Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thực trạng khai thác bảo hiểm ô tô qua liên kết ngân hàng và bảo hiểm t...

Tài liệu Luận văn thực trạng khai thác bảo hiểm ô tô qua liên kết ngân hàng và bảo hiểm tại văn phòng 7 hà nội của công ty bảo hiểm pjico

.DOC
61
254
145

Mô tả:

Chuyên đề thực tập 1 Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm Mục lục Lời mở đầu Chương I : Lý luận chung về bảo hiểm ô tô và công tác khai tác bảo hiểm ............................................................................................................................ ....... 6 I. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm ô tô...................................................... 6 1. Sự cần thiết............................................................................................................ 6 1. Tác dụng ............................................................................................................... 7 II. Nội dung cơ bản của bảo hiểm xe ô tô ............................................................. 8 1. Bảo hiểm vật chất xe ............................................................................................ 8 1.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm......................................................................... 8 1.1.1. Đối tượng bảo hiểm ........................................................................................ 8 1.1.2. Phạm vi bảo hiểm ........................................................................................... 8 1.2. Giá trị bảo hiểm , số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm ....................................... 10 1.2.1. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm ............................................................ 10 1.2.2. Phí bảo hiểm ................................................................................................. 10 1.3. Giám định và bồi thường.................................................................................. 10 1.3.1. Giám định ..................................................................................................... 10 1.3.2. Bồi thường .................................................................................................... 11 2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba ........................................... 12 2.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm ...................................................................... 12 2.1.1. Đối tượng bảo hiểm ...................................................................................... 12 2.1.2. Phạm vi bảo hiểm ......................................................................................... 13 2.2. Phí bảo hiểm .................................................................................................... 14 2.3. Giám định và bồi thường ................................................................................. 18 2.3.1. Giám định ..................................................................................................... 18 2.3.2. Bồi thường .................................................................................................... 19 3. Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe.............................................. 20 3.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm ...................................................................... 20 3.2. Phí bảo hiểm .................................................................................................... 21 3.3. Giám định và bồi thường ................................................................................. 21 III. Công tác khai thác bảo hiểm ....................................................................... 22 Vũ Toàn Thắng Lớp: Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập 2 Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm 1. Vai trò của công tác khai thác bảo hiểm ............................................................ 22 2. Nội dung khai thác và các kênh khai thác chính................................................. 22 Chương II: Lý thuyết căn bản về Bancassurance ............................................... 24 I. Mối quan hệ của ngân hàng và bảo hiểm ....................................................... 24 1. Mối quan hệ hợp tác ........................................................................................... 24 2. Mối quan hệ cạnh tranh ...................................................................................... 27 II. Lý thuyết căn bản về Bancassurance ............................................................ 29 1. Bancassurance và quá trình hình thành .............................................................. 29 2. Sự cần thiết của Bancassurance ......................................................................... 30 3. Lợi ích mang lại từ Bancassurance .................................................................... 31 4. Các mô hình Bancassurance ............................................................................... 33 4.1. Mô hình công ty bảo hiểm trong các ngân hàng ............................................. 33 4.2. Mô hình ngân hàng trong các công ty bảo hiểm ............................................. 36 4.3. Ngân hàng và bảo hiểm hợp tác thành lập công ty liên doanh ........................ 37 4.4. Ngân hàng và bảo hiểm hợp tác phát triển các sản phẩm và dịch vụ liên kết ................................................................................................................................ . 37 5. Sản phẩm Bancassurance ................................................................................... 38 5.1. Vài nét về sản phẩm Bancassurance ............................................................... 38 5.2, Một số yêu cầu về sản phẩm Bancassurance .................................................. 39 III. Đánh giá chung về Bancassurance tại Việt Nam......................................... 40 1. Tình hình chung ................................................................................................. 40 2. Bancassurance tiêu biểu tại Việt Nam ................................................................ 41 3. Các hướng hoạt động của Bancassurance tại Việt Nam trong thời gian tới.................. 44 ChươngIII:Đánh giá tình hình khai thác bảo hiểm ô tô qua liên kết ngân hàng và bảo hiểm tại Văn phòng 7- PJICO Hà nội .......................................................................... 45 I. Giới thiệu chung về Công ty PJICO và Văn phòng 7 tại Hà Nội................................ 45 1. Giới thiệu chung về Công ty PJICO.................................................................................... 45 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ................................................................ 45 1.2. Các ngành nghề kinh doanh ............................................................................................... 49 1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty ............................................................................................ 50 1.4. Tình hình kinh doanh của Công ty PJICO trong 2007............................................... 52 Vũ Toàn Thắng Lớp: Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập 3 Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm 2. Giới thiệu chung về Văn phòng 7 tại Hà Nội .................................................................. 54 II. Thực trạng khai thác bảo hiểm ô tô qua ngân hàng tại Văn phòng 7 .................. 54 III. Những khó khăn và thuận lợi trong công tác khai thác ........................................ 57 1. Những thuân lợi.................................................................................................................. 57 1.1. Nguồn nhân lực .............................................................................................................. 57 1.2. Khách hàng ..................................................................................................................... 57 1.3. Những thuận lợi khác ...................................................................................... 58 2. Những khó khăn ................................................................................................. 58 2.1. Nguồn nhân lực ............................................................................................... 58 2.2. Khách hàng ...................................................................................................... 58 2.3. Năng lực .......................................................................................................... 58 2.4. Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường bảo hiểm............................................... 59 2.5. Cơ chế hoạt động.............................................................................................. 60 IV. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác khai thác sản phẩm............... 60 Kết luận Vũ Toàn Thắng Lớp: Bảo hiểm 46A 4 Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm Lời mở đầu Đời sống xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu bảo vệ và được bảo vệ trước những rủi ro về người và tài sản của người dân ngày càng nâng cao và trở thành nhu cầu cấp thiết. Trong lịch sử, con người đã có nhiểu phương thức bảo vệ mình, nhưng trong đó bảo hiểm luôn là lựa chon tốt nhất để bảo vệ, đảm bảo cho những rủi ro mà con người có thể gặp phải. Nhu cầu sử dụng ô tô để đi lại của người dân ngày cao. Một gia đình có thể tự sắm riêng cho mình những chiếc ô tô để phục vụ đi lại. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều gia đình và cơ quan vay vốn của ngân hàng để có thể mua được những chiếc xe phục vụ nhu cầu đi lại của họ. Hiểu được tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm xe ô tô, khách hàng và ngân hàng ý thức được phải mua bảo hiểm để bảo vệ tài sản của chính họ. Thông qua mối liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm, các công ty bảo hiểm có thể cung cấp dịch vụ của mình cho những chiếc ô tô trên. Trước nhu cầu về xe ô tô ngày càng nhiều của người dân và các doanh nghiệp tại Hà Nội, và đặc biệt là thông qua hệ thống ngân hàng, bản thân em muốn tìm hiều và đưa ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động khai thác bảo hiểm ô tô qua hệ thống ngân hàng. Do đó em quyết định chọn đề tài “ Thực trạng khai thác bảo hiểm ô tô qua liên kết ngân hàng và bảo hiểm tại Văn phòng 7- Hà nội của Công ty bảo hiểm PJICO”. Nội dung gồm có 3 chương: Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm xe ô tô và công tác khai thác bảo hiểm Chương II: Lý thuyết căn bản về Bancassurance Chương III: Đánh giá tình hình hoạt động khai thác bảo hiểm ô tô qua liên kết ngân hàng và bảo hiểm tại VP 7- PJICO Hà Nội Vũ Toàn Thắng Lớp: Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập 5 Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm Em xin chân thành cảm ơn các anh chị tại văn phòng 7- PJICO Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt nhất chuyền đề tốt nghiệp này. Và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Nguyễn Thị Lệ Huyền đã quan tâm và hướng dẫn em trong suốt quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp. Hà Nội, ngày tháng năm 2008 Sinh viên Vũ Toàn Thắng Vũ Toàn Thắng Lớp: Bảo hiểm 46A 6 Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm Chương I Lý luận chung về bảo hiểm xe ô tô và công tác khai thác bảo hiểm I. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm ô tô 1. Sự cần thiết Theo thống kêc của các ban ngành có liên quan thì số lượng ô tô tham gia giao thông ngày càng tăng đặc biệt tại các nước phát triển trong đó có Việt Nam. Với mức độ xe lưu thông ngày càng đông và hệ thống đường xá xuống cấp, không đảm bảo dẫn đến tai nạn giao thông ngày càng tăng và mức độ thiệt hại ngày càng nghiêm trọng. Hậu quả của tai nạn giao thông để lại có thể là: thiệt hại đến tính mạng và sức khoẻ của chủ xe, lái xe, người ngồi trên xe; thiệt hại đối với hàng hoá chuyên chở trên xe, thiệt hại vật chất xe, thiệt hại đối với người thứ 3... Vấn đề đặt ra là làm sao chủ xe có thể sẵn sàng về tài chính để có thể giải quyết hậu quả của các vụ tai nạn giao thông và đảm bảo quyền lợi cho các nạn nhân,... Đó là mối quan tâm lớn của các chủ xe, người tham gia giao thông và toàn xã hội. Với những yêu cầu trên bảo hiểm ô tô ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan. Có 5 hình thức bảo hiểm để chủ xe có thể tham gia: - Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ 3 và bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách (áp dụng với xe kinh doanh vận tải). - Bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện tăng thêm. Vũ Toàn Thắng Lớp: Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập 7 Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm - Bảo hiểm vật chất xe. Trong phạm vi chuyên đề này em xin chỉ trình bày ba nghiệp vụ đó là: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe với người thứ ba, Bảo hiểm vật chất xe và Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe. 2. Tác dụng - Người đầu tiên được lợi là chủ xe. Họ sẽ có được tâm lý thoải mái, tự tin khi điều khiển xe tham gia giao thông. Các chủ phương tiện có thể được các nhà bảo hiểm tư vấn cách phòng ngừa tai nạn giao thông, hoặc khi sảy ra tai nạn nhà bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường một cách nhanh chóng nhất, chính xác nhất.Thông qua công tác giám định và bồi thường nhanh chóng sẽ giúp các chủ xe nhanh chóng khắc phụ những khó khăn đột xuất để ổn định sản xuất, phát huy quyền tự chủ về tài chính, tránh thiệt hại về kinh tế cho chủ xe. Ngoài ra còn góp phần xoa dịu, làm giảm bớt căng thẳng giữa chủ xe và người bị tai nạn. Trong các vụ tai nạn thường sảy ra xung đột giữa chủ xe và nạn nhân. Có thể là tranh cãi về tài sản hoặc về con người. Lúc này bảo hiểm là người hoà giải, trung gian đứng ra giải quyết một cách thoả đáng, đảm bảo công bằng cho cả hai bên. - Đối với công ty bảo hiểm: tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tại các công ty phi nhân thọ thì nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng doanh thu rất lớn. Tại Công ty PJICO năm 2007 thì doanh thu từ bảo hiểm ô tô đạt 230 tỷ đồng trên tổng doanh thu 880 tỷ đồng. Thông qua trích một phần phí thu được xây dựng biển báo, đường tránh nạn mà các công ty vừa hạn chế được tai nạn giao thông, vừa quảng bà được hình ảnh của công ty qua đó tăng uy tín, thương hiệu của chính mình. - Đối với xã hội: thông qua các công tác hạn chế tai nạn, rủi ro sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, thiệt hại cho xã hội. Ngoài ra còn góp phần giảm nhẹ ngân sách nhà nước đồng thời tăng thu cho ngân sách nhà nước. Vũ Toàn Thắng Lớp: Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập 8 Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm II. Nội dung cơ bản của bản hiểm xe ô tô 1. Bảo hiểm vật chất xe 1.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 1.1.1. Đối tượng bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm của loại hình này là bản thân những chiếc xe còn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ quốc gia. Chủ xe có thể tham gia toàn bộ hoặc từng bộ phận xe. Xe ô tô thường thống nhất gồm 7 tổng thành:  Tổng thành động cơ.  Tổng thành thân vỏ xe.  Tổng thành hộp số.  Tổng thành hệ thống lái.  Tổng thành trục trước.  Tổng thành trục sau.  Tổng thành lốp. 1.1.2. Phạm vi bảo hiểm Các công ty bảo hiểm sẽ chấp nhận bồi thường cho các tổn thất xảy ra là ngẫu nhiên và thông thường bao gồm các trường hợp sau:  Tai nạn do đâm va, lật đổ.  Cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá.  Mất cắp toàn bộ xe.  Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên. Ngoài các chi bồi thường thiệt hại trên nhà bảo hiểm còn chi các khoản chi sau cho chủ xe: Vũ Toàn Thắng Lớp: Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập 9 Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm  Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các rủi ro được bảo hiểm.  Chi phí bảo hiểm bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất.  Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường với số tiền bảo hiểm không vượt quá số tìên bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Công ty sẽ không chịu trách nhiệm bối thường trong các trường hợp sau:  Hao mòn tự nhiên, mất giá tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa. Hao mòn tự nhiên được tính dưới hình thức khấu hao và thường được tính theo tháng.  Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra.Tổn thất đối với săm lốp chỉ bồi thường khi tổn thất này xảy ra do cùng nguyên nhân và cùng một vụ với các bộ phận khác.  Mất cắp bộ phận của xe.  Hành động cố ý của chủ xe, lái xe.  Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ.  Chủ xe vi phạm nghiêm trọng Luật an toàn giao thông đường bộ như: Xe không có giấy phép lưu hành, lái xe không có bằng lái hoặc không hợp lệ, lái xe sử dụng các chất kích thích trong khi điều khiển xe, xe chở chất cháy nổ trái phép, xe chở quá trọng tải, hoặc số hành khách quy định, xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn, xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử.  Những thiệt hại gián tiếp như: Giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuất kinh doanh.  Thiệt hại do chiến tranh. Vũ Toàn Thắng Lớp: Bảo hiểm 46A 10 Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm Ngoài ra còn liên quan đến thời hạn bảo hiểm, các tai nạn phải được báo cho nhà bảo hiểm sau tối đa là 5 ngày nếu không sẽ không bồi thường. Nếu xe được chuyển quyền sở hữu thì quyền lợi bảo hiểm vẫn còn nếu trong thời hạn bảo hiểm. 1.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và Phí bảo hiểm 1.2.1. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm Giá trị bảo hiểm của xe ô tô là giá trị thực tế của xe trên thị trường tại thời điểm người tham gia mua bảo hiểm. Đây là cơ sở để bồi thường. Thông thường công ty bảo hiểm sẽ dựa vào các nhân tố như: Loại xe, năm sản xuất, mức độ mới cũ, ... Phương pháp xác định giá trị bảo hiểm mà các công ty hay áp dụng đó là căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức khấu hao. Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu - Khấu hao Trên cơ sở giá trị bảo hiểm, chủ xe có thể tham gia bảo hiểm với số tiền nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe. Tuy nhiên, việc quyết định tham gia bảo hiểm với số tiền là bao nhiêu sẽ là cơ sở để xác định STBT khi có tổn thất xảy ra. 1.2.2. Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm của xe được công ty bảo hiểm tính theo: P= Trong đó S b S b xR - Số tiền bảo hiểm. R là tỷ lệ phí bảo hiểm. Tỷ lệ phí R tại công ty PJICO quy định áp dụng với bảo hiểm toàn bộ xe 100% , áp dụng cho xe 3 năm đầu tiên: 1.35 %( Đối với xe trị giá dưới 700triệu ) 1,2 % ( Đối với xe trị giá trên 700 triệu ) 1.3. Giám định và bồi thường 1.3.1. Giám định Vũ Toàn Thắng Lớp: Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập 11 Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm Khi xe gặp tai nạn, chủ xe hoặc lái xe cần giữ nguyên hiện trường và kịp thời báo cho các bên liên quan. Trong trường hợp có bao gồm cả trách nhiệm dân sự thì cần giữ đối tượng liên quan. Có thể di chuyển hoặc tháo dỡ nếu chứng minh được những hành động đó là góp phần hạn chế tổn thất. Các bên tham gia thường bao gồm chủ xe, lái xe hoặc người đại diện hợp pháp cùng nhân viên giám định của công ty bảo hiểm. Các bên sẽ thống nhâts thông qua nguyên nhân tai nạn và mức độ thiệt hại, những phần nhà bối thường và những phần chủ xe hoặc lái xe tự chịu. Nếu bên chủ xe, lái xe không đồng ý với kết luận của nhân viên giám định thì có thể mời giám định viên độc lập làm trung gian. 1.3.2. Bồi thường Sau khi giám định song các bên nhất trí với biên bản giám định, xe tai nạn sẽ được đưa vào xưởng. Xưởng sửa chữa này có thể là do bên chủ xe yêu cầu hoặc bên bảo hiểm chỉ định. Việc giải quyết bảo hiểm chia ra thành 2 trường hợp: ─ Tổn thất bộ phận: + Trong trường hợp chủ xe tham gia với số tiền bảo hiểm bằng hoặc thấp hơn giá trị thực tế thì số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm được xác định theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thực tế của xe nhưng tối đa không vượt quá tỷ lệ phần trăm của bộ phận hư hỏng trong bảng tỷ lệ tổng thành xe của công ty bảo hiểm và số tiền bảo hiểm. + Nếu xe mua được mua bảo hiểm trên giá trị thực tế thì công ty bảo hiểm bồi thường theo giá trị thực tế của bộ phận đó ngay trước khi xe bị tai nạn. ─ Tổn thất toàn bộ: Tổn thất toàn bộ xảy ra khi được cho là mất cắp hoặc thiệt hại nặng đến mức không thể sửa chữa phục hồi đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn lưu hành, hay chi phí sửa chữa phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe. Vũ Toàn Thắng Lớp: Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập 12 Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm + Nếu xe tham gia dưới giá trị hay bằng giá trị thực tế của xe thì số tiền bảo hiểm đúng bằng số tiền ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. + Nếu xe tham gia trên giá trị thực tế của xe thì số tiền bồi thường bằng đúng giá trị của xe trước khi xảy ra tai nạn. + Nếu xảy ra mất cắp cần báo ngay cho nhà bảo hiểm để kết hợp với công an tìm kiếm. Sau một thời gian nhất định mà chưa tìm thấy, thì nhà bảo hiểm sẽ bồi thường số tiền ghi trong Giấy chứng nhận và có tính khấu hao. Nếu sau đó tìm lại được xe thì xe đó thuộc sở hữu của nhà bảo hiểm. Chủ xe muốn chuộc xe thì có thể thương lượng với nhà bảo hiểm. 2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba 2.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 2.1.1. Đối tượng bảo hiểm Theo sách Kinh tế Bảo hiểm thì “ Người tham gia bảo hiểm thông thường là chủ xe, có thể là cà nhân hoặc đại diện cho một tập thể. Các công ty bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho phần trách nhiệm dân sự của chủ xe phát sinh do sự hoạt động và điều khiển của người lái xe.Như vậy đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba. Trách nhiệm dân sự của chủ xe với người thứ ba là trách nhiệm hay nghĩ vụ bồi thường ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ ba khi xe lưu hành gây tai nạn”. Cũng theo sách Kinh tế Bảo hiểm thì “ Đối tượng bảo hiểm không được xác định trước. Chỉ khi nào việc lưu hành gây ra tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự thì đối tượng này mới được xác định cụ thể”. Trách nhiệm dân sự phát sinh khi thoả mãn các điều kiện sau:  Có thiệt hại về tài sản, tính mạng tình trạng sức khoẻ của bên thứ ba.  Chủ xe (lái xe) phải có hành vi trái pháp luật. Như các vi phạm luật lệ an toàn giao thông. Vũ Toàn Thắng Lớp: Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập 13 Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm  Phải có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe (lái xe) với những thiệt hại của người thứ ba.  Chủ xe (lái xe) phải thực sự có lỗi. Trên thực tế thì chỉ cần đồng thời có ba điều kiện đầu. Nếu thiếu một trong ba điều kiện thì sẽ không phát sinh trách nhiệm dân sự. Điều kiện thứ tư có thể có hoặc không, vì nhiều tai nạn xảy ra là do nguồn nguy hiểm cao độ mà không hoàn toàn do lỗi của chủ xe hay lái xe. Ví dụ xe đang lưu hành thì bị nổ lốp, lái xe mất khả năng điều khiển nên đã gây ra tai nạn. Trong trường hợp này, trách nhiệm dân sự vẫn có thể phát sinh nếu có đủ ba điều kiện đầu tiên. Những đối tượng thứ ba bị thiệt hại không bao gồm các đối tượng sau:  Lái, phụ xe, người làm công cho chủ xe.  Những người lái xe phải nuôi dưỡng: cha, mẹ, chồng, vợ, con cái....  Hành khách, những người có mặt trên xe.  Tài sản, tư trang, hành lý của những người nêu trên. 2.1.2. Phạm vi bảo hiểm Công ty bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho các rủi ro bất ngờ không lường trước được gây ra tai nạn và làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe. Các thiệt hại sau sẽ nằm trong phạm vi được bồi thường:  Thiệt hại về tính mạng tình trạng và tính mạng sức khoẻ của bên thứ ba.  Thiệt hại về tài sản của bên thứ ba.  Thiệt hại về kết quả kinh doanh hoặc giảm thu nhập do thiệt hại về tài sản mang lại.  Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện hạn chế ngăn ngừa tổn thất, các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm. Vũ Toàn Thắng Lớp: Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập 14 Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm  Những thiệt hại về tình mạng, tình trạng sức khoẻ cuat những người tham gia cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân. Công ty bảo hiểm sẽ từ chối bồi thường trong các trường hợp sau:  Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại.  Xe không đủ điều kiện về đăng kiểm tham gia giao thông theo quy định của điều lệ trật tự an toàn giao thông.  Chủ xe hoặc lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông đường bộ như: + Xe không đủ các giấy tờ như giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường. + Lái xe không có bằng lái hoặc bị tịch thu, bằng không hợp lệ. + Xe chở chất cháy, nổ trái phép. + Xe sử dụng để tập lái, xe đua, đua trái phép, chạy thử sau khi sửa chữa. + Xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn hoặc chỉ có một đèn. + Xe không có hệ thống lái bên phải.  Thiệt hại do chiến tranh bạo động.  Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuất kinh doanh.  Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong tai nạn.  Thiệt hại xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia trừ có những thoả thuận  Không bồi thường đối với tài sản đặc biệt như vàng, bạc, đá quý, khác. tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt. 2.2. Phí bảo hiểm Vũ Toàn Thắng Lớp: Bảo hiểm 46A 15 Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm Phí loại hình bảo hiểm này được tính trên đầu phương tiện. Các phương tiện khác nhau về chủng loại, về độ lớn có xác suất gây ra tai nạn khác nhau nên phí bảo hiểm cũng được tính riêng cho từng loại phương tiện. Theo trong giáo trình Kinh tế Bảo hiểm thì phí sẽ được tính theo công thức: P=f+d Trong đó: P – Phí bảo hiểm / đầu phương tiện f – Phí thuần d - Phụ phí Phí thuần được xác định theo công thức: n S i 1 i Ti f= n  Ci i i Trong đó: Si - Số vụ tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe được bảo hiểm bối thường trong năm i. Ti - Số tiền bồi thường bình quân một vụ tai nạn có phát sinh TNDS trong năm i. Ci - Số đầu phương tiện tham gia bảo hiểm TNDS trong năm i. n - Số năm thống kê, thường từ 3-5 năm Dưới đây là bảng biểu phí và mức trách nhiệm dân sự của chủ xe Vũ Toàn Thắng Lớp: Bảo hiểm 46A 16 Chuyên đề thực tập Phí ST Loại xe T I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 II 1 2 Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm BHTND Thuế VAT S năm BH lái Phí chưa Tổng phụ xe, thuế phí 350000 660000 670000 680000 1080000 1120000 1160000 1170000 1180000 1190000 1200000 1630000 1380000 380000 720000 730000 740000 1176000 1216000 1256000 1266000 1276000 1286000 1296000 1768000 1518000 755000 825500 600000 735000 625500 799500 Xe ô tô không kinh doanh người Số người vận tải x Loại xe dưới 6 chỗ ngồi 300000 Loại xe 6 chỗ ngồi 600000 Loại xe 7 chỗ ngồi 600000 Loại xe 8 chỗ ngồi 600000 Loại xe 12 chỗ ngồi 960000 Loại xe 16 chỗ ngồi 960000 Loại xe 20 chỗ ngồi 960000 Loại xe 21 chỗ ngồi 960000 Loại xe 22 chỗ ngồi 960000 Loại xe 23 chỗ ngồi 960000 Loại xe 24 chỗ ngồi 960000 Loại xe 25 chỗ ngồi 1380000 Loại xe trên 25 chỗ ngồi 1380000 Xe vừa chở người vừa chở 705000 hàng Xe ô tô kinh doanh vận tải Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký Loại 6 chỗ theo đăng ký Vũ Toàn Thắng 525000 645000 300000 60000 60000 60000 96000 96000 96000 96000 96000 96000 96000 138000 138000 70500 10000đ 50000 60000 70000 80000 120000 160000 200000 210000 220000 230000 240000 250000 50000 Số người 52500 64500 x15000đ 75000 90000 Lớp: Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Loại 7 chỗ theo đăng ký Loại 8 chỗ theo đăng ký Loại 9 chỗ theo đăng ký Loại 10 chỗ theo đăng ký Loại 11 chỗ theo đăng ký Loại 12 chỗ theo đăng ký Loại 13 chỗ theo đăng ký Loại 14 chố theo đăng ký Loại 15 chỗ theo đăng ký Loại 16 chỗ theo đăng ký Loại 17 chỗ theo đăng ký Loại 18 chỗ theo đăng ký Loại 19 chỗ theo đăng ký Loại 20 chỗ theo đăng ký Loại 21 chỗ theo đăng ký Loại 22 chô theo đăng ký Loại 23 chỗ theo đăng ký Loại 24 chỗ theo đăng ký Loại 25 chố theo đăng ký Trên 25 chố 17 750000 870000 975000 1095000 1200000 1320000 1425000 1545000 1665000 1770000 1890000 1995000 2115000 2220000 2340000 2445000 2565000 2685000 2970000 2790000 +30000x (số chỗ Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm 75000 87000 97500 109500 120000 132000 142500 154500 166500 177000 189000 199500 211500 222000 234000 244500 256500 268500 279000 105000 120000 135000 150000 165000 180000 195000 210000 225000 240000 255000 270000 285000 300000 315000 330000 345000 360000 375000 855000 990000 1110000 1245000 1365000 1500000 1620000 1755000 1890000 2010000 2145000 2265000 2400000 2520000 2655000 2775000 2910000 3045000 3165000 930000 1077000 1207500 1354500 1485000 1632000 1762500 1909500 2056500 2187000 2334000 2464500 2611500 2742000 2889000 3019500 3166500 3313500 3444000 110% 10% +TNNN ngồi- 25) III 1 2 3 4 Xe ô tô chở hàng (xe tải) Dưới 3 tấn Từ 3 đến 8 tấn Từ 8 đến 15 tấn Trên 15 tấn 570000 1110000 1530000 1950000 57000 111000 153000 195000 30000 30000 30000 30000 600000 1140000 1560000 1980000 657000 1251000 1713000 2175000 Ngoài ra còn một số quy định khác: ─ Xe taxi tính bằng 150% của phí xe kinh doanh cùng số chỗ ngồi quy định tại mục II. ─ Xe ô tô chuyên dùng tính bằng phí bảo hiểm của xe chở hàng cùng trọng tải quy định tại mục III. ─ Đầu kéo rơ móc tính bằng xe trọng tải từ trên 3 tấn trên 15 tấn. Vũ Toàn Thắng Lớp: Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập 18 Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm ─ Xe máy chuyên dùng tính bằng phí bảo hiểm của xe chở hàng dưới 3 tấn quy định tại mục III. 2.3. Giám định và bối thường. 2.3.1 Giám định. Việc giám định nghiệp vụ này thường đi cùng giám định bảo hiểm vật chất. Điểm khác biệt ở đây là phải xác định lỗi của chủ xe và mức độ thiệt hại thực tế của người thứ ba. Khi tai nạn xảy ra, chủ xe (lái xe) phải gửi hồ sơ khiếu nại bồi thường cho công ty bảo hiểm, thường bao gồm: ─ Giấy chứng nhận bảo hiểm. ─ Biên bản khám nghịêm hiện trường. ─ Tờ khai tai nạn của chủ xe. ─ Bản kết luận điều ra tai nạn (nếu có). ─ Biên bản hoà giải (nếu trong trường hợp có hoà giải). ─ Quyết định của toà án (nếu có). ─ Các chứng từ liên quan đến thiệt hại của người thứ ba: Thiệt hại về con người, thiệt hại về tài sản.Các chứng từ phải hợp lệ. Sau khi nhận được hồ sơ khiếu nại bồi thường, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành giám định để xác định thiệt hại thực tế của bên thứ ba và bồi thường tổn thất.Nhân viên của công ty cần làm rõ về các thiệt hại sau: ─ Thiệt hại về tài sản bao gồm : Bị mất, bị hư hỏng hoặc huỷ hoại, thiệt hại liên quan đến việc sử dụng tài sản và các chi phí hợp lý để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Với tài sản lưu động thì tính theo giá trị thực tế tại thời điểm tổn thất. Với tài sản cố định thì phải tính đến khấu hao. ─ Thiệt hại về con người bao gồm thiệt hại về sức khoẻ và thiệt hại về tính mạng. Thiệt hại về sức khoẻ bao gồm Vũ Toàn Thắng Lớp: Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập 19 Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm + Các chi phí hợp lý cho công việc cứu chữa, bồi thường phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất hoặc giảm sút như: Chi phí cấp cứu, chi phí y tế,... + Chi hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc bệnh nhân theo yêu cầu của bác sĩ và khoản tiền cấp dưỡng cho người mà bệnh nhân có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng. + Khoản thu nhập bị mất hoặc giảm sút của người đó. + Khoản chênh lệch giữa thu nhập trước và sau khi điều trị do tai nạn. + Thu nhập bị mất được xác định trong trường hợp bệnh nhân điều trị nội trú. Nếu không xác định được thì căn cứ vào mức lương tối thiểu hiện hành.Khoản này không bao gồm các hoạt động phi pháp mà có. Thiệt hại về tính mạng có: + Chi phí cho việc chăm sóc, cứu chữa người thứ ba trước khi chết. + Chi phí cho việc mai táng. Trừ những chi phí do hủ tục mang lại. + Tiền trợ cấp cho những người mà người thứ ba có nghĩ vụ nuôi dưỡng. 2.3.2 Bồi thường. Như trên thì thiệt hại của người thứ ba được xác định bao gồm cả thiệt hại về tài sản và thiệt hại về con người.Việc xác định số tiền bồi thường được dựa trên hai yếu tố là thiệt hại thực tế của bên thứ ba và mức độ lỗi của chủ xe ( Lái xe) trong vụ tai nạn. Số tiền bồi thường = Lỗi của chủ xe x Thiệt hại của người thứ ba Trong trường hợp có cả lỗi của người khác gây thiệt hại cho người thứ ba thì: STBT = ( Lỗi của chủ xe + Lỗi khác) x Thiệt hại của bên thứ ba Sau khi bồi thường, công ty bảo hiểm được quyền đòi lại người khác số thiệt hại do họ gây ra theo mức độ lỗi của họ.Tuy nhiên số tiền bồi thường được quy định trong hạn mức. Thông thường mức quy định là ─ Về tài sản 50 triệu đồng / 1 vụ Vũ Toàn Thắng Lớp: Bảo hiểm 46A 20 Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm ─ Về con người là 50 triệu đồng / 1 vụ Tuy nhiên tại các công ty còn cho bên tham gia có thể nâng cao phần trách nhiệm này bằng cách tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện tăng thêm. Do vậy hạn mức có thể là 50/60, 50/70 hay 50/100. 3. Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe 3.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm Đối tượng được bảo hiểm là thiệt hại về thân thể đối với lái xe và những người khác được chở trên xe. Những người này bị tai nạn khi đang trên xe, lên xuống xe trong quá trình xe đang tham gia giao thông. Đối tượng bảo hiểm bao gồm lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe. Những trường hợp loại trừ bao gồm: ─ Đối tượng được bảo hiểm cố ý gây thiệt hại. ─ Xe không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ hợp lệ, đi đêm không có đèn chiếu sáng bên trái. ─ Lái xe không có Giấy phép lái xe hợp lệ, có nồng độ cồn trong máu vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của pháp luật, ─ Xe chở chất cháy nổ trái phép. ─ Xe sử dụng để tập lái, đua, chạy thử sau khi sửa chữa. ─ Xe đi vào đường cấm, khu vực cấm. ─Xe chở quá số chỗ ngồi cho phép. ─ Chiến tranh, khủng bố. 3.2. Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm được tính theo công thức: P=Rx S b x Số chỗ ngồi trên xe Trong đó : Vũ Toàn Thắng Lớp: Bảo hiểm 46A
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan