Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sỹ: hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ xuân diệu...

Tài liệu Luận văn thạc sỹ: hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ xuân diệu

.PDF
171
119
70

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VŨ HOÀNG CÚC HIỆN TƯỢNG CHUYỂN TRƯỜNG NGHĨA TRONG THƠ XUÂN DIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI, 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VŨ HOÀNG CÚC HIỆN TƯỢNG CHUYỂN TRƯỜNG NGHĨA TRONG THƠ XUÂN DIỆU Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ VIỆT HÙNG HÀ NỘI, 2011 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn ñề tài 1.1. Chuyển trường nghĩa là một hiện tượng khá ñặc biệt trong sử dụng ngôn ngữ. Nó tạo ra những giá trị biểu ñạt mới cho từ, theo ñó tạo ra nhiều liên tưởng bất ngờ về ý nghĩa cho câu và văn bản. Hiện tượng này khi xuất hiện một cách tập trung và có chủ ý sẽ khiến cho cuộc giao tiếp ngôn ngữ mang một sắc thái khác lạ. Để thoát khỏi quán tính của thói quen trong giao tiếp ngôn ngữ người ta có thể có nhiều lựa chọn khác nhau. Việc sử dụng từ vựng chuyển ñổi trường nghĩa là một trong những cách thức ñộc ñáo và hiệu quả. Lời nói thường ngày mà dùng ñến phương thức này nhiều khi làm tổn hại ñến tính phổ thông (vốn là một thuộc tính cơ bản của tín hiệu ngôn ngữ). Tuy nhiên, trong sáng tác nghệ thuật, việc dùng từ vựng theo phương thức chuyển ñổi trường nghĩa lại ñược các nhà nghệ sĩ ngôn từ ñặc biệt ưa dùng. Vì vậy, có thể nói, chuyển ñổi trường nghĩa từ vựng có thể ñược coi là một biện pháp tu từ hiệu quả trong sáng tác văn chương. 1.2. Xuân Diệu là một tác gia lớn trong Văn học Việt Nam hiện ñại. Bằng phong cách rất riêng, ông ñã ñể lại cho ñời một thành tựu nghệ thuật ñồ sộ với nhiều tác phẩm thơ ca ñặc sắc. Nói về Xuân Diệu, người ta thường nhắc ñến thơ ông với những cách tân ñộc ñáo, thú vị, bất ngờ và lạ lẫm. Trong những “cái mới” mà Xuân Diệu ñưa ñến cho nền thi ca Việt Nam hiện ñại, có lẽ, ấn tượng nhất là những cách tân ngôn ngữ. Ở thơ ông, ta thấy một số lượng lớn từ vựng ñược sử dụng trong bối cảnh chuyển ñổi ý nghĩa. Sự chuyển ñổi trường không những ñã khiến cho thơ ông thoát ra ngoài quy luật dùng từ ngữ sáo mòn mà còn giúp cho những tác phẩm thơ vượt lên trên các giới hạn của phong trào thơ ñương ñại. Trong sáng tác thi ca, Xuân Diệu ñã gắn kết các từ ngữ khác trường nghĩa lại với nhau, tạo ra rất nhiều kiểu chuyển nghĩa, chuyển trường của từ. Sự chuyển trường ấy tạo nên những kết hợp phi lôgic thông thường, làm cho người ta ngỡ ngàng từ câu chữ cho ñến ý nghĩa ẩn chứa bên trong chúng. 1 1.3. Giá trị của thơ Xuân Diệu có thể ñược nhìn nhận từ các góc ñộ khác nhau. Nghiên cứu thơ ông từ hiện tượng chuyển trường nghĩa cũng là một hướng ñi cần thiết và ñầy sức hút. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn ñề tài “Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu” làm luận văn của mình. 2. Lịch sử vấn ñề 2.1. Vấn ñề trường nghĩa Lí thuyết về trường nghĩa ñã ñược các nhà ngôn ngữ trên thế giới quan tâm từ rất sớm, có thể kể ñến các tác giả như F. De. Saussure, J.Trier, L. Weisgerber... Các tác giả này ñã ñưa ra các quan niệm, các khía cạnh khác nhau về trường nghĩa xuất phát từ những góc nhìn riêng của mình. Ở Việt Nam cũng có không ít nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu trường nghĩa từ vựng. Trong ñó, tiêu biểu là GS. Đỗ Hữu Châu, PGS. Đỗ Việt Hùng. Các tác giả ñã cụ thể hóa trường từ vựng - ngữ nghĩa bằng cứ liệu tiếng Việt trong các chuyên luận và giáo trình. Đây chính là cơ sở lí thuyết và thực tiễn cho vấn ñề mà Đề tài ñặt ra. 2.1. Vấn ñề hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu Ở nước ta, ñã có rất nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về thơ Xuân Diệu. Hầu hết chúng ñề cập ñến những ñặc trưng về mặt nội dung và nghệ thuật của thơ ông, khẳng ñịnh tài năng và phong cách của ông. Tuy nhiên, từ một góc nhìn hẹp, chưa có công trình, bài viết nào ñề cập ñến hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài: Thứ nhất, xác nhận các vấn ñề thuộc về cách thức và ñặc ñiểm của hiện tượng trường nghĩa và chuyển di trường nghĩa của từ; Thứ hai, tập trung khảo sát hiện tượng sử dụng từ ngữ chuyển trường nghĩa ở tần số cao và hiện tượng chuyển di trường nghĩa của từ trong thơ Xuân Diệu. Trong ñó, chúng tôi giới hạn việc tìm hiểu sự chuyển trường nghĩa trên bình diện ngữ nghĩa học và dụng học. 2 4. Mục ñích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục ñích nghiên cứu Mục ñích của ñề tài là tìm hiểu sâu hơn về những ñóng góp của Xuân Diệu trong sáng tạo ngôn ngữ thơ ở một góc hẹp: sử dụng trường nghĩa từ vựng và chuyển di trường nghĩa từ vựng (từ lí thuyết ngữ nghĩa và ngữ dụng). Qua ñó, ñề tài góp thêm một sự lí giải về giá trị của thơ Xuân Diệu từ góc nhìn của ngôn ngữ học. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để ñạt ñược mục ñích trên, luận văn ñặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Xác ñịnh cơ sở lý luận của ñề tài - Thống kê các từ ngữ trong thơ Xuân Diệu theo trường nghĩa ñể xác ñịnh các trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu. - Khảo sát các kết hợp cụ thể ñể tìm ra các hiện tượng chuyển trường nghĩa. - Qua phân tích các kết hợp ñược tạo ra do hiện tượng chuyển nghĩa của từ, rút ra những giá trị biểu ñạt nhất ñịnh và ñặc ñiểm phong cách thơ Xuân Diệu. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai ñề tài, chúng tôi sử dụng chủ yếu hai phương pháp sau: - Phương pháp miêu tả ñể miêu tả ñặc ñiểm chuyển trường của từ và cấu tạo của các kết hợp ñược tạo ra do sự chuyển trường ấy. - Phương pháp phân tích (phân tích ngữ nghĩa và phân tích ngữ cảnh) ñể làm rõ giá trị biểu hiện của từ trong từng trường hợp chuyển trường cụ thể, ñồng thời chỉ ra giá trị của hiện tượng chuyển trường nghĩa trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của thơ Xuân Diệu. Ngoài hai phương pháp trên, luận văn còn sử dụng thủ pháp thống kê, phân loại. + Thủ pháp thống kê dùng ñể tổng hợp ngữ liệu, qua ñó, nắm ñược một cách khái quát về hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu. + Thủ pháp phân loại dùng ñể phân loại ngữ liệu và xác ñịnh các ñặc ñiểm của hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu. 3 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Từ lý thuyết trường nghĩa Luận văn ñặt ra nhiệm vụ xác ñịnh sự chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu. 6.2. Làm rõ vai trò của việc sử dụng phương thức chuyển di trường nghĩa từ vựng trong sáng tác thi ca của Xuân Diệu, từ ñó khẳng ñịnh những ñóng góp của ông về sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật. 6.3. Góp phần làm sáng tỏ thêm lý thuyết chuyển trường nghĩa trong sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật. 7. Cấu trúc của luận văn Tương ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu ñã ñặt ra, ngoài phần Mở ñầu và phần Kết luận, nội dung Luận văn ñược triển khai trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Các trường nghĩa và hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu Chương 3: Giá trị biểu ñạt của hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu Sau cùng là phần Phụ lục và Tài liệu tham khảo 4 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Về khái niệm trường nghĩa Trường nghĩa còn ñược gọi là trường ngữ nghĩa, trường từ vựng ngữ nghĩa (semantic filed, lexcal filed). Lí thuyết về các trường ñược các nhà ngôn ngữ Đức và Thuỵ Sĩ ñưa ra vào những thập kỉ 20 và 30 của thế kỉ XX. Lí thuyết này bắt nguồn từ những tư tưởng về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong ngôn ngữ của W. Humboldt, M. Pokrovxkij, Meyer. Nhưng tiền ñề thúc ñẩy một cách quyết ñịnh sự hình thành nên lí thuyết về các trường là những nguyên lí của F. De Saussure, ñặc biệt là luận ñiểm “giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố xung quanh quy ñịnh” [6, 243] và “chính phải xuất phát từ cái toàn thể làm thành một khối ñể phân tích ra những yếu tố mà nó chứa ñựng” [6, 244] của ông. Nói ñến lí thuyết về trường nghĩa, ta phải nhắc ñến tên tuổi của hai nhà ngôn ngữ người Đức là J. Trier và L. Weisgerber. Với J. Trier (theo ñánh giá của S. Ullmann), lịch sử ngữ nghĩa học ñã mở ra một giai ñoạn mới. Ông là người ñầu tiên ñưa ra thuật ngữ “trường” vào ngôn ngữ học và ñã thử áp dụng quan ñiểm cấu trúc vào lĩnh vực từ vựng ngữ nghĩa. J. Trier cho rằng, trong ngôn ngữ, mỗi từ tồn tại trong một trường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ khác trong trường quyết ñịnh. Còn L. Weisgerber, ông lại có một quan ñiểm rất ñáng chú ý về các trường – theo ông, cần phải tính ñến các “góc nhìn” khác nhau mà tác ñộng giữa chúng sẽ cho kết quả là sự ngôn ngữ hoá một lĩnh vực nào ñó của cuộc sống. Các trường kiểu của J. Trier và L. Weisgerber là những trường có tính chất ñối vị, gọi tắt là trường trực tuyến (dọc). Ngoài hai tác giả trên, trường trực tuyến cũng ñược nhiều nhà ngôn ngữ khác ñề cập ñến. Có thể kể ñến các tác giả như Cazarès, P. M Roget, R. Hallig, W. Von Warburg, W. P. Zaleskij, Duchacek, H. Husgen, K. Reuning. Khác với các nhà nghiên cứu trên, W. Porzig lại xây dựng quan niệm về các trường tuyến tính hay trường ngang. Theo ông, trường là những cặp từ có quan hệ 5 kiểu như “gehen” – “fuber” (“ñi” – “chân”), “greifen” – “hand” (“cầm” – “tay”), “sechen” – “auge” (“nhìn” – “mắt”)… Đây không phải là những quan hệ chung nhất, những quan hệ ngữ nghĩa tạo nên “các trường cơ bản của ý nghĩa”. Trung tâm của “các trường cơ bản của ý nghĩa” là các ñộng từ và tính từ vì chúng thường ñảm nhiệm chức năng vị ngữ trong câu, do ñó chúng thường ít nghĩa hơn các danh từ. Ở Việt Nam, trường nghĩa cũng ñược rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Đỗ Việt Hùng… Trong ñó, Đỗ Hữu Châu là người ñi ñầu trong việc ñưa ra lí thuyết về trường nghĩa cũng như những phạm trù ngôn ngữ liên quan ñến trường nghĩa. Ông ñã vận dụng lí thuyết về trường nghĩa của các tác giả nước ngoài ñể xây dựng những quan niệm của mình về trường nghĩa. Đỗ Hữu Châu ñịnh nghĩa: Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa ñược gọi là một trường nghĩa. Đó là tập hợp những từ ñồng nhất với nhau về ngữ nghĩa [8, 171]. Quan ñiểm này lấy tiêu chí ngữ nghĩa làm cơ sở cho việc phân lập trường nghĩa. Đây là quan niệm có tính chất ñịnh hướng cho các quan niệm về trường nghĩa của các tác nhà Việt ngữ khác sau ông. Luận văn của chúng tôi lấy quan niệm về trường nghĩa của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở lí thuyết ñể nghiên cứu. 1.2. Phân loại trường nghĩa Dựa vào hai quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ là quan hệ dọc (quan hệ trực tuyến, quan hệ hình) và quan hệ ngang (quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ ñoạn), Đỗ Hữu Châu chia trường nghĩa tiếng Việt thành các loại khác nhau: trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm (hai trường nghĩa dựa vào quan hệ dọc); trường nghĩa tuyến tính (dựa vào quan hệ ngang) và trường nghĩa liên tưởng (dựa vào sự kết hợp giữa quan hệ dọc và quan hệ ngang). 1.2.1. Trường nghĩa biểu vật Trường nghĩa biểu vật là “một tập hợp những từ ñồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật” [8; 172]. Chẳng hạn, trường nghĩa biểu vật về tay: cổ tay, bàn tay, cánh tay, ngón tay, hoa tay, vân tay, búp măng, dùi ñục, cầm, nắm, xé… Đây là các ñơn vị từ có cùng phạm vi biểu vật tay. 6 Mỗi một trường nghĩa biểu vật thường có từ trung tâm là danh từ. Danh từ này có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật, như người, ñộng vật, thực vật, vật thể, chất liệu…Các danh từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ. Dựa vào danh từ trung tâm, người ta xác lập trường nghĩa biểu vật. Ở ví dụ trường biểu vật về tay trên, dựa vào danh từ tay, ta tập hợp ñược rất nhiều từ về tay – nằm trong trường nghĩa tay. Các trường nghĩa biểu vật lớn có thể phân chia thành các trường nghĩa biểu vật nhỏ. Đến lượt mình, các trường nghĩa biểu vật nhỏ này cũng có thể phân chia thành các trường nghĩa biểu vật nhỏ hơn nữa. Chẳng hạn, trường nghĩa biểu vật về tay có thể chia thành các trường nhỏ: trường biểu vật về bàn tay (gồm: ngón tay, vân tay, hoa tay, ñốt ngón tay, chỉ tay, mu bàn tay…), trường biểu vật về cánh tay (gồm: cổ tay, xương cánh tay, cùi chỏ…) Số lượng từ ngữ và cách tổ chức của các trường nghĩa biểu vật rất khác nhau. Sự khác nhau này diễn ra giữa các trường lớn với nhau và giữa các trường nhỏ trong một trường lớn. Nếu so sánh các trường cùng một tên gọi trong các ngôn ngữ với nhau thì sự khác nhau trên còn rõ hơn nữa. Nếu tạm gọi một trường nhỏ (hay một nhóm nhỏ trong một trường nhỏ) là một “miền” của trường, thì thấy, các miền thuộc các ngôn ngữ rất khác nhau. Có những miền trống - tức không có từ ngữ - ở ngôn ngữ này nhưng không trống ở ngôn ngữ kia, có miền có mật ñộ cao trong ngôn ngữ này nhưng lại thấp trong ngôn ngữ kia. Vì từ có nhiều nghĩa biểu vật, cho nên, từ có thể nằm trong nhiều trường biểu vật khác nhau, hệ quả là các trường nghĩa biểu vật có thể “giao thoa”, “thẩm thấu”. Xét trường biểu vật về người và trường biểu vật về ñộng vật, ta sẽ thấy rất rõ ñiều này. Trường nghĩa người sẽ gồm các từ: ñầu, tóc, mắt, cổ, bụng, tay, chân, mũi, miệng, mồm, răng, lưỡi, ruột, dạ dày, da, máu, xương, thịt, lông, ăn, uống, ñi, chạy, nhảy, khóc, cười, nói, hát, hét, ngủ, nằm, to, nhỏ … Trường nghĩa ñộng vật sẽ gồm các từ: ñầu, ñuôi, sừng, gạc, cổ, bụng, mắt, chân, mũi, mồm, răng, lưỡi, ruột, dạ 7 dày, da, máu, xương, thịt, lông, ăn, uống, ñi, chạy, nhảy, hót, hí, ngủ, nằm, to, nhỏ … Hầu hết các từ nằm trong trường ñộng vật ñều nằm trong trường người, ví dụ các từ: ñầu, cổ, bụng, mắt, chân, mũi, mồm, răng, lưỡi, ruột, dạ dày, da, ăn, uống, ñi, chạy, nhảy… Ta nói trường người và trường ñộng vật giao thoa, thẩm thấu vào nhau. Mức ñộ giao thoa của các trường tỉ lệ thuận với số lượng từ chung giữa các trường với nhau. Quan hệ của các từ ngữ ñối với một trường nghĩa biểu vật không giống nhau. Có những từ ñiển hình cho trường ñược gọi là các từ hướng tâm, có những từ không ñiển hình cho trường ñược gọi là các từ hướng biên. Từ hướng tâm gắn rất chặt với trường làm thành cái lõi trung tâm quy ñịnh những ñặc trưng ngữ nghĩa của trường. Từ hướng biên gắn bó lỏng lẻo hơn và mỗi lúc một ñi xa khỏi lõi, liên hệ với trường mờ nhạt ñi. Ở ví dụ về trường người và trường ñộng vật trên, các từ hướng tâm là các từ chỉ có ở trường này mà không có ở trường kia, từ hướng tâm của trường người như khóc, cười, buồn, hát…, từ hướng tâm của ñộng vật là các từ hí, hót, ñuôi… Từ hướng biên của chúng là những từ xuất hiện ở cả hai trường như ñầu, chân, mắt, mũi, ruột, da, dạ, dày, xương, máu, chạy, nằm, uống, ăn, ñi,… 1.2.2. Trường nghĩa biểu niệm Trường nghĩa biểu niệm là “một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm [8,178]. Chẳng hạn, trường nghĩa biểu niệm (vật thể nhân tạo) (thay thế hoặc tăng cường công tác lao ñộng) (bằng tay): dao, cưa, búa, ñục, khoan, lưới, nơm, dao, kiếm… Cũng như các trường nghĩa biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể phân chia thành các trường nghĩa biểu niệm nhỏ và cũng có những “miền” với những mật ñộ khác nhau. Từ có nhiều nghĩa biểu niệm, bởi vậy, một từ có thể ñi vào nhiều trường nghĩa biểu niệm khác nhau. Vì thế, cũng giống như trường nghĩa biểu vật, các trường nghĩa biểu niệm cũng có thể giao thoa, thẩm thấu vào nhau và cũng có lõi trung tâm với các từ ñiển hình và những từ ở những lớp kế cận trung tâm, những từ ở lớp ngoại vi. 8 1.2.3. Trường nghĩa tuyến tính Trường nghĩa tuyến tính là tập hợp từ có thể kết hợp với một từ gốc ñể tạo ra các chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận ñược trong ngôn ngữ. Chẳng hạn, trường nghĩa tuyến tính của từ tay là búp măng, mềm, ấm, lạnh…nắm, cầm, khoác… Để xác lập trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận ñược trong ngôn ngữ. Cùng với các trường nghĩa dọc (trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm), các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những ñặc ñiểm nội tại và những ñặc ñiểm hoạt ñộng của từ. 1.2.4. Trường nghĩa liên tưởng Trường nghĩa liên tưởng là tập hợp từ có chung một nét nghĩa ấn tượng tâm lí ñược một từ gợi ra. Chẳng hạn, trường nghĩa liên tưởng của từ xanh gồm các ñơn vị từ vựng: lục, lam, xanh lơ, cây cối, núi rừng, ñồng bằng, bầu trời, sự sống, tuổi trẻ, người lính, hòa bình... Các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hoá, cố ñịnh bằng từ các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm. Các từ trong một trường liên tưởng trước hết là những từ cùng nằm trong trường biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấu trúc ñồng nhất và ñối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm. Song, trong trường liên tưởng còn có nhiều từ khác ñược liên tưởng tới do xuất hiện ñồng thời với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ ñề tương ñối ñồng nhất, lặp ñi lặp lại. Điều này khiến cho các trường liên tưởng có tính dân tộc, tính thời ñại và tính cá nhân. 1.3. Sự dịch chuyển trường nghĩa 1.3.1. Khái niệm sự chuyển trường nghĩa Sự chuyển trường nghĩa là hiện tượng “một từ ngữ thuộc một trường ý niệm này ñược chuyển sang dùng cho các sự vật thuộc một trường ý niệm khác” [3, 68] 9 Do nhu cầu giao tiếp ngày càng ña dạng và phức tạp của con người, từ (ñơn hoặc phức) lúc mới xuất hiện chỉ có một nghĩa biểu vật nhưng sau khi ñược sử dụng một thời gian nó có thêm nhiều nghĩa biểu vật mới. Đó là sự chuyển biến ý nghĩa biểu vật của từ. Khi nghĩa biểu vật của từ thay ñổi thì nghĩa biểu niệm của từ cũng có nhiều khả năng thay ñổi. Từ ñó, nghĩa biểu thái của từ cũng có thể thay ñổi theo. Sự chuyển nghĩa trên của từ chính là cơ sở của sự chuyển trường nghĩa của từ. Không phải bất cứ hiện tượng chuyển nghĩa nào cũng dẫn ñến sự chuyển trường nghĩa của từ, nhưng có thể khẳng ñịnh rằng, sự chuyển trường nghĩa bắt ñầu từ sự chuyển nghĩa của từ. Bởi vì, từ chuyển nghĩa - nội dung biểu thị của từ thay ñổi - thì từ cũng chuyển sang trường nghĩa mới tương ứng với nội dung biểu thị mới của nó. Chẳng hạn từ mũi là từ có nhiều nghĩa, mỗi lần chuyển biến ý nghĩa, từ lại chuyển sang một trường nghĩa khác. 1. Bộ phận của cơ quan hô hấp (mũi người, mũi mèo…) → Từ thuộc trường con người hoặc trường ñộng vật 2. Bộ phận nhọn của vũ khí (mũi dao, mũi súng…) → Từ thuộc trường ñồ vật 3. Phần trước của tàu thuyền (mũi tàu, mũi thuyền…) → Từ thuộc trường phương tiện giao thông 4. Phần ñất nhô ra ngoài biển (mũi ñất, mũi Cà Mau…) → Từ thuộc trường ñất ñai 5. Đơn vị quân ñội (mũi quân bên trái, mũi quân tiên phong…) → Từ thuộc trường quân sự Khi các từ ngữ chuyển từ trường nghĩa này sang trường nghĩa khác, chúng mang theo những ñặc ñiểm vốn có của nó ở trường nghĩa ban ñầu. Chẳng hạn, ở ví dụ từ mũi trên, nét nghĩa về sự vật “nhọn, nhô ra trước hết so với cái toàn thể” của từ mũi trong trường ñầu tiên ñã chuyển vào nghĩa của các từ thuộc các trường nghĩa còn lại. 10 1.3.2. Các phương thức chuyển trường nghĩa Như ñã trình bày ở trên, hiện tượng chuyển trường nghĩa bắt ñầu từ sự chuyển nghĩa của từ. Bởi thế, phương thức chuyển trường nghĩa cũng chính là phương thức chuyển nghĩa của từ. Hai phương thức chuyển trường (chuyển nghĩa) phổ biến của từ trong tất cả ngôn ngữ trên thế giới là ẩn dụ và hoán dụ. Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu, ẩn dụ và hoán dụ ñược hiểu như sau: Cho A là một hình thức ngữ âm, x và y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn là tên gọi của x (tức x là ý nghĩa biểu vật chính của A). Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của x ñể gọi tên y (ñể biểu thị y), nếu như x và y giống nhau. Còn hoán dụ là phương thức lấy tên gọi A của x ñể gọi tên y (ñể biểu thị y), nếu như x và y ñi ñôi với nhau trong thực tế. Trong trường hợp ẩn dụ, các sự vật ñược gọi tên, tức x và y, không có liên hệ khách quan, chúng thuộc những phạm trù hoàn toàn khác hẳn nhau. Sự chuyển tên gọi diễn ra tuỳ thuộc vào nhận thức của con người về sự giống nhau giữa chúng. Trái lại, trong trường hợp hoán dụ, mối liên hệ ñi ñôi với nhau giữa x và y là có thật, không tuỳ thuộc vào nhận thức của con người. Cho nên các hoán dụ có tính khách quan hơn các ẩn dụ. Dựa vào các tiêu chí khác nhau, ẩn dụ và hoán dụ ñược chia thành nhiều tiểu loại nhỏ: *Các loại ẩn dụ: Dựa vào tính cụ thể/ trừu tượng của x và y, ẩn dụ ñược chia thành ẩn dụ cụ thể - cụ thể (x và y ñều cụ thể, ví dụ: chân núi, chân bàn, cổ chai); ẩn dụ cụ thể - trừu tượng (x cụ thể còn y trừu tượng, ví dụ: suy nghĩ già, trình ñộ lùn) Dựa vào các nét nghĩa phạm trù, ẩn dụ ñược chia thành: Ẩn dụ hình thức: Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: răng người – răng lược, răng bừa, râu người – râu bắp. Ẩn dụ vị trí: Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: gốc cây – gốc vấn ñề, ñầu người – ñầu làng 11 Ẩn dụ cách thức: Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: cắt giấy – cắt hộ khẩu, vặn ốc – vặn nhau. Ẩn dụ chức năng: Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: cửa nhà – cửa sông, cửa rừng. Ẩn dụ kết quả (ẩn dụ chuyển ñổi cảm giác): Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về kết quả tác ñộng của các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: chanh chua – giọng nói chua, căn phòng sáng sủa – tương lai sáng sủa. *Các loại hoán dụ: Hoán dụ dựa vào quan hệ bộ phận – toàn thể. Ví dụ: nhà có năm miệng ăn (dùng từ miệng chỉ bộ phận ñể gọi người – toàn thể), ñêm biểu diễn (dùng từ ñêm– chỉ toàn bộ ñể chỉ một phần của ñêm, thường vào buổi tối). Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa. Ví dụ: uống năm chai (dùng từ chai ñể chỉ cái ñựng trong chai – rượu, bia, nước…), cả làng tỉnh dậy giữa ñêm khuya (dùng từ làng ñể chỉ những người trong làng) Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa sự vật, hiện tượng, hoạt ñộng… với các ñặc ñiểm của chúng. Các ñặc ñiểm có thể là: màu sắc – sự vật (hai ñen – dùng ñen ñể chỉ cà phê), vị - sự vật (có chút cay cay – dùng cay ñể chỉ rượu), nhãn mác – sự vật (hai Sài Gòn – dùng “Sài Gòn” ñể chỉ bia), chất liệu – sự vật (mua cái gương – gương là chất liệu của dụng cụ dùng ñể soi), âm thanh – hành ñộng (bịch, bốp – bịch là âm thanh của hành ñộng ngã, bốp là âm thanh của hành ñộng ñấm)… 1.3.3. Tác dụng của sự chuyển trường nghĩa Tác dụng ñầu tiên của hiện tượng chuyển trường nghĩa ñối với ngôn ngữ là làm giàu vốn từ vựng. Khi một từ chuyển trường nó biến thành từ ña nghĩa, từ vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm cũ nhưng lại mang một nội dung mới hay nghĩa mới, nội dung mới này luôn có quan hệ tương sinh với nội dung cũ (nghĩa cũ, nghĩa gốc) của từ. Từ càng chuyển qua nhiều trường nghĩa thì càng mang nhiều nghĩa mới - nội dung biểu ñạt của nó càng phong phú. Chẳng hạn, từ tóc vốn thuộc về trường con người, biểu hiện sợi lông mọc trên ñầu người; khi chuyển qua trường sự vật nó biểu hiện dây kim loại (vônfram) trong bóng ñèn tròn (tóc bóng ñèn); khi chuyển qua trường thực vật, nó biểu hiện bộ phận của cây như cành, lá (Rặng liễu ñìu hiu ñúng 12 chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng – Xuân Diệu; Quê hương tôi có con sông xanh biếc/ Nước gương trong soi tóc những hàng tre – Tế Hanh). Sự chuyển trường nghĩa của từ không chỉ có tác dụng làm giàu cho vốn từ vựng, ñáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người mà còn góp phần làm tăng khả năng diễn ñạt, tăng sức biểu cảm của ngôn từ. Khi từ chuyển trường nghĩa, ngoài những giá trị biểu ñạt mới xuất hiện ở trường nghĩa mới, từ còn giữ ñược những ấn tượng ngữ nghĩa vốn có ở trường nghĩa cũ. Đặc tính này làm cho giá trị biểu ñạt của từ càng phong phú. Chẳng hạn, giá trị biểu ñạt của “bão” trong cơn bão nhà ở bài thơ sau: Gãy lái ñứt neo, tàu thoát qua rốn bão Anh nguyên lành trở về căn phòng em Bỗng gặp cơn bão nhà không triều, không sóng Chiến hạm ñời anh lặng lẽ cắt neo Chìm… (Bão – Nguyễn Vũ Tiềm) Từ bão ñã chuyển từ trường nghĩa chỉ hiện tượng khí tượng sang trường nghĩa người. Ngoài nét nghĩa của trường nghĩa mới chỉ sự tan vỡ của gia ñình, nó còn mang nét nghĩa của trường nghĩa cũ chỉ “sự tàn phá, tan hoang, ñổ nát.” Ở ñây, nỗi ñau ñớn ñược biểu ñạt một cách mạnh mẽ mà không một từ ngữ chỉ sự ñau ñớn nào khác có thể diễn tả ñược. 1.4. Tiểu kết Quan niệm về trường nghĩa của các nhà ngôn ngữ có thể không giống nhau, tuy nhiên có thể hiểu Trường nghĩa là một tập hợp bao gồm các từ có chung với nhau ít nhất là một nét nghĩa. Tiêu chí ñể xác lập trường nghĩa là nghĩa của từ. Việc phân lập hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ thành các trường nhỏ dù có dựa vào các tiêu chí nào chăng nữa cũng không thể không bắt ñầu từ tiêu chí ngữ nghĩa ấy. Hiện tượng chuyển ñổi trường nghĩa từ vựng là hiện tượng phổ biến trong sáng tạo ngôn ngữ thơ. Nó không chỉ tuân theo quy luật tiết kiệm ngôn ngữ mà còn tuân theo quy luật sáng tạo của con người. Nghiên cứu nó không chỉ giúp cho ta thấy ñược cái hay của ngôn ngữ mà còn thấy ñược tài năng, phong cách của người sử dụng. 13 Chương 2 CÁC TRƯỜNG NGHĨA VÀ SỰ CHUYỂN TRƯỜNG NGHĨA TRONG THƠ XUÂN DIỆU 2.1. Một số trường nghĩa cơ bản trong thơ Xuân Diệu 2.1.1. Cơ sở phân loại trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu Một từ có thể vừa thuộc trường nghĩa này vừa thuộc trường nghĩa kia. Vì vậy, ñể phân loại trường nghĩa, chúng tôi dựa vào nét nghĩa chung nhất của các ñơn vị từ vựng trong một trường nghĩa. Giữa các trường nghĩa có sự giao thoa – các trường nghĩa có chung một số ñơn vị từ. Vì vậy, sự phân loại của chúng tôi cũng chỉ mang tính chất tương ñối. Đồng thời, chúng tôi cũng không tách bạch trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu thành các loại như trường biểu niệm, trường tuyến tính, trường biểu thái hay trường biểu vật. 2.1.2. Các trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu Qua khảo sát 15 tập thơ của Xuân Diệu trong cuốn Toàn tập thơ Xuân Diệu (tập 1) – Nhà xuất bản văn học, Hà Nội, 2001 do Nguyễn Bao sưu tầm, biên soạn và giới thiệu, chúng tôi nhận thấy tác giả chủ yếu sử dụng các trường nghĩa sau: 2.1.2.1. Trường nghĩa người Người là ñộng vật tiến hoá nhất, có khả năng nói, tư duy, sáng tạo và có khả năng sử dụng công cụ trong quá trình lao ñộng xã hội [27; 697] Trường nghĩa người là tập hợp các từ chỉ về thế giới của con người như: thời gian cuộc ñời của con người (cuộc ñời, ñời), bộ phận cơ thể của con người (tay, chân, ñầu, tóc, mắt, mũi, não, máu, tuỷ, tim, gan, ruột), hành ñộng của con người (chạy, nhảy, khóc, cười, ăn, uống…), thế giới tinh thần của con người (yêu, thương, thù, ghét, căm, hồn, tâm hồn, tấm lòng…), tính tình của con người (tốt, xấu, lạnh lùng, ích kỉ, ñố kị, rộng lượng, vị tha…), v.v.. Thơ Xuân Diệu sử dụng trường nghĩa người với tất cả sự phong phú của trường nghĩa này. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của con người, từ thể chất ñến 14 tinh thần, từ những biểu hiện dễ thấy bên ngoài ñến những rung ñộng tinh tế sâu kín bên trong. Chẳng hạn: Thời gian của cuộc ñời của con người: cuộc ñời, ñời. Quan hệ trong gia ñình con người: anh, chị, em, mẹ… Bộ phận của con người: nụ cười, tóc, diện, lệ, tiếng, xương, mình, môi, nước mắt, cổ, ngón tay, tim, má… Tính chất của con người: giang hồ, trinh, trinh bạch… Đặc ñiểm bên ngoài của người: gầy, xinh, võ vàng, già, trẻ, mĩ miều… Hoạt ñộng của con người: chết, sống, sinh, kết, núp, rứt, soi gương, chịu tang, cười, tìm, nghiêng, lặng, bảo, ñứng, run, hợp, chia tan, xoã, trông thấy, gửi, ñợi, than, ñem, chờ, ñỡ, dạo, than thở, run run, hát thầm, ñưa thơ, liếc, dõi, ước mơ, tỉ tê, bỏ, ngâm, lên ñường, giỡn… Thế giới tinh thần của con người: hồn, linh hồn, lòng trinh, buồn, tủi, nhớ, hờn, giận, trách, mến yêu, ân tình, thương, yêu… Tình trạng thể chất của con người: mạnh, yếu… Tính cách của con người: yếu ñuối, mạnh mẽ, nhạt tẻ, lạnh lùng … Trạng thái của con người: ngơ ngác, nghiêm trang, mơ màng, ngợp, bình yên, tần ngần, sợ hãi, ngớ ngẩn, vương vấn, tuyệt vọng, vui vầy, choáng váng, hể hả, hạnh phúc, mơ mòng, bận, say, mê… Cảm giác của các giác quan của con người: êm, ñắng, khát, thèm… Trong trường nghĩa người thì các từ ngữ chỉ hoạt ñộng của con người ñược Xuân Diệu sử dụng nhiều nhất. 2.1.2.2. Trường nghĩa thực vật Thực vật là các cây cỏ và các sinh vật bậc thấp có tính chất như cây cỏ nói chung [41; 735]. Ví dụ: các loại hoa, các loại rau, các loại tảo… Trường nghĩa thực vật bao gồm các từ chỉ về: các loài cây nói chung (lan, cúc, tùng, thông, khoai, sắn…), các loài hoa (lan, hồng, huệ, cúc…), các loài cây lá kim (thông, tùng, bách…), các loại rau (muống, cải, bắp cải, hành, tỏi…), tập hợp của các loài cây (bụi, ñám, khóm), bộ phận của cây (hoa, lá, cành, nhánh, nhựa, ngọn, 15 gốc…), các bộ phận của bông hoa (bông, nhuỵ, nhị, cánh, hương), mùi hương của hoa (thơm, thơm mát, thơm ngào ngạt, thơm hắc, hôi…), các bộ phận của quả (vỏ, ruột, hạt), các loại quả (quả mít, quả bơ, quả xoài, quả mận), tính của quả (xanh, hườm, chín, chín au, chín rục…), v.v.. Trường nghĩa thực vật trong thơ Xuân Diệu bao gồm các từ chỉ về các loài cây, bộ phận của cây, các hoạt ñộng, tính chất của cây… Chẳng hạn: Các loài cây: lan, cúc, tùng, liễu, mai, thông, lúa, tre, ngô, khoai, sắn, dừa, phi lau, lau… Các bộ phận của cây: gốc, rễ, cây, chồi, mầm, nhánh, cành, búp, nhuỵ, nụ, hoa, hương, trái, hạt, nhân, lộc, ñoá, chùm, khóm, gai… Các hoạt ñộng của cây: mọc, hút, nở, rụng... Các tính chất của cây: già, non, xanh, xanh rờn, mơn mởn, mướt, yếu, biếc, tươi, xanh thắm, tươi xanh, tơ mởn, tốt tươi, héo, tơ, tươi non, tươi xinh… Tính chất của hoa: hồng tươi, thắm, thắm tươi, phai, sắc, vàng, ngát … Quá trình của hoa: nở, tàn, rụng, hé… Tính chất của quả: xanh, chín, chín au… 2.1.2.3. Trường nghĩa ñộng vật Động vật là sinh vật có cảm giác và tự vận ñộng ñược [27; 346]. Ví dụ: thú, chim, bò sát… Trường nghĩa ñộng vật bao gồm các từ chỉ về: tên các con vật (heo, gà, chó, mèo, cọp, trâu, hươu, nai, voi, rắn, diều hâu, quạ, cá, lươn, cò, nhái…), bộ phận của con vật (ñầu, ñuôi, mắt, mũi, tai, chân, lông, ruột, tim, gan, mỏ, mõm, vòi…), hoạt ñộng của con vật (ăn, uống, hút, chích, chạy, nhảy, trườn, bò, bơi…), màu lông của con vật (ñen, hung, nâu, trắng, vàng, xám…), tính chất của con vật (dữ, hiền, lành, hung hãn…), kích thước của các con vật (to, nhỏ, dài, ngắn, bé, vừa, khổng lồ, nhỏ xíu…), v.v.. Trường nghĩa ñộng vật trong thơ Xuân Diệu bao gồm các từ ngữ chỉ về tên gọi các loài vật, bộ phận, hoạt ñộng của con vật… Chẳng hạn: 16 Giống loài: nòi, giống Các loài vật: ong, ngựa, chó, sài lang, chim, bầy chó, diều hâu, quạ, bồ câu, bạch tuộc, hổ báo, rồng ñất, lang sói, sói, chó, dơi, cú, chuột cống, chuột chù, con sói … Bộ phận của con vật: cánh, mõm, ñuôi… Hoạt ñộng của ñộng vật: vờn, cắn, nhe, sủa… Tập hợp của ñộng vật: ñàn, lũ, bầy. 2.1.2.4. Trường nghĩa sự vật Sự vật là những cái tồn tại ñược nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái tồn tại khác. Ví dụ: Những sự vật mới. Nhìn sự vật trong quá trình phát triển [27; 877]. Trường nghĩa sự vật bao gồm các từ chỉ về: tên các sự vật (sự vật nhân tạo: bàn, ghế, chén, bát, áo, quần, nhà, thuyền, con ñường, vườn…; sự vật tự nhiên: biển, rừng, sông, suối, sa mạc, mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, mây); kích thước của sự vật (to, nhỏ, lớn, bé…); màu sắc của sự vật (xanh, ñỏ, tím, vàng, nâu, trắng, xám, hồng…), v.v.. Trường nghĩa sự vật trong thơ Xuân Diệu bao gồm các từ ngữ chỉ về tên gọi các sự vật, ñặc ñiểm, tính chất của sự vật (Các sự vật này bao gồm cả sự vật tự nhiên và sự vật nhân tạo). Chẳng hạn: Các sự vật: giếng, bờ, suối, sóng, mây, ngọc, thuyền, lửa, dao, ñảo, trời, vàng, sợi, tơ, trăng rằm, nấm mồ, di tích, rượu, gấm, vườn, sa mạc, biển, bến, bức thành, ñồng, bể, mặt trời, mây, chiếc thuyền, vườn hoa, vực, ñồng bằng, thác, vòm, bùn, xích xiềng, nhà, cột cái, bấc ñèn, bụi, mạch, sông Lô, gấm, chỉ, tơ, chăn, rừng, thép, sợi tơ mành, bạc vàng, ngôi sao, chiếc võng… Các bộ phận của sự vật: khúc, nguồn, cốt lõi, vị… Tính chất của các sự vật: cũ, dòn, ngọt bùi, trong xanh… Tình trạng của sự vật: trống, sụp, cạn, giá, nồng, tê ñông, trôi chảy, tuôn, lụt, vỡ tung, ào ạt, tan vỡ, rừng rực… Màu sắc của sự vật: xanh, ñỏ, vàng, thắm, huyền, tím… 17 Tập hợp các sự vật: rặng, gánh, chuỗi, kho, tràng, luồng… 2.1.2.5. Trường nghĩa hiện tượng tự nhiên Theo Hoàng Phê, hiện tượng là cái xảy ra trong không gian, thời gian mà người ta nhìn thấy. Mưa là một hiện tượng tự nhiên. [438, TĐ] Tự nhiên (là tính từ) chỉ ñặc ñiểm: thuộc về tự nhiên hoặc có tính chất của tự nhiên, không phải do con người mới có, không phải do con người có tác ñộng hoặc can thiệp vào. Con sông này là ranh giới tự nhiên giữa hai miền. Cao su tự nhiên. [27; 1076] Từ hai khái niệm trên, ta có thể hiểu hiện tượng tự nhiên là những cái thuộc về tự nhiên hoặc có tính chất của tự nhiên, không phải do con người mới có, không phải do con người có tác ñộng hoặc can thiệp vào, xảy ra trong không gian, thời gian mà người ta nhìn thấy. Theo cách hiểu này, hiện tượng tự nhiên sẽ là những hiện tượng như nắng, mưa, gió, bão, sương, triều, ánh sáng, sấm, ánh nắng, bình minh, hoàng hôn… Trường nghĩa hiện tượng tự nhiên bao gồm các từ chỉ về: tên của các hiện tượng tự nhiên (nắng, mưa, gió, bão, sương, hơi nước, triều, ánh sáng, sấm, ánh nắng…); tính chất của các hiện tượng tự nhiên (nóng, lạnh, hanh, sáng, tối, u ám, to, nhỏ, mạnh, yếu…); hoạt ñộng của các hiện tượng tự nhiên (thổi, rơi, lên, xuống, nổ, chiếu, toả…), v.v.. Trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Diệu bao gồm các từ ngữ chỉ về tên gọi các hiện tượng tự nhiên, ñặc ñiểm, tính chất của các hiện tượng tự nhiên. Chẳng hạn: Các hiện tượng tự nhiên: nắng, mưa, gió, bão, sương, trận gió, triều, ánh sáng, sấm, ánh nắng, bình minh… Các quá trình của hiện tượng tự nhiên: chiếu, tạnh, ran, sáng… Tính chất của hiện tượng tự nhiên: mạnh, yếu, to, nhỏ… 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng