Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tốt nghiệp ảnh hưởng của đạo hồi đối với đồng bào dân tộc chăm ở tỉnh a...

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp ảnh hưởng của đạo hồi đối với đồng bào dân tộc chăm ở tỉnh an giang hiện nay

.PDF
74
21
121

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ -----o0o----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO HỒI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHĂM Ở TỈNH AN GIANG HIỆN NAY Giáo viên hướng dẫn: Th.s: TRẦN THỊ TUYẾT HÀ Sinh viên thực hiện: Họ và tên: Nguyễn Văn Ngoan Chuyên ngành: SP GDCD MSSV: 6075714 Cần Thơ, 04/2011 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích của luận văn ................................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ của luận văn ................................................................................................. 2 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................................................................ 2 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 2 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................... 3 Chương I: ĐẠO HỒI VÀ ĐỜI SỐNG CỦA ĐỒNG BÀODÂN TỘC CHĂM Ở TỈNH AN GIANG…………………………………………………………………………..5 1.1 Khái quát về dân tộc Chăm ở An Giang ................................................................ 5 1.1.1 Những đặc điểm chủ yếu của đồng bào dân tộc Chăm ..................................... 5 1.1.2 Đạo Hồi và đồng bào dân tộc Chăm ở tỉnh An Giang ................................... 20 1.2 Đạo hồi ở tỉnh An Giang ....................................................................................... 25 1.2.1 Khái quát những đặc điểm chủ yếu của Đạo Hồi ở tỉnh An Giang ................ 25 1.2.2 Tình hình Đạo Hồi ở tỉnh An Giang hiện nay ................................................ 32 Chương II: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO HỒI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHĂM TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC CHÍNH…….......................................................................36 2.1 Ảnh hưởng của đạo Hồi đối với đời sống kinh tế................................................. 36 2.2 Ảnh hưởng của đạo Hồi đối với đời sống chính trị.............................................. 40 2.3 Ảnh hưởng của đạo Hồi đối với lối sống, đạo đức ............................................... 45 2.4 Ảnh hưởng của đạo Hồi đối với đời sống văn hóa - nghệ thuật .......................... 51 Chương II: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO HỒI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHĂM Ở TỈNH AN GIANG HIỆN NAY…………………………………………......................................................................56 3.1 Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội ............................................................. 56 3.2 Nhóm giải pháp về chính sách dân tộc và tôn giáo ................................ 61 3.3 Nhóm giải pháp về văn hóa ........................................................................... 66 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 73 Luận văn tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những nét tôn giáo riêng luôn gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình. Tôn giáo là một vấn đề xã hội khách quan, luôn gắn liền với đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Từ khi tôn giáo ra đời đến nay, nó đã tác động, ảnh hưởng đến đời sống con người trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, tôn giáo đã đóng vai trò chính trong một dân tộc, quốc gia, và một khu vực nhất định. Hiện nay, vai trò và ảnh hưởng của tôn giáo thu hẹp dần trong đời sống là xu hướng tất yếu của sự phát triển xã hội. Nhưng cũng có tình trạng ngược lại một số nơi trên thế giới tôn giáo có xu hướng phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn, trong đó có Việt Nam. An Giang là một tỉnh nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi có đông đồng bào dân tộc Chăm sinh sống, chịu ảnh hưởng của đạo Hồi từ nhiều thế kỷ qua đã cấm sâu vào trong tâm thức, sinh hoạt, đời sống xã hội của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc Chăm và được xem đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Người Chăm là một tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ở người Chăm, tôn giáo giữ một vai trò rất đặc biệt, có ảnh hưởng khá toàn diện trong đời sống của họ. Vì vậy có thể nói vấn đề dân tộc và tôn giáo của người Chăm luôn gắn bó mặt thiết với nhau. Đạo Hồi với thời gian tồn tại lâu đời, chung sống với dân tộc Chăm ở An Giang, hẳn nhiên đã in dấu ấn rất sâu vào trong đời sống của dân tộc Chăm. Ảnh hưởng của đạo Hồi đối với dân tộc Chăm được nhìn nhận như một tác động kép vừa tích cực vừa tiêu cực. Đạo Hồi đã làm cho đời sống tinh thần của dân tộc Chăm thêm phong phú, đa dạng với nhiều loại hình văn hóa - nghệ thuật đặc sắc như các lễ hội, múa, âm nhạc, kiến trúc…. Đặc biệt, nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm tại các Thánh đường là sân chơi bổ ích cho dân tộc Chăm, Thánh đường của người Chăm còn được xem là tụ điểm văn hóa, là nơi để nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc Chăm. GVHD: Ths. Trần Thị Tuyết Hà 1 SVTH: Nguyễn Văn Ngoan Luận văn tốt nghiệp Bên cạnh những mặt tích cực, đạo Hồi còn bộc lộ những mặt tiêu cực là chỉ tập trung Chăm lo vào việc phát triển tinh thần cho đồng bào dân tộc Chăm trong các buổi cầu nguyện, lễ hội, ít quan tâm đến các hoạt động kinh tế. Do giáo lý của đạo Hồi khuyến khích hôn nhân nên người Chăm dựng vợ gả chồng cho con rất sớm điều này ảnh hưởng đến việc học tập, nghề nghiệp hạn chế quá trình phát triển kinh tế của dân tộc Chăm ở An Giang. Đặc biệt hàng năm người Chăm tổ chức rất nhiều lễ hội và hàng năm họ hành hương về thánh địa Mecca (trung tâm của đạo Hồi ở Ả rập) nên đã lấy đi rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của đồng bào dân tộc Chăm. Do đó, cuộc sống của họ lúc nào cũng gặp khó khăn, túng thiếu. Vì vậy, việc khai thác, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của tôn giáo cũng chính là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, như tinh thần Chỉ thị 37 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nêu: “phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức lành mạnh, hướng thiện của tôn giáo phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và đời sống xã hội, thực hiện tôn giáo gắn bó với dân tộc, đoàn kết hòa hợp các tôn giáo cùng toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chính vì vậy, để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của đạo Hồi đối với đồng bào dân tộc Chăm trong sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới, phát huy tinh thần “sống tốt đời, đẹp đạo” là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Xuất phát từ nhu cầu có tính chất thực tiễn trên em quyết định chọn “Ảnh hưởng của đạo Hồi đối với đồng bào dân tộc Chăm ở tỉnh An Giang hiện nay” làm đề tài luận văn, hy vọng góp phần nhỏ bé của mình vào việc khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Hồi đối với đồng bào dân tộc Chăm ở tỉnh An Giang hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ những ảnh hưởng của đạo Hồi trên một số lĩnh vực chính của đời sống xã hội đối với dân tộc Chăm ở tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, góp phần ổn định đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đối với dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh hiện nay. Nhiệm vụ: GVHD: Ths. Trần Thị Tuyết Hà 2 SVTH: Nguyễn Văn Ngoan Luận văn tốt nghiệp Một là, khái quát tình hình đặc điểm đạo Hồi và đời sống của đồng bào dân tộc Chăm ở tỉnh An Giang. Hai là, nghiên cứu, khảo sát làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn những ảnh hưởng của đạo Hồi đối với dân tộc Chăm ở An Giang hiện nay. Ba là, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và khắc phục ảnh hưởng của đạo Hồi đối với đồng bào dân tộc Chăm ở An Giang hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Luận văn chỉ tập trung làm rõ ảnh hưởng của đạo Hồi đối với dân tộc Chăm trên một số lĩnh vực chính ở tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng của đạo Hồi đối với dân tộc Chăm thì có rất nhiều mặt, nhiều lĩnh vực ở những địa bàn, thời điểm và với các thời gian khác nhau. Các ấp, xã có người Chăm sinh sống ở các huyện: An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Châu Đốc, Tân Châu, thuộc tỉnh An Giang. Trong đó đề tài chủ yếu nghiên cứu bộ phận người Chăm đang sinh sống trong địa bàn tỉnh. Đây là bộ phận cư dân Chăm đi theo đạo Hồi của cộng đồng Chăm ở Nam bộ theo đạo Hồi chính thống. Phạm vi nghiên cứu từ năm 1986 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về tôn giáo và mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo. Phương pháp nghiên cứu: Đây là một đề tài nghiên cứu dân tộc học nên sử dụng phương pháp điều tra xã hội học là chủ yếu, kết hợp với phương pháp thu thập tài liệu. Đồng thời, kết hợp phương pháp logic và lịch sử, phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp được vận dụng trong đề tài luận văn. GVHD: Ths. Trần Thị Tuyết Hà 3 SVTH: Nguyễn Văn Ngoan Luận văn tốt nghiệp 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục ảnh và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương, 9 tiết. GVHD: Ths. Trần Thị Tuyết Hà 4 SVTH: Nguyễn Văn Ngoan Luận văn tốt nghiệp Chương 1 ĐẠO HỒI VÀ ĐỜI SỐNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHĂM Ở TỈNH AN GIANG 1.1. Khái quát về dân tộc Chăm ở An Giang 1.1.1. Những đặc điểm chủ yếu của đồng bào dân tộc Chăm An Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở thượng nguồn sông Hậu, sông Tiền và có một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên. Vùng đất này được khai phá cách đây khoảng 300 năm. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, An Giang xưa thuộc đất Tầm phong long của Chân Lạp. Năm 1757, quốc vương Chân Lạp dâng đất cho chúa Nguyễn đặt làm đạo Châu Đốc. Thời Gia Long, đất An Giang thuộc trấn Vĩnh Thanh, một trong 5 trấn của thành Gia Định. Tỉnh An Giang được thành lập năm 1832, dưới triều vua Minh Mạng thứ 13. Thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng Hoà, địa giới tỉnh An Giang thay đổi thường xuyên. Ngày 20-12- 1975, tỉnh An Giang được tái lập trên cơ sở hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc cũ, trừ huyện Thốt Nốt. Tỉnh An Giang lúc này có 8 quận với 84 xã. Những năm sau, địa giới hành chính của tỉnh tiếp tục thay đổi. Ngày 10/03/1999, thành lập thành phố Long Xuyên - tỉnh lỵ của tỉnh, đồng thời hoàn tất quá trình phân chia hành chính, xác lập ranh giới với các tỉnh lân cận. Tình hình phân bố dân cư Người Chăm trong tỉnh An Giang sống tập trung thành xóm, ấp (Puk) hay liên ấp, xen kẽ trong những xã (Pơlây) của người Kinh, từ biên giới Việt Nam - Campuchia, rãi rác chạy dài theo dọc sông Hậu Giang và sông Khánh Bình hợp lưu ở Tam Giang (thị xã Châu Đốc) rồi đổ xuống xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú (An Giang). Theo thống kê hiện tại người Chăm ở An Giang phân bố trên các địa phương như: Long Xuyên, Châu Đốc, Châu Thành, Châu Phú, An Phú, Tân Châu [6, tr.276]. GVHD: Ths. Trần Thị Tuyết Hà 5 SVTH: Nguyễn Văn Ngoan Luận văn tốt nghiệp  Đặc điểm về hoạt động kinh tế Sản xuất nông nghiệp: Trong lịch sử, người Chăm có trình độ cao trong canh tác lúa nước. Trình độ đó đã được thể hiện trong việc xây dựng các hệ thống thủy lợi, trong việc chọn giống lúa và kĩ thuật canh tác bên cạnh đó dựa vào chất đất và địa hình nên họ tạo được một nghề nông nghiệp lúa khá phát triển [25, tr.251]. Ngày nay người Chăm đã tiếp thu và phát triển truyền thống đó của cha ông họ. Đến An Giang sinh cơ lập nghiệp, người Chăm phải trải qua một quá trình lao động lâu dài, cần cù, kiên nhẫn, chịu thương chịu khó để có thu nhập trang trãi trong cuộc sống. Từ năm 1990 trở về trước, người Chăm thương ít ruộng đất, nhiều hộ không có đất để canh tác. Khoảng 1995 trở về sau này, một số hộ người Chăm đã tiết kiệm chi tiêu, tích góp tiền mua ruộng đất để canh tác. Hiện nay, một số gia đình có từ 1000 mẫu (1000 m2) ruộng trở lên ở xã Châu Phong huyện Tân Châu khoảng trên 10 hộ như: gia đình Ah Mach ở tổ 5 ấp Phũm Soài, Ilyas, Zacrya, Mohamach, Duso...; một số gia đình người Chăm khác ở xã Vĩnh Hanh huyện Châu Thành có từ 1 mẫu trở lên có khoảng 20 hộ. Nhờ lũ về tràn đồng, phù sa bồi đắp hàng năm và hệ thống tưới tiêu thuận lợi, nên người Chăm trồng được hai vụ lúa trên một năm (vụ Đông xuân và Hè thu). Tiểu thủ công nghiệp: Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là một ngành nghề quan trọng không thể thiếu trong các hộ gia đình người Chăm, đó là nghề dệt lụa và thổ cẩm. Đó là do họ sở hữu được những bí quyết gia truyền của nghề như: Phải dùng tơ chín, nhuộm bằng vỏ trái mặc nưa, kỹ thuật dệt hoa mây, lồng đèn, vân, lãnh đã từng một thời nổi tiếng xa gần, góp phần quan trọng hình thành nên một trung tâm tơ lụa lớn nhất miền Nam. Trước ngày giải phóng, người Chăm chỉ dệt Sarong, choàng tắm, mang đi bán khắc nơi ở các tỉnh Tây Nam Bộ và lên tận Campuchia. Nay có thêm nghề dệt Thổ cẩm và một số sản phẩm khác. Sản phẩm dệt có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Nhìn chung, trình độ kĩ thuật và tay nghề thợ khá cao. Toàn tỉnh An Giang có khoảng 1000 khung dệt gồm: dệt choàng tắm, Sarong, Thổ cẩm và một số loại khác, đã giải quyết việc làm cho trên 100 lao động nữ người Chăm, tập trung ở làng nghề ấp Phũm Soài xã Châu Phong huyện Tân Châu với hơn 70 khung dệt. Tiền lương trả công cho thợ dệt, thợ nhuộm, thợ se chỉ quay tơ từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng/tháng/người. Bên cạnh là nghề làm GVHD: Ths. Trần Thị Tuyết Hà 6 SVTH: Nguyễn Văn Ngoan Luận văn tốt nghiệp tigai trang trí buồng cưới, thêu khăn, kết cườm áo, mũ trùm đầu.... đã tạo nên một bản sắc riêng của người Chăm. Ngoài ra, người Chăm dệt Sarong tơ với kĩ thuật thắt I Kat tạo hoa văn trên vải. Nghề dệt Thổ cẩm cũng khá phát triển. Hiện nay, hợp tác xã dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong huyện Tân Châu có nhiều mặt hàng đưa đi tham dự hội trợ triển lãm quốc tế hàng Việt Nam chất lượng cao tại Hà Nội. Năm 2004 đạt huy chương đồng. Một số ẩn phẩm xuất khẩu sang Malaysia, Indônêsia, Campuchia, Mỹ và một số nước khác. Từ đó có thể thấy rằng nghề dệt của dân tộc Chăm khá phát triển góp phần cải thiện cuộc sống phát triển nhanh về kinh tế. Nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản: Khác với nhóm người Chăm ở Ninh Thuận Bình Thuận, người Chăm ở An Giang lại sinh sống chủ yếu bằng nghề nghề dệt thủ công, buôn bán nhỏ và nuôi trồng thủy sản. Người Chăm ở An Giang đa số sống dọc theo sông hậu. Trước 30/4/1975 việc buôn bán chưa phát triển mạnh, do tình hình chiến tranh không thể đi làm ăn xa, vì vậy nghề chính của người Chăm là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên sông hay trên đồng ruộng vào mùa nước nổi. Do sống cộng cư nên cách nuôi trồng thủy sản cũng học được phần nào từ người Kinh như: kĩ thuật nuôi cá và biện pháp phòng ngừa… từ đó góp phần cải thiện cuộc sống tốt hơn. Các ngành nghề dịch vụ, buôn bán nhỏ: Người Chăm vốn là những người giỏi buôn bán nên kinh tế của họ khá hơn nhiều so với người Khmer. Do dịch vụ thương mại vốn là sở trường của những người Chăm nên đời sống của họ tương đối ổn định. Hiện nay, có khoảng 70% hộ gia đình sống dọc theo biên giới An Phú như: người Chăm sinh sống ở ấp Đồng Cô Ky xã Quốc Thái, ấp Sa Bâu xã Khánh Bình, ấp Ka Kôi xã Nhơn Hội thuộc huyện An Phú và đặc biệt xóm Chăm ở Châu Đốc chủ yếu phát triển buôn bán và dịch vụ. Họ mua vải, da, đồ điện, quần áo cũ... ở chợ Biên giới rồi vận chuyển xe lên Sài Gòn bán cho các chủ buôn (Chợ lớn, chợ An Đông, chợ Bến Thành). Ngày nay, với việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật. Đồng bào dân tộc Chăm được tạo điều kiện tham dự các lớp tập huấn về phát triển nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp, phá thế độc canh cây lúa, thay vào đó là luân canh lúa hoa màu hoặc lúa, nuôi thủy sản và GVHD: Ths. Trần Thị Tuyết Hà 7 SVTH: Nguyễn Văn Ngoan Luận văn tốt nghiệp đẩy mạnh chăn nuôi. Với việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả mang lại rất cao làm cho đời sống của dân tộc Chăm ngày càng được nâng cao. Trong các xóm những ngôi nhà ngói, bê tông dần dần thay thế những ngôi nhà tre lá tạm bợ.  Những hoạt động văn hóa – nghệ thuật Một nét văn hóa đẹp của người Chăm là hầu hết cộng động người Chăm điều thành thạo ngôn ngữ của người Kinh, Khmer, Mãlai. Đây là một lợi thế trong giao tiếp, buôn bán. Ý thức giữ gìn ngôn ngữ và bảo tồn văn hóa của người Chăm rất cao đối với dân tộc mình. Theo phong tục của người Chăm, người con trai khi lớn lên khoảng 13 đến 15 tuổi phải làm tục kho tanh (Cắt da quy đầu), theo tục lệ, những người nam giới thực hiện điều này mới là người trong sạch, mới được phép đến gần những người có đạo và chứng tỏ đó là những người con trai có bản lĩnh. Nếu không làm lễ Kho tanh, người con trai rất khó lấy vợ, không được làm chủ gia đình. Thiếu nữ khi đến tuổi trưởng thành thì phải tuân thủ luật tục cấm cung (Gia Sâm). Buồng ngũ được coi là giang sơn riêng, có người dạy dỗ nghề, công việc và sống ở đó cho đến khi có chồng. Mỗi khi đi ra ngoài phải có người lớn trong gia đình đi cùng. Trong thời gian cấm cung không được phép tiếp khách bên ngoài, nhất là nam giới dù là họ hàng thân thuộc. Về nhà ở: Đồng bào Chăm An Giang đa số sống dọc hai bờ sông hậu. Vì vậy, họ làm nhà dọc theo bờ kênh hay vàm kênh, thường quay nhà hướng ra sông, kênh, rạch. Ở An Giang, mỗi năm nước đều dâng cao nên người dân thường sống chung với lũ (mùa nước nổi) từ 3 đến 4 tháng. Vì vậy, người Chăm An Giang phải làm nhà sàn, cột thường bằng cây nguyên bào nhẫn, cao khỏi đầu người, nhà xây cách mặt đất khoảng 3 - 4m để tránh ngập nước. Nhà người Chăm không có hàng rào bao quanh như người Chăm ở Nam Trung Bộ Bình Thuận, Ninh Thuận. Nhà họ thường cất 4 mái, có hiên trước, hiên sau, mỗi hiên đều có cầu thang lên xuống (bậc lẻ 5,7,9). Hiên và cầu thang phía sau nhà dành riêng cho người phụ nữ trong nhà hoặc khách nữ ngồi chơi và lên xuống. Bên trong nhà hầu như không có bàn ghế, nên khi khách đến nhà thì chủ nhà trải chiếu hoặc tấm thảm ra để chủ nhà và khách cùng ngồi xếp bằng trên sàn gỗ cùng nhau trò chuyện, nhà chia thành hai GVHD: Ths. Trần Thị Tuyết Hà 8 SVTH: Nguyễn Văn Ngoan Luận văn tốt nghiệp ngăn rộng tương đương nhau, ngăn trước làm nơi tiếp khách và chỗ ngủ của nam giới, ngăn phía sau cũng là nơi tiếp khách, ăn uống và nơi ngủ của nữ giới. Đặc biệt, nhà người Chăm không có bàn thờ tổ tiên hay thờ Thượng đế Allah. Những kinh sách quý như kinh Coran, vật kỷ niệm của ông, bà, cha mẹ, họ hàng khi qua đời, người Chăm thường cất giữ bằng cách làm giá, kệ dựa vào vách nhà rồi để lên đấy. Về ăn: Bữa ăn hằng ngày của người Chăm chủ yếu được chế biến từ gạo. Người Chăm nói chung kiêng ăn thịt lợn, chó, mèo, ếch, nhái, chim, chuột và những loài thú dùng chân bắt mồi. Vì vậy thức ăn hàng ngày của họ ngoài rau củ, phần lớn được chế biến từ cá đánh bắt trên sông và mua ở chợ, khi ăn thịt, họ tự làm lấy, hoặc chọn những tiệm, quán ăn do người Chăm nấu bán. Người Chăm có thói quen ăn muỗng hay ăn bốc, vì vậy họ thường ăn khô, khi có khách là người Kinh cùng ăn thì họ mới dùng đũa ăn, tiếp khách cho lịch sự.[9, tr.94] Những món ăn đặc sản của người Chăm ở An Giang: Món Tung lò mò: Trong tiếng Chăm, món “Tung lò mò”, có nghĩa là “Lạp xưởng bò”. Đây là món ăn rất thu hút mọi người, bởi từ lúc đi tìm nguyên liệu cho đến cách chế biến đều được người Chăm thực hiện rất công phu. Ruột bò rữa sạch, lộn bề trong ra cạo sạch rồi nHồi thịt bò đã ướp vào, đem phơi nắng cho đến khi nào căng tròn là được. Món này không gì người Chăm mà cả người Kinh hay người Hoa đều rất thích. Món Gapô: Món Gapô của người Chăm gần giống món Cari của người Việt. Trong các đám tiệc của người Chăm thì món này không thể thiếu và được thực khách “chiếu cố” nhiều nhất. Đây là món ăn mà họ không bao giờ tiết lộ cách chế biến với bất cứ ai, ngoại trừ dòng tộc của mình. Món Pài Pa Ghênh (canh thính): Món này bình dân, thường xuất hiện trong bữa ăn thường ngày của người Chăm. Gạo rang xay cho nhuyễn thành thính đem nấu chung với cari, cà pháo, đu đủ sống, củ cải, cà rốt... Khi chín, nêm vào hành, tỏi, bột ngọt và vài trái bứa. Bứa mềm dầm ra lấy chất chua và cho thêm ít mắm bò hóc (prahoc) của người Khmer vào cho đậm đà hương vị. Có thể ăn món này với bún và cơm. GVHD: Ths. Trần Thị Tuyết Hà 9 SVTH: Nguyễn Văn Ngoan Luận văn tốt nghiệp Về mặc: Trang phục truyền thống đối với nam giới là những chiếc xà rông, xà rông nam giới là một loại váy dài từ hông xuống mắt cá chân, một loại sản phẩm đặc biệt của ngành dệt truyền thống, chỉ được bán và sử dụng trong cộng đồng người Chăm. Bên cạnh chiếc xà rông, nón cũng đóng vai trò quan trọng trong trang phục của nam giới. Theo quy định của đạo Hồi thì nón trắng dành cho những người đã đến Thánh địa Mecca, còn màu đen dành cho những ai chưa một lần đến đó. Phụ nữ thường mặt những chiếc xà rông dài 2m, ngang khoảng 0,9 - 1,2m. Chăn phụ nữ thường có rất nhiều màu sắc khác nhau được may giáp hai mí và luôn có chiếc kim băng đi cùng để giữ cho chăn ôm sát vào người. Về màu sắc của những chiếc chăn cũng rất đa dạng, nhưng tất cả nhằm tô thêm vẻ đẹp và duyên dáng của phụ nữ Chăm. Nhìn chung phụ nữ Chăm nhất là các cô thiếu nữ rất khéo tay trong việc thiết kế trang phục, họ đã dệt những chiệc xà rông của họ đạt đến trình độ khá cao. Một chiếc xà rông sau khi dệt xong đều mang hình ống nhưng không có một đường nối vải nào, y như một chiếc khăn tròn trịa liền trơn. Trang phục của dân tộc Chăm vừa kín đáo vừa trang trọng, vừa xinh đẹp biểu lộ được sắc thái đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trang phục thường ngày: Nam giới cũng như phụ nữ họ thường ngày mặc xà rông với áo sơ mi hay áo thun. Những chiếc xà rông ấy có thể mua từ chợ hay may tùy váo sở thích của mỗi người. Những chiếc xà rông, họ phải mua ở chính địa phương của mình hay ở trong cộng đồng dân tộc mình. Tuy nhiên, phụ nữ có thêm chiếc khăn trùm kín mỗi khi ra đường. Nhưng ngày nay đã có sự tiến bộ hơn, chỉ cần đội vào đầu, che phần tóc của mình là được, không nhất thiết phải trùm cả mặt giống với những hình ảnh chúng ta vẫn thường thấy trên báo chí, truyền hình về đạo Hồi ở những nước khác. Trang phục khi hành lễ: Những vị chức sắc thường mặc áo Achuba hoặc gọi là Kak hadji. Với nam giới, họ có thể mặc trang phục thường ngày của mình đến làm lễ ở Thánh đường. Nhưng nữ giới, bộ trang phục của họ khác với trang phục hàng ngày. Khi vào Thánh đường, họ mặc những bộ đồ thường ngày. Đầu đội chiếc khăn trùm kín cổ, chỉ chừa lại gương mặt mà thôi, khi hành lễ họ không để lộ màu da của mình. Đó là quy định của tôn giáo họ. Sau khi làm lễ xong trang phục để lại Thánh đường và tiếp tục mặc khi đến lễ. GVHD: Ths. Trần Thị Tuyết Hà 1 0 SVTH: Nguyễn Văn Ngoan Luận văn tốt nghiệp Trang phục trong lễ hội: Vào những ngày lễ của dân tộc hay lễ về tôn giáo, người già luôn trong chiếc áo dài truyền thống (áo Tăc). Các thanh niên thường thích mặc áo Aochava, còn phụ nữ thường mặc bộ đồ đẹp và rực rỡ nhất nhằm tô thêm vẽ đẹp. Các ngày lễ cưới trang phục dành cho cô dâu là kiểu áo cổ cao, tay dài được may phủ hết cánh tay, tà áo dài tới đầu gối, không xẻ tà và không ép eo, gần giống chiếc áo dài của người kinh. Trong ngày cưới, chú rễ mặc áo sơ mi trắng, dưới quấn xà rông trắng, bên ngoài khoác áo choàng dài xuống tới chân. Ngày nay chiếc áo choàng dài được thay thế bằng chiếc áo vetton. Với tất cả trang phục vừa kể trên, chắc rằng ai cũng phần nào hình dung được trang phục của người Chăm là như thế nào? Bởi nó chính là nét đặc trưng cho một dân tộc, nhìn vào đó có thể thấy được một nền văn hóa độc đáo và riêng biệt của dân tộc Chăm mà không lẫn lộn với một dân tộc nào khác. Về văn học dân gian: Ngoài kho tàng kinh Koran của Đạo Hồi, người Chăm ở An Giang còn có một kho tàng văn học dân gian vô cùng đa dạng và phong phú. Có một vài ông cụ bà cụ còn nhớ những đoạn trong “gia huấn ca” của bà tổ mẫu xưa, kể chuyện giáo dục con cái sống trong xóm làng, tiếng Chăm gọi là “Ka Buôn Mukxow Puk Pơlay”.  Về kiến trúc Công trình kiến túc tôn giáo của người Chăm là những Thánh đường lớn (Masjid) hay Thánh đường nhỏ (Surao) nằm rải rác trong khu dân cư. Đây là một loại hình văn hóa được biểu hiện dưới dạng thức của văn hóa vật chất, là toàn bộ những gì do bàn tay và khối óc của con người trực tiếp sáng tạo nên hầu đáp ứng yêu cầu và đời sống của con người. Về kiến trúc được thể hiện qua việc xây dựng và trang trí Thánh đường. Nhìn vào các Thánh đường Hồi giáo An Giang hay các tỉnh Nam Trung Bộ chúng ta sẽ nhận định ngay đây là những Thánh đường mang dáng dấp của những Thánh đường Hồi giáo trên thế giới. Riêng Thánh đường của người Chăm Bani, tuy vẫn được xây dựng theo hướng đông tây như quy định chung của Hồi giáo nhưng kiểu cách cũng có sự biến đổi. Đặc biệt, tiêu biểu và nổi bậc nhất là Thánh đường Mubarat ở Châu Giang (An Giang). Thánh đường Mubarat là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm nét của những Thánh đường Hồi giáo trên thế giới. GVHD: Ths. Trần Thị Tuyết Hà 1 1 SVTH: Nguyễn Văn Ngoan Luận văn tốt nghiệp Thánh đường là trung tâm sinh hoạt xã hội và sinh hoạt tinh thần của người Chăm An Giang. Từ xa nhìn vào xóm ấp, thấy những mái vòm cao vút trên bầu trời xanh với vầng trăng lưỡi liềm đã trở thành một biểu tượng được công nhận của Hồi giáo. Về phương diện nghệ thuật, khác với người Chăm Bình Thuận, âm nhạc của người Chăm ở An Giang không có múa, không sử dụng bất kỳ nhạc khí nào ngoài bộ gõ: trống (không phải trống Balatưng mà là trống Thuma) vốn là đặc trưng của văn minh nông nghiệp Nam Á. Đôi bàn tay điêu luyện của nghệ nhân vừa vỗ hai đầu trống để đệm cho ca sĩ hát hoặc vừa đệm vừa hát. Tiếng trống biến ảo, tài tình có thể cất lên mọi tiết tấu âm nhạc, từ dân ca Chăm trầm lắng cho đến những điệu Rumba, Tăng gô, Bolero... nói chung âm điệu, tiết tấu nhạc người Chăm An Giang là trầm lắng, thánh lễ dịu dàng. Tiếng trống luôn được giữ gìn trong những buổi cầu nguyện hằng tuần, hay tại các buổi lễ lớn tại Thánh đường... Người Chăm có rất nhiều lễ hội mà phần lớn các lễ hội này có liên quan đến nông nghiệp. Múa là loại hình nghệ thuật đặc sắc của người Chăm nhưng chủ yếu để phục vụ cho các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian.  Về phong tục, tập quán Người Chăm An Giang cũng như một số dân tộc khác, xem việc sinh đẻ là vấn đề quan trọng không chỉ của gia đình mà còn của cả thôn, cả làng. Lễ cắt tóc đặt tên cho trẻ sơ sinh: Trong gia đình Hồi giáo, việc sinh đẻ, nhất là đẻ con trai được xem là điều vui sướng. Nhưng trong gia đình người Chăm An Giang, con gái cũng rất được xem trọng vì họ vẫn còn giữ một chút tư tưởng mẫu hệ.[9, tr.111] Lễ Khotam Koran (lễ mừng học trò đã thuộc kinh): Ngoài ra trong xã hội Hồi giáo, trẻ con được chăm nom đến 7 tuổi thì bắt đầu học kinh Koran ở các Majid hay Surao và tập viết chữ Ả Rập. Khi đứa trẻ thuộc được một đoạn kinh Koran, gia đình đó sẽ tổ chức lễ mừng. Một nghi lễ quan trọng hơn gọi là Khatma sẽ được tổ chức khi đứa trẻ đã có ấn chứng Amis Le Sceau tức là hiểu biết kinh Koran. Từ đó được gọi là Hafiz [9, tr.119]. Tục cấm cung (Gia Sâm): Thiếu nữ khi đến tuổi trưởng thành thì phải tuân thủ luật này. Buồng ngũ được coi là giang sơn riêng, có người dạy dỗ nghề, công việc và sống ở đó cho đến khi có chồng. Mỗi khi đi ra ngoài phải có người lớn trong gia đình đi cùng. GVHD: Ths. Trần Thị Tuyết Hà 1 2 SVTH: Nguyễn Văn Ngoan Luận văn tốt nghiệp Trong thời gian cấm cung không được phép tiếp khách bên ngoài, nhất là nam giới dù là họ hàng thân thuộc. Hiện nay, tục lệ này cũng giảm nhiều (khoảng 70%), nhều chị em phụ nữ đã tham gia các đội văn nghệ công diễn trong và tỉnh và đạt được nhiều giải thưởng lớn. Tuy nhiên, mỗi khi đi biểu diễn vẫn luôn có người trong gia đình đi theo dù họ đã trưởng thành. Tục kho tanh (Cắt da quy đầu): Theo tục lệ, những người nam giới thực hiện điều này mới là người trong sạch, mới được phép đến gần những người có đạo và chứng tỏ đó là những người con trai có bản lĩnh. Lễ này thường được thực hiện ở những đứa bé trai từ 13 đến 15 tuổi. Nếu không làm lễ Kho tanh, người con trai rất khó lấy vợ, không được làm chủ gia đình [9, tr.121]. Tập tục này hiện nay cũng giảm bớt về số lượng và có nhiều cách thức tiến hành đảm bảo vệ sinh hơn. Hôn nhân: Người Chăm có tập quán theo mẫu hệ từ lâu đời, con cái tính theo dòng mẹ, con gái, nhà gái đi hỏi chồng, lấy chồng. Người phụ nữ trong nhà nắm giữ mọi của cải, quyết định mọi hình thức, mức độ cưới hỏi, việc tang lễ, giữ lệ cấm kết hôn con dì. Đạo hồi đã đem phụ hệ, phụ quyền vào đời sống người Chăm, nhưng dung hòa ít nhiều với phong tục truyền thống Chăm. - Cho phép kết hôn con chú, con dì. - Cho phép mang cả dòng họ mẹ và họ cha. - Chú rể - chồng ở lại nhà vợ 2-3 tháng (ở nông thôn) hay 3-4 ngày (ở thành phố) nhưng trước kia thì ở hẳn. - Con trai có thể đi hỏi vợ, nhưng đi theo 2,3 bà chị hoặc bạn của mẹ. - Nếu ly hôn, theo luật pháp thì được chia tài sản nhưng nhiều nhà trai ra đi tay không. Theo luật Hồi giáo, đàn ông có thể lấy 4 vợ, nhưng lấy chính thức hiếm có lắm. Người chăm ở An Giang nói ngôn ngữ Malayo-Polinesia dòng Phan Rang. Tất cả đều nói tiếng Chăm và tiếng việt, có cả lấy vợ Việt, ở những nơi cộng cư. Rất ít người nói tiếng Mã Lai, mặc dù cùng ngữ hệ, ngôn ngữ rất gần nhau [6, tr.266-267]. GVHD: Ths. Trần Thị Tuyết Hà 1 3 SVTH: Nguyễn Văn Ngoan Luận văn tốt nghiệp Lễ dứt lời (Pakioh – Po Nuối). Trước lễ dứt lời, bà mai (Maha) sang nhà gái trao đổi trước. Đúng ngày giờ đã định, nhà trai đến nhà gái. Vị cả chùa tuyên bố: “Hôm nay là lễ Pakioh – Po nuối cho hai trẻ, tiền đồng là tiền chợ. Hai họ dùng tiệc, chi phí bữa tiệc do đôi bên cùng lo. Vài hôm sau, đàng gái mang sang nhà trai một mâm bánh trả lễ, đàng trai trao tượng trưng một bao thư tiền. Sau đó cứ đến ngày Ro-Ja, chú rể và bạn bè đến thăm nhà cô dâu vào ban ngày, cô dâu không được ra gặp chú rể nhưng gia đình bố trí cho nhìn lén. Buổi tối, cô dâu cùng bạn gái qua thăm nhà chú rể. Chú rể cũng được sắp xếp nhìn lén cô dâu. Ba ngày trước đám cưới, vị cả chùa và người nhà trai mang một cái gường qua nhà gái. Vị cả chùa cầu nguyện, những người cùng đi dọn phòng cưới. Tiếng Chăm gọi việc này là đi Thon - Kghe (đi ráp gường). Cũng ngày này, những người phụ nữ bên nhà gái may mùng cho đôi tân hôn. Đám cưới diễn ra trong ba ngày: ngày nướng bánh (Âm-Ha), ngày nhóm họ (Pa Thưng Pa Gú), ngày lễ lên ghế (lần II và III). Nhà trai đưa rể sang nhà gái. Khi chú rể bước xuống cầu thang nhà mình, mọi người hát: “Xin cha mẹ tha thứ, con từ giã cha mẹ. Khi chú rể bước tới chân cầu thang nhà gái, các bà đàn gái bưng nước rữa chân cho chú rể trong lúc mọi người hát vang bài hát có nội dung hân hoan rữa chân và trải khăn trắng mời chú rể bước vào nhà. Tiến hành lễ đính hôn (Ka Pol): Sau khi mọi người có uy tín đọc xong đoạn kinh Coran, nội dung nhắn nhủ chú rể trân trọng người bạn đời thì cha cô dâu cầm tay chú rể nói: “Tôi gả đưa con gái tên là... Chú rể đáp: “Tôi nhận cưới”. Khi được đưa vào phòng cô dâu, chú rể sẽ gỡ cây trâm cày trên tóc vợ, rồi cùng ngồi trên gường lắng nghe vị cả chùa cầu nguyện. Bữa cơm của đôi tân hôn: Mâm cơm có một dĩa cơm, một dĩa thức ăn, bốn phụ nữ có gia đình hạnh phúc nói lời chúc mừng và đôi vợ chồng trẻ sẽ cùng bốc ăn chung. Lễ động phòng hoa chúc (Sen Thoa): bốn phụ nữ nói trên giăng mùng, trải chiếu, tiến hành lễ lượm bạc cắc. Người ta đặt một xô nước trong đó có 10 đồng bạc cắc. Hai vợ chồng thò một bàn tay vào một lượt để mò bạc cắc. Ai lượm số bạc cắc nhiều hơn thì có tiếng nói quyết định trong gia đình. GVHD: Ths. Trần Thị Tuyết Hà 1 4 SVTH: Nguyễn Văn Ngoan Luận văn tốt nghiệp Đám cưới người Chăm An Giang trân trọng, ấm áp, không xa hoa phù phiếm. Ngày nay có một chút thay đổi trong nghi lễ: “Đám cưới chỉ trong hai ngày; đưa chú rể sang nhà cô dâu vào buổi sáng thay vì buổi chiều, bỏ lễ lên ghế lần III”; trang phục cô dâu chú rể được cách tân, vẫn giữ vẻ đẹp cổ truyền nhưng tiện dụng hơn.[6, tr.74,75] Tang lễ: Nhân sinh quan Hồi giáo cho rằng, con người có hai phần: thể xác và linh hồn. thể xác là cái vỏ bọc tạm thời, còn linh hồn là vĩnh viễn bởi thế tang lễ của người Chăm đều theo thổ táng. Để thi thể còn lưu lại trong đất, linh hồn lên gặp Chúa trời, chờ Chúa phát xét tái thế sau ngày tận thế. Muốn vậy, thi hài người chết phải được lau rửa sạch sẽ. Sau đó thi thể được liệm 3 lớp vải trắng, nếu liệm bằng tấm vải khoác lúc đi hành hương thì rất tốt. Trước khi mai táng, thi hài phải đưa đến nhà thờ cầu lễ. Người chết không để lâu trong nhà, vì càng mai táng nhanh chóng, linh hồn càng sớm về với Chúa. Chết tối sớm mai táng, chết sáng chiều mai táng. Thi hài chôn cất không có quan tài, để trực tiếp gắn liền với đất. Thi hài phải chôn nằm nghiêng về bên phải, đầu hướng Bắc, chân hướng Nam, để mặt quay về hướng Tây, không đắp nấm, hai đầu mộ chặn hai hòn đá cao hơn mặt đất vài phân nơi chôn cất và chôn cất trong khuôn viên Thánh đường, để dễ được gần với Chúa. Khi đưa tang, phụ nữ không được khóc lóc, kể lể, vì những giọt nước mắt sẽ tạo thành biển cả, khó khăn cho linh hồn đi gặp Chúa. Đồng thời cũng là để biểu lộ về với Chúa không có điều gì phải buồn phiền khóc lóc, kể lể. Rước tang thỉnh thoảng dừng lại, để linh hồn người quá cố “tâm tình” với cây cỏ. Mai táng thi hài xong, tang chủ lại tiếp tục mời thầy Char và bà con đến cầu nguyện thêm vài ba tối, cầu cho linh hồn người chết siêu linh. Sau đó làm tuần cho người chết vào các ngày thứ 7, 10, 40, 100 và một năm sau khi mai tang, trong đó tuần vào ngày 40 là quan trọng nhất. Cuối cùng mối quan hệ với người chết chỉ diễn ra lễ cầu kinh cho tất cả người chết vào dịp tảo mộ hàng năm [8, tr.306-307-308]. Ngoài đám giỗ không có cúng kiến gì nữa và cũng không có tục làm bàn thờ cúng người chết. Đặc biệt người chết ở địa phương nào thì chôn ở địa phương ấy, không được di chuyển đi nơi khác và cũng không được lấy cốt. GVHD: Ths. Trần Thị Tuyết Hà 1 5 SVTH: Nguyễn Văn Ngoan Luận văn tốt nghiệp Đám tang của người Chăm hoàn toàn không có kèn trống, cũng không có tiếng khóc vì họ cho rằng, tiếng khóc sẽ làm cho người chết sẽ không được thanh thãn ra đi. Trong ấp có người chết thì láng giềng cũng đến giếng để bày tỏ tình làng nghĩa xóm. Những người giếng lần lượt giở khăn che mặt người chết để nhìn lần cuối. Điều này rất giống với tình nghĩa của người Kinh của chúng ta [30, tr.280]. Tục cúng dòng họ có nguồn gốc Minang Kabau ở Châu Giang, gọi cúng gọi là “Mafch”: Lễ vật trước kia là hai con trâu và gạo nếp, nay thay hai con trâu bằng hai con gà trống với bốn lít nếp. Canh nấu khá đặc biệt... Gà mổ xong, lấy bộ lòng đem nướng rồi thái nhỏ cùng thịt đùi. Sau đó băm thêm thịt cánh. Thịt cánh trái trộn chung thịt đùi phải và ngược lại. Còn lại bao nhiêu thịt gà, nấu canh và cho nhiều gia vị như nấu Cari. Các món thịt này đặt trên đĩa trứng chiên, có cắt hình hoa nhiều cánh rồi để trên đỉnh mâm xôi. Tục cúng dòng họ (Bai khel), khi nào gia đình có người ốm đau lâu ngày không chữa khỏi người Chăm cơm cúng tổ tiên. Lễ vật cúng gồm hai con gà và hai trái dừa khô. Người Chăm tin tưởng mỗi người đều có một linh hồn và một cái vía. Vía có thể xuất ra ngoài, đi đây đi đó nhưng hồn luôn ở trong thể xác, một khi hồn đã xuất đi, người đó sẽ chết. Và hồn sẽ được lên thiêng đàng hay bị đày xuống địa ngục phụ thuộc vào sự phán xử của Thánh Allah. Tục bố thí dịp mùng 1 tháng 10 Hồi lịch: Đây là một hình thức giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng, là một trong những nghiêm tục Hồi giáo truyền thống của người Chăm. Thường người Chăm (nhất là những người khá giả, có cua ăn của để) phải dành từ 5% đến 10% thu nhập trong năm của mình để đóng góp cho việc giúp đỡ những gia đình khó khăn hơn. Đây là một hình thức tốt, tích cực trong bối cảnh hiện nay. Chính quyền cơ sơ nên nghiên cứu, phối hợp với các chức sắc tôn giáo lồng vào chương trình “xóa đói giảm nghèo”, giải quyết việc làm để hỗ trợ vốn, kinh nghiệm sản xuất... cho các đối tượng xã hội mà ta đang quan tâm. Phong tục kiêng cữ: Người Chăm kiêng ăn thịt lợn, thịt chó, khỉ, rắn, rùa, chuột, chim bay dùng chân quắp mồi. Những gia súc, gia cầm, bò, dê, cừu... được ăn nhưng phải đọc kinh Coran trước khi giết và hướng về thánh địa Mecca làm lễ. GVHD: Ths. Trần Thị Tuyết Hà 1 6 SVTH: Nguyễn Văn Ngoan Luận văn tốt nghiệp Rượu là thức uống bị cấm, tuy nhiên thanh niên Chăm ngày nay do giao lưu với nhiều mối quan hệ, đã có hiện tượng “xé rào”, nhất là khi có những cuộc vui nơi mình cư trú. Cấm các hành vi xấu như trộm cắp, dâm ô, cờ bạc, hỗn láo với người lớn, những người có chức trách, giáo chức, các bô lão... Tập tục người Chăm An Giang hiện nay có thể cho phép lấy vợ, lấy chồng dân tộc khác nhưng bắt buộc người đó phải nhập đạo và phải chịu những quy định nghiêm ngặt của Hồi giáo. Tuy nhiên, tội nặng nhất đối với tín đồ Hồi giáo là bỏ đạo Hồi theo đạo giáo khác. Chính vì vậy, cho đến nay, hầu như có rất ít trường hợp người Chăm lấy vợ (chồng) ngoài cộng đồng người Chăm hoặc ngoài đạo Hồi.  Về tổ chức xã hội Hình thức xã hội cổ truyền của người Chăm là một hình thức mẫu hệ. Cho đến nay tổ chức xã hội của người Chăm theo đạo Bàlamôn ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận còn dựa trên dòng thuyết hệ bên mẹ (lignage matrillineaire).[10, tr.271] Trong khi người Chăm ở Nam Bộ nói chung và người Chăm ở An Giang nói riêng, dưới sự tác động của Hồi giáo chính thống, đã có một quá trình chuyển biến thành gia đình phụ hệ. Tổ chức xã hội của người Chăm hồi giáo thường dựa trên đơn vị làng xã. Tại Tây Ninh cũng như An Giang, đứng đầu mỗi làng Chăm là một Hakim do dân chúng bầu lên. Hakim thường được chọn trong hàng bô lão có uy tín, hoặc những vị có kiến thức rộng về giáo lý để có thể theo dõi việc hành đạo và giải quyết những vụ tranh chấp giữa dân chúng theo đúng giáo luật đạo hồi, phụ tá cho ông Hakim là ông Na ếp. Vị này do ông Hakim chỉ định với sự thõa thuận của dân chúng. Tại các xóm nhỏ dân chúng sẽ bầu lên môt ông Ahly để liên lạc với ông Hakim lo giải quyết mọi vấn đề xã hội, đồng thời quản trị ngôi nhà nguyện (hay tiểu Thánh đường: Surao) trong xóm ông Hakim (xã trưởng) sẽ họp cùng ông Na ếp (phó xã trưởng) và các ông Ahly (trưởng xóm) thành một cơ quan “có thể coi như cơ quan quản trị thôn xóm, để cùng lo những công việc trong nội bộ cũng như tương quan của tập thể này đối với tập thể khác”. Trong các làng Chăm, Thánh đường là trung tâm sinh hoạt xã hội của dân chúng. Mỗi ngày ít ra hai lần, vào khoảng 13 giờ trưa và 19 giờ tối, đàn ông thanh niên đều tụ tập ở Thánh đường để cầu nguyện. Sau buổi lễ họ thường bàn đến các vấn đề có tính GVHD: Ths. Trần Thị Tuyết Hà 1 7 SVTH: Nguyễn Văn Ngoan Luận văn tốt nghiệp cách ích lợi chung cho thôn xóm. Những vị Imâm (Người lãnh nhiệm vụ điều khiển việc quỳ lạy, đọc kinh trong một buổi lễ Hồi giáo), những vị Hadji (Tước vị của người tín đồ đã làm xong bổn phận hành hương Thánh địa La Mecque. Đàn bà gọi là Hadja) vì thế cũng được coi như những người phụ giúp đắc lực cho ông Hakim để giải quyết những vấn đề xã hội. Như vậy làng xóm tạo lập một môi trường xã hội chính trị trong đó các vị Hakim, Imâm, Hadja giữ vai trò hướng dẫn dân chúng, là những tín đồ hồi giáo, sống hòa hợp với nhau. Thánh đường nhiều khi còn được dùng làm trường học dạy trẻ chữ Ả-rập và đọc Thánh kinh Coran. Trong hai ngày lễ chính hàng năm là lễ mãn tháng ăn chay Ramadan (Aidel Ceghir) và lễ lớn trong mùa hành hương (Aid el Kebir) tín đồ cũng tụ họp ăn uống ngay trong tiểu Thánh đường. Những căn nhà cao cẳng của dân chúng thường quy tụ gần Thánh đường là trung tâm sinh hoạt trong thôn xóm.[6, tr.272-273274]. Cộng đồng Chăm ở An Giang có mối quan hệ gần gũi với cộng đồng Hồi giáo Đông Nam Á, đặc biệt là đối với người Hồi giáo ở Malaysia. Mặt khác, do yêu cầu học chữ Ả Rập và đọc kinh Coran để cầu nguyện cùng với việc hành hương viếng Thánh địa Mecca là một trong 5 cốt đạo của tín đồ , đã tạo cho cộng đồng Chăm An Giang có chiều hướng mở rộng quan hệ với cộng đồng Hồi giáo bên ngoài nhiều hơn.  Tôn giáo, tín ngưỡng: Đời sống văn hóa tâm linh nói chung, tôn giáo và tín ngưỡng nói riêng là những món ăn tinh thần rất quan trọng đối với dân tộc Chăm ở An Giang. Ở đây Hồi Giáo đã có một vai trò rất lớn gần như chi phối mọi sinh hoạt của người Chăm từ thành thị cho đến nông thôn. Thánh Allah, sứ giả Mohammed luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất, tồn tại trong ký ức của dân tộc Chăm ở An Giang từ lâu đời, vì vậy các tục tập, lễ hội cho đến các sinh hoạt tinh thần trong đời sống xã hội đều có ít nhiều mang màu sắc của Hồi Giáo. Thánh đường chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc Chăm. Hiện nay, đa số đồng bào dân tộc Chăm đi theo đạo Hồi và lấy Thánh đường để thỏa mãn nhu cầu về tinh thần. Trong nhiều năm qua Thánh đường được xem là mái nhà chung của gia đình, là nơi sinh hoạt lý tưởng nhất của dân tộc Chăm trên nhiều phương diện. Thánh đường không chỉ là nơi tôn nghiêm truyền bá giáo lý của đạo Hồi mà còn là địa điểm giáo dục văn hóa, đào tạo trí thức. GVHD: Ths. Trần Thị Tuyết Hà 1 8 SVTH: Nguyễn Văn Ngoan
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan