Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ vận dụng kỹ thuật kiểm toán nhằm phát hiện các sai lệch, gian l...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ vận dụng kỹ thuật kiểm toán nhằm phát hiện các sai lệch, gian lận trong công tác thanh tra thuế tại cục thuế tphcm

.PDF
102
246
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- NGUYỄN THỊ MINH THU VẬN DỤNG KỸ THUẬT KIỂM TOÁN NHẰM PHÁT HIỆN CÁC SAI LỆCH, GIAN LẬN TRONG CÔNG TÁC THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TP.HCM Chuyên ngành : Kế toán – Kiểm toán Mã số : 60.34.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ANH HOA TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014 L Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan ục lục anh mục chữ viết tắt anh mục sơ đồ và bảng Lời mở đầu……………………………………………………………………… 1 hương 1: ổng quan về thanh tra thuế và các kỹ thuật kiểm toán………… 5 1.1 Tổng quan về thanh tra thuế …..………………………………………… 5 1.1.1 Khái niệm thanh tra thuế............................................................................ 5 1.1.2 Mục tiêu của công tác thanh tra thuế ........................................................ 8 1.1.3 Tổ chức công tác thanh tra thuế................................................................. 8 1.1.4 Nội dung công tác thanh tra thuế............................................................... 9 1.1.5 Phân biệt thanh tra thuế với kiểm toán....................................................... 15 1.2 Quy trình và các kỹ thuật kiểm toán trong kiểm toán BCTC..................... 16 1.3 Gian lận và các kỹ thuật kiểm toán được vận dụng để phát hiện gian lận trên bào cáo tài chính................................................................................. 1.4 23 Một số bài học kinh nghiệm về vận dụng kỹ thuật kiểm toán trong công tác thanh tra thuế ở một số nước trên thế giới............................................ 31 Kết luận chư ng ………………………………………………………... 38 hương 2: hực trạng công tác thanh tra thuế tại ục thuế p ............. 39 2.1 Giới thiệu tổng quan về Cục thuế Tp.HCM............................................. 39 2.2 Thực trạng thanh tra thuế tại Cục thuế Tp.HCM..................................... 44 2.2.1 Quy định chung về thanh tra thuế tại Cục thuế Tp.HCM....................... 44 2.2.2 Những c sở pháp lý thanh tra thuế tại Cục thuế Tp.HCM……………. 44 2.2.3 Nội dung thanh tra thuế tại Cục thuế Tp.HCM........................................ 46 2.2.4 Quy trình thanh tra thuế tại Cục Thuế Tp.HCM...................................... 48 2.3 Đánh giá thực trạng thanh tra thuế tại Cục Thuế Tp.HCM...................... 52 2.3.1 Những thành quả đạt được của thanh tra thuế tại cục thế Tp.HCM........ 52 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thanh tra thuế tại cục thế Tp.HCM.................................................................................. 54 Kết luận chư ng hương 3: …………………………………………………. ột số giải pháp vận dụng kỹ thuật kiểm toán nhằm phát hiện các sai lệch, gian lận trong công tác thanh tra thuế tại cục thuế p 3.1 ..... 89 Cải thiện tình hình nhân sự để vận dụng kỹ thuật kiểm toán nhằm phát hiện sai lệch, gian lận trong thanh tra thuế............................................... 3.3 89 Cải thiện một số quy định chung để vận dụng kỹ thuật kiểm toán nhằm phát hiện sai lệch, gian lận trong thanh tra thuế....................................... 3.2.3.2 87 Những giải pháp kỹ thuật khác để vận dụng các kỹ thuật kiểm toán nhằm phát hiện sai lệch, gian lận trong thanh tra thuế............................. 3.2.3.1 77 Vận dụng kỹ thuật kiểm toán vào việc phát hiện sai lệch, gian lận đối với thuế thu nhập cá nhân....................................................................... 3.2.3 68 Vận dụng kỹ thuật kiểm toán vào việc phát hiện sai lệch, gian lận đối với thuế thu nhập doanh nghiệp............................................................... 3.2.2.3 68 Vận dụng kỹ thuật kiểm toán vào việc phát hiện sai lệch, gian lận đối với thuế giá trị gia tăng............................................................................ 3.2.2.2 62 Vận dụng kỹ thuật kiểm toán vào phát hiện sai lệch, gian lận đối với từng loại thuế........................................................................................... 3.2.2.1 62 Vận dụng kỹ thuật kiểm toán vào việc xây dựng quy trình thanh tra.......................................................…………………………………. 3.2.2 61 Các giải pháp vận dụng kỹ thuật kiểm toán nhằm phát hiện các sai lệch, gian lận trong công tác thanh tra thuế tại Cục thuế Tp.HCM ......... 3.2.1 61 Quan điểm vận dụng kỹ thuật kiểm toán nhằm phát hiện các sai lệch, gian lận trong công tác thanh tra thuế tại Cục thuế Tp.HCM................. 3.2 59 90 Một số giải pháp hỗ trợ gián tiếp vận dụng kỹ thuật kiểm toán nhằm phát hiện các sai lệch, gian lận trong công tác thanh tra thuế................. 91 3.3.1 Về phía Nhà nước………………………………………………………. 91 3.3.2 Về phía Ngành Thuế................................................................................ 92 3.3.3 Về lĩnh vực giáo dục và đào tạo.............................................................. 92 Kết luận chư ng 3 …………………………………………………….. 93 Kết luận………………………………………………………………...………….. 94 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………. A ACFA Ắ The Asscociation of Certified Fraud Examiner s (Hiệp Hội các nhà điều tra Mỹ) ATO Australia Taxation Office (C quan thuế của Úc) BCTC Báo cáo tài chính BHXH Bảo Hiểm Xã Hội DN Doanh nghiệp ĐTNT Đối tượng nộp thuế GTGT Giá trị gia tăng HHDV Hàng hóa dịch vụ ISA Chuẩn mực kiểm toán quốc tế NDT Nhân dân tệ NSNN Ngân sách Nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài Khoản TKTN Tự khai, tự nộp TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp Tp.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh USD Đồng đo la Mỹ A S Trang S đồ . S đồ quy trình thanh tra thuế 11 Bảng . Bảng liệt kê các đối tượng kiểm toán thường gửi thư xác nhận 26 Bảng 2.1 Kết quả thanh tra thuế cục thuế Tp.HCM qua 3 năm 0 0- 2012 53 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Không chỉ riêng ở nước ta, Thuế luôn là nguồn thu quan trọng và chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc do Luật pháp quy định đối với các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ quốc gia đó nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Một đất nước phát triển thể hiện qua hệ thống đường sá, cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ công cộng, cơ chế đãi ngộ những người hưu trí, thất nghiệp…được hoàn thiện và phát triển hiện đại. Tất cả các lĩnh vực trên đều được đầu tư, xây dựng, phát triển từ ngân sách Nhà nước. Thực trạng Ngành Thuế hiện nay, hàng năm có đến 40%-50% DN báo cáo lỗ, trong đó có nhiều DN lỗ liên tục, kéo dài, không phải đóng thuế cho Nhà nước. Tình trạng này đã diễn ra hàng chục năm nay (có nhiều DN thậm chí báo cáo lỗ hàng chục năm liền). Tình trạng ẩn lậu trốn thuế, kê khai lỗ, kê khai âm đang là vấn nạn đối với Nhà nước ta nói chung và Ngành Thuế nói riêng. Các doanh nghiệp áp dụng rất nhiều phương thức khác nhau như giấu bớt doanh thu, thu nhập, kê khai khống chi phí lương, lãi vay, giá vốn hàng bán, chi phí dịch vụ mua ngoài, điều chỉnh bút toán không đúng theo quy định, để ngoài sổ sách kế toán, chuyển giá giữa các DN có giao dịch liên kết…. nhằm làm giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế được hoàn, dẫn đến thất thu thuế cho NSNN. Công tác thanh tra thuế là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo xã hội công bằng, nâng cao tính tự giác tuân thủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của các DN, chống thất thu thuế cho Nhà nước, đem lại nguồn thu cho NSNN, động viên các chủ thể kinh tế phát huy nguồn lực của mình, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, công tác thanh tra thuế vẫn còn hạn chế đòi hỏi phải được nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới và hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Qua thời gian học tập, nghiên cứu, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của quý thầy cô và nhà trường nên em chọn đề tài: “Vận dụng kỹ thuật kiểm toán nhằm phát hiện các sai lệch, gian lận trong công tác thanh tra thuế tại Cục Thuế TP.HCM”. 2 2. Tổng quan nghiên cứu Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra các giải pháp cho ngành thuế trong công tác thanh tra, kiểm tra. Một số công trình nghiên cứu có liên quan mà tác giả đã tiếp cận, kế thừa sử dụng trong đề tài: Nhóm nghiên cứu của tác giả Vũ Hữu Đức, Nguyễn Đình Tấn, Huỳnh Văn Hiếu, Trần Xoa, Mai Đức Nghĩa (2009), đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích để lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế tại Việt nam”. Đề tài nghiên cứu này chỉ ra sự khác nhau giữa kỹ thuật kiểm toán và kỹ thuật thanh tra chỉ là ở xu hướng đánh giá rủi ro, theo đó, trong hoạt động kiểm toán thường có xu hướng rủi ro đơn vị khai khống lợi nhuận. Ngược lại, hoạt động thanh tra lại thường đành giá rủi ro thanh tra theo hướng khai thấp lợi nhuận tính thuế. Phương pháp mô phỏng được sử dụng qua việc cấy sai lệch vào BCTC để đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa mức sai lệch và biến động của chỉ tiêu, từ đó thiếp lập các chỉ tiêu có thể sử dụng nhằm phát hiện gian lận thuế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa hành vi gây sai lệch thuế và chiều hướng biến động của các tỷ suất tài chính. Đề tài “Vận dụng kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động thanh tra sai lệch thuế tại Cục thuế tỉnh Bình Dương” do Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh - học viên trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM nghiên cứu năm 2011. Nội dung đề tài có nêu thực trạng sai lệch thuế và thực trạng áp dụng kỹ thuật thanh tra thuế tại Cục Thuế Bình Dương, từ đó đề xuất các giải pháp vận dụng kỹ thuật của kiểm toán độc lập trong thanh tra thuế. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung đi sâu vào kỹ thuật phân tích, đánh giả rủi ro các khoản mục trên BCTC. Đề tài “ Phân tích mối quan hệ gữa kế toán và thuế - Hoàn thiện hệ thống thông tin doanh nghiệp phục vụ công tác quản lý thuế” của tác giả Cao Thị Thu Cúc – học viên trường Đại học Kinh Tế TPHCM nghiên cứu năm 2013. Nội dung đề tài nêu thực trạng hệ thống kế toán và chính sách thuế hiện nay. Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán và thuế (hoàn thiện về nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tổ chức bộ máy kế toán và hoành thiện chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo cũng như phương pháp hạch toán kế toán). Tuy nhiên, đề tài chưa tập trung làm rõ về kỹ thuật kiểm toán vận dụng vào công tác thanh tra thuế. 3 3. Mục tiêu nghiên cứu + Làm rõ lý luận về công tác thanh tra thuế và trình bày các kỹ thuật kiểm toán liên quan đến thanh tra thuế. + Khẳng định sự cần thiết khách quan của việc vận dụng kỹ thuật kiểm toán vào công tác thanh tra thuế. + Nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra thuế trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2010-1012, trên cơ sở đó rút ra những thành quả, những nguyên nhân hạn chế của công tác thanh tra thuế. + Đề xuất các định hướng, giải pháp đổi mới, hoàn thiện công tác thanh tra thuế thông qua việc vận dụng các kỹ thuật kiểm toán nhằm phát hiện các sai lệch, gian lận về thuế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: lý luận về thanh tra thuế và kỹ thuật kiểm toán + Phạm vi nghiên cứu: thực trạng công tác thanh tra thuế tại Cục Thuế TPHCM thời gian qua. Trên cơ sở đó tìm kiếm, đề xuất giải pháp vận dụng kỹ thuật kiểm toán để phát hiện những sai lệch, gian lận về thuế, chủ yếu là thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN trên địa bàn Tp.HCM. 5. Phương pháp nghiên cứu + Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng làm cơ sở luận cho việc xem xét, tiếp cận, nhận định các vấn đề lý luận, thực trạng, đề xuất trong nghiên cứu. + Thu thập thông tin, dữ liệu từ các luật thuế, nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn, các báo cáo có liên quan, qua internet, tạp chí thuế… + Thu thập số liệu từ các Phòng của Cục Thuế Tp.HCM. + Điều tra, chọn mẫu, phân tích, tổng hợp các vấn đề thực tế, thực trạng. + Tổng hợp, so sánh, suy luận các vấn đề thực tiễn, đánh giá công tác thực hiện thanh tra thuế và đề xuất giải pháp. 6. Ý nghĩa nghiên cứu Đề tài có nhiều giải pháp thiết thực phù hợp với thực tiễn công tác thanh tra thuế tại Cục thuế TPHCM hiện tại và trong thời gian tới. Tạo cơ sở khoa học cho Cục thuế Tp.HCM có định hướng hình thành các giải pháp mang lại hiệu quả cao trong công tác 4 quản lý thuế, nâng cao năng lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế. Mặt khác, đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích với những người quan tâm đến lĩnh vực thuế, đảm bảo công bằng, nâng cao tính tự giác tuân thủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của các DN, chống thất thu thuế cho Nhà nước, đem lại nguồn thu cho NSNN, động viên các chủ thể kinh tế phát huy nguồn lực của mình, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: + Chương 1: Tổng quan về thanh tra thuế và các kỹ thuật kiểm toán. + Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra thuế tại Cục Thuế Tp.HCM + Chương 3: Một số giải pháp vận dụng kỹ thuật kiểm toán nhằm phát hiện các sai lệch, gian lận trong công tác thanh tra thuế tại cục thuế Tp.HCM 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THANH TRA THUẾ VÀ CÁC KỸ THUẬT KIỂM TOÁN 1.1. Tổng quan về thanh tra thuế Hoạt động thanh tra thuế đã có lịch sử phát triển lâu dài, gắn liền với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của loài người, cũng như gắn liền với sự xuất hiện gian lận trong lĩnh vực thuế. Gian lận là một khái niệm đã xuất hiện cùng với sự phát triển của xã hội loài người, từ hình thức sơ khai là ăn cắp tài sản, nhằm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân ban đầu cho đến tận ngày nay gian lận đã phát triển và tinh vi hơn, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tương ứng với sự phát triển của xã hội và nhận thức, trình độ của con người. Đất nước ta đang ở trong giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, chủ động hội nhập quốc tế có hiệu quả. Trong đó, chính sách tài chính thuế có vai trò hết sức quan trọng, đòi hỏi ngành thuế phải tập trung nghiên cứu và đề ra các biện pháp công tác cụ thể, phải tạo cho được sự chuyển biến mới, có hiệu quả thiết thực trên các mặt công tác của mình. Nhà nước ta đã và đang phải đối đầu, thực hiện bằng nhiều phương cách để ngăn ngừa, phát hiện, xử lý các sai phạm của doanh nhiệp. Do vậy, vấn đề thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế là vấn đề hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. 1.1.1 Khái niệm thanh tra thuế Theo quan điểm hiện nay, hoạt động quản lý Nhà nước chính là sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý (cơ quan thuế) tới các đối tượng quản lý (Đối tượng nộp thuế) nhằm đạt được mục tiêu động viên một phần thu nhập quốc dân vào Ngân sách Nhà nước. Do vậy, thanh tra thuế chính là một công đoạn và là một yếu tố cấu thành của hoạt động Lãnh đạo quản lý Nhà nước của cơ quan thuế. Hoạt động quản lý của cơ quan thuế bao gồm từ việc xây dựng các mục tiêu kế hoạch trong giai đoạn nhất định đến việc tổ chức để thực hiện các mục tiêu kế hoạch đó và sau cùng là tiến hành kiểm tra, thanh tra thuế, việc thực hiện đó như thế nào để từ đó tác động ngược trở lại 6 khâu xác định chủ trương kế hoạch có hợp lý hay không nhằm đảm bảo cho hoạt động của cơ quan thuế đạt được hiệu quả cao. Thanh tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mô hình chức năng. Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai, tự nộp thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp giám sát để vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Thanh tra thuế là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp người nộp thuế nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ. Thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, nhằm bảo đảm pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội. Theo quan điểm hiện nay, cũng như theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành nêu rõ khái niệm về thanh tra thuế. + Thanh tra – theo tiếng Anh (inspect) – có nghĩa là nhìn vào trong, chỉ một sự kiểm tra, thẩm định, xác minh. Theo từ điển pháp luật Anh Việt, thanh tra “là sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra”. + Theo từ điển tiếng Việt thì Thanh tra thuế là (cơ quan, cá nhân có thẩm quyền) xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, tổ chức để phát hiện và ngăn chặn những gì trái với quy định pháp luật thuế. + Theo Thuật ngữ pháp lý phổ thông – Nhà xuất bản Pháp lý – 1986, thanh tra được coi là một biện pháp của kiểm tra và nhiệm vụ thanh tra được ủy quyền cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm. + Theo quan niệm ghi nhận trong Tài liệu Đào tạo, Bồi dưỡng Nghiệp vụ Thanh tra viên của Trường cán bộ thanh tra do Nhà xuất bản Lao Động xuất bản năm 2013, Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động kiểm tra xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do Pháp luật quy định nhằm phòng ngừa, phát 7 hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị các biện pháp khắc phục; phát huy những nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức và cá nhân. Qua đó, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, tình hình áp dụng, thực hiện các thủ tục hành chính thuế, việc chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, nhằm bảo đảm luật thuế được thi hành nghiêm túc trong đời sống xã hội. + Về chủ thể: Chủ thể của thanh tra thuế là Cơ quan thuế từ cấp tỉnh, thành trở lên. + Về mục đích thực hiện: Mục đích của thanh tra thuế bao giờ cũng có chọn lọc, rộng và chuyên sâu hơn. Đặc biệt, đối với các cuộc thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo ngoài mục đích, ý nghĩa là xem xét, đánh giá, xử lý hành vi vi phạm pháp luật thuế đối với đối tượng nộp thuế mà còn thể hiện cho người dân thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự công bằng, nghiêm minh của Pháp luật bởi: thông thường khiếu nại, tố cáo phản ánh sự bức xúc, bất bình của nhân dân trước những việc mà nhân dân cho là quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. + Về phương pháp tiến hành: Với mục đích rõ ràng hơn, rộng hơn nên khi tiến hành thanh tra thuế, Đoàn thanh tra cũng áp dụng những biện pháp nghiệp vụ sâu hơn, đi vào thực chất đến tận cùng của vấn đề như: xác minh, thu thập chứng cứ, đối thoại, chất vấn, giám định... Đặc biệt, trong quá trình thanh tra thuế, các Đoàn thanh tra còn có thể áp dụng những biện pháp cần thiết để phục vụ cho công tác thanh tra theo quy định của pháp luật để tác động lên đối tượng bị quản lý. + Về trình độ nghiệp vụ: Hoạt động thanh tra thuế đòi hỏi thanh tra viên phải có nghiệp vụ giỏi, am hiểu về kinh tế - xã hội, có khả năng chuyên sâu vào lĩnh vực thanh tra hướng đến. + Về phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động của thanh tra thuế thường không diễn ra rộng khắp, thường xuyên và liên tục mà có sự chọn lọc, chuyên sâu hoặc có dấu hiệu vi phạm. 8 + Về thời gian tiến hành: Trong hoạt động thanh tra thuế thường có nhiều vấn đề phải xác minh, đối chiếu rất công phu, nhiều mối quan hệ cần làm rõ, cho nên phải sử dụng thời gian nhiều và linh hoạt về thời gian cho từng việc thanh tra. 1.1.2.Mục tiêu của công tác thanh tra thuế Hoạt động thanh tra thuế nhằm giúp các đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật về thuế, nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế trong việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế. Thông qua công tác thanh tra thuế nhằm đánh giá việc chấp hành Pháp luật thuế của các đối tượng nộp thuế và người thu thuế nhằm phát huy nhân tố tích cực, đấu tranh ngăn ngừa và xử lý những mặt tiêu cực, hạn chế thất thu thuế qua việc kê khai gian lận về thuế. Dựa vào những kiến nghị của kết quả thanh tra cơ quan thuế các cấp có thể đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện, đưa Luật thuế vào cuộc sống thực tế, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện Pháp luật thuế, đồng thời cải cách các quy trình quản lý thu thuế ngày càng hợp lý hơn. Thông qua công tác thanh tra thuế nhằm hướng dẫn các đối tượng nộp thuế nắm được nghĩa vụ và quyền hạn của đơn vị khi thực hiện Pháp luật thuế; đồng thời nâng cao trách nhiệm của công chức ngành thuế khi thi hành công vụ. 1.1.3 Tổ chức công tác thanh tra thuế Hệ thống thanh tra thuế được tổ chức theo hệ thống ngành dọc gắn với mô hình tổ chức nganh dọc của các cơ quan thuế. Hệ thống thanh tra thuế được phân cấp theo mô hình tổ chức cấp trung ương và địa phương. Bộ phận thanh tra thuế ở Trung ương (Tổng Cục Thuế) chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra thuế quốc gia, chuyển tải các mục tiêu của kế hoạch cho các cán bộ thanh tra thuế địa phương và giám sát việc thực hiện kế hoạch. Thanh tra thuế của Trung ương chịu trách nhiệm chung về việc xây dựng kế hoạch thanh tra thuế quốc gia hàng năm, các cơ quan địa phương (Cục Thuế) sẽ chịu trách nhiệm cung cấp đầu vào liên quan đến các đối tượng nộp thuế mà họ quản lý để xây dựng kế hoạch thanh tra thuế cấp quốc gia. Các cơ quan địa phương chịu trách nhiệm thanh tra thuế các đối tượng nộp thuế lớn và vừa. 9 Quy trình thanh tra thuế được áp dụng thống nhất cho bộ phận thanh tra, cán bộ thanh tra thuế thuộc Cơ quan Tổng cục thuế, Cục thuế thực hiện thanh tra thuế với người nộp thuế. 1.1.4. Nội dung công tác thanh tra thuế Các đối tượng nộp thuế ngày một gia tăng, phát triển không ngừng về số lượng, hình thức và quy mô hoạt động trong khi số lượng nhân sự và các nguồn lực khác của cơ quan thuế không thể phát triển tương ứng. Từ đó, đòi hỏi cơ quan thuế phải đổi mới cơ chế quản lý từ cơ chế quản lý thuế chuyên quản sang cơ chế tự khai, tự nộp. Quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế là phương thức quản lý thu thuế tiên tiến, hiện đại đang được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai, nộp thuế của tổ chức, cá nhân kinh doanh, nhưng cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra thuế và áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế theo luật định đối với những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế như không kê khai, không nộp thuế, trốn thuế, gian lận về thuế... Thanh tra thuế là chức năng quan trọng nhất trong công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế của doanh nghiệp. Theo quy định của Pháp luật thuế hiện nay, người nộp thuế phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình kể từ khi bắt đấu phát sinh quá trình kinh doanh đến khi kết thúc, như đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế khi thành lập doanh nghiệp, thực hiện việc hạch toán kế toán, kê khai quyết toán thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn giảm thuế, nộp thuế .... Và tại Điều 81 Luật Quản lý thuế, thanh tra thuế được thực hiện với trường hợp: + Các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng. + Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế. + Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính. Việc thanh tra thuế được thực hiện căn cứ vào kế hoạch thanh tra thuế hàng năm và thanh tra thuế đột xuất. Thanh tra thuế theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt. Thanh tra thuế đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; thanh tra thuế để giải quyết khiếu 10 nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính. Công tác thanh tra người nộp thuế bao gồm các nội dung chính như sau: + Thanh tra việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, tình trạng đăng ký sử dụng hóa đơn, kê khai thuế, chế độ mở, ghi sổ kế toán, chứng từ, hóa đơn. + Thanh tra quyết toán thuế. + Thanh tra việc hoàn thuế, khấu trừ thuế. + Thanh tra miễn giảm thuế.  Quy trình thanh tra người nộp thuế Quy trình thanh tra được ban hành theo Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Tổng cục trưởng cục Thuế với mục đích: + Tạo sự thống nhất trong việc thực hiện công tác thanh tra trong toàn ngành thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế. + Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế trong việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế. + Nâng cao việc quản lý cán bộ thanh tra thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao làm cơ sở đánh giá phân loại cán bộ thanh tra. + Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá công tác thanh tra thuế góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, từ đó tránh gây phiền nhiễu và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. 11 Thu thập, khai thác thông tin từ hồ sơ khai thuế và 1. Lập kế hoạch thanh tra các nguồn khác ngân hàng, kho bạc, kiểm toán, quản lý thị trường, tài nguyên môi trường, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, công an, toà án... 2. Tổ chức thực hiện phân tích sâu các doanh nghiệp trong kế hoạch thanh tra Thực hiện trên cơ sở phân tích nội dung, phạm vi rủi ro về thuế (có ý thức tuân thủ pháp luật thấp, có dấu hiệu không bình thường, đột biến,..), lựa chọn theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế. 3. Tiến hành thanh tra, kiểm tra theo quyết định Thực hiện các biệp pháp nghiệp vụ thanh tra như so sánh, đối chiếu, xem xét tính hợp pháp, kiểm tra việc ghi chép, kiểm tra các căn cứ tính thuế… xử lý kết quả sau thanh tra. 4. Tổng hợp báo cáo và lưu giữ tài liệu thanh tra thuế Cơ quan Thuế cấp dưới phải tổng hợp báo cáo cơ quan Thuế cấp trên hàng tháng, hàng quý và cả năm kết quả thanh tra hồ sơ thuế. Hồ sơ thanh tra thuế được lưu giữ tại cơ quan thuế theo thời hạn 5 năm. Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy trình thanh tra thuế 12 Căn cứ vào sơ đồ trên, quy trình thanh tra thuế gồm 4 phần: Phần A - Lập kế hoạch thanh tra thuế năm - Gồm 04 bước  Bước 1 : Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế của ngành thuế, của các cơ quan thuộc ngành Tài chính như Hải quan và Kho bạc Nhà nước; Thanh tra tài chính; Uỷ ban chứng khoán; Cục quản lý giá.., của các cơ quan khác có liên quan như Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra chính phủ, các cơ quan quản lý thuộc Bộ, ngành, hiệp hội ngành nghề kinh doanh.., thông tin từ các cơ quan truyền thông phát thanh, truyền hình, báo chí..., Thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế.  Bước 2 : Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra thuế.  Bước 3 : Trình, duyệt kế hoạch thanh tra thuế năm.  Bước 4 : Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra thuế. Ngoài kế hoạch đã được duyệt, hằng năm sẽ phát sinh trường hợp thanh tra thuế đột xuất không phải lập kế hoạch, đó là: + Qua kiểm tra người nộp thuế, Bộ phận kiểm tra thuế đề nghị chuyển sang hình thức thanh tra. + Thanh tra người nộp thuế theo đơn tố cáo. + Thanh tra người nộp thuế theo chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ quan Thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ quan Thuế cấp trên. Phần B - Tổ chức thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế - Gồm 07 bước  Bước 1 : Chuẩn bị thanh tra thuế như xác định nội dung, phạm vi, thời gian dự kiến thanh tra tại trụ sở người nộp thuế, chuẩn bị đầy đủ văn bản về chính sách, chế độ về thuế và các văn bản pháp luật khác liên quan đến nội dung thanh tra thuế, Dự thảo tờ trình, Quyết định thanh tra, Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký ban hành Quyết định thanh tra thuế và giao Quyết định thanh tra cho người nộp thuế chậm nhất là 3 ngày làm việc kể từ ngày ký Quyết định thanh tra thuế).  Bước 2 : Công bố Quyết định thanh tra thuế (chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định thanh tra).  Bước 3 : Phân công công việc và lập nhật ký thanh tra thuế. 13  Bước 4 : Thực hiện thanh tra thuế theo các nội dung trong Quyết định thanh tra (thời hạn dự kiến một cuộc thanh tra không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra), gồm các công việc cụ thể như sau: + Yêu cầu người nộp thuế cung cấp và tiếp nhận các tài liệu, chứng từ kế toán; sổ sách kế toán; các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính; báo cáo giải trình... liên quan đến nội dung thanh tra. + Áp dụng các kỹ năng thanh tra thuế như so sánh, đối chiếu giữa tài liệu do người nộp thuế cung cấp với hồ sơ khai thuế mà người nộp thuế gửi Cơ quan Thuế để xem xét tính hợp pháp của các tài liệu người nộp thuế đã cung cấp và đối chiếu số liệu ghi chép trên chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo giải trình để phát hiện tăng, giảm so với Hồ sơ khai thuế. Trong quá trình thực hiện thanh tra thuế, Trưởng đoàn thanh tra thuế có quyền thực hiện, đề xuất một số biện pháp như niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; kiểm kê tài sản khi phát hiện giữa sổ sách, chứng từ kế toán với thực tế có sự chênh lệch, bất hợp lý; trưng cầu giám định khi xét thấy cần có sự đánh giá về chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận kết quả thanh tra thuế.  Bước 5 : Thay đổi, bổ sung nội dung thanh tra hoặc gia hạn thời gian thanh tra. Trong quá trình thanh tra thuế, có thể thay đổi, bổ sung nội dung đã ghi trong Quyết định thanh tra, hoặc gia hạn thời gian thanh tra không quá 30 ngày (nếu có nhiều tình tiết phức tạp) hoặc dừng cuộc thanh tra (nếu phát hiện đối tượng thanh tra có dấu hiệu phạm tội, chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự).  Bước 6 : Lập Biên bản thanh tra thuế.  Bước 7 : Công bố công khai Biên bản thanh tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thanh tra. Phần C - Xử lý kết quả sau thanh tra - gồm 04 bước  Bước 1 : Trưởng đoàn thanh tra thuế phải báo cáo kết quả thanh tra chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thanh tra; dự thảo kết luận; dự thảo Quyết định xử lý truy thu thuế; dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế để báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tra, trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế. 14  Bước 2 : Thủ trưởng Cơ quan Thuế phải ký kết luận thanh tra thuế chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Lãnh đạo bộ phận thanh tra; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.  Bước 3 : Kết luận thanh tra thuế; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế được giao trực tiếp cho người nộp thuế hoặc bằng thư bảo đảm có hồi báo cho Cơ quan Thuế biết người nhận các văn bản nêu trên.  Bước 4 : Kết luận thanh tra; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, Trưởng đoàn thanh tra phải nhập các tài liệu nêu trên vào hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ thanh tra thuế của ngành chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký kết luận thanh tra. Phần D - Tổng hợp báo cáo và lưu trữ tài liệu thanh tra thuế  Các loại báo cáo tổng hợp gồm + Báo cáo tổng hợp kế hoạch thanh tra. + Báo cáo điều chỉnh kế hoạch thanh tra. + Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra; kết quả thanh tra.  Thời gian báo cáo được quy định như sau + Báo cáo kế hoạch thanh tra: Cục thuế báo cáo Tổng cục trước ngày 10 tháng 01 hàng năm; Tổng cục báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 01 hàng năm. + Báo cáo điều chỉnh kế hoạch thanh tra: Cục thuế báo cáo Tổng cục trước ngày 10 tháng 10 hàng năm; Tổng cục báo cáo Bộ trước ngày 20 tháng 10 hàng năm. + Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra tháng, kết quả thanh tra tháng : Cục thuế báo cáo Tổng cục trước ngày 10 của tháng sau; Tổng cục báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng sau. + Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra quý, kết quả thanh tra quý: Cục thuế báo cáo Tổng cục trước ngày 15 của tháng đầu quý sau; Tổng cục báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 20 của tháng đầu quý sau. + Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra năm, kết quả thanh tra năm: Cục thuế báo cáo Tổng cục trước ngày 15 của tháng đầu năm sau; Tổng cục báo cáo Bộ trước ngày 20 của tháng đầu năm sau. 15 + Đối với các cục thuế có nhiều phòng thanh tra, Cục trưởng cục thuế giao cho 01 phòng thanh tra chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo của các phòng thanh tra để báo cáo Tổng cục.  Thời gian lưu giữ tài liệu thanh tra thuế được quy định như sau + Đối với hồ sơ thanh tra thuế được lưu giữ trong thời hạn 5 năm kể từ năm thực hiện thanh tra. + Đối với các báo cáo tổng hợp được lưu giữ trong thời hạn là 05 năm, kể từ năm báo cáo. 1.1.5.Phân biệt thanh tra thuế với kiểm toán Công tác thanh tra thuế và công tác kiểm toán có những điểm tương đồng, cụ thể như sau: Về quy trình thực hiện: Thanh tra thuế và kiểm toán độc lập hay kiểm toán Nhà nước đều phải có bước chuẩn bị (tìm hiểu đối tượng, thu thập thông tin, đánh giá rủi ro, dự kiến thời gian làm việc và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên); bước thực hiện công việc (thu thập bằng chứng về một hoặc nhiều cơ sở dẫn liệu Báo cáo tài chính (BCTC) như tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, phát sinh, tính đầy đủ, đánh giá, đo lường, trình bày và thuyết minh nhằm đưa ra kết luận), bước Biên bản và giao báo cáo cho đối tượng thanh tra. Về mục tiêu thực hiện: Thanh tra thuế và kiểm toán độc lập hay Kiểm toán Nhà nước đều hướng đến mục tiêu phát hiện các sai lệch, các hành vi gian lận, sai sót trên BCTC để từ đó kiến nghị hoặc đề xuất xử lý đối với những trường hợp vi phạm pháp luật thuế, nếu các hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì đề nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật nhằm góp phần tăng thêm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước (NSNN), là biện pháp răn đe, ngăn ngừa và làm giảm tình trạng ẩn lậu, trốn thuế của các doang nghiệp. Về phương pháp thực hiện: Tiến hành theo trình tự từ tổng hợp đến chi tiết; lựa chọn một hoặc kết hợp một số phương pháp thích hợp để thanh tra những nội dung cụ thể. Trong quá trình thực hiện cả hai đều phải vận dụng hợp lý các phương pháp thanh tra hoặc phương pháp kiểm toán, kiến thức và kinh nghiệm; thực hiện các thẩm quyền
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng