Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ _luận văn tiến sĩ về quản lý thị trường mặt hàng sữa...

Tài liệu _luận văn tiến sĩ về quản lý thị trường mặt hàng sữa

.DOCX
117
57
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----------*****--------- KIỂM TRA CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI KINH DOANH MẶT HÀNG SỮA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ NGÀNH: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn năm 2018 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN...........................................................................................i MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI KINH DOANH MẶT HÀNG SỮA...........................10 1.1. Kinh doanh mặt hàng sữa...........................................................................10 1.1.1. Khái niệm kinh doanh mặt hàng sữa........................................................10 1.1.2. Các cơ sở kinh doanh mặt hàng sữa và điều kiện kinh doanh mặt hàng sữa ........................................................................................................................... 11 1.2. Kiểm tra của chi cục quản lý thị trường đối với kinh doanh mặt hàng sữa..................................................................................12 1.2.1. Khái niệm kiểm tra của chi cục quản lý thị trường đối với kinh doanh mặt hàng sữa............................................................................................................. 12 1.2.2. Mục tiêu kiểm tra của chi cục quản lý thị trường đối với kinh doanh mặt hàng sữa............................................................................................................. 13 1.2.3. Nội dung kiểm tra của chi cục quản lý thị trường đối với kinh doanh mặt hàng sữa............................................................................................................. 14 1.2.4. Bộ máy kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường đối với kinh doanh mặt hàng sữa............................................................................................................. 16 1.2.5. Hình thái và công cụ kiểm tra..................................................................19 1.2.6. Quy trình kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường đối với kinh doanh mặt hàng sữa............................................................................................................. 20 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường đối với kinh doanh mặt hàng sữa.............................................................................27 1.3.1. Nhân tố thuộc chi cục quản lý thị trường.................................................28 1.3.2. Nhân tố môi trường bên ngoài của chi cục quản lý thị trường.................28 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM TRA CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI KINH DOANH MẶT HÀNG SỮA............................................................................................................ 30 2.1. Tình hình vi phạm kinh doanh mặt hàng sữa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015-2017.............................................................................................30 2.1.1. Tổng quan về địa bàn tỉnh Lạng Sơn.......................................................30 2.1.2. Khái quát về Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn...........................32 2.1.3. Các cơ sở kinh doanh mặt hàng sữa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn..............35 2.1.4. Vi phạm trong kinh doanh mặt hàng sữa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015-2017.................................................................................................37 2.2. Thực trạng kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đối với kinh doanh mặt hàng sữa giai đoạn 2015-2017.................................................39 2.2.1. Nội dung kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đối với kinh doanh mặt hàng sữa...................................................................................39 2.2.2. Bộ máy kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đối với kinh doanh mặt hàng sữa...................................................................................43 2.2.3. Hình thái và công cụ kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đối với kinh doanh mặt hàng sữa................................................................50 2.2.4. Thực hiện quy trình kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đối với kinh doanh mặt hàng sữa................................................................57 2.3. Đánh giá kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đối với kinh doanh mặt hàng sữa giai đoạn 2015 – 2017.......................................................67 2.3.1. Đánh giá thực hiện mục tiêu kiểm tra......................................................67 2.3.2. Đánh giá qua khảo sát ý kiến của cán bộ và các cơ sở kinh doanh sữa trên địa bàn...............................................................................................................68 2.3.3. Điểm mạnh về kiểm tra của Chi cục........................................................71 2.3.4. Hạn chế về kiểm tra của Chi cục..............................................................72 2.3.5. Nguyên nhân của hạn chế về kiểm tra của Chi cục..................................75 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TRA KINH DOANH MẶT HÀNG SỮA CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH LẠNG SƠN.78 3.1. Định hướng hoàn thiện kiểm tra của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đối với kinh doanh mặt hàng sữa đến năm 2020.............................78 3.1.1. Định hướng hoàn thiện quản lý thị trường của Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đến năm 2020....................................................................................78 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đối với kinh doanh mặt hàng sữa đến năm 2020........................................79 3.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đối với kinh doanh mặt hàng sữa.......................................................................80 3.2.1. Giải pháp về nội dung kiểm tra................................................................80 3.2.2. Giải pháp về bộ máy kiểm tra..................................................................82 3.2.3. Giải pháp về hình thái và công cụ kiểm tra..............................................84 3.2.4. Giải pháp thực hiện quy trình kiểm tra....................................................88 3.2.5. Giải pháp khác.........................................................................................89 3.3. Một số kiến nghị...........................................................................................91 3.3.1. Với UBND tỉnh Lạng Sơn.......................................................................91 3.3.2. Với Bộ Công Thương..............................................................................91 KẾT LUẬN............................................................................................................92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................94 PHỤ LỤC............................................................................................................... 96 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1.Số lượng các cơ sở bán buôn, bán lẻ mặt hàng sữa có đăng ký giấy phép giai đoạn 2015-2017...............................................................................36 Bảng 2.2. Sản lượng tiêu thụ sữa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn..................................37 Bảng 2.3. Tình hình vi phạm trong kinh doanh mặt hàng sữa phân phối trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015-2017........................................................38 Bảng 2.4. Nội dung vi phạm trong doanh mặt hàng sữa phân phối trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013-2017...............................................................43 Bảng 2.5: Cán bộ kiểm tra tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn................48 Bảng 2.6: Đặc điểm của công chức kiểm tra tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn năm 2017................................................................................49 Bảng 2.7: Hình thái kiểm tra và vi phạm theo hình thái kiểm tra kinh doanh mặt hàng sữa của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn.........................52 Bảng 2.8: Tổng hợp các kế hoạch kiểm tra kinh doanh mặt hàng sữa của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn............................................................58 Bảng 2.9: Nguồn thông tin về hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh mặt hàng sữa tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn...................................59 Bảng 2.10: Tình hình xây dựng phương án kiểm tra đột xuất kinh doanh mặt hàng sữa của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn..................................60 Bảng 2.11: Tình hình ban hành Quyết định kiểm tra kinh doanh mặt hàng sữa.......61 Bảng 2.12: Tình hình lập biên bản ghi nhận kết quả và biên bản vi phạm hành chính khi kiểm tra kinh doanh mặt hàng sữa....................................................63 Bảng 2.13: Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh mặt hàng sữa của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn.........................67 Bảng 2.14: Thực hiện kế hoạch về lượt kiểm tra cơ sở kinh doanh mặt hàng sữa. . .67 Bảng 2.15: Thực hiện kế hoạch về tổng thu nộp ngân sách từ kiểm tra cơ sở kinh doanh mặt hàng sữa................................................................................68 Bảng 2.16: Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ kiểm tra tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn..............................................................................69 Bảng 2.17: Kết quả khảo sát ý kiến của cở sở kinh doanh sữa tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn..............................................................................70 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Khung nghiên cứu ........................................................................................9 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn 2017 .............35 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn 2017............. 45 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----------*****--------- LONG THANH TÙNG KIỂM TRA CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI KINH DOANH MẶT HÀNG SỮA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ NGÀNH: 8340410 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI, NĂM 2018 i TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài “Kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đối với kinh doanh mặt hàng sữa của Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn” được xây dựng xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác kiểm tra tại các Chi cục quản lý thị trường, nhìn nhận thực tế khách quan tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn đối với kinh doanh mặt hàng sữa và mong muốn đề xuất những giải pháp nhằm kiểm tra tốt đối với kinh doanh mặt hàng sữa của Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn trong thời gian tới. Đề tài hướng tới những mục tiêu cơ bản sau: - Xác định được khung nghiên cứu về kiểm tra của chi cục quản lý thị trường đối với kinh doanh mặt hàng sữa. - Phân tích được thực trạng kiểm tra của chi cục quản lý thị trường Lạng Sơn đối với kinh doanh mặt hàng sữa; xác định được điểm mạnh, hạn chế trong công tác kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đối với kinh doanh mặt hàng sữa và nguyên nhân của các hạn chế. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn về kinh doanh mặt hàng sữa đến năm năm 2020. Chương 1 của đề tài đã tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề về cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đối với kinh doanh mặt hàng sữa. Theo đó, đây sẽ là cơ sở lý thuyết để dựa vào đó, nội dung chương 2 được xây dựng. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đối với kinh doanh mặt hàng sữa. - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu theo nội dung kiểm tra, bộ máy kiểm tra, hình thức và công cụ kiểm tra, quy trình kiểm tra. - Phạm vi về không gian: Tập trung kiểm tra kinh doanh mặt hàng sữa, tất cả các loại sữa được phân phối trên địa bàn toàn tỉnh Lạng Sơn từ năm 2015 đến 2017. ii - Phạm vi về thời gian: Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2015 – 2017. Điều tra tiến hành trong thời gian từ tháng 03/2017 đến hết tháng 4/2017. Các giải pháp đề xuất cho đến năm năm 2020 tầm nhìn 2025. Chương 2 đã phân tích thực trạng kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đối với kinh doanh mặt hàng sữa giai đoạn 2015 – 2017. Về nội dung kiểm tra: Chi cục quản lý thị trường đã triển khai kiểm tra khá đầy đủ các nội dung kiểm tra từ kiểm tra nhãn hiệu và nguồn gốc, kiểm tra niêm yết giá sữa, kiểm tra an toàn thực phẩm, hóa đơn chứng từ, thủ tục kinh doanh. Việc kiểm tra đã phát hiện được các hành vi và kịp thời ngăn chặn được các hành vi vi phạm của các cơ sở kinh doanh sữa trên địa bàn. Về bộ máy kiểm tra: Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn phối hợp tốt giữa các bộ phận trong Chi cục khi tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các đơn vị trong việc phối hợp với Chi cục QLTT trong việc kiểm tra đối với kinh doanh mặt hàng sữa của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời, các đội thuộc Chi cục Quản lý thị trường đã phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trong kiểm tra đối với kinh doanh mặt hàng sữa của các cơ sở kinh doanh... đã thu được kết quả ban đầu. Về công cụ kiểm tra: Cơ sở pháp lý về kinh doanh sữa cũng đang dần được hoàn thiện tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh. Pháp lện về quản lý thị trường, Luật thương mại, luật sở hữu trí tuê… đã dần dần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho kiểm tra. Các thông tư hướng dẫn của Bộ công thương và Bộ tài chính đã được ban hành kịp thời nhằm quản lý giá sữa của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa trên địa bàn tỉnh, thành phố; đề nghị chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố cung cấp thông tin về mức kê khai giá của doanh nghiệp để trên cơ sở đó kiểm tra, niêm yết giá, kê khai giá điều chỉnh giá các sản phẩm sữa. . Về thực hiện quy trình kiểm tra: iii - Các kế hoạch, phương án kiểm tra đã được ban hành thường xuyên, kip thời làm cơ sở cho công tác kiểm tra cho các đơn vị cũng như mỗi công chức, kiểm tra viên Quản lý thị trường, nhằm góp phần tích cực vào việc ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường sữa của tỉnh Lạng Sơn đã theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, làm tốt công tác thu thập, phân tích và dự báo thông tin thị trường để kịp thời tham mưu đề xuất cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp kiểm tra đối với kinh doanh mặt hàng sữa của các cơ sở kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh những kết quả đạt được, kiểm tra đối với kinh doanh mặt hàng sữa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn rất nhiều hạn chế: Nội dung kiểm tra: Một số nội dung kiểm tra thuộc phạm vi kiểm tra nhãn hiệu và nguồn gốc của một số loại sữa ngoài sữa bột và sữa tươi chưa được thực hiện. Một số phạm vi kiểm tra về giá sữa chưa được quan tâm đúng mức như kiểm tra việc đăng ký giá; kiểm tra giá niêm yết với giá quy định theo chính sách giá sữa cho trẻ; kiểm tra việc thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền quản lý giá tiếp nhận biểu mẫu nếu thay đổi thời gian bắt đầu áp dụng giá đã kê khai. Tương tự một số khía cạnh về quảng cáo chưa được Chi cục chú ý như kiểm tra chấp hành pháp luật quảng cáo sữa; kiểm tra thông tin quảng cáo ghi bổ sung trên nhãn sữa và thành phần thật của sữa; quảng cáo về tác dụng của các loại sữa; kiểm tra thông tin quảng cáo bắt buộc ghi trên các loại sữa đặc biệt sữa cho trẻ em. Trong kiểm tra thủ tục kinh doanh, Chi cục cũng bỏ qua nội dung kiểm tra các hành vi cạnh tranh để xác định các hành vi bất hợp pháp, các hành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại. Nhân lực kiểm tra mặt hàng sữa trên thị trường Lạng Sơn chưa đáp ứng đầy đủ về số lượng và chất lượng. Trình độ đội ngũ làm công tác quản lý thị trường nói chung và công tác kiểm tra đối với kinh doanh mặt hàng sữa nói riêng còn thiếu và yếu. Đa số cán bộ, nhân viên của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn và của các cơ quan chức năng của tỉnh Lạng Sơn tham gia công tác kiểm tra chưa được đào iv tạo, bồi dưỡng đầy đủ và sâu kiến thức về thị trường sữa cũng như quản lý thị trường sữa hoặc kiểm tra đối với kinh doanh mặt hàng sữa. Trong kiểm tra hiện nay, các đội quản lý thị trường thuộc Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh có hoạt động kinh doanh nhiều địa bàn; hướng dẫn và phổ biến nghiệp vụ của Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp chưa phục vụ tốt cho công tác kiểm tra. Sự phối hợp của Chi cục với các cơ quan chức năng của tỉnh Lạng Sơn trong quản lý thị trường sữa nói chung và kiểm tra kinh doanh mặt hàng sữa nói riêng chưa được thường xuyên, mới chỉ thực hiện khi có kiểm tra liên ngành theo các quyết định của UBND tỉnh Lạng Sơn. Kiểm tra chuyên đề về sữa hiện nay quá ít cả về số cuộc kiểm tra và số lượt cơ sở kiểm tra. Hình thái kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch được triển khai nhiều cũng gây hoang mang cho các cơ sở tham gia vào kinh doanh sữa. Kiểm tra thường xuyên đối với các cơ sở kinh doanh sữa mặc dù số lượt kiểm tra nhiều nhưng tỷ lệ phát hiện vi phạm thấp hơn, đồng thời nội dung kiểm tra thường xuyên chưa sâu. Về căn cứ pháp lý, hiện nay, các văn bản pháp luật quy định về việc kiểm tra mặt hàng sữa trên thị trường Lạng Sơn của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan còn hạn chế và chồng chéo. Đặc biệt là các văn bản quy phạm của UBND tỉnh Lạng Sơn, quy định chức năng quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ quan chức năng quản lý thị trưởng sữa trên địa bàn tỉnh chưa rõ ràng. Hơn nữa, mặc dù trên thị trường có rất nhiều chủng loại, dòng sản phẩm sữa, song hiện nay Bộ Y tế mới chỉ ban hành được năm quy chuẩn, bao gồm: Quy chuẩn sữa quốc gia về sữa dạng lỏng, sữa dạng bột, sữa lên men, sữa công thức dành cho trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi và dinh dưỡng công thức cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi. Các quy chuẩn là quá ít để quản lý và kiểm tra thị trường. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các cơ quan chức năng, trong đó có địa bàn Lạng Sơn, một địa bàn nhạy cảm trong vấn đề quản lý tình hình sữa vì sát biên giới có sự bất ổn về chính trị. Từ đó, những doanh nghiệp lợi dụng điều này để hạn chế sự kiểm tra của Nhà nước về chất lượng và giá cả các sản phẩm v sữa trên địa bàn. Chính sách quản lý nhà nước đối với thị trường sữa nói chung và chính sách kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với kinh doanh mặt hàng sữa nói riêng còn chồng chéo, chưa phân định rõ ràng, chế tài xử phạt vẫn còn nhẹ. Hay một số quy định về xử lý sau tịch thu các mặt hàng sữa vi phạm (sữa nước Ensure) vẫn chưa được Cục an toàn thực phẩm ban hành mặc dù đã có ý kiến của Cục quản lý thị trường. Các công cụ kỹ thuật nghiệp vụ như các trạng thiết bị phát hiện ra vi phạm hầu như chưa có, mới chỉ máy kiểm tra mã vạch, cán bộ kiểm tra mới chỉ dùng phương pháp quan sát, nhận diện để phát hiện các vi phạm. Ngoài ra thông tin trong các báo cáo còn sơ lược, chưa có những tổng kết các sai phạm điển hình theo các mặt hàng kinh doanh trong đó có mặt hàng sữa nên cán bộ kiểm tra thị trưởng chưa khai thác được nhiều thông tin từ các báo cáo này. Đã có hệ thống nhận diện các thương hiệu, nhãn hàng sữa nhưng bản thân cán bộ kiểm tra của Chi cục chưa nắm được đầy đủ các hệ thống kỹ thuật này nên trong công tác kiểm tra còn lúng túng, đặc biệt khi hệ thống kỹ thuật này khá đa dạng. Các kế hoạch kiểm tra của các đội trình lên Phòng Nghiệp vụ - tổng hợp chưa cụ thể danh sách các đơn vị kinh doanh dự kiến kiểm tra, nên gây khó khăn cho công tác tổng hợp, theo dõi, chỉ đạo đôn đốc của Chi cục quản lý thị trường. Trong kiểm tra đột xuất, nhiều trường hợp thông tin báo chưa chính xác sau khi xác minh thông tin; cán bộ kiểm tra một số trường hợp chưa nắm được việc phân loại vi phạm hành chính của Chi cục, đội và các cơ quan ngoài chi cục; một số vụ vi phạm kinh doanh sữa nhạy cảm chưa được đội trưởng báo cáo với Chi cục; nhiều trường hợp các đội chưa có đủ thông tin để lập phương án kiểm tra đột xuất. Một số quyết định kiểm tra còn thiếu căn cứ pháp lý, thiếu căn cứ hành vi vi phạm pháp luật, thiếu thành phần phối hợp, thành phần tổ kiểm tra là tổ trường trong một số trường hợp còn thiếu thẻ kiểm tra thị trường. Trong một số trường hợp các tổ kiểm tra chưa thông báo hoặc thông báo chậm gây nên sự phản ứng của các cơ sở kinh doanh sữa bị kiểm tra. Lập biên bản VPHC chưa trình bày đầy đủ các vi hành vi vi phạm và căn cứ so sánh để chỉ ra vi phạm; thông tin trên quyết định kiểm tra và thông tin trên biên bản kiểm tra không khớp nhau về ngày giờ kiểm tra, tên thành viên tổ kiểm tra. Chương 3 tập trung vào các giải pháp sau đây: Nội dung kiểm tra Nội dung kiểm tra nhãn hiệu và nguồn gốc sữa: Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn tập trung kiểm tra nội dung này đề phát hiện hàng nhái, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng sữa đặc biệt là trẻ em. Trong đó, Lãnh đạo chi cục tổng kết và phổ biến một số loại hàng có khả năng bị làm giả cho trẻ dưới 6 tuổi, trong đó một số loại sữa nhập từ Trung Quốc có khả năng làm giả nhãn hiệu nhiều nhất. Hàng giả từ Trung Quốc có thể bày bán trong các cơ sở kinh doanh sữa tại Lạng Sơn trong thời gian tới và vì vậy, Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn kiểm tra trọng tâm và trọng điểm các cơ sở kinh doanh sữa ở nội dung kiểm tra này. Mặt khác, hiện nay thị trường Lạng Sơn đang có xu hướng ưa thích các mặt hàng xách tay từ nước ngoài. Các loại sữa ngoại “xách tay” từ Nhật Bản, Úc, Pháp, Nga, Mỹ… được rao bán tràn lan trên mạng. Không chỉ có mặt ở các cửa hàng chuyên kinh doanh sữa mà trên thị trường hiện nay sữa “xách tay” còn len lỏi vào các cửa hàng tạp hóa, đại lý. Vì vậy, kiểm tra nguồn gốc và xuất xứ các mặt hàng này cần được Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn chú trọng trong thời gian tới. Tăng cường kiểm tra đăng ký giá sữa, kiểm tra việc niêm yết giá sữa theo đúng quy định, đặc biệt là kiểm tra niêm yết giá sữa đối với các sản phẩm sữa dành cho trẻ em và theo quy định về đăng ký và quản lý giá sữa của Chính phủ. Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn cần chỉ đạo các đội quản lý thị trường rà soát đăng ký, kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Chi cục cần tăng cường kiểm tra việc đăng ký giá sữa bán lẻ của một số doanh nghiệp lớn kinh doanh sữa trên địa bàn Tỉnh, đồng thời thường xuyên kiểm tra việc niêm yết giá sữa tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các hộ kinh doanh trên địa bàn Tỉnh, đặc biệt tại các xã, phường thị trấn. vii Kiểm tra vi phạm an toàn thực phẩm cần chú ý hơn vào các loại sữa hết hạn sử dụng nhưng vẫn bày bán trên thị trường (đặc biệt tại các cơ sở bán lẻ quy mô nhỏ). Hơn nữa, hiện nay Chi cục cần tập trung kiểm tra các loại sữa bột làm nguyên liệu cho trà sữa, cà phê sữa, đây là loại sữa hiện có khả năng vi phạm quy định an toàn vệ sinh thực phẩm nhiều nhất. Về nội dung này, Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn cần phối hợp tích cực với các đoàn kiểm tra liên ngành nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Bộ máy kiểm tra: Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn cần phân công cụ thể hơn các phó trưởng chi cục có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với nhau khi chỉ đạo đôn đốc các đội quản lý thị trường tích cực triển khai các vụ kiểm tra liên quan đến nhiều địa bàn. Chi cục cần xây dựng quy định tham mưu của Phòng Nghiệp vụ Tổng hợp đối với các đội quản lý thị trường một cách cụ thể hơn, do quy định về tham mưu này chưa được ban hành nên gần như Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp chưa phát huy được vai trò của họ trong tham mưu cho các đội quản lý thị trường trong kiểm tra kinh doanh mặt hàng sữa trên địa bàn. Xây dựng các quy định phối hợp với cơ quan hải quan, cơ quan bộ đội biên phòng trong kiểm soát buôn lậu mặt hàng sữa trên địa bàn; phối hợp với công an tỉnh Lạng Sơn và công an các Huyện trên địa bàn để tiến hành kiểm tra các vi phạm kinh doanh mặt hàng sữa lớn có tính phức tạp cao; quy định phối hợp với Sở Y tế, Sở Khoa học Công nghệ trong kiểm tra an toàn thực phẩm về sữa trên địa bàn; quy định phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Y tế trong kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh sữa. Hình thái và công cụ kiểm tra Tiếp tục kết hợp đồng thời và hợp lý 3 hình thái kiểm tra: thường xuyên, chuyên đề và đột xuất đối với các cơ sở kinh doanh mặt hàng sữa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tăng cường kiểm tra chuyên đề: các chuyên đề về kiểm tra kinh doanh mặt hàng sữa có thể kết hợp với các chuyên đề về kiểm tra kinh doanh các mặt hàng thực viii phẩm khác và tập trung vào những loại vi phạm thường gặp đối với mặt hàng này như vi phạm về nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu, hàng không nhãn mác, hàng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, vi phạm về giá sữa. Kiểm tra theo các chuyên đề này giúp Chi cục quản lý thị trường nắm sâu hơn các loại vi phạm và hiểu rõ các cơ sở kinh doanh mặt hàng sữa có khả năng vi phạm và có lịch sử vi phạm thường xuyên. Phổ biến thường xuyên các văn bản pháp lý mới liên quan đến mặt hàng sữa và liên quan đến công tác kiểm tra của cơ quan quản lý thị trường. Bên cạnh đó, Lãnh đạo Chi cục cần chỉ đạo, đôn đốc cán bộ kiểm tra của các đội quản lý thị trường thường xuyên chủ động học hỏi, cập nhật các văn bản chính sách mới. Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới cần phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về các cơ sở kinh doanh mặt hàng sữa và thị trường kinh doanh mặt hàng này. Cơ sở dữ liệu cần tổng hợp đầy đủ thông tin về các cơ sở kinh doanh sữa, lịch sử vi phạm của các cơ sở kinh doanh, số năm thành lập và hoạt động của các cơ sở, địa bàn hoạt động. Cơ sở dữ liệu này cũng cần kết nối với các cơ sở dữ liệu về giá, về thuế về sở hữu bản quyền của các cơ quan quản lý nhà nước khác trên địa bàn Về thực hiện quy trình kiểm tra Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phát triển kiểm tra theo rủi ro đối với các cơ sở kinh doanh mặt hàng sữa dựa trên phân tích dữ liệu về các cơ sở trên địa bàn. Trong lập phương án kiểm tra đột xuất, Chi cục quản lý thị trường cần tăng cường khâu trinh sát để xác định thông tin về các dấu hiệu vi phạm, mặt khác khâu xác minh thông tin vi phạm cần được chấn chỉnh tăng cường nhằm xác minh đúng thông tin để lập phương án kiểm tra chính xác về đối tượng, địa điểm và phạm vi kiểm tra Việc ban hành quyết định kiểm tra các cơ sở kinh doanh sữa trên địa bàn cần chú ý hoàn thiện: rà soát và đánh giá lại các quyết định kiểm tra thường xuyên, kiểm tra chuyên đề và kiểm tra đột xuất BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----------*****--------- LONG THANH TÙNG KIỂM TRA CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI KINH DOANH MẶT HÀNG SỮA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ NGÀNH: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Lệ Thúy HÀ NỘI, NĂM 2018 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài Do kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng sữa ngày càng cao nên thị trường sữa Việt Nam ngày càng đa dạng, nhiều chủng loại dành cho nhiều đối tượng sử dụng, nhiều mục đích sử dụng. Việt Nam mở cửa, các hãng sữa nước ngoài bắt đầu du nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều, làm cho thị trường sữa nước ta thêm phong phú, mang lại sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng sữa trong nước và nước ngoài, từ chủng loại, giá cả đến thị trường địa lý, thị trường người sử dụng. Tuy nhiên, lợi dụng danh tiếng từ các hãng sữa nổi tiếng vẫn dấy lên tình trạng trục lợi, dựa trên danh tiếng của các hãng sữa để tạo ra các sản phẩm giả kém chất lượng tung ra thị trường, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của hãng sữa, gây mất lòng tin ở người tiêu dùng. Bên cạnh đó là sữa lậu tràn vào Việt Nam do sự lỏng lẻo trong khâu kiểm tra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, cũng như doanh phần lớn là các hãng sữa nước ngoài. “Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước”, tuy nhiên ngày nay nổi lên nhiều vụ việc liên quan đến chất lượng sản phẩm sữa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em, mà nguyên nhân đáng nói đến đầu tiên chính là sự tắc trách trong khâu kiểm tra mặt hàng sữa trước khi đưa ra ngoài thị trường, sự kiểm tra lỏng lẻo từ khâu xuất nhập khẩu đến khâu kiểm định chất lượng, đưa ra ngoài thị trường,... dẫn đến những hậu quả không đáng có, gây hại cho người sử dụng. Lạng Sơn thuộc vùng Đông Bắc nước ta, nằm trong vùng bộ 3 trọng điểm kinh tế của phía Bắc “Cao – Bắc – Lạng”, có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng huyện Cao Lộc và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có một cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình) và 10 lối mở biên giới với Trung Quốc, đây vừa là thuận lợi để giao lưu kinh tế nhưng cũng là bất lợi, vì phần lớn hàng giả vào thị trường Việt Nam phần lớn bắt nguồn từ Trung Quốc, trong đó có SỮA. Là một trong những trung tâm phân phối hàng hóa đến các tỉnh thành trong cả nước do đó thị trường sữa ở đây khá phong phú và cần có sự kiểm tra chặt chẽ từ các cấp quản lý địa phương trước khi đưa vào sử dụng tại thị trường trong nước. Tình hình vi phạm trong kinh doanh mặt hàng sữa tăng cao đặc biệt vào những dịp cuối năm, tình trạng buôn lậu tăng cao theo các con đường mòn, lối mở tại các khu vực Đồi Chè, Đồi Keo (gần cửa khẩu Tân Thanh). Trong năm 2017 đã có hơn 500 vụ buôn lậu đã bị bắt, trong đó có hơn 50% số vụ là hàng tiêu dùng, bao gồm cả mặt hàng sữa. Ngoài ra sữa giả sản xuất trong nước tại các cơ sở không có nguồn gốc cũng tăng cao, vận chuyển vào tỉnh Lạng Sơn khó mà kiểm tra chặt chẽ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến người người tiêu dùng. Tình hình buôn lậu để kiểm tra tình hình kinh doanh mặt hàng sữa ngày càng tinh vi, thay đổi hướng vận chuyển liên tục vào các đường mòn, lối mở, do đó điểm đặt các chốt chặn kiểm tra hàng hóa có phần hạn chế. Khả năng phối hợp với người dân nhằm tố giác các hành vi vi phạm kinh doanh còn yếu vì cục quản lý thị trường không thể kiểm tra hết toàn bộ các cơ sở kinh doanh của địa phương. Máy móc nhằm kiểm tra kiểm tra hàng giả còn thô sơ và cho kết quả chính xác không cao. Đứng trước những hạn chế đó, việc đề xuất các giải pháp nhằm kiểm tra tốt đối với kinh doanh mặt hàng sữa của Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn là rất cấp thiết và quan trọng. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác kiểm tra tại các Chi cục quản lý thị trường, nhìn nhận thực tế khách quan tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn đối với kinh doanh mặt hàng sữa và mong muốn đề xuất những giải pháp nhằm kiểm tra tốt đối với kinh doanh mặt hàng sữa của Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn, tác giả lựa chọn đề tài “Kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đối với kinh doanh mặt hàng sữa” làm báo cáo luận văn thạc sỹ. 2. Tổng quan nghiên cứu Trong những năm gần đây, có không ít bài báo, công trình nghiên cứu về vai trò kiểm tra của nhà nước, đặc biệt là về vai trò chức năng của cơ quan Quản lý thị trường, tiêu biểu như:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan