Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sỹ kỹ thuật...

Tài liệu Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

.PDF
86
495
76

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng ngập mặn (RNM) là nguồn tài nguyên quý giá, là tấm phổi xanh là bức tường xanh đóng vai trò như một rào chắn giữa biển và đất liền, giúp chống xói mòn đất, ngăn ngừa xâm nhập mặn; hạn chế ảnh hưởng của các đợt sóng cao, các cơn bão lớn giúp duy trì cân bằng hệ sinh thái trong khu vực. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong những năm vừa qua, chất lượng rừng ngập mặn đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng trên bình diện cả nước nói chung và ở đặc biệt ở tỉnh Cà Mau nói riêng. Là một huyện của tỉnh Cà Mau, trong quá khứ, Ngọc Hiển đã sở hữu một tài nguyên ngập mặn phong phú, đa dạng. Trong bối cảnh cơ chế thị trường, quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, trong đó chủ trương chuyển đổi rừng ngập mặn sang làm nuôi trồng thuỷ sản một cách tự phát, thiếu kiểm soát, thiếu quy hoạch; tình trạng đổ đất lấn biển để đô thị hoá hoặc do việc đổ thải, khai thác rừng làm củi được coi là các nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái chất lượng rừng ở huyện Ngọc Hiển. Hậu quả của sự suy thoái rừng ngập mặn đã làm mất cân bằng hệ sinh thái ven biển. Bão tố, triều cường phá vỡ nhiều công trình đê điều; nhiều diện tích đất trồng trọt bị ngập mặn; nhiều loài hải sản ven bờ bị mất môi trường sinh sống; đời sống cư dân ven biển bị đe doạ nghiêm trọng. Việc nghiên cứu, giám sát chất lượng tài nguyên rừng ngập mặn của huyện Ngọc Hiển tỉnh à au là công việc cấp thiết, nhằm xác định diện tích, mức độ biến đổi chất lượng rừng ngập mặn theo thời gian và không gian; dự báo nguy cơ suy thoái trong tương lai để có phương án quy hoạch bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên ven biển quý giá này. Trong những năm gần đây, kỹ thuật địa tin học mà viễn thám và GIS là các công nghệ tiêu biểu được coi là các công cụ hiệu quả trong giám sát (monitoring) các thành phần tài nguyên, môi trường nói chung và rừng ngập mặn nói riêng. ác tư liệu ảnh vệ tinh độ phân giải cao là các nhân chứng khách quan, trung thực phản ánh chính xác hiện trạng của rừng ngập mặn theo không gian và thời gian. 2 Xuất phát từ cách luận giải trên đây, đề tài luận văn thạc sỹ :‘‘Nghiên cứu đánh giá chất lượng tài nguyên rừng ngập mặn khu vực huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau bằng phương pháp tích hợp tư liệu ảnh vệ tinh độ phân giải cao và GIS " đã được lựa chọn là xuất phát từ nhu cầu thực tế và có ý nghĩa thực tiễn. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài a/ Mục tiêu - Thông qua kết quả nghiên cứu để minh chứng và khẳng định tính ưu việt của phương pháp tích hợp tư liệu viễn thám độ phân giải cao và GIS trong nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ngập mặn ven biển nói chung và rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau nói riêng. b/ Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu trên, đề tài phải giải quyết những nhiệm vụ sau: + Tổng quan tình hình nghiên cứu + Thu thập tài liệu thống kê, bản đồ, dữ liệu ảnh vệ tinh vùng nghiên cứu + Xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh khu vực huyện Ngọc Hiển tỉnh à au đánh giá hiện trạng chất lượng rừng ngập mặn. + Thành lập bản đồ và các dữ liệu về lớp phủ rừng ngập mặn 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a/ Đối tượng nghiên cứu Hiện trạng chất lượng tài nguyên rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau bao gồm các xã: xã Đất ũi, xã Viên An, xã Viên An Đông, xã Tân An, xã Tân An Tây. b/ Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn: - Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố nhân tạo ảnh hưởng đến chất lượng tài nguyên RNM - Khái niệm RNM chỉ coi là lớp phủ thực vật ngập mặn và lớp phủ này cũng chỉ mang tính chất là 1 đối tượng của lớp phủ bề mặt 3 - Phạm vi không gian: đề tài tập trung nghiên cứu vào các xã của huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau. Khu vực ảnh vệ tinh bị mây che không đánh giá chi tiết được, chỉ đánh giá khái quát dựa vào vùng lân cận và dữ liệu thực địa - Phạm vi thời gian: Đánh giá chất lượng rừng ngập mặn khu vực huyện Ngọc Hiển năm 2015 4. Nội dung nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu trên đề tài phải thể hiện các nội dung sau: - Nghiên cứu phương pháp sử dụng tư liệu ảnh độ phân giải cao và hệ thông tin địa lý GIS; - Nghiên cứu tích hợp tư liệu ảnh viễn thám độ phân giải cao và GIS khu vực huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau - Đánh giá hiện trạng chất lượng RNM khu vực huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau do ảnh hưởng của quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ đề tài đã đặt ra học viên đã sử dụng các phương pháp sau đây: - Nghiên cứu lý thuyết, cơ sở xử lý ảnh độ phân giải cao; nguyên lý tích hợp dữ liệu không gian từ ảnh vệ tinh và hệ thông tin GIS; - Tiếp cận thực tế, khảo sát và đối sánh thực địa, - Quy nạp thực tiễn: thông qua kết quả nghiên cứu để đánh giá quy luật sự biến động chất lượng rừng ngập măn khu vự huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau. 6. Tư liệu và công cụ nghiên cứu -Ảnh vệ tinh VNRedSAT-1. Độ phân giải 2,5m, - Các tài liệu liên quan đến rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau, - Các loại bản đồ sử dụng đất huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau, - Phần mềm ERDAS 9.2, - Phần mềm ArcGIS 10.1. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 a/Ý nghĩa khoa học: Đã xác lập cơ sở khoa học tích hợp tư liệu viễn thám độ phân giải cao và GIS để đánh giá hiện trạng chất lượng rừng ngập mặn nói chung và chất lượng rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển thuộc tỉnh Cà Mau nói riêng. b/ Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cung cấp thông tin cho các cấp chính quyền, các trung tâm quy hoạch môi trường trong công tác điều chỉnh bổ sung quy hoạch lãnh thổ; điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu sử dụng đất phù hợp, hướng tới sự bổ sung, duy trì hệ sinh thái rừng ngập mặn của tỉnh Cà Mau và của huyện Ngọc Hiển bảo đảm phát triển bền vững. 8. Bố cục của luận văn Luận văn gồm phần Mở đầu, 4 chương, phần kết luận và kiến nghị được trình bày trong 88 trang, 21 hình, 6 bảng. 9.Lời cảm ơn Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học GS. TS Võ Chí Mỹ và TS. Phạm Việt Hòa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và định hướng khoa học có giá trị giúp em hoàn thành các nội dung của luận văn. Em xin cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Trắc địa - Trường đại học Mỏ - Địa chất, các đồng nghiệp trong ngành Trắc địa và đặc biệt là các thầy, cô trong Bộ môn Trắc địa mỏ đã giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp quý báu cho tác giả hoàn thiện nội dung của luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp ở Phòng công nghệ viễn thám, GIS và GPS, Viện công nghệ Vũ trụ, đặc biệt là Ths Lê Quang Toan và Ths Nguyễn Thị Quỳnh Trang đã tận tình giúp đỡ cho em được tiếp cận và tham gia vào thực tế sản xuất để có được các số liệu thực nghiệm trong luận văn. Em xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó. 5 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN NGỌC HIỂN TỈNH CÀ MAU 1.1. Vị trí địa lý Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau Ngọc Hiển là một huyện của tỉnh à au. Đồng thời cũng là huyện cuối cùng cực Nam của Tổ quốc. Địa bàn huyện này thuộc Khu dự trữ sinh quyển au đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. ũi à 6 Huyện Ngọc Hiển là nơi có ũi à au và Vườn quốc gia ũi à au. Tên của huyện được đặt tên theo người anh hùng thời chống Pháp Phan Ngọc Hiển (1910 - 1941). Phạm vi quản lý gồm 06 xã, 01 thị trấn: xã Tam Giang Tây, Tân Ân Tây, Tân Ân, Viên An Đông, Viên An, Đất ũi, thị trấn Rạch Gốc (88 ấp) và cụm đảo Hòn Khoai cách đất liền 18 km, vơi diện tích gần 5 km2. Nếu coi sông Cửa Lớn như một eo biển thì Ngọc Hiển như hòn đảo được hai biển bao bọc. Phía Bắc giáp huyện Năm ăn, Phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông Phía Tây giáp biển Tây (vịnh Thái Lan) Diện tích tự nhiên của huyện là 736 km2 bằng 14,12% diện tích toàn tỉnh 1.2. Điều kiện tự nhiên 1.2.1. Địa hình Huyện 3 mặt giáp biển, một mặt giáp sông, địa thế cô lập hoàn toàn. Địa hình bằng phẳng, cao trình trung bình từ 0,5 - 0,7m, thường xuyên ngập triều biển, riêng vùng ven biển Đông có địa hình cao hơn (từ 1,2 - 1,5 m). Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông rạch tự nhiên và kênh mương chằng chịt, có nhiều con sông rất rộng, thường xuyên ngập triều biển. Do hình thành từ các trầm tích biển trẻ nên nhìn chung nền đất yếu, lớp bùn hữu cơ và sét hữu cơ dày từ 0,7 - 1,7m, lớp bùn sét dày 1,3 - 1,4m. Do các công trình xây dựng nằm trực tiếp lên lớp bùn yếu nên cần có các giải pháp xử lý về nền móng, chống lún và triệt tiêu lún, vì vậy suất đầu tư rất cao. Khu vực đất rừng, bờ sông thường có nhiều lỗ mội, đây là một đặc điểm cần chú ý khi xây dựng các đầm nuôi thủy sản, cần có giải pháp thi công thích hợp để chống cạn nước đầm nuôi. 1.2.2. Khí hậu Huyện Ngọc Hiển mang đặc trưng khí hậu gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình 26,9 C. Một năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Huyện có lượng mưa cao nhất trong tỉnh à au cũng như trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khoảng 2.300 7 mm. Lượng mưa giảm dần về phía Đông Bắc của huyện, tại khu vực tiếp giáp với huyện Năm ăn có lượng mưa trung bình 2.200 mm. Chế độ gió thịnh hành theo mùa Vận tốc gió bình quân hàng năm là 2,7 m/s; vận tốc gió cực đại là 57 m/s xuất hiện ở hướng Tây. Gió mùa mùa Đông: Trong các tháng từ tháng XII đến tháng IV, hướng gió chính là Đông Bắc và Đông. Vận tốc gió bình quân mùa này là 1,6 - 2,8 m/s. Vận tốc gió lớn nhất ghi nhận được là 48 m/s ở hướng Đông Bắc. Gió mùa mùa Hạ: Từ tháng V đến tháng XI, hướng gió chính là Tây Nam hoặc Tây. Vận tốc gió bình quân đạt 1,8 - 4,5 m/s. Trong thời gian này thường xảy ra dông tố, có gió mạnh cấp 7, cấp 8 hay lớn hơn. Vận tốc gió lớn nhất đo được là 57 m/s (hướng Tây). 1.2.3. Thủy văn Huyện vừa giáp biển Đông, vừa giáp biển Tây, nên chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều (biển Đông) và chế độ nhật triều không đều (biển Tây). Thủy triều Biển Đông lớn, vào các ngày triều cường biên độ triều vào khoảng 300 - 500 cm, các ngày triều kém biên độ triều cũng đạt từ 180 - 220 cm. Thủy triều biển Tây yếu hơn, biên độ triều lớn nhất khoảng 100 cm. Thủy triều lên cao hằng năm từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Biên độ triều có xu hướng giảm dần từ Đông sang Tây. Huyện có nhiều cửa sông lớn đổ ra biển như Ông Trang, á òi, Rạch Tàu, Rạch Gốc, Bồ Đề. Trong đó cửa Bồ Đề rộng 600 m, sâu 19 - 26 m, cửa Ông Trang rộng 600 - 1.800 m, sâu 4 - 5 m. Sông Cửa Lớn dài 58 km nối từ cửa Bồ Đề ở phía biển Đông với cửa Ông Trang phía biển Tây. Đây là tuyến sông lớn nhất tại khu vực Năm ăn - Ngọc Hiển. Tất cả các con sông trên địa bàn đều nhiễm mặn. Độ mặn nước sông biến đổi theo mùa, mùa khô độ mặn cao hơn mùa mưa. Tuy nhiên, do huyện giáp biển 3 mặt nên mức độ chênh lệch không cao như các huyện khác. Nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp lấy từ nguồn nước ngầm và nước mưa. Hiện nay nguồn nước ngầm đang được khai thác trên địa bàn huyện là từ tầng 8 II đến tầng III (có độ sâu từ 89m đến 172m), riêng khu vực xã Tân Ân khai thác nước ở 3 tầng II, III và tầng IV (có độ sâu từ 78m đến 222m). Chất lượng nước nhìn chung tốt, không bị nhiễm mặn, thuộc nhóm nước mềm, chưa bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo cho sinh hoạt. 1.2.4. Rừng Năm 2004, diện tích đất rừng của huyện là là 65.473 ha, chiếm 88,1% diện tích tự nhiên toàn huyện. Bình quân đất lâm nghiệp/người đạt 8.320 m2, trong khi bình quân toàn tỉnh à au là 1.021 m2/người, bình quân vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 1.485 m2/người và bình quân cả nước chỉ có 211 m2/người. Về chức năng sử dụng, tài nguyên rừng của huyện chia thành 3 loại: rừng sản xuất 50.195 ha, rừng phòng hộ 4.826,3 ha, rừng đặc dụng 10.451 ha. Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chủ yếu được dùng cho mục tiêu phòng hộ, bảo vệ môi trường, bảo tồn gen động thực vật, nghiên cứu khoa học và kết hợp tham quan du lịch sinh thái. Rừng sản xuất, có thể tiếp tục sản xuất lâm ngư kết hợp như hiện nay, hoặc tách riêng diện tích trồng rừng - nuôi tôm trong từng hộ. Rừng sản xuất có cũng có thể kết hợp cho thăm quan du lịch, cũng có thể giữ rừng ngập mặn để khai thác du lịch thay vì khai thác lấy gỗ, củi... 1.2.5. Biển Huyện Ngọc Hiển có bờ biển dài 98 km, bao gồm 72 km bờ biển Đông và 26 km bờ biển Tây, chiếm 38,6% chiều dài bờ biển toàn tỉnh Cà Mau. Vùng biển Ngọc Hiển có trữ lượng hải sản lớn và đa dạng, nhiều loại có giá trị kinh tế cao. Ngư dân của hầu hết các tỉnh từ miền Trung đều đến đây khai thác. Vùng bãi bồi là nơi giao thoa của hai chế độ triều biển, nên có giá trị đa dạng sinh học cao. Theo số liệu điều tra, tại khu vực bãi bồi cửa Ông Trang có 53 loài cá thuộc 29 họ, 11 loài tôm và 3 loài cua bể. Ngoài ra còn có nhiều loài thuộc lớp 2 mảnh vỏ như sò, điệp, vọp, nghêu… đặc biệt là sò được phân bổ trên một phạm vi khá lớn. Vùng bãi bồi ũi à au là hệ sinh thái quan trọng, tạo nên hệ sinh thái vùng triều, có tiềm năng kinh tế lớn nhưng rất nhạy cảm, dễ bị phá vỡ nếu sử dụng 9 không hợp lý. Vùng biển gần bờ của huyện có cụm đảo Hòn Khoai, là điểm hậu cần cho khai thác kinh tế biển, phát triển du lịch biển đảo và bảo vệ quốc phòng an ninh. Ngoài trữ lượng hải sản, vùng biển Ngọc Hiển còn có tiềm năng khí đốt, theo ước tính khoảng trên 170 tỷ m3, trong đó trữ lượng đã phát hiện khoảng 30 tỷ m3. Khả năng phát triển và khai thác có thể đạt sản lượng trên 8 tỷ m3/năm. Trữ lượng khí ở ngoài vùng biển là tiền đề để phát triển công nghiệp khí điện đạm cho tỉnh Cà au, cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, mở ra một số dịch vụ cho tỉnh Cà Mau và cho huyện Ngọc Hiển, đồng thời cũng đặt ra nhiệm vụ về tăng cường đảm bảo quốc phòng an ninh. 1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.3.1. Kinh tế Ngọc Hiển là huyện miền biển, kinh tế chủ yếu của huyện là Nông - Lâm Ngư nghiệp. Huyện có 3 loại hình sản xuất cơ bản gồm: nông - lâm nghiệp, khai thác đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện là 16,6%, thu nhập bình quân đầu người 9,7 triệu đồng. ơ cấu kinh tế: ngư - lâm - nông nghiệp: 61,7% - tăng: 0,32%; công nghiệp - xây dựng: 19,8% giảm 1%; dịch vụ: 18,5% - tăng 3,3%. Giai đoạn 2006 – 2008, kinh tế huyện đã đạt được những kết quả sau: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12,8% (tăng 19%). ơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng kinh tế ngư – nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. - Sản lượng nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản đều tăng năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và chất lượng; từ 23.000 tấn năm 2006 lên 38.000 tấn năm 2008, tăng 1,6 lần. Một số mô hình sản xuất đa cây đa con, mô hình nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm quảng canh cải tiến chất lượng cao đang trên đà phát triển mạnh, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động. Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người 13,7 triệu đồng/năm. Mô hình sản xuất truyền thống của huyện là nuôi tôm kết hợp với trồng rừng. Nhưng trên thực tế, giá trị của con tôm cao hơn rất nhiều lần so với giá trị của cây 10 rừng nên người nông dân không muốn giữ rừng, thay vào đó họ muốn phá rừng để mở rộng diện tích nuôi tôm. Từ năm 2003, huyện Ngọc Hiển đã đưa ra giải pháp tách tôm ra khỏi rừng để vừa đảm bảo việc khôi phục rừng, vừa phát triển con tôm là thế mạnh kinh tế mũi nhọn của huyện. Tuy nhiên, vấn đề này đang tạo ra mâu thuẩn giữa người dân nuôi trồng với các nhà quản lý và ngành Lâm nghiệp. Người dân thì muốn nhà nước giao đất, giao rừng và phải để bà con có quyền đầu tư khai thác trên mảnh đất của mình với nhiều hình thức khác nhau, miễn là hiệu quả kinh tế cao mà mảnh đất vẫn giữ được độ che phủ của rừng theo quy định của nhà nước. Vì theo người dân, nuôi tôm dưới rừng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, bởi hệ thống rừng giống như một cỗ máy lọc nước tự nhiên khổng lồ. òn quan điểm của tỉnh và ngành Lâm nghiệp nhất quyết phải “tách” rừng ra khỏi vùng nuôi trồng thủy sản, theo “lý” họ đưa ra, làm như vậy để dễ quản lý được rừng, theo ô, theo thửa, theo khoảnh. Nếu để như ý của người dân thì mất rừng. Giải pháp trước mắt cho vấn này là huyện quy hoạch 3 tiểu vùng ngư nghiệp và 3 vùng nông lâm nghiệp. Về ngư nghiệp, trước mắt tập trung khai thác vùng ven bờ và sông, kênh, rạch, để tổ chức nuôi các loại đặc sản có giá trị kinh tế cao như: nghêu, hàu, sò và các loại cá… Vùng nội địa tôm quảng canh cải tiến năng suất cao, thả xen các loại cua, cá…Về lâm nghiệp cũng chia thành 3 vùng, rừng phòng hộ phải giữa được nguyên hiện trạng, ở những vùng đất gò cao chuyên làm nghề rẫy, sử dụng đa cây, đa con vật nuôi, một vùng kinh tế rừng tôm khép kín chủ yếu là nuôi tôm sinh thái quảng canh cải tiến xen canh với các loại con có giá trị kinh tế cao khác… Định hướng phát triển trong giai đoạn tới của huyện là: phát triển lâm ngư nông kết hợp, thực hiện đa dạng loài nuôi và loại hình nuôi để phát triển bền vững, phát triển sản xuất giống thủy sản chất lượng cao phục vụ nhu cầu con giống trong huyện và của tỉnh, khai thác hải sản gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các dịch vụ hậu cần nghề cá. Tăng cường công tác khôi phục, bảo vệ rừng và phát triển rừng, nhất là khu vực vườn quốc gia 1.3.2. Xã hội ũi à au, rừng trên đảo Hòn Khoai. 11 - Ngọc Hiển được thiên nhiên ưu ái ban tặng một hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng phong phú về chủng loại nhất là rừng Đước. Nơi đây có ông viên văn hóadu lịch ũi à au là địa chỉ đỏ, niềm mơ ước của bao người mong muốn được một lần đến tham quan. Nằm trong hệ sinh thái rừng ngập mặn còn có bãi Khai Long một vùng trời biển rộng lớn, có bãi cát hình con Rồng uốn lượn theo bãi biển có diện tích 230 ha, chiều dài 3800 m, nơi du khách có thể đứng nhìn trọn vẹn hình dáng, vẻ đẹp hoang sơ của cụm đảo Hòn Khoai hùng vĩ. Toàn huyện có 17649 hộ với số dân là 83.152 khẩu bằng 6,74% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số là 112 người/ km2, bằng ½ mật độ trung bình của tỉnh Cà Mau. Ngọc Hiển là nơi đất rộng người thưa. Tỷ lệ giới tính của dân số là 102,2%. - Dân cư trên địa bàn gồm nhiều dân tộc khác nhau : Kinh ,Khơ me, Hoa, ường. . . nhưng người kinh là chủ yếu chiếm trên 97,86% ,có 1,46% số hộ người Khmer và 0.64% số hộ người Hoa, Các dân tộc khác có số lượng không đáng kể. Dù có nhiều dân tôïc khác nhau cùng chung sống nhưng họ có chung đặc điểm là thật thà,thẳng thắn, phóng khoáng, hào hiệp, trọng nghĩa,yêu nước,yêu đời, lạc quan, sáng tạo cần cù chịu khó và hiếu học,sống thủy chung không vụ lợi. - Ngọc Hiển cách trung tâm tỉnh à mau 75 km, có địa bàn rộng đi lại khó khăn, chủ yếu bằng đường thủy, kết cấu hạ tầng yếu kém,chưa có đường ô tô về tới trung tâm huyện và các xã. Dân cư không thật ổn định, sống không tập trung, phần lớn sống tập trung theo các kênh rạch, đầu các vàm kinh để thuận tiện trong việc làm ăn sinh sống. Nhân dân trong huyện sống bằng nhiều nghề khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản( thủy sản 79,94%, khu vực nông lâm nghiệp chiếm 5,56%, thương mại chiếm 7,28%, dịch vụ khác chiếm 3,76% , công nghiệp chế biến chiếm 0,51%).Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là: 18,6 triệu đồng. Năm 2006, huyện có 2 xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập Trung học ơ sở và một trường đạt chuẩn quốc gia. Năm 2008, 3/27 trường Trung học ơ sở đạt chuẩn quốc gia, 5/6 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; 6/6 xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở và phổ cập xoá mù chữ, tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá 75%, tỷ lệ trẻ 12 em suy dinh dưỡng còn 20,5%. Hàng năm tạo việc làm bình quân 2.200 lao động. Tỷ lệ đào tạo nghề đạt trên 20%. Tỷ lệ hộ nghèo còn 11,33%; xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa 109 căn, xây dựng nhà vì người nghèo được 777 căn. Theo báo cáo của Hội đồng Nhân dân huyện, 6 tháng đầu năm 2009 huyện đã giải quyết việc làm cho 2.361 lao động, đạt hơn 94%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,15% so với năm 2008; công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được tăng cường. Chuẩn bị cho năm học mới 2009 - 2010, huyện Ngọc Hiển được phân bổ nguồn kinh phí 500 triệu đồng thực hiện sửa chữa trường lớp. Hiện huyện đang tiến hành sơn lại cổng rào, sửa chữa bàn ghế, mái lợp các phòng học...Huyện cũng đầu tư 1,6 tỷ đồng xây dựng nhà vệ sinh trong trường học. Khó khăn hiện nay là trong năm học mới này, toàn huyện Ngọc Hiển có trên 2.000 học sinh cần hỗ trợ tiền đò, lãnh đạo huyện đang chỉ đạo điều tra rà soát lại nhằm đảm bảo tính chính xác và đúng tiêu chí hỗ trợ. Huyện cũng đang tích cực triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch cúm A/H1N1, trong đó đặc biệt quan tâm đến các điểm trường, để học sinh yên tâm bước vào năm học mới. 1.4. Đặc điểm về truyền thống cách mạng, văn hóa, giáo dục - Lòng yêu nước nồng nàn, phẩm chất anh hùng dám xả thân bảo vệ quê hương, Tổ quốc đó là những phẩm chất tốt đẹp của người dân Ngọc Hiển. Trong hai cuộc kháng chiến oai hùng của dân tộc phát huy truyền thống của người dân vùng Đất ũi nhân dân trong huyện đã nêu cao tinh thần cách mạng không tiếc người ,tiếc của góp sức cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc:Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hòn khoai 13/12/1940 do thầy giáo Phan Ngọc Hiển lãnh đạo, huyện được vinh dự mang tên nhà giáo anh hùng Phan Ngọc Hiển. Ngọc Hiển còn tự hào với cửa biển Vàm Lũng điểm cuối cùng của đường Hồ Chí Minh trên biển. Bằng những cống hiến, không tiếc người, tiếc của cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước Ngọc Hiển vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu huyện“ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Hoà bình lập lại trên mảnh đất này mọi người đang ra sức thi đua lao động, tăng gia sản xuất góp phần xây dựng quê hương Ngọc Hiển ngày càng giàu đẹp, văn minh và lịch sự. 13 CHƯƠNG 2 VAI TRÒ RỪNG NGẬP MẶN TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VEN BIỂN 2.1: Rừng ngập mặn, thực vật ngập mặn 2.1.1: Khái niệm Thực vật ngập mặn (Mangroves) là những thực vật trong vùng triều lên triều xuống. Chúng thích nghi cao ở khu vực nước biển có đặc điểm riêng và phát triển ở nơi mà chũng có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt (Peter , 1999) Rừng ngập mặn là kiểu rừng phát triển trên vùng đất lầy, ngập nước mặn vùng cửa song, ven biển, dọc theo các song ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hàng ngày. RNM phát triển mạnh ở vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm và một ít ở vùng cận nhiệt đới. 2.1.2: Phân bố rừng ngập mặn vùng ven biển Việt Nam Dựa vào các yếu tố địa lý, khảo sát thực địa và một phần kết quả ảnh viễn thám, Phan Nguyên Hồng (1991) đã chia RN Việt Nam ra làm 4 khu vực: Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn Khu vực II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch Trường Khu vực III: Ven biển Trung Bộ: Từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải, Hà Tiên. Mỗi khu vực có địa hình, thủy văn khác nhau do đó đặc điểm RNM từng vùng cũng khác nhau. Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn Bờ biển Đông Bắc có địa hình chia cắt phức tạp, có nhiều đảo chắn ở ngoài tạo nên các vịnh ven bờ và các cửa song hình phễu, phù sa được giữ lại tạo thuận lợi cho cây ngập mặn sinh sống. Cho nên hệ thực vật ở đây tương đối phong phú, gồm những loài chịu mặn cao, không có các loài ưa nước lợ điển hình, trừ các bãi lầy nằm sâu trong nội địa như Yên Lập và một phần phía nam sông Bạch Đằng do chịu ảnh hưởng mạnh của dòng chảy. Đáng chú ý là một số loài chỉ phân bố ở khu vực này và rất ít gặp ở RNM Nam Bộ như: vẹt, dù, trang, chọ, hếp Hải Nam… 14 Khu vực II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch Trường Khu vực này nằm trong phạm vi bồi tun chính của sông Hồng, sông Thái Bình và các phụ lưu. Hình dạng và xu thế phát triển không đồng nhất do xuất hiện cả quá trình bồi tụ và xói lở. Thời gian có nước lợ cửa sông kéo dài, độ mặn thấp. Mặt khác do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, không có các đảo che chắn ngoài, cho nên bão và gió mùa đông bắc đã gây ra song lớn làm cho nước biển dâng. Do đó phía Nam không có RNM. Còn phía Bắc được mũi Đồ Sơn che chắn một phần nên cây ngập mặn có thể tái sinh. Với đặc điểm như vậy nên quần xã cây ngập mặn gồm những loài ưa nước lợ trong đó loài ưu thế nhất là bần chua phân bố ở vùng cửa sông (Kiến Thụy, Tiên Lãng). Dưới tán của bần là sú và ô rô, tạo thành tầng cây bụi. Khu vực III: Ven biển Trung Bộ: Từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu Nhìn chung bờ biển khu vực này là một dải dất hẹp chạy song song với dãy Trường Sơn. Địa hình phức tạp có chỗ núi ăn ra sát biển (Quảng Bình, Quảng Trị), có chỗ tác động của biển khá nổi bật tạo nên các cồn cát di động cao to hoặc các vụng, phá. Do đó khu vực này sóng lớn, bờ dốc nói chung không có RNM dọc bờ biển… hỉ ở phía trong các cửa sông, cây ngập mặn mọc tự nhiên thường phân bố không đều. Thảm thực vật nước lợ cách cửa sông 100 – 300m. Ví dụ như rừng bần chua phân bố dọc theo sông ở xã Hưng Hòa (thành phố Vinh), nhiều cây có đường kính 1-1,3m. Từ Xuân Hội đến Xuân Tiến (Hà Tĩnh) rừng bần chua có kích thước cây khá lớn cao trung bình 6-8m, đường kính 20-30cm. Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải, Hà Tiên. Vùng ven biển Nam Bộ có địa hình thấp và bằng phẳng. Hai hệ thống sông lớn là Đồng Nai và Cửu Long có nhiều phụ lưu và kênh rạch chằng chịt. Hàng năm đã chuyển ra biển hàng triệu tấn phù sa cùng với lượng nước ngọt rất lớn. Nhìn chung, các điều kiện sinh thái ở đây thuận lợi cho các thảm thực vật ngập mặn sinh trưởng và phân bố rộng. Hơn nữa khu vực này gần các quần đảo Malaysia và Indonexia là nơi xuất phát cảu cây ngập mặn. Do đó thành phần của chúng phong phú nhất và kích thước cây lớn hơn các khu vực khác ở nước ta. Trong các kênh rạch của khu 15 vực này, nồng độ muối vào mùa khô cao hơn ở cửa sông chính nên thành phần cây ưa mặn chiếm ưu thế chủ yếu là đước, vẹt, su…Dọc các triền sông phía trong là quần thể mắm lưỡi đòng và các loài dây leo, cốc kèn. Đi sâu vào nội địa thì bần chua thay thế dần, có chỗ dừa nước mọc tự nhiên hoặc được trồng thành bãi lẫn mái dầm – một loài cây chỉ thị cho nước lợ. 2.2. Vai trò của rừng ngập mặn đối với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế 2.2.1: Vai trò của rừng ngập mặn đối với phát triển kinh tế RNM có vai trò quan trọng đối với môi trường biển và có liên quan mật thiết với đời sống của người dân vùng biển, do vậy bảo vệ RN cũng chính là duy trì tài nguyên đa dạng sinh học và bảo vệ cuộc sống của người dân vùng biển. Tuy nhiên hiện nay tầm quan trọng vủa RN đang bị giảm sút một cách nghiêm trọng do con người chưa nhận thấy tầm quan trọng của nó mà khai thác một cách triệt để. Vì vậy, bảo vệ RNM là yêu cầu cấp thiết hiện nay. RN cũng được coi là nguồn tài nguyên ven biển vô cùng hữu ích đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống con người. RNM cho ta các sản phẩm trực tiếp như gỗ và các lâm sản khác 1. Sản phẩm lâm nghiệp RNM cung cấp nguồn thức ăn cho cá, vi trùng và các sinh vật phù du. Bên cạnh đó còn cung cấp cho con người nguồn thực phẩm thưởng xuyên như: cua, trai, hàu, cá, rau, quả…Ngoài ra, gỗ các loại cây trong rừng được sử dụng làm củi đun, sản xuất năng lượng, sử dụng trong các hoạt động xây dựng. Vỏ cây được sử dụng trong thủ công hoặc dược phẩm. Ta có thể chia ra các nhóm sau: - 30 loài cây cho gỗ, than, củi - 14 loài cây cho tanin - 24 loài cây làm phân xanh, cải tạo đất hoặc giữ đất - 21 loài cây dùng làm thuốc - 9 loài cây chủ thả cánh kiến đỏ - 21 loài cây cho mật nuôi ong - 1 loài cho nhựa để sản xuất nước giải khát, đường, cồn. 16 Ngoài ra còn một số loài cây sử dụng cho công nghiệp như lie làm nút chai, cốt mũ, cho sợi. ũng còn một số công dụng chưa được chú ý như làm giấy, ván ép... Trong tương lai chúng ta cần tổ chức chế biến, sử dụng. Trong số những loài cây cho gỗ, thường người ta chỉ tính đến 5 - 6 loài phổ biến và cho trữ lượng lớn như các chi đước, mắm, vẹt, cóc. Nhưng cũng tùy từng vùng, tùy điều kiện sinh thái và kích thước của cây khác nhau nên sử dụng khác nhau. Nhiều loài gỗ tạp cho vỏ bào để làm ván ép, làm bột giấy. Ở Ngọc Hiển ( à au), đước là nguồn gỗ có giá trị. Trữ lượng trong các rừng đước tự nhiên của Ngọc Hiển, ở tuổi 30 là 210 m3/ha; có những khu vực đạt tới 450 - 600 m3/ha. Nếu chúng ta biết tổ chức kinh doanh hợp lý thì RNM sẽ cung cấp một lượng gỗ rất quan trọng. Ngoài những cây chủ yếu cung cấp gỗ, than, củi, tanin, còn phải kể đến dừa nước. Dừa nước phân bố tự nhiên ở các vùng cửa sông và dọc sông nước lợ, có chỗ cách biển đến 60km (sông Tiền, sông Hậu). Trồng dừa nước không khó khăn và không ảnh hưởng đến đất nông nghiệp. Từ bao đời nay, nhân dân vùng ven biển, cửa sông đã biết dùng lá dừa nước để lợp nhà, làm vách, các dụng cụ trong gia đình như chổi, gầu múc nước, giỏ túi xách, mũ, nón, gói bánh. Lá non dùng gói bánh dừa, ăn thơm ngon. uống lá dùng làm phao lưới đánh cá, lớp vỏ ngoài của cuống làm vật cách điện có chất lượng tốt. Sợi xơ đập từ cuống bẹ lá, xe lại làm dây thừng, dây chão bền, chịu được nước mặn. Nhân dân huyện Bình Đại (Bến Tre) có kinh nghiệm rất hay là dùng bẹ lá dừa nước già đóng xít nhau làm đáy cống các đầm tôm thay gỗ, ván, sau 5 - 6 năm mới hỏng. Cùi non trong quả dừa nước có vị hơi ngọt và béo để ăn tươi, nấu chè, làm xirô, kem. Sọ dừa già làm cúc áo, đồ mĩ nghệ. Gần đây Phân viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Nam Bộ đã thực nghiệm thành công ván ép từ bẹ lá dừa nước. Ngoài các giá trị kinh tế kể trên, dừa nước còn có tác dụng rất lớn trong việc giữ đất bồi, bảo vệ bờ sông, kênh rạch, chống xói lở do tác dụng của thủy triều hoặc sóng. Ở trong các bờ đầm nuôi tôm nước lợ, trồng dừa nước dọc theo mương vừa có 17 tác dụng giữ đất, vừa che bóng cho đầm, giữ nước mát, làm chỗ trú cho tôm lúc nắng nóng. 2. Thực vật làm dược liệu: Nhân dân Việt Nam và các nước có RNM từ lâu đã sử dụng CNM làm thuốc nam chữa các bệnh thông thường, đặc biệt là trong hai cuộc chiến tranh Đông Dương. Là vùng căn cứ địa kháng chiến, bị địch bao vây, điều kiện khí hậu ẩm thấp, vệ sinh kém nên có nhiều bệnh tật nhưng nhờ sử dụng thuốc từ các cây trong vùng RN nên đã phát hiện ra nhiều loài cây chữa bệnh có giá trị. 3. Vai trò của RNM trong hoạt động du lịch: RNM là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái hết sức quý giá. Những năm gần đây khách du lịch ngày càng có xu hướng tìm đến tham quan, nghiên cứu các khu RN . Theo đó nguồn lợi ngành du lịch thu được từ hệ sinh thái này cũng tăng lên. RN thực sự trở thành đối tượng tiềm năng đối với hoạt động khai thác phát triển du lịch. 4. RNM duy trì nguồn lợi thuỷ sản tiềm tàng cho sự phát triển một nghề cá bền vững của đới ven bờ Tôm he, tôm sú, tôm he mùa, tôm rảo, tôm bộp, tôm sắt… húng là cư dân trong vùng nhiệt đới ở cửa sông, đời sống của chúng rất gắn bó với môi trường RNM. Tôm là loài ăn tạp trong thành phần thức ăn, các mảnh vụn hữu cơ của cây ngập mặn chiếm một lượng đáng kể. Nhiều loài cá có giá trị cao lại là các con như cá hồng, cá mú… húng tham gia vào nhiều bậc dinh dưỡng trong vùng, đồng thời cũng tham gia chính trong cơ cấu đàn cá khai thác ở vùng cửa sông, ven biển. RNM không tồn tại độc lập mà liên hệ mật thiết với các hệ sinh thái liên đới trong thềm lục địa và biển. Không những thế nó còn duy trì một nguồn lợi sinh vật tiềm tàng cho biển nhất là thềm lục địa. Vai trò, chức năng của RN trồng thủy sản có thể tóm tắt theo sơ đồ sau: đối với nuôi 18 Mùn, bã chuỗi thức ăn Thức ăn cho cá, thân mềm, giáp xác Thể nền cho hệ thực vật bám và hệ Động vật bám: hà Lá,cành Bảo vệ sinh sản vườn ươm Rễ,thân ủng cố các bờ lân cận Cành, thân vỏ Nguyên liệu Ấu trùng và hậu ấu trùng để nuôi hải sản Thể nền cho các tài nguyên kế cận: ốc sò Nguyên liệu làm các dụng cụ đánh cá Nguyên liệu làm nhà cho dân ven biển Sản lượng hải sản cao và những cơ hội tốt để phát triển nghề nuôi hải sản Nơi bảo vệ các làng cá RNM Bảo vệ chống tác động của gió biển Nơi bảo vệ cho nghề nuôi trồng thủy hải sản Nơi che chắn quanh năm cho nghề cá Hình 2.1: Sơ đồ vai trò, chức năng của RNM đối với nuôi trồng thủy sản 5. RNM là nơi nuôi dưỡng các nguồn lợi hải sản và hỗ trợ nghề cá Nhờ khối lượng lớn mùn bã từ các cây ngập mặn được phân huỷ tại chỗ RNM thu nhận các loại chất dinh dưỡng từ nội địa do sông chuyển ra và từ biển khơi vào 19 do thuỷ triều nên tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái RNM rất cao, trong đó có nhiều loài hải sản quan trọng. Ngoài ra, RN còn đóng góp cho sự phát triển và phong phú nguồn lợi cá ở các rạn san hô gần đó như cá mú – một loài đang bị đánh bắt ráo riết. Theo Nguyễn Giang Thu (2004) thì một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nature (tháng 2/2004) cho thấy các rạn san hô gần RNM phát triển tốt, nguồn lợi cá gấp đôi những khu vực rạn san hô không ở gần RNM. Đối với các đầm nuôi bán thâm canh và thâm canh, tuy sử dụng con giống nhân tạo nhưng nguồn tôm, bố mẹ đều có quan hệ mật thiết với RN . Trong vòng đời của tôm sú, tôm he có một giai đoạn dài từ hậu ấu trùng đến cơ thể trưởng thành sống trong các kênh rạch có RN sau đó mới ra biển để đẻ. Do đó mất RNM thì nguồn tôm bố mẹ cũng không còn. 2.2.2. Vai trò và tiềm năng của RNM đối với bảo vệ môi trường Bản thân RN đã là một trong các dạng tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo, song kéo theo nó là sự quần tụ của bao loài sinh vật khác, từ những loài động vật không xương sống kích thước nhỏ đến những loài động vật có xương sống kích thước lớn, từ những loài sống trong nước biển đến những sinh vật sống trên cạn. RNM thu hút nhiều loại chim nước và chim di cư tạo thành các sân chim lớn với hàng vạn con với nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới như các loài cò mỏ thìa, già dẫy, hạc cổ trắng… Đối với môi trường sinh thái RNM là lá phổi xanh đảm bảo cho hệ sinh thái ven biển phát triển. RNM góp phần điều hòa khí hậu trong vùng, làm cho khí hậu dịu mát hơn. Bên cạnh đó RN làm giảm tính độc hại của các chất thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chất độc này phát sinh từ các khu công nghiệp, đô thị…thải vào sông suối. Sau đó được nước sông đưa ra các vùng ven biển. RNM hấp thụ các chất đó tạo ra các hợp chất ít độc hại hơn đối với con người. RNM là đóng vai trò làm vành đai xanh bảo vệ. Thực tiễn cho thấy những vùng ven biển có RNM thì thiệt hại về người và tài sản ít hơn nhiều so với những 20 nơi mà các hệ sinh thái ven biển vị suy thoái hoặc chuyển đổi đất sang mục đích sử dụng khác như nuôi tôm, du lịch… Thứ nhất RNM giảm thiểu tác hại của sóng thần. Khi năng lượng sóng thần ở mức trung bình những cây ngập mặn vẫn có thể đứng vững bảo vệ hệ sinh thái của chính mình và bảo vệ cộng đồng dân cư sinh sống đằng sau chúng. Rễ của các cây ngập mặn phát triển cả trên và dưới mặt đất cộng với than và tán lá cây dày đặc có thể phân tán sức mạnh của sóng thần. Khi năng lượng sóng thần đủ lớn để cuốn trôi những cánh RNM thì chúng vẫn có tác dụng hấp thụ nguồn năng lượng khổng lồ của sóng thần. Bởi vì rễ cây ngập mặn có khả năng phát triển mạnh mẽ cả về mức độ rậm rạp và sự dàn trải. Khi cây bị đổ xuống thì rễ cây dưới mặt đất tạo ra một hệ thống dày đặc ngăn cản dòng nước. hính vì lý do đó mà tổ chức “Friend of the Earth” cho rằng: Bảo vệ những cánh RNM là cách giải quyết duy nhất để bảo vệ dân cư vùng ven biển chống lại sóng và các đe dọa khác trong tương lai. Thứ hai RNM có tác dụng bảo vệ đê biển Thứ ba RNM có tác dụng trong việc bảo vệ đất bồi, chống xói lở, hạn chế xâm nhập mặn. Tác dụng của các dải RNM vùng ven biển, cửa sông đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển đất bồi tụ, hạn chế xói lở bờ, làm giảm tốc độ gió, sóng và dòng triều vùng có đê ven biển và trong cửa sông. Rễ cây ngập mặn, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc có tác dụng làm cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn. húng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng. Mặt khác RNM có tác dụng hạn chế xói lở và các quá trình xâm thực bờ biển. Tỉnh Bến Tre là một ví dụ điển hình. Toàn bộ đất đai của Bến Tre là các “cù lao” hình thành do phù sa của các nhánh sông Tiền, trong đó cây ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao đất để dần dần trở thành vùng đất nông nghiệp và khu dân cư. Thứ 4 RNM có vai trò hạn chế xâm nhập mặn: Khi RN chưa bị tàn phá nhiều thì quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm và phạm vi hẹp vì khi triều cao, nước đã
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan