Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ vận dụng phương pháp giáo dục của hồ chí minh ở trường đại học ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ vận dụng phương pháp giáo dục của hồ chí minh ở trường đại học lâm nghiệp việt nam hiện nay

.PDF
124
54
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ LÝ VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA HỒ CHÍ MINH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ LÝ VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA HỒ CHÍ MINH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học Mã số: 60 31 02 04 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Chí Bảo Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Lý i LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Chủ nhiệm và quý Thầy Cô trong Khoa Khoa học Chính trị - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã hết lòng chỉ dạy, truyền đạt tri thức và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn khoa học - GS.TS. Hoàng Chí Bảo đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô và các em SV trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Vận dụng phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh vào đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là một vấn đề mới, nhưng cũng chưa bao giờ hết cũ, cho đến nay vẫn luôn luôn có tính cấp thiết và bức xúc. Tác giả hy vọng đây mới chỉ là bước khởi đầu trong quá trình nghiên cứu của mình. Rất mong sẽ nhận được nhiều nhận xét, bổ sung những ý kiến quan trọng của quý Thầy Cô, các nhà khoa học để tôi có thể tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề rất thiết thực này. Kính chúc Quý Thầy Cô sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt và ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu khoa học quý báu hơn nữa, đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục nước nhà! ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ .................................................. vi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu.................................................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 9 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 9 6. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của luận văn ................................... 9 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 10 Chƣơng 1: QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC............................................................................................................. 11 1.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................... 11 1.1.1. Giáo dục ............................................................................................. 11 1.1.2. Phương pháp và phương pháp giáo dục ............................................. 12 1.1.3. Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh .................................................. 14 1.1.4. Phương pháp giảng dạy ...................................................................... 16 1.2. Nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về PPGD ..................................... 17 1.2.1. Các phương pháp mang tính nguyên tắc trong giáo dục ..................... 17 1.2.2. Các phương pháp giáo dục cụ thể ...................................................... 25 1.3. Giá trị của quan điểm Hồ Chí Minh về PPGD .................................. 35 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 41 Chƣơng 2: VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY................................. 43 iii 2.1. Yêu cầu của việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy ở trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam ................................................................................ 43 2.1.1. Vài nét khái quát về trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam ................ 43 2.1.2. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Đại học Lâm nghiệp hiện nay .................................................................................... 47 2.2. Thực trạng công tác đổi mới phƣơng pháp giảng dạy ở trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam hiện nay .......................................................... 52 2.2.1. Quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam từ năm 2013 đến nay ......................................................... 52 2.2.2. Thành tựu và nguyên nhân.................................................................. 56 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân..................................................................... 59 2.2.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam hiện nay ............................................ 69 2.3. Phƣơng hƣớng và giải pháp đổi mới phƣơng pháp giảng dạy ở trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam hiện nay ....................................... 70 2.3.1. Phương hướng cơ bản ........................................................................ 70 2.3.2. Các nhóm giải pháp chủ yếu............................................................... 72 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 92 KẾT LUẬN ................................................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 96 PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GV : Giảng viên PPGD : Phương pháp giáo dục SV : Sinh viên CHDCND : Cộng hòa Dân chủ nhân dân JICA : The Japan International Cooperation Agency FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations UNDP : United Nations Development Programme IUCN : International Union for Conservation of Nature and Natural Resources WB : World Bank WWF : World Wide Fund For Nature AUN : ASEAN University Network v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Thống kê khu vực tuyển sinh của trường Đại học Lâm nghiệp ..... 46 Biểu đồ 2.1: Ý kiến đánh giá của GV về nội dung, chương trình đào tạo hiện nay của nhà trường so với mục tiêu đào tạo .................................................. 60 Biểu đồ 2.2: Ý kiến của SV về nội dung chương trình đào tạo hiện nay của nhà trường .................................................................................................... 61 Biểu đồ 2.3: Ý kiến của GV về việc sử dụng các phương pháp giảng dạy .... 62 Bảng 2.2: Thống kê trình độ chuyên môn và thâm niên công tác của đội ngũ GV trường Đại học Lâm nghiệp ................................................................... 66 vi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam” (theo Nghị quyết 24C/18.65 năm 1987 về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1990). Đây là minh chứng rõ nét nhất khẳng định những đóng góp quan trọng nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Người là một nhà giáo dục lớn, là người đặt nền móng, xây dựng nền giáo dục Việt Nam mới. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, trong đó chống giặc dốt là nhiệm vụ cấp bách được xếp thứ hai, ngay sau giặc đói. Điều đó cho thấy, Hồ Chí Minh rất quan tâm tới giáo dục và đặc biệt coi trọng vai trò của giáo dục đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bởi Người quan niệm một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Cho đến cuối đời, Người vẫn nhấn mạnh vai trò của giáo dục đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Người căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [ 63, tr. 612]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là một hệ thống các quan điểm toàn diện, bao trùm các vấn đề cơ bản của một nền giáo dục, từ mục tiêu cho đến nội dung, phương pháp, phương châm giáo dục v.v… nhằm làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của người học. Quan điểm đó của Người có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn trong chỉ đạo công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay, trong đó đổi mới phương pháp giảng dạy là một nội dung vô cùng quan trọng. 1 Quán triệt tư tưởng của Người về giáo dục, Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI, Đảng ta đã khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, điều kiện trước tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nước ta đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế, cùng với xu hướng phát triển kinh tế trí thức đòi hỏi phải có nguồn nhân lực trình độ cao, con người được đặt vào trung tâm của sự phát triển. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng, là nhân tố then chốt quyết định tới sự phát triển con người và xã hội. Chính vì vậy, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó giáo dục đại học có nhiệm vụ tập trung đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Điều này đã được khẳng định lại một lần nữa trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII. Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam là trường đại học đầu ngành, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Lâm nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong những năm qua, với sự nỗ lực hết mình trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể: mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo cả trong và ngoài nước. Cho đến nay, Nhà trường đã đào tạo được 50 tiến sĩ, trên 2.300 thạc sĩ và trên 32.000 kỹ sư và cử nhân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển ngành, phát triển kinh tế xã hội trong cả nước. Hiện nay, việc thay đổi quy chế tuyển sinh đại học đã tác động mạnh mẽ tới Nhà trường, chất lượng đầu vào thấp, làm thế nào để đảm bảo được chất lượng đào tạo của Nhà trường? Đây là một câu hỏi lớn, một trăn trở của lãnh đạo và toàn thể cán bộ, nhân viên của Nhà trường. Tập thể các nhà khoa học và đội ngũ giảng viên của trường ngày càng quan tâm sâu sắc tới các kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho SV, để sau khi tốt nghiệp, SV có thể đáp ứng được những yêu cầu 2 của nhà tuyển dụng, nhất là về kỹ năng làm việc. Chính vì vậy, phải coi đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những khâu then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp giảng dạy của trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa được triển khai một cách hệ thống và đồng bộ, chưa tìm được những giải pháp hữu hiệu. Xuất phát từ nhận thức và tình huống nêu trên, tác giả chọn vấn đề: “Vận dụng phƣơng pháp giáo dục của Hồ Chí Minh ở trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu Giáo dục - đào tạo là một vấn đề vô cùng quan trọng, góp phần phát triển đất nước, quyết định tương lai của dân tộc. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, cùng với xu thế hội nhập quốc tế, gia đình và xã hội ngày càng quan tâm sâu sắc tới nền giáo dục nước nhà - tác động trực tiếp tới sự phát triển của chính con em mình. Đứng trước thực trạng giáo dục còn nhiều hạn chế, yếu kém nên Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã nêu chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo. Đề tài về giáo dục không phải là một hướng mới, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, song cho đến nay giáo dục vẫn là một lĩnh vực thu hút nhiều nhà khoa học nghiên cứu, trong đó vấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung, về PPGD nói riêng vào đổi mới phương pháp giảng dạy đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Có thể chia thành hai nhóm vấn đề nghiên cứu chủ yếu sau: 2.1. Những công trình, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và phương pháp giáo dục Thông qua các bài nói, bài viết và các hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, các công trình thuộc nhóm này đã đi sâu vào phân tích, làm rõ những cống hiến của Người về giáo dục trên phương diện lý luận và thực tiễn. 3 Trong nhóm này, trước hết phải đề cập đến công trình “Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh” của tác giả Hoàng Chí Bảo, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2011. Cuốn sách là một công trình dày dặn, công phu và thể hiện tâm huyết của một nhà khoa học, một nhà lý luận. Cuốn sách của Hoàng Chí Bảo đã tìm hiểu và trình bày tổng quan những nghiên cứu về phương pháp Hồ Chí Minh, về phương pháp và phương pháp luận Hồ Chí Minh. Trong mục III, “Phương pháp Hồ Chí Minh và những vấn đề đặt ra từ lý luận đến thực tiễn”, Hoàng Chí Bảo cho rằng “phương pháp bao giờ cũng hình thành từ sự tác động qua lại giữa cái khách quan và cái chủ quan”, “vấn đề phương pháp phải được nhìn nhận từ nhiều lớp quan hệ gắn liền với nhau như một chỉnh thể bao gồm: Khách quan và chủ quan; Đối tượng và chủ thể; Thực tiễn - lý luận - hoạt động”. Tiếp cận phương pháp Hồ Chí Minh với tư cách là phương pháp của một nhà mácxít sáng tạo lớn của Việt Nam. Từ những quan điểm mang tính chất gợi mở, Hoàng Chí Bảo nêu rõ sự hình thành phương pháp Hồ Chí Minh, phân tích những đặc điểm chủ yếu của phương pháp Hồ Chí Minh. Cuốn sách là công trình có giá trị đối với những người nghiên cứu và giảng dạy bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, và nghiên cứu phương pháp Hồ Chí Minh nói riêng, trong đó có phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh. Công trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” của tác giả Đặng Quốc Bảo, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008. Cuốn sách là công trình nghiên cứu tập trung về tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh và nhà giáo Hồ Chí Minh, được tác giả coi là kim chỉ nam cho việc thực hiện đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay; Công trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay” do Hoàng Anh chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013. Cuốn sách phân tích làm rõ nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào nâng cao chất lượng giáo dục đại học hiện nay; Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” do Lê Văn Yên chủ biên, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006. Đây là công trình tập hợp nhiều bài viết 4 của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng của Người trong giai đoạn hiện nay; Cuốn sách “Hồ Chí Minh nhà giáo dục vĩ đại” của Nguyễn Lân, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990 đã đề cập đến nhà giáo dục vĩ đại Hồ Chí Minh trên cả phương diện tư tưởng và hoạt động thực tiễn; Công trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện” của Thành Duy, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2001. Cuốn sách đã viết về tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh - một trong những biện pháp để xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; Cuốn sách “Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng lỗi lạc” của Song Thành, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005. Cuốn sách dành riêng một chương để đề cập đến những giá trị nổi bật của tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh, từ đó vận dụng để xây dựng, đổi mới nền giáo dục - đào tạo Việt Nam trong điều kiện mới; Công trình “Ngành giáo dục Việt Nam thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của nhiều tác giả, Nxb Lao động, Hà Nội, 2010. Từ sự khái quát giá trị lời dặn về giáo dục - đào tạo của Hồ Chí Minh trong Di chúc, các tác giả đã vận dụng vào xây dựng, phát triển nền giáo dục Việt Nam trong điều kiện mới của đất nước và thời đại; Ngoài các sách chuyên khảo, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục còn được nhiều tác giả nghiên cứu, viết thành những bài báo khá sâu sắc đăng trên các tạp chí chuyên ngành, tiêu biểu như: Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà cần một triết lý giáo dục làm điểm tựa và lực đẩy của Hoàng Chí Bảo, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, số 1 - 2016; Vấn đề cốt yếu của triết lý giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế và các khuyến nghị của Hoàng Chí Bảo, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, số 2 - 2016; 5 Đặc san Hồ Chí Minh học, số 1-2013; đã đăng tải công trình Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh của Bùi Đình Phong; Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh của Song Thành, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6-2014; Tư tưởng Hồ Chí Minh và vấn đề đổi mới giáo dục Việt Nam của Đặng Huỳnh Mai, Tạp chí Giáo dục, số 260 (kỳ 2, tháng 4-2011); Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phương pháp dạy học của người thầy trong giáo dục lý luận chính trị của Nguyễn Tiến Hùng, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 1-2007; Phương châm, phương pháp giáo dục thế hệ trẻ trong tư tưởng Hồ Chí Minh của Đỗ Quang Thắng, Tạp chí Giáo dục, số 49, tháng 1-2003; Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc đổi mới cách dạy và cách học trong nhà trường của Hà Thị Mai, Tạp chí Giáo dục, số 274 (kỳ 2, tháng 11-2011), v.v… 2.2. Những công trình nghiên cứu về giáo dục Việt Nam, giáo dục đại học Việt Nam Nhóm vấn đề nghiên cứu này cũng có số lượng công trình rất lớn, đề cập tới những vấn đề cơ bản của giáo dục như: vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung, phương châm, PPGD… Các công trình thuộc nhóm này thường là các cuốn sách được lựa chọn từ nhiều bài viết, tiêu biểu có các công trình sau: Cuốn sách “Về vấn đề giáo dục - đào tạo” của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Nxb Chính trị quốc gia, 1999. Cuốn sách gồm một số bài viết của tác giả về vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, những vấn đề đặt ra trong nền giáo dục hiện thời của nước nhà và sự cần thiết phải đổi mới, đặc biệt là về phương pháp dạy và phương pháp học; Công trình “Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng” của Hoàng Tụy, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2013. Cuốn sách là tuyển tập các bài viết, những ý kiến tâm huyết, những lời kêu cứu của tác giả với ngành giáo dục trong 15 năm gần đây; 6 “Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam” của Phạm Minh Hạc, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2011. Cuốn sách nêu lên những vấn đề triết học và triết lý giáo dục, đồng thời giới thiệu triết lý giáo dục của nhiều nhà tư tưởng lớn trên thế giới và Việt Nam; “Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp” của Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Khắc Hưng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. Cuốn sách nêu lên những vấn đề phải giải quyết trong thời gian tới của giáo dục Việt Nam và giải pháp cho những vấn đề đó; “Phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” do Trần Quốc Toản chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012. Cuốn sách gồm 4 phần chính đề cập đến lý luận chung về giáo dục, kinh nghiệm thực tiễn của giáo dục các nước trên thế giới và phát triển nền giáo dục Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Gần đây, có một hội thảo quốc tế lớn về“Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế” tại Hà Nội do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Hội thảo được triển khai thành hai phần chính: phần báo cáo chung và phần chuyên đề (gồm 3 phiên trao đổi và thảo luận, tập trung vào các nội dung chính: năng lực hệ thống giáo dục đại học; tài chính đại học; quản lý nhà nước và quản trị đại học). Với hơn 70 bài tham luận, Hội thảo đã đưa ra cái nhìn tổng thể, rõ nét về thực trạng giáo dục đại học hiện nay, về nguyên nhân của thành công cũng như hạn chế và có những giải pháp phù hợp, khả thi và hiệu quả cho việc xây dựng chính sách phát triển giáo dục đại học thời gian tới. 2.3. Nhận xét chung Dựa trên hai nhóm các vấn đề nghiên cứu cho thấy, có rất nhiều tác giả và các công trình của họ liên quan đến đề tài nghiên cứu với phạm vi, mức độ khác nhau. Trong các công trình nêu trên, chủ yếu vẫn là các sách và các bài 7 viết trên các tạp chí nghiên cứu về tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh nói chung và vận dụng tư tưởng của Người trong giai đoạn hiện nay. Các công trình nghiên cứu đề cập đến quan điểm về giáo dục của Hồ Chí Minh và vận dụng trong thực tiễn thì chưa nhiều, nhất là vấn đề về PPGD - một nội dung đặc biệt quan trọng đối với các trường học, đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Trên cơ sở kế thừa thành tựu các công trình nghiên cứu đi trước, luận văn của tác giả sẽ tập trung làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về PPGD; phân tích làm rõ thực trạng đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất những nhóm giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy trên nền tảng quan điểm Hồ Chí Minh về PPGD nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về PPGD, luận văn đi sâu phân tích thực trạng, đề xuất phương hướng và một số nhóm giải pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam hiện nay theo quan điểm của Người. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Làm rõ các khái niệm liên quan - Phân tích những nội dung cơ bản của quan điểm Hồ Chí Minh về PPGD; - Điều tra, đánh giá thực trạng công tác đổi mới phương pháp giảng dạy tại trường Đại học Lâm nghiệp hiện nay; - Đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về PPGD vào đổi mới phương pháp giảng dạy tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam hiện nay. 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Quan điểm Hồ Chí Minh về PPGD; - Thực trạng công tác đổi mới phương pháp giảng dạy tại trường Đại học Lâm nghiệp hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Luận văn tập trung chủ yếu vào việc phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về PPGD, từ đó vận dụng vào đổi mới phương pháp giảng dạy tại trường Đại học Lâm nghiệp. - Về không gian: Luận văn tập trung làm rõ thực trạng công tác đổi mới phương pháp giảng dạy tại cơ sở 1 của trường Đại học Lâm nghiệp - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác đổi mới PPGD của trường Đại học Lâm nghiệp từ năm 2013 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử, các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học (thu thập thông tin bằng phương pháp dùng bảng hỏi anket với 400 phiếu hỏi; chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, số mẫu gồm: GV (100 phiếu hỏi) và SV (300 phiếu hỏi dành cho SV năm thứ 3, 4); nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS) v.v.. 6. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của luận văn 6.1. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Luận văn góp phần làm rõ những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về PPGD. 9 Đánh giá thực trạng công tác đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Đại học Lâm nghiệp hiện nay. Đề xuất những giải pháp chủ yếu để đổi mới phương pháp giảng dạy tại Trường Đại học Lâm nghiệp hiện nay theo quan điểm của Người. 6.2. Ý nghĩa của luận văn Ý nghĩa về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về PPGD. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần vào việc giảng dạy và học tập môn học tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói riêng. Luận văn cũng có thể làm cơ sở khoa học cho trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và các trường cao đẳng, đại học trong cả nước tham khảo trong công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. 10 Chƣơng 1: QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Giáo dục Trong đời sống xã hội, giáo dục là lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, cùng với khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo Từ điển Tiếng Việt, giáo dục là:“Hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [80, tr. 492]. Khi xem xét giáo dục dưới góc độ là một hoạt động, ta thấy giáo dục có hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình tác động của nhà giáo dục lên các đối tượng giáo dục nhằm hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách toàn diện (trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, thể chất, kĩ năng lao động,…). Quá trình giáo dục theo nghĩa rộng được thực hiện trong nhà trường còn được gọi là quá trình sư phạm tổng thể, bao gồm hai quá trình bộ phận, đó là quá trình dạy học và quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp). Theo nghĩa hẹp: Giáo dục được hiểu là quá trình tác động của nhà giáo dục lên các đối tượng giáo dục để hình thành cho họ ý thức, thái độ và hành vi ứng xử với cộng đồng xã hội. Với nghĩa hẹp, khái niệm giáo dục được đặt ngang hàng với khái niệm dạy học. Khái niệm giáo dục nghĩa hẹp đề cập tới quá trình giáo dục các phẩm chất đạo đức, hành vi, lối sống cho học sinh. Từ đó có thể thấy: giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống, liên tục của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục nhằm đạt được mục 11 tiêu xác định. Giáo dục là quá trình có mục đích, xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn xã hội, từ đó nhà giáo dục tác động lên người được giáo dục để họ đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Giáo dục luôn gắn với những đối tượng cụ thể, mỗi đối tượng có đặc điểm, trình độ khác nhau. Giáo dục có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp, chủ yếu thông qua hoạt động dạy học. Giáo dục được thực hiện thông qua tương tác giữa chủ thể và đối tượng. Trong giáo dục có bao hàm đào tạo, chúng gắn liền với nhau trong một chỉnh thể. Trong giáo dục, đào tạo có bao hàm tự giáo dục - tự đào tạo. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả sử dụng khái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp, tức là giáo dục trong nhà trường với nghĩa trực tiếp là hoạt động dạy học. 1.1.2. Phương pháp và phương pháp giáo dục 1.1.2.1. Phương pháp Phương pháp là một phạm trù phức tạp, khi bàn về phương pháp người ta thường có nhiều cách tiếp cận và từ đó đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau: Theo cách tiếp cận về mục đích của công việc: phương pháp là con đường đi tới mục đích. Theo cách tiếp cận này, làm thế nào để đạt được mục đích của công việc đó chính là phương pháp. Theo cách tiếp cận về nội dung của công việc: phương pháp là sự vận động của nội dung, nghĩa là làm thế nào để nội dung công việc tiến triển tốt, đó chính là phương pháp. Cách tiếp cận dựa trên lí thuyết tâm lí học hoạt động: phương pháp là sự ý thức của chủ thể về quy luật vận động của đối tượng và vận dụng chúng để biến đổi đối tượng theo mục đích đã xác định. Cách tiếp cận này mang tính toàn diện hơn khi nói tới phương pháp chúng ta phải đề cập tới các yếu tố chủ thể, đối tượng, nội dung, mục đích hoạt động. Theo đó, phương pháp là cách làm của chủ thể, tác động vào đối tượng trên cơ sở ý thức được quy luật vận động của đối tượng nhằm biến đổi đối tượng theo mục đích đã xác định. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan