Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi

.PDF
149
979
66

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ VŨ NGHĨA PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỆP Đà Nẵng – Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Lê Vũ Nghĩa DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CP : Chính phủ CCS : Đơn vị đo chữ đường trong mía. GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm Quốc nội) GTSX : Giá trị sản xuất GAP : Good Agricultural Practices (Quy trình sản xuất tốt) GlobalGAP : Global Good Agricultural Practices (Quy trình sản xuất tốt toàn cầu) HTX : Hợp tác xã ICM : Integrated Crop Management (Quản lý cây trồng tổng hợp) IPM : Integrated Pests Management (Quản lý Dịch hại Tổng hợp) NQ : Nghị quyết NĐ : Nghị định ODA : Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức) QĐ : Quyết định TW : Trung ương TTg : Thủ Tướng UBND : Ủy ban nhân dân VietGAP : Viet Good Agricultural Practices (Quy trình sản xuất tốt tại Việt Nam) VSSA : Hiệp hội Mía đường Việt Nam. VISP : Vietnam singapore industrial park (Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore) MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................3 5. Bố cục đề tài.........................................................................................4 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT.................................................................................................................9 1.1. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG ...........................................9 1.2. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TRỒNG TRỌT...........................................13 1.2.1. Một số khái niệm liên quan .........................................................13 1.2.2. Vai trò của ngành trồng trọt trong nền kinh tế ............................14 1.2.3. Đặc điểm của ngành trồng trọt.....................................................18 1.3. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT.............................18 1.3.1. Tổ chức lại ngành trồng trọt theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ..............................................................................................................18 1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt hợp lý ...............................20 1.3.3. Gia tăng các yếu tố nguồn lực .....................................................21 1.3.4. Đẩy mạnh ứng dụng các hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ.......22 1.3.5. Nâng cao trình độ thâm canh trong trồng trọt .............................25 1.3.6. Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế ngành trồng trọt ................................................................................................................29 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT ...............................................................................................................31 1.4.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên...........................................................31 1.4.2. Nhân tố điều kiện kinh tế.............................................................31 1.4.3. Nhân tố điều kiện xã hội..............................................................33 1.4.4. Nhân tố sự phát triển của khoa học kỹ thuật ...............................33 1.4.5. Cơ chế, chính sách phát triển ngành trồng trọt............................35 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH QUẢNG NGÃI ....................................................................................38 2.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH QUẢNG NGÃI................................................38 2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................38 2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội..............................................................40 2.1.3. Cơ sở hạ tầng thủy lợi..................................................................45 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI ................................................................................................47 2.2.1. Biến động số lượng các cơ sở trồng trọt......................................47 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng......................................................47 2.2.3. Các nguồn lực phục vụ phát triển ngành trồng trọt. ....................50 2.2.4. Tình hình liên kết trong trồng trọt ...............................................53 2.2.5. Tình hình thâm canh trong trồng trọt...........................................54 2.2.6. Ngành trồng trọt năm vừa qua. ....................................................55 2.3. HẠN CHẾ TRONG NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ NGUYÊN NHÂN ............................................................................................59 2.3.1. Hạn chế ........................................................................................59 2.3.2. Nguyên nhân ................................................................................60 CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI GIAN ĐẾN ...............................................63 3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...................................................63 3.1.1. Dự báo sản lượng, thị trường và lợi thế cạnh tranh của một số loại cây và nhóm cây trồng trong tỉnh..............................................................63 3.1.2. Quan điểm cơ bản về phát triển ngành trồng trọt tỉnh Quảng Ngãi68 3.1.3. Mục tiêu phát triển ngành trồng trọt giai đoạn 2015-2020..........69 3.1.4. Phương hướng phát triển ngành trồng trọt và nhiệm vụ cho từng loại cây trồng chính của tỉnh giai đoạn 2015 – 2020 .......................................71 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH QUẢNG NGÃI ................................................................................................................73 3.2.1. Phát triển các cơ sở trồng trọt và giải pháp thị trường cho sản phẩm trồng trọt .................................................................................................73 3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý ..........................................75 3.2.3. Tăng các nguồn lực nhằm phát triển ngành trồng trọt.................76 3.2.4. Mô hình liên kết phù hợp trong trồng trọt ...................................85 3.2.5. Tăng cường thâm canh trong trồng trọt .......................................85 3.2.6. Gia tăng sản lượng trồng trọt.......................................................86 3.2.7. Gắn chương trình xây dựng nông thôn mới với phát triển ngành trồng trọt...........................................................................................................94 KẾT LUẬN .....................................................................................................96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................99 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao) PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Số Tên bảng Trang hiệu 2.1. Hiện trạng và cơ cấu đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi năm 39 2014 2.2. Quy hoạch đất nông nghiệp đến năm 2015 và 2020 40 2.3. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai 42 đoạn 2002- 2014 2.4. Dân số và lao động tỉnh Quảng Ngãi 2012. 43 2.5. Dự báo dân số và lao động tỉnh Quảng Ngãi đến 2020. 44 2.6. Tóm tắt chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Quảng Ngãi giai 49 đoạn 2002 – 2014 (xem thêm phụ lục 3) 2.7. Biến động đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2005-2012 50 tỉnh Quảng Ngãi 2.8. Biến động lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tỉnh Quảng 52 Ngãi giai đoạn 2010 - 2013 2.9. Tổng hợp sản lượng cây trồng chủ lực tỉnh Quảng Ngãi giai 58 đoạn 2006 - 2014 3.1. Dự báo sản lượng lúa các năm từ 2015 đến 2020 63 3.2. Dự báo sản lượng mía các năm từ 2015 đến 2020 63 3.3. Dự báo sản lượng ngô các năm từ 2015 đến 2020 64 3.4. Dự báo nhu cầu lương thực đến năm 2015,2020 68 DANH MỤC CÁC HÌNH Số Tên hình Trang hiệu 2.1. Biểu đồ GTSX nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 42 2002-2014 2.2. Biểu đồ diện tích ba loại cây trồng chính của tỉnh Quảng 49 Ngãi giai đoạn 2002-2014 2.3. Biểu đồ mối tương quan của đất sản xuất nông nghiệp giai 51 đoạn 2005-2012 2.4. Biểu đồ mối tương quan giữa lao động ở nông thôn và ở thành thị 52 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với Việt Nam ta, nông nghiệp như một người lính đứng đầu chiến tuyến, luôn xông pha, và luôn là cứu cánh cho nền kinh tế khi nước ta bị cuốn vào những cuộc suy thoái của khu vực hay trên quy mô toàn cầu. Thật vậy theo số liệu phân tích của TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) trong buổi hội thảo về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại trung tâm hội nghị tỉnh Quảng Ngãi, mặc dù đóng góp vào tổng GDP hàng năm của nông nghiệp trong những năm gần đây có phần thấp hơn công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên qua thời gian, qua các cuộc suy thoái thì nông nghiệp đã chứng tỏ mình là một phần không thể thiếu và là nền tảng vững chắc giúp cho toàn bộ nền kinh tế phát triển tốt đẹp và vượt qua các cuộc suy thoái một cách nhanh chóng hơn. Thật vậy, như ta đã biết các mặt hàng nông sản như lúa gạo, cà phê và hồ tiêu, là những mặt hàng mà Việt Nam đang là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, tại sao chúng ta có thể làm được điều này trong khi hàng năm nước ta phải gồng mình gánh chịu hàng chục cơn bão lớn bé, gây nên tình trạng lụt lội, thiên tai, hạn hán, v.v... đó là câu hỏi được đặt ra và cần có được đáp án chính xác, để từ đó chúng ta rút bài học kinh nghiệm cho các mặt hàng nông sản khác nếu muốn phát triển đa dạng thêm các mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng đầu thế giới của Việt Nam cũng như duy trì vai trò và sức mạnh của nền nông nghiệp nước ta. Hiểu rõ được tầm quan trọng của nông nghiệp đối với toàn bộ nền kinh tế, vào ngày 10 tháng 6 năm 2013, Thủ Tướng Chính Phủ đã quyết định tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn mới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, từ đó tạo tiền đề cho ngành 2 trồng trọt thực hiện tái cơ cấu, một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong việc tái cơ cấu nông nghiệp. Quảng Ngãi, một tỉnh thuộc Duyên hải Nam trung bộ, với vị trí nằm giữa hai đầu đất nước, đang ngày được biết đến nhiều hơn nhờ có khu kinh tế Dung Quất và nhà nhà máy Lọc hóa dầu số 1 Việt Nam, năm 2013 Quảng Ngãi đóng góp cho ngân sách nhà nước đạt 27.643 tỷ đồng, đứng thứ tư cả nước. Tuy nhiên với xuất phát là một tỉnh thuần nông, do đó đại bộ phận người dân trong tỉnh có thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, mặt dù đóng góp ngân sách rất cao, nhưng đời sống thực tế của người dân trong tỉnh chưa thực sự được nâng cao, do đó trong thời gian đến chính quyền, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Ngãi cùng toàn thể nhân dân cùng chung tay với kế hoạch tái cơ cấu ngành trồng trọt trên toàn quốc, sẽ thực hiện chiến lược phát triển cây trồng một cách bền vững, nâng cao năng suất, sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu nhân dân trong tỉnh, cũng như góp phần đảm bảo an ninh lương thực Quốc Gia, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh. Từ đó tác giả chọn đề tài “Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi” để làm luận văn là kịp thời đóng góp một phần những đòi hỏi của thực tế về phát triển ngành trồng trọt tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển cũng như vai trò ngành trồng trọt đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng ngành trồng trọt, xác định rõ nguyên nhân của thực trạng trên địa tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua, qua đó đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm phát triển ngành trồng trọt của địa phương trong thời gian tới. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiển về phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Phát triển ngành trồng trọt, chủ yếu là cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và một số cây đặc sản mà tỉnh Quảng Ngãi có lợi thế. - Phạm vi nguyên cứu: + Nội dung nguyên cứu: Luận văn nghiên cứu phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi. + Không gian: Đề tài nguyên cứu các nội dung tại tỉnh Quảng Ngãi. + Thời gian: Đề tài nghiên cứu nội dung phát triển ngành trồng trọt tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, kế thừa các tài liệu: Dựa trên các dự án quy hoạch, báo cáo chuyên đề, đề tài nghiên cứu..., hiện có và số liệu thống kê qua các năm ở địa phương và trên internet để tổng hợp, phân tích làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp điều tra: Trên cơ sở các tài liệu đã có nhưng chưa rõ, cần điều tra thu thập bổ sung để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp phân tích: So sánh khả năng cạnh tranh sản phẩm từ các nguồn lực sẵn có, từ các chính sách đầu tư của Trung ương, địa phương và doanh nghiệp thông qua chiến lược, cơ cấu, mức độ cạnh tranh nội bộ ngành và tương quan so sánh với các tỉnh, thành khác trong khu vực. - Phương pháp dự báo: Dự báo khả năng có thể xảy ra trong thời gian đến như thị trường, giá cả, khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật...; những chủ trương phát triển của cả nước, của tỉnh để định hướng phát triển thời gian đến. 4 - Phương pháp chuyên gia: Thông qua các hình thức gặp gỡ trao đổi, hội thảo lấy ý kiến đóng góp vào định hướng, mục tiêu, giải pháp thực hiện. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3 chương sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển ngành trồng trọt. - Chương 2: Thực trạng phát triển ngành trồng trọt tỉnh Quảng Ngãi. - Chương 3: Giải pháp phát triển ngành trồng trọt tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Những vấn đề liên quan đến nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng được nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm nghiên cứu đồng thời đưa ra một số vấn đề cần phải giải quyết để phát triển ngành trồng trọt. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh với các cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau về phát triển ngành trồng trọt nhưng chưa thấy công trình nào thực sự nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay, đồng thời còn thiếu những giải pháp cụ thể, mang tính khả thi để thúc đẩy ngành trồng trọt ở tỉnh Quảng Ngãi phát triển tương xứng với những tiềm năng vốn có cũng như hạn chế những bất cập trong quá trình phát triển ngành này. Đó là những gợi mở để đề tài “Phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ” được thực hiện. Trong quá trình làm đề tài, tác giả đã kế thừa và chọn lọc những tài liệu đã được công bố, có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành trồng trọt cùng với những công trình đã nguyên cứu sau đây và các nguyên cứu khác để thực hiện đề tài này. Đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đề án có nêu: Phát triển ngành trồng trọt theo hướng hiện đại, 5 bền vững, sản xuất hàng hóa lớn; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực Quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nước, lao động và nguồn vốn; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. - PGS.TS. Bùi Bá Bổng (2004) trong bài viết “Một số vấn đề trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay và những năm tới”. Các giải pháp để phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay và trong những năm tới là: Tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng gắn với nhu cầu thị trường. Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình phát triển nông thôn. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thị trường, hoàn thiện hệ thống tổ chức kinh doanh tiêu thụ nông lâm sản hàng hóa trong nước và xuất khẩu; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Hoàn thiện và đổi mới các chính sách, tiếp tục tạo động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa nông nghiệp phát triển. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp nông thôn. Tăng cường hợp tác quốc tế và hội nhập để tăng thêm nguồn lực cho phát triển của ngành trong những năm trước mắt cũng như lâu dài. - Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2013, nhiệm vụ năm 2014 tỉnh Quảng Ngãi: Sản lượng lương thực cả năm 467.663 tấn, đạt 101% kế hoạch năm, trong đó: thóc 412.311 tấn, đạt 101,2% kế hoạch, ngô 55.352 tấn, đạt 100,1% kế hoạch. So với năm 2012 sản lượng lương thực cả năm tăng 1,2%, trong đó: thóc tăng 1,36% (5.548 tấn); ngô tăng 0,01%. - PGS. TS Nguyễn Sinh Cúc, Ths. Phạm Mai Ngọc (2013) bài viết “Sức sống về lý luận và thực tiễn của Nghị quyết 10, Bộ Chính trị Khóa VI trong 25 năm qua” sau 25 năm kể từ khi có Nghị quyết 10, thực tế đã cho thấy 6 một số vấn đề lý luận đã đề cập trong nghị quyết cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đó là: (1)Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững. (2)Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. (3)Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn. (4)Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, vì vậy, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân. Về thực tiễn: Trong 25 năm thực hiện Nghị quyết 10, nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam thực sự có những đổi mới sâu sắc và toàn diện, đời sống vật chất tinh thần của nông dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn có những đổi thay rõ rệt. Những kết quả này là minh chứng rõ ràng về tính đúng đắn và sức sống của Nghị quyết 10. Thành tựu nổi bật nhất sau 25 năm thực hiện Nghị quyết 10 là sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện và tăng trưởng với tốc độ cao, ổn định, hơn hẳn các thời kỳ trước đó. Về đổi mới quan hệ sản xuất, sau hơn 25 năm, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp đã chuyển 7 mạnh theo hướng phát triển kinh tế hộ tự chủ và trang trại gia đình, phù hợp với yêu cầu giải phóng sức sản xuất và thích ứng với cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp nông nghiệp phát triển theo hướng đa thành phần: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ yếu làm chức năng dịch vụ. Ruộng đất được giao cho hộ nông dân, hộ công nhân nông trường sử dụng lâu dài theo Luật Đất đai năm 1993, năm 2003. Kinh tế nông hộ và trang trại gia đình lấy sản xuất hàng hoá làm mục tiêu phát triển mạnh. Có nhiều bài viết với nhiều cách tiếp cận khác nhau đã nêu nhiều vấn đề về lý luận và những nội dung cơ bản của phát triển nông nghiệp tại Việt Nam nói chung và một số vùng, địa phương nói riêng. Tuy nhiên, trên góc độ tổng kết và hệ thống hóa các vấn đề lý luận và nội dung của Phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh về vấn đề này. Vì vậy, tác giả đã kế thừa và chọn lọc những công trình đã nguyên cứu ở trên và các nguyên cứu khác để thực hiện đề tài này. - GS.TS. Võ Tòng Xuân (2009) bài viết “Nông dân và nông nghiệp Việt Nam nhìn từ sản xuất thị trường” có những đề xuất để đưa nông nghiệp nước ta tăng trưởng nhanh và hiện đại hơn các nước trong khu vực với giải pháp để người trồng lúa có lãi, nâng cao thu nhập, ổn định được cuộc sống, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Từ đó, dưới gốc độ nhìn từ sản xuất, thị trường vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp và cả người nông dân cũng cần đổi mới để tăng tính cạnh tranh. - PGS, TS Tạ Minh Sơn - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp nước ta - Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn kỳ 2, tháng 1 năm 2006. Công trình nghiên cứu này đã đề cập môt số vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông 8 nghiệp trong bước đầu của quá trình đổi mới, hội nhập của Việt Nam. Đi sâu phân tích những đặc điểm, vai trò, thực trạng, tính chất của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung, ngành trồng trọt nói riêng, từ đó đề xuất những giải pháp mang tính khả thi cho vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp thuần ở tỉnh Quảng Ngãi. Từ thực tiễn đó đòi hỏi phải có một đề tài nghiên cứu mang tính sâu sắc về nội dung trên. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã công bố, khảo sát thực tiễn sản xuất cây trồng ở tỉnh Quảng Ngãi, luận văn này sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tìm ra các giải pháp tổng thể cho việc phát triển ngành trồng trọt Quảng Ngãi một cách hợp lý, tận dụng được các nguồn lực của tỉnh, giúp kinh tế của tỉnh phát triển nhanh chóng. Đây là đề tài vừa có tính lý luận khái quát, vừa mang tính thực tiễn cao 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT 1.1. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Theo chương trình nghị sự 21 – Cam kết của Việt Nam về phát triển bền vững (trong đó có chương trình phát triển bền vững nông nghiệp). Trong chương trình có nêu: Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam, hiện sản xuất ra gần 1/4 GDP. Trong những năm 1990, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã có những bước phát triển, tiến bộ đáng kể. Sản xuất lương thực, đặc biệt là lúa, tăng lên liên tục cả về diện tích gieo trồng và năng suất, đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thâm canh trở thành xu hướng chủ đạo trong nền nông nghiệp với việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới về giống, quy trình canh tác và chế biến sản phẩm. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có những chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá và định hướng theo thị trường. Tuy nhiên, còn không ít thách thức đối với sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đó là: Ruộng đất ở nông thôn bị chia nhỏ, manh mún, không phù hợp với yêu cầu của việc sản xuất hàng hoá lớn, tập trung. Quá trình cơ giới hoá nông nghiệp và việc áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến còn diễn ra chậm chạp. Hầu hết các khâu sản xuất ở những vùng nông nghiệp đều làm thủ công, dẫn đến năng suất lao động nông nghiệp rất thấp. Công nghiệp tác động còn yếu vào nông, lâm, ngư nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản. 10 Thị trường nông sản không ổn định, giá cả thay đổi theo chiều hướng bất lợi đối với nông dân. Tình trạng giảm sút đa dạng gen ở giống cây trồng, vật nuôi do trào lưu thay thế giống truyền thống bằng giống mới đang làm cho việc phòng chống sâu bệnh khó khăn hơn. Việc sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng một cách tuỳ tiện đã có dấu hiệu vượt quá giới hạn cho phép của môi trường sinh thái, dẫn đến thoái hoá đất, ô nhiễm nguồn nước và gây hại cho sức khoẻ con người. Công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển mạnh ở nhiều vùng nông thôn, thu hút khoảng 2 triệu lao động đã tạo thêm công ăn việc làm và làm tăng thu nhập của dân cư. Song công nghệ sản xuất còn lạc hậu, sức cạnh tranh kém, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm là những nguyên nhân cản trở sự phát triển ổn định của khu vực này. Bên cạnh việc có những mặt tác động tích cực, tuy nhiên do phát triển thiếu quy hoạch và thiếu đầu tư thoả đáng cho bảo vệ tài nguyên và môi trường, khu vực sản xuất nhỏ này đang gây ô nhiễm môi trường sinh sống của các cộng đồng nông thôn, đặc biệt ở một số làng nghề, nơi sản xuất và sinh hoạt đan xen trong cùng một khu dân cư đông đúc. Tình trạng bóc lột tài nguyên đất đai và trong lòng đất, rừng, động thực vật ở các vùng nông thôn cũng đang làm lãng phí nhiều nguồn tài nguyên quý không thể tái tạo được. Những hoạt động ưu tiên để phát triển nông nghiệp bền vững: Về luật pháp: Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách đồng bộ về phát triển nông nghiệp; hệ thống quản lý và bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, các giống cây trồng, vật nuôi, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác sử dụng 11 trong nông, lâm, ngư nghiệp; các phương pháp canh tác tiên tiến và vấn đề bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường sự phối hợp công tác giữa các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, môi trường và các cơ quan quản lý khác. Tiếp tục bồi dưỡng cán bộ quản lý ở Trung ương và địa phương nhằm nâng cao năng lực đội ngũ quản lý cho phát triển nông nghiệp bền vững. Quy hoạch phát triển nông thôn, khuyến khích đô thị hóa nông thôn một cách hợp lý thông qua các chính sách tài chính, phát triển công nghệ và chính sách dân số, nhằm tạo sự phát triển bền vững ở cả nông thôn và đô thị, tạo lập mối quan hệ hợp lý về phân công lao động, trao đổi và thúc đẩy lẫn nhau giữa nông thôn và đô thị, làm cho đời sống vật chất ở nông thôn ngày càng đầy đủ tiện nghi và đời sống văn hóa, tinh thần ngày càng văn minh, tiến bộ. Về kinh tế: Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún, phân tán, dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện thích hợp cho canh tác theo những phương thức lớn, hiện đại. Xây dựng và thực hiện những chương trình nâng cao năng suất đất đai, sử dụng hợp lý nguồn nước ở các địa phương. áp dụng những hệ thống sản xuất kết hợp nông-lâm, nông-lâm-ngư nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm sử dụng tổng hợp và có hiệu quả các loại tài nguyên đất, nước và khí hậu. Mở rộng sản xuất và thị trường sản phẩm nông nghiệp sạch, chú trọng khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm tạo cho người tiêu dùng niềm tin vào mức độ vệ sinh, an toàn của nông sản, thực phẩm. Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản, dầu ăn, đường, rau, hoa quả để tăng chủng loại, quy mô và hiệu quả sản xuất lương thực, thực phẩm. Cải thiện chất lượng môi trường công nghiệp chế biến. Hoàn 12 thiện các hệ thống kho lưu giữ, bảo quản, hệ thống chế biến và phân phối lương thực ở mọi cấp, đặc biệt đối với việc dự trữ lương thực quốc gia. Đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại kinh tế, giống cây trồng vật nuôi và sử dụng nguồn lao động nông thôn. Đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh nhằm tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, phân công lại lao động nông thôn, tạo điều kiện cho việc định cư ổn định, giảm bớt sức ép di dân từ nông thôn ra thành thị. Củng cố và hoàn thiện hơn nữa hệ thống dịch vụ kỹ thuật hiện có đối với các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và thuỷ sản. Thiết lập một hệ thống hướng dẫn sản xuất và tiêu thụ nông sản. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển các công trình thuỷ lợi nhằm tăng diện tích được tưới tiêu chủ động. Giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch cho người dân và vật nuôi ở những vùng dân cư nghèo. Phát triển các ngành nghề và doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn phải đi đôi với việc xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp tập trung, có đủ kết cấu hạ tầng bảo đảm hạn chế khả năng gây ô nhiễm. Nghiên cứu để hình thành mạng lưới các tổ chức làm công tác tư vấn, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật nhằm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, phát triển các làng nghề truyền thống. Chủ động quy hoạch và xây dựng các cụm làng nghề, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung ở vùng nông thôn để phát triển kinh tế, đồng thời làm giảm ô nhiễm môi trường do các ngành nghề này gây ra. Về kỹ thuật và công nghệ: Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng và sức chống chịu sâu bệnh cao, không thoái hoá, không làm tổn hại tới đa dạng sinh học. Thành lập các trung tâm sản xuất giống chất lượng cao, nhập khẩu có chọn lọc và thẩm định kỹ những giống cây trồng, vật nuôi của nước ngoài.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan