Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tốt nghiệp lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đ...

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn

.PDF
143
10
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  Vũ Ngọc Mai LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN TP. HỒ CHÍ MINH – 07/2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Vũ Ngọc Mai LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp giảng dạy NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ThS. Nguyễn Phước Bảo Khôi TP. HỒ CHÍ MINH – 07/2020 LỜI CẢM ƠN Đề tài “LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” là nội dung em chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau 4 năm theo học chương trình Đại học, chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn tại trường Đại học Sư phạm Tp.HCM Để hoàn thành và hoàn thiện đề tài luận văn này, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Phước Bảo Khôi, giảng viên Tổ Lý luận và Phương pháp giảng dạy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu để kiến thức của em ngày một càng hoàn thiện hơn. Nhân dịp này, em cũng xin trân trọng cảm ơn quý Thầy/Cô giảng viên tại Khoa Ngữ văn nói chung và Tổ Lý luận và Phương pháp giảng dạy nói riêng đã truyền dạy những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm theo học tại khoa. Đồng thời xin gửi lời cám ơn đến quý Thầy/Cô Giáo viên Ngữ văn lớp 9 tại Tp.HCM đã tận tình tham gia trả lời bảng hỏi khảo sát của luận văn tốt nghiệp này. Ngoài ra, sự động viên từ gia đình, bạn bè đã luôn ở bên và hỗ trợ tinh thần giúp con/em hoàn thành khóa học và bài luận văn này. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy/Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giảng dạy của mình. Trân trọng cảm ơn! Tp.HCM, tháng 7 năm 2020 Sinh viên Vũ Ngọc Mai LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 8 0.1 Lí do chọn đề tài.................................................................................................8 0.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................9 0.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................9 0.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................9 0.5 Giả thuyết khoa học ...........................................................................................9 0.6 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................10 0.7 Bố cục của đề tài ..............................................................................................11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 13 1.1 Những vấn đề về Văn bản và Văn bản thông tin .............................................13 1.1.1 Khái niệm Văn bản và Văn bản thông tin......................................................13 1.1.2 Đặc điểm và phân loại Văn bản thông tin......................................................16 1.2 Việc sử dụng Văn bản thông tin trong nội dung đọc hiểu của các kỳ kiểm tra - đánh giá trên thế giới ..................................................................................................21 1.2.1 Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) phần Đọc hiểu................... 21 1.2.2 Các kỳ thi năng lực ngoại ngữ cho người không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất - Trường hợp TOEIC, IELTS.............................................................25 1.2.3 Các phần thi đánh giá năng lực Đọc - hiểu ngôn ngữ Tiếng Anh - Trường hợp SAT, ACT............................................................................................................... 27 1.2.4 Các kỳ thi đánh giá HS trên diện rộng môn Ngôn ngữ Tiếng Anh - Trường hợp Kỳ thi TSA của Hongkong, NAPLAN của Úc................................................ 30 1.3 Xu hướng đổi mới trong kiểm tra - đánh giá ...................................................33 1.3.1 Định hướng đổi mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo..........................................33 1.3.2 Trường hợp Kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 tại Tp.HCM và đề thi môn Ngữ văn 38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VĂN BẢN THÔNG TIN TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN HIỆN HÀNH BẬC THCS VÀ PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI TP.HCM..................................... 47 2.1 Khảo sát về Văn bản thông tin trong SGK môn Ngữ văn hiện hành bậc THCS ..........................................................................................................................47 Trang | 1 LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1.1 Số lượng, độ dài, nguồn trích dẫn của văn bản..............................................47 2.1.2 Đặc điểm của văn bản.................................................................................... 53 2.1.3 Chủ đề, đề tài của văn bản................................ .............................................55 . 2.2 Khảo sát về Văn bản thông tin trong Phần Đọc hiểu của Đề thi Tuyển sinh lớp 10 tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009-2019....................................................57 2.2.1 Số lượng, độ dài, nguồn trích dẫn của văn bản.............................................. 57 2.2.2 Đặc điểm của văn bản.................................................................................... 61 2.2.3 Chủ đề, đề tài của văn bản................................................................ ............. 62 . 2.3 Khảo sát đánh giá của giáo viên về Ngữ liệu Đọc hiểu trong Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM từ năm 2014 đến nay..............................................62 2.3.1 Hình thức khảo sát..........................................................................................62 2.3.2 Đối tượng thực hiện khảo sát......................................................................... 63 2.3.3 Kết quả khảo sát.............................................................................................64 2.3.4 Nhận xét của đề tài.........................................................................................76 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT YÊU CẦU LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH .............................................................................................................. 79 3.1 Cơ sở lí luận để đề xuất yêu cầu ......................................................................79 3.1.1 Định hướng để đánh giá theo năng lực..........................................................79 3.1.2 Đặc điểm tâm lí đối tượng thực hiện..............................................................81 3.1.3 Lí thuyết về “vùng phát triển gần”.................................................................84 3.2 Cơ sở thực tế để đề xuất yêu cầu .....................................................................86 3.2.1 Yêu cầu “tương đương văn bản trong SGK” đối với văn bản sử dụng đánh giá năng lực Đọc hiểu....................................................................................................86 3.2.2 Một số yêu cầu từ thực tiễn sử dụng Văn bản thông tin trong dạy học và kiểm tra - đánh giá...........................................................................................................88 3.3 Đề xuất yêu cầu lựa chọn Văn bản thông tin sử dụng trong phần Đọc hiểu của Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM ......................................................99 3.3.1 Những yêu cầu chung.................................................................................... 99 3.3.2 Những yêu cầu cụ thể...................................................................................102 Trang | 2 LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KẾT LUẬN ................................................................................................................. 107 1. Kết quả nghiên cứu của đề tài ..............................................................................107 2. Những nội dung chưa hoàn thành ........................................................................109 3. Hướng phát triển của đề tài ..................................................................................109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 110 PHỤ LỤC ................................................................................................................... PL1 PHỤ LỤC 1: Phiếu khảo sát ý kiến của GV Ngữ văn lớp 9 tại Tp.HCM .............. PL1 PHỤ LỤC 2: Số liệu thống kê từ kết quả khảo sát ............................................... PL14 PHỤ LỤC 3: Một số VB ngữ liệu minh họa theo yêu cầu đã đề xuất .................. PL22 Trang | 3 LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DANH MỤC BẢNG BIỂU STT bảng Bảng 1.1 Tên bảng Tr. Mô tả các đề xuất về yêu cầu lựa chọn VBTT của 20 CT GDPT môn Ngữ văn năm 2018 Sơ đồ 1 Sơ đồ phân loại VB sử dụng trong PISA 2018 23 Bảng 1.2 Bảng mô tả phân loại theo thể loại của PISA 2018 24 Bảng 1.3 Mô hình các VB sử dụng trong đề thi TOEIC 25 Bảng 1.4 Mô hình các VB sử dụng trong đề thi IELTS 26 Bảng 1.5 Mô hình các VB sử dụng trong đề thi SAT phần ĐH của Hoa Kì 28 Bảng 1.6 Mô hình các VB sử dụng trong đề thi ACT phần ĐH của Hoa Kì 29 Bảng 1.7 Mô tả các VB sử dụng trong đề thi TSA phần ĐH của Hongkong 30 Bảng thống kê số lượng theo loại các VB ngữ liệu ĐH 33 Bảng 1.8 Bảng 1.9 Bảng 1.10 Bảng 1.11 Bảng 1.12 Bảng 1.13 Bảng 2.1 Bảng 2.2 Bảng 2.3 sử dụng trong Đề thi NAPLAN năm 2014-2016 Bảng mô tả một số đặc trưng cơ bản của giáo dục thay đổi khi 36 chuyển CT từ định hướng nội dung sang định hướng năng lực Bảng so sánh giữa Đánh giá kiến thức, kỹ năng 37 và Đánh giá năng lực Bảng thống kê cấu trúc đề thi qua các năm từ 2009 đến nay 39 Mô tả sự đổi mới Hình thức - Nội dung - Mục tiêu của Đề thi 40 Tuyển sinh lớp 10 Môn Ngữ văn tại Tp.HCM Tái hiện ma trận đề thi Tuyển sinh lớp 10 44 Môn Ngữ văn tại Tp.HCM Khảo sát số lượng VBTT dạy học ĐH chính thức trong 48 SGK môn Ngữ văn hiện hành bậc THCS Khảo sát số lượng VBTT trong SGK 49 môn Ngữ văn hiện hành bậc THCS Thống kê tỉ lệ xuất hiện của các loại VB ngữ liệu dạy học ĐH 49 chính thức trong SGK môn Ngữ văn bậc THCS Bảng 2.4 Khảo sát độ dài VBTT trong SGK môn Ngữ văn bậc THCS 50 Bảng 2.5 Độ dài trung bình của VBTT trong SGK môn Ngữ văn bậc THCS 51 Thống kê nguồn trích dẫn của VBTT 52 Bảng 2.6 trong SGK môn Ngữ văn bậc THCS Trang | 4 LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bảng 2.7 Bảng 2.8 Bảng 2.9 Khảo sát sự xuất hiện của các phương tiện phi ngôn ngữ của VBTT 54 trong SGK môn Ngữ văn bậc THCS Phân loại chủ đề, đề tài của VBTT trong SGK Ngữ văn bậc THCS 56 Mô tả theo loại các VB sử dụng trong phần đánh giá năng lực 57 ĐH trong Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM từ năm 2014 đến nay Thống kê theo loại số lượng VB sử dụng trong phần đánh giá Bảng 2.10 58 năng lực ĐH VB của đề thi Tuyển sinh lớp 10 tại Tp.HCM từ năm 2014 đến nay Bảng 2.11 Bảng 2.12 Bảng 2.13 Bảng 2.14 Khảo sát độ dài của VBTT xuất hiện trong đề thi Tuyển sinh lớp 10 60 môn Ngữ văn tại Tp.HCM từ năm 2014 đến nay Khảo sát nguồn trích dẫn của VBTT xuất hiện trong đề thi Tuyển 61 sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM từ năm 2014 đến nay Khảo sát sự xuất hiện của các phương tiện phi ngôn ngữ của 61 VBTT trong Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn Tp.HCM Khảo sát đề tài của VBTT trong Đề thi Tuyển sinh lớp 10 62 môn Ngữ văn Tp.HCM từ năm 2014 đến nay Biểu đồ 2.1 Mô tả số lượng GV thực hiện khảo sát theo Quận/ Huyện 64 Biểu đồ 2.2 Mức độ hiểu Mục tiêu và Cấu trúc Đề thi của GV 65 Biểu đồ 2.3 Mức độ đáp ứng Mục tiêu ra đề của Cấu trúc phần ĐH VB 66 Đánh giá về Độ dài của VB ngữ liệu ĐH trong 67 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ 2.5 Đề thi năm 2014 - 2016 Đánh giá về Độ dài của VB ngữ liệu ĐH trong 67 Đề thi năm 2017 - 2019 Biểu đồ 2.6 Đánh giá về Đề tài của VB ngữ liệu ĐH trong Đề thi năm 2014 68 Biểu đồ 2.7 Đánh giá về Đề tài của VB ngữ liệu ĐH trong Đề thi năm 2015 69 Biểu đồ 2.8 Đánh giá về Đề tài của VB ngữ liệu ĐH trong Đề thi năm 2016 69 Biểu đồ 2.9 Đánh giá về Đề tài của VB ngữ liệu ĐH trong Đề thi năm 2017 70 Biểu đồ 2.10 Đánh giá về Đề tài của VB ngữ liệu ĐH trong Đề thi năm 2018 70 Biểu đồ 2.11 Đánh giá về Đề tài của VB ngữ liệu ĐH trong Đề thi năm 2019 71 Biểu đồ 2.12 Đánh giá về Yếu tố trực quan của VB ngữ liệu ĐH Đề thi năm 2017 72 Biểu đồ 2.13 Đánh giá về Yếu tố trực quan của VB ngữ liệu ĐH Đề thi năm 2018 72 Trang | 5 LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Biểu đồ 2.14 Đánh giá về Yếu tố trực quan của VB ngữ liệu ĐH Đề thi năm 2019 73 Biểu đồ 2.15 Biểu đồ 2.16 Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Bảng 3.9 Bảng 3.10 Bảng 3.11 Bảng 3.12 Bảng 3.13 Bảng 3.14 Bảng 3.15 Xác định loại VB của các VB ngữ liệu ĐH trong 74 Đề thi năm 2014 - 2019 Đánh giá vai trò của VBTT trong Ngữ liệu phần ĐH của đề thi 75 Đối chiếu các yếu tố tác động đến việc thực hiện hoạt động 83 ĐH VB của HS ở hai môi trường lớp học và giờ kiểm tra Các yêu cầu đặt ra về kĩ năng ĐH, kiến thức và kinh nghiệm 87 của người đọc khi tiếp xúc với VB Cụ thể hóa nội dung của tiêu chí “tương đương VB trong SGK” 88 Thống kê số lần xuất hiện của các đề tài trong các VBTT và các 89 VBTT dạy học ĐH chính thức trong SGK Ngữ văn bậc THCS Thống kê các yêu cầu của CT và đề tài cụ thể của VB nhật dụng 90 trong SGK Ngữ văn bậc THCS Khảo sát đề tài của VBTT trong Đề thi Tuyển sinh lớp 10 91 môn Ngữ văn tại Tp.HCM Khảo sát đề tài của VBNL trong Đề thi Tuyển sinh lớp 10 91 môn Ngữ văn tại Tp.HCM Khảo sát đề tài của VBVH trong SGK môn Ngữ văn bậc THCS 92 Khảo sát độ dài và số chữ/tiết của VBTT sử dụng dạy học ĐH 95 chính thức trong SGK Ngữ văn bậc THCS Thời gian ước tính HS sử dụng để thực hiện phần ĐH trong 96 Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM Định mức độ dài ước lượng từ việc quy chiếu theo số chữ HS thực 96 hiện ĐH VBTT được dạy học chính thức trong 45 phút Khảo sát độ dài của các VB ngữ liệu dùng trong phần ĐH của 97 Đề thi Tuyển sinh lớp 10 tại Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến nay Khảo sát sự xuất hiện của phương tiện phi ngôn ngữ của VBTT 98 trong SGK môn Ngữ văn hiện hành bậc THCS Khảo sát sự xuất hiện của phương tiện phi ngôn ngữ của VBTT 98 trong Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM Khảo sát nội dung Tiếng Việt – Làm văn trong phần ĐH của Đề thi 101 Tuyển sinh lớp 10 tại Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến nay Trang | 6 LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CT Chương trình ĐH Đọc hiểu GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDPT Giáo dục Phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh NL Nghị luận NLVH Nghị luận Văn học NLXH Nghị luận Xã hội NXB Nhà xuất bản PT Phổ thông SGK Sách giáo khoa THCS Trung học Cơ sở THPT Trung học Phổ thông Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Tr. Trang VB Văn bản VBNL Văn bản nghị luận VBTT Văn bản thông tin VBVH Văn bản văn học Trang | 7 LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MỞ ĐẦU 0.1 Lí do chọn đề tài Thứ nhất, VBTT có một vai trò quan trọng trong việc dạy học Ngữ văn nói riêng và trong đời sống nói chung. Không phải vô tình mà kết quả đánh giá từ NAEP cho biết: số lượng VBVH trong CT GDPT cần giảm dần còn số lượng VBTT sẽ tăng thêm theo cấp lớp nhằm đáp ứng mục tiêu của những bậc đào tạo sau trung học, đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp và cuộc sống của người học trong tương lai. Thực chất, VBTT chủ yếu là những dạng VB mà HS tiếp xúc hàng ngày. Đó cũng là một trong những tiêu chí để các em cảm thấy môn Ngữ văn thiết thực, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và định hướng nghề nghiệp về sau. Thứ hai, từ năm 2014 đến nay, Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM đều được cấu trúc thành hai phần: phần ĐH và phần Làm văn. Đáng chú ý hơn, từ năm 2015, nội dung đánh giá năng lực ĐH và cấu trúc nội dung này cũng giữ sự ổn định cao với các VB ngữ liệu ngoài SGK. Chiếm 3.0/10 điểm của Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM hiện nay, chắc chắn nội dung đánh giá năng lực ĐH đã và đang có một vai trò rất quan trọng. Những VB ngữ liệu này cùng với hệ thống câu hỏi với ba mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) đã giúp đánh giá năng lực ĐH của HS một cách hiệu quả, khách quan và toàn diện hơn. Điều đặc biệt là từ năm 2017 đến nay, ngữ liệu phần ĐH của đề thi thường xuất hiện các VBTT. Thứ ba, việc đổi mới CT và SGK môn Ngữ văn sau năm 2018 cũng như việc cập nhật lí thuyết ĐH hiện đại đã đặt ra những yêu cầu mới cho vấn đề lựa chọn VB ngữ liệu. Việc sử dụng VB trong nội dung đánh giá năng lực ĐH của đề thi có vai trò quan trọng nhưng trên thực tế, những yêu cầu đối với vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Tuy CT Ngữ văn 2018 đã có nêu những tiêu chí, yêu cầu lựa chọn ngữ liệu nhưng chưa kết nối thành hệ thống và chi tiết hóa đến từng loại VB, từng khối lớp và mục đích sử dụng (dùng để dạy học ĐH hay dùng để kiểm tra - đánh giá). Thứ tư, việc sử dụng VBTT trong nội dung đánh giá năng lực ĐH của HS lớp 9 tại Tp.HCM vẫn còn nhiều bất cập. Trên thực tế, việc lựa chọn VBTT nói riêng hay các loại VB khác nói chung để đưa vào đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM chưa được Sở GD&ĐT Tp.HCM quy định cụ thể trong ma trận đề thi. Tất yếu, cơ sở lí luận và thực tiễn để lựa chọn các VBTT trong đề thi cũng như các yêu cầu cụ thể đối với việc lựa chọn VBTT phù hợp với đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM Trang | 8 LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH là một khoảng trống trong nghiên cứu và thực nghiệm. Việc tìm hiểu vấn đề này là điều vô cùng cần thiết, có ý nghĩa không chỉ trong thực tế mà còn đóng góp hữu ích về mặt lí luận. Xuất phát từ những lí do đã nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Lựa chọn Văn bản thông tin sử dụng trong phần Đọc hiểu của Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Thành phố Hồ Chí Minh” để tiến hành đề tài nghiên cứu của mình. 0.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi xác định ba vấn đề sau để định hướng nghiên cứu cho đề tài: Một là nghiên cứu thực trạng sử dụng VBTT trong SGK Ngữ văn hiện hành bậc THCS và trong phần ĐH của Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM. Hai là xác lập cơ sở cho việc lựa chọn VBTT trong phần ĐH của Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM. Ba là bước đầu đề xuất một số yêu cầu về việc lựa chọn VBTT trong phần ĐH của của Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM. 0.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc lựa chọn VBTT để sử dụng trong phần ĐH của Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM. Đối tượng này sẽ được nghiên cứu trên cơ sở đối chiếu với việc sử dụng VBTT trong SGK Ngữ văn hiện hành bậc THCS. 0.4 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các VBTT được sử dụng trong trong phần ĐH của Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM. Chúng tôi hướng đến việc khảo sát những VB này từ một số yêu cầu về ngữ liệu ĐH (như đề tài của VB, độ dài của VB, nguồn trích dẫn của VB, các phương tiện thể hiện của VB) và trên cơ sở đối chiếu với kết quả khảo sát hệ thống VBTT trong SGK môn Ngữ văn hiện hành bậc THCS theo định hướng trên. 0.5 Giả thuyết khoa học Một trong những hạn chế của việc ra đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM hiện nay là chưa nêu được các yêu cầu để lựa chọn được các VB để đáp ứng được mục tiêu đánh giá. Nếu đề xuất được một số tiêu chí cụ thể, khả thi thì sẽ lựa chọn được các VBTT phù hợp với yêu cầu của Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Trang | 9 LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tp.HCM trước khi CT năm 2018 được chính thức đưa vào thực hiện ở khối lớp 9 (từ niên khóa 2023 - 2024). 0.6 Phương pháp nghiên cứu Để phù hợp với mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: ❖ Phương pháp nghiên cứu lí luận: • Cách thức thực hiện: Chủ yếu triển khai việc hồi cứu tư liệu. • Mục đích: - Tổng hợp các thông tin về các vấn đề có liên quan đến đề tài như những tài liệu đề cập đến VB ngữ liệu trong dạy học môn Ngữ văn, VBTT và những yếu tố tác động đến việc lựa chọn VB trong kiểm tra - đánh giá. Để xác định những nội dung cần kế thừa khi tiến hành nghiên cứu đề tài thì việc làm này rất cần thiết. - Trên cơ sở tổng kết nguồn tư liệu liên quan, chúng tôi phân tích, đánh giá, lựa chọn để rút ra những nội dung sử dụng làm cơ sở lí luận để thực hiện đề tài. ❖ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: • Mô tả công cụ: Bộ câu hỏi khảo sát thực trạng gồm các nội dung như sau: - Phần 1: Đánh giá tổng quan của GV về Đề thi và VB Ngữ liệu - Phần 2: Đánh giá cụ thể về các khía cạnh (độ dài, đề tài, các phương tiện phi ngôn ngữ) và nhận thức về loại VB của các VB ngữ liệu trong Đề thi từ năm 2014 đến 2019 - Phần 3: Đánh giá về vai trò của VBTT trong Ngữ liệu Phần ĐH của Đề thi và gợi ý một số yêu cầu lựa chọn VB sử dụng trong Đề thi (nếu có) • Quy trình thiết kế công cụ: Dựa trên việc xác định những đặc điểm của loại VB, xác định những khía cạnh của VB bị ảnh hưởng để đáp ứng các yêu cầu của việc lựa chọn VB ngữ liệu theo định hướng phát triển năng lực HS, chúng tôi xác lập các câu hỏi khảo sát thực trạng sử dụng VB ngữ liệu trong Đề thi từ năm 2014 đến nay. Đồng thời, dựa trên quan điểm phân loại VB theo CT GDPT môn Ngữ văn hiện hành và CT mới, khảo sát có những câu hỏi về nhận thức loại VB của VB ngữ liệu được sử dụng. • Cách thức thực hiện: Chúng tôi phát phiếu khảo sát trực tiếp gửi và khảo sát trực tuyến cho đối tượng Trang | 10 LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GV môn Ngữ văn lớp 9 tại Tp.HCM thực hiện. Sau khi thống kê, chúng tôi sẽ dựa trên tần số trả lời để tìm ra các vấn đề nổi trội nhất trong nhận thức phân loại VB cũng như trong thực trạng sử dụng VBTT trong phần ĐH của Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn. • Mục đích: Từ cơ sở phần trả lời của các đối tượng tham gia khảo sát, chúng tôi tổng kết những đánh giá của về thực trạng việc sử dụng VBTT trong phần ĐH của Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM từ năm 2009 đến nay và nhận thức về việc phân loại VB của GV môn Ngữ văn lớp 9 tại Tp.HCM hiện nay. ❖ Phương pháp thống kê: Chúng tôi sử dụng phần mềm Excel phiên bản Office 365 và phần mềm SPSS phiên bản 22.0 để xử lí, tổng hợp các số liệu có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu. 0.7 Bố cục của đề tài Ngoài phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, báo cáo đề tài được cấu trúc thành ba (03) chương, cụ thể như sau: • Trong chương 1 - Tổng quan vấn đề nghiên cứu, gồm ba (03) vấn đề: - Đề tài trình bày khái quát những vấn đề chung về khái niệm VB và VBTT, đặc điểm, phân loại VBTT với những quan điểm trong và ngoài nước. Đồng thời trình bày những nhận định về việc sử dụng VBTT hiện nay và sau khi thực hiện CT năm 2018. - Đề tài trình bày những nghiên cứu về việc sử dụng VBTT trong nội dung đọc hiểu của các kỳ kiểm tra - đánh giá trên thế giới. - Đề tài trình bày những nhận định về xu hướng đổi mới trong kiểm tra - đánh giá tại Việt Nam và trường hợp cụ thể là Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM. • Trong chương 2 - Thực trạng sử dụng VBTT trong SGK môn Ngữ văn hiện hành bậc THCS và phần ĐH của Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM, chúng tôi tập trung tìm hiểu ba (03) vấn đề quan trọng: - Về việc sử dụng VBTT trong SGK môn Ngữ văn hiện hành bậc THCS, các vấn đề được tìm hiểu là số lượng VB và tỉ lệ tương quan với các loại VB còn lại, đề tài, độ dài, nguồn trích dẫn và đặc điểm của mỗi VB. Mục đích của nội dung này là xác định những kinh nghiệm/ mức độ quen thuộc của HS đối với những vấn đề trên. Trang | 11 LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Về việc sử dụng VBTT trong phần ĐH của đề thi Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM, chúng tôi cũng nghiên cứu vấn đề này qua số lượng VB và tỉ lệ tương quan với các loại VB còn lại, đề tài, độ dài, nguồn trích dẫn và đặc điểm của mỗi VB. Mục đích của nội dung này là kiểm định sự phù hợp của việc sử dụng VBTT trong đề thi với kinh nghiệm/ mức độ quen thuộc của HS đã được xác định trong nội dung trên. - Triển khai khảo sát đánh giá của GV về ngữ liệu ĐH trong Đề thi Tuyển sinh lớp 10 tại Tp.HCM từ năm 2014 đến nay và trình bày những nhận xét dựa trên thống kê phân loại ý kiến đánh giá về VB ngữ liệu ĐH trong phạm vi đã nêu trên. • Trong chương 3 - Đề xuất yêu cầu lựa chọn VBTT trong phần ĐH của Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM, chúng tôi lần lượt trình bày những nội dung như sau: - Cơ sở lí luận (cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn) để đề xuất yêu cầu lựa chọn VBTT sử dụng trong phần ĐH của Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM. - Đề xuất những yêu cầu cụ thể để lựa chọn VBTT sử dụng trong phần ĐH của Đề thi Tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tp.HCM với những yêu cầu liên quan đến nội dung, yêu cầu liên quan đến hình thức và yêu cầu liên quan đến nhiệm vụ ĐH của VB. Trang | 12 LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Những vấn đề về Văn bản và Văn bản thông tin 1.1.1 Khái niệm Văn bản và Văn bản thông tin 1.1.1.1 Khái niệm VB ❖ Những quan điểm trên thế giới Trong tài liệu PISA (The Programme for International Student Assessment) 2018 Reading Framework, VB được hiểu là “tất cả ký hiệu ngôn ngữ được trình bày trong một dạng đồ họa cụ thể như dạng viết tay (handwritten), dạng in (printed) và dạng hiển thị trên màn hình (screen-based)”1. VB có thể là các phương tiện trực quan như biểu đồ (diagrams), hình ảnh (pictures), bản đồ (maps), bảng biểu (tables), đồ thị (graphs) và tranh truyện (comic strips), chúng có thể tồn tại độc lập hoặc đi kèm với ít hay nhiều phần ngôn ngữ viết trong một VB tổng thể lớn hơn. Tuy nhiên, trong phạm vi VB mà PISA không sử dụng không bao gồm các yếu tố âm thanh như đoạn ghi âm (voice recordings), film, TV, hình minh họa trực quan không đính kèm chữ (animated visuals and pictures without words). Như vậy, PISA đã mở rộng rất nhiều về định nghĩa VB khi đồng thời ghi nhận các dạng thức VB trực tuyến hỗn hợp như các VB động (dynamic texts) với các phần của VB cũng có thể được liên kết với nhau qua siêu liên kết (hypertext links). Từ điển tiếng Việt chỉ rõ “VB” là “chuỗi kí hiệu ngôn ngữ nói chung hay những kí hiệu thuộc một hệ thống nào đó, làm thành một chỉnh thể mang nội dung ý nghĩa trọn vẹn”2. Đồng tình với quan điểm này, Từ điển thuật Ngữ văn học trình bày quan điểm về VB như sau: “VB là bất cứ chuỗi kí hiệu nào có khả năng tiềm tàng có thể đọc ra được, bất kể là có do kí hiệu ngôn ngữ tạo thành hay không”3. Như vậy, các tác giả này khẳng định VB được tạo thành từ các phương tiện ngôn ngữ hay các phương tiện phi ngôn ngữ, “bất kì chuỗi kí hiệu nào”, chỉ cần đảm bảo yêu cầu “đọc ra được”. Qua các định nghĩa trên, ta có thể thấy hầu hết các tác giả quan niệm VB là một chỉnh thể phục vụ cho nhiều mục đích giao tiếp khác nhau. Xét về dạng thức tồn tại, VB có thể tồn tại ở dạng nói, viết, đa phương thức, in ấn, kỹ thuật số, trực tuyến, v.v và chứa đựng các phương tiện phi ngôn ngữ như biểu đồ, bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, v.v. 1 PISA (2018). PISA 2018 Reading Framework. Tr. 29 Hoàng Phê (chủ biên) (2011). Từ điển tiếng Việt. Tr.1406 3 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2004). Từ điển thuật ngữ văn học. Tr. 395 2 Trang | 13 LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Mặt khác, trong phạm vi giáo dục, CT và SGK môn Ngữ văn hiện hành, VB được định nghĩa “là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn”4. Quan niệm này nhận định hai vấn đề cốt lõi của VB gồm chất liệu hình thành VB là ngôn từ và cách thức tồn tại của VB là dạng nói hoặc dạng viết. Quan niệm mà chúng tôi sử dụng trong luận văn có sự tương đồng với cách định nghĩa của CT và SGK môn Ngữ văn hiện hành. Có thể lí giải sự lựa chọn này dựa trên ba cơ sở như sau: Thứ nhất, cách định nghĩa VB này đang được sử dụng trong hoạt động dạy học ĐH. Thứ hai, cách định nghĩa VB này được sử dụng trong việc chọn lựa và khai thác VB đánh giá năng lực ĐH. Thứ ba, trong luận văn này, với mục đích đưa ra những yêu cầu về việc lựa chọn VBTT trong phần ĐH của một kỳ thi cụ thể, một trong những nhiệm vụ nghiên cứu của chúng tôi là tiến hành khảo sát hệ thống VB của SGK môn Ngữ văn hiện hành bậc THCS. Vì vậy, việc chọn cách hiểu tương đồng với CT và SGK hiện hành là hợp lí, góp phần tạo thuận lợi cho đề tài nghiên cứu. 1.1.1.2 Khái niệm VBTT Trong nghiên cứu Reading to Learn from the Very Beginning: Information Books in Early Childhood, Nell K.Duke đã định danh VBTT như sau: “Tôi định nghĩa VBTT là VB được viết với mục đích chính là truyền đạt thông tin về thế giới tự nhiên và xã hội (thường là từ một người có hiểu biết tốt hơn về chủ đề này đến ai đó có hiểu biết ít hơn) và có các đặc trưng cụ thể của VB để đạt được mục đích đó. Các đặc trưng thường được thể hiện trong VBTT bao gồm các yếu tố đồ họa (như sơ đồ và hình ảnh); cấu trúc VB (như so sánh / tương phản và nguyên nhân - kết quả); các hình thức trình bày (như tiêu đề và chỉ mục); các dạng thức, hình thái của ngôn ngữ (như sử dụng các động từ vô thời và danh từ có tính chất chung) … và một số yếu tố khác”5. Như vậy, tác giả đã chỉ ra các tiêu chí về mục đích sử dụng và yếu tố cấu thành để đánh giá một VB có phải là VBTT hay không. Mở rộng từ cách xác định một VB là VBTT như trên, trong một tài liệu “Reading & Writing Informational Text in the primary grades”, Duke đã trình bày một khái niệm VBTT mang tính hệ thống và toàn diện hơn: “VBTT là: 4 Bộ GD&ĐT (2011). Ngữ văn 10 nâng cao, tập 1. Tr.24 Duke, N. (2003). Reading to learn from the very beginning: Information books in early childhood. Tr. 1. Truy xuất từ: https://fliphtml5.com/gwcd/kmvh/basic 5 Trang | 14 LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Loại VB có mục đích chính là truyền tải thông tin về thế giới tự nhiên và xã hội. - Loại VB có những nét đặc trưng tiêu biểu như trình bày về toàn bộ các lớp, loài, loại của sự vật trong cách tiếp cận không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời gian. - Loại VB có nhiều hình thức thể hiện khác nhau, có thể tìm thấy trong các nguồn như sách, tạp chí, tài liệu giấy, quảng cáo, đĩa CD và Internet. VBTT không phải là: - Loại VB mà mục đích chính của nó bên ngoài việc truyền tải thông tin về thế giới tự nhiên và xã hội, ví dụ như kể về cuộc đời của một cá nhân, về một sự kiện hay chuỗi các kiện hoặc kể về quy trình thực hiện một điều gì đó. - Loại VB luôn chỉ có những đặc trưng cụ thể; thay vào đó, đặc điểm của loại VB này sẽ thay đổi theo từng kiểu loại. - Chỉ là sách.”6 Trong bản trình bày7 tại Hội thảo “PREL’s A Focus on Comprehension”, Duke đã quan niệm rằng VBTT không đồng nghĩa với VB phi hư cấu (non-fiction) mà chỉ được xem là một tiểu loại của VB ấy đồng thời đưa ra sự khác biệt về cách đọc của VBTT, thường được đọc không liền mạch (nonlinearly), đọc có lựa chọn và tốc độ đọc thay đổi tùy khu vực của VB. Duke cùng các cộng sự đặt VBTT trong thế đối lập với VB tự sự (bao gồm tiểu loại hư cấu và phi hư cấu) và các loại VB khác theo cách phân biệt mục đích giao tiếp. CT GDPT môn Ngữ văn của Bộ GD&ĐT ban hành năm 2018 định nghĩa thuật ngữ “VBTT” là “loại VB chủ yếu dùng để cung cấp thông tin”8. Việc chính thức đưa ra khái niệm này cũng hoàn thiện bên hệ thống VB dùng trong dạy học ĐH. Từ việc tổng hợp, đối chiếu, một số quan điểm về việc phân loại VB và định danh VBTT của các nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy những điểm gặp gỡ về cách định danh loại VB này. Cụ thể, các quan điểm đã chỉ ra các yếu tố sau: • Một là, đây là nhóm VB không chứa các yếu tố tưởng tượng • Hai là, chức năng của VB dùng để cung cấp thông tin, kiến thức về đời sống • Ba là, các VB loại này sử dụng đa dạng các yếu tố trực quan, yếu tố phi ngôn ngữ, các kết cấu đặc thù nhằm mang lại hiệu quả cao trong truyền đạt thông tin. 6 Duke, N. & Bennett-Armistead, V.S. (2003). Reading & writing informational text in the primary grades. Tr. 17 Duke, N. (2004). Presentation “Strategies for Building Comprehension of Information text”. Tr. 3-4 8 Bộ GD&ĐT (2018). CT GDPT môn Ngữ văn. Tr.88 7 Trang | 15 LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trên cơ sở những nét tương đồng này, người viết đưa ra một định nghĩa thống nhất làm nền tảng để phục vụ việc nghiên cứu các vấn đề về VBTT nói chung và đề xuất các tiêu chí lựa chọn VBTT sử dụng trong kiểm tra - đánh giá nói riêng bằng cách phát triển mở rộng định nghĩa của VBTT mà Bộ GD&ĐT trình bày trong CT môn học năm 2018: “VBTT là loại VB dùng để cung cấp thông tin về các vấn đề đời sống - xã hội, khoa học, v.v hoặc dùng trong mục đích thông báo, giao dịch. VB này không chứa các yếu tố tưởng tượng và sử dụng hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ, kết cấu đặc thù đa dạng nhằm đáp ứng được mục đích truyền đạt.” 1.1.2 Đặc điểm và phân loại Văn bản thông tin 1.1.2.1 Đặc điểm của VBTT ❖ Đặc điểm về ngôn ngữ VBTT nổi bật bởi tính đa dạng các kiểu loại, dạng thức sản phẩm thể hiện. Do đó, đặc điểm về ngôn ngữ cũng đa dạng tùy thuộc vào các kiểu loại ấy. Tuy nhiên, khái quát chung, có thể đánh giá những nét nổi bật của ngôn ngữ của loại VBTT như sau: Thứ nhất là tính chính xác, cụ thể. Hầu hết các VBTT rất ít dùng ẩn dụ, biểu tượng như ngôn ngữ của VBVH. Điều này đồng nghĩa với việc ngôn ngữ VBTT phải đảm bảo tính rõ nghĩa, đơn nghĩa để đảm bảo những người đọc khác nhau khi tiếp xúc cùng một VB phải có cách hiểu giống nhau bởi mục tiêu cung cấp thông tin của nó. Ngoài ra, tính cụ thể của các VBTT còn thể hiện ở việc các phần trong một VB có tính thống nhất cao khi trình bày về cùng một đề tài. Thứ hai là tính chuyên môn, học thuật. Đối với các VB cung cấp tri thức khoa học, thuyết minh các đối tượng đặc thù sẽ sử dụng lớp từ vựng có tính chuyên ngành, học thuật với đề tài tương ứng. Tuy nhiên, ở những kiểu loại thông dụng, có đối tượng tiếp cận phổ thông (như đơn thư, biểu mẫu, áp phích quảng cáo,…) thì yếu tố này chỉ dừng lại ở việc sử dụng nhóm từ vựng riêng của lĩnh vực, không quá tập trung vào tính chuyên môn, học thuật. ❖ Đặc điểm về kết cấu Mỗi VBTT nói chung và các phần trong mỗi VBTT nói riêng thường được tác giả trình bày theo một trật tự nhất định và có dụng ý. Sự thành công của một VBTT cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc người viết có khả năng xây dựng, sắp xếp một kết cấu Trang | 16 LỰA CHỌN VĂN BẢN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VBTT hợp lí, khoa học và thể hiện rõ được mục đích trình bày của mình. Với bố cục đơn giản nhất là Mở đầu (Giới thiệu về đối tượng được trình bày) - Nội dung - Kết luận (Tổng kết khái quát về đối tượng) dành cho mọi loại VB, VBTT cũng không ngoại lệ. Tác giả Reutzel và Cooter đã đưa ra quan điểm rằng các phần này thường được trình bày theo các kiểu kết cấu đặc trưng như: Nguyên nhân - kết quả; So sánh - đối chiếu; Mô tả; Hỏi và trả lời; Liệt kê và Trình tự thời gian, đồng thời mô tả và giải thích mục đích sử dụng của từng kiểu9: - Nguyên nhân - kết quả: trình bày một sự việc, sự kiện đã dẫn đến một sự việc, sự kiện hay kết quả như thế nào. - So sánh - đối chiếu: phân tích những điểm giống và khác nhau giữa các khái niệm hay sự việc. - Mô tả: giải thích một ý hay một khái niệm. - Hỏi và trả lời: Trình bày một vấn đề với những giải pháp. - Liệt kê: sắp xếp các số liệu, khái niệm hay sự kiện. - Trình tự thời gian: sắp xếp thông tin theo trật tự thời gian. Qua sự tìm hiểu của người viết, hầu hết các học giả, nhóm nghiên cứu khác cũng phân tích đặc điểm về kết cấu VB của VBTT thông qua 5 kiểu cấu trúc như: Mô tả (Description); Trình tự (Sequence/Instruction/Process); Nguyên nhân - kết quả (Cause - Effect); So sánh - đối chiếu (Compare - Contrast) và Vấn đề và Giải pháp (Problem Solution) tương tự như Reutzel và Cooter. Ở đây, kiểu Liệt kê được xếp chung vào nhóm Trình tự. ❖ Đặc điểm về hình thức trình bày và phương tiện phi ngôn ngữ Ngoài những đặc điểm về kết cấu đã trình bày ở trên, các VBTT thường tập trung làm nổi bật những ý quan trọng, những vấn đề, khái niệm trọng tâm bằng cách sử dụng đa dạng hình thức trình bày khác nhau. Các hình thức này có thể bao gồm các yếu tố: tiêu đề lớn, các tiêu đề phụ, mục lục, bảng tra cứu, bảng chú giải thuật ngữ, lời tựa, các đoạn văn, lời chú thích ở cuối trang, các hình ảnh minh họa, một từ ngữ hay đoạn văn đặc biệt được in nghiêng, in đậm, tô màu, … Mục đích của các kiểu định dạng đặc biệt này vừa có chức năng thẩm mỹ, đồng thời nhằm làm rõ sự phân cấp thông tin được trình bày trong VB, hỗ trợ quá trình tìm kiếm và ĐH thông tin trong VB nhanh chóng hơn. 9 Reutzel, D.R. & Cooter, R.B. (2007). Strategies for Reading Assessment and Instruction: Helping Every Child Succeed. (Dẫn từ Nguyễn Thị Hồng Nam, Dương Thị Hồng Hiếu (2017). Giáo trình Phương pháp dạy đọc VB. Tr.18 Trang | 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan