Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tốt nghiệp kiểm toán bctc công ty cổ phần sadico cần thơ...

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp kiểm toán bctc công ty cổ phần sadico cần thơ

.DOC
258
220
116

Mô tả:

Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP "Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ" Chương 1 GVHD: Trương Thị Thúy Hằng 1 SVTH: Nhóm 5 Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ HIỂU BIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1 Qui mô hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần Sadico Cần Thơ với tên gọi đầy đủ là Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Cần Thơ được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5703000320 do Sở kế hoạch và đầu tư TP. Cần thơ cấp ngày 27/06/2007. Địa chỉ công ty là: 366E Cách Mạng Tháng Tám, P.An Thới, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Điện thoại : 071. 815108 - 884919 fax: 071. 821141 Email : [email protected] Website : www.sadicocantho.com.vn Tiền thân của Công ty Sadico Cần Thơ là trạm nghiền vôi canh nông của tư nhân ở Vĩnh Trinh, Thốt Nốt. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng trạm ngưng hoạt động. Đến năm 1986, UBND Tỉnh điều từ sở nông nghiệp sang sở nhà đất để cải tạo thành trạm nghiền xi măng với trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu và vốn cố định chỉ vài chục đồng. Đến năm 2008 công ty chính thức cổ phần hóa với tổng số vốn điều lệ và vốn cổ phần đến 100 tỷ đồng. 1.2 Hoạt động kinh doanh Hình thức sở hữu vốn : Vốn Cổ phần. Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất xi măng, các sản phẩm từ xi măng và vỏ bao đựng xi măng, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và ủy thác, đầu tư kinh doanh bất động sản. Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất bao bì đựng xi măng. 1.3 Thông tin kế toán - Chế độ kế toán áp dụng : Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006, thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 và thông tư số 21/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính. chuẩn mực kế toán : áp dụng chuẩn mực kế toán việt nam - Hình thức sổ kế toán áp dụng : nhật ký chung - Niên độ kế toán: năm tài chính (bắt đầu từ ngày 01/01/2008 và kết thúc vào ngày 31/12/2008) GVHD: Trương Thị Thúy Hằng 2 SVTH: Nhóm 5 Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ  Nguyên tắc xác định các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, tiền gửi không kỳ hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thời hạn đáo hạn ban đầu không quá ba tháng. Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác qua đồng Việt Nam sử dụng trong kế toán: Tiền để lập báo cáo tài chính là đồng Việt Nam, các nghiệp vụ phát sinh có thu bằng ngoại tệ khác được quy đổi thành đồng Việt nam theo tỷ giá thực tế của Ngân hàng đang giao dịch tại thời điểm phát sinh.  Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: ghi nhận theo giá gốc. - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: bình quân gia quyền. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: áp dụng theo chuẩn mực kế toán số 02 – “hàng tồn kho” của bộ tài chính ban hành  Nguyên tắc ghi nhận và phương pháp khấu hao tài sản cố định : Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình: tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế. Nguyên giá bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua hoặc xây dựng tài sản cố định. Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình: tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng để trừ dần nguyên giá tài sản qua suốt thời gian hữu dụng ước tính.  Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu Doanh thu bán hàng được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh khi phần lớn những rủi ro và lợi ích và quyền sở hữu hang hoá đã được chuyển giao cho người mua. Doanh thu cung cấp dịch vụ: Được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi dịch vụ đã được cung cấp. Doanh thu hoạt động tài chính: Được ghi nhận khi được hưởng.  Nguyên tắc ghi nhận chi phí Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng và sản xuất bất kỳ tài sản đủ tiêu chuẩn để vốn hoá trong khoảng thời gian mà các tài sản này được hoàn thành và chuẩn bị đưa vào sử dụng. Chi phí vay khác được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh. GVHD: Trương Thị Thúy Hằng 3 SVTH: Nhóm 5 Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ Chi phí trả trước được ghi nhận khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã hoàn thành có chứng từ hợp lệ, tuân thủ nguyên tắc chi phí phù hợp với doanh số sẽ thu. Chi phí khác: Được ghi nhận theo các nghiệp vụ thực tế phát sinh. Chương 2 LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN 2.1. Khái quát về khách hàng 2.1.1 Những vấn đề cần hiểu biết GVHD: Trương Thị Thúy Hằng 4 SVTH: Nhóm 5 Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ - Thực trạng nền kinh tế: Hiện nay nền kinh tế tạm ổn định, nền kinh tế Mỹ không còn khủng hoảng trầm trọng, tác động tích cực đến kinh tế các nước khác, trong đó có Việt Nam. - Mức độ lạm phát và giá trị đơn vị tiền tệ : Lạm phát năm 2008 lên đến hai con số, đây là con số cao nhất từ trước tới nay. 2.1.2 Môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị Công ty Cổ phần Sadico Cần Thơ được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5703000320 cấp ngày 27/06/2007 Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là: Sản xuất xi măng, các sản phẩm từ xi măng và vỏ đựng bao xi măng. Kinh doanh vật dựng. Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp uỷ thác, đầu tư kinh doanh bất động sản. Địa chỉ Công ty: 366E. Đường Cách Mạng Tháng 8, Phường An Thới, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ Số năm kinh nghiệm sản xuất bao xi măng CHỦNG LOẠI HÀNG SẢN XUẤT Bao đựng ximăng (Loại PP) Bao đựng ximăng (Loại PK) Bao đựng ximăng (Loại KPK) GVHD: Trương Thị Thúy Hằng 5 SỐ NĂM KINH NGHIỆM 19 năm 16 năm 10 năm SVTH: Nhóm 5 Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ Hợp đồng tiêu biểu đã và đang thực hiện trong 3 năm gần đây: STT 1 HỢP ĐỒNG TIÊU THỤ BAO XI MĂNG Công ty liên doanh xi măng Holcim Việt Nam 3 Côn g ty cổ phần Xi Công ty cổ phần Xi măng Cần Thơ măng Tây Đô 2 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên Công ty cổ phần Xi măng Kiên Giang Công ty Xi măng Nghi Sơn Công ty Xi măng Gia Lai Công ty Kinh doanh vật tư và Xuất nhập khẩu Vật liệu xây dựng (BMT) Công ty TNHH Xi măng Bửu Long Công ty Xi măng Hà Tiên 1 Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đồng Nai Công ty sản xuất Vật liệu xây dựng và Xây lắp Bình Định Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên- Kiên Giang Công ty liên doanh Xi măng Việt Hoa Công ty Xi măng Phương Hải Công ty Xi măng Kim Đỉnh thuộc tập đoàn Xi măng LUKS (Hồng Kông) Từ ngày thành lập đến nay, Sadico Cần Thơ đã cung cấp trên thị trường hơn 72 tỷ đồng. - Thị trường cạnh tranh: Công ty cổ phần sadico là công ty sản xuất, phân phối bao xi măng lớn nhất khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. GVHD: Trương Thị Thúy Hằng 6 SVTH: Nhóm 5 Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ Danh sách khách hàng tiêu biểu của SADICO Cần Thơ đang thực hiện năm 2008 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐƠN VỊ CUNG ỨNG Công ty TNHH Xi măng Holcim Việt Nam Công ty cổ phần Xi măng Tây Đô Công ty cổ phần Xi măng Cần Thơ Công ty Xi măng Nghi Sơn Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên - Kiên Giang Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng 720 Công ty cổ phần Xi măng Kiên Giang Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 Công ty Xi măng Kim Đỉnh - Tập đoàn LUKS- HK Công ty Xi măng Bửu Long Công ty Xi măng BECAMEX-Bình Dương 2.1.3 Nhân tố nội tại của đơn vị - Các đặc điểm quan trọng về sở hữu và quản lý: Vốn điều lệ, cổ phần, cổ đông sáng lập: Vốn điều lệ là 100.000.000.000 đồng( Một trăm tỷ đồng). Tổng số vốn điều lệ của Công ty được chia thành 5.000.000 cổ phần với mệnh giá là 10.000 đồng / 1 cổ phần. Công ty có hai loại cổ phần là cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông. Chứng chỉ cổ phiếu: Cổ đông của Công ty được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận cổ phiếu tương ứng với số cổ phần và loại cổ phần sở hữu. Công ty có hai loại cổ phiếu là cổ phiếu ghi danh và cổ phiếu vô danh GVHD: Trương Thị Thúy Hằng 7 SVTH: Nhóm 5 Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ Chuyển nhượng cổ phần: Tất cả các cổ phần đều có thể được tự do chuyển nhượng trừ khi Điều lệ này và pháp luật có quy định khác, cổ phần bị thu hồi sẽ trở thành tài sản của Công ty, và Cổ đông nắm giữ cổ phần bị thu hồi sẽ phải từ bỏ tư cách cổ đông đối với những cổ phần đó. Thành phần và nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị: Số lượng thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 người và nhiệm kỳ không quá 05 năm. Các cổ đông nắm giữ tối thiểu 5% số cổ phần trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng trở lên có quyền biểu quyết. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Tổ chức bộ máy quản lý: Công ty có Tổng giám đốc điều hành, Phó tổng giám đốc điều hành và Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tổng giám đốc điều hành và Phó tổng giám đốc điều hành có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, và được Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc bãi miễn bằng một nghị quyết được thôBổ nhiệm, miễn nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc điều hành: Thông tin về mức lương, trợ cấp, quyền lợi của Tổng giám đốc điều hành phải được báo cáo trong Đại hội đồng cổ đông thường niên và được nêu trong báo cáo thường niên của Công ty. Trách nhiệm cẩn trọng của Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành và cán bộ quản lý: Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành và cán bộ quản lý được uỷ thác có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của mình, kể cả những nhiệm vụ với tư cách thành viên các tiểu ban của Hội đồng quản trị, một cách trung thực và theo phương thức mà họ tin là vì lợi ích cao nhất của Công ty và với một mức độ cẩn trọng mà một người thận trọng thường có khi đảm nhiệm vị trí tương đương và trong hoàn cảnh tương tự. Thành viên Ban kiểm soát: Số lượng thành viên Ban kiểm soát có khoâng quaù ba (03) thành viên. Trong Ban kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là người có chuyên môn về tài chính kế toán. Thành viên này không phải là nhân viên trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty và không phải là thành viên hay nhân viên của công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện việc kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty. GVHD: Trương Thị Thúy Hằng 8 SVTH: Nhóm 5 Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ Sản phẩm của công ty: Nhiều dây chuyền sản xuất bao ximăng loại thiết bị chuyên dụng, có tính năng kỹ thuật chính xác, hiện đại nhất ở Việt Nam và một đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, tích lũy kinh nghiệm trên 15 năm về công nghệ ximăng và công nghệ sản xuất bao ximăng. Do vậy, sản phẩm bao ximăng SADICO Cần Thơ có một đặc điểm kỹ thuật ưu việt: thỏa mãn tối đa những yêu cầu kỹ thuật riêng của tất cả các nhà máy ximăng trên cả nước. Bao xi măng KPK : Cấu tạo sản phẩm gồm: Bên ngoài giấy Kraft được tráng ghép manh dệt PP, bên trong lồng 1 lớp giấy kraft. Hai đầu bao may nẹp giấy, chỉ may cotton. Bao được xôm lỗ thoát khí tốt, bao chứa 50 kg ximăng + 1. Bao xi măng PK: Cấu tạo sản phẩm gồm: Bên ngoài manh dệt PP được tráng màng PP phức hợp, bên trong lồng 1 lớp giấy Kraft. Hai đầu bao may nẹp giấy, chỉ may cotton. Bao được xôm lỗ thoát khí tốt, bao chứa 50 kg ximăng +1. 2.2 Phạm vi và chuẩn mực kiểm toán Mục đích kiểm toán của công ty là kê khai và nộp thuế .Công ty kí hợp đồng với công ty khách hàng lần đầu tiên. Chuẩn mực kiểm toán áp dụng : Khi tìm hiểu về công ty chúng ta có thể tham khảo chuẩn mực VSA số 310 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh của công ty”. Sau đó là các chuẩn mực VSA 210 – “Hợp đồng kiểm toán”; chuẩn mực VSA 230 - Hồ sơ kiểm toán; chuẩn mực VSA 700 - Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính để kí hợp đồng, lập hồ sơ cũng như phát hành báo cáo kiểm toán. Chuẩn mực VSA 260 - Trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh khi kiểm toán với Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán. Chuẩn mực VSA 330 - Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro. Chuẩn mực VSA 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ. Chuẩn mực VSA 530 - Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác. Chuẩn mực VSA 505 - Thông tin xác nhận từ bên ngoài. Chuẩn mực VSA 545 - Kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị hợp lý. Chuẩn mực VSA 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán. Chuẩn mực VSA 560 - Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính. GVHD: Trương Thị Thúy Hằng 9 SVTH: Nhóm 5 Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ Chuẩn mực VSA 520 - Quy trình phân tích. Chuẩn mực VSA 580 - Giải trình của Giám đốc. 2.3. Môi trường kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ 2.3.1 Triết lý quản lý và phong cách điều hành Ông Nguyễn Phú Thọ, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sadico lãnh đạo công ty nhiều năm qua thông qua các mục tiêu chính: - Thỏa mãn nhu cầu khách hàng: chất lượng, số lượng, thời gian - Chính sách đãi ngộ công bằng và phúc lợi cho người lao động - Tạo lập giá trị bền vững cho cổ đông. - Phát triển văn hóa công ty-xây dựng môi trường :xanh, sạch ,đẹp,và an toàn - Đóng góp cho sự nghiệp phát triển cộng đồng và xã hội 2.3.2 Cơ cấu tổ chức và phương pháp uỷ quyền a.Cơ cấu tổ chức ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỐC P. TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH (Ô. Cao Hoài Nam – Trưởng phòng) P. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH (Ô. Dương Hồng Bình – Trưởng phòng) P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN (Bà. Dương Thị Quỳnh Giao – Trưởng phòng) P. KẾ HOẠCH KINH DOANH (Bà. Nguyễn Thị Hồng Nguyên – Trưởng phòng) GVHD: Trương Thị Thúy Hằng P. KỸ THUẬT KCS (Ô. Cao Sanh – Trưởng phòng) 10 P. VẬT TƯ (Ô. Nguyễn Thanh Tâm – Trưởng phòng) PHÂN PHÂN XƯỞNG XƯỞNG CƠ ĐIỆN SẢN (Ô. Lê XUẤT Văn Đáng (Ô. – Phó Nguyễn Quản Lam đốc) Nguyên – Quản đốc) SVTH: Nhóm 5 Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ b.Chức năng và quyền hạn được quy định rõ ràng ( job description) BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC ( Job description) Chức danh Trưởng kho vật Trách nhiệm Nhập và giao hàng theo lệnh và chứng từ liệu hợp lệ, giữ sổ sách theo dõi, bảo đảm Báo cáo hàng hoá an toàn và sạch sẽ, bảo đảm Thủ quỹ tách riêng các hàng hoá kém phẩm chất. Thu chi tiền khi có hoá đơn, chứng từ Kế toán hợp lệ đã có dấu xét duyệt của cấp trên. Ghi nhận và phản ánh nghiệp vụ vào sổ tổng hợp và sổ chi tiết kịp thời và chính xác. So sánh đối chiếu với hoá đơn, Bộ phận mua chứng từ liên quan. Lập đơn đặt hàng dựa vào phiếu yêu cầu hàng mua hàng của bộ phận sử dụng khi có Bộ phận bán yêu cầu. Lập đơn đặt hàng gửi cho khách hàng, kí hàng kết hợp đồng mua bán với khách hàng. 2.3.3 Năng lực nhân viên và chính sách nguồn nhân lực Nhân viên làm việc trong công ty đều phải qua cuộc thi tuyển dụng nhằm chọn lựa được những nhân viên giỏi và có khả năng làm việc hiệu quả, công ty có chính sách trả lương hợp lý cho nhân viên, chế độ khen thưởng phúc lợi vào cuối mỗi quý cho nhân viên khi hoàn thành công việc tốt. Luôn có các buổi huấn luyện nhân viên để nâng cao tay nghề cho nhân viên. Trong tình hình khó khăn hiện nay, công ty sadico cần có kế hoạch chuẩn bị nguồn nguyên liệu để chuẩn bị sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, phải quyết tâm tháo gỡ khó khăn, phát huy sáng kiến kỹ thuật, từng bước nâng cao thu nhập của công nhân lao động... GVHD: Trương Thị Thúy Hằng 11 SVTH: Nhóm 5 Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ 2.3.4 Sự trung thực và các giá trị đạo đức Sự trung thực là yếu tố quan trọng nhất vì vậy công ty có những biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về đạo đức của nhân viên, sự lạm dụng quyền hạn của cấp quản lý về đạo đức và duy trì đạo đức kinh doanh. 2.3.5 Hội đồng quản trị và ban kiểm soát  HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 1.Ông NGUYỄN PHÚ THỌ - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc. 2.Ông LÊ NGỌC ANH - Thành viên. 3.Ông NGUYỄN VĂN CƯỜNG - Thành viên. 4.Ông LƯU VĂN KÍNH - Thành viên. 5.Ông PHẠM MẠNH THƯỜNG - Thành viên.  BAN GIÁM ĐỐC 1.Ông NGUYỄN PHÚ THỌ - Tổng Giám Đốc. 2.Ông NGUYỄN VĂN CƯỜNG - Phó Tổng Giám Đốc.  BAN KIỂM SOÁT 1. Ông DƯƠNG MINH CHÁNH - Trưởng ban. 2 Bà ĐẶNG THỊ THÙY DƯƠNG - Kiểm soát viên. 3. Ông NGUYỄN THANH BÌNH - Kiểm soát viên.  CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP 1. CÔNG TY MUA BÁN NỢ VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG CỦA DN - BỘ TÀI CHÍNH. 2. CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ. 3. CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO. 4. CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI THIỆN TÚ. 5. Ông LÊ HỒNG SƠN. Đại hội đồng cổ đông nắm quyền lực cao nhất, một năm họp 2 lần để quyết định những vấn đề lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát chịu sự giám sát của Đại hội đồng cổ đông, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám Đốc công ty là ông Nguyễn Phú Thọ. Dưới sự điều hành của ban kiểm soát là Ban Giám Đốc, Ban Kiểm Soát giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban Giám Đốc. Chịu sự điều hành của ban giám đốc là các phòng ban. GVHD: Trương Thị Thúy Hằng 12 SVTH: Nhóm 5 Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ 2.4 Các vấn đề kế toán và kiểm toán quan trọng Tiền : - Tiền mặt tại thời điểm lập báo cáo tài chính là 21.565.747, có biến động lớn so với số dư đầu kì năm trước (11.084.403) - Số dư tiền gửi ngân hàng là 1.648.129.023, có biến động lớn so với số dư cuối kì năm trước (725.657.418) Nợ phải thu: Không biến động nhiều Tài sản cố định: Ít thấy biến động, ít có khả năng bị đem đi cầm cố thế chấp. Doanh thu: Doanh thu giảm so với kì trước, có khả năng tránh thuế. Chi phí: Chi phí tăng hơn so với kì trước, có khả năng tránh thuế. 2.5 Xác định mức trọng yếu Mức trọng yếu của báo cáo tài chính: PM Mức trọng yếu của khoản mục: TE Xác định PM: Thông thường mức trọng yếu tổng thể được xác định bằng một tỷ lệ % trên tổng tài sản, tổng doanh thu hoặc lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế. Khi kiểm toán Công ty CP Sadico Cần Thơ, chúng tôi chọn tổng tài sản là cơ sở tính mức trọng yếu của báo cáo tài chính vì tài sản là chỉ tiêu ổn định nhất. Vì đây là công ty cổ phần nên tùy thuộc vào từng năm mà công ty ký kết bao nhiêu hợp đồng, có năm thì công ty ký được nhiều hợp đồng nhưng cũng có năm công ty chỉ ký ít hợp đồng tư vấn vì thế mà doanh thu của công ty có thể tăng nhưng cũng có thể giảm và không ổn định nên chúng tôi quyết định chọn tổng tài sản để xác lập mức trọng yếu. Tính PM: PM = 3% * Tổng TS = 3 % * 175.637.423.473 = 5.269.122.702 (đồng) Xác định TE: 1. TE(Tiền) Ta có:  20%PM =20% * 5.269.122.702 = 1.053.824.540 (đồng)  10% x SDCK tiền = 10% x 1.669.694.770 = 166.969.477 (đồng) Vì 20% PM > 10% SDCK của TK tiền GVHD: Trương Thị Thúy Hằng 13 SVTH: Nhóm 5 Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ Nên TE (Tiền) = 166.969.477 (đồng) 2. TE( Nợ phải thu khách hàng) Ta có :  10%* SDCK của tài khoản NPTKH = 10%* 19.412.754.330 = 1.941.275.433 Vì 20% PM < 10% SDCK của TK NPT Nên TE (NPT) = 20%PM =20% *5.269.122.702 = 1.053.824.540 (đồng ) 3. TE (TSCĐ)  10%* SDCK của tài khoản TSCĐ =10%* 54.953.305.917 = 5.495.330.592 Vì 20% PM < 10% SDCK của TK TSCĐ Nên TE (TSCĐ)= 20%PM =20% * 5.269.122.702 = 1.053.824.540 (đồng) 4. TE( Doanh thu) 10%* SPS doanh thu + Thu nhập khác = 10%*(72.183.202.693+7.010.020.834+1.204.973.817) = 8.039.819.734 (đồng) Vì 20% PM < 10% * SPS doanh thu Nên TE (Doanh thu)= 20%PM =20% * 5.269.122.702 = 1.053.824.540 (đồng) 5. TE(Chi Phí) =10%*(65.161.610.564+2.874.350.885+566.567.977 +1.559.468.786)=7.016.199.821(đồng) Vì 20% PM < 10% * SPS Chi phí Nên TE (Chi phí)= 20%PM =20% * 5.269.122.702 = 1.053.824.540 (đồng) GVHD: Trương Thị Thúy Hằng 14 SVTH: Nhóm 5 Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ 2.6 Nhân sự Nhóm kiểm toán viên gồm : 1. Vũ Thị Kim Anh 2. Dương Thị Ngọc Giàu 3. Nguyễn Tùng Hiếu 4. Đỗ Thị Mỹ Linh 5. Phạm Thị Tuyết Sương 6. Chung Kim Trang 7. Nguyễn Thùy Trang 8. Bùi Bích Vân 9. Trần Thu Vân 10.Đinh Văn Lời 11. Mạch Trung Tiến GVHD: Trương Thị Thúy Hằng 15 SVTH: Nhóm 5 Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ 2.7 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty 2.7.1 Kiểm toán nội bộ đối với Tiền 2.7.1.1 Bảng câu hỏi Bảng câu hỏi được phỏng vấn những người có liên quan và chức vụ cụ thể : 1. Ông Nguyễn Phú Thọ Giám Đốc 2. Ông Nguyễn Văn Cường Phó Giám Đốc 3. Bà Dương Thị Quỳnh Giao Kế toán trưởng 4. Trần Thị Nguyên Kế toán thanh toán 5. Bà Nguyễn Thị Lan Anh Thủ quỹ BẢNG CÂU HỎI Trả lời Không Yếu kém Ghi áp dụng Có Không Quan Thứ chú trọng yếu Câu hỏi 1. Công ty có phân chia trách nhiệm giữa thủ quỹ và kế toán thanh toán không? 2. Các phiếu thu, phiếu chi có được đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng hay không? 3. Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lệ của phiếu thu, phiếu chi trước khi thu tiền hay không? 4. Trước khi thanh toán chứng từ có đối chiếu với những chứng từ có liên quan hay không? 5. Cuối ngày, thủ quỹ và kế toán thanh toán có cùng kiểm kê quỹ không? 6. Có người chứng kiến kiểm kê quỹ giữa thủ quỹ và kế toán thanh toán vào cuối mỗi ngày hay không? Và có chữ ký xác nhận của người thứ ba trên biên bản kiểm kê quỹ không? 7. Có các quy định về xét duyệt chi trong doanh nghiệp không? 8. Các khoản thu chi có được ghi nhận đúng thời điểm phát sinh? 9. Các khoản thu có được thủ quỹ nộp ngay vào quỹ hay ngân hàng hay không? 10. Tất cả khoản tiền mặt thu được có lập GVHD: Trương Thị Thúy Hằng 16 ü ü ü ü ü ü ü ü ü ü SVTH: Nhóm 5 Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ phiếu thu không? 11. Doanh nghiệp có thực hiện hình thức thanh ü toán qua ngân hàng không? 12. Có quy định về số tiền thanh toán tối đa mà một người có trách nhiệm được quyền phê ü duyệt không? 13. Định kỳ có đối chiếu giữa sổ tiền gởi ngân ü hàng với sổ phụ ngân hàng không? 14. Cuối ngày có lập báo cáo thu chi hay ü không? 15. Có lập bảng kế hoạch thu chi đầu kỳ và ü được xét duyệt hay không? 16. Các phiếu chi sau khi thanh toán có đóng ü ü dấu “đã thanh toán” không? 17. Sau khi thu tiền xong có đóng đấu “đã thu ü tiền” trên phiếu thu hay không? 18. Cuối ngày, kế toán thanh toán có báo số dư ü cho giám đốc hay không? ü QUY ƯỚC: 1 câu trả lời 1điểm ĐÁNH GIÁ: Câu hỏi Có Không Tổng số câu hỏi 16 2 GVHD: Trương Thị Thúy Hằng 17 Điểm 16 2 Tỷ lệ % 88,89% 11,11% SVTH: Nhóm 5 Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ 2.7.1.2 Vẽ lưu đồ a. Lưu đồ chi tiền mặt Hình 2: Lưu đồ chi tiền mặt của công ty Sadico GVHD: Trương Thị Thúy Hằng 18 SVTH: Nhóm 5 Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ b. Lưu đồ thu tiền mặt Hình 2: Lưu đồ thu tiền mặt của công ty Sadico GVHD: Trương Thị Thúy Hằng 19 SVTH: Nhóm 5 Kiểm toán BCTC Công ty Cổ Phần Sadico Cần Thơ 2.7.1.3 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát: Từ kết quả Bảng câu hỏi về HTKSNB liên quan đến việc kiểm soát tiền của đơn vị được thực hiện bằng cách phỏng vấn cán bộ nhân viên có liên quan và quan sát hai chu trình: thu – chi tiền của công ty được mô tả lại qua lưu đồ chứng từ, tôi nhận xét HTKSNB của công ty thiết kế như trên có thể ngăn ngừa và phát hiện được những gian lận và sai sót. Kết luận: HTKSNB của công ty là tương đối hữu hiệu. Từ đó tôi đưa ra: Mức rủi ro kiểm soát CR = 30%. Đánh giá sơ bộ rủi ro tiềm tàng: Đặc điểm của khoản mục kiểm toán: + Tiền có tính luân chuyển cao, được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp nên tiền là đối tượng của sự gian lận và mất cắp. + Tiền liên quan đến nhiều chu trình kinh doanh khác vì vậy gian lận và sai sót của tiền sẽ dẫn đến gian lận, sai sót ở các chu trình liên quan và ngược lại. + Số phát sinh của tiền thường lớn hơn số phát sinh của các khoản mục khác. Vì thế, những sai phạm trong các nghiệp vụ liên quan đến tiền có nhiều khả năng xảy ra và rất khó phát hiện. + Tiền lại là tài sản rất “nhạy cảm” nên khả năng xảy ra gian lận, biển thủ thường cao hơn các tài sản khác. Do đặc điểm trên chúng tôi đã đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục này cao IR = 80% Đánh giá mức rủi ro kiểm toán: Kiểm toán viên chấp nhận mức rủi ro: AR = 5% Đánh giá sơ bộ rủi ro phát hiện: AR CR x IR 5% 30% * 80% = 2 0 DR = = , 8 3 % GVHD: Trương Thị Thúy Hằng 20 SVTH: Nhóm 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất