích của bản thân và của tôn giáo mình, gắn bó mật thiết với lợi ích của quốc gia dân tộc, tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”, chấp hành chính sách, tuân thủ pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, đồng thời các tín đồ luôn đoàn kết một lòng, chung sức cùng nhau hòa thuận với nhau cùng chia sẽ những khó khăn, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, các tín đồ luôn có ý thức đề cao cảnh giác chống lại những hành động xấu lợi dụng tôn giáo để gây rối trật tự xã hội. Làm được điều này không thể không nói đến sự lãnh đạo của tỉnh, huyện, xã,… 7 + Giai đoạn 1975 đến nay: Với sự kiện 1975, Việt Nam trở thành một đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất, nhân dân Việt Nam hoàn toàn tự do, Giáo hội Công giáo ở Việt Nam cũng giũ bỏ sự lệ thuộc của đế quốc và chế độ Sài Gòn để xây dựng một đường hướng hoạt động “đồng hành cùng dân tộc”. Từ năm 1986, khi đất nước đi vào đổi mới trong cơ chế thị trường CNXH, Đảng và Nhà nước có những chuyển biến trong vai trò của Công giáo trong đời sống xã hội. Chính vì thế, các kỳ đại hội Đảng toàn quốc, trong các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước luôn dành cho tôn giáo nói chung và đạo Công giáo nói riêng những chính sách đúng đắn, kịp thời. Tình hình kinh tế, chính trị có nhiều chuyển biến tích cực, mối quan hệ giữa các dân tộc, tôn giáo được củng cố, nhà thờ được tu sửa, phục hồi trở lại, đội ngũ cán bộ cốt cán những người theo tôn giáo được tăng cường. Nhiều tu sĩ, chức sắc Công giáo tham gia vào các phong trào vận động xã hội của địa phương, tích cực vận động quần chúng tín đồ xây dựng cuộc sống mới, xây dựng chính quyền cơ sở, thực hiện sống “tốt đời, đẹp đạo” Quần chúng tín đồ Công giáo ở Cà Mau chủ yếu là người Kinh, Hoa đặc biệt tuy người Khơme chiếm tỉ lệ thấp so với số dân trong tỉnh nhưng các tín đồ cùng sống chan hòa, hòa thuận, yêu thương, giúp đỡ nhau trong tình làng nghĩa xóm. Tín đồ Công giáo phần đông là người dân lao động chủ yếu là nông dân, là những người lao động cần cù, gắn bó với quê hương, có tinh thần đoàn kết cộng đồng. Dân cư của tỉnh chủ yếu phân bố ở vùng sâu, vùng xa, đi lại chủ yếu bằng phương tiện giao thông thủy. Điện; nước sạch cho sinh hoạt và các nhu cầu văn hóa khác vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tâm lý, tư tưởng của giáo dân có nhiều chuyển biến so với trước đây. Người dân đã thực sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng qua các giai đoạn, thời kỳ cách mạng, nên đã dần nắm bắt, thông hiểu các chủ trương của Đảng, chấp hành nghiêm túc các chính sách, pháp luật của Nhà nước đặc biệt là chính sách tôn giáo. Song vẫn có một số tín đồ 8 Công giáo còn xa rời thực tế, hoặc còn thờ ơ, lãng tránh công tác quản lý của Nhà nước về tôn giáo, gây trở ngại cho các cán bộ chuyên trách công tác này ở địa phương. Một sự kiện quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của giáo hội Công giáo ở việt Nam là Đại hội toàn thể giám mục ở Việt Nam từ ngày 24/4 đến 1/5/1980 tại thủ đô Hà Nội để thành lập hội đồng giám mục Việt Nam. Đại hội đã đưa ra thư chung 1980 với đường hướng “sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc cho đồng bào”. Với thư chung 1980, giáo hội đã chủ trương xây dựng một hội thánh Chúa Giê-su Ki-Tô tại Việt Nam gắn bó với dân tộc và đất nước, cùng đồng bào cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay công giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Việt Nam, có số tín đồ đông xếp thứ hai sau Phật giáo. Theo thống kê của giáo hội Công giáo Việt Nam năm 2007, giáo hội hiện có 5.898.698 giáo dân, 42 giám mục, 3462 linh mục, 2.520 giáo xứ, khoảng 167 giáo hạt, khoảng 6000 giáo họ và 54.565 giáo lý viên; hơn 90 dòng tu, tu hội, tu đoàn; 14.710 tu sĩ nam nữ; 06 Đại chủng viện hoạt động trong 26 giáo phận. [5, Tr 154-155] 1.1.2. Đặc điểm, tình hình của đồng bào Thiên Chúa Giáo ở Cà Mau hiện nay Cà Mau là một trong những tỉnh ĐBSCL, nằm ở phần đất cực Nam của Tổ quốc, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 350km, cách thủ đô Hà Nội 2.085km; phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp vịnh Thái Lan; có chiều dài bờ biển 252km và một ngư trường rộng lớn hơn 100.000 km2 thuộc đặc quyền khai thác của Việt Nam; có điểm cực bắc: 9033’ vĩ bắc (thuộc xã Biển Bạch huyện Thời Bình), điểm cực nam: 8030’ vĩ bắc (thuộc xã Viên An huyện Ngọc Hiển) theo đường chim bay từ bắc tới nam 100 km; điểm cực đông: 105024’ kinh đông (thuộc xã Tân Thuận huyện Đầm Dơi), điểm cực tây: 104043’ kinh đông (thuộc xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển), từ đông sang tây 68km. Tỉnh Cà Mau có 220.000 hộ, dân số gần 1.200.000 người, trong đó dân tộc thiểu số 7.730 hộ, 43.000 khẩu, gồm: dân tộc Khơme 5.548 hộ, 29.040 khẩu, dân tộc Hoa 2.068 hộ, 13.200 khẩu; dân tộc Mường, Thái, Tày, Nùng, Chăm 95 hộ, 735 khẩu. 9 Có 55.638 hộ, 306.617 khẩu theo đạo Phật, Cao Đài, Công Giáo, Tin Lành…chiếm 27,56% so với dân số chung của tỉnh. Có khoảng 118 cơ sở Thánh Thất, chùa chiền, nhà thờ. [19, Tr 1]. Tỉnh Cà Mau hiện có 06 tôn giáo được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân đó là: Phật giáo, công giáo, tin lành việt Nam (miền nam), Cao Đài, phật giáo hòa hảo, và tịnh độ Cư sĩ. Bên cạnh đó còn có một số tôn giáo đang hoạt động nhóm như: Tin lành Báp-tít Việt Nam (Nam Phương), Chứng nhân Giê-hô-va. Và theo số liệu thống kê năm 2004, toàn tỉnh có 126 cơ sở thờ tự của tôn giáo, 278 cơ sở tín ngưỡng nhân gian; 331.379 tín đồ theo các tôn giáo, chiếm 36,8%, dân số chung của tỉnh trong đó có 2.112 chức sắc và chức việc. Như phần trên đã nêu, hiện nay Công giáo ở Cà Mau có 19 Họ đạo, 21 Linh mục, 32.968 Giáo dân, có 18 Nhà thờ được xây dựng hoàn thành và đi vào hoạt động chính thức. [Xem thêm phụ 3]. Đồng bào tôn giáo trong tỉnh Cà Mau gắn bó máu thịt với nhau từ thời mở đất, khai hoang trên nhiều phương diện: Văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng…sống đan xen trong cộng đồng dân cư trên địa bản của tỉnh. Cơ sở chùa chiền, thành thất, nhà thờ đã xây dựng trước đây, cũng như hiện nay xen kẽ với các khu vực dân cư, tập trung nhiều nhất là ở thành phố Cà Mau. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đánh Mỹ đồng bào các tôn giáo đa phần có truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Họ tin vào Đảng vì Đảng đã đem lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho họ để “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Họ phấn khởi tin rằng những thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo. Đảng đưa đất nước ta từng bước thoát khỏi những cảnh khủng hoảng kinh tế-xã hội, thực hiện chính sách mở cửa, phá thuế bao vây, cấm vận, giành được những thắng lợi quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Nhiều chức sắc, Nhà tu hành trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng, nhiều vị đã anh dũng hy sinh; có những nơi vừa là cơ sở thờ tự vừa là nơi nuôi chứa cán bộ, vừa là cơ sở hoạt động cách mạng. 10 Từ khi hòa bình, thống nhất đất nước đến nay, đồng bào tôn giáo tăng cường lao động sản xuất, đoàn kết đấu tranh bảo vệ và xây dựng tổ quốc, đưa tình hình kinh tế-xã hội tỉnh nhà phát triển đi lên. Tuy nhiên, tín đồ công giáo có những đặc điểm riêng mà bọn xấu dễ lợi dụng và kích động, lôi kéo vào những mưu đồ xấu, làm ảnh hưởng đến đời sống đạo của người giáo hữu chân chính. Họ vẫn còn băn khoăn, lo lắng trước tình trạng tham nhũng, hối lộ, cửa quyền trong bộ phận Đảng viên, hiện tượng tiêu cực phát triển, đạo đức suy thoái, biến chất cùng với việc hạn chế năng lực… Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có chính sách tự do tín ngưỡng, song quần chúng tín đồ vẫn lo sợ mất đạo, không chỉ đối với họ mà cả thế hệ con cháu. Về tâm lý, tư tưởng của quần chúng tín đồ theo đạo Công giáo là một điều kỳ là họ vẫn đinh ninh rằng: Cuộc sống của họ đang tồn tại trên trần thế này lại là cuộc sống gửi gấm, tạm thời còn cuộc sống thực tại là ở thế giới “bên kia”, khi đã về cùng với chúa. Chính vì vậy một tâm lý thờ ơ, lãng tránh tất cả mọi cuộc đấu tranh, mọi sự “cọ xát” của xã hội để được “an phận” với “số mệnh” của một tín đồ. Đấu tranh là ngược ý với chúa vì chúa đã từng dạy: “Tha cho kẽ khinh rẽ mình, nhịn nhục kẻ xúc phạm đến mình” Tâm lý tiêu cực này đã và đang tồn tại, thậm chí có chiều hướng phát triển trong quần chúng tín đồ Công giáo ở Cà Mau, nó thể hiện tính thủ tiêu đấu tranh tôn giáo. Điều này khiến cho những người làm công tác tôn giáo ở Cà Mau phải nắm bắt cụ thể, chính xác và phải theo sát từng chuyển biến của quần chúng có đạo, mà sự tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục sát thực, phù hợp với quần chúng nhằm nâng cao có tính tích cực của nó. Từ khi đất nước hoàn toàn giải phóng, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo được cụ thể hóa tại các văn bản như: Nghị định 69/HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (hay là Chính phủ) quy định về các hoạt động tôn giáo ở nước ta trong tình hình mới, Chỉ thị 37-CT/TW ngày 02/7/1998 của Ban chấp hành Trung Ương về công tác tôn giáo trong tình hình mới, Nghị định 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về hoạt động tôn giáo, Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 Hội nghị lần thứ bảy BCH TW Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo, Pháp lệnh tín 11 ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004 và Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo. Từ đó đồng bào tôn giáo từng bước ổn định trong sinh hoạt tôn giáo và hoạt động tôn giáo. [20, Tr 1]. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chủ trương, Chính sách của Đảng và Nhà nước thì nhận thức của một số bộ phận cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp còn nhiều hạn chế. Chưa làm tốt công tác hướng dẫn, vận động tín đồ, chức sắc các tôn giáo, trong quản lý vừa có biểu hiện cứng nhắc, có nơi buông lỏng, chưa mạnh dạn kiên quyết đấu tranh với những hành vi lệch lạc, sai trái của một số bộ phận lợi dụng công tác vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo, chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc để cùng thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Ảnh hưởng của Thiên chúa giáo đối với người dân Cà Mau: Có nhiều cách đánh giá khác nhau về ảnh hưởng Thiên chúa giáo, đây là một vấn đề khoa học phức tạp. Theo tác giả luận văn phải đứng trên quan điểm khoa học của Chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để có đánh giá đúng bản chất của vấn đề, nêu thực chất ảnh hưởng của Thiên chúa giáo thường được biểu hiện qua các chức năng của nó như: Chức năng đền bù hư ảo, chức năng thế giới quan, chức năng giao tiếp liên kết xã hội….cụ thể hơn nữa là chức năng văn hóa, chức năng giáo dục, chức năng chính trị, chức năng luật pháp…và còn nhiều chức năng hơn nữa. Với tinh thần nhân ái và chuyển đổi, nhập thế và cách tân giáo hội, trong những năm qua Thiên chúa giáo ở Cà Mau đã phát triển sâu rộng trong mỗi gia đình, trong hàng ngũ giáo sĩ và giáo dân. Những hoạt động của giáo hội thường tập trung vào “Cứu hộ người mù, giúp đỡ người bị nạn, lập sổ tiết kiệm tình nghĩa, làm điều kiện cứu trợ và xây dựng nhà tình nghĩa, mở trường lớp dạy người câm điếc, thăm viếng trại phong, tâm thần, mở lớp mầm non, mẫu giáo, ngoại ngữ, vui xuân với người nghèo…Vì mục tiêu giáo hội là để hoàn thiện cuộc sống, hướng con người tới Chân-thiện-mỹ, xứng với nhân phẩm, 12 làm sáng danh hình ảnh của Chúa hướng mọi tín hữu đề cao điều răn, yêu thương nhau như chúa đã dạy. Ngày nay, trên thế giới đang tiếp diễn bao cảnh đau lòng: Hơn 1 tỷ người sống nghèo đói, hơn 1500 triệu trẻ em sống lang thang bụi đời, hơn 600 triệu người mù chữ, hơn 500 triệu người tàn tật và hàng trăm triệu người thất nghiệp, hậu quả chiến tranh. Ở Cà Mau những thảm cảnh trên đang diễn ra rất rõ và giáo hội tham gia tích cực vào hoạt động nhằm phát triển giáo hội và tạo ảnh hưởng trong đời sống tâm lý tinh thần của các tín đồ và giáo dân. Ảnh hưởng của sự phát triển Thiên chúa giáo ở Cà Mau hiện nay do xu thế nhập cuộc và trong điều kiện xã hội biến động lớn nên đã thu hút đông đảo người dân có đạo và cả không có đạo. Thiên chúa giáo khuyến khích phát triển cộng đồng để nắm quần chúng tín đồ chú trọng xu hướng hòa nhập để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng. Xu thế nhập cuộc, nhập đời của giáo hội Công giáo chẳng những thích ứng với thời kỳ kinh tế thị trường, chính sách mở của mà còn giải đáp một phần nào đó nhu cầu của quần chúng tín đồ. Ngoài ra, nói đến quan hệ tín đồ trong lĩnh vực đời sống tinh thần, đời sống tâm linh, cho nên để duy trì và phát triển tôn giáo, giáo hội rất quan tâm tạo lập và củng cố các mối quan hệ xã hội nào có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của giáo dân. Trong nhiều mối quan hệ hiện đại thì sự quan tâm của giáo hội Thiên chúa giáo đến mối quan hệ đạo đức, lối sống và xây dựng đạo đức-lối sống Thiên chúa giáo trong điều kiện ngày nay có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự duy trì và phát triển Thiên chúa giáo trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Thiên chúa giáo ca ngợi tình yêu của tuổi trẻ đối với người thân, tính khiêm nhường, lòng nhân ái, tính kiên trì, sự phục tùng nhưng trong tư tưởng Thiên chúa giáo lại tán dương sự hèn nhát, khinh bỉ chính bản thân, sự tự xỉ nhục, sự cam chịu và khuất phục. Rõ ràng các nguyên tắc mà Thiên chúa giáo mang lại trong đời sống tinh thần của tín đồ một dấu ấn của sự ranh mãnh và đạo đức giả tạo lập hệ tư tưởng và thế giới quan hư vô, niềm tin mù quáng hướng tín đồ thành những con chiên ngoan đạo. Theo hệ tư tưởng 13 Thiên chúa giáo, bản chất tinh thần của mọi người là do chúa trời định đoạt, việc hướng về chúa như là nguồn gốc, mục tiêu của sự tồn tại, con người là sự thống nhất của cơ thể vật chất và tinh thần là bất diệt và tinh thần này biến con người thành cái “giống” của thượng đế. Đó là kiểu tư duy bên ngoài thời gian lịch sử, phi tự nhiên. Ngày nay, khuynh hướng “nhập thế” của Thiên chúa giáo ở nước ta phát triển mạnh, họ không chỉ chăm lo đến thiên đường, địa ngục mà còn chú ý đến cả cuộc sống hiện tại, những chuẩn mục đạo đức ngày càng trở thành đạo đức Thiên chúa giáo và những chuẩn mực đạo đức đó đã ngày càng ăn sâu vào đời sống của tín đồ. Bên cạnh đó thì Thiên chúa giáo có ảnh hưởng đến các hoạt động văn hóa – nghệ thuật. Thiên chúa giáo và nghệ thuật có nhiều điểm chung về chức năng xã hội và hình thức phản ánh. Cả hai đều hướng vào đời sống tinh thần con người và giải thích ý nghĩa, mục đích sinh tồn theo cách của mình. Cả hai đều cần đến thái độ cảm xúc, sức tưởng tượng, hình tượng, lý tưởng. Thiên chúa giáo đã chọn một hệ thống nghệ thuật có thể có khả năng tối ưu trong việc tái tạo không khí tinh thần và nghi lễ của nó, dùng làm phương tiện khẳng định tư tưởng Thiên chúa giáo. Khuyến khích lý tưởng công bằng, bát ái, hướng thiện…trong tôn giáo, đồng thời tuyên truyền giáo dục khắc phục tệ nạn mê tín dị đoan; chống việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện ý đồ chính trị xấu. Và thật sự những điều này đã ảnh hưởng đến đời sống của các tín đồ… 1.2. Thực trạng việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Thiên chúa giáo ở tỉnh Cà Mau từ khi đổi mới đến nay. 1.2.1. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã xác định chính sách tôn giáo là một vấn đề quan trọng. Trong Nghị quyết của Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng lao động Việt Nam về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới chỉ rõ: “ Đối với đồng bào các tôn giáo, chính sách trước sau như một của Đảng và Nhà nước là tôn trọng tự do tín ngưỡng, đoàn kết tất cả những người yêu nước và tiến bộ trong các tôn giáo, đoàn kết 14 đồng bào lương va đồng bào các tôn giáo để cùng nhau phục vụ sự nghiệp giải phóng hoàn toàn đất nước, xây dựng hạnh phúc chung”. [14, Tr 496]. Sau khi có các nghị quyết về công tác tôn giáo của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã thể chế hóa tư tưởng đổi mới đối với tôn giáo. Trước hết ta phải kể đến hiến pháp 1992 đã thể hiện tư tưởng đổi mới về tôn giáo của Đảng. Điều 70 (chương V quyền và nghĩa vụ của công dân) khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Và theo điều 1 (chương 1 những quy định chung của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo) khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau”. Cùng với việc khẳng định của Hiến pháp, Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/NĐ-CP, ngày 21 tháng 3 năm 1991 về các hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo, sau đó là Nghị định 26/NĐ-CP về các hoạt động tôn giáo ngày 19 tháng 4 năm 1994 để cụ thể hóa các hoạt động tôn giáo theo khuôn khổ pháp luật. Đặc biệt sau khi Đảng ta có Nghị quyết số 25, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI đã ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004 và Chính phủ ban hành Nghị định số 22/NĐ-CP, ngày 1 tháng 3 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Nghị định 69, Nghị định 26 và Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo điều khẳng định nguyên tắc của các chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới đó là: Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của công dân, nghiêm cấm phân biệt đối sử vì lý do tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật; được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân. 15 Các tôn giáo hoạt động tuân thủ theo Hiến pháp, Pháp luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đồ được đảm bảo. Mọi hoạt động mê tín dị đoan được bài trừ, mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại nền độc lập dân tộc để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân đều bị xử lý theo pháp luật. Như vậy, cả hai Nghị định 69, Nghị định 26 và Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đều thể hiện thái độ đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo: Một là, đối với sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của công dân thì Nhà nước tôn trọng và đảm bảo; Hai là, đối với những hoạt động tôn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân thì khuyến khích; Ba là, đối với hành vi lợi dụng tôn giáo vì mục đích xấu thì đều bị nghiêm cấm và sử lý theo pháp luật. Về những chính sách cụ thể, Nghị định 69, Nghị định 26 và Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định khá rõ ràng như sau: Đối với sinh hoạt tôn giáo và tín ngưỡng tôn giáo của tín đồ: tín đồ các tôn giáo được tự do sinh hoạt tôn giáo tại gia đình và nơi thờ tự, nghiêm cấm phân biệt đối sử, được đảm bảo các điều kiện như có chức sắc, có nơi thờ tự, có kinh sách phục vụ sinh hoạt tôn giáo. Đối với hoạt động chức sắc nhà tu hành: chức sắc nhà tu hành được tự do đi lại hoạt động bình thường trong phạm vi phụ trách, là nhà pháp luật chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động tôn giáo trong phạm vi phụ trách. Đối với các tổ chức tôn giáo: Các tổ chức tôn giáo có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, có tôn chỉ mục đích có Hiến chương, Điều lệ phù hợp với luật pháp, có cơ 16 cấu tổ chức hợp lý và bộ máy nhân sự đảm bảo tốt về hai mặt đạo và đời, được xem xét để được phép hoạt động. Sau này Pháp lệnh và Nghị quyết 22 đã quy định rõ hai bước đăng ký và công nhận đối với tổ chức tôn giáo. Đối với các hoạt động về tổ chức: Các tổ chức tôn giáo hợp pháp về tổ chức, được tiến hành được các hoạt động như tổ chức đại hội, hội nghị, mở trường đào tạo chức sắc, phong chức, suy tử, bổ nhiệm và điều chuyển chức sắc,… Đối với việc tôn giáo tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội: Các chức sắc, nhà tu hành được hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội như mọi công dân. Việc tổ chức lao động, sản xuất làm dịch vụ để tự túc chức sắc, nhà tu hành theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước được khuyến khích. Các hoạt động từ thiện nhân đạo được khuyến khích. Đối với hoạt động quốc tế của tôn giáo: Nhà nước tôn trọng mối quan hệ quốc tế của tôn giáo. Quan hệ quốc tế của các tôn giáo phải tôn trọng chủ quyền, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thông lệ quốc tế. Những quan hệ với tư cách cá nhân được thực hiện bình thường như mọi công dân. Những quan hệ với tư cách thành viên hoặc có mối quan hệ về cơ cấu tổ chức của các tổ chức quốc tế thì phải được sự chấp nhận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. [5, Tr 53-57] Từ những Nghị quyết, Nghị định và Pháp lệnh tín ngưỡng Tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta đã thông qua nội dung chính sách đối với tôn giáo như sau: Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Để thực hiện phương hướng trên các cấp Ủy, tổ chức Đảng, các cấp, các ngành thống nhất nhận thức về các quan điểm và chính sách sau đây: 1-Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 17 Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn gíao bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. 2- Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lí do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc quốc phòng. 3- Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc; thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung trong đó có đồng bào tôn giáo. 4- Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sỗng xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Tổ chức bộ máy và đội ngủ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần được củng cố và kiện toàn. Công tác quản lý Nhà nước đối với tôn giáo và đấu tranh chống mọi âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng. 5- Vấn đề truyền đạo và theo đạo 18 Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật. Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật. [4, Tr 2-3]. 1.2.2 Thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Thiên Chúa giáo từ khi đổi mới đến nay. Quán triệt tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Thực trạng đồng bào Thiên chúa giáo ở Cà Mau đã có nhiều chuyển biến theo tinh thần đổi mới, song còn nhiều vấn đề hết sức phức tạp và nhiều vấn đề phát sinh. 1.2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân + Thành tựu: Các hoạt động tôn giáo của đồng bào Thiên chúa giáo ở Cà Mau trong thời gian qua là “sống phúc âm giữa lòng dân tộc, đem lại hạnh phúc của đồng bào” và “đồng hành cùng dân tộc để phát triển xã hội và thăng tiến con người”. Linh mục, tu sĩ, Hội đồng giáo xứ cùng bà con giáo dân Cà Mau hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, chấp hành tốt các quy định trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Nhờ vào sự lãnh đạo, chỉ đạo xác với tình hình thực tế của Tỉnh ủy, Ủy ban, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức mặt trận của các tỉnh đã tập trung nhận thức, thống nhất quan điểm, xác định trách nhiệm của mình trong công tác tôn giáo. Từ đó, thực hiện hiệu quả công tác đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan