Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn tiểu thuyết nguyễn bắc sơn dưới góc nhìn thể loại...

Tài liệu Luận văn tiểu thuyết nguyễn bắc sơn dưới góc nhìn thể loại

.PDF
92
70
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------LƯƠNG DƯƠNG LY TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn ho ̣c Viêṭ Nam Hà Nội-2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------LƯƠNG DƯƠNG LY TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn ho ̣c Viêṭ Nam Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bích Thu Hà Nội-2013 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………………………………….6 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu……………………………………….9 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………10 6. Kết cấu luận văn………………………………………………………...11 NỘI DUNG……………………………………………………….............12 Chƣơng 1: TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN TRONG DÒNG CHẢY CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 1.1 Cái nhìn chung về tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại……………........12 1.1.1 Quá trình đổi mới đất nước và đổi mới văn học ……………….12 1.1.2 Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới…………………….………….14 1.2 Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn - một hiện tƣợng của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại …………………………………………………… 21 1.2.1 Cuộc đời…………………………………………………………..........21 5 1.2.1 Con đường sáng tạo văn học …………………………………..........21 1.2.3 Đề tài cơ chế và cải cách trong sáng tác của Nguyễn Bắc Sơn.........................................................................................................23 Chƣơng 2: CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN 2.1 Cốt truyện……………………………………………………………25 2.1.1 Khái lược về cốt truyện……………………………………………..25 2.1.2 Cốt truyện trong tiểu thuyết Luật đời và cha con, Lửa đắng 26 2.2 Nhân vật …………………………………………………………… 29 2.2.1 Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Luật đời và cha con, Lửa đắng ................................................................................................................ 31 2.2.1.1. Nhân vật tích cực ………………………………………………… 31 2.2.1.2. Nhân vật tiêu cực ………………………………………………… 34 2.2.2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật ……………………………………37 2.2.2.1. Miêu tả chân dung nhân vật ……………………………………. 37 2.2.2.2. Miêu tả tâm lí nhân vật qua xung đột………………………… 44 2.2.2.3. Miêu tả tâm lí nhân vật qua độc thoại nội tâm ……………… 48 Chƣơng 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN 3.1. Ngôn ngữ …………………………………………………………… 53 6 3.1.1 Ngôn ngữ trong tiểu thuyết ……………………………………….. 53 3.1.2 Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Luật đời và cha con, Lửa đắng ……55 3.1.2.1. Ngôn ngữ chính trị-xã hội………………………………. 55 3.1.2.2. Ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày…………………………. 62 3.1.2.3. Ngôn ngữ hài hƣớc, dí dỏm……………………………… 68 3.2. Giọng điệu ………………………………………………………… 72 3.2.1. Khái niệm và vai trò của giọng điệu ………...…………………. 73 3.2.2. Giọng điệu trong tiểu thuyết “Luật đời và cha con”, “Lửa đắng” …………………………………………………………………………………..75 3.2.2.1. Giọng “nhại” …………………………………………….... 75 3.2.2.2 Giọng văn suồng sã, gần gũi với đời sống thực………………………………………………………………..... 79 KẾT LUẬN…………………………………………………………….....83 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 86 7 hiện MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Bắc Sơn trở thành một hiện tƣợng văn chƣơng khá đặc biệt khi cuốn tiểu thuyết đầu tay Luật đời và cha con đƣợc Nhà xuất bản Hội nhà văn cho ra mắt công chúng vào tháng 8/2005 thì đến tháng 10 năm đó, Nhà xuất bản Văn học đã tái bản. Sau đó, 16 báo trong đó có báo hình, báo nói, báo điện tử, báo in có bài giới thiệu, phỏng vấn tác giả, trích đọc tác phẩm. Nhờ đó, ông nổi tiếng “sớm” so với độ tuổi “muộn” của mình. Văn chƣơng vốn là cái nghiệp của đời ông. Dù khi đã bƣớc vào cái tuổi thất thập nhƣng ông vẫn ghi tên mình vào làng văn với hàng loạt tập bút ký nhƣ: Người dẫn đường trời (1999), Hoa lộc vừng (1999), Hồng Hà ơi (2000), Nghề đi mây về gió (2001), Đá dậy thì (2004), cùng các tập truyện ngắn: Thực hư (1998), Quyền không được yêu (2000), Người đàn ông quỳ (2001), Luật đời (2003)… Qua đó, cho thấy một cây bút Nguyễn Bắc Sơn “chín muộn, nhƣng ào ạt, dồn dập, tràn đầy sinh lực” (Hoàng Minh Tƣờng). Nguyễn Bắc Sơn đến với tiểu thuyết khi mái đầu đã điểm bạc. Cuốn tiểu thuyết Luật đời và cha con xuất bản năm 2005. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay với sự dồn nén, tìm tòi, chiêm nghiệm và tâm huyết của một mái đầu bạc trắng sau hơn 40 năm mê đắm văn chƣơng từ cái thuở đứng trên bục giảng rồi làm cán bộ quản lý ở trƣờng cấp 3 Chu Văn An. Theo nhà thơ, đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn: “Luật đời và cha con là cuốn tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên mổ xẻ sự vận động của toàn xã hội trong quá trình đổi thay cơ chế, một sự vận động đụng chạm chạm đến từng gia đình, từng số phận”. Tác phẩm đã đƣợc chuyển thể thành kịch bản phim Luật đời phát sóng trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam. Ngay sau khi công chiếu, bộ phim đã thu hút sự quan tâm đông 8 đảo của khán giả và đoạt giải thƣởng cao nhất của Liên hoan phim truyền hình Việt Nam năm 2007: Phim truyền hình nhiều tập, do khán giả bình chọn. Năm 2007, ông lại tiếp tục cho ra đời cuốn tiểu thuyết Lửa đắng (cuốn tiểu thuyết đƣợc cho là tập II của Luật đời và cha con). Lửa đắng tiếp tục xoay quanh những vấn đề nóng và gai góc của xã hội. Bằng ngòi bút sắc sảo, Nguyễn Bắc Sơn đã cho tất cả dƣờng nhƣ mặc sức bung phá ra khỏi các giới hạn thông thƣờng. Ông đi tìm khuôn mặt thật của từng thế giới ngƣời, của cái xã hội đang bị cuốn mạnh vào vòng xoáy tiền bạc, ham muốn, danh lợi, quyền lực… để từ đó đƣa ra những dự báo chân thực. Sức nóng, những vấn đề gai góc trong tiểu thuyết cũng là chính là một nguyên cớ tạo nên hứng thú nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn từ phía chúng tôi. Luật đời và cha con, Lửa đắng đã cuốn hút ngƣời đọc, trong đó có chúng tôi bởi những tình tiết và các mối quan hệ phức tạp… hiện hữu trong một thế giới đầy kịch tính, xen lẫn các yếu tố bi hài làm nổi bật sự đa chiều đa diện của hiện thực và con ngƣời. Hơn nữa, ngôn ngữ của tác phẩm thân mật, gần gũi, thậm chí có phần bỗ bã góp phần làm cho những vấn đề của cuộc đời với những qui luật nghiệt ngã đỡ căng thẳng, nặng nề trong tâm lý tiếp nhận và thƣởng thức của ngƣời đọc. Không chỉ vậy, sự kết hợp nhiều thể loại trong Luật đời và cha con, Lửa đắng cùng với giọng điệu trần thuật giàu sắc thái biểu cảm đã làm nên chất tiểu thuyết, tạo nên sức hấp dẫn của hai tiểu thuyết này. Chính những lí do đó đã lôi cuốn chúng tôi đến với tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn, đến với những trang viết đầy ấp ủ và tâm huyết của ông để có thể nhận diện tác phẩm một cách đầy đủ hơn, cụ thể hơn và cũng chân thực hơn về những suy nghĩ, tâm tƣ của ông trƣớc sự chuyển đổi cơ chế xã hội từ bao cấp sang thị trƣờng - một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam đƣơng đại. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 9 Ngay từ khi bộ tiểu thuyết Luật đời và cha con và Lửa đắng xuất hiện trên văn đàn đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và ngƣời đọc. Xung quanh 2 tiểu thuyết này đã có gần 30 bài phê bình, bài phỏng vấn và 2 cuộc tọa đàm. Một do báo Văn nghệ tổ chức ngày 26/12/2005 với Luật đời và cha con và một do Hội nhà văn tổ chức 9/ 2011 với Lửa đắng, sau khi nó đƣợc nhận giải ba cuộc thi tiểu thuyết (Hội nhà văn tổ chức trong 2 năm 2008 – 2910). 2.1 Các ý kiến nhận xét về tiểu thuyết “Luật đời và cha con”: Trên báo Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, Tuổi trẻ, Lao động ,Thể thao và Văn hóa, Hà Nội mới, Người Hà Nội, An ninh Thủ đô cuối tuần, Tạp chí Nhà văn … nhƣ: Luật đời và cha con (Đỗ Minh Tuấn), Luật đời và cha con (Hoàng Minh Tƣờng), Cái nhìn hiện thực và con người trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn (PGS.TS Nguyễn Bích Thu) hay Đi qua ranh giới để tồn tại (PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp), Một cuốn tiểu thuyết về đổi mới (Nguyễn Chí Hoan), Một bức tranh sống động (Công Minh), Chuyện không chỉ của thời nay (Phạm Xuân Nguyên)… Do giới hạn dung lƣợng và sự chi phối của mục đích nghiên cứu nên chỉ đi sâu một khía cạnh nào đó liên quan tới nội dung và hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết. Bài viết của Nguyễn Đăng Điệp đánh giá: “Chính việc biết tạo nên nhiều sắc thái giọng điệu khác nhau đã khiến cho tác phẩm không rơi vào đơn điệu. Ngôn ngữ Nguyễn Bắc Sơn là thứ ngôn ngữ gần gũi với cuộc sống. Ông sử dụng khá nhiều khẩu ngữ, xây dựng nhiều tình tiết mang tính kịch và biết gia tăng chất giọng hài hƣớc, dí dỏm… Vì thế, khi đọc Luật đời và cha con, ngƣời đọc nhƣ đƣợc tiếp xúc trực tiếp với những luồng điện nằm sẵn trong đời, đƣợc thấy phù sa đời sống chạm vào xúc giác của mình, đƣợc hít thở vị mặn của cuộc sống đang diễn ra trƣớc mắt ta từng phút giây”. 10 Trên báo Người Hà Nội, số ra ngày 31/03/2006, Nguyễn Chí Hoan đã chỉ ra những đổi mới trong tiểu thuyết Luật đời và cha con: “Cuốn tiểu thuyết này đặt trọng tâm và dựa cả vào nhân vật và cốt truyện, trong đó phần của các nhân vật có vai trò lấn át. Phần cốt truyện đƣợc bố cục theo sự xuất hiện của các nhân vật. Một sự khác biệt nữa so với hình mẫu ngôn ngữ tiểu thuyết “hiện thực” truyền thống là ở chỗ trong cuốn tiểu thuyết này không có một nhân vật “mang vấn đề” mà có cả một lớp, một loạt”. Phạm Xuân Nguyên cũng đồng tình với Nguyễn Đăng Điệp ở chỗ: “Nguyễn Bắc Sơn là ngƣời viết có giọng kể và ở nhiều chỗ, nhiều đợt cái sự kể lại hấp dẫn, lại chuyển tải đƣợc vấn đề. Ƣu điểm lớn nhất của Luật đời và cha con là cái ý vị hài hƣớc, cái “humour”, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, có khi thêm chút châm biếm, giễu cợt, nó làm cho câu chuyện dễ khô khan, căng thẳng thành ra thú vị, gây khoái cảm trong suy nghĩ khi đọc sách”. Bài viết của Bích Thu chứa đựng sức bao quát lớn hơn cả với nhiều đánh giá về kết cấu, nhân vật, điểm nhìn trần thuật… Tuy nhiên, nhƣ đã nhận định ban đầu, các bài viết cơ bản mới chỉ dừng lại trong phạm vi khái quát chung chung chứ chƣa đi sâu phân tích, lí giải chi tiết và tỉ mỉ do sự chế ƣớc của nhiều yếu tố chi phối. Luận văn của chúng tôi sẽ đi vào những “khoảng trống” ấy. Một số bài nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới có đề cập đến Luật đời và cha con của Nguyễn Bắc Sơn, tuy nhiên không đi sâu mà chỉ lấy làm dẫn chứng cho những luận điểm mà các tác giả muốn trình bày. Chẳng hạn, Bích Thu trong Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới đăng trên Nghiên cứu văn học số 11 năm 2006 đánh giá: Luật đời và cha con cùng với Đi về nơi hoang dã ( Nhật Tuấn), Ngoài kia miền đất hứa (Nguyễn Quang Thân), Cơn giông (Lê Văn Thảo), Sóng lừng (Triệu Xuân) là những tác phẩm mang tính “dự báo của lƣơng tri” trong một xã hội còn nhiều bất an và khiếm khuyết. Đi tìm đặc điểm thi pháp thể loại từ góc độ xây dựng nhân vật, 11 tác giả bài viết cho rằng: Luật đời và cha con đã đi sâu vào con ngƣời thân phận với những khát vọng riêng tƣ gắn liền sự nghiệp chung của đất nƣớc, tạo mối liên hệ mật thiết giữa con ngƣời cá nhân và con ngƣời xã hội. 2.2 Các ý kiến nhận xét về tiểu thuyết “Lửa đắng”: Từ lúc Lửa đắng ra đời, đã có hơn 20 đơn vị báo chí phỏng vấn, viết bài giới thiệu. Thêm vào đó là một số bài nghiên cứu, phê bình trên báo Văn nghệ, Công lí, Nhà báo và công luận … Vũ Duy Thông trong bài Thay lời giới thiệu cho cuốn tiểu thuyết Lửa đắng nhận định: Lửa đắng là cuốn tiểu thuyết viết về ngày hôm nay, ở ngay dòng chảy chính của hiện thực, trực tiếp có mặt ở những va đập kiến tạo ra nó, cả những đổ vỡ hào sáng, cả những kết tụ phũ phàng. Thành công đầu tiên của Nguyễn Bắc Sơn trong Lửa đắng là đã xây dựng đƣợc một dàn nhân vật là những ngƣời phần nhiều có chức, có quyền không phải là những hình nộm khô khan minh họa cho một triết lý sống; không phải là những hình kỷ hà trống rỗng để tác giả trút vào đó quan niệm của mình về họ. Các nhân vật của ông tồn tại nhƣ ngƣời đang sống quanh ta, bởi thế, có lẽ là đầu tiên một cách có hệ thống, trong tiểu thuyết đƣơng đại, ngƣời đọc đƣợc hé mở tấm màn của chủ nghĩa sơ lƣợc để tiếp cận với lớp ngƣời vẫn thƣờng đƣợc gọi là “quan” trong xã hội với tấm chân dung chân thực của nó. Đánh giá về tiểu thuyết Lửa đắng, Lê Thành Nghị cho rằng: Đây là một cuốn tiểu thuyết thế sự - đạo đức bởi nó viết một cách trực diện về hiện thực nóng bỏng của đất nƣớc hôm nay, hiện thực nhọc nhằn của công cuộc đổi mới, hiện thực của cái cũ, lạc hậu với những kìm hãm ghê gớm đầy quyền lực, đầy thủ đoạn của nó và cái mới, cái tốt đẹp, cái hợp quy luật, hợp lòng ngƣời quyến rũ nhƣng mong manh Về nghệ thuật thể hiện, Lê Thành Nghị nhận xét: Lửa đắng chọn lối kể chuyện cổ điển, một văn phong giản dị, ít bay bƣớm, văn hoa, 12 một giọng điệu mang tính thông tấn, báo chí tƣơng đối nhanh và hiệu quả. Nhiều chỗ là dòng ý thức của tác giả, của nhân vật làm tăng chiều kích của tâm trạng, của tâm lý và vì vậy tăng thêm tính chân thực nghệ thuật. Nhiều chỗ là những bình luận, những trang chính luận sâu sắc. Tác giả không hề tả cảnh, không hề cài đặt huyền ảo sống sít, nhƣng lại có ý thức đa chất hài (đầy màu sắc chợ búa) vào đúng chỗ cần thiết (trong cuộc trƣng cầu ý kiến các hộ buôn bán trƣớc khi xây chợ). Sau thành công của hai cuốn tiểu thuyết Luật đời và cha con và Lửa đắng, đã có một số luận văn thạc sỹ viết về hai cuốn tiểu thuyết này. Đó là: luận văn Đặc sắc tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn của tác giả Đào Thị Mỹ Dung, luận văn Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn của tác giả Phạm Lê Hoa. Những ý kiến và nghiên cứu của ngƣời đi trƣớc là những gợi dẫn quý báu để chúng tôi tiếp cận đề tài và tìm hiểu sâu hơn vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Luận văn của chúng tôi là một công trình đầu tiên nghiên cứu tƣơng đối cụ thể và toàn diện tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn dƣới góc nhìn thể loại. 3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi, giới hạn của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Từ góc nhìn thể loại, đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề thuộc phạm trù thể loại của tiểu thuyết nhƣ: nhân vật, cốt truyện, phƣơng thức trần thuật ngôn ngữ, giọng điệu. Đây là những vấn đề nổi bật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 13 - Luận văn tập trung khảo sát, tìm hiểu tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn dƣới góc nhìn thể loại qua hai cuốn tiểu thuyết: Luật đời và cha con (2005), Nxb Văn học, Hà Nội; và Lửa đắng (2007), Nxb Lao động, Hà Nội, trên cơ sở so sánh với một số tiểu thuyết cùng thời. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Luận văn mong muốn làm sáng rõ tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn dƣới góc nhìn thể loại. Thông qua đó, hiểu thêm về nghệ thuật trần thuật của nhà văn và đặt tác phẩm của ông trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc những mục đích đó, luận văn triển khai những nhiệm vụ cụ thể sau: - Đƣa ra một cái nhìn tổng quát về tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn trong mối quan hệ với các xu hƣớng sáng tác tiểu thuyết giai đoạn hiện nay. - Chỉ ra những nét nổi bật trong thi pháp thể loại của tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn về cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phƣơng pháp loại hình, phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh, và phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học. 6. Cấu trúc của luận văn: 14 Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng. Cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Chƣơng 2: Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. Chƣơng 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. 15 NỘI DUNG Chƣơng 1 TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN TRONG DÒNG CHẢY CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Cái nhìn chung về tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại 1.1.1. Quá trình đổi mới đất nước và đổi mới văn học Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc với đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Trong chiến tranh, đất nƣớc ta đã phải gồng mình chuẩn bị sức ngƣời, sức của cho tiền tuyến. Hậu quả để lại thật nặng nề. Vì vậy, ta phải dồn sức để khôi phục lại cuộc sống sau chiến tranh. Sau năm 1986, đất nƣớc ta vẫn kiên trì con đƣờng tiến lên chủ nghĩa xã hội nhƣng đã bắt đầu gặp phải nhiều khó khăn và khiếm khuyết. Bởi trƣớc đó, ta đã phải trải qua một thời gian dài chiến tranh, lại gần mƣời năm bao cấp. Điều đó đã khiến cho kinh tế không phát triển, đời sống nhân dân nghèo nàn, lạc hậu. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã thể hiện chủ trƣơng đổi mới: “Đối với đất nƣớc ta, đổi mới có ý nghĩa sống còn”, “phải đổi mới, trƣớc hết là đổi mới tƣ duy, chúng ta mới có thể vƣợt qua khó khăn, thực hiện đƣợc những mục tiêu do Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra”. Cùng với sự đổi mới của đất nƣớc, văn học cũng có bƣớc chuyển mình đáng kể. Bởi một trong những chức năng của văn học phản ánh hiện thực. Nếu ngòi bút của nhà văn không bắt rễ từ hiện thực thì không thể có sức sống bền bỉ, lâu dài. Tuy nhiên, sự phản ánh hiện thực của văn học không phải là sự rập khuôn, máy móc. Đời sống vận động không ngừng, ngòi bút phản ánh của nhà văn theo đó cũng phải biến chuyển linh hoạt, đa dạng qua mỗi giai đoạn, thời kì 16 khác nhau với những khuynh hƣớng sáng tác khác nhau. Quan niệm văn học phản ánh hiện thực cũng có những biến đổi nhiều chiều cho phù hợp với yêu cầu đổi mới luôn thƣờng trực trong sáng tác. Có thể thấy công cuộc đổi mới của văn học đƣợc đặt ra nhƣ một nhu cầu bức thiết trƣớc những thay đổi của lịch sử xã hội. Đúng nhƣ GS. Phong Lê nói: “Văn chƣơng cần tự đổi mới, và đổi mới trở thành nhu cầu tự thân. Nó không hoàn toàn chỉ vì một đòi hỏi, một sức ép từ ngoài. Hoặc nếu có sức ép thì cũng phải tìm thấy sự thống nhất hoặc thông qua đòi hỏi bên trong. Và nhƣ vậy, với công cuộc đổi mới đất nƣớc, văn học đang đứng trƣớc nhu cầu mạnh mẽ của sự biến đổi”. Những tín hiệu đổi mới trong văn học đƣợc bắt đầu từ những năm 80 và đổi mới mạnh mẽ từ Đại hội VI của Đảng và sau đó là Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị. Vào cuối năm 1987, Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn Linh đã có cuộc gặp gỡ với giới văn nghệ sĩ. Cuộc gặp gỡ đã tác động mạnh mẽ tới tƣ tƣởng nghệ thuật của giới văn nghệ sĩ. Nếu nhƣ văn học trong giai đoạn trƣớc chủ yếu phục vụ cho mục tiêu chung của cách mạng thì giai đoạn này, văn học bám sát quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc nhƣng cần nhấn mạnh ở sự phản ánh hiện thực và vai trò dự cảm, dự báo. Trong thời bình, con ngƣời trở lại với cuộc sống thƣờng nhật với biết bao những vấn đề xã hội nhƣ: hôn nhân, gia đình, tôn giáo, sự thức tỉnh cá nhân, phụ nữ…. Và văn học phải có trách nhiệm giải quyết những vấn đề còn đang tồn đọng này trong xã hội. Có thể khẳng định rằng, văn học đã bắt kịp quá trình đổi mới của đất nƣớc. Chính vì vậy, nó đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại, nhiều sáng tạo về nghệ thuật…. 17 1.1.2. Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới Thực tiễn văn học từ sau thời kỳ đổi mới cho thấy có hàng loạt cuốn tiểu thuyết ra đời, trong đó có sự góp mặt của các tác giả hải ngoại. Nhƣ vậy tiểu thuyết không rơi vào tình trạng đáng phải lo ngại mà với sự hiện diện ngày càng nhiều của nó, tiểu thuyết vẫn ngự trị văn đàn, vẫn tỏ rõ vị thế cũng nhƣ “giá trị tiềm ẩn” của thể loại trong tƣơng lai. Trong thực tiễn sáng tác văn học nghệ thuật, Việt Nam cũng nhƣ ở nƣớc ngoài luôn song hành các tác phẩm viết theo thi pháp truyền thống và hiện đại. Mỗi xu hƣớng sáng tác đều có chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận của riêng mình cũng nhƣ đều có những thành công và hạn chế. Do vậy không vì cổ xuý cách tân mà khƣớc từ truyền thống và cũng không vì truyền thống mà dị ứng với cái mới. Xét cho cùng, khi viết theo thi pháp truyền thống ngƣời viết cũng đã nỗ lực đổi mới về nội dung cũng nhƣ ở nghệ thuật trần thuật. Nhìn chung, những tiểu thuyết viết theo thi pháp truyền thống phản ánh một cách đầy đủ và trung thực những trải nghiệm của đời sống con ngƣời. Về mặt tự sự, nó hấp dẫn ngƣời đọc trƣớc hết bằng nội dung chuyện kể, bằng những diễn biến đời sống của một nhân vật mang tính cách giống hay khác với họ. Tính thẩm mỹ của tiểu thuyết bộc lộ ở sự hài hòa, nhất quán của tổng thể và các phân đoạn khiến câu chuyện mạch lạc, lôi cuốn. Về cấu trúc, tiểu thuyết truyền thống dựa trên một cốt truyện, thu hút sự chú ý của ngƣời đọc và câu chuyện phải đi tới một kết thúc có hậu, trả độc giả về với “trật tự quen thuộc của đời sống”. Với những tiểu thuyết viết theo hƣớng hiện đại đã cho thấy hiện thực là phong phú, phức tạp và không thể hoặc khó có thể “kể lại” đƣợc. Ở đây, tiểu thuyết không làm sứ mệnh cung cấp một bức tranh hiện thực về xã hội mà phải “phát minh ra các hình thức”. Mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và những gì ở ngoài văn học bị cắt đứt hoặc bị lui lại phía sau; và chỉ còn lại hai mối quan hệ chính: quan hệ giữa tác phẩm văn học với chính nó và quan hệ giữa tác phẩm 18 văn học này với những tác phẩm văn học khác. Tiểu thuyết viết theo xu hƣớng này có thể còn xa lạ, đánh đố, thậm chí “gây hấn” với độc giả nhƣng nó đã mở ra một triển vọng mới cho tiểu thuyết và cho sự tiếp nhận mới của ngƣời đọc hiện đại. Sự mở rộng biên độ, đa dạng hóa trong cái nhìn thế giới và con ngƣời là một trong những thành tựu nổi bật của tiểu thuyết từ sau 1986 đến nay. Thực tế cuộc sống ở một thời kỳ mới đã dẫn đến sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực. Một tƣ duy văn học mới đƣợc hình thành và nhu cầu về đổi mới văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng trở nên bức thiết. Xã hội hiện đại đề cao vai trò của cá nhân và thúc đẩy sự thức tỉnh của ý thức cá nhân. Cái tôi trỗi dậy đòi hỏi đƣợc quan tâm đúng mức. Tiểu thuyết trở về với con ngƣời, thay đổi quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, bảo tồn giá trị của con ngƣời trƣớc sự lãng quên của xã hội. Con ngƣời cô đơn, con ngƣời thân phận trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tiểu thuyết gia đƣơng đại. Có thể nói, tiểu thuyết là “công cụ hữu hiệu” của văn học để tái hiện lịch sử theo nhãn quan ngƣời viết và tiểu thuyết suy cho cùng vẫn là miêu tả số phận con ngƣời. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà tiểu thuyết đã khắc hoạ khá đầy đặn về lịch sử của một gia đình, một dòng tộc hay một đời ngƣời gắn với những biến động của lịch sử, với những thăng trầm của đời sống xã hội: Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trƣờng), Bến không chồng, Dưới chín tầng trời (Dƣơng Hƣớng), Dòng sông mía (Đào Thắng), Cõi người (Từ Nguyên Tĩnh), Bến đò xưa lặng lẽ (Xuân Đức), Trăm năm thoáng chốc (Vũ Huy Anh), Cánh đồng lưu lạc (Hoàng Đình Quang), Cõi mê (Triệu Xuân), Luật đời và cha con, Lửa đắng (Nguyễn Bắc Sơn), Tấm ván phóng dao (Mạc Can), Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Nguyễn Xuân Khánh), Ba người khác (Tô Hoài), Một mình một ngựa (Ma Văn Kháng)… Các nhà văn đã có một cái nhìn soi thấu một đời ngƣời, một thân phận trong hành trình của thế kỷ XX gắn với chiều dài lịch sử qua bao cuộc “bể dâu”. Mỗi tiểu 19 thuyết là một cách khai thác sâu hơn về cõi ngƣời, cõi đời để đạt đƣợc một tầm sâu cho nhận thức về cõi nhân sinh. Các tiểu thuyết nói trên đều hƣớng tới hệ quy chiếu, đó là thế giới riêng của những con ngƣời chịu nhiều nếm trải cay đắng, thấm đẫm sắc thái bi hài của số phận. Hơn nữa, tiểu thuyết còn có thêm mảng đề tài về cuộc sống con ngƣời Việt Nam ở hải ngoại: Chinatown, Paris 11 tháng Tám, T. mất tích (Thuận), Tìm trong nỗi nhớ, Trên đỉnh dốc (Lê Ngọc Mai), Gió từ thời khuất mặt (Lê Minh Hà), Thảo (Võ Hoàng Hoa), Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phƣợng), Quyên (Nguyễn Văn Thọ)... Sự góp mặt đó làm giàu có hơn đời sống của thể loại, làm cho diện mạo tiểu thuyết phong phú và đa dạng hơn đồng thời tiếng nói về cuộc đời và con ngƣời trong tiểu thuyết cũng giàu sắc điệu và đa nghĩa hơn. Hiện thực đời sống con ngƣời với những tâm tƣ, khát vọng, những bi kịch riêng tƣ chồng chất, những trào lộng, giễu nhại bi hài đƣợc các cây bút tiểu thuyết khám phá đến tận cùng, đẩy tác phẩm chạm đến một chiều sâu mới. Trong những năm gần đây nhiều tiểu thuyết mang tính tự truyện đã thu hút độc giả: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Tấm ván phóng dao (Mạc Can), Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), Đời thường (Phùng Khắc Bắc), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Một mình một ngựa (Ma Văn Kháng). Tìm đến chất liệu cái tôi, các nhà văn nhƣ trở về với chính mình. Với tiểu thuyết tự truyện, cốt truyện đƣợc xây dựng trên cơ sở của sự kiện chính về cuộc đời, về con ngƣời tác giả. Điều đáng nói ở đây là trí nhớ, sự hồi tƣởng, ký ức không lấn át yếu tố hƣ cấu. Với loại hình tiểu thuyết này, việc đảm nhiệm chức năng tái tạo lại một đoạn đời của ngƣời viết đƣợc tổ chức theo nhiều kiểu kết cấu khác nhau, đặc biệt đi sâu vào khai thác dòng ý thức mà thành công nổi bật ở Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh). Có thể nói, tiểu thuyết tự truyện không có gì mới lạ với văn học thế giới nhƣng là một loại hình khá mới mẻ với văn học Việt Nam, và nó đã gây đƣợc 20 tiếng vang với ngƣời đọc. Đây là xu hƣớng đƣợc nhận định là sẽ phát triển, nhƣ một ý kiến cho rằng: “Tiểu thuyết tự thuật đã và đang đăng đàn, rồi sẽ chiếm một ngôi vị đáng kể trong nền tiểu thuyết đƣơng đại nƣớc nhà”. Bên cạnh những tiểu thuyết viết theo thi pháp truyền thống là những tác phẩm viết theo thi pháp hiện đại: Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Thoạt kỳ thuỷ, Ngồi (Nguyễn Bình Phƣơng), Chinatown, Paris 11 tháng Tám, T. mất tích (Thuận), Người sông mê (Châu Diên), Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà), Giữa vòng vây trần gian, Giữa dòng chảy lạc (Nguyễn Danh Lam), Cơn giông (Lê Văn Thảo), Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái), Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), Kín, Nháp (Nguyễn Đình Tú), 3.3.3.9 - những mảnh hồn trần (Đặng Thân)… Ấn tƣợng rõ rệt nhất khi đọc các tiểu thuyết này là sự khác lạ, là sự “gây hấn” với truyền thống. Dƣờng nhƣ nhà văn không phải đang tái hiện bức tranh hiện thực mà đang trình bày cách thức họ làm ra các kiểu kết cấu nghệ thuật nhƣ thế nào. Với những kiểu kết cấu thể hiện tinh thần chối bỏ truyền thống, vƣợt qua mô thức kết cấu quen thuộc, tiểu thuyết sau 1986 đã xác lập mối quan hệ mới giữa văn chƣơng với hiện thực. Các tác phẩm kể trên đã mở ra những thử nghiệm kiếm tìm hình thức mới cho tiểu thuyết khá phong phú và đang còn tiếp diễn. Quan niệm truyền thống về tiểu thuyết đang mờ dần đi. Với ý thức cách tân quyết liệt và mạnh mẽ, các cây bút kể trên đã góp phần xoá bỏ khoảng cách tƣ duy nghệ thuật giữa văn học Việt Nam và những nền văn học tiên tiến của nhân loại. Bao trùm trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng, Nguyễn Danh Lam, Thuận... là một thế giới vô hồn, một thế giới “mờ”, khó tìm thấy một gƣơng mặt chính thống. Ngƣời đọc thấy ở các tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Giữa vòng vây trần gian, T. mất tích, Kín, Nháp… sự “hồ nghi tồn tại nhƣ một loại hình tâm trạng làm nên cảm quan của thời đại mới. Các nhà nghiên cứu gọi đó là “dấu hiệu cảm quan hậu hiện đại” (Lã Nguyên). 21 Các tiểu thuyết theo hƣớng hiện đại đã tạo nên cảm giác về sự trôi dạt của thân phận con ngƣời. Các thủ pháp nghệ thuật nhƣ đồng hiện, kỹ thuật dòng ý thức, độc thoại nội tâm, môtíp giấc mơ, ký ức, vọng niệm đã tỏ ra có hiệu lực bộc lộ những miền sâu kín và bí ẩn của con ngƣời. Ở đây xu hƣớng tự do, phóng khoáng trong các kiểu diễn ngôn, sự co giãn, mềm dẻo của kết cấu, sự không liên tục của ý tƣởng, chối bỏ sự trau chuốt mang tính tu từ đã góp phần tạo nên giọng điệu mới với các sắc thái thẩm mỹ đa dạng. Tất cả đã nói lên một cái gì đó về một tâm thức đã xuất hiện nhƣng không dễ phát hiện trong đời sống hôm nay: tâm thức hậu hiện đại. Bằng những “âu lo”, “bất ổn” trên bề mặt giọng điệu, nhà tiểu thuyết hƣớng độc giả đến những “bất ổn”, “lo âu” ở đáy sâu đời sống hiện thực, khiến họ phải trăn trở nhiều hơn, nghĩ ngợi nhiều hơn trƣớc những gì đƣợc viết ra. Ở đó hàm chứa một thái độ “kép”, mâu thuẫn và phức hợp; cƣời cợt, giễu nhại cái cũ song cũng chƣa tạo đƣợc một niềm tin bền chắc vào cái mới. Đó là thái độ tìm kiếm hơn là khẳng định. Từ đó, giọng điệu ngả sang phía cật vấn, hoài nghi nhƣ một hệ quả tất yếu: các nhân vật thƣờng xuyên đặt câu hỏi với chính mình, với những nhân vật khác, với cả chính ngƣời viết và ngƣời đọc. Trong các tác phẩm Tấm ván phóng dao, Thoạt kỳ thủy, T. mất tích, Giữa vòng vây trần gian... hầu nhƣ đều là những câu hỏi còn bỏ ngỏ về thân phận và cuộc đời con ngƣời, là những cuộc tìm kiếm bản ngã và cá tính, hạnh phúc và bình yên, niềm tin và lẽ sống còn dở dang, đầy bất an, chƣa đến hồi kết thúc. Sự nhoè mờ ranh giới thể loại, sự xâm nhập của các thể loại khác vào cấu trúc nội tại của tiểu thuyết cũng là một nét nổi bật đáng ghi nhận của tiểu thuyết hôm nay. Nhƣ Bakhtin đã nhận định: “Nòng cốt thể loại của tiểu thuyết chƣa hề rắn lại và chúng ta chƣa thể dự đoán đƣợc hết những khả năng uyển chuyển của nó”. Khả năng phối kết, thu hút các thể loại khác khiến cho tiểu thuyết luôn có xu hƣớng đổi mới cả về khả năng lẫn nhu cầu khai thác tiềm năng của chính nó. 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan