Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ (Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ ...

Tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ thực hiện tiễn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

.PDF
90
139
75

Mô tả:

(Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ thực hiện tiễn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ thực hiện tiễn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ thực hiện tiễn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ thực hiện tiễn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ thực hiện tiễn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ thực hiện tiễn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ thực hiện tiễn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ thực hiện tiễn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ thực hiện tiễn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ thực hiện tiễn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ thực hiện tiễn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ thực hiện tiễn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ thực hiện tiễn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------------- PHẠM MINH NGỌC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Lê Thanh Sang Hà Nội, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Nội dung luận văn “Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ thực hiện tiễn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh” là do chính sách tác giả độc lập nghiên cứu và hoàn thành. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 3 năm 2019 Tác giả luận văn Phạm Minh Ngọc MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO .............................................................................................................. 15 1.1. Cơ sở lý luận về chính sách nông nghiệp công nghệ cao .................................. 15 1.2. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ............... 21 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao..................................................................................................................... 27 1.4. Kinh nghiệm một số nước về thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao..................................................................................................................... 30 Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 33 Chương 2 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................................................................ 34 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao ..................................... 34 2.2. Đánh giá quá trình thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................... 39 Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 52 Chương 3 . PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................ 53 3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Thành phố phố Hồ Chí Minh.......................................... 53 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 54 3.3. Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh ............................ 59 Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 62 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 63 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao NNUDCNC Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân WTO World Trade Organization (Tổ chức Thương mại thế giới) ASEAN Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) Comprehensive and Progressive Agreement for Trans- CPTPP Pacific Partnership (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) HTX Hợp tác xã DN Doanh nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu 1.1: Nội dung chính sách phát triển NNCNC Biểu 1.2: Sơ đồ các bước thực hiện chính sách phát triển NNCNC Biểu 1.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng chính sách phát triển NNCNC Bảng 2.1: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Tp. Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi qua các năm Biểu 2.1: Cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp huyện Củ Chi năm 2018 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, không những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn sản xuất được nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu giá trị cao, góp phần nâng cao đời sống của nông dân, từng bước hiện đại đời sống nông thôn, tạo động lực lớn cho quá trình công nghiệp hoá đất nước. Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản xuất trong 10 năm (20082017) đạt 261,2 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm, riêng năm 2017 đạt 36,6 tỷ USD; qua đó cung cấp sinh kế cho hơn 10 triệu nông hộ (khoảng hơn 68% số dân), đóng góp khoảng 22% GDP cho nền kinh tế và đến 35% giá trị xuất khẩu; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại; tỷ trọng lao động nông nghiệp còn khoảng hơn 30% lao động xã hội [31]. Tuy nhiên, về cơ bản, nền nông nghiệp nước ta chưa bền vững; nền sản xuất còn manh mún, phụ thuộc nhiều vào sức lao động, tài nguyên thiên nhiên và hoá chất; khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm nông sản chưa cao, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định hướng; chưa hình thành có hiệu quả chuỗi giá trị nông sản xuất; cơ cấu, năng suất và tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa vào mô hình tăng trưởng theo chiều rộng. Vì vậy, đòi hỏi cấp thiết là thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó phát triển NNCNC, ứng dụng sâu rộng khoa học – công nghệ trong sản xuất, quản lý được coi là một giải pháp đột phá để đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại bền vững. Vấn đề phát triển NNCNC được đề cập trong nhiều diễn đàn và trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua. Đây được xem là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, là một quá trình lâu dài và là bộ phận quan trọng của tái cơ cấu tổng thể ngành nông nghiệp. Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, thu hút đầu tư vào sản xuất NNUDCNC, góp phần đưa NNUDCNC trở thành “làn sóng mới” trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, từng bước đáp ứng phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. 1 Củ Chi là huyện ngoại thành nằm về phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích tự nhiên 43.496 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp 28.228 ha. Trong thời gian qua, Huyện đã triển khai một số chính sách, chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật vào nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Nhờ mạnh dạn đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giá trị sản xuất trên 1ha của bà con nông dân Củ Chi đạt 258 triệu đồng mỗi năm (tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước)[32].Tuy nhiên, huyện Củ Chi cũng có những hạn chế và thách thức nhất định, đó là: bình quân giá trị sản xuất đất nông nghiệp còn thấp do nhiều diện tích không khai thác hiệu quả, bình quân chưa đến 300 triệu đồng/ha/năm[37]; chưa thiết lập được mô hình tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ thích ứng với cơ chế thị trường có hiệu quả; việc vận dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; tình trạng đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, các khu công nghiệp ngày càng nhiều ảnh hưởng đến tài nguyên đất, nguồn nước, môi trường sinh thái bị ô nhiễm… hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm sức cạnh tranh hàng hóa. Những hạn chế nêu trên tồn tại do một số nguyên nhân sau: Một là, hạn chế về tích tụ ruộng đất nước, quy mô diện tích đất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển NNCNC tại một số địa phương trên địa bàn huyện Củ Chi. Điều này hạn chế cơ giới hoá, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ cũng như việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá nông nghiệp. Hai là, một phần lớn giống mới về rau, hoa màu… cả máy móc, công nghệ phục vụ cho NNCNC đều phải nhập khẩu; vấn đề nhân lực qua đào tạo đáp ứng yêu cầu, làm chủ công nghệ vẫn còn thiếu hụt rất nhiều. Ba là, việc tiếp cận vốn cho nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều khó khăn, đặc biệt là thế chấp, xác nhận tài sản nhất là tài sản công nghệ cao trên đất làm tài sản thế chấp để vay vốn đầu tư cho NNCNC. Bốn là, vẫn còn nhiều hạn chế trong tìm kiếm, mở rộng, ổn định thị trường tiêu thụ nông sản, tính liên kết vùng trong sản xuất, tiêu thụ còn chưa tương xứng với mức độ đầu tư cho NNCNC trên quy mô lớn. Đặc biệt, một thách thức cho nông sản nước ta là về năng lực cạnh tranh khi gia nhập các thị trường lớn như: WTO, ASEAN, CPTPP… 2 Vì vậy, phát triển NNCNC trong nông nghiệp huyện Củ Chi đã và đang đặt ra nhu cầu bức thiết, không chỉ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp mà còn phải thích ứng với yêu cầu cao của thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, phát triển NNCNC trong nông nghiệp huyện có ý nghĩa lý luận và thực hiện tiễn sâu sắc, thể hiện trên các mặt sau đây: Thứ nhất, về phương diện lý luận: Hiện nay ở Việt Nam, những nghiên cứu về phát triển nông nghiệp hiện đại, NNCNC không phải một vấn đề mới, do đó, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về các vấn đề lý luận liên quan về phát triển NNCNC. Các công trình này về cơ bản đã đề cập đến khá đầy đủ, toàn diện khung lý thuyết liên quan đến NNCNC trong điều kiện phát triển của đất nước. Về phía huyện Củ Chi thời gian qua cũng đã triển khai nhiều đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu…, trên thực tế thực hiện cũng đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong phát triển NNCNC. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong tổ chức thực hiện, đồng thời phần lớn các đề tài, dự án, chương trình thiên về thực trạng về đề xuất giải pháp, do vậy, việc nghiên cứu lý luận, hay tổng kết lý luận qua thực tiễn phát triển NNCNC tại các địa phương nói chung và huyện Củ Chi nói riêng vẫn là một nội dung cần được quan tâm nghiên cứu. Thứ hai, về phương diện thực tiễn: Vấn đề nghiên cứu là cấp thiết, thể hiện trên các nội dung sau: Một, huyện Củ chi là huyện đi đầu của Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển NNCNC, nằm kề với Khu NNCNC nên được tận dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, được ưu tiên chuyển giao công nghệ mới để ứng dụng phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, đội ngũ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu từ Khu NNCNC là một sự hỗ trợ rất lớn về mặt hướng dẫn nâng cao tay nghề cho bà con nông dân. Hai, nghiên cứu thực tiễn phát triển NNCNC nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh vốn có của địa phương, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. 3 Ba là, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, từ những tồn tại, hạn chế, khó khăn trong quá trình phát triển NNCNC trên địa bàn huyện, do đó việc nghiên cứu đề tài là cấp thiết và góp phần giải quyết vấn đề của thực tiễn. Vì vậy, phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi đã và đang đặt ra nhu cầu bức thiết, không chỉ nhằm nâng cao chất lượng, nông sản và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp mà còn phải thích ứng với biến đổi khí hậu và quá trình hội nhập quốc tế. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, học viên chọn vấn đề “Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ thực tiễn huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn cao học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những công trình nghiên cứu cứu liên quan của học giả nước ngoài Liên quan đến nội dung nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, có nhiều công trình trên thế giới đã tiếp cận từ góc độ khác nhau, trong đó cũng có nhiều công trình đã đi sâu nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; cụ thể có một số công trình như sau: Báo cáo phát triển thế giới năm 2018 của Ngân hàng thế giới, với tiêu đề “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển” đã nêu bật vai trò của nông nghiệp là một công cụ không thể thiếu cho sự phát triển của thế giới. Báo cáo tập trung vào 3 vấn đề chính, đó là: Nông nghiệp góp phần thế nào cho phát triển; Công cụ hữu hiệu để sử dụng nông nghiệp vì sự phát triển. Cùng với sự mở rộng nhanh chóng thị trường, các sáng kiến về thể chế, về công nghệ khoa học, tất cả những điều đó đang mang lại nhiều cơ hội hấp dẫn để sử dụng nông nghiệp thúc đẩy phát triển. Báo cáo trên là một tài liệu giúp các chính sách phủ và cộng đồng quốc tế khi thiết kế và thực thi các chương trình nông nghiệp cho phát triển có các công cụ thực hiện đạt hiệu quả trong thực tiễn. Mohamed Behnassi, Shabbir A.Shasid (2011), “Sustainable Agricultural Development: Recent Approaches in Resources Management and EnvironmentallyBalanced Production Enhancement” (Phát triển nông nghiệp bền vững: Các phương pháp tiếp cận gần đây trong quản lý tài nguyên và tăng cường sản xuất cân bằng môi trường) đã đề cập đến việc khuyến khích thực hiện nông nghiệp bền vững như là một phương pháp tiếp cận hệ sinh thái một cách hài hoà trước những thách thức của các 4 vấn đề về khí hậu, năng lượng và tài nguyên của nhân loại. Theo đó, các công nghệ tiên tiến và nghiên cứu cần được phát triển để đảm bảo nông nghiệp bền vững và tăng năng suất sử dụng hệ thống phương pháp canh tác nông nghiệp theo hướng hiện đại. David Chikoye, Therese Gondwe, Nhamo Nhamo (2017), “Smart Technologies for Sustainable Smallhokder Agriculture: Upscaling in Developing Countries” (Công nghệ thông minh cho mô hình nông nghiệp nhỏ theo hướng bền vững: Tăng cường ở các nước đang phát triển) xác định các công nghệ nông nghiệp thông minh tích hợp (ICSAT) như một bộ các kỹ thuật và thực hành liên kết nhằm nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp với tác động tối thiểu đến môi trường. Các ICSAT này tập trung vào ba trụ cột chính, tăng sản lượng và thu nhập, thích ứng và khả năng phục hồi đối với biến đổi khí hậu và giảm thiểu phát thải nhà kính. Trong đó, khoảng trống nghiên cứu và cơ hội về công nghệ thông minh trong nông nghiệp là nội dung có vai trò đặc biệt quan trọng. Richard Duncombe (2018), “Digital Technologies for Agricultural and Rural Development in the Gobal South” (Công nghệ kỹ thuật cho phát triển nông nghiệp và nông thôn ở khu vực Nam Bán cầu). Cuốn sách này chia sẻ nghiên cứu và thực hành về xu hướng hiện tại trong công nghệ kỹ thuật cho phát triển nông nghiệp và nông thôn ở khu vực Nam Bán cầu. Các nội dung được cấu trúc xung quanh ba chủ đề chính sách: chia sẻ thông tin và kiến thức cho phát triển nông nghiệp, trung gian thông tin, kiến thức và tạo điều kiện thay đổi trong các hệ thống, thiết chế cho phát triển nông nghiệp. Với những đóng góp vượt xa chỉ là một quan điểm công nghệ, cuốn sách cũng cung cấp một xem xét các yếu tố xã hội – văn hoá và hình thức mới của tổ chức hay thể chế thay đổi trong môi trường nông nghiệp và nông thôn. Ngoài những công trình đã đề cập ở trên, còn nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề của đề tài, có thể thấy, về cơ bản các công trình này đã tiếp cận từ nhiều góc độ, góp phần chỉ rõ vai trò của phát triển nông nghiệp, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp một cách tương đối hệ thống và chi tiết. Đây là nguồn tư liệu tham khảo để học viên có cách nhìn đa chiều về phát triển nông nghiệp nói chung, về NNCNC nói riêng, từ đó lĩnh hội, bổ sung, phát triển các nội dung về lý luận và thực tiễn cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam cũng như cho việc thực hiện và hoàn thiện nghiên cứu của đề tài. 5 Những công trình nghiên cứu liên quan của học giả trong nước Tại Việt Nam, riêng đối với vấn đề phát triển nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững, hay cơ cấu lại ngành nông nghiệp cũng như NNCNC… là những vấn đề đã được các công trình nghiên cứu, dự án, chương trình ứng dụng thực hiện trong thời gian qua trên cơ sở định hướng lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, trong đó phải kể đến là: Chương trình Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã giai đoạn 20132018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013) bàn về vấn đề hỗ trợ các hợp tác xã trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại. Năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, trên cơ sở phân tích bối cảnh tác động đến ngành nông nghiệp, trong đó có ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế toàn cầu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra các hoạt động cụ thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Điểm nhấn quan trọng của quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao là “Quyết định số 176/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ v/v phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020” và Quyết định số 1895/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt “Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020”; ngoài ra còn có một số đề án như “Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng” (2012) và “Đề án tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững” (2013) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các đề án này đã chỉ ra nội dung, phương hướng, mục tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp xanh và ứng dụng công nghệ cao và đưa ra các giải pháp thực hiện. Nguyễn Thị Tố Quyên (2012), “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020” đã đưa ra các cơ sở lý luận và thực hiện tiễn về mô hình, kinh nghiệm cũng như bài học cho Việt Nam về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Qua đó góp phần phân tích những bối cảnh, cơ hội và thách thức cũng như những vấn đề tồn tại từ thực hiện trạng phát triển nông nghiệp từ năm 2000 đến 2010, nhìn nhận xu hướng phát triển của nông nghiệp, nông dân, 6 nông thôn ở Việt Nam thời gian tới, đồng thời đề xuất một số chính sách nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại đang đặt ra. Vũ Trọng Khải (2015), “Phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay: Những trăn trở và suy ngẫm”, cuốn sách tập hợp những bài viết liên quan đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn từ năm 2003 đến 2015 của tác giả. Cuốn sách đưa người đọc tiếp cận những vấn đề nóng bỏng một thời trong ngành nông nghiệp, trong đời sống nông thôn của Việt Nam, và cả nhiều vấn đề cho đến nay vẫn mang tính thời sự rất cao, như: tái cấu trúc hay xây dựng lại nền nông nghiệp Việt Nam, làm gì để gia tăng giá trị hạt gạo và thu nhập của người trồng lúa gạo ở Việt Nam hiện nay… Cuốn sách được chia làm 2 phần, trong mỗi chuyên mục, các bài viết được sắp xếp theo thời gian của các vấn đề đã nảy sinh trong thực tiễn quản lý nông nghiệp và nông thôn nước ta. Phạm S (2015), “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu tất yếu để hội nhập quốc tế” với tư cách vừa là nhà quản lý (hiện là Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng), vừa là nhà khoa học, tác giả đã đúc kết thực tiễn trong quá trình chỉ đạo sản xuất, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế để đi sâu phân tích làm sáng tỏ cơ sở khoa học về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tính tất yếu ứng dụng công nghệ cao, sản xuất quy mô lớn là con đường duy nhất để hiện đại hoá ngành nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh nông sản xuất trên thị trường quốc tế. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nhân lực, cần đầu tư nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới có tính thực tiễn cao và chính sách mang tính đột phá, nông nghiệp Việt Nam sẽ đạt được những thành tựu to lớn trong những năm tới. Song song với những kết quả nghiên cứu giới thiệu về những công nghệ vượt bậc đã tạo nên những thương hiệu nông nghiệp sản của các quốc gia có tầm ảnh hưởng quốc tế, tác giả còn khái quát quá trình triển khai NNUDCNC ở Việt Nam, đồng thời đề xuất những giải pháp sát thực tế khi triển khai chương trình NNUDCNC có hiệu quả ở Việt Nam. Một số bài viết về nghiên cứu NNCNC như: “Nông nghiệp công nghệ cao: Hướng đi tất yếu của nông nghiệp Việt Nam” của tác giả Đỗ Xuân Trường, Lê Thị Thu đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo (số 18 năm 2010) đã trình bày khái quát thực trạng phát triển nông nghiệp chất lượng cao ở các địa phương trên cả nước, trong 7 đó trình bày chi tiết thực trạng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Để phát triển NNCNC ở nước ta, bài viết đưa ra một số giải pháp: Thứ nhất, cần phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Nhà nước; Thứ hai, phải thay đổi phương thức, tập quán sản xuất xuất; Thứ ba, cần phát triển mạnh các hoạt động liên doanh, liên kết để bổ sung cho nhau cùng phát triển. Phạm Văn Hiển với bài viết “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam: Kết quả ban đầu với những khó khăn cần tháo gỡ” trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 12 năm 2014), đã đánh giá về kết quả ban đầu của nước ta hiện nay hình thành ba loại hình sản xuất NNCNC: các khu NNCNC, các điểm sản xuất NNCNC, các vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng công nghệ cao. Các mô hình trên đều đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển NNCNC gặp một số khó khặn và bất cập như: khó khăn về vốn đầu tư, khó khăn về tích tụ đất đai và cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; khó khăn về nguồn nhân lực; khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trần Thanh Quang với bài đăng “Về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta” trên Tạp chí Cộng sản (số 884 năm 2016) đã trình bày 3 kết quả ban đầu trong phát triển NNCNC ở nước ta như: đã hình thành được Khu NNCNC ở Tp. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và một số địa phương khác cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm chất lượng cao, các khu NNCNC được trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại cho năng suất cao gấp 3 lần phương pháp truyền thống, tạo được những vùng sản xuất chuyên nghiệp canh ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển NNCNC gặp một số khó khăn nhất định như: vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tích tụ đất đai và kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn, thị trường tiêu thụ sản phẩm, sự liên kết khoa học – công nghệ giữa các tỉnh, thành trong nước còn rời rạc. Đây là những vấn đề đặt ra để tìm giải pháp cụ thể tháo gỡ trong thời gian tới. Như vậy, với các công trình nghiên cứu đã được đề cập tổng hợp ở trên, nhìn chung, các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề của đề tài được các nhà nghiên cứu, các tác giả trong nước đề cập khá đa dạng về nội dung và cách thức tiếp cận. Qua đó, những nội dung nghiên cứu của tác giả đề cập đến trong đề tài về phát triển nông nghiệp, phát triển NNCNC, tiêu chí, nội dung, hình thức tổ chức… cũng được 8 luận giải sáng rõ hơn. Mỗi nghiên cứu lại có những giá trị tham khảo nhất định đối với tác giả trong quá trình thực hiện đề tài. Đánh giá khái quát kết quả các công trình đã công bố và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài Đánh giá khái quát các công trình mà tác giả đã đề cập Qua nghiên cứu, tìm hiểu các công trình khoa học liên quan đã được công bố của các học giả trong và ngoài nước, có thể thấy, vấn đề về phát triển nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trong đó đặc biệt là nội dung nghiên cứu về phát triển NNCNC đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý. Có thể đánh giá những công trình mà tác giả đã đề cập ở trên như sau: Một là, các công trình đều khẳng định vị trí, vai trò quan trọng và tích cực của ứng dụng khoa học công nghệ trong việc tăng năng suất, chất lượng đối với các sản phẩm nông nghiệp, qua đó hướng tới sự phát triển chung của ngành nông nghiệp trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia. Hai là, các công trình đã nghiên cứu các vấn đề mang tính chất lý luận với những quan điểm, nhận định khác nhau về phát triển nông nghiệp, nông nghiệp bền vững, NNCNC, nghiên cứu về hệ thống tiêu chí, mô hình, hoạt động… Về cơ bản, các nghiên cứu đã đáp ứng yêu cầu đặt ra theo nội dung, cách tiếp cận của mình. Các nội dung này được tác giả nghiên cứu tham khảo, sử dụng trong phần nghiên cứu về các cơ sở lý luận có liên quan cho đề tài. Ba là, đối với các công trình nghiên cứu về NNCNC đã tập trung luận giải các đặc điểm, đặc trưng, yếu tố cấu thành, các điều kiện, tiêu chí trong đánh giá, phân loại mô hình về NNCNC. Trong đó, nghiên cứu thực tế được cụ thể hoá thông qua việc đánh giá thực trạng, kết quả, thành tựu cũng như chỉ ra các hạn chế, tồn tại trong NNCNC có gắn trên cơ sở phân tích các đặc điểm, điều kiện của địa phương, thể hiện phần lớn qua các nghiên cứu của học giả, tác giả trong nước. Bốn là, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến giải pháp nâng cao hiệu quả trong tổ chức, cơ cấu ngành nông nghiệp, trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ… Các giải pháp đó trong thực tế đã là những giải pháp cơ bản và thiết thực nhất góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững nói chung, phát triển NNCNC nói riêng. 9 Có thể nhận thấy, đề tài nông nghiệp và phát triển nông nghiệp, trong đó có NNCNC không chỉ nhận được sự quan tâm mà đây còn là đề tài có sức hấp dẫn, cần được tiếp tực nghiên cứu của học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước góp phần giải quyết các vấn đề cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài Từ những hạn chế của các tài liệu tổng thuật, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những khoảng trống mà đề tài cần tiếp tục nghiên cứu, đó là: - Hoàn thiện cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển NNCNC. - Phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc triển khai, thực hiện chính sách phát triển NNCNC để rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. - Đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi trên các nội dung đã xác định và từ đó đưa ra các định hướng giải pháp cụ thể. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá khách quan quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện đến năm 2020, tầm nhìn 2025. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài có 04 nhiệm vụ sau đây: - Thứ nhất, quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi diễn ra như thế nào? - Thứ hai, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi? - Thứ ba, chính sách phát triển NNCNC có đem lại những chuyển biến tích cực về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Củ Chi hay không? Những mặt được, hạn chế, khó khăn từ quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện? Nguyên nhân? Góp ý cho chính sách? - Thứ tư, làm cách nào để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh? 10 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu vào quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC. Phạm vi không gian: Huyện Củ Chi và tập trung khảo sát thực địa một số mô hình nổi bật có chất lượng, hiệu quả Phạm vi thời gian: Phần nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách phát triển NNCNC huyện Củ Chi giai đoạn 2015-2018. Phần đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi đến năm 2020, tầm nhìn 2025. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Các phương pháp này là phương pháp cơ bản được sử dụng hiệu quả trong việc nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chính sách phát triển NNCNC. Phương pháp phân tích được sử dụng để làm rõ các khía cạnh cần nghiên cứu, hướng nghiên cứu, hoạt động cần thực hiện. Phương pháp so sánh được sử dụng để nghiên cứu thực tiễn các nước, các địa phương so sánh với thực tiễn huyện Củ Chi, chọn lọc, vận dụng những kinh nghiệm phù hợp. Phương pháp so sánh cũng được áp dụng cho các vùng miền, so sánh giữa các địa phương…để tìm ra điểm khác biệt và nguyên nhân của nó. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng kết quá trình làm việc, tổng kết kết quả nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tư liệu thứ cấp: Phương pháp này được sử dụng để thu thập, khai thác, tổng hợp thông tin từ các nguồn có sẵn có liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các công trình nghiên cứu từ các nhà khoa học, các báo cáo, thống kê, kết quả điều tra… của chính quyền, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân có lien quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp điều tra thực địa 11 Phương pháp điều tra thực địa nhằm thu thập những tư liệu thực tế về nhận thức, đánh giá, nguyện vọng của các đối tượng được điều tra về thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi. Phương pháp điều tra này cũng được sử dụng để thông qua đó thu thập số liệu nhằm phục vụ việc phân tích, nhận diện được những yêu cầu, thách thức của quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi. Thực hiện phương pháp điều tra thực địa, tác giả dự kiến phỏng vấn trực tiếp một số đối tượng để thu thập thông tin. Cụ thể dự kiến: + Nhóm 1: Cán bộ huyện liên quan đến việc việc triển khai thực hiện chính sách phát triển NNCNC. Trong đó gồm có: Đại diện chính quyền (01 người thuộc phòng kinh tế huyện (người phụ trách mảng nông nghiệp), 01 cán bộ thuộc Khu Nông nghiệp công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh. + Nhóm 2: Nông dân, HTX, Doanh nghiệp có mô hình NNCNC. Trong đó, ở mỗi mô hình chọn 01 đại diện, cụ thể như: Mô hình trồng lan: 01 đại diện; mô hình trồng rau ăn lá: 01 đại diện; mô hình trồng rau ăn quả: 01 đại diện; mô hình chăn nuôi bò: 01 đại diện; mô hình chăn nuôi heo: 01 đại diện. - Địa điểm khảo sát: Địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Các phương pháp phân tích thông tin Sau khi kết quả điều tra được xử lý, tiến hành phân tích thông tin trên cơ sở của sự kết hợp giữa các phương pháp định tính và định lượng. - Phương pháp phân tích văn bản: Đây là phương pháp dùng để phân tích, nhận định đánh giá các văn bản. Phương pháp này áp dụng kết hợp với nghiên cứu văn bản thứ cấp. Nếu nghiên cứu văn bản thứ cấp chú trọng sưu tầm, tập hợp và dịch thuật thì phương pháp phân tích văn bản đi sâu vào nội dung, tổng hợp và đưa ra nhận định tổng quát. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Được sử dụng để nghiên cứu một số trường hợp điển hình. Sau khi đã thu thập được các số liệu, các thông tin chung, tác giả cần phân tích và đối chiếu các thông tin đối với thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận, góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về vấn đề thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở Việt Nam hiện nay. 12 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo, cung cấp các luận cứ khoa học để các cơ quan liên quan có cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về NNCNC và thực hiện chính sách phát triển NNCNC. Chương 2: Đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. 13 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 1.1. Cơ sở lý luận về chính sách nông nghiệp công nghệ cao 1.1.1. Khái niệm nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp Việt Nam là một nền nông nghiệp đa dạng, phong phú bởi điều kiện tự nhiên thuận lợi, được biểu hiện qua sự phân bố lãnh thổ nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước kéo theo tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng làm cho diện tích đất canh tác trên đầu người có xu hướng giảm mạnh. Bên cạnh đó, phương thức sản xuất của nông dân còn lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún. Việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp bền vững, năng suất hiệu quả, chất lượng với hàm lượng công nghệ cao chính là xu hướng phát triển của nông nghiệp nước ta trong tình hình mới. Phát triển NNCNC là yêu cầu tất yếu để hội nhập quốc tế, và đặc biệt hơn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, khi công nghệ thông tin, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển và có nhiều ứng dụng vào trong sản xuất nhằm công nghiệp hóa ngành sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu sự lệ thuộc vào tự nhiên. Thuật ngữ công nghệ cao (HighTech) đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới không chỉ trong ngành nông nghiệp mà còn ở các ngành khoa học công nghệ khác. Ở nước ta, về mặt pháp lý cũng đã có thay đổi trong cách định nghĩa về công nghệ cao. Theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 về việc ban hành Quy chế Khu công nghệ cao: “công nghệ cao là công nghệ được tích hợp từ các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, có khả năng tạo ra sự tăng đột biến về năng suất lao động, tính năng, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá, hình thành các ngành sản xuất hoặc dịch vụ mới có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng” [2]. Sau khi Luật Công nghệ cao được ban hành và có hiệu lực từ 01/07/2009, công nghệ cao được định nghĩa lại là “công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan