Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tốt nghiệp cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường mỹ của côn...

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường mỹ của công ty intimex

.PDF
76
44364
116

Mô tả:

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP yếu tố sức cạnh tranh là then chốt trong việc mở rộng tiêu thụ sản phẩm phải xem xét trong vòng đời của sản phẩm . Đánh giá và đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm phải được xem xét toàn diện trên 4 nhóm thông số sau : - Nhóm thứ nhất : các thông số có đặc trưng kĩ thuật – công nghệ như các thông số hợp thành công năng của sản phẩm ; thông số về sinh thái – thẩm mỹ ; hệ số tiêu chuẩn hoá và điển hình hoá sản phẩm mặt hàng . - Nhóm thứ hai : các thông số về kinh tế , thông thường là các thông số hợp thành giá trị sử dụng bên cạnh giá bán trên thị trường - Nhóm thứ ba : các thông số có đặc trưng tổ chức liên quan đến yếu tố hậu cần kinh doanh như : điều kiện thanh toán – giao hàng , tính đồng bộ kịp thời và điều kiện bán hàng , hệ thống kho đệm , hệ thống giảm triết giá ,... - Nhóm thứ tư : các thông số tiêu dùng có dặc trưng xã hội và tâm lý như : truyền thống , điều kiện tự nhiên , hệ thống dịch vụ tiêu dùng, điều kiện sử dụng sản phẩm ,… Như vậy , để tạo lập sức cạnh tranh , sản phẩm phải được suy tính có chủ đích và đồng bộ từ thiết kế , sản xuất , kinh doanh trong một thời gian, không gian xác định của thị trường , đoạn thị trường . Phương pháp đánh giá và nghiên cứu nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng : thực hiện qua 5 bước cụ thể sau : Bước 1 : ứng với mỗi nhãn hiệu mặt hàng phải lượng định được các thông số cơ bản , quan trọng và điển hình . Bước 2 : lượng định được các chỉ số tham biến ( một thông số lựa chọn điển hình là một tham số biến ) bằng tỷ lệ của đại lượng tham biến của nhãn hiệu mặt hàng mà công ty hiện hoặc đang kinh doanh chia cho đại lượng tham biến của một nhãn hiệu lý tưởng được giả định thoả mãn 100% nhu cầu thị trường . NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 22 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Bước 3 : ứng với mỗi tham biến phân tích đánh giá mức độ quan trọng của tham biến vào cường độ sức cạnh tranh của nhãn hiệu , thực chất là xác định cơ cấu trong số của tham biến đến sức cạnh tranh tổng thể của nhãn hiệu mặt hàng . Bước 4 : Xác định chỉ số nhóm về sức cạnh tranh nhãn hiệu trên thị trường bằng tổng của tích giữa chỉ số tham biến với trọng số tương ứng của h nó . ∑ KiAi Knh = i =1 Trong đó : Ai là chỉ số tham biến thứ i Ki là trọng số tương ứng của tham biến i Bước 5 : Xác định chỉ số sức cạnh tranh tương đối của nhãn hiệu trong mối tương quan với các nhãn hiệu cạnh tranh khác : cti K ct = ∑A cti i .K cti i khac i .A khac i ki u ∑K i =1 Kct : chỉ số sức cạnh tranh tương đối cho phép định hướng lựa chọn được các nhãn hiệu tiếp cận nhiều nhất với mong muốn thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và định hướng khuyếch trương bán hàng của công ty với nhãn hiệu lựa chọn . 2. Giải pháp Marketing nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu . 2.1. Nghiên cứu Marketing sản phẩm . Có hai câu hỏi then chốt mà các nhà quản trị Marketing phải tự đặt ra cho bản thân họ , bao gồm “ Những sản phẩm nào của chúng ta phải bán trên thị NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 23 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP trường quốc ngoại? ” Và “ Chúng ta phải / có thể phát triển sản phẩm này như thế nào ? ”. Ngoài ra , quy mô và mức độ mong muốn phát triển là một vấn đề then chốt khác đối với mỗi công ty . Các công ty dự định tiến hành loại hoạt động R&D ( Resarch and Development) nào - đổi mới thực sự , cải tiến và biến đổi sản phẩm , hoặc những thay đổi về hình thức , về tên gọi và đóng gói ? Hơn nữa , xác định địa điểm chịu trách nhiệm trong phát triển sản phẩm quốc tế và thiết kế các cấu trúc tỏ chức thích ứng cũng là những mối quan tâm then chốt trong chính sách sản phẩm . Phát triển sản phẩm phải phản ánh triết lý và chiến lược Marketing quốc tế của một công ty . Sản phẩm hỗn hợp là tập hợp của tất cả các tuyến và danh mục mà một người bán riêng biệt chào bán với người mua . Độ rộng của sản phẩm hỗn hợp biểu thị số các tuyến sản phẩm khác nhau trong sản phẩm hỗn hợp , chiều dài là tổng số các danh mục có trong sản phẩm hỗn hợp , độ sâu là số các biến thể của từng sản phẩm , và độ đặc là mức độ liên quan giữa các tuyến sản phẩm trên phương diện các chỉ tiêu cho trước . 2.2. Lựa chọn sản phẩm xuất khẩu và định vị sản phẩm xuất khẩu trên thị trường mục tiêu . Việc lựa chọn chiến lược sản phẩm xuất khẩu rất quan trọng . Có 3 chiến lược là Tiêu chuẩn hoá , Thích nghi hoá và Phát triển sản phẩm xuất khẩu . Tiêu chuẩn hoá là phương thức giành được những ích lợi , lợi thế theo quy mô sản xuất , phân phối , marketing và quản trị . Vì vậy , lợi thế thông thường nhất của tiêu chuẩn hoá chính sách sản phẩm quốc tế là nó tạo ra thuận lợi để đạt được lợi thế sản xuất theo quy mô . “ Khả năng sản xuất hàng loạt sản phẩm tiêu chuẩn cho phép lợi thế theo quy mô được khai thác triệt để . Tình trạng xé lẻ tốn kém đối với lượng hàng hoá được sản xuất được tối thiểu hoá . NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 24 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tiêu chuẩn hoá còn cho phép công ty dành được lợi thế theo quy mô từ thương mại hoá và marketing sản phẩm . Thích nghi hoá : có những áp lực lớn đối với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu về việc đưa ra một sản phẩm được biến đổi phù hợp với các yêu cầu khác biệt của khách hàng . Do vậy nên điều cực kỳ quan trọng đối với các công ty là hiểu một cách rõ ràng các yêu cầu của khách hàng ngoại quốc và đáp ứng trực tiếp với những yêu cầu này . Để trở nên nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh , các công ty thường phải theo đuổi các chiến lược thích nghi hoá sản phẩm để thoả mãn nhu cầu ở các phân đoạn nhu cầu quốc tế đã được phân định . Các công ty có thể theo đuổi mục tiêu này để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trước nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau. Việc phát triển sản phẩm là một yêu cầu không thể thiếu đối với những công ty tham gia kinh doanh tên thị trường quốc tế do muốn cạnh tranh tốt trên thị trường thì trước hết công ty phải có một sản phẩm tốt phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường mà nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi , do vậy nếu sản phẩm của công ty luôn không ngừng cải tiến sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công ty trên thị trường quốc tế . 2.3 . Đa dạng hoá mặt hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Trên thực tế , có ba khuynh hướng cơ bản về đa dạng hoá mặt hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu . - Mở rộng thị trường. Phương pháp dân tộc – trung tâm trong phát triển sản phẩm , nơi các sản phẩm nội địa được dự kiến tung ra thị trường quốc tế trở nên hấp dẫn hơn do nó hỗ trợ tối thiểu hoá các chi phí và tối đa tốc độ xâm nhập thị trường – quốc ngoại . Để đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm địa phương công ty phải áp NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 25 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP dụng phương pháp này , phải tiến hành những hoạt động biến đổi sản phẩm của mình . - Đa quốc nội Quan điểm cho rằng các thị trường quốc ngoại khác biệt đáng kể với nhau trên phương diện mức phát triển , nhu cầu của người tiêu dùng , các điều kiện sử dụng sản phẩm , và các đặc điểm quan trọng khác là cơ sở đối với phương pháp đa – trung tâm trong phát triển sản phẩm quốc tế. Trong trường hợp này , các chi nhánh nước ngoài có nhiệm vụ phát triển những sản phẩm mới cho thị trường riêng của họ , và kiểm soát , phối hợp từ văn phòng trung tâm được giảm tới mức tối thiểu . Phương pháp này dẫn tới sự phát triển gia tăng không thể tránh khỏi về chiều rộng , chiều dài và sâu của sản phẩm hỗn hợp quốc tế của công ty . - Toàn cầu Phương pháp địa lý – trung tâm trong phát triển sản phẩm quốc tế nghĩa là tiến hành hoạt động phát triển một cách tập trung hoá và phối hợp hoá cao . Các sản phẩm được phát triển nhằm lôi cuốn người tiêu dùng ở thị trường quốc ngoại . Hoạt động này cho phép sản phẩm đồng dạng khá cao trong các chương trình sản phẩm quốc tế tới mức các điều kiện sử dụng sản phẩm tương tự ở các thị trường quốc ngoại khác nhau . - Tạo ra các ý tưởng sản phẩm mới . Nhiều hoạt động phát triển sản phẩm quốc tế bao hàm việc thay đổi một số khái niệm cơ bản về sản phẩm . Sản phẩm nguyên mẫu có thể được phát triển cho một thị trường nội địa , hoặc rút ra từ một mẫu mang tính địa lý – trung tâm hơn . - Phát triển sản phẩm quốc tế Chuyển các ý tưởng sản phẩm thành các sản phẩm sống động và trẻ hoá các sản phẩm lão hoá bao hàm công việc phát triên bao quát . Ngoài giai NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 26 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP đoạn tạo ra ý tưởng quá trình này còn có các giai đoạn khác gồm : sang lọc ý tưởng , phát triển và kiểm tra khái niệm phát triển một chiến lược Marketing, phân tích kinh doanh , phát triển sản phẩm , kiểm tra thị trường và thương mại hoá sản phẩm . 2.4 . Sự phối hợp sản phẩm với các yếu tố giá , phân phối và xúc tiến nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu Muốn tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường thì ngoài sản phẩm tốt ra công ty cần phải phối hợp nó với các biến số giá , phân phối và xúc tiến . Sự kết hợp hài hoà giữa 4 biến số sản phẩm , giá , phân phối và xúc tiến sẽ giúp công ty có được một sản phẩm có sức cạnh tranh tốt trên thị trường . Muốn nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công ty trên thị trường công ty có thể tìm giải pháp nâng cao hiệu quả của một trong bốn biến số trên . Để có một hệ thống kênh phân phối tốt thì công ty cần phải có nhiều thông tin cần thiết về thị trường mà công ty tham gia . Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của thị trường để từ đó có các chương trình xúc tiến nhằm thu hút được người tiêu dùng trên thị trường . 2.5 . Bao gói và Thương hiệu sản phẩm xuất khẩu Bao gói : bảo vệ và xúc tiến là những mối quan tâm then chốt trong bao gói . Các nhân tố bảo vệ sản phẩm , sự khác biệt về khí hậu , cơ sở hạ tầng của vận chuyển và các kênh phân phối tất cả đều tác động đối với bao gói . Trong những vùng thị trường có khí hậu nóng ẩm , nhiều sản phẩm bị hư hỏng nhanh chóng trừ khi được bảo vệ tốt hơn so với hoạt động bảo vệ hàng hoá ở vùng khí hậu ôn đới . Phân phối xuất khẩu thường là một quá trình kéo dài khó điều khiển và hay mất mát Do vậy bao gói đặc biệt để vận chuyển ra nước ngoài có thể là cần thiết . Thường xuyên có những thay đổi có thể giới hạn ở bao gói vận chuyển nhằm ngăn ngừa bất cứ sự thiết kế lại nào bao gói NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 27 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP nguyên gốc. Tuy nhiên , nếu như sản phẩm được bán ở thị trường ngoài trời cần được bảo vệ tốt hơn . Thương hiệu của sản phẩm : một nhãn hiệu có thể được định nghĩa là một “ tên , thuật ngữ dấu hiệu hoặc kiểu mẫu , hoặc sự kết hợp giữa chúng được sử dụng nhằm nhận biết hàng hoá và dịch vụ của một hay một nhóm người bán và khác biệt hoá với những nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh ”. Khi các công ty định nhãn hiệu cho sản phẩm của họ nhằm tung ra thị trường quốc tế , trước hết họ phải kiếm sự bảo vệ của luật pháp đối với nhãn hiệu này .Sự bảo vệ của pháp luật , một mặt là ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh hiện thực hay tiềm năng không sao chép được , đồng thời cho phép công ty khai thác những gì có thể là tài sản rất quý giá của công ty . Một vấn đề liên quan mà công ty cần quan tâm là làm thế nào để có được nhãn hiệu thương mại ở thị trường nước ngoài . Việc đăng ký các nhãn hiệu loại trừ các việc các công ty khác đăng ký bản quyền địa phương với tên nhãn hiệu . Nếu không có sự bảo vệ như vậy thì công ty phải mua quyền sử dụng nhãn hiệu riêng của họ nếu họ muốn xâm nhập thị trường . 2.6. Kiểm soát sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu. Trước hết sự kiểm soát này phải mang tính thường xuyên . Hoạt động kiểm soát phải diễn ra liên tục và thường xuyên . Công ty cần nắm bắt được tình hình sản phẩm của công ty trên thị trường để từ đó có những kế hoạch nhằm chuẩn bị trước nếu sản phẩm của công ty bị sản phẩm của công ty khác vượt qua . Công ty phải liên tục thu thập thông tin cũng như ý kiến về sản phẩm của công ty từ phía khách hàng để từ đó thấy được điểm mạnh cũng như điểm yếu của sản phẩm trên thị trường . Chỉ có như vậy công ty mới kiểm soát được sức cạnh tranh của sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường . NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 28 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chương 2 : Thực trạng sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản xuất khẩu của công ty INTIMEX trên thị trường Mỹ . I. Đặc điểm tổ chức và kinh doanh về công ty INTIMEX 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Vào cuối những năm 1970, cùng với việc đẩy mạng sản xuất , nhà nước ta từng bước mở rộng trao đổi hàng hoá nội thương và hợp tác xã với nước ngoài , đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước . Ngày 23/6/1979 theo đề nghị của Bộ Nội Thương và sự nhất trí của Bộ Ngoại Thương , Thủ tướng ra quyết định giao cho Bộ Nội Thương phụ trách việc trao đổi hàng hoá nội thương và hợp tác xã với nước ngoài . Việc trao đổi này nhằm mục đích bổ sung cho nguồn hàng nhập khẩu chính ngạch tăng lên và mặt hàng lưu thông trong nước , phục vụ tốt hơn cho đời sống nhân dân. Ngày 10/8/1979 Công ty xuất nhập khẩu Nội thương và Hợp tác xã chính thức được thành lập , gọi tắt là Công ty xuất nhập khẩu Nội thương . Đây là trung tâm xuất nhập khẩu của ngành nội thương , có nhiệm vụ thông qua xuất nhập khẩu cải thiện cơ cấu quỹ hàng hoá do ngành Nội thương quản lý đồng thời góp phần dẩy mạnh xuất khẩu . Ngày 22/10/1985 do việc điều chỉnh các tổ chức kinh doanh trực thuộc Bộ Nội Thương thông qua nghị định số 225/HĐBT đã chuyển Công ty xuất nhập khẩu Nội Thương và Hợp tác xã trực thuộc Bộ Nội Thương thành tổng công ty xuất nhập khẩu Nội Thương và Hợp tác xã. NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 29 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Theo quyết định số 496/TM-TCCB của Bộ trưởng Bộ Thương Mại ngày 20/3/1995 , công ty xuất nhập khẩu Nội thương và Hợp tác xã Hà Nội được đổi thành công ty xuất nhập khẩu – Dịch vụ – Thương Mại , tên giao dịch là INTIMEX . Việc đổi tên đã phản ánh được tình hình hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường và nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội . Trên cơ sở đó ngày 24/6/1995 , căn cứ vào nghị định 95/CP ngày 04/12/1995 của Chính phủ , Bộ trưởng Bộ Thương Mại đã chính thức ra quyết định phê duyệt tổ chức và hoạt động của công ty xuất nhập khẩu – Dịch vụ – Thương Mại , công nhận công ty là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại . Ngày 01/08/2000 Bộ Thương Mại có quyết định số 1078/2000/QD-BTM về việc đổi tên công ty XNK- Dịch vụ – Thương Mại thành công ty xuất nhập khẩu INTIMEX . Công ty INTIMEX được hình thành từ ba công ty : công ty xuất nhập khẩu Nội thương , Hợp tác xã Hà Nội , công ty Hữu Nghị trực thuộc Bộ Thương Mại . Năm 1995 , theo quyết định số 540 TNM ngày 24/6/1995 của Bộ Thương Mại quyết định sáp nhập thêm công ty GEVINA vào công ty INTIMEX. Vào cuối tháng 6 thực hiện quyết định của Bộ Thương Mại về việc sáp nhập thêm công ty Nông thổ sản vào công ty INTIMEX . Hiện nay công ty có tên giao dịch đối ngoại là FOREIGN TRAGE ENTERPRISE INTIMEX ( viết tắt là INTIMEX) . Trụ sở chính đặt tại 96 Trần Hưng Đạo – Hà Nội. Công ty INTIMEX là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa , trực thuộc Bộ Thương Mại , thực hiện hạch toán độc lập , tự chủ về tài chính , có tư cách pháp nhân , được mở tài khoản tại ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước tự chịu trách nhiệm kinh tế và dân sự về các hoạt động và tài sản của mình trước pháp luật của nhà nước cộng hoà NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 30 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP xã hội chủ nghĩa Việt Nam , trực tiếp điều chỉnh bởi luật doanh nghiệp nhà nước . Mục đích kinh doanh của công ty là thông qua hoạt động trong lĩnh vực thương mại , sản xuất , dịch vụ , khách sạn , HTX đầu tư liên doanh liên kết để khai thác vật tư , nguyên liệu nhằm đẩy mạnh sản xuất tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động , góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân. 1.2. Chức năng của công ty Mục đích của công ty là thông qua hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu , sản xuất , gia công, kinh doanh thương mại và dịch vụ thương mại phục vụ cho xuất khẩu . Ngoài ra công ty còn kinh doanh khách sạn , hợp tác đầu tư , liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước theo luật pháp Việt Nam để phát triển sản xuất , khai thác vật tư , nguyên liệu hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội và tạo nguồn hàng hoá cho xuất khẩu . Công ty hoạt động theo nội dung sau : - Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác . Xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ hải sản , thực phẩm chế biến , tạp phẩm , thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác do công ty sản xuất chế biến , gia công hoặc liên doanh liên kết tạo ra. - Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư , nguyên liệu , hàng tiêu dùng , phương tiện vận tải , kể cả chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất . - Tổ chức sản xuất lắp ráp , gia công , liên doanh , liên kết , hợp tác đầu tư, với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng . NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 31 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Kinh doanh nhà hàng , khách sạn , du lịch . Dịch vụ phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài . Bán buôn , bán lẻ các mặt hàng thuộc phạm vi công ty kinh doanh sản xuất , gia công , lắp ráp . 1.3. Nhiệm vụ của công ty . Xây dựng và tổ chức thực hịên các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu , gia công – lắp ráp – kinh doanh thương mại , dịch vụ thương mại , kinh doanh khách sạn du lịch , liên doanh đầu tư trong nước và ngoài nước ,… Theo đúng luật pháp hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Thương Mại . Xây dựng các phương án kinh doanh , sản xuất và dịch vụ phát triển kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty . Chấp hành luật pháp Nhà nước , thực hiện các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn , vật tư , tài sản , nguồn lực , thực hiện hạch toán kinh tế , bảo toàn và pháp triển nguồn vốn , thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước . Quản lý toàn diện , đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo pháp luật , chính sách của nhà nước và sự phân cấp quản lý của Bộ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty chăm lo đời sống , tạo điều kiện cho người lao động , thực hiện phân phối công bằng và thực hiện vệ sinh môi trường . Kinh doanh theo mục đích thành lập doanh nghiệp và theo ngành nghề đã đăng ký kinh doanh . Chủ động trong sản xuất , kinh doanh , trong ký kết các hợp đồng kinh tế với các bạn hàng trong và ngoài nước về liên doanh hợp tác đầu tư , về nghiên cứu , ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh đúng chế độ chính sách nhà nước . Được giao và quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn , tài sản , nguồn lực được huy động các nguồn vốn khác trong và ngoài nước , được cử NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 32 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP đoàn ra nước ngoài và mời các đoàn nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán ký kết hợp đồng theo đúng pháp luật và chế độ Nhà nước quy định. Được quyền tố tụng , khiếu nại trước cơ quan pháp luật và vụ việc vi phạm chế độ chính sách của Nhà nước để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và nhà nước. 1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Intimex Công ty Intimex thực hiện quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở quyền làm chủ tập thể của người lao động . Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty bao gồm: Đứng đầu công ty là giám đốc do Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm và miễn nhịêm.Giám đốc là người đại diện duy nhất của doanh nghiệp trước pháp luật ,có quyền quyết định nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp . Giám đốc quản lý điều hành công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật ,cấp trên và toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty . Tiếp theo là hai phó giám đốc và một kế toán trưởng. Phó giám đốc là do giám đốc lựa chọn và đề nghị Bộ trưởng BTM bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm . Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty ,có trách nhiệm giúp cho giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kế toán thống kê , thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở công ty , thực hiện phân tích hoạt động kinh tế , báo cáo kết quả hoạt động của công ty theo quy định hiện hành của nhà nước . Công ty có bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh phù hợp với hoạt động của công ty và phân cấp quản lý của Bộ thương mại . 1. Phòng kinh tế tổng hợp : có chức năng tham mưu , hướng dẫn và thực hiện các nghiệp vụ , công tác như lập kế hoạch thống kê ,công tác kho vận , công tác đối ngoại , pháp chế . NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 33 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2. Phòng kế toán tài chính : thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty , các công tác báo cáo chế độ kế toán theo quy định của nhà nước , theo định kỳ chế độ kế toán tài chính . 3. Phòng tổ chức lao động tiền lương : tổ chức sắp xếp và thực hiện chế độ đối với nhân viên của công ty . 4. Phòng quản trị : giúp giám đốc trong công tác tổ chức hoạt động hành chính , quản lý tài sản phục vụ cho công ty . 5. Văn phòng 6. Phòng kinh doanh doanh xuất nhập khẩu ( 4phòng) có chức năng tổ chức hoạt động KDXNK . kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp theo điều lệ và giấy phép kinh doanh của công ty . Các phòng ban phải thường xuyên cung cấp đầy đủ thông tin chứng từ cho phòng kế toán tài chính để phòng kịp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công ty INTIMEX có mạng lưới đơn vị trực thuộc như sau : 7. Trung tâm thương mại–Dịch vụ tổng hợp( 26-32 Lê Thái Tổ – Hà Nội) Xí nghiệp thương mại –Dịch vụ XNK (số 2 Lê Phụng Hiểu – Hà Nội) 8. Xí nghiệp lắp ráp xe máy (11B Láng Hạ - Hà Nội ) 9. Xí nghiệp may ( Thị trấn Văn Điển - Hà Nội ) 10. Chi nhánh công ty XNK INTIMEX TPHCM 11. Chi nhánh công ty XNK INTIMEX TP Hải Phòng 12. Chi nhánh công ty XNK INTIMEX TP Đà Nẵng 13. Chi nhánh công ty XNK INTIMEX Tỉnh Đồng Nai 14. Chi nhánh công ty XNK INTIMEX Tỉnh Nghệ An Các đơn vị thành viên của công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc , qui chế tổ chức và hoạt động của từng đơn vị thành viên được giám đốc công ty qui định cụ thể phù hợp với phân cấp quản lý tổ chức cán bộ của NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 34 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BTM.Thủ trưởng các đơn vị thành viên dưới sự chỉ đạo của giám đốc công ty, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động theo đúng điều lệ tổ chức , hoạt động của công ty và pháp luật. 2 . Nguồn nhân lực của công ty Vấn đề con người luôn được công ty quan tâm hàng đầu trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của mình. Chiến lược con người của công ty đó là trong bất kỳ điều kiện nào nhất là trong những năm gần đây , công ty luôn tìm cách nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên chức . Công ty liên tục đào tạo bồi dưỡng cán bộ để họ không ngừng nâng cao trình độ quản lý . Đồng thời công ty có những biện pháp kích thích ngời lao động, thưởng phạt kịp thời từ đó nâng cao được năng suất lao động . Trong những năm qua công ty đã liên tục tuyển chọn nhân viên vào làm việc độ trình độ đại học trở lên và thực hiện chế độ nghỉ hưu cho một số cán bộ đến tuổi nghỉ hưu , đồng thời giải quyết thôi việc cho những ngời không có năng lực. Hàng năm công ty luôn tuyển thêm những cán bộ trẻ có năng lực để thay đổi dần những nhân viên kém năng lực hoặc đã đến tuổi nghỉ hưu, giảm dần số nhân viên có trình độ trình độ trung sơ cấp . Bảng 2 : trình độ lao động của nhân viên công ty Intimex Năm 2000 Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Số Tỷ Số Tỷ Số người trọng người trọng người trọng (%) (%) Tỷ (%) Tổng số lao động 405 417 450 Số lao động trực tiếp 300 307 320 Số lao động gián tiếp 105 110 130 Trong đó : NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 35 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đại học 149 49.6 173 56.3 198 61.9 Trung cấp 90 30 84 27.3 92 28.8 Sơ cấp 41 13.6 35 11.4 20 6.25 Ngắn hạn 20 67 15 5 10 3.13 Khả năng tài chính của công ty Intimex là doanh nghiệp hạch toán độc lập , chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình . Công ty có số vốn điều lệ là : 25.040.229.900 VNĐ Trong đó vốn cố định là 4.713.567.284 VNĐ vốn lưu động là 20.326.303.485 VNĐ Công ty có tài khoản riêng tại ngân hàng Ngoại Thương . Cơ sở vật chất kĩ thuật : Trụ sở chính của công ty ở 96 Trần Hưng Đạo , Hà Nội với hệ thống trang thiết bị đầy đủ , đáp ứng được yêu cầu trong hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi. Ngoài ra công ty còn gặp rất nhiều thuận lợi nhờ có sự ưu đãi của nhà nước, nhờ các nguồn vốn , và các khoản viện trợ cho hoạt kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty . 3. Kết quả sản xuất - kinh doanh của công ty . Công ty Intimex là một công ty có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu . Đến nay công ty đã trở thành một đơn vị khá vững mạnh và kinh doanh rất có hiệu quả . Điều đó được thể hiện ở kết quả kinh doanh của công ty trong các năm 2000 – 2002 . Bảng 3 : Bảng kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2000 – 2002 NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 36 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đơn vị tính : tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 So sánh So sánh 2001/2000 2002/2001 ±ST % ±ST % 425 1000 1150 575 235.3 150 115 Bán hàng trên TT nội địa 155 287 447 132 185.2 160 155.7 Doanh thu từ xuất khẩu 128 710 700 442 265 -10 98.59 Doanh thu từ dịch vụ 1 1 2 0 100 1 200 Doanh thu khác 1 2 1 1 200 -1 50 2.Tổng chi phí SX- KD 346.5 906.6 928 1. Tổng doanh thu Trong đó : 560.3 261.8 21.4 102.4 557.2 274.5 17 101.9 Trong đó : Giá vốn hàng bán NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 316.3 868 885 37 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chi phí bán hàng 20.3 26.6 28 6.3 131.3 1.4 105.3 Chi phí quản lý DN 9.5 12 15 2.5 125.3 3 125 3. Lợi nhuận trước thuế 78.8 93.4 98 14.6 118.5 4.6 104.9 4. Lợi nhuận sau thuế 1.8 2.2 2.5 0.4 122.2 0.3 113.6 5. Các khoản nộp ngân 76.92 91.2 74.38 14.28 118.6 -16.8 81.56 sách Trong đó : Thuế VAT 35.94 45.25 2510 9.31 125.9 -20.1 55.46 Thuế XNK 37.67 42 45 4.33 111.5 3 107.4 Thuế tiêu thụ đặc biệt 1.8 2.2 2.5 0.4 122.2 0.3 113.6 Thuế thu nhập DN 0.57 0.7 0.75 0.13 122.8 0.05 107.1 Thu trên vốn 0.74 0.8 0.83 0.06 108.1 0.03 103.7 0.2 0.25 0.2 0.05 125 Phụ thu hàng NK,XK Các khoản nộp khác -0.05 80 Nhìn vào bảng trên ta thấy một số kết quả kinh doanh mà công ty đã đạt được trong những năm 2000 – 2002 là không ngừng tăng trưởng . Nhìn chung các chỉ tiêu đều vượt hơn so với năm trước . Có được kết quả này chủ yếu là do hoạt động xuất nhập khẩu của công ty tăng mạnh trong đó hoạt động xuất khẩu đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó với bất cứ sự thay đổi nào ảnh hưởng tới xuất khẩu cũng tác động rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty . Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp ngày càng tăng . Trong đó xuất khẩu đã chuyển dịch cơ bản sang xuất khẩu trực tiếp . Năm 2000 xuất khẩu trực tiếp chỉ chiếm 45% đến năm 2001 xuất khẩu trực chiếm tỷ trọng 98% kim ngạch xuất khẩu . Trong khi việc chuyển đổi từ nhập khẩu uỷ thác sang nhập khẩu trực tiếp được tiến hành chậm hơn , năm 2000 nhập khẩu uỷ thác chiếm 50.6 % kim ngạch nhập khẩu , còn năm 2002 phần uỷ thác còn 31.5%. NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 38 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Năm 2000 , công ty đã nộp VAT là 35.94 tỷ đồng , bằng 46.7% tổng số thuế nộp ngân sách , số thuế xuất nhập khẩu mà công ty đã nộp là 37.67% tỷ đồng chiếm 48.96% tổng ngân sách công ty đã nộp ngân sách . Năm 2002 VAT mà công ty đã nộp 25.1 tỷ đồng bằng 33.74% tổng số thuế nộp vào ngân sách . Các khoản nộp vào ngân sách nhà nước năm 2002 cho thấy sự ưu đãi của nhà nước đối với sự phát triển của công ty nói riêng và toàn ngành nông sản nói chung vì Nhà nước đã ban hành văn bản bỏ hạn ngạch xuất nhập khẩu. Ngoài ra còn có các khoản nộp ngân sách như : thuế tiêu thụ đặc biệt , thuế thu nhập doanh nghiệp , thu trên vốn ,…Tuy nhiên số tiền mà công ty nộp vào ngân sách các loại thuế này không nhiều . Lợi nhuận tăng thể hiện sự cố gắng vượt bậc của công ty trong tình hình kinh doanh và cạnh tranh ngày càng khó khăn . Nhìn chung kết quả kinh doanh của công ty trong những năm qua liên tục tăng trưởng về mọi mặt doanh thu và lợi nhuận . II. Thực trạng sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản của công ty INTIMEX trên thị trường Mỹ . 1. Một số đánh giá chung về sức cạnh tranh hàng nông sản của nước ta hiện nay trên thị trường quốc tế. Trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, thị trường luôn là yếu tố quan trọng số một, có vai trò quyết định đến qui mô, tốc độ phát triển và hiệu quả của sản xuất. Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, tự cấp tự túc đi lên sản xuất nông nghiệp hàng hoá phải có một quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Nội dung, tốc độ và kết quả của quá trình chuyển dịch phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường. Thông qua hoạt động của thị trường NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 39 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP để tác động vào sản xuất, thay đổi tính chất của nền kinh tế, thúc đẩy xã hội phát triển. Ở nước ta, quá trình đổi mới tư duy và cơ chế quản lý nền kinh tế từ quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường là một bước thay đổi quan trọng nhất đối với sự phát triển của nền kinh tế. Việc xoá bỏ hình thức thu mua nông lâm sản theo nghĩa vụ trong cơ chế bao cấp đã tạo điều kiện xoá bỏ các tiêu cực trong sản xuất và lưu thông. Cơ chế thị trường từng bước đi vào hoạt động nề nếp trong chế độ lưu thông buôn bán tự do, thực hiện hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Trong những năm qua các sản phẩm nông sản của nước ta đang không ngừng được cải tiến và đã có những tiến bộ lớn trong các khâu chế biến và bảo quản các sản phẩm nông sản . Nhờ vậy mà nước ta ngày càng thu hút được nhiều các đơn đặt hàng của nhiều nước trên thế giới đặt mua hàng nông sản . Ngoài ra nhờ có các chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước đã giúp cho các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam hoạt động đạt hiệu quả cao hơn so với những năm trước . Số lượng hàng nông sản xuất khẩu ra nước ngoài ngày càng tăng và nó được thể hiện ở bảng dưới đây : Bảng 4 : Tỉ lệ tiêu thụ NSHH ở thị trường trong nước và xuất khẩu Tỉ trọng tiêu thụ (%) Số TT Loại nông sản hàng hóa Thị trường trong nước Thị trường xuất khẩu 1 Gạo 75,0 25,0 2 Ngô 100,0 0,0 3 Đậu tương, lạc 80,0 20,0 4 Cà phê 10,0 90,0 NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 40 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 5 Chè 15,0 85,0 6 Điều 10,0 90,0 7 Cao su 30,0 70,0 8 Hạt tiêu 5,0 95,0 9 Rau quả 80,0 20,0 10 Thịt gia súc gia cầm 95,0 5,0 11 Thuỷ sản 40,0 60,0 Năm 2001 Việt nam xuất khẩu 55,3 nghìn tấn hạt tiêu sang các thị trường Singapore, Mỹ, Hà lan .... Giá bán đạt bình quân 1670 USD/tấn, giá mua hạt tiêu loại 1 ở nội địa đạt 21 – 21,5 nghìn đồng/kg . Tuy nhiên , chất lượng hạt tiêu của Việt Nam còn nhiều hạn chế như kích thước hạt bé và không đều, tỉ lệ lẫn tạp chất, bịu bẩn nhiều, độ ẩm không ổn định nên bị hao hụt và dễ bị mốc. 2. Thực trạng sức cạnh tranh và giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nông sản xuất khẩu của công ty INTIMEX sang thị trường Mỹ. 2.1 . Thị trường Mỹ Mỹ là một quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, nhưng thị trường Mỹ cũng có mua gạo với một số lượng không lớn và từ nhiều thị trường khác nhau. Việt Nam cũng có tham gia xuất khẩu gạo vào thị trường Mỹ nhưng không nhiều vì gạo của ta vẫn bị coi là chất lượng không cao. Ngoài ra thị trường Mỹ cũng nhập một khối lượng đáng kể các mặt hàng NGUYỄN MINH TÚ – K35 – C4 41
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan