Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ phân tích, so sánh sản xuất rau an toàn với sản xuất rau thông...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích, so sánh sản xuất rau an toàn với sản xuất rau thông thường của các hộ dân trên dịa bàn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh

.PDF
116
116
111

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM NHẬT TRƯỜNG ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH, SO SÁNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN VỚI SẢN XUẤT RAU THÔNG THƯỜNG CỦA CÁC HỘ DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN TP.Hồ Chí Minh, năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM NHẬT TRƯỜNG ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH, SO SÁNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN VỚI SẢN XUẤT RAU THÔNG THƯỜNG CỦA CÁC HỘ DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.50 Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh, năm 2012 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Tấn Khuyên, người đã giành thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các lãnh đạo phòng Kinh tế, Hội Nông dân các xã Bình Chánh, Hưng Long, Qui Đức, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong quá trình khảo sát dữ liệu để nghiên cứu luận văn này. Và cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên về mặt tinh thần của tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Một lần nữa tôi xin được gửi lời tri ân đến tòan thể thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. i LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, kết quả do trực tiếp tác giả thu thập, thống kê và xử lý. Các nguồn dữ liệu khác được tác giả sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn và xuất xứ. Tp. Hồ Chí Minh, năm 2012 Người thực hiện luận văn Phạm Nhật Trường ii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................3 4. Khung phân tích ...............................................................................................................4 5. Cấu trúc của đề tài ...........................................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................6 1.1. Các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm.....................................................................6 1.1.1. Một số khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm........................................................6 1.1.2. Những thách thức và tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay.........................6 1.1.2.1. Những thách thức....................................................................................................6 1.1.2.2. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay .......................................................7 1.1.3. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm ........................................................7 1.1.3.1. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe, bệnh tật...........7 1.1.3.2. Vệ sinh an toàn thực phẩm tác động đến kinh tế và xã hội ...................................8 1.1.4. Những nguyên nhân gây ô nhiểm thực phẩm (rau) ...................................................9 1.2. Một số khái niệm khoa học về rau an toàn ...................................................................9 1.3. Lý thuyết kinh tế nông hộ và lý thuyết sản xuất nông nghiệp ....................................10 1.3.1. Kinh tế nông hộ........................................................................................................10 1.3.1.1. Khái niệm về kinh tế nông hộ ...............................................................................10 1.3.1.2. Đặc trưng của kinh tế nông hộ ..............................................................................11 1.3.2. Lý thuyết sản xuất nông nghiệp ...............................................................................12 1.4. Kết quả nghiên cứu trước ...........................................................................................14 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................18 2.1. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................................18 2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp...........................................................................................18 2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp ............................................................................................18 2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................19 iii 2.1.4. Phương pháp tính chi phí – lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp .........................19 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, SO SÁNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN VÀ SẢN XUẤT RAU THÔNG THƯỜNG CỦA CÁC HỘ DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH..................................................................................................................20 3.1. Chủ trương, chính sách và thực trạng sản xuất rau và rau an toàn ở thành phố Hồ Chí Minh và huyện Bình Chánh ...............................................................................................20 3.1.1. Giới thiệu Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh .....................................................................................................20 3.1.2. Các chính sách khuyến khích, phát triển sản xuất rau an toàn trong thời gian qua23 3.1.3. Giới thiệu chung về huyện Bình Chánh...................................................................23 3.1.3.1. Vị trí địa lý kinh tế, tiềm năng tự nhiên ...............................................................24 3.1.3.2. Tài nguyên thiên nhiên..........................................................................................26 3.1.3.3. Nguồn nhân lực.....................................................................................................28 3.1.3.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng.......................................................................................30 3.1.4. Thực trạng sản xuất rau trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ................................32 3.1.4.1. Tình hình sản xuất rau...........................................................................................32 3.1.4.2. Công tác phát triển vùng sản xuất rau an toàn......................................................34 3.1.5. Thực trạng sản xuất rau trên địa bàn huyện Bình Chánh.........................................36 3.1.5.1. Tình hình sản xuất rau...........................................................................................36 3.1.5.2. Giới thiệu hoạt động của Hợp tác xã rau an toàn Phước An ...............................39 3.1.5.3. Những thuận lợi, khó khăn trong việc sản xuất rau tại huyện Bình Chánh..........40 3.2. Phân tích, so sánh sản xuất rau an toàn và sản xuất rau thông thường của các hộ dân trên địa bàn huyện Bình Chánh..........................................................................................41 3.2.1. Phân tích và so sánh theo từng yếu tố......................................................................41 3.2.1.1. Về số nhân khẩu, số người tham gia lao động và số lao động sản xuất rau trong hộ .......................................................................................................................................41 3.2.1.2. Thành viên tham gia sản xuất rau ........................................................................43 3.2.1.3. Về tuổi của người tham gia sản xuất rau ............................................................44 3.2.1.4. Về trình độ học vấn của nông hộ .........................................................................44 iv 3.2.1.5. Số năm kinh nghiệm sản xuất rau ........................................................................45 3.2.1.6. Diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất sản xuất rau ......................................46 3.2.1.7. Về tình hình thuê đất sản xuất rau .......................................................................47 3.2.1.8. Nguồn nước tưới ..................................................................................................48 3.2.1.9. Phương tiện hiện đại phục vụ sản xuất rau ..........................................................50 3.2.1.10. Tình hình vốn và nhu cầu vay vốn .....................................................................52 3.2.1.11. Khoảng cách từ nhà đến nơi sản xuất, từ nơi sản xuất đến nơi bán ...................54 3.2.1.12. Phương thức bán hàng .......................................................................................55 3.2.1.13. Cách thức sản xuất rau .......................................................................................56 3.2.1.14. Đánh giá của nông hộ về các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau .....................62 3.2.1.15. Chi phí, doanh thu và thu nhập trung bình của nông hộ ....................................72 3.2.1.16. Nguyện vọng và nguyên nhân tham gia sản xuất rau an toàn ............................74 3.3. Tóm tắt Chương 3 .......................................................................................................75 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN, GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ....78 4.1 Kết luận: ......................................................................................................................78 4.2. Gợi ý chính sách: .......................................................................................................79 4.3. Hạn chế của đề tài: .....................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................82 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. GAP: Good Agriculture Practices (Thực hành nông nghiệp tốt) 2. VietGAP: Vietnamese Good Agriculture Practices (Thực hành nông nghiệp tốt Việt Nam) vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Danh mục Bảng: Bảng 2.1. Phân bố mẫu điều tra theo xã và đối tượng điều tra.........................................19 Bảng 3.1: Kế hoạch phát triển diện tích rau trên địa bàn thành phố................................21 Bảng 3.2: Chỉ tiêu phát triển diện tích canh tác rau từng chủng loại rau huyện Bình Chánh đến năm 2010 .........................................................................................................22 Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu khí hậu của huyện Bình Chánh. ...............................................25 Bảng 3.4: Thống kê dân số - lao động trên địa bàn qua các năm.....................................29 Bảng 3.5: Thống kê hộ, nhân khẩu, lao động nông nghiệp trên địa bàn qua các năm .....29 Bảng 3.6: Diện tích gieo trồng rau cả năm trên địa bàn huyện Bình Chánh....................37 Bảng 3.7: Năng suất, sản lượng rau cả năm trên địa bàn huyện Bình Chánh..................38 Bảng 3.8. Thống kê số nhân khẩu, số người đang lao động, số lao động tham gia sản xuất rau của hộ. .........................................................................................................................41 Bảng 3.9. Thống kê số lao động sản xuất rau trong hộ của hai nhóm hộ. ........................42 Bảng 3.10: Thống kê số hộ có chủ hộ tham gia sản xuất rau ...........................................43 Bảng 3.11. Thống kê tuổi của người tham gia sản xuất rau..............................................44 Bảng 3.12. Thống kê trình độ học vấn của người tham gia sản xuất rau..........................44 Bảng 3.13. Thống kê số năm kinh nghiệm sản xuất rau của nông hộ ...............................45 Bảng 3.14. Thống kê số năm kinh nghiệm sản xuất rau của nông hộ theo nhóm .............45 Bảng 3.15. Thống kê số năm kinh nghiệm sản xuất rau an toàn phân theo nhóm của hộ đang tham gia sản xuất rau an toàn. .................................................................................46 Bảng 3.16. Thống kê diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất canh tác rau của nông hộ. .......46 Bảng 3.17. Thống kê số nông hộ theo diện tích canh tác rau theo nhóm..........................47 Bảng 3.18. Thống kê số nông hộ có thuê đất trong năm 2010. .........................................47 Bảng 3.19. Thống kê diện tích đất thuê của hai nhóm đối tượng. .....................................48 Bảng 3.20. Thống kê nguồn nước tưới của nông hộ..........................................................48 Bảng 3.21. Mối quan hệ giữa việc sử dụng nước giếng với số vụ canh tác của nông hộ. .......49 Bảng 3.22. Thống kê số nông hộ theo số vụ canh tác phân theo nhóm của nông hộ ....................50 Bảng 3.23. Thống kê số hộ sử dụng các phương tiện máy móc.........................................50 vii Bảng 3.24. Tổng hợp số hộ có trang bị máy móc. .............................................................51 Bảng 3.25. Tình hình vốn sản xuất của nông hộ................................................................52 Bảng 3.26. Thống kê tình hình vay vốn của nông hộ thuộc hai nhóm đối tượng .............53. Bảng 3.27. Thống kê số hộ có khoảng cách từ nhà đến nơi sản xuất, từ nơi sản xuất đến nơi bán và số khoảng cách trung bình tương ứng. ............................................................54 Bảng 3.28. Thống kê phương thức bán hàng của nông hộ. ...............................................55 Bảng 3.29. Thống kê số nông hộ theo các cách thức sản xuất rau....................................57 Bảng 3.30. Thống kê số hộ tham gia tập huấn chia theo nhóm đợt tham gia. ..................66 Bảng 3.31. Thống kê số hộ được và không được hỗ trọ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật giữa hai nhóm hộ......................................................................................67 Bảng 3.32. Thống kê số nông hộ theo mức đánh giá về tình hình lao động của nông hộ. 70 Bảng 3.33. Thống kê chi phí trung bình, doanh thu trung bình và thu nhập trung bình của hai nhóm hộ........................................................................................................................72 Bảng 3.34. Thống kê số nông hộ theo lý do không có nguyện vọng tham gia sản xuất rau an toàn................................................................................................................................74 Bảng 3.35. Nguyên nhân tham gia sản xuất rau an toàn của nông hộ..............................75 Danh Sơ đồ: Sơ đồ 1. Sơ đồ khung phân tích của luận văn .....................................................................5 Sơ đồ 2. Chuỗi cung ứng rau an toàn Hồ Chí Minh..........................................................90 Danh mục biểu đồ: Biểu đồ 3.1. Thống kê số hộ và mức đánh giá của hộ đối với các yếu tố tự nhiên ...........62 Biểu đồ 3.2. Thống kê số hộ và đánh giá của hộ về các yếu tố thị trường ........................64 Biểu đồ 3.3. Biểu diễn số hộ đánh giá về các yếu tố: năng suất, vốn và lao động sản xuất rau ......................................................................................................................................69 viii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Kiểm định sự khác biệt về số lao động tham gia sản xuất rau ........................91 Phụ lục 2. Kiểm định mối liên hộ giữa trình độ học vấn của lao động tham gia sản xuất rau với nhóm hộ điều tra ...................................................................................................91 Phụ lục 3. Kiểm định mối liên hệ giữa số năm kinh nghiệm theo nhóm với nhóm hộ điều tra .....91 Phụ lục 4. Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm hộ về diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất canh tác rau .........................................................................................................92 Phụ lục 5. Kiểm định mối liên hệ giữa việc tham gia sản xuất rau an toàn với việc thuê đất của nông hộ .................................................................................................................92 Phụ lục 6. Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm hộ về diện tích đất thuê .....................92 Phụ lục 7. Kiểm định sự khác biệt về số vụ giữa những nông hộ có và không có nguồn nước tưới là nước giếng ....................................................................................................93 Phụ lục 8. Kiểm định mối liên hệ giữa việc tham gia sản xuất rau an toàn với việc trang bị máy móc phục vụ sản xuất rau (từng loại máy móc) ....................................................93 Phụ lục 9. Kiểm định mối liên hệ giữa tham gia sản xuất rau an toàn với trang bị phương tiện máy móc (cho cả 3 loại máy móc) ............................................................................. 94 Phụ lục 10. Kiểm định mối liên hệ giữa tham gia sản xuất rau an toàn và tình hình vốn sản xuất rau của nông hộ ...................................................................................................................95 Phụ lục 11. Kiểm định mối liên hệ giữa tham gia sản xuất rau an toàn và phương thức bán hàng 95 Phụ lục 12. Kiểm định mối liên hệ giữa tham gia sản xuất rau an toàn với việc sử dụng lao động tự có để cải tạo đất .............................................................................................96 Phụ lục 13. Kiểm định mối quan hệ giữa việc tham gia sản xuất rau an toàn và việc phát sinh chi phí thuê lao động để cải tạo đất ..........................................................................97 Phụ lục 14. Kiểm định mối liên hệ giữa việc tham gia sản xuất rau an toàn và việc phát sinh chi phí cải tạo đất bằng máy xới mini .......................................................................97 Phụ lục 15. Kiểm định mối liên hệ giữa tham gia sản xuất rau an toàn và việc phát sinh chi phí cải tạo đất bằng xe cobe .......................................................................................97 ix Phụ lục 16. Kiểm định mối liên hệ giữa tham gia sản xuất rau an toàn và việc tự gây giống rau của nông hộ ......................................................................................................98 Phụ lục 17. Kiểm định mối liên hệ giữa tham gia sản xuất rau an toàn và việc phát sinh chi phí thuê lao động khi thu hoạch rau ...........................................................................98 Phụ lục 18. Kiểm định mối liên hệ giữa tham gia sản xuất rau an toàn và việc thực hiện vần công lao động khi thu hoạch rau.................................................................................98 Phụ lục 19. Kiểm định mối liên hệ giữa tham gia sản xuất rau an toàn và việc phát sinh chi phí vận chuyển của nông hộ ........................................................................................99 Phụ lục 20. Kiểm định mối liên hệ giữa việc tham gia sản xuất rau an toàn với việc đánh giá của nông hộ về các yếu tố tự nhiên............................................................................. 99 Phụ lục 21. Kiểm định mối liên hệ tham gia sản xuất rau an toàn và mức đánh giá của nông hộ về giá bán rau và nhu cầu rau trên thị trường .................................................100 Phụ lục 22. Kiểm định mối liên hệ giữa việc tham gia sản xuất rau an toàn và đánh giá của nông hộ về các yếu tố: tập huấn, cơ sở hạ tầng, sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền và việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại ....................................................................101 Phụ lục 23. Kiểm định mối liên hệ giữa việc tham gia sản xuất rau an toàn và kết quả đánh giá của nông hộ về các yếu tố: tập huấn, cơ sở hạ tầng, sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền về năng suất, vốn, lao động ........................................................................102 Phụ lục 24. Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm hộ về chi phí, doanh thu và thu nhập bình quân 103 Phụ lục 25. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm hộ có 1 lao động sản xuất rau và nhóm hộ có 2 lao động sản xuất rau về việc thuê thêm lao động ..................................................103 Phụ lục 26. Kiểm định sự khác biệt trong kết quả đánh giá về tình hình lao động giữa nông hộ có 1 lao động và nông hộ có 2 lao động sản xuất rau ......................................104 x PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Rau xanh là sản phẩm thiết yếu, là nguồn thức ăn hàng ngày không thể thiếu của con người. Khi mức sống của người dân ngày càng cao thì họ càng có nhu cầu đa dạng về chủng loại rau và nhu cầu an toàn khi sử dụng rau. Việc nghiên cứu và áp dụng mô hình sản xuất rau sạch đã được các nước phát triển trên thế giới thực hiện từ khá lâu với những công nghệ hiện đại, mang lại năng suất và chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Tại Việt Nam, tình trạng người tiêu dùng thường xuyên bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng rau không an toàn đã đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc đầu tư nghiên cứu và áp dụng mô hình sản xuất rau an toàn để đảm bảo nhu cầu về sức khỏe và tiêu dùng. Với nhu cầu đó, từ cuối những năm 1990, việc nghiên cứu và áp dụng mô hình sản xuất rau an toàn đã được đầu tư, xây dựng trên phạm vi cả nước. Ngay từ những năm 1996 – 1997, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước đã triển khai chương trình sản xuất rau an toàn. Thành phố đã tiến hành qui hoạch và từng bước xây dựng vùng sản xuất rau an toàn ở các quận, huyện, nhất là ở ngoại thành. Sau một thời gian thực hiện chương trình sản xuất rau an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh, sản lượng rau an toàn sản xuất đáp ứng được 30% nhu cầu rau an toàn của người tiêu dùng thành phố; đồng thời các hình thức kinh doanh như công ty, hợp tác xã, trang trại sản xuất và phân phối rau an toàn ra đời nhằm phục vụ cho mục đích này. Một số hợp tác xã nông nghiệp sản xuất rau an toàn đã hoạt động hiệu quả (Hợp tác xã Xuân Lộc, Hợp tác xã Phú Hòa Đông, Hợp tác xã Phước An, Hợp tác xã Tân Phú Trung, Hợp tác xã Bình Chiểu) mang lại thu nhập cao hơn cho người nông dân (các xã viên) và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn cho người tiêu dùng. Trên địa bàn huyện Bình Chánh, với những thuận lợi về điều kiện đất đai, nguồn nước, nguồn lao động,… chính quyền huyện Bình Chánh đã triển khai thực hiện Chương trình sản xuất rau an toàn từ rất sớm. Nhiều hộ dân trồng rau xanh đã tham gia hưởng ứng Chương trình phát triển rau an toàn của thành phố bằng cách chuyển từ sản 1 xuất rau thông thường sang sản xuất rau sạch để cung cấp cho nhu cầu thị trường. Các hình thức sản xuất theo phương thức hợp tác với nhau giữa các hộ nông dân trồng rau như hợp tác xã và tổ hợp tác đã được hình thành. Tuy nhiên, qua thời gian triển khai thực hiện, mặc dù nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của người dân có tăng lên nhưng khả năng của họ để nhận biết và phân biệt rau an toàn với rau thường chưa rõ ràng, cũng như mức độ tin tưởng của người tiêu dùng đối với người bán sản phẩm rau an toàn chưa được cải thiện nên người sản xuất rau an toàn gặp phải những khó khăn, bấp bênh trong quá trình sản xuất và cung cấp rau an toàn. Kết quả là một số hợp tác xã nông nghiệp hoạt động kém hiệu quả và đi đến giải thể. Địa bàn huyện Bình Chánh chỉ còn lại Hợp tác xã Phước An tuy hoạt động khá hiệu quả nhưng qui mô đầu ra chưa đủ lớn để thu hút số lượng lớn các hộ nông dân sản xuất rau. Do đó, trên thực tế vẫn tồn tại song song giữa một bên là các hộ dân sản xuất rau thông thường và bên còn lại là những hộ sản xuất rau an toàn. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là có sự khác biệt giữa nhóm hộ sản xuất rau thông thường với nhóm hộ sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Bình Chánh. Từ suy nghĩ trên, học viên chọn đề tài “Phân tích, so sánh sản xuất rau an toàn và sản xuất rau thông thường của các hộ dân trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh”. Trong đó, học viên tập trung tìm hiểu về Chương trình phát triển rau an toàn của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và phân tích các lợi ích cũng như bất lợi mà việc tham gia sản xuất rau an toàn có thể mang lại cho người nông dân. Từ đó thấy được những khác biệt giữa nhóm hộ sản xuất rau thông thường và nhóm hộ sản xuất rau an toàn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm những nội dung chủ yếu như sau: - So sánh những khác biệt của nhóm hộ sản xuất rau an toàn và nhóm hộ sản xuất rau thông thường, qua đó đánh giá những thuận lợi cũng như bất lợi của hai nhóm hộ; - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ tham gia sản xuất rau an toàn, mở rộng qui mô số hộ tham gia sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Bình Chánh. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các hộ dân sản xuất rau, chia làm hai nhóm: nhóm hộ sản xuất rau an toàn và nhóm hộ sản xuất rau thông thường. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện về thời gian, nguồn lực hạn chế nên học viên giới hạn phạm vi nghiên cứu trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể: 3.2.1. Phạm vi nghiên cứu về không gian Luận văn nghiên cứu giới hạn trong phạm vi các hộ dân đang sản xuất rau an toàn (gồm những hộ là hội viên và những hộ không là hội viên của Hợp tác xã Phước An) và các hộ sản xuất rau thông thường tại 5 xã thuộc huyện Bình Chánh gồm: Bình Chánh, Hưng Long, Qui Đức, Tân Nhựt, Tân Quý Tây. 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu về thời gian Học viên chọn thời gian nghiên cứu trong năm 2010. 3 4. Khung phân tích A1 A2 (1) Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn của UBND thành phố B1 (2) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bình Chánh B2 + Khái niệm + Mục tiêu-yêu cầu + Nhiệm vụ + Giải pháp… Giới thiệu chung về huyện Bình Chánh: vị trí đị lý, tài nguyên thiên nhiên,.. A3 (3) Nông hộ sản xuất rau trên địa bàn huyện Bình Chánh A4 A5 B3 (4) Nông hộ sản xuất rau an toàn (5) Nông hộ sản xuất rau thông thường B6 B4 Thực trạng sản xuất rau trên địa bàn huyện Bình Chánh + Điều tra hộ (bằng bảng câu hỏi): 50 hộ sản xuất rau an toàn và 50 hộ sản xuất rau thông thường + Thống kê số liệu + Phân tích tình hình sản xuất rau ở cả hai nhóm hộ + Kiểm định, so sánh sự khác biệt giữa hai nhóm hộ B5 Giải pháp tác động nông hộ sản xuất rau thông thường tham gia sản xuất rau an toàn Sơ đồ 1: Sơ đồ khung phân tích 4 Nhận định những khác biệt giữa hai nhóm hộ 5. Cấu trúc của đề tài Đề tài được trình bày theo 4 chương, gồm: Phần mở đầu: Giới thiệu sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu và cấu trúc của đề tài. Chương 1. Cơ sở lý luận Phần cơ sở lý luận trình bày các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến rau an toàn; các khái niệm về rau an toàn, về kinh tế nông hộ, về hợp tác xã; các chính sách khuyến khích, phát triển sản xuất rau an toàn trong thời gian qua; Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Giới thiệu các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu của luận văn. Chương 3. Phân tích, so sánh sản xuất rau an toàn và sản xuất rau thông thường của các hộ dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Giới thiệu chủ trương, chính sách và thực trạng sản xuất rau và rau an toàn ở thành phố Hồ Chí Minh và huyện Bình Chánh. Tập trung nêu rõ các vấn đề: mô tả các yếu tố liên quan đến nông hộ được điều tra, các yếu tố liên quan đến sản xuất rau an toàn và rau thông thường, những thuận lợi và bất lợi của nông hộ sản xuất rau an toàn và sản xuất rau thông thường. Chương 4. Kết luận và gợi ý chính sách Nêu kết luận nghiên cứu và kiến nghị nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất rau an toàn, mở rộng qui mô số hộ tham gia sản xuất rau an toàn. Những hạn chế của đề tài. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm Một tài liệu rất hữu ích về “Vệ sinh an toàn thực phẩm” mà tác giả có được từ trang website: http://tusach.thuvienkhoahoc.com [27], tác giả trích một số nội dung về vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến sản xuất và tiêu dùng rau xanh như sau: 1.1.1. Một số khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm - Thực phẩm là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. - Vệ sinh thực phẩm là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm. - An toàn thực phẩm là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng. - Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng. 1.1.2. Những thách thức và tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay 1.1.2.1. Những thách thức - Sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng… là nguy cơ dẫn đến hàng loạt vụ ngộ độc. 6 - Ô nhiễm môi trường: sự phát triển của các ngành công nghiệp dẫn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên. - Sự phát triển của khoa học công nghệ: việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát. 1.1.2.2. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia, phẩm màu trong sản xuất trở nên phổ biến. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra… Ngoài ra, đáng chú ý là việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư. 1.1.3. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm 1.1.3.1. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe, bệnh tật Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh. 7 Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn. 1.1.3.2. Vệ sinh an toàn thực phẩm tác động đến kinh tế và xã hội Lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm… Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo… và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả… Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất