Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ thế giới sông nước trong ca dao đồng bằng sông cửu long...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ thế giới sông nước trong ca dao đồng bằng sông cửu long

.PDF
226
13
144

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Sú A Muối THẾ GIỚI SÔNG NƯỚC TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Sú A Muối THẾ GIỚI SÔNG NƯỚC TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Thành phố Hồ Chí Minh – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin và số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu luận văn là trung thực. Các luận điểm, dữ liệu khi mượn đều được trích dẫn của tác giả đầy đủ, còn lại là kết quả của riêng tôi nghiên cứu. Tác giả Sú A Muối LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Điệp – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã rất tận tâm, nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của : - Quý thầy cô giáo - Phòng sau Đại học Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh - Các cơ sở cung cấp dữ liệu (thư viện- trang web- các bài báo- các cá nhân có tài liệu hỗ trợ) - Gia đình, người thân - Bạn bè gần xa, đồng nghiệp … Tác giả Sú A Muối MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ........................................................ 12 1.1. Khái quát về vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long ............................... 12 1.1.1. Địa lí ................................................................................................ 12 1.1.2. Lịch sử hình thành ........................................................................... 12 1.1.3. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 14 1.1.4. Con người ........................................................................................ 16 1.2. Khái quát về ca dao vùng Đồng bằng sông Cửu Long ......................... 19 1.2.1. Vài nét về ca dao ............................................................................. 19 1.2.2. Giới thiệu về ca dao Đồng bằng sông Cửu Long ............................ 23 1.2.3 Vài nét về thế giới sông nước trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long ......................................................................................... 25 1.2.4. Tình hình nguồn tư liệu khảo sát..................................................... 27 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 30 Chương 2. PHÂN LOẠI VÀ MIÊU TẢ THẾ GIỚI SÔNG NƯỚC TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG......... 31 2.1. Các số liệu thống kê .............................................................................. 31 2.1.1. Bảng số liệu ..................................................................................... 31 2.1.2. Nhận xét chung................................................................................ 31 2.2. Miêu tả ................................................................................................... 32 2.2.1. Nhóm hiện tượng tự nhiên liên quan trực tiếp đến thế giới sông nước trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long ............................... 32 2.2.2. Nhóm thực vật liên quan đến thế giới sông nước trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................. 42 2.2.3. Nhóm động vật liên quan đến thế giới sông nước trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................. 50 2.2.4. Nhóm đồ vật liên quan đến thế giới sông nước trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................. 61 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 71 Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VÀ GIÁ TRỊ CỦA THẾ GIỚI SÔNG NƯỚC TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ...................................................... 72 3.1. Nghệ thuật thể hiện thế giới sông nước trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long ...................................................................................... 72 3.1.1. Nghệ thuật tu từ ............................................................................... 72 3.1.2. Nghệ thuật biểu trưng ...................................................................... 86 3.1.3. Công thức ngôn từ truyền thống ..................................................... 90 3.2. Giá trị của thế giới sông nước trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................................................... 93 3.2.1. Góp phần tạo nên hình ảnh phong phú cho ca dao ......................... 93 3.2.2. Góp phần lưu giữ thế giới sông nước từ đời thực vào trong ca dao ............................................................................................... 96 3.2.3. Góp phần khắc họa văn hóa sông nước của người Việt trong ca dao ............................................................................................... 99 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 106 KẾT LUẬN................................................................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 109 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long - Nxb : Nhà xuất bản - TGSN : thế giới sông nước - VHDG : văn học dân gian DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê tần suất xuất hiện các nhóm hình ảnh thuộc TGSN trong ca dao ĐBSCL .................................................................... 31 Bảng 2.2. Thống kê tần suất xuất hiện các hiện tượng tự nhiên liên quan trực tiếp đến TGSN trong ca dao ĐBSCL ................................... 32 Bảng 2.3. Thống kê tần suất xuất hiện của nhóm thực vật liên quan đến TGSN trong ca dao ĐBSCL ......................................................... 43 Bảng 2.4. Thống kê tần suất xuất hiện các hình ảnh thuộc nhóm động vật liên quan đến TGSN trong ca dao ĐBSCL ............................ 51 Bảng 2.5. Thống kê tần suất xuất hiện các loại cá trong ca dao ĐBSCL ..... 52 Bảng 2.6. Thống kê tần suất xuất hiện các hình ảnh thuộc nhóm đồ vật thuộc TGSN trong ca dao ĐBSCL ............................................... 62 Bảng 3.1. Thống kê so sánh trong một số bài ca dao ĐBSCL ..................... 73 Bảng 3.2. Thống kê ẩn dụ trong một số bài ca dao ĐBSCL ........................ 79 Bảng 3.3. Thống kê nhân hóa trong một số bài ca dao ĐBSCL ................... 84 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất dài, rộng, nằm tận cùng cực Nam tổ quốc. Đây là một vùng đất được khai hoang, mở đất từ khá lâu đời, cách đây khoảng 400 năm. Trải qua một thời kì lịch sử đầy biến động, khó khăn, cho đến nay ĐBSCL dần khẳng định được vị trí của mình trên tấm bản đồ Việt Nam cũng như trong lòng mỗi con người Việt. Nhắc đến ĐBSCL người ta dễ dàng liên tưởng đến cả một vùng quê sông nước. Nơi đây hội tụ những con sông lớn, nhỏ mang đầy phù sa đã tạo điều kiện cho cả một TGSN trù phú hình thành và phát triển. Trong kho tàng VHDG Việt Nam, ca dao là một trong những thể loại giữ vị trí vô cùng quan trọng. Bởi ca dao là tiếng nói phản ánh đời sống tâm tư, tình cảm, đời sống xã hội, là nơi lưu giữ những giá trị vật chất lẫn tinh thần của nhân dân lao động. Vì vậy, rất nhiều công trình đã đi sâu khai thác, nghiên cứu ca dao trên nhiều bình diện khác nhau. Trong đó, thế giới các sự vật, hiện tượng luôn là nguồn cảm hứng không bao giờ cạn trong nghiên cứu. Đặc biệt, để nghiên cứu bộ phận ca dao của một vùng đất, thế giới sự vật, hiện tượng trở thành tiêu chí tạo lập cách nhìn khái quát, toàn diện hơn về sự hình thành, phát triển của vùng đất ấy. Cùng nguồn mạch đó, ca dao ĐBSCL chứa đựng một TGSN với các sự vật, hiện tượng đa dạng và phong phú; phản ánh quá trình làm ăn, sinh sống của con người lao động nơi miền quê sông nước. Là người có tình yêu sâu sắc với những câu ca dao đằm thắm, trữ tình, êm dịu, chúng tôi quyết định chọn đề tài Thế giới sông nước trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long để tiếp nhận và nghiên cứu. Từ đề tài này giúp chúng tôi hiểu thêm về ca dao, cắt nghĩa được giá trị lâu đời của những câu ca dao đặc biệt là ca dao vùng ĐBSCL. Hơn hết trong quá trình nghiên cứu đề tài bản thân người viết có cơ hội tiếp cận gần hơn với vùng đất, con người và những nét riêng về văn hóa vùng đất ĐBSCL. 2 Hiện nay, ca dao được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn bậc Đại học và Trung học với số lượng tác phẩm đáng kể. Được sự đánh giá cao, ca dao càng ngày càng chứng minh giá trị của mình trong một thời đại đầy biến đổi. Hiện là một giáo viên dạy văn, bản thân tôi nhìn thấy nghiên cứu đề tài này là một việc rất cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học. Những kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ giúp tôi học tập và giảng dạy tốt hơn các tác phẩm ca dao trong nhà trường. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố làm nên thế giới sông nước trong ca dao ĐBSCL. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khảo sát, nghiên cứu của đề tài luận văn là kho tàng ca dao ĐBSCL từ truyền thống đến hiện đại, nghiên cứu ca dao của dân tộc Việt. Nguồn tư liệu tác phẩm được sưu tầm từ: - Văn học dân gian Bến Tre của tác giả Nguyễn Phương Thảo, Hoàng Thị Bạch Liên, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội, 1988. - Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long của Khoa ngữ văn Đại học Cần Thơ, Nxb Giáo dục Hà Nội, 1997. - Văn học dân gian Sóc Trăng của tác giả Chu Xuân Diên, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2002. - Văn học dân gian Bạc Liêu của tác giả Chu Xuân Diên, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2003. - Văn hóa dân gian Cần Thơ của tác giả Trần Phỏng Diều, Nxb Mỹ Thuật Hà Nội, 2016. - Văn học dân gian Tiền Giang của tác giả La Mai Thi Gia (chủ biên), Phan Xuân Viện, Lê Thị Thanh Vy, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2019. 3 - Ca dao Đồng Tháp Mười của tác giả Đỗ Văn Tân, Sở văn hóa thông tin Đồng Tháp, 1984. - Ca dao hò vè trên đất Kiên Giang của tác giả Trương Thanh Hùng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2016. - Văn học dân gian An Giang của tác giả Nguyễn Ngọc Quang (chủ biên), Phan Xuân Viện, Nguyễn Hữu Ái, La Mai Thi Gia, Lê Thị Thanh Vy, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2016. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình khảo sát tư liệu nhằm hỗ trợ việc nghiên cứu chúng tôi thống kê được một số công trình, đề tài có thể giúp ích cho việc nghiên cứu của mình như sau: - Các công trình sưu tập ca dao ĐBSCL. - Các công trình nghiên cứu, bài viết về yếu tố sông nước trong ca dao ĐBSCL. - Một số luận văn cao học thực hiện đề tài về ca dao ĐBSCL hoặc trong phạm vi các tỉnh thuộc ĐBSCL. - Các bài báo văn nghệ, tạp chí nghiên cứu văn học… được đăng trên các website. Từ những tư liệu thu thập được, chúng tôi quyết định chia thành hai nhóm tài liệu chính trong lịch sử vấn đề như sau: 3.1. Nhóm thứ nhất bao gồm những công trình nghiên cứu về ca dao ĐBSCL nói chung Công trình Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long (1997) của Khoa ngữ văn Đại học Cần Thơ, Nxb Giáo dục đã công bố những tư liệu sưu tầm được từ vùng ĐBSCL bao gồm: các thể loại văn xuôi dân gian và các thể loại văn vần dân gian. Ở thể loại ca dao - dân ca, nhóm tác giả đã sưu tầm được 1825 bài ca dao- dân ca thuộc vùng đất ĐBSCL. Trong mục Các thể loại văn vần dân gian, tác giả đã đưa ra nhận xét về nội dung ca dao - dân ca 4 ở ĐBSCL như sau: “Ca dao - dân ca ở đây ghi lại một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nhưng giàu có sản vật, luôn ưu đãi con người. Điều đáng lưu ý là thiên nhiên có một lực hút cực mạnh đối với tất cả các thể loại văn học dân gian ĐBSCL và đặc biệt là đối với ca dao – dân ca. Thiên nhiên vừa là đối tượng phản ánh, vừa là phương tiện nghệ thuật của ca dao - dân ca” (Khoa Ngữ văn Đại học Cần Thơ, 1997). Bùi Thị Tâm - tác giả luận văn thạc sĩ với đề tài Những đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long (1998) đã nghiên cứu sự phong phú và đa dạng của lớp từ ngữ mang sắc thái địa phương, đặc điểm câu và câu thơ trong ngôn ngữ ca dao Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, luận văn cũng đề cập một số công thức mang ý nghĩa biểu trưng như so sánh, ẩn dụ mặc dù công công trình không đi sâu nghiên cứu các phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao nhưng đã tạo điều kiện để chúng ta hiểu sâu sắc hơn về vẻ đẹp của vùng đất, ca dao ĐBSCL. Từ đó góp phần làm phong phú, đa dạng hơn giá trị của ca dao dân tộc cũng như vẻ đẹp đời sống tinh thần của nhân dân lao động vùng ĐBSCL. Trong luận văn Thạc sĩ với đề tài Khảo sát ca dao – dân ca Bến Tre (2009), Đặng Thị Thuỳ Dương cho rằng ca dao- dân ca Bến Tre phản ánh sinh động cảnh quan thiên nhiên như: địa hình, cây cối, loài vật và những đặc sản trên vùng đất. Ca dao- dân ca Bến Tre còn phản ánh đậm nét chân dung con người Bến Tre trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong đời sống tình cảm hàng ngày. Về nghệ thuật, tác giả đi vào khảo sát một số phương diện: thể thơ, ngôn ngữ và kết cấu, từ đó làm nổi bật lên đặc điểm của ca daodân ca Bến Tre. Tại luận văn Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Bến Tre qua một số thể loại tiêu biểu (2012), tác giả Huỳnh Văn Sang đã khái quát vùng đất và con người Bến Tre, khái quát về diện mạo ca dao Bến Tre, nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của VHDG Bến Tre qua một số thể loại tiêu biểu như: truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ca dao. Trong số đó, ở mục một số 5 đặc điểm và giá trị của thể loại ca dao, tác giả đưa ra nhận xét của mình về hình thức diễn xướng, đề tài và kết cấu của ca dao Bến Tre. Từ đó, tác giả đưa ra kết luận:“Ca dao- dân ca Bến tre phát triển mạnh mẽ. Một đặc điểm có thể nhìn thấy ở ca dao- dân ca vùng đất này chính là sự tồn tại gắn liền với quá trình diễn xướng mạnh mẽ, phong phú của nó với đa hình thức: hò, lí, hát ru… Đề tài của ca dao- dân ca Bến Tre rất phong phú và nổi bật: cảnh quan thiên nhiên, tình yêu nam nữ. Trong mỗi đề tài này, ca dao- dân ca Bến Tre đều thể hện được những nét riêng của mình.” (Huỳnh Văn Sang, 2012). Tại công trình Văn hóa dân gian Cần thơ (2016), Nxb Mỹ thuật, Hà Nội, tác giả Trần Phỏng Diều đã giới thiệu bao quát các thể loại VHDG tại Cần Thơ: ca dao, hò, vè… Đồng thời trong công trình này, tác giả công bố những tác phẩm sưu tầm ứng với từng thể loại nói trên. Ở mục ca dao tác giả giới thiệu về những thuật ngữ về ca dao, bên cạnh đó đã sưu tầm được 75 bài ca dao. Tuy số lượng không nhiều nhưng cũng đóng góp một phần vào tư liệu khảo sát trong công trình của chúng tôi. Trong công trình Văn hóa dân gian vùng Đồng Tháp Mười ở mục ca dao, hò, vè, thơ rơi… Tác giả Nguyễn Hữu Hiếu đã đưa ra nhận định của mình về thiên nhiên trong ca dao Đồng Tháp Mười: “Qua thiên nhiên ca dao chúng ta thấy cả một khung cảnh tự nhiên hoang dã của Đồng Tháp Mười mấy trăm năm trước, nhưng dồi dào phong phú, đa dạng nguồn lợi, trên đó con người đổ mồ hôi khó nhọc khai thác, chiến đấu bảo vệ giữ gìn. Tình cảm đối với thiên nhiên và con người là đề tài chính. Tuy nhiên với cảnh quan sông nước, hiền hòa đồng ruộng sông dài, ca dao, dân ca Đồng Tháp Mười không có những giai điệu dồn dập, mạnh mẽ, mà đằm thắm dịu dàng…” (Nguyễn Hữu Hiếu, 2019). Công trình Văn học dân gian Tiền Giang (2019) của nhóm tác giả La Mai Thi Gia (chủ biên), Phan Xuân Viện, Lê Thị Thanh Vy bao gồm 2 tập là những thể loại VHDG tại Tiền Giang. Tập 1 bao gồm các thể loại câu đố, tục 6 ngữ, truyện kể dân gian, tập 2 gồm ca dao dân ca và vè. Ở mục ca dao dân ca, nhóm tác giả đưa ra nhận xét về ca dao dân ca Tiền Giang như sau:“Ca dao dân ca Tiền Giang là lời ca hát của người dân nơi đây về tình yêu xứ sở, là niềm trân quý tự hào về vùng đất, sản vật và con người ở nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đồng thời nội dung của các câu ca cũng thể hiện da dạng những đặc trưng về thiên nhiên, phong cảnh của vùng đất Nam Bộ cũng như tính cách và lối sống của con người Nam Bộ nói chung” (La Mai Thi Gia,…, 2019). 3.2. Nhóm thứ hai bao gồm các công trình nghiên cứu đề cập đến thế giới sông nước trong ca dao ĐBSCL Công trình Ca dao- dân ca Nam Bộ (1984) của nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tuấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, Nxb TP. Hồ Chí Minh đã đề ra những vấn đề chung về ca dao Nam bộ. Trong đó tác giả đã đề cập đến những khía cạnh thế giới tự nhiên hình thành ca dao- dân ca Nam Bộ, giúp ca dao Nam Bộ không bị hòa lẫn với với các miền khác của đất nước: “Thiên nhiên Nam Bộ mang nhiều sắc thái độc đáo rất dễ phân biệt với các vùng miền khác của đất nước. Đây là xứ sở của đồng lúa, vườn cây và sông ngòi… Sông ngòi chằng chịt cho đất phù sa, cho người tôm cá, nước uống, khơi gợi ý thơ.” (Bảo Định Giang,…, 1984). Với đề tài Hình ảnh sông nước Nam Bộ qua ca dao dân ca (1992), tác giả Lê Ngọc Trinh cho rằng sông - nước như một “hằng số” lặp đi lặp lại trong thơ ca dân gian Nam Bộ làm nên một nét văn hóa đặc thù, làm nên một diện mạo riêng biệt không lẫn vào đâu được. Trong luận văn Thạc sĩ với đề tài Thiên nhiên trong ca dao - dân ca trữ tình Nam Bộ (1997), Trần Thị Diễm Thúy đã nghiên cứu tính chất phong phú, đa dạng của những hình tượng thiên nhiên liên quan đến: sông nước, miệt vườn, ruộng rẫy, các hiện tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ… Đặc biệt, bài viết đề cập rất cụ thể về thế giới nghệ thuật trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ: thiên nhiên và 7 các nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, biểu tượng… Tác giả xác định: “thiên nhiên thay đổi trong tiến trình khai phá thì văn hóa dân gian cũng in dấu rõ nét”. Đề tài đã góp phần tìm hiểu những đặc điểm riêng của văn hóa vùng đất Nam Bộ. Trong bài viết Câu- cá trong ca dao Nam Bộ được đăng trên báo Cần Thơ online ngày 19/01/2008, tác giả Trần Văn Nam đã khảo sát hình ảnh “cá, câucá” chủ yếu trên phương diện phương tiện nghệ thuật của ca dao. Với tư cách phương tiện nghệ thuật, trong quá trình biểu trưng hóa (quá trình chuyển nghĩa để những hình ảnh trở thành những ẩn dụ, những biểu trưng nghệ thuật) hình ảnh cá, câu- cá với những nét nghĩa biểu trưng của nó, đã để lại dấu ấn văn hóa của cư dân nông nghiệp vùng sông nước Nam bộ rõ rệt. Bài viết Hình ảnh cây bần trong ca dao của tác giả Duy Khôi đăng trên báo Cần thơ online (2009), tác giả Duy Khôi đã làm nổi bật ý nghĩa của cây bần và khẳng định giá trị của loài cây thận thuộc, gần gũi với hình ảnh con người ĐBSCL: “Ca dao Nam bộ là một bộ phận có ý nghĩa quan trọng trong ca dao người Việt nói riêng và Văn học dân gian nói chung. Ca dao thấm nhuần trong tâm hồn con người bằng cái tình quê dung dị, hiền hòa. Với ngôn ngữ dân gian của xứ sở “muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lềnh tựa bánh canh”, người dân Nam bộ đã góp nhặt những tiếng nói ân tình cho tâm hồn người Việt bằng những hình ảnh quen thuộc mang tính biểu trưng của vùng sông nước Cửu Long. Nổi bật ở vùng đồng bằng châu thổ Cửu Long là sự có mặt của hình ảnh cây bần, một loại cây rất gần gũi với bà con Nam bộ. Cây bần là loại cây đặc thù ở vùng đất bồi lắng phù sa này” (Duy Khôi, 2009). Ở đề tài tốt nghiệp Đại học Hình tượng sông nước trong trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ (2011), khoa Sư phạm, trường Đại học Cần Thơ, tác giả Huỳnh Bé Tâm đã khảo sát, thống kê các hình tượng thuộc TGSN trong ca dao- dân ca trữ tình Nam Bộ như: hình tượng tự nhiên, hình tượng liên quan sông nước là động vật, thực vật… Từ đó trình bày những biểu hiện của hình 8 tượng thiên nhiên liên quan đến sông nước theo chủ đề thể hiện đặc trưng văn hóa sông nước Nam Bộ. Tóm lại, qua đề tài tác giả khẳng định hình tượng sông nước trong ca dao trữ tình Nam bộ rất phong phú và đa dạng. Dường như các hình tượng đã thể hiện đầy đủ tất cả những tâm tư, tình cảm của con người nơi đây. Trong luận văn Thạc sĩ với đề tài Yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ (2015), Trường Đại học Trà Vinh, tác giả Đoàn Thị Thùy Hương đã trình bày khái quát về lịch sử hình thành, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm cư dân, đặc trưng văn hóa và văn học dân gian Nam Bộ. Bên cạnh đó, tác giả còn đi vào phân tích các biểu biểu hiện của yếu tố sông nước trong ca dao Nam Bộ thông qua các từ ngữ liên quan như: tôm, cá, ghe, xuồng… Từ việc thống kê, phân tích các yếu tố sông nước, tác giả đưa ra nhận xét: “Sông nước là một đặc trưng không thể thiếu của vùng Nam Bộ”. “Ca dao Nam Bộ thường mượn sông nước để phản ánh đời sống sinh hoạt, đời sống tinh thần và đời sống tình cảm của dân cư Nam Bộ”. Về nghệ thuật của yếu tố sông nước trong ca dao Nam Bộ, tác giả cho thấy yếu tố sông nước có vai trò quan trọng trong việc phản ánh văn hóa trong ca dao. Mặt khác “sông nước còn là biểu tượng nghệ thuật tiềm tàng”, “sông nước có những khả năng biểu trưng hóa nghệ thuật khác nhau” (Đoàn Thị Thùy Hương, 2015). Qua công trình Sông nước trong đời sống văn hóa Nam Bộ (2017), Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội, tác giả Nguyễn Hữu Hiếu đã đi sâu phân tích hình ảnh ý nghĩa của sông nước trong đời sống văn hóa của con người Nam Bộ. Trong đó ở mục hình ảnh sông nước qua ca dao, tác giả đã đưa ra nhận định “trong những mối quan hệ nhất định với một yếu tố thiên nhiên khác, sông nước biểu đạt những ý niệm về các mối quan hệ tương quan nhiều mặt” (Nguyễn Hữu Hiếu, 2017). Rõ ràng sông nước gắn liền với những yếu tố tự nhiên liên quan đến nó và biểu đạt những mối quan hệ như: tình cảm, gia đình, vợ chồng… 9 Tác giả Trần Minh Thương với bài viết Văn hóa sông nước miền Tây Nam Bộ (2017) đã khắc họa nổi bật hai khía cạnh của Văn hóa sông nước miền Tây Nam Bộ: đời sống văn hóa vật thể và đời sống văn hóa phi vật thể. Từ đó đời sống sông nước của những người dân nơi đây được hiện lên một cách rõ nét, sống động và mang nhiều giá trị văn hóa. Cũng trong công trình này tác giả đã đề cập đến một phần nhỏ dấu ấn sông nước qua ca dao dân ca Tây Nam Bộ, sông nước ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và văn hóa của con người vùng đất này. Nhìn chung, các công trình trên đây đã nghiên cứu ca dao vùng đất này trên những bình diện khác nhau. Có thể khẳng định các công trình này có những phát hiện, khám phá mới. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là những nghiên cứu ở khía cạnh nào đó về ca dao ĐBSCL, nghĩa là vẫn chưa có công trình nào khảo sát, miêu tả, phân tích một cách đầy đủ, hệ thống toàn bộ TGSN trong ca dao ĐBSCL. Vì thế, trên cơ sở kế thừa ý kiến của những nhà nghiên cứu, chúng tôi chọn đề tài Thế giới sông nước trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long làm đề tài nghiên cứu. Đề tài này sẽ gúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện về những đóng góp của TGSN vào ca dao ĐBSCL nói riêng và kho tàng ca dao Việt Nam nói chung. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như sau: - Phương pháp khảo sát - thống kê: Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát những tài liệu chứa đựng những câu ca dao thuộc vùng ĐBSCL, từ đó sẽ thống kê những biểu hiện của thế giới sông nước thông qua các từ ngữ liên quaN nhằm làm rõ đề tài. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích hình ảnh, ngôn từ trong ca dao để có cái nhìn chi tiết hơn về giá trị của các yếu tố sông nước trong ca dao. Từ đó, khái quát những vấn đề trọng tâm, khai thác luận điểm chính, tìm 10 luận cứ bổ sung chi tiết cho luận điểm ấy nhằm tổng hợp lại để có cái nhìn tổng quan hơn. - Phương pháp so sánh- đối chiếu: Cùng với phương pháp thống kê, chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu các hình ảnh thuộc các nhóm trong TGSN ca dao ĐBSCL. Sử dụng phương pháp này, chúng tôi có cái nhìn khái quát hơn về TGSN trong ca dao ĐBSCL. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Bên cạnh việc sử dụng vốn lí thuyết về văn học dân gian, chúng tôi còn vận dụng những kiến thức về Văn hóa học, Địa lý học, Lịch sử học, Xã hội học,… nhằm tìm tòi và khám phá những giá trị nổi bật của đề tài. 5. Đóng góp của đề tài - Miêu tả, khắc họa thế giới sông nước trong ca dao ĐBSCL. - Làm rõ đặc điểm, chức năng của thế giới sông nước trong ca dao ĐBSCL nói riêng và ca dao nói chung. Qua đó có cái nhìn sâu sắc hơn về đời sống văn hóa tinh thần con người ĐBSCL. - Góp phần bảo tồn bộ phận VHDG ở ĐBSCL nói riêng và VHDG cả nước nói chung. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Khái quát vùng đất và ca dao Đồng bằng sông Cửu Long. Trong chương này, chúng giới thiệu khái quát về vùng đất, lịch sử, con người vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, chúng tôi giới thiệu một cách chung nhất về khái niệm, giá trị nội dung và nghệ thuật của ca dao; vài nét về TGSN trong ca dao ĐBSCL cùng thống kê số lượng tác phẩm ca dao sẽ nghiên cứu . Chương 2: Phân loại và miêu tả thế giới sông nước trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long. Tiến hành phân loại TGSN thành 4 nhóm chính: nhóm hiện tượng tự nhiên liên quan đến TGSN, nhóm thực vật, nhóm động vật, nhóm đồ vật. Tiến hành 11 miêu tả các nhóm dựa trên đặc điểm, tính chất của từng sự vật, hiện tượng trong mỗi nhóm. Chương 3: Nghệ thuật thể hiện và giá trị của thế giới sông nước trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long Chúng tôi đi sâu, khám phá, đề cập đến một số nghệ thuật được sử dụng trong TGSN ca dao ĐBSCL: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, biểu trưng, công thức ngôn từ truyền thống; giá trị của TGSN vào việc lưu trữ giá trị văn hóa trong VHDG Việt Nam. Phụ lục - Phụ lục: Thống kê tổng số những bài ca dao liên quan đến TGSN ĐBSCL. 12 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1.1. Khái quát về vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long 1.1.1. Địa lí ĐBSCL được biết đến là một vùng đất đẹp và có thiên nhiên trù phú của nước ta. Vùng đất này nằm ở cực nam của dải đất hình chữ S, nơi đây mang nhiều giá trị cả về mặt vật chất và tinh thần biết bao đời nay. ĐBSCL là một bộ phận của lưu vực sông Mê Kông có diện tích khoảng 40.000 km2, bao gồm một tỉnh trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Phần đất liền có hai mặt giáp biển: phía Tây giáp vịnh Thái Lan, Đông Nam là biển Đông. Đây là vùng có địa lí rất tốt cho sự phát triển cả về mặt kinh tế, xã hội, với số lượng tỉnh thành lớn, vị trí tiếp giáp sông nước nhiều làm thêm sự đa dạng về mọi mặt. ĐBSCL là một trong những đồng bằng châu thổ phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới còn là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước. 1.1.2. Lịch sử hình thành Qua tìm hiểu công trình Diễn trình văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long (2010) của tác giả Nguyễn Hữu Hiếu, chúng tôi nhận thấy quá trình hình hành của vùng đất ĐBSCL qua nhiều thời kì lịch sử. Lịch sử hình thành vùng ĐBSCL nói riêng hay Nam Bộ nói chung trước kia là vùng lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân Lạp và có chung quá trình hình thành qua nhiều thời kì khác nhau. Căn cứ vào một số thư tịch cổ Trung Quốc, như Dị vật chí (thời Đôn Hán 25 – 220), Ngô Thư (thời Tam quốc: 22 – 280, Lương thư, Phù Nam thổ tục, muộn hơn như Tần thư, Tùy thư… và kết quả khảo cổ học hơn 100 năm qua thì vào khoảng đầu Công
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan