Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm (luận văn thạc sĩ) phát triển chuyên môn liên tục tác động đến hiệu quả làm việc...

Tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chuyên môn liên tục tác động đến hiệu quả làm việc của công chức quản lý thị trường tại thành phố hồ chí minh và long an

.PDF
122
45
105

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH --------------------------------- PHAN VIẾT HÙNG PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN LIÊN TỤC TÁC ĐỘNG ĐẾN THÀNH QUẢ LÀM VIỆC CỦA CÔNG CHỨC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH --------------------------------- PHAN VIẾT HÙNG PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN LIÊN TỤC TÁC ĐỘNG ĐẾN THÀNH QUẢ LÀM VIỆC CỦA CÔNG CHỨC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG Chuyên ngành Mã số chuyên ngành : Quản trị kinh doanh : 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Nguyên TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Phát triển chuyên môn liên tục tác động đến thành quả làm việc của công chức Quản lý thị trường” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/ nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Tp. HCM, ngày …..tháng …. năm 2019 ` Tác giả i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập tại Đại học Mở TP. HCM những kiến thức, những bài học kinh nghiệm mà tác giả có được ngày hôm nay. Tác giả không thể nào quên công lao dạy dỗ của các Thầy, Cô trong khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Mở TP. HCM đã truyền đạt cho tác giả những kiến thức vô cùng quý báu. Và đặc biệt hơn nữa, tác giả cũng chân thành gửi lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Thanh Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này. Do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu nên mặc dù đã cố gắng hết sức luận văn vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, kính mong nhận được sự góp ý và nhận xét từ Quý thầy cô và người đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. Tp. HCM, ngày …..tháng …. năm 2019 ` Tác giả ii TÓM TẮT Vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế chỉ có thể thành công khi thành quả làm việc của các cán bộ công chức (CBCC) được cải thiện thì nâng cao kiến thức như một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong mỗi cơ quan hành chính nhà nước. Nhằm tạo điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; động viên công chức tích cực tự học tập, nghiên cứu, cập nhật chính sách, văn bản pháp luật để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng nhiệm vụ được giao cho lực lượng Quản lý thị trường, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển chuyên môn liên tục tác động đến thành quả làm việc của công chức Quản lý thị trường”. Nghiên cứu của tác giả nhằm xây dựng mô hình đánh giá tác động của sự phát triển chuyên môn liên tục đối với thành quả làm việc của công chức Quản lý thị trường dựa trên mô hình, thang đo các nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo gồm 9 yếu tố độc lập chính: Sự cởi mở, Các cơ hội để học hỏi, Sự hỗ trợ của đồng nghiệp, Kỳ vọng hiệu suất cao, Sự hỗ trợ của người giám sát, Khoan dung cho những sai lầm, Những hạn chế của hoàn cảnh, Phân công để tránh các sai sót, Nhận thức được mục tiêu chung của tổ chức và 1 yếu tố phụ thuộc là Thành quả làm việc. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy cả 9 yếu tố trong mô hình đều ảnh hưởng này đều tác động thuận chiều tới Thành quả làm việc của công chức Quản lý thị trường. Và mô hình có R2 hiệu chỉnh là 0.811 nghĩa là 81.1% sự biến thiên của Thành quả làm việc của công chức Quản lý thị trường được giải thích bởi sự biến thiên của các thành phần như: Sự cởi mở, Các cơ hội để học hỏi, Sự hỗ trợ của đồng nghiệp, Kỳ vọng hiệu suất cao, Sự hỗ trợ của người giám sát, Khoan dung cho những sai lầm, Những hạn chế của hoàn cảnh, Phân công để tránh các sai sót, Nhận thức được mục tiêu chung của tổ chức. Từ kết quả của nghiên cứu này có thể giúp Cục Quản lý thị trường Long An và TP Hồ Chí Minh đưa ra các chính sách, hoạch định phù hợp, các chương trình hỗ trợ hiệu quả nhằm thúc đẩy thúc đẩy sự phát triển chuyên môn liên tục để nâng cao thành quả làm việc của công chức. Kết quả này cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà iii nghiên cứu, nhà quản lý, cá nhân và các tổ chức nhà nước cần quan tâm đến mối liên hệ giữa phát triển chuyên môn liên tục và thành quả làm việc của công chức. iv ABSTRACT The issue of improving the effectiveness of state management to promote economic development can only be successful when the performance of public servants (CBCC) is improved, raising knowledge as one of the skills. Most important in each state administrative agency. In order to create conditions for fostering to raise professional qualifications; encourage civil servants to actively study, research, update policies and legal documents to improve skills and operations to meet the tasks assigned to the Market Management force, the author chooses the research topic. Research "Professional development continuously affects the performance of Market Management officials." The author's research aims to build a model to evaluate the impact of continuous professional development on the performance of market management officials based on the model, a scale of previous studies, the author offer a proposed research model and a scale of 9 key independent factors: Openness, Opportunities to learn, Colleague support, High performance expectations, Supervisor support , Tolerance for mistakes, Constraints of the situation, Assignment to avoid errors, Recognizing the overall goals of the organization and a dependent element is Performance. The results from this study show that all nine factors in the model all affect positively on the performance of market management officials. And the model with an adjusted R2 of 0.811 means that 81.1% of the variation in Market Manager's performance is explained by the variability of components such as: Openness, Opportunities to learn. ask, Colleague support, High performance expectations, Supervisor support, Mistakes tolerance, Constraints of circumstances, Assignment to avoid errors, Recognizing goals general organization. The results of this study can help Long An and Ho Chi Minh City Market Management Department come up with appropriate policies, planning, effective support programs to promote professional development. continuous to improve the performance of civil servants. This result may also be a reference for researchers, v regulators, individuals and public institutions to consider the link between continuous professional development and the performance of public works. function. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii TÓM TẮT ............................................................................................................. iii ABSTRACT ........................................................................................................... v MỤC LỤC ........................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ .......................................................... x DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... xii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................... 3 1.4 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ................................................... 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu ................................................ 4 1.7 Kết cấu của nghiên cứu .................................................................................. 4 Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................ 6 2.1 Khái niệm về phát triển chuyên môn liên tục .................................................. 6 2.2 Các thành phần của phát triển chuyên môn liên tục ........................................ 8 2.3 Khái niệm thành quả làm việc ...................................................................... 10 vii 2.5 Mối liên hệ giữa phát triển chuyên môn liên tục với hiệu quả công việc của nhân viên .................................................................................................................... 11 2.4 Nghiên cứu trước liên quan .......................................................................... 12 2.5 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết................................................................. 14 Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................. 25 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 25 3.2 Nghiên cứu định tính .................................................................................... 26 3.3 Thiết kế bản câu hỏi ..................................................................................... 32 3.4 Nghiên cứu định lượng ................................................................................. 33 3.4.1 Mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 33 3.4.2 Tổ chức thu thập dữ liệu.......................................................................... 34 3.4.3 Chuẩn bị xử lý dữ liệu ............................................................................. 34 3.4.4 Các thủ tục phân tích dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu .......................... 34 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 39 4.1 Thống kê mô tả mẫu ..................................................................................... 39 4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo ...................................................................... 40 4.3 Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA .................. 44 4.4 Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo ............................................. 49 4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ......................................... 51 4.5.1 Phân tích tương quan............................................................................... 51 4.5.2 Phân tích hồi quy .................................................................................... 54 4.5.3 Kiểm định các giả thuyết ......................................................................... 60 4.5.4 Phân tích sự khác biệt ............................................................................. 61 Chương 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................................................................... 64 viii 5.1 Kết luận ........................................................................................................ 64 5.2 Hàm ý quản trị.............................................................................................. 65 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 69 ix DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 17 Hình 3.1 Sơ đồ qui trình nghiên cứu .................................................................... 24 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu chính thức ........................................................... 49 Hình 4.2 Biểu đồ phần dư chuẩn hóa mô hình .................................................... 58 x DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các thành phần của phát triển chuyên môn liên tục ............................... 7 Bảng 2.2 Tóm tắt nghiên cứu trước ..................................................................... 13 Bảng 3.1: Thang đo các thành phần .................................................................... 28 Bảng 3.2 Tỷ lệ hồi đáp......................................................................................... 33 Bảng 4.1 Thông tin mẫu ..................................................................................... 38 Bảng 4.2 Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ........................................... 40 Bảng 4.3 Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập ....................................... 45 Bảng 4.4 Bảng kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc ......................................... 47 Bảng 4.5 Bảng tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu sau đánh giá thang đo ........................................................................................................................ 50 Bảng 4.6 Kết quả phân tích tương quan Pearson .................................................. 51 Bảng 4.7 Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình ................................... 54 Bảng 4.8 Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình ............................................. 55 Bảng 4.9 Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy .............. 56 Bảng 4.10 Kết quả kiểm định mô hình giả thiết ................................................... 59 Bảng 4.11: Kiểm định tính đồng nhất của phương sai theo giới tính ................... 60 Bảng 4.12: Kiểm định tính đồng nhất của phương sai theo độ tuổi ...................... 60 Bảng 4.13: Kiểm định tính đồng nhất của phương sai theo theo trình độ học vấn61 Bảng 4.14: Kiểm định tính đồng nhất của phương sai nghề nghiệp ...................... 61 xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBCC: Cán bộ công chức CPD: Phát triển chuyên môn liên tục Tp: Thành phố xii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ 21, các quốc gia trên thế giới đã sự chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, yếu tố con người đóng vai trò quyết định trong việc giúp tổ chức nắm giữ và sử dụng tri thức hiệu quả nhất. Một quốc gia, một tổ chức có thể tồn tại, phát triển và đứng vững được hay không thì được quyết định bởi khả năng sáng tạo, học hỏi, nghiên cứu và ứng dụng liên tục các tri thức mới vào việc nâng cao giá trị sản xuất phục vụ cho xã hội. Tuy nhiên sự phát triển của nền kinh tế tri thức đang đòi hỏi nguồn nhân lực phải có năng lực tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo cũng như khả năng học tập suốt đời để thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Trong bối cảnh đó để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế chỉ có thể thành công khi thành quả làm việc của các cán bộ công chức (CBCC) được cải thiện thì nâng cao kiến thức như một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong mỗi cơ quan hành chính nhà nước. Với việc kinh tế thị trường liên tục đổi mới như hiện nay thì các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng diễn ra hết sức phức tạp và tinh vi hơn nên việc phát triển chuyên môn liên tục đang là vấn đề cần thiết, cấp bách cho các cơ quan chức năng mà đặc biệt là lực lượng Quản lý thị trường. vì lực lượng Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi nêu trên. Để đảm bảo công tác được hiệu quả ngoài việc phối hợp giữa lực lượng Quản lý thị trường với các lực lượng chức năng thì công tác đào tạo cán bộ quản lý thị trường cũng đã được quan tâm và thực hiện. Bởi họ đóng vai trò quan trọng là người trực tiếp thực hiện kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại. Và nó trực tiếp quyết định đến hiệu quả cho công tác quản lý thị trường. Vì vậy, các Cục Quản lý thị trường 1 đã luôn tạo điều kiện và cử công chức tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; động viên công chức tích cực tự học tập, nghiên cứu, cập nhật chính sách, văn bản pháp luật để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn tồn tại những hạn chế khó khăn. Chính vì vậy, phải làm rõ tác động của việc phát triển chuyên môn liên tục (tích cực tự học tập, nghiên cứu, cập nhật chính sách, văn bản pháp luật,…) đối với thành quả làm việc của công chức quản lý thị trường mà cụ thể tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Từ đó, các nhà lãnh đạo Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An sẽ có cơ sở vững chắc trước khi quyết định chọn lựa công cụ khuyến khích nhân viên phù hợp nâng cao thành quả làm việc cán bộ góp phần việc giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động thương mại thì việc thực hiện đề tài: “Phát triển chuyên môn liên tục tác động đến thành quả làm việc của công chức Quản lý thị trường tại tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh” là một điều cần thiết. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu mức độ tác động của phát triển chuyên môn liên tục đến thành quả làm việc của công chức Quản lý thị trường, từ đó đưa ra các gợi ý nâng cao thành quả làm việc của công chức Quản lý thị trường. Mục tiêu cụ thể:  Xác định mối liên hệ giữa sự phát triển chuyên môn liên tục và thành quả làm việc của công chức.  Đánh giá mức độ tác động của phát triển chuyên môn liên tục đến thành quả làm việc của công chức Quản lý thị trường.  Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao thành quả làm việc của công chức Quản lý thị trường thông qua phát triển chuyên môn liên tục. 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu đề ra một số câu hỏi đặt ra:  Có tồn tại mối liên hệ giữa phát triển chuyên môn liên tục và thành quả làm việc của công chức?  Mức độ tác động của phát triển chuyên môn liên tục đến thành quả làm việc của công chức Quản lý thị trường?  Hàm ý quản trị nào có thể làm gia tăng sự phát triển chuyên môn liên tục của công chức Quản lý thị trường? 1.4 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mối liên hệ giữa phát triển chuyên môn liên tục và thành quả làm việc của công chức Quản lý thị trường? Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi về không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.  Thời gian nghiên cứu: năm 2019.  Phạm vi nội dung: Nghiên cứu phát triển chuyên môn liên tục tác động đến thành quả làm việc của công chức Quản lý thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên, đề tài được thực hiện thông qua hai phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu định tính: được thực hiện thông qua nghiên cứu tài liệu trên internet, nghiên cứu những đề tài và các nghiên cứu liên quan, các mô hình, những nghiên cứu đã hoàn thành trước đó nhằm có những định hướng cho đề tài, thực hiện phỏng vấn thử để hiệu chỉnh bản câu hỏi. 3 Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phỏng vấn trực tiếp, xử lý bảng câu hỏi thông qua phần mềm SPSS và sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và suy luận logic để tổng hợp các số liệu, dữ kiện nhằm xác định những kết quả phù hợp. 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu  Về mặt khoa học: Kết quả của nghiên cứu củng cố và bổ sung cơ sở lý thuyết về tác động của phát triển chuyên môn liên tục đến thành quả làm việc của công chức quản lý thị trường.  Về mặt thực tiễn: Đối với Cục Quản Lý Thị Trường tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An: kết quả nghiên cứu là căn cứ khoa học để xây dựng chiến lược bố trí nhân sự và động viên cán bộ công chức đảm bảo nguồn nhân sự hợp lý. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước nói chung: đây cũng là tham khảo có giá trị để rút kinh nghiệm cho tổ chức mình. 1.7 Kết cấu của nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 5 chương chính: Chương 1: Mở đầu Trình bày lý do chọn đề tài và các mục tiêu nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài, ý nghĩa và kết cấu nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lí luận và mô hình nghiên cứu Trình bày cơ sở lý luận về phát triển chuyên môn liên tục, các thành phần của phát triển chuyên môn liên tục, thành quả làm việc; mối liên hệ giữa phát triển chuyên môn liên tục với thành quả làm việc của nhân viên đồng thời tác giả nêu các nghiên cứu liên quan và lựa chọn mô hình cho nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa phát triển chuyên môn liên tục và thành quả làm việc của công chức Quản lý thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 4 Trình bày quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích và đo lường các khái niệm nghiên cứu, xây dựng thang đo. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Trình bày kết quả nghiên cứu. Trình bày thông tin về mẫu khảo sát, kiểm định mô hình và đo lường các khái niệm nghiên cứu, phân tích đánh giá các kết quả thu được. Chương 5: Hàm ý chính sách Nêu kết luận về kết quả nghiên cứu đồng thời gợi ý một số hàm ý quản trị để phát triển chuyên môn liên tục nâng cao hiệu quả làm việc của công chức Quản lý thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Đồng thời nêu lên những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. 5 Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Khái niệm về phát triển chuyên môn liên tục Học hỏi là quá trình nhờ đó tri thức được tạo ra thông qua sự biến đổi kinh nghiệm. Đó là một quy trình kinh nghiệm, phản ánh, kế hoạch và hành động tuần hoàn (Kolb, 1984). Không ngừng học hỏi là một quá trình học hỏi đang xảy ra và phát triển trong bối cảnh của tổchức. Không ngừng học hỏi không có điểm khởi đầu hay kết thúc rõ ràng. Dù vậy thì cuối cùng nó giúp ích cho trình độ chuyên môn của cá nhân và tổ chức. Không ngừng học hỏi có thể xem như là một tập hợp con của học tập suốt đời (Kluge và Schilling, 2003). Và phát triển chuyên môn liên tục (CPD) là một khía cạnh thuộc hành vi không ngừng học hỏi của cá nhân. Đây là thuật ngữ mà các nhà giáo dục sử dụng để mô tả việc tiếp tục cập nhật và nâng cấp về chuyên môn mà các cá nhân thực hiện trong quá trình công tác. Guskey (2002) mô tả các chương trình phát triển chuyên môn như những nỗ lực mang tính hệ thống để mang lại thay đổi trong thực hành cũng như tri thức về chuyên môn của các cá nhân trong thái độ của họ và niềm tin, và trong kết quả công việc của họ bằng cách phát triển hoặc nâng cao kiến thức và năng lực. Là yếu tố cơ bản hoạt động phát triển, CPD bao gồm các hoạt động phản chiếu được thiết kế để cải thiện các thuộc tính, kiến thức, hiểu biết và kỹ năng của từng cá nhân. Nó hỗ trợ nhu cầu cá nhân và cải thiện thực hiện công việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, CPD không phải là một khái niệm dễ dàng để xác định. Theo Gray, (2005) cho rằng cá nhân ngoài việc đào tạo cơ bản ban đầu cần thiết để thực hiện công việc, họ thực hiện hành vi CPD nhằm mục đích không ngừng nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Điều đó thể hiện cá nhân hiện chịu trách nhiệm về phát triển sự nghiệp suốt đời của mình, dưới sự bảo trợ của trường học (Gray, 2005). Nhiều tác giả cũng đã đưa ra định nghĩa khác nhau về CPD. Ví dụ, Craft (2000, p.9) đã xác định CPD là "tất cả các kiểu học tập thực hiện bởi các cá nhân ngoài điểm đào tạo ban đầu". Mặt khác, những tác giả khác đã khái niệm hóa nó như bất kỳ hoạt động nào làm tăng kỹ năng, kiến thức hoặc sự hiểu biết của cá nhân và hiệu quả của họ ở trong 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng