Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ văn hóa học đồng dao và trò chơi dân gian trẻ em ở huyện khoái ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa học đồng dao và trò chơi dân gian trẻ em ở huyện khoái châu – hưng yên

.DOC
158
62
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HOÀNG CÔNG DỤNG ĐỒNG DAO VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRẺ EM Ở HUYỆN KHOÁI CHÂU – HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI – 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HOÀNG CÔNG DỤNG ĐỒNG DAO VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRẺ EM Ở HUYỆN KHOÁI CHÂU – HƯNG YÊN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC MÃ SỐ: 60 31 70 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Xuân Kính HÀ NỘI – 2010 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể quý thầy, cô của Viện Nghiên cứu Văn hóa, trường Đại học Văn hóa, trường Đại học sư phạm Nghệ thuật TW, Vụ Giáo dục Mầm non – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Văn hóa huyện Khoái Châu – Hưng Yên đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS. Nguyễn Xuân Kính, người giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, kính mong các nhà khoa học, quý thầy, cô giáo chỉ dạy thêm để giúp tôi mở rộng kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho thực tiễn nghiên cứu và công tác sau này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày …… tháng ……. năm 2010 Tác giả luận văn Hoàng Công Dụng LỜI CAM ĐOAN Đây là kết quả công trình nghiên cứu, tổng hợp của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những ý kiến khoa học được đề cập trong luận văn chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày …… tháng ……. năm 2010 Tác giả luận văn Hoàng Công Dụng MỤC LỤC Mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 5 3. Tình hình nghiên cứu 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Những đóng góp của luận văn 8 7. Bố cục luận văn 9 Chương 1: Khái quát về lịch sử, văn hóa và con người Khoái Châu 10 1.1. Tổng quan về lịch sử, thiên nhiên và môi trường của huyện Khoái Châu 10 1.1.1. Sự hình thành và phát triển 10 1.1.2. Thiên nhiên và môi trường địa lí 12 1.2. Văn hóa và con người Khoái Châu 16 1.2.1. Cư dân Khoái Châu 16 1.2.2. Khoái Châu – vùng phù sa văn hóa 19 Chương 2: Đồng dao 25 2.1. Phân loại đồng dao 25 2.2. Nội dung của đồng dao 31 2.2.1. Đồng dao có nội dung nhắc nhở, răn dạy điều hay lẽ phải 31 2.2.2. Đồng dao chứa đựng tri thức về hoàn cảnh, môi trường sống và quan hệ cộ ng đồng 35 2.2.4. Đồng dao khôi hài, chế nhạo hay nhằm mục đích giải trí 38 2.3. Đồng dao trong trò chơi 43 2.3.1. Khái quát 43 2.3.2. Đồng dao phụ họa cho trò chơi 44 2.3.3. Đồng dao mô tả hành động của trò chơi 46 2.4. Hình thức của đồng dao 47 2.4.1. Cấu trúc, vần và lời của đồng dao 47 2.4.2. Dị bản trong đồng dao 60 2.5. Nhận xét 65 Chương 3: Trò chơi dân gian 67 3.1. Phân loại trò chơi dân gian 67 3.2. Khái quát về trò chơi dân gian ở huyện Khoái Châu 74 3.3. Nội dung của trò chơi dân gian 76 3.3.1. Trò chơi dân gian phản ánh môi trường sống của trẻ 77 3.3.2. Trò chơi dân gian thể hiện trí tuệ 85 3.3.3. Trò chơi dân gian thể hiện sự khéo léo 89 3.3.4. Trò chơi dân gian với mục đích giải trí 100 3.3.5. Trò chơi dân gian phát huy sức mạnh tập thể và quan hệ cộng đồng 102 3.4. Ý nghĩa của trò chơi dân gian 109 3.4.1. Giá trị của trò chơi dân gian trong văn hóa truyền thống 109 3.4.2. Trò chơi dân gian đối với việc giáo dục con trẻ 113 3.5. Nhận xét và đề xuất 116 Kết luận 121 Tài liệu tham khảo 124 BẢNG CHỮ TẮT VÀ NGHĨA CÁC KÍ HIỆU GS NCS : : giáo sư nghiên cứu sinh Nxb : nhà xuất bản PGS : phó giáo sư sn : sinh năm THCS : TS trung học cơ sở : tiến sĩ TSKH : tiến sĩ khoa học TrCN : trước công nguyên tr : trang UNESCO : United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc :tiếp đến -  MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Châu thổ Bắc Bộ là vùng văn hóa rất đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước với lịch sử hình thành và phát triển từ rất sớm. Cư dân sống theo tổ chức làng xã, tự nguyện chung sống với nhau từ nhiều đời tạo thành một thiết chế xã hội, một đơn vị tổ chức của nông thôn trên cơ sở địa vực, địa bàn cư trú. Bởi vậy, huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên), một vùng cộng cư và định cư từ thời vua Hùng dựng nước với tổ chức xã hội mà đơn vị cơ sở làng xã, là những tế bào sống là một phần của xã hội Việt rất sinh động và vững bền. Đời sống văn hóa nông thôn liên quan, gắn bó với các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội. Môi trường văn hóa là những thiết chế làng xã gắn với cảnh quan như ruộng lúa, lũy tre xanh, bến nước, sân đình… Sức sống văn hóa chính là năng lực tiếp nhận, thực hành và sáng tạo văn hóa của từng chủ thể và của cả cộng đồng. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 của Đảng, phần nói về văn hóa có đoạn viết: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội”. Kể từ đó đến nay, song song với chính sách mở cửa nhằm thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, Đảng và nhà nước đã luôn chú trọng tới việc khôi phục, duy trì và phát triển nền văn hóa truyền thống đã có từ lâu đời của dân tộc. 2 Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 20082013 đã yêu cầu nhà trường “tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh”. Tài liệu “Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2008 – 2009” đối với giáo dục mầm non có nêu một trong ba vấn đề trọng tâm triển khai cuộc vận động là “lựa chọn và đưa bài hát dân ca, trò chơi dân gian vào hoạt động vui chơi tích cực cho trẻ”. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả dày công sưu tầm, biên soạn và tìm hiểu những bài đồng dao, những trò chơi dân gian của nhiều vùng miền trong cả nước. Đối với Hưng Yên, vùng quê cuả nhãn lồng - vùng phù sa văn hóa, người ta thường biết đến một “thương cảng nổi tiếng ở Đàng Ngoài”, với di tích đền Hóa Dạ Trạch thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung, với hát trống quân, hát ả đào, hát chèo… Ngoài ra, đây cũng là nơi sản sinh, lan tỏa và tiếp thu nhiều bài đồng dao, nhiều trò chơi dân gian gắn với lịch sử lâu đời, với môi trường địa lý phong phú của địa phương. Đối với hai thể loại “đồng dao” và “trò chơi dân gian” đã có nhiều cách nhìn nhận khác nhau, nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau. Đối với đồng dao, nhóm tác giả Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy Hồng, Trần Hoàng trong cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt của Viện Nghiên cứu Văn hóa (Nxb Văn hóa) đã nêu: “Đồng dao là những bài hát truyền miệng của trẻ em lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên. Vốn là những sáng tác dân gian không rõ tên tác giả, về sau từ vần điệu của loại hình này, một số người sáng tác những bài thơ cho trẻ em hát, có tên tác giả cũng được các nhà nghiên cứu gọi là đồng dao”[16, tr.5]. Nguyễn Tấn 3 Long, Phan Canh trong “Đồng dao” (Thi ca bình dân tập IV, năm 1969) thì đưa ra một khái niệm sơ giản “đồng dao tức là ca dao nhi đồng”[16, tr.683]. Có lẽ do tác giả tách hai chữ “đồng” và “dao” ra để giải thích nghĩa của cụm từ đó chăng? Trong luận văn thạc sỹ văn hóa học với đề tài Từ đồng dao đến những bài hát – đồng dao cho tuổi thơ trong nhà trường ngày nay (Viện Nghiên cứu Văn hóa, 2007), tác giả Đỗ Thị Minh Chính đã quan niệm đồng dao như sau: “đồng dao là những bài hát dân gian truyền miệng của trẻ em, cho trẻ em, trên cơ sở những lời văn vần (của tác giả xác định hoặc vô danh), có hình ảnh và nhịp điệu đơn giản, gắn với các trò chơi. Trẻ em là đối tượng hưởng thụ, cũng có khi là chủ thể sáng tạo, nhưng dù ở cương vị nào thì các em cũng luôn luôn là người giữ vai trò “diễn xướng” và đồng dao đã thấm sâu vào đời sống tinh thần của chúng”[3, tr.12]. Trong cuốn Tìm hiểu đồng dao người Việt do Nhà xuất bản Thuận Hóa công bố năm 2009, tác giả Triều Nguyên đã bóc tách, tổng hợp về mặt ngôn ngữ đối với hình thức, nội dung của đồng dao cũng như dùng biện pháp so sánh để phân biệt nó với các thể loại khác như ca dao, vè, câu đố, thơ thiếu nhi và đưa ra một định nghĩa cho thuật ngữ đồng dao như sau: “Đồng dao là một thể loại của văn học dân gian, thuộc phương thức biểu đạt tự sự bằng văn vần, gồm phần lời của những bài hát dân gian trẻ em (những bài hát ấy có thể kèm trò chơi hay không)”[17, tr.51]. Chúng ta có thể thấy đồng dao là một hiện tượng văn hóa. Nó được hình thành và phát triển từ đời sống, sinh hoạt dân gian và đối tượng sử dụng chính là trẻ nhỏ. “Đồng dao” có thể hiểu là ca dao nhi đồng, nhưng có lẽ đó là các bài ca dao, bài vè có nội dung phù hợp được chúng hát đồng thanh nhằm bổ trợ cho các động tác, hình ảnh… trong khi chơi, lúc giúp cha mẹ làm những việc nhà hay đồng áng nhẹ nhàng hoặc trông em. Có khi lúc đầu trẻ chỉ đọc các bài đó độc lập với các nội dung miêu tả môi trường sống xung quanh, 4 đúc rút kinh nghiệm cuộc sống hoặc châm biếm, hài hước theo cách nhìn con trẻ, rồi dần dà phát triển thêm các hình thức đọc, hát khác. Chuyện vui chơi chẳng phải chỉ của trẻ em. Con người ở mọi lứa tuổi, giới tính đều cần vui chơi, giải trí thích hợp để sinh tồn và phát triển. Bên cạnh lao động, học tập, giao tiếp, đó cũng là một trong những hoạt động cơ bản, có xu hướng ngày càng tăng trong cuộc sống của con người. Trong các lứa tuổi, nếu trẻ càng nhỏ thì hoạt động vui chơi càng quan trọng. Thực ra, những hoạt động cơ bản trên đan xen nhau. Cho đến bây giờ có ai đó bỏ lỡ hoặc thậm chí cấm đoán thì cũng không dập bỏ được nhu cầu bẩm sinh này. Trái lại bằng cách nào đấy, chúng vẫn cứ tự phát chơi. Và như thế sẽ nảy sinh vấn đề hai chiều lợi và hại trong khi trẻ tham gia các cuộc chơi. Trong bài viết “Lời đồng dao trong trò chơi cổ truyền của trẻ em” đăng trên tạp chí Giáo dục Mầm non số 3/1992, GS.TSKH. Phan Đăng Nhật quan niệm trò chơi cổ truyền của trẻ em được hình thành và lưu truyền theo phương thức của văn hóa dân gian. Chủ thể thưởng thức, hưởng thụ và sử dụng đồng thời cũng là chủ thể sáng tạo và lưu truyền sản phẩm. Việc sáng tạo được thực hiện trong một quá trình lâu dài bao gồm sáng tạo – lưu truyền – sử dụng – điều chỉnh. Trong quá trình đó thực tiễn là thước đo, là khuôn đúc, đông đảo công chúng làm vai trò tái tạo. Cũng nói về trò chơi trẻ em, trong cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt [16, tr.5], các tác giả nêu khái niệm “Trò chơi trẻ em là những trò vui có lời (bài hát) hoặc không có lời, những trò này cũng mang những tính chất của sáng tác dân gian: tính tập thể, tính dị bản…” Trò chơi dân gian nhìn từ góc độ quyền trẻ em, PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà, Khoa Việt Nam học – Trường Đại học sư phạm Hà Nội cho rằng trò chơi dân gian cũng là một loại của di sản văn hóa Việt Nam. “Nó được kết 5 thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao nhiêu thế hệ người Việt Nam xưa. Đặc biệt, đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè và cộng đồng.”[42] Từ các quan niệm trên, chúng ta thấy trò chơi dân gian được nhìn nhận theo các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nó đều có điểm chung là trò chơi nảy sinh từ cuộc sống lao động, sinh hoạt, từ nhu cầu vui chơi, giải trí của con người và nó mang tính cộng đồng cao, cho dù có những trò chơi có ít người, thậm chí chỉ một người. Bởi vậy, trò chơi dân gian mang đậm tính lịch sử, tính xã hội và mỗi trò chơi lại biểu hiện tính nghệ thuật nhất định. Ngoài các trò chơi có diễn biến, luật chơi, quá trình chơi, chúng tôi coi việc làm những đồ chơi từ các vật liệu sẵn có trong tự nhiên, được trẻ khai thác, sáng tạo và lưu truyền từ xưa cũng là những trò chơi dân gian. Là chuyên viên công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu một mảng văn hóa dân gian của vùng quê xứ nhãn lồng - vùng phù sa văn hóa Hưng Yên; đó là những bài hát đồng dao, những trò chơi dân gian với đời sống sinh hoạt của trẻ thơ ở huyện Khoái Châu, nơi mang nhiều đặc tính của đồng bằng châu thổ sông Hồng với các vùng bãi bồi, những cánh đồng trồng hoa màu và những cánh đồng lúa phì nhiêu, với ao, hồ, sông ngòi, cừ, mương, máng; làng quê phủ một màu xanh bát ngát của những lũy tre rậm rì. Qua đó, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy, ứng dụng vào đời sống sinh hoạt cũng như bổ sung cho các hoạt động sinh hoạt vui chơi, giáo dục trong nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu 6 - Tìm hiểu đặc điểm lịch sử, môi trường, địa lý ảnh hưởng sự ra đời, lan tỏa, tiếp thu và tiếp biến của đồng dao, trò chơi dân gian ở huyện Khoái Châu. - Nêu và phân tích hình thức, nội dung một số bài đồng dao, trò chơi tiêu biểu của địa phương. - Nhận diện các giá trị văn hóa và giáo dục của đồng dao và những trò chơi dân gian trong cuộc sống hiện nay. - Đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm hệ thống hóa mảng văn hóa dân gian này và đưa vào cuộc sống sinh hoạt trong xã hội cũng như trong nhà trường nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, xã hội cũng như ý nghĩa giáo dục của đồng dao và trò chơi dân gian. 3. Tình hình nghiên cứu Trên thực tế, việc bóc tách, tìm hiểu, nghiên cứu đồng dao và trò chơi dân gian ở nước ta chưa được nhiều mà chủ yếu các tác giả sưu tầm, biên soạn sách nhằm giới thiệu và sử dụng vào những mục đích nhất định. Về lịch sử nghiên cứu, giới thiệu đồng dao, NCS Chu Thị Hà Thanh đã có một tập hợp trong luận án tiến sĩ của mình những bài viết về đồng dao mang tính chất giới thiệu và những công trình mang tính chất nghiên cứu. Tuy nhiên tổng số công trình mà chị thu thập được trong hai mục này chỉ có bảy bài giới thiệu và bốn bài nghiên cứu. Cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt của nhóm tác giả Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy Hồng và Trần Hoàng sưu tầm và biên soạn đã nêu định nghĩa và phân loại các bài đồng dao, các trò chơi cụ thể. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã giới thiệu loạt bài nghiên cứu, bình luận, cảm nhận và đánh giá, nhận xét hai thể loại này của 15 tác giả từ năm 1935 đến năm 1995. Trong đó đáng kể nhất là các bài của các tác giả Doãn Quốc Sỹ trong Lời mở đầu cuốn Ca dao nhi đồng, Nxb Sáng 7 tạo xuất bản năm 1969; Nguyễn Tấn Long, Phan Canh trong “Đồng dao”, thi ca bình dân cũng năm 1969; Tô Ngọc Thanh, Đồng dao với cuộc sống dân tộc Thái ở Tây Bắc trong tạp chí Văn học số 4/1974; Vũ Ngọc Khánh với Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam, trong tạp chí Văn học số 4/1974. Trong những năm gần đây, trò chơi dân gian, các bài đồng dao được chú ý hơn. Tuy nhiên, như trên đã nói thì mới chủ yếu là sưu tầm, tuyển chọn. Cuốn Trò chơi dân gian của tác giả Nguyễn Thanh Thảo [21] giới thiệu 75 trò chơi nhưng hầu hết là những trò khá quen thuộc mà hoàn toàn không có biểu hiện sắp xếp theo trật tự nào và cũng không có bất cứ nhận xét, đánh giá nào. Trong 4 tập Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố của Viện chiến lược và chương trình giáo dục tái bản năm 2008 cũng nêu một số trò chơi nhưng chỉ hướng dẫn cách chơi là chủ yếu [29]. Một số trang web như Văn hóa Việt, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, Trung tâm UNESCO giao lưu văn hóa quốc tế, hay thậm chí cả trang web nước ngoài (1) cũng chỉ nêu, giới thiệu một số trò chơi dân gian, truyền thống hay cùng lắm là một vài cảm nghĩ chứ không nghiên cứu sâu vấn đề này. Gần đây nhất, cuốn Tìm hiểu đồng dao người Việt (Nxb Thuận Hóa, 2009) của tác giả Triều Nguyên là một công trình nghiên cứu rất công phu về đồng dao người Việt. Trong cuốn sách này, tác giả chủ yếu dựa trên phương diện phân tích về ngôn ngữ để nhận diện hình thức, nội dung, cách phân loại đồng dao. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng chủ yếu của đề tài là các bài đồng dao và trò chơi dân gian cho trẻ ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đề tài tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau: (1) Xem Tài liệu tham khảo 8 - Đặc điểm môi trường, địa lý của huyện Khoái Châu tác động, ảnh hưởng tới sự ra đời, lan tỏa, tiếp thu và tiếp biến của đồng dao, trò chơi dân gian. - Phân tích đặc trưng của đồng dao và trò chơi dân gian của địa phương. - Giá trị văn hóa và ý nghĩa giáo dục của đồng dao và những trò chơi dân gian trong cuộc sống hiện nay; việc bảo tồn và phát huy các giá trị đó. 5. Phương pháp nghiên cứu - Điền dã, thu thập tài liệu, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình hoạt động sinh hoạt đồng dao và các trò chơi thực tiễn của trẻ tại một số xã như Hồng Tiến, Việt Hòa, Đại Hưng, Đông Tảo, thị trấn Khoái Châu thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên; - Điều tra, phỏng vấn bằng phiếu và trực tiếp khoảng 50-60 người lớn, cao tuổi và 200 trẻ ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng; - Xử lý, tổng hợp, phân tích các dữ liệu; - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành như văn học, âm nhạc, folklore, tâm lý lứa tuổi, sư phạm… 6. Những đóng góp của luận văn - Đây là công trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu, khảo sát thực tiễn trẻ em sử dụng đồng dao và tổ chức vui chơi các trò dân gian ở một vùng đặc trưng của đồng bằng châu thổ sông Hồng; - Là công trình nghiên cứu thực trạng lan tỏa, tiếp thu và tiếp biến cũng như nội dung, ý nghĩa, tác động của đồng dao và trò chơi dân gian đối với trẻ. 9 - Việc nghiên cứu nhằm tham gia vào việc khôi phục, hệ thống hóa mảng văn hóa dân gian này ứng dụng vào đời sống sinh hoạt cũng như bổ sung cho các hoạt động sinh hoạt vui chơi, giáo dục trong nhà trường. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Khái quát lịch sử, văn hóa và con người Khoái Châu Chương 2: Đồng dao Chương 3: Trò chơi dân gian 10 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI KHOÁI CHÂU 1.1. Tổng quan về lịch sử, thiên nhiên và môi trường của huyện Khoái Châu 1.1.1. Sự hình thành và phát triển Khoái Châu là một vùng đất cổ xưa, được hình thành từ thời các Vua Hùng (1289-258 TrCN). Lúc đó Khoái Châu thuộc bộ Dương Tuyền, nước Văn Lang. Từ khi Triệu Đà diệt nước Âu Lạc (211 TrCN) đô hộ nước ta cho tới thời thuộc Đông Hán, Tống, Tề, Lương, Trần đều thuộc huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ. Đến thời vua Đinh Tiên Hoàng (967-979) đổi là Châu Diên, và Tiền Lê (979-1009) vua Lê Ngọa Triều đổi là Phủ Thái Bình. Thời nhà Lý (1010-1225), vùng đất thuộc huyện Khoái Châu ngày nay đổi thành huyện Đông Kết, thuộc Khoái Lộ. Thời Lý Cao Tông (1176-1210) tách Khoái Lộ thành Châu Đằng và Châu Khoái thì Đông Kết thuộc Châu Khoái. Đến thời Trần sau chiến thắng Nguyên Mông lần thứ ba (1288), vua Trần ban đất Châu Khoái cho Nguyễn Khoái thì Châu Khoái đổi thành Khoái Châu. Tới thời Lê, giữa niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) vùng đất huyện Khoái Châu ngày nay đổi là Đông Yên thuộc Sơn Nam thừa tuyên. Đời Lê Trung Hưng chia Sơn Nam thành Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ thì Khoái Châu thuộc Sơn Nam thượng. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), triều đình cho thực hiện cải cách hành chính, bỏ các trấn lập ra tỉnh, chia cả nước thành 30 tỉnh. Khi ấy phủ Khoái Châu (trong đó có huyện Đông Yên) thuộc tỉnh Hưng Yên. Tháng 12/1890, toàn quyền Piquet ký Nghị định thành lập đạo Bãi Sậy có bốn huyện mới, đã cắt của huyện Đông Yên ba tổng là Khóa Nhu, Tử 11 Dương, Yên Phú để cùng với các tổng khác cắt từ Văn Giang (Bắc Ninh), Đường Hào (Hải Dương), Ân Thi (Hưng Yên) để thành lập huyện Yên Mỹ. Phủ Khoái Châu có 10 tổng (Đại Quan, Mễ Sở, Yên Cảnh, Yên Lạc, Yên Vĩnh, Yên Lịch, Phú Khê, Đông Kết, Bình Dân, Ninh Tập), 76 xã. Như vậy, từ thế kỉ thứ XV, phủ Khoái Châu là một đơn vị hành chính lớn hơn cấp huyện, bao gồm đất huyện Khoái Châu hiện nay và một số huyện lân cận như Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ, Ân Thi; còn huyện Khoái Châu là một huyện thuộc phủ, với tên gọi Đông Yên (Đông An). Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chính phủ bỏ cấp phủ, tổng thành lập các huyện, xã, thôn. Hưng Yên có 8 huyện và 116 xã. Tháng 8 năm 1946 thị xã Hưng Yên được thành lập. Đông Yên trở thành huyện Khoái Châu từ đó. Ngày 14/4/1946, Chính phủ ra sắc lệnh số 63 về bầu cử Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và xã, huyện Khoái Châu cũng tiến hành hợp nhất 76 xã nhỏ thành 22 xã lớn, các xã đó tồn tại đến năm 1955. Sau nhiều lần chia tách, hợp nhất, đổi tên, huyện Khoái Châu có 25 xã là: Bình Minh, Đông Tảo, Dạ Trạch, Hàm Tử, Ông Đình, Tân Dân, Tứ Dân, Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập, Chí Tân, Liên Khê, Phùng Hưng, Thuần Hưng, Đại Hưng, Thành Công, Nhuế Dương, Việt Hòa, Hồng Tiến, Đồng Tiến, Dân Tiến, Bình Kiều, An Vĩ, Đông Kết và Kim Ngưu (nay là thị trấn Khoái Châu). Ngày 24 tháng 2 năm 1979, Chính phủ ra Quyết định số 70-QĐ/CP thành lập huyện Châu Giang gồm 25 xã của huyện Khoái Châu, 9 xã của huyện Văn Giang cũ và 5 xã của huyện Yên Mỹ (Hoàn Long, Yên Phú, Yên Hòa, Việt Cường, Minh Châu). Huyện Châu Giang tồn tại được 20 năm. Đến ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ra Nghị định số 60-NĐ/CP tách huyện Châu Giang làm hai 12 huyện Khoái Châu và Văn Giang như cũ, chuyển 5 xã về huyện Yên Mỹ.[1], [14], [36]. 1.1.2.Thiên nhiên và môi trường địa lí Bản đồ hành chính huyện Khoái Châu, Hưng Yên năm 2009 [36] Huyện Khoái Châu nằm ở tọa độ 20 045’45” – 20054’05” vĩ tuyến Bắc 105055’30” – 106002’15” kinh độ đông. Phía bắc giáp huyện Văn Giang; phía nam giáp huyện Kim Động; phía đông giáp huyện Yên Mỹ và Ân Thi; phía Tây giáp Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) ngăn cách bởi sông Hồng. Khoái Châu có diện tích 13.086ha. Trong đó đất canh tác nông nghiệp chiếm diện tích tới 13 67.1% (8.779ha), còn lại 32.9% là đất thổ cư, đường xá, sông ngòi, công trình công cộng, đình chùa, nhà thờ … Khoái Châu thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng nên có địa hình tương đối bằng phẳng. Đồng đất Khoái Châu thích hợp với cấy lúa, trồng rau màu, cây công nghiệp (chủ yếu là cây đay) và cây ăn quả. Hưng Yên vốn là vùng đất nổi tiếng về cây nhãn và Khoái Châu cũng có những vườn nhãn lớn, những hàng cây trồng nhãn dài dặc hai bên đường liên xã, liên huyện. Làng tôi có lũy tre xanh Có sông Tô Lịch chảy quanh xóm làng Trên bờ vải nhãn hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. Khí hậu Khoái Châu là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Mùa nước to từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai mùa mưa gió rõ rệt: Gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với cái rét ngọt và mưa phùn ẩm ướt; từ tháng 6 đến tháng 10 thường có gió bão, mưa to. Đối với mùa này, không thể không nói tới công trình trị thủy sông Hồng là con đê và những lần vỡ đê, ngập lụt của người dân đồng bằng châu thổ sông Hồng mà Khoái Châu là huyện có đoạn sông dài tới 21,4km chảy qua. Đê sông Hồng là một công trình vĩ đại nhất của đất nước trong công cuộc phòng chống thiên tai bão lụt. Việc đắp đê, hộ đê, rồi làm thủy lợi nội đồng chống hạn, chống úng ngập qua hàng ngàn năm là cuộc vật lộn với thiên nhiên vô cùng gian khổ, là một nét phẩm chất riêng của người nông dân đồng bằng châu thổ sông Hồng. Khởi công từ thời Lý, đời Trần, thảm họa vỡ đê xảy ra nhiều nhất vào triều Nguyễn. Công cuộc đắp đê trị thủy sông Hồng căn bản hoàn thành vào nửa sau thế kỷ XX. Nếu chỉ tính từ năm 1831 (năm thành lập tỉnh Hưng Yên) đến năm 1945 đã có tới 32 trận hồng thủy – vỡ đê đã làm cho người dân dọc sông 14 Hồng nói chung và người dân huyện Khoái Châu nói riêng rất vất vả, điêu đứng. Để chủ động trong việc chống úng, hạn, tưới tiêu cho ba tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Chính phủ quyết định xây dựng công trình đại thủy nông Bắc-Hưng-Hải. Ngày 1/10/1958 khởi công xây dựng cống Xuân Quan-đầu mối của công trình. Ngày 1/5/1959 thì hoàn thành công trình. Hai hệ thống Kênh Đông và Kênh Tây đã chạy và tưới tiêu cho 17 xã thuộc huyện Khoái Châu, góp phần không nhỏ vào việc canh nông cho địa phương. Trên công trường thủy lợi Bắc-Hưng-Hải (ảnh tư liệu của tỉnh Hưng Yên) Khoái Châu nằm trên trục đường Thăng Long – Phố Hiến nổi tiếng phồn hoa cuối thế kỉ 17 đầu thế kỉ 18, nằm bên tả ngạn sông Hồng là đường giao thông thủy quan trọng từ biển Đông qua cửa Ba Lạt để tới Thăng Long, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Huyện có 21,4 km đê sông Hồng chảy qua 9 xã của huyện là Bình Minh, Dạ Trạch, Hàm Tử, Tứ Dân, Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập, Chí Tân, Nhuế Dương. Ngoài ra, Khoái Châu còn có một loạt các con sông nhỏ như
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng