Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tốt nghiệp lễ phục sinh của công giáo việt nam ý nghĩa và giá trị...

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp lễ phục sinh của công giáo việt nam ý nghĩa và giá trị

.PDF
76
16
59

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------- HOÀNG THÁI PHƯƠNG LỄ PHỤC SINH CỦA CÔNG GIÁO VIỆT NAM Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Hà Nội - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------- HOÀNG THÁI PHƯƠNG LỄ PHỤC SINH CỦA CÔNG GIÁO VIỆT NAM Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. VŨ VĂN CHUNG Hà Nội - 2019 Lời cảm ơn Trong suốt quá trình làm khoá luận, đã có rất nhiều cá nhân cùng cộng đồng đã giúp đỡ, hộ trợ em. Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Vũ Văn Chung, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình viết Khoá luận tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Triết học cùng Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học KHXH và NV đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Do kinh nghiệm thực tế còn non yếu, nên chắc chắn em còn nhiều thiếu sót nên rất mong các thầy cô bỏ qua. Đồng thời mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các thầy cô để giúp em tích lũy thêm kinh nghiệm để hoàn thiện bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới đạt kết quả tốt hơn. Em xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2019 Phương Hoàng Thái Phương MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 NỘI DUNG.......................................................................................................... 6 Chương 1: LỄ PHỤC SINH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO TRONG TRUYỀN THỐNG KITÔ.................................................................................. 6 1.1. Lịch sử và vị trí lễ Phục sinh trong truyền thống Kitô ............................ 6 1.1.1. Lịch sử hình thành ....................................................................................... 6 1.1.2. Vị trí của ngày lễ Phục Sinh trong năm Phụng Vụ của các tín đồ Kitô giáo. ..................................................................................................................... 10 1.2. Ý nghĩa và phong tục ngày lễ Phục Sinh trong truyền thống Kitô. ..... 12 1.2.1. Ý nghĩa Phục sinh trong truyền thống Kitô. ............................................. 12 1.2.2. Một số phong tục trong ngày lễ phục sinh. ............................................... 15 1.3. Lễ Phục sinh của người Công giáo. ......................................................... 20 1.3.1. Những quan niệm về Phục sinh của người Công giáo. ............................ 20 1.3.2. Cách tính ngày lễ Phục sinh theo truyền thống của Giáo hội. ................. 24 1.3.3. Quy định của Giáo hội về tổ chức ngày lễ Phục sinh. .............................. 27 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 30 Chương 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ NHÂN SINH TRONG LỄ PHỤC SINH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................................................ 31 2.1. Khái quát chung về Công giáo ở Việt Nam. ........................................... 31 2.1.1. Quá trình du nhập và phát triển. ............................................................... 31 2.1.2. Đặc điểm của Công giáo ở Việt Nam........................................................ 39 2.2. Lễ Phục sinh trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam. ....... 41 2.2.1. Quá trình chuẩn bị và những qui định trước và trong mùa lễ Phục sinh. 41 2.2.2. Không gian, thời gian và đặc điểm lễ Phục sinh của người Công giáo Việt Nam hiện nay. ...................................................................................................... 46 2.2.3. Vị trí của lễ Phục Sinh trong đời sống đạo của các tín đồ Công giáo ở Việt Nam. ............................................................................................................. 48 2.3. Giá trị của thánh lễ Phục sinh đối với giáo dân Công giáo Việt Nam. 49 2.3.1. Giá trị thần học của lễ Phục sinh trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam. ..................................................................................................... 50 2.3.2. Giá trị nhân sinh của thánh lễ Phục sinh đối với người Công giáo Việt Nam. .................................................................................................................... 53 2.3.3. Sự đóng góp của thánh lễ Phục sinh đối với không gian văn hoá Việt Nam. .................................................................................................................... 57 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 59 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 62 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 67 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 24 NQ-TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị khóa VI về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” đã chỉ rõ: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và tôn giáo có những giá trị văn hóa đạo đức phù hợp với chế độ mới” [30]. Tín ngưỡng, tôn giáo đã, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo chính là là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Công giáo đã du nhập vào Việt Nam được hơn 4 thế kỷ. Sự du nhập này đã mang theo các loại hình văn hóa mới ở Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, từ kiến trúc, nghề in, báo chí, văn học, đến sân khấu, kịch, điêu khắc, nghệ thuật… đã xuất hiện nhiều nét mới lạ. Cùng với thời gian dần dần Công giáo đã trở thành mạch sống bên trong bản sắc dân tộc, trở thành một trong những tôn giáo lớn của đất nước. So với các tôn giáo khác tại Việt Nam, Công giáo du nhập vào chưa lâu và gặp nhiều khó khăn, nhưng trong quá trình truyền bá nhưng đã và đang có ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống tinh thần trong xã hội Việt Nam. Đặc biệt, trong công cuộc giao lưu và tiếp biến với văn hóa Việt Nam. Vị thế của Công giáo trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội nước ta không ngừng gia tăng. Cho tới nay số tín đồ Công giáo tại Việt Nam đã chiếm tới xấp xỉ 10% dân số nước ta, đứng thứ 2 sau Phật giáo [6, tr.1]. Cùng với sự gia tăng về số lượng tín đồ, quá trình nhập thế của văn hóa Công giáo đối với văn hóa bản địa Việt Nam vẫn không ngừng diễn ra. Văn hóa Công giáo in dấu trong văn hóa Việt Nam và ngược lại. Công giáo cũng đem đến những giá trị mới cho văn hoá Việt như tiếng chuông nhà thờ mỗi giờ lễ, những lời kinh phụng vụ được Việt hoá theo thơ ca, vần điệu Việt Nam, những bài thánh ca, bài giảng mang đầy giá trị giáo dục. Đặc biệt, Công giáo còn đem tới Việt Nam những ngày lễ hội phương Tây đa dạng và có tính nhân văn sâu sắc. 1 Nhắc tới ngày lễ của Công giáo, hầu hết tất cả mọi người đều nhớ tới lễ Giáng Sinh đầu tiên – một ngày lễ trọng không chỉ đối với người Công giáo mà còn đối với các Kitô hữu trên khắp thế giới. Ngày lễ Giáng Sinh ở Việt Nam được ăn mừng to không kém gì các nước phương Tây. Khắp các cửa hàng đều trang trí và bán đồ lưu niệm cho lễ Giáng Sinh. Không chỉ những người theo đạo mà kể cả những người không theo Công giáo cũng đều chung vui ăn mừng đêm Chúa Jesus ra đời. Có thể nói, đối với những người không theo đạo, lễ Giáng Sinh là ngày lễ lớn nhất trong Công giáo. Tuy nhiên, trên thực tế đối với người Công giáo, ngày lễ Phục sinh mới là ngày lễ lớn nhất. Ở các nước phương Tây, lễ Phục sinh được ăn mừng và tổ chức lớn không kém so với lễ Giáng Sinh. Còn tại Việt Nam, khi nhắc tới lễ Phục sinh, đa phần những người không theo đạo lại không biết hoặc cho rằng đây là ngày lễ kém quan trọng hơn so với ngày Giáng Sinh. Đối với một số bộ phận giáo dân theo đạo cũng chưa hiểu biết kỹ về ngày lễ này mà chỉ cho rằng đây là một ngày lễ buộc phải tham dự chứ không hiểu rõ ý nghĩa của ngày lễ Phục sinh. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới niềm tin tôn giáo của một bộ phận tín đồ Công giáo. Như vậy, lễ Phục sinh của Công giáo tại Việt Nam không được nhiều người biết tới trong khi đây là một ngày lễ long trọng mang trong đó toàn bộ giá trị và ý nghĩa đức tin của người Công giáo, sự kiện Phục sinh trong Kinh Thánh còn đánh dấu sự ra đời của Giáo hội Công giáo. Không chỉ vậy, việc tổ chức lễ Phục sinh tại các giáo xứ kết hợp với những tục lệ dân gian của Việt Nam đã góp phần tạo ra nét riêng của Công giáo Việt Nam đồng thời cũng làm đa dạng hoá văn hoá Việt. Để làm rõ những đặc điểm, giá trị của lễ Phục sinh cũng như Công giáo Việt Nam, tôi chọn đề tài Lễ Phục sinh của Công giáo ở Việt Nam – ý nghĩa và giá trị làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Đông Nam Á là khu vực tồn tại những bản sắc văn hoá riêng nổi bật. Bởi vậy khi Công giáo du nhập và có sự giao thoa với văn hoá Việt Nam đã có rất 2 nhiều công trình nghiên cứu của các học giả về Công giáo Việt Nam, về đời sống tinh thần cũng như sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ Công giáo. Một số công trình nổi bật như Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển ở Việt Nam (2004), Nghi lễ và lối sống công giáo trong văn hoá Việt Nam (2001), Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam (2010)… của tác giả Nguyễn Hồng Dương. Trong các công trình này, tác giả đã đề cập đến tác động qua lại của văn hóa tôn giáo được xem là một thành tố quan trọng của văn hóa Việt Nam. Đồng thời, có giành riêng một phần nói về sự hội nhập của văn hóa Công giáo đối với văn hóa Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như Hội họa, kiến trúc, điêu khắc, văn học, nghệ thuật diễn xướng, thơ ca, lễ hội, âm nhạc.... Tuy nhiên trong khuôn khổ của một cuốn sách có giới hạn số trang nhất định, tác giả mới chỉ nêu vấn đề mà chưa có sự phân tích một cách hệ thống và sâu sắc đến từng vấn đề cụ thể. Trong luận án Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và văn hoá Việt Nam (2008) của Phạm Huy Thông, tác giả đã trình bày có hệ thống những tác động qua lại giữa Công giáo và văn hoá Việt Nam, đồng thời phác thảo quá trình biến đổi và phát triển của Công giáo trong mối quan hệ với văn hoá dân tộc cũng như phân tích một số đặc điểm của Công giáo Việt Nam thông qua một số ngày lễ Công giáo. Luận án Triết lý nhân sinh trong Phúc Âm và ý nghĩa của nó đối với lối sống của tín đồ Công Giáo Việt Nam hiện nay (2017), TS. Đỗ Xuân Hiển đã phân tích và hệ thống hoá các nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh trong các sách Phúc Âm, trong đó sự kiện Phục Sinh, đồng thời làm rõ ý nghĩa của triết lý nhân sinh trong Phúc âm đối với lối sống của tín đồ Công giáo Việt Nam. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu, luận văn, luận án bài báo trên các tạp chí, Internet cũng đề cập đến Lễ Phục sinh. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều đã phân tích, làm rõ các đặc điểm cũng như sự du nhập của Công giáo vào Việt Nam, bên cạnh đó cũng làm rõ đời sống sinh hoạt của giáo dân trong năm Phụng Vụ cũng như trong các dịp 3 lễ đặc biệt là lễ trọng như Lễ Phục sinh, tuy nhiên, các công trình trên vẫn chưa đề cập chi tiết cũng như làm rõ các đặc điểm, ý nghĩa của Lễ Phục sinh của Công giáo ở Việt Nam cũng như ảnh hưởng của ngày lễ này đối với các tín đồ Công giáo một cách có hệ thống. 3. - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của khoá luận là phân tích, làm rõ những nội dung, đặc điểm của thánh lễ Phục sinh ở Việt Nam, từ đó đưa ra ý nghĩa của lễ Phục sinh nói chung và ý nghĩa đối với các tín đồ Công giáo nói riêng. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích như đã nêu ở trên, khóa luận có những nhiệm vụ cụ thể như sau: Thứ nhất là trình bày khái quát được về Lễ Phục Sinh của Công giáo ở Việt Nam: lịch sử hình thành và phát triển, biểu hiện, nội dung hành lễ, ý nghĩa của ngày lễ và một số biểu tượng trong ngày lễ. Trên cơ sở đó chỉ ra giá trị nhân sinh và vai trò của nó đối với đời sống văn hóa tinh thần của giáo dân. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là nội dung và ý nghĩa cũng như giá trị của lễ Phục sinh của Công giáo Việt Nam hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là ý nghĩa và giá trị nhân sinh, giá trị thần học của lễ Phục sinh trong đời sống đạo của người giáo dân Công giáo Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. - Cơ sở lý luận: Khoá luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo. - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Phương pháp chủ yếu là phân tích - tổng 4 hợp, thống nhất lịch sử - logic, khái quát hoá, trừu tượng hoá, so sánh, đồng thời kế thừa có chọn lọc một số kết quả điều tra, nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đi trước. Các phương pháp được sử dụng đan xen để làm rõ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận văn. Luận văn đã làm rõ nội dung và đặc điểm của lễ Phục sinh của Kitô giáo nói chung và Công giáo Việt Nam nói riêng. Đồng thời chỉ ra ý nghĩa và giá trị của thánh lễ này đối với người Công giáo cũng như đóng góp của thánh lễ với văn hoá Việt Nam. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. - Ý nghĩa lý luận: Khóa luận đã góp phần làm rõ vai trò của lễ Phục sinh trong đời sống tinh thần của người Công giáo Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập. 8. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài gồm 2 chương, 6 tiết. 5 NỘI DUNG Chương 1: LỄ PHỤC SINH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO TRONG TRUYỀN THỐNG KITÔ 1.1. Lịch sử và vị trí lễ Phục sinh trong truyền thống Kitô 1.1.1. Lịch sử hình thành Kitô giáo là một tôn giáo lớn có lịch sử lâu đời do Đức Jesus Christ (theo như trong Kinh Thánh là con của Chúa Sáng Thế) sáng lập ra vào khoảng những năm đầu của thế kỉ I tại vùng Trung Đông, thuộc Đế chế Roma. Trải qua các lần phân chia, Kitô giáo đã phân chia, hình thành các hệ phái khác nhau như: Công giáo Roma, Chính Thống giáo Đông phương, Tin Lành, Anh giáo… với nhiều sự khác biệt trong tổ chức giáo hội, giáo lý, giáo luật cũng như quan điểm về thần học. Tuy nhiên, đối với các Kitô hữu, luôn có những ngày lễ trọng đại phải được cử hành, đặc biệt là lễ Phục sinh – là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm và có lịch sử lâu đời nhất, chỉ sau lễ Sabbath. Lễ Phục Sinh là ngày lễ kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Jesus. Ngài đã bị chính quyền La Mã bắt và hành hình. Ngày thứ Sáu sau khi bị các quan chức Đế Quốc La Mã bắt và tuyên án tử hình, Chúa đã chết đi và sau đó hồi sinh. Sự kiện này được ghi chép lại trong Phúc Âm rằng Đức Giêsu đã biết trước sự chết để đền tội cho loài người và sự phục sinh của mình [Luca 9:22]. Sau 3 ngày chôn táng, tức vào ngày Chủ Nhật, Ngài sống lại. Phúc Âm trong Tân Ước đều ghi chép lại sự kiện này và đề cập đến việc Jesus gặp lại các môn đệ của mình cũng như làm phép và giảng dạy trong quá trình truyền giáo ở các địa điểm khác nhau trong suốt 40 ngày kể từ ngày phục sinh, rồi ngài lên trời [Luca 24:44 – 49]. Sau đó 10 ngày, tức ngày thứ 50, Chúa Thánh Thần hiện xuống với các tông đồ và loan báo tin mừng. Theo Tân Ước, đây được xem là ngày khai sinh ra Giáo hội, Giáo hội được coi là thân mình và là hiền thê của Chúa Jesus Christ. Vì vậy mà Lễ Phục Sinh được diễn ra nhằm tưởng niệm sự chết và phục sinh của Ngài. Đây là một sự kiện đóng dấu mốc đặc biệt quan trọng trong lịch sử hình thành Kitô 6 giáo. Do đó, trong năm phụng vụ Công giáo có mùa Phục Sinh đóng vai trò quan trọng được kéo dài 50 ngày (ngũ tuần) tính từ Chúa Nhật Phục Sinh cho tới Chúa Nhật Hiện Xuống. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lễ Phục sinh (Easter), thực chất có liên hệ nhiều với Lễ Vượt Qua (Passover) của Do Thái giáo – là ngày lễ diễn ra vào ngày 14-15 tháng Nisan (tháng thứ nhất của năm tính theo niên lịch Do Thái, thường là tháng ba hoặc tháng tư theo lịch Tây phương). Đây là lễ kỉ niệm đêm trước ngày thiên sứ Moses lãnh đạo người Do Thái thoát khỏi sự nô dịch của Ai Cập. Trong sự kiện đó, máu cừu non (hay còn gọi là chiên) được sử dụng để bảo vệ các gia đình người Israel. Để ăn mừng ngày lễ này, người ta thường chọn một cừu non thuần khiết làm vật hiến tế cho lễ Vượt Qua. Trong Kitô giáo, Chúa Jesus đã trải qua bữa tối cuối cùng với các môn đệ của mình vào đêm trước lễ Vượt Qua. Ngài chấp nhận bị đóng đinh để chịu tội thay cho loài người vào ngày hôm sau, đó là ngày thứ nhất của lễ Vượt Qua. Đồng thời, Kinh Thánh Tân Ước cũng mô tả Jesus giống như một con chiên – vật tế của Chúa Trời “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời, là đấng cất tội lỗi của thế gian!” [Gioan 1:29] hay so sánh Chúa Jesus với cừu con lành lặn không tỳ vết được hiến tế vào lễ Vượt Qua: “Nhưng ấy là bởi huyết báu của Đấng Kitô, giống như huyết của chiên con lành lặn, không tỳ vết.” [1 Peter 1:19]. Như vậy, sự kiện Đức Jesus hy sinh thân mình để chuộc lỗi cho toàn bộ loài người được Tân Ước mô tả trong tương quan với sự kiện Moses giải phóng và dùng máu cừu để bảo vệ người Do Thái trong sách Xuất Hành. Dựa vào các dữ kiện như vậy, có thể thấy, mặc dù lễ Phục sinh có phần nào nguồn gốc từ lễ Vượt qua trong Do Thái giáo, nhưng lễ Vượt Qua cùng với lễ Phục sinh của Kitô giáo lại mang bộ mặt khác. Cụ thể, thay vì là kỉ niệm ngày Moses giải phóng người Do Thái, thì lễ Phục sinh là để kỉ niệm đức hy sinh, bao dung cùng sự màu nhiệm của Chúa, đồng thời kỉ niệm sự khởi đầu của Kitô giáo. Một nguồn gốc khác của lễ Phục Sinh được cho là bắt nguồn từ ngày hội Xuân thời cổ đại. Thực tế, sự phục sinh của Chúa trong Kinh Thánh được nhắc 7 tới là sự “Sự Hồi sinh” – “The Resurrection”, còn lễ Phục Sinh – “Easter” theo Từ điển Bách Khoa Công giáo mới (NCE - 1967), tập 5, cụm từ này xuất phát từ cái tên “Ostera” trong thần thoại của Babylon. Hay trong nghiên cứu của Thánh Bede, một tu sĩ người Anh ở tu viện Thánh Peter Monkwearmouth và tu viện Thánh Paul Jarrow, Anh; đồng thời là một nhà sử học nổi tiếng vào thế kỷ VII, ông viết rằng từ “Easter” thực chất đến từ cái tên của nữ thần cổ Eostre (một số nơi gọi là Ostara) là nữ thần màu mỡ và nữ thần hoàng hôn – có nguồn gốc từ Scandinavia. Cái tên này có khá nhiều phiên bản tuỳ thuộc vào nhiều ngôn ngữ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung các nhà sử học thế giới đều đưa ra nghiên cứu rằng “Eostre”, “Ostera” hay “Ishtar”, là nữ thần mùa xuân của Tây Âu, là biểu tượng của tháng 4 – vào thời cổ đại được gọi là “Eosturmonath” – ngày nay là “April”. Ngày lễ Eostre được tổ chức vào thời điểm xuân phân, khi mà thời gian của ban đêm và ban ngày ngang bằng nhau. Những biểu tượng của lễ Phục sinh như trứng và thỏ cũng bắt nguồn từ ngày lễ này. Cụm “Easter” là phiên bản tiếng anh của cái tên này, mặc dù các nhà sử học thế giới vẫn chưa tìm được khoảng thời gian chính xác mà nó bắt đầu được sử dụng, các nhà nghiên cứu tôn giáo cho rằng thuật ngữ này là một trong những từ tiếng Anh cổ xưa nhất đã tồn tại hơn một thiên nhiên kỉ. Lễ hội này có sự trùng khớp về mặt thời gian với lễ mừng Chúa phục sinh. Chính điều này khiến cho ngày lễ lớn của Kitô giáo có sự hoà nhập với truyền thống văn hoá cổ xưa, đặc biệt là truyền thống văn hoá Tây Âu của tộc người Slav cổ. Vì lẽ đó, cụm từ này được sử dụng phổ biến. Ban đầu các tín đồ Kitô muốn tôn giáo của mình dễ dàng hoà nhập và tiếp cận với nhiều người hơn cho nên đã cố gắng hội nhập các lễ nghi tôn giáo với các lễ nghi truyền thống và đôi khi đồng nhất chúng làm một. Do vậy, những biểu tượng như Trứng Phục Sinh và Thỏ Phục Sinh vốn là biểu tượng của mùa xuân đã gắn liền với mùa Phục Sinh của Kitô giáo như một yếu tố quan trọng không thể thiếu. Các từ điển giải nghĩa thuật ngữ của Công giáo đều nhắc tới “Easter” là thuật ngữ chỉ Lễ Phục sinh – “một ngày lễ quan 8 trọng nhất của Thiên Chúa giáo được cử hành nhằm tưởng nhớ tới ngày phục sinh mầu nhiệm của Chúa Jesus sau khi bị hành hình như đã kể lại trong những sách Phúc Âm” [24, tr. 256 - 257]; hay là “một trong các lễ trọng của Công giáo, nhưng không cố định vào ngày nào trong lịch” [10, tr. 519 – 520]. Trong các tôn giáo có nguồn gốc từ Kitô như Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành và Anh giáo, ngày diễn ra lễ Phục sinh thường rơi vào Chủ Nhật giữa ngày 22 tháng 3 đến ngày 25 tháng 4. Ngày tiếp theo, thứ Hai được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo. Lễ Phục sinh và các ngày nghỉ trong mùa Phục sinh thường không cố định bởi nó được tính theo nhiều loại lịch khác nhau tuỳ theo quy định của các Giáo hội. Mặc dù đều được tổ chức vào Chủ Nhật, nhưng ngày chính xác của lễ Phục sinh hay ngày Chúa sống lại vẫn luôn là đề tài gây tranh luận giữa các giáo hội Chính thống giáo phương Đông và Công giáo phương Tây kể từ thế kỷ thứ II. Để giải quyết vấn đề này, Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325 đã được tổ chức bởi Constantine Đại Đế. Constantine muốn Kitô giáo tách biệt hoàn toàn với Do Thái giáo và không muốn lễ Phục sinh được cử hành trong Lễ Vượt qua của người Do Thái. Hội đồng Nicaea theo đó yêu cầu lễ phục sinh phải được cử hành vào Chủ nhật và không bao giờ trong Lễ Vượt qua của người Do Thái. Vì vậy, Công đồng Nicaea đã quyết định rằng lễ Phục sinh sẽ được tổ chức vào Chủ Nhật sau ngày trăng tròn đầu tiên sau kì xuân phân [24, tr. 257]. Tuy nhiên mùa xuân phân cũng không cố định mà thay đổi theo từng năm. Vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi, vì vậy việc tính ngày cuối cùng dựa nhiều vào Giáo hội ở Alexandria (Ai Cập), bởi họ được biết đến với sự thông thái trong thiên văn học. Ngày xuân phân được xác định là ngày 21 tháng 3 âm lịch, và lễ Phục sinh sẽ diễn ra theo cách tính bên trên. Đối với Giáo hội Công giáo mỗi nơi lại sử dụng các cách tính lịch khác nhau như Giáo hội Tây phương sử dụng lịch Gregorian để tính ngày, Giáo hội phương Đông dùng lịch Julian, ngoài ra một số giáo hội như Chính Thống giáo Đông phương vẫn tính ngày diễn ra lễ Phục sinh dựa trên 9 ngày tổ chức lễ Vượt Qua. Vì vậy, ngày tổ chức lễ Phục Sinh ở các nơi thường không trùng nhau. Ngày nay lễ Phục Sinh không chỉ phổ biến trong phạm vi những tín đồ Thiên Chúa giáo mà còn lan rộng trở thành ngày lễ chung của nhiều người và được tổ chức với quy mô lớn, đặc biệt là ở các nước mà Công giáo phát triển như phương Tây. Tại Việt Nam, lễ Phục sinh không được biết đến nhiều và được ăn mừng, tổ chức lớn như lễ Giáng Sinh. Nhưng đối với người Công giáo đây vẫn là một ngày lễ quan trọng được tổ chức hằng năm với những nghi thức được hội nhập với phong tục và văn hoá Việt. 1.1.2. Vị trí của ngày lễ Phục Sinh trong năm Phụng Vụ của các tín đồ Kitô giáo. Trong Kitô giáo, năm Phụng vụ là thời gian một năm bắt đầu từ Chúa nhật mùa Vọng, trong đó Hội Thánh mừng các biến cố trọng đại cuộc đời Chúa Jesus, Đức Mẹ Mary và các thánh, hay cũng có thể coi là là chu kỳ các mùa Phụng Vụ trong một năm. Các mùa Phụng Vụ được ra đời nhằm mục đích cử hành những khía cạnh khác nhau của màu nhiệm Vượt Qua của Đức Christ. Năm Phụng Vụ có 52 tuần, khởi đầu với Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng và kết thúc với lễ Chúa Christ Vua Vũ trụ. Trong 52 tuần này các mùa Phụng Vụ được chia thành 5 mùa theo thứ tự là Mùa Vọng - gồm 4 Chúa nhật trước lễ Giáng sinh: chuẩn bị tâm hồn người tín hữu mừng mầu nhiệm Chúa xuống thế làm người; Mùa Giáng Sinh – từ lễ Giáng Sinh (25 – 12) đến hết lễ Chúa Jesus chịu Phép Rửa: mừng sự kiện Chúa Jesus giáng trần trong hình hài con người; Mùa Chay – từ thứ Tư Lễ Tro đến lễ Vọng Phục sinh: chuẩn bị tâm hồn tín hữu đón mừng mầu nhiệm Tử nạn Phục sinh của Chúa Jesus; Mùa Phục Sinh - từ lễ vọng Phục sinh đến lễ Hiện xuống: mừng việc Chúa Christ toàn thắng tội lỗi và tử thần; và cuối cùng là Mùa Thường Niên – kéo dài khoảng 34 tuần lễ, gồm 2 thời kỳ: Từ sau mùa Giáng sinh đến đầu mùa chay và từ sau lễ Hiện xuống đến hết tuần lễ Chúa Christ Vua. Lễ Phục Sinh nằm trong mùa Phục Sinh, tuy nhiên vị trí của ngày lễ Phục Sinh 10 trong năm phục vụ của Giáo hội Tây phương và Chính thống giáo Đông phương cũng có nhiều sự khác nhau. Đối với Giáo hội Tây phương, lễ Phục Sinh đánh dấu việc kết thúc Mùa Chay – 40 ngày chay tịnh – giai đoạn ăn kiêng và sám hối để chuẩn bị cho lễ Phục Sinh. Giai đoạn này bắt đầu từ ngày thứ Tư Lễ Tro và kéo dài trong khoảng sáu tuần trước khi lễ Phục Sinh diễn ra. Tuần trước ngày Phục Sinh, trong truyền thống Kitô giáo là một tuần lễ đặc biệt gọi là Tuần Thánh. Tuần Thánh, đối với người theo Công Giáo hay Tin Lành, thường bắt đầu từ thứ Năm cho tới Chủ Nhật. Thứ Năm Tuần Thánh là ngày kỷ niệm Bữa tối cuối cùng của Chúa Jesus với các môn đệ của mình, và thứ Sáu Tuần Thánh để tưởng nhớ sự kiện Chúa bị đóng đinh trên thập giá. Ba ngày thứ Sáu, thứ Bảy Tuần Thánh cùng với Chúa Nhật Phục Sinh được gọi là Tam Nhật Phục Sinh (hay một số nơi cũng gọi là Tam Nhật Vượt Qua hoặc Tam Nhật Thánh). Ở một số nước, có thêm ngày thứ hai gọi là "Thứ hai Phục sinh" bởi Lễ Phục Sinh được kéo dài thêm 1 ngày. Đôi lúc cũng có nhiều Giáo hội bắt đầu lễ Phục sinh vào cuối buổi tối ngày Thứ bảy Tuần Thánh bằng một số lễ như lễ Vọng Phục Sinh hay Canh thức Vượt Qua. Không giống với Công giáo hay Tin Lành bắt đầu Mùa Chay vào Thứ Tư Lễ Tro, thì đối với Giáo hội Chính thống giáo phương Đông, Mùa Chay lại bắt đầu vào đêm Chủ Nhật – sáng thứ Hai và kết thúc vào Thứ Bảy lễ Thánh Lazarus. Tuy nhiên các tín đồ Chính Thống giáo vẫn sẽ tiếp tục ăn chay cho tới lễ Phục Sinh. Tuần Thánh sẽ bắt đầu sau Chúa Nhật Lá, và Lễ Phục Sinh - hay trong Chính thống giáo còn gọi là Pascha, bắt đầu vào cuối ngày thứ Bảy, vào buổi tối, dựa theo quan niệm của người Do Thái rằng buổi tối đó là bắt đầu của ngày Phục Vụ, đồng thời cũng để đảm bảo rằng không có lễ Phục Vụ Thánh nào khác vào buổi sáng, khiến lễ này trở thành “Lễ của mọi lễ” trong năm phục vụ1. Theo mục sư Moses Hibbard tại nhà thờ Chính Thống giáo Nicholas, Billings, Mỹ trong bài báo của Susan Olp, Celebrating Easter looks differents for Eastern Orthodox, Catholic and Protestant churches, 2017. 1 11 Mùa phụng vụ từ Lễ Phục sinh đến Chủ nhật của các Thánh (Chủ nhật sau Lễ Ngũ tuần) được gọi là Lễ Ngũ tuần ("năm mươi ngày"). Tuần bắt đầu vào Chủ nhật Phục sinh được gọi là Tuần Sáng, trong đó người theo đạo sẽ không phải ăn chay nữa, ngay cả vào Thứ Tư và Thứ Sáu. Giai đoạn hậu Lễ Phục sinh kéo dài 39 ngày, với ngày Apodosis (nghỉ phép) vào ngày trước Lễ Thăng Thiên của Chúa Jesus. Chủ nhật trong ngày lễ Ngũ tuần là ngày thứ năm mươi tính từ lễ Phục sinh. 1.2. Ý nghĩa và phong tục ngày lễ Phục Sinh trong truyền thống Kitô. Như trên đã trình bày, sự kiện Chúa Phục Sinh đóng vai trò trọng tâm trong niềm tin của tín đồ đạo Kitô. Người theo Kitô giáo tin rằng Chúa Jesus chết trên thập tự giá nhưng sau đó 3 ngày, từ cõi chết, Ngài đã sống lại, gặp lại các môn đệ của mình rồi sau đó trở về trời. Có thể nói, đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của Kitô giáo. 1.2.1. Ý nghĩa Phục sinh trong truyền thống Kitô. Người theo Kitô giáo tin rằng Đức Chúa Trời đã mang Chúa Jesus sống lại từ cõi chết sau khi bị hành hình. Sự phục sinh này giải thích theo ý nghĩa thần học đó là sự mặc khải2 của Thiên Chúa về mục đích của Người, đó là sự cứu chuộc thế giới. Sự màu nhiệm và ý nghĩa của sự phục sinh của Chúa Jesus được Lesslie Newbigin nhắc tới trong cuốn The Gospel in Pluralist Society (Tạm dịch: Kinh Phúc Âm trong một xã hội đa nguyên) như sau: The end is the day when Jesus shall come again, when his hidden rule will become manifest and all things will be seen as they truly are. That is why we repeat at each celebration of the Supper the words which encapsulate the whole mystery of faith: “Christ has died. Christ is risen: Christ shall come again.” (Tạm dịch: Sự kết thúc là cái ngày khi mà Chúa Jesus sẽ trở lại, khi quyền lực còn ẩn giấu của ngài trở nên rõ ràng và mọi thứ được nhận biết với Sự tác động trong tĩnh lặng của Thiên Chúa làm bộc lộ ra những điều thiêng liêng mầu nhiệm mà lý trí con người không giải thích được. 2 12 đúng bản chất của chúng. Đó là lý do tại sao chúng ta thường hay lặp lại những lời mà gói gọn trong đó toàn bộ mầu nhiệm của đức tin trong mỗi lễ kỷ niệm Bữa Tối Cuối Cùng “Chúa Christ đã chết. Chúa Christ phục sinh: Chúa Christ sẽ trở lại”.) Có rất nhiều lý do khiến cho lễ Phục sinh là một trong hai lễ trọng trong năm phục vụ của các Kitô hữu bên cạnh lễ Giáng sinh – ngày Chúa Jesus hạ thế. Sự Phục Sinh của Chúa trước hết là sự chuộc tội cho loài người. Đối với đức tin của người Kitô giáo, việc Đức Jesus hy sinh thân mình là để trả giá cho những tội lỗi của con người. Thiên Chúa đã đặt hình phạt đáng ra loài người phải chịu cho Jesus để loài người có thể được biện minh trước Ngài thể hiện tình yêu thương và bao dung của Ngài đối với con người. Vì vậy sự kiện Chúa Jesus phục sinh là một sự xác nhận rằng Thiên Chúa đã chấp nhận sự trả giá của Đấng Christ và tha thứ cho loài người, đem lại sự trong sạch cho loài người. Ý nghĩa này cũng được nhắc tới trong Phúc Âm Thánh Romans 4:25: “Chúa Jesus đã bị nộp để chịu chết vì những tội lỗi của chúng ta, ngài được phục sinh để chúng ta được tuyên bố là công chính.” Vì vậy lễ Phục sinh là ngày mà các giáo dân thể hiện lòng biết ơn và kính yêu đến Chúa Jesus cũng như Thiên Chúa. Sự sống lại của Đức Jesus cũng cho thấy sự chiến thắng màu nhiệm của Chúa đối với cái chết. “Cái chết là kẻ thù của nhân loại và là hình phạt cho những người mang tội lỗi, còn món quà Đức Chúa Trời ban là sự sống vĩnh cửu qua Đấng Jesus Christ, Chúa của chúng ta” [Romans 6:23]. Chúa Jesus đã sống lại từ cõi chết vì cái chết không còn giữ được Ngài nữa, “sự chết không còn làm chủ trên Ngài” [Romans 6:9], và vì vậy chúng ta không còn phải sợ chết vì Chúa Jesus đã chiến thắng nó. Cái chết không còn là kẻ thù vì trong Chúa Jesus, chúng ta không còn phải sợ hình phạt xảy ra sau cái chết nữa. Bên cạnh đó, sự phục sinh của Đức Christ còn có nghĩa rằng các tín đồ đã được hợp nhất với Người. “Chúng tôi biết rằng Đấng đã làm Chúa Jesus sống lại và cũng sẽ làm chúng tôi sống lại giống như Chúa Jesus, và sẽ đưa chúng tôi cùng anh em đến trình diện trước Chúa Jesus.” [2 Corinthians 4:14]. Đối với các 13 tín đồ, khi họ tin vào Chúa, có nghĩa là họ đã hợp nhất với Chúa trong đức tin. Sự hợp nhất với Chúa Christ cho thấy rằng khi Thiên Chúa nhìn vào loài người, Ngài không nhìn vào sự bất chính của chúng ta, mà nhìn vào sự công bình của Chúa Jesus, tội lỗi của loài người đã chết theo Đấng Christ. Sự hợp nhất cũng được nhắc đến trong Tân Ước: “Nếu đã chết với Đấng Christ, chúng ta tin rằng mình cũng sẽ sống với Ngài” [Romans 6:8]. Do vậy lễ Phục sinh mang ý nghĩa nhắc nhở các tín đồ rằng giờ đây họ có thể sống thoải mái trong cuộc sống với một cái tôi mới của bản thân mình bởi vì họ được ràng buộc với Đức Christ bởi Đức Chúa Trời. Lễ Phục Sinh cũng là ngày lễ mà trong đó các tín đồ Kitô giáo tìm thấy niềm hy vọng vào cuộc sống. Những tín hữu được Thiên Chúa ban cho một niềm hy vọng to lớn khi được tha thứ cho mọi tội lỗi và được công chính trước Ngài. Đối với họ, khoảnh khắc Chúa Jesus phục sinh là khoảnh khắc vị thế của họ được thay đổi từ những kẻ tội đồ trở thành những đứa con được Chúa bao dung và được thừa kế một gia tài vĩnh cửu ở trên thiên đàng. Điều này được ghi chép lại trong Tân Ước rằng: Chúc tụng Đức Chúa Trời, Cha của Chúa Giêsu Kitô chúng ta, vì theo lòng thương xót lớn lao của ngài, ngài làm cho chúng ta được sinh ra lần nữa để nhận niềm hy vọng sống qua sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, để nhận phần thừa kế không mục nát, không ô uế và không suy tàn. Phần thừa kế ấy dành sẵn trên trời cho anh em [1 Peter 1:3 – 4] Sự phục sinh của Chúa Jesus trong ngày Phục sinh đồng thời đã xác nhận tính mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Đức Christ sống lại đúng như lời tiên báo trong thời gian rao giảng tin mừng của Thiên Chúa [Isaiah 53:2 – 12]. Điều này là một minh chứng với các tín đồ, cho họ thấy rằng mọi lời Chúa đều là chân thật và không thể sai lầm. Cuối cùng, lễ Phục Sinh là ngày khẳng định sự công minh của Thiên Chúa. Bởi sự sống lại của Chúa Jesus có nghĩa rằng Ngài sẽ phán xét thế giới trong sự công bình. Điều này được ghi lại trong sách Công Vụ 17:30-31: “ Chúa đã bỏ 14 qua những thời người ta thiếu hiểu biết, nhưng nay ngài tuyên bố mọi người khắp nơi đều phải sám hối. Vì ngài đã định một ngày để phán xét thế gian một cách công chính bởi người mà ngài đã chỉ định; và ngài đảm bảo điều này với mọi người qua việc làm cho người ấy sống lại”. Đối với các tín đồ, đức tin là những gì kết nối họ với Chúa và cho phép họ được cứu rỗi khỏi những tội lỗi của bản thân mình. Họ tin rằng sự sống lại của Đức Jesus là bằng chứng to lớn hùng hồn chứng thực sự vĩ đại của Thiên Chúa, và rằng những người tin vào sự hiện diện của Chúa sẽ được ngài ban thưởng. “Vả lại, không có đức tin thì chẳng thế nào làm vui lòng Đức Chúa Trời, vì người nào đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời và ngài là đấng ban thưởng cho những ai sốt sắng tìm kiếm ngài.” [Hebrews 11:6]. Tóm lại, đối với người Kitô giáo, Lễ Phục Sinh là ngày lễ trọng trong niên lịch Phụng Vụ Kitô Giáo, nói lên sự hiệp nhất và tuyên xưng đức tin của Giáo Hội. Theo Công Đồng Vaticanô II, “Từ ngày Hiện Xuống, ngày Giáo Hội xuất hiện nơi trần gian với các giáo hữu kiên tâm theo lời giáo huấn của các Sứ Đồ, cùng nhau qui tụ để cử hành mầu nhiệm phục sinh, loan truyền sứ điệp cứu rỗi để mọi người nhận biết một Thiên Chúa duy nhất và chân thật, cùng Đấng Ngài sai là Chúa Giêsu Kitô” [Kinh Phụng Vụ, 6 - 9]. Lễ Phục sinh là ngày các tín đồ chịu ban phước, ăn năn và được Chúa tha tội, là ngày để họ bày tỏ sự biết ơn và niềm tin lớn lao vào tình yêu thương, tính màu nhiệm của Chúa và cũng là ngày đem lại hy vọng cho những người theo đạo. Ngoài ra Lễ Phục Sinh còn là biểu tượng của mùa xuân, vì vậy dù là cộng đồng người Kitô giáo hay những người ngoại đạo cũng thường tổ chức ngày lễ này để đón mừng mùa xuân với hy vọng cho vạn vật sinh sôi nảy nở. 1.2.2. Một số phong tục trong ngày lễ phục sinh. Mặc dù lễ Phục Sinh đều mang ý nghĩa mừng Chúa Jesus sống lại đối với tất cả các tín đồ Kitô giáo, một số phong tục để kỷ niệm ngày lễ này có sự khác nhau tuỳ vào văn hoá và truyền thống các nước khác nhau và các nhánh khác nhau của Kitô giáo. Đa phần khi nhắc đến lễ Phục sinh ta thấy các nước thường 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan