Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ phân tích mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô và chỉ số gi...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô và chỉ số giá chứng khoán việt nam

.PDF
88
286
89

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ……………….. NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ……………….. NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên Ngành : Tài Chính –Ngân Hàng Mã Số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: P.GS TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT: TTCK : Thị trường chứng khoán TTCKVN : Thị trường chứng khoán Việt Nam SGDCK : Sở giao dịch Chứng khoán VN-Index : Chỉ số giá TTCK TP.HCM NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Bảng tóm tắt tương quan giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và TTCK ở các nước 25 Bảng 2: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình 27 Bảng 3: Thống kê mô tả các biến được sử dụng trong nghiên cứu 38 Bảng 4: Bảng tóm tắt kết quả kiểm định tính dính dừng của các biến 40 Bảng 5: Độ trễ tối ưu của mô hình 40 Bảng 6: Độ trễ tối ưu dựa trên LM test tương quan phần dư 41 Bảng 7: Kiểm định đồng liên kết Johansen -Juselius trong mô hình đa biến 42 Bảng 8 : Phương trình đồng liên kết dài hạn 42 Bảng 9: Kết quả kiểm định nhân quả Granger 43 Bảng 10: Tóm tắt phương trình hồi quy theo VAR giữa các biến vĩ mô 45 Bảng 11: Phân rã phương sai thay đổi chỉ số VN-index 49 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Hình 1: Biểu đồ chỉ số VN-index, chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá hối đoái, cung tiền, giá dầu, lãi suất từ tháng 1/2006 đến tháng 06/2012 38 Hình 2: Đồ thị phần dư của các biến 46 Hình 3: Đồ thị phản ứng xung lực 47 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hoa. Các nội dung được đúc kết từ quá trình học tập, các số liệu và kết quả nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trung thực, chính xác. Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ của Quý Thầy Cô Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM, gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hoa đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu của Cô đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học cao học. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi nhất và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn. Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ TÓM TẮT ..................................................................................................................................4 1. GIỚI THIỆU .....................................................................................................................4 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ...........................................................................................7  BenjaminA. Abugri, Southern Connecticut State University, New Haven, USA “Empirical relationship between macroeconomic volatility and stock returns: Evidence from Latin American markets”, 2008.................................................................................7  Robert D. Gay, Jr., Nova Southeastern University “Effect Of Macroeconomic Variables On Stock Market Returns For Four Emerging Economies: Brazil, Russia, India, And China”, March 2008...........................................................................................................8  Aisyah Abdul Rahman, Noor Zahirah Mohd Sidek, Fauziah Hanim Tafri “Macroeconomic determinants of Malaysian stock market”, Accepted 27 January, 2009.9  Halil Tunalı, Istanbul University, Istanbul, Turkey “The Analysis of Relationships between Macroeconomic Factors and Stock Returns: Evidence from Turkey Using VAR Model”, 2010 ....................................................................................................................10  Nopphon Tangjitprom, Martin de Tours School of Management of Economics Assumption University, Bangkok, Thailand “Macroeconomic Factors of Emerging Stock Market: The Evidence from Thailand”, November 10, 2011..................................11  Abbas Alavi Rad, Abarkouh Branch, Islamic Azad University, Iran “Macroeconomic Variables and Stock Market: Evidence From Iran”, 2011 ...............................................13  Xiufang Wang, School of Economics, Osaka Prefecture University, Japan “The Relationship between Stock Market Volatility and Macroeconomic Volatility: Evidence from China” , 2011...........................................................................................................13 2  Muhammad Akbar, Shahid Ali and Muhammad Faisal Khan, Pakistan “The relationship of stock prices and macroeconomic variables revisited: Evidence from Karachi stock exchange”, Accepted 8 November, 2011....................................................14  Mohamed Khaled Al-Jafari, Rashed Mohammed Salameh & Mohammad Rida Habbash “Investigating the Relationship between Stock Market Returns and Macroeconomic Variables: Evidence from Developed and Emerging Markets”, 2011 ....15  Yu Hsing, PhD; Antoinette S. Phillips, PhD; Carl Phillips, PhD, Southeastern Louisiana University “Stock Prices and Aggregate Economic Variables: The Case of Brazil” 5 May, 2011..........................................................................................................17  Yu Hsing, Southeastern Louisiana University, USA“Effects of Macroeconomic Variables on the Stock Market: The Case of the Czech Republic” 2011 ..........................18  Isiaq Olasunkanmi Oseni, Philip Ifeakachukwu Nwosa, Bells University of Technology “Stock Market Volatility and Macroeconomic Variables Volatility in Nigeria: An Exponential GARCH Approach”, 2011...........................................................................19  Heng Lee Ting, Sim Chuit Feng, Tee Wee Wen, Wong Kit Lee “Macroeconomic Determinants of The Stock Market Return: The Case in Malaysia” May 2012 ...............19  Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Trong Các Nghiên Cứu: .................................................20 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................26  Dư liệu các biến nghiên cứu ............................................................................................26  Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................27 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM ....................38 4.1. Thống Kê Mô Tả Các Biến Được Sử Dụng Trong Nghiên Cứu ....................................38 4.2. Kiểm Định Tính Dừng Các Biến Trong Mô Hình..........................................................39 4.3. Lựa Chọn Độ Trễ Tối Ưu Trong Mô Hình: ...................................................................40 4.4. Kiểm Định Đồng Liên Kết Johansen Và Juselius: .........................................................41 4.5. Kiểm Định Nhân Quả Granger: .....................................................................................42 4.6. Kết Quả Chạy Mô Hình VAR:........................................................................................45 4.7. Phân Tích Phản Ứng Xung Lực......................................................................................47 4.8. Phân Tích Phân Rã Phương Sai (Variance Decomposition)..........................................48 5. KẾT LUẬN......................................................................................................................51 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................54 PHỤ LỤC .................................................................................................................................58 Phụ Lục 1: Số Liệu Thu Thập .................................................................................................58 Phụ Lục 2: Kiểm Định Tính Dừng Các Biến Trong Mô Hình ...............................................60 Phụ Lục 3: Kết Quả Chạy Mô Hình VAR ..............................................................................74 Phụ lục 4: Đồ Thị Hàm Phản Ứng Xung Lực Các Biến Kinh Tế Vĩ Mô................................76 Phụ lục 5: Phân Rã Phương Sai Các Biến Kinh Tế Vĩ Mô.....................................................79 4 TÓM TẮT Bài nghiên cứu này xem xét mối liên hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô và chỉ số chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 06 năm 2012 bằng cách sử dụng mô hình vector tương quan tự hồi quy (VAR). Trong nghiên cứu này tác giả thực hiện kiểm định tính dừng dựa trên giản đồ tự tương quan, kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng liên kết Johansen test, kiểm định nhân quả Granger, dự báo mô hình VAR, phân tích phản ứng xung lực, phân rã phương sai để phân tích. Các kết quả thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ dài hạn giữa các biến trong mô hình. Đồng thời, có mối quan hệ nhân quả một chiều từ chỉ số VN-index đến tỷ giá, từ giá dầu đến chỉ số VN-index, từ lạm phát (CPI) đến cung tiền và lãi suất. Bên cạnh đó, có quan hệ nhân quả một chiều từ cung tiền (M2) đến thay đổi tỷ giá, đến thay đổi chỉ số sản xuất công nghiệp và lãi suất. Đồng thời, có quan hệ nhân quả một chiều từ lãi suất đến thay đổi tỷ giá. Mô hình VAR cho thấy thay đổi trong VN-index biến động cùng chiều với thay đổi VN-index trễ 1 tháng, giá dầu trễ 2 tháng và biến động ngược chiều với thay đổi của cung tiền trễ 2 tháng, lãi suất trễ 3 tháng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ số VN-index sốc với chính nó, phản ứng với cú sốc giá dầu và lãi suất. Phân rã phương sai cho kết quả biến động VN-index bị tác động nhiều nhất bởi chính bản thân nó trong ngắn hạn lẫn dài hạn. 1. GIỚI THIỆU Thị trường chứng khoán là một thị trường vốn đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị truờng. Tạo điều kiện cho nhà nước, các doanh nghiệp và cá nhân huy động được nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì điều này mà đòi hỏi TTCK phát triển lành mạnh và ổn định. TTCK các nước trên thế giới đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm nay. TTCK Việt Nam bắt đầu giao dịch vào ngày 28/07/2000 chỉ có hai loại 5 chứng khoán REE, SAM với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. TTCK Việt Nam đến nay đã hơn 12 năm tuổi và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2005 quy mô TTCK Việt Nam khá nhỏ với 32 doanh nghiệp niêm yết và phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không mang tính đại diện cho ngành, giá trị vốn hóa/GDP chưa đến 1%, tính thanh khoản của thị trường khá thấp, chưa tạo nên kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Cuối năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO, sự ra đời của luật chứng khoán với các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đã làm gia tăng đáng kể số lượng doanh nghiệp niêm yết, mức vốn hóa của thị trường đã tăng đột biến đạt 18,8 tỷ USD, chiếm 22,7% GDP. Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, đến năm 2011 - 2012, TTCK Việt Nam bước vào thời kỳ suy thoái, lượng cổ phiếu mới niêm yết không ngừng tăng lên nhưng sự sụt giảm về giá đã khiến vốn hóa toàn thị trường giảm từ 718.894 tỷ đồng năm 2010 xuống mức 536.673 tỷ đồng năm 2011. Tổng vốn hóa của TTCK Việt Nam năm 2011 chỉ chiếm 14.7%/GDP - thấp nhất so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trong thời gian qua TTCK Việt Nam chưa thực sự phát triển lành mạnh và ổn định, thanh khoản chưa tốt, chủng loại chứng khoán còn nghèo nàn, thiếu các mã chứng khoán đại diện cho nền kinh tế như điện lực, bưu điện, PetrolVietnam …. chưa thực hiện niêm yết. Bên cạnh đó do các nguyên nhân: thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, môi trường đầu tư … làm TTCK Việt Nam biến động không ổn định và làm đau đầu các nhà đầu tư khi tham gia thị trường. Khi tham gia TTCK các nhà đầu tư thường quan tâm đến các nhân tố có thể giúp họ dự báo giá cổ phiếu. Nếu các nhà đầu tư có thể sử dụng các tin tức kinh tế vĩ mô như là các chỉ số đáng tin cậy hàng đầu cho TTCK thì họ có thể quản lý tốt danh mục đầu tư của mình như tăng lợi nhuận và hoặc giảm rủi ro. Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách phải quan tâm đến tình hình của TTCK, có thể coi như là một chỉ số hàng đầu của các hoạt 6 động kinh tế vĩ mô trong tương lai. Họ có thể kiểm soát tốt hơn xu hướng và sự ổn định của một nền kinh tế bằng cách điều chỉnh các nhân tố kinh tế vĩ mô nếu mối quan hệ giữa lợi nhuận cổ phiếu và hoạt động kinh tế có sức mạnh dự báo. Mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và TTCK từ lâu đã là chủ đề nghiên cứu kinh tế. Trong suốt lịch sử hiện đại, TTCK được công nhận đóng một vài trò nổi bật trong việc định hình phát triển kinh tế và chính trị của một quốc gia. Sự sụp đỗ của TTCK luôn có xu hướng kích hoạt một cuộc khủng hoảng tài chính và thúc đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoát. Để TTCK phát triển ổn định và bền vững, TTCK đã thực hiện đúng chức năng của nó hay chưa? Chúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân tác động đến nó, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp để định hướng tốt cho thị trường. Những nguyên nhân tác động đến TTCK trong đó không thể không nói đến nhân tố kinh tế vĩ mô. Hiện tại trên TTCK Viêt Nam đã có nhiều thông tin nói đến mối tương quan giữa các biến kinh tế vĩ mô và TTCK. Tuy nhiên vẫn còn mơ hồ và chưa có số liệu chứng minh chính xác hơn. Hơn nữa các nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới đã có kết luận của một số TTCK về mối tương quan giữa các biến kinh tế vĩ mô và chỉ số giá chứng khoán. Chính vì vậy mà tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô và chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam” để nghiên cứu. Trong bài nghiên cứu này, sáu biến kinh tế vĩ mô được sử dụng: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, cung tiền và giá dầu. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IP) là biến đại diện cho tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là biến đại diện cho lạm phát. Biến cung tiền được sử dụng là M2. Tỷ giá hối đoái giữa VND và đô la Mỹ (EXC) dùng đại diện cho thị trường ngoại hối. Lãi suất cơ bản (R) là biến đại diện cho giá cả trên thị trường tiền tệ. Giá dầu thế giới (OIL) là biến đại diện cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích sử dụng mô hình vector tương quan tự hồi quy Var để kiểm định mối quan hệ giữa TTCK và các biến số kinh tế vĩ mô. Kiểm định tính dừng bằng giản 7 đồ tự tương quan, nghiệm đơn vị được thực hiện trước để đảm bảo rằng dữ liệu trong mô hình là dữ liệu dừng. Vì vậy, mối tương quan trễ đã được kiểm định giữa các biến bằng cách sử dụng mô hình Var và kiểm định nhân quả Granger. Kết quả sẽ cho thấy các biến kinh tế vĩ mô có thể hữu ích để dự đoán chỉ số chứng khoán tương lai hoặc chỉ số chứng khoán có thể được sử dụng để dự đoán các biến kinh tế vĩ mô trong tương lai. Cuối cùng, phương pháp kỹ thuật phân tích các biến được thực hiện để kiểm định Chỉ số chứng khoán có nhạy cảm với mỗi biến kinh tế vĩ mô như thế nào? Câu hỏi đặt ra khi nghiên cứu: + Có mối tương quan giữa các biến kinh tế vĩ mô và chỉ số giá chứng khoán Việt Nam và ngược lại hay không? + Có mối quan hệ trong ngắn hạn, dài hạn giữa các biến kinh tế vĩ mô và chỉ số giá chứng khoán Việt Nam hay không? + Các biến kinh tế vĩ mô và chỉ số giá chứng khoán Việt Nam sẽ tác động lẫn nhau như thế nào và mức độ ảnh hưởng ra sao khi xảy ta cú sốc trong hệ thống? 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI  BenjaminA. Abugri, Southern Connecticut State University, New Haven, USA “Empirical relationship between macroeconomic volatility and stock returns: Evidence from Latin American markets”, 2008 Bài nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi TTCK tại 4 quốc gia mới nổi ở Châu Mỹ La Tinh. Các nhân tố vĩ mô chính như tỷ giá, lãi suất, sản xuất công nghiệp và cung tiền. Tỷ suất sinh lợi thị trường mới nổi đặc trưng là có biến động mạnh hơn so với thị trường phát triển. 8 Chỉ số MSCI và lãi suất T-bill 3 tháng cũng được sử dụng đại diện cho ảnh hưởng của các biến quốc tế. Bài nghiên cứu này sử dụng mô hình VAR với 6 biến. Kết quả nghiên cứu tìm thấy biến MSCI và lãi suất T-bill 3 tháng đều có ý nghĩa giải thích tỷ suất sinh lợi ở tất cả các thị trường. Đồng thời, phản ứng của tỷ suất sinh lợi với những cú sốc trong các biến vĩ mô không thể xác định tại 1 thời điểm và có khuynh hướng khác nhau ở các quốc gia. Các biến quốc tế có quan trọng hơn so với các biến vĩ mô trong nước. Những phát hiện trong nghiên cứu này có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư, do tác động các biến vĩ mô trong nước ảnh hưởng khác nhau và có ý nghĩa khác nhau đối với tỷ suất sinh lợi ở mỗi quốc gia khác nhau nên các nhà đầu tư có thể sử dụng chiến lược đa dạng hóa danh mục theo quốc gia.  Robert D. Gay, Jr., Nova Southeastern University “Effect Of Macroeconomic Variables On Stock Market Returns For Four Emerging Economies: Brazil, Russia, India, And China”, March 2008 Trong nghiên cứu này tác giả phân tích tác động của các biến vĩ mô: biến tỷ giá, biến giá dầu đến chỉ số giá chứng khoán trên thị trường Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc (BRIC) giai đoạn tháng 3/1999 đến tháng 6/2006 bằng cách sử dụng mô hình ARIMA của Box-Jenkins. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Biến tỷ giá hối đoái và thay đổi giá dầu không có quan hệ đáng kể nào đến chỉ số giá chứng khoán trên TTCK ở các nước như Brazil, Ấn độ, Trung Quốc và Nga. Điều này không phải là bất ngờ. Nhưng các biến kinh tế vĩ mô khác trong nước và thế giới như sản xuất, lạm phát, cổ tức, lãi suất, cán cân thương mại, tỷ lệ cấu trúc.. có một vai trò quyết định đối với chỉ số giá chứng khoán. Hơn nữa việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô với chỉ số giá chứng khoán đã được bảo đảm. 9 Theo giả thiết, mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán nên tích cực. Giả thuyết được tìm thấy mối quan hệ giữa chỉ số giá và tỷ giá hối đoái ở TTCK Brazil, Ấn độ, Trung Quốc nhưng không tìm thấy đối với TTCK Nga. Với kết quả khác là mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán với giá dầu, tác giả đưa ra giả thuyết có mối quan hệ ngược chiều. Tuy nhiên, kết quả là không một TTCK nào tồn tại mối quan hệ trên. Mặc dù giá trị giải thích giữa tỷ giá hối đoái, giá dầu đối với chỉ số giá chứng khoán là không quan trọng. Nghiên cứu này đã nêu lên sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô khác, cả trong nước và quốc tế, cũng cần khám phá cho mối quan hệ của họ với giá cả TTCK. Những nghiên cứu sâu hơn vào khu vực này có thể chứng minh những thông tin quan trọng và có thể dự báo phương hướng giá TTCK quốc gia tương ứng với những cú sốc cả hai bên trong và bên ngoài.  Aisyah Abdul Rahman, Noor Zahirah Mohd Sidek, Fauziah Hanim Tafri “Macroeconomic determinants of Malaysian stock market”, Accepted 27 January, 2009 Nghiên cứu này xem xét sự tương tác giữa các biến số kinh tế vĩ mô và giá chứng khoán ở Malaysia. Các biến được nghiên cứu bao gồm chỉ số KLCI đại diện cho TTCK Malaysia, chỉ số sản xuất công nghiệp (IP) đại diện cho các yếu tố nguồn cung trong nước, tỷ giá hối đoái thực (RER), cung tiền (M2), dự trữ ngoại hối (RES) và lãi suất trái phiếu kho bạc 3 tháng (TB). Dữ liệu thu thập hàng tháng từ tháng 1 năm 1986 đến tháng 3 năm 2008. Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình VAR, kiểm đồng liên kết Johansen, nhân quả Granger để phân tích. Kết quả kiểm định đồng liên kết cho thấy, sự gia tăng cung tiền ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi của chứng khoán. Đồng thời, có mối tương quan đồng biến giữa KLCI, dự trữ ngoại hối, chỉ số sản xuất công nghiệp và mối tương quan nghịch biến giữa KLCI và lãi suất, cung tiền và tỷ giá thực. Phân tích đồng liên kết cho kết quả trong dài hạn 1% 10 tăng trong dự trữ ngoại hối và chỉ số sản xuất công nghiệp sẽ tăng KLCI tương đương 0.4% và 2.6%. Tăng 1 điểm trong lãi suất dẫn đến KLCI giảm 0.009%. KLCI giảm 1% và 3% khi cung tiền và tỷ giá giảm 1%. Bên cạnh đó, có mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá hối đoái và KLCI; KLCI và lãi suất; dự trữ và lãi suất, giữa KLCI và sản xuất công nghiệp. Đồng thời, có mối quan hệ nhân quả 2 chiều giữa tỷ giá và lãi suất. Hơn nữa, dựa trên phân tích phân hủy phương sai, bài viết này nhấn mạnh rằng TTCK Malaysia có tương tác mạnh với dự trữ , chỉ số sản xuất công nghiệp so với cung tiền, lãi suất, tỷ giá hối đoái.  Halil Tunalı, Istanbul University, Istanbul, Turkey “The Analysis of Relationships between Macroeconomic Factors and Stock Returns: Evidence from Turkey Using VAR Model”, 2010 Nghiên cứu này nhằm phân tích các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô và lợi nhuận cổ phiếu trong TTCK của Thổ Nhĩ Kỳ (Istanbul Stock Exchange-Index 100) giai đoạn từ tháng 1 năm 2002 và tháng 8 năm 2008 trên cơ sở hàng tháng. Các biến kinh tế vĩ mô đại diện cho các chỉ số cơ bản của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ gồm 11 biến: lợi nhuận chứng khoán ở TTCK quốc gia 100 Index (SRISEI-100), chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA), tỷ giá hối đoái (USD), lãi suất huy động 1 tháng (1-MTDR), giá vàng (GP), chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI), chỉ số giá sản xuất (PPI), giá dầu thô quốc tế (ICOP), tổng khối lượng tín dụng (TCV), cung tiền (M2Y), dự trữ ngoại hối ròng (NFER), nhập khẩu (IMP). Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị, đồng liên kết Johansen, quan hệ nhân quả Granger và thử nghiệm mô hình VAR và phân tích phân rã phương sai để phân tích. Bằng cách sử dụng đồng liên kết Johansen để kiểm định các mối quan hệ lâu dài giữa lợi nhuận chứng khoán và các biến số kinh tế vĩ mô được điều tra cho hai biến, đa 11 biến và thấy rằng có một mối quan hệ lâu dài giữa lợi nhuận chứng khoán và tất cả các biến khác. Theo kết quả kiểm tra quan hệ nhân quả Granger có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa lợi nhuận chứng khoán và chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones; lợi nhuận chứng khoán và chỉ số sản xuất công nghiệp. Đồng thời, có quan hệ nhân quả một chiều từ tỷ giá hối đoái, giá dầu thô quốc tế, cung tiền, nhập khẩu, tổng khối lượng tín dụng đến lợi nhuận chứng khoán và có một mối quan hệ nhân quả một chiều từ lợi nhuận chứng khoán đến chỉ số giá sản xuất (PPI). Theo thử nghiệm mô hình VAR, có một mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ giá hối đoái, giá vàng, lãi suất huy động và lợi nhuận chứng khoán. Nhưng có một mối quan hệ tích cực giữa chỉ số sản xuất công nghiệp, tổng khối lượng tín dụng, nhập khẩu, cung tiền, dự trữ ngoại hối ròng, giá dầu thô quốc tế, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) và lợi nhuận chứng khoán. Cuối cùng, trong ngắn hạn (2 tháng) lợi nhuận chứng khoán chủ yếu là bị ảnh hưởng bởi những cú sốc của chính nó và của tổng khối lượng tín dụng. Trong thời gian dài (10 tháng) lợi nhuận chứng khoán chủ yếu bị ảnh hưởng bởi những cú sốc chính nó và các biến của tổng khối lượng tín dụng, tỷ giá hối đoái, chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, cung tiền, chỉ số giá sản xuất (PPI), giá vàng, nhập khẩu, lãi suất huy động 1 tháng, dự trữ ngoại hối ròng, giá dầu thô.  Nopphon Tangjitprom, Martin de Tours School of Management of Economics Assumption University, Bangkok, Thailand “Macroeconomic Factors of Emerging Stock Market: The Evidence from Thailand”, November 10, 2011 Bài nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến hiệu quả của TTCK Thái Lan. Các biến kinh tế vĩ mô được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái. Các biến kinh tế vĩ mô được thu thập dựa trên số liệu hàng tháng kể từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 12 năm 2010. Chỉ số giá chứng khoán được thu thập cùng thời gian. Do không có dữ liệu GDP hàng tháng tại Thái Lan, tỷ lệ thất nghiệp hàng tháng được sử dụng để đại diện cho nhân tố tình trạng và chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế chung. Trái phiếu chính phủ 5 năm đại diện cho mức lãi suất. Chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng đại diện cho nhân tố lạm phát. Đối với các hoạt động quốc tế, tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa Baht và đồng đô la Mỹ được sử dụng làm đại diện. Phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định mối quan hệ giữa lợi nhuận cổ phiếu và các biến số kinh tế vĩ mô. Kết quả cho thấy chỉ có 2 biến kinh tế vĩ mô, lãi suất và tỉ giá hối đoán là có ý nghĩa thống kê. Biến tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê để xác định lợi nhuận cổ phiếu. Điều này có thể phản ánh rằng có vài độ trễ trước khi dữ liệu được tạo ra. Mô hình hồi quy được ước tính bằng cách sử dụng độ trễ 2 tháng của tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát thay thế cho mô hình gốc. Kết quả của mô hình hồi quy mới cho thấy có ý nghĩa thống kê đối với mỗi biến kinh tế vĩ mô. Ngay cả khi lãi suất ngắn hạn đã được sử dụng thay thế cho lãi suất dài hạn, hoặc sử dụng các biến thực thay thế cho các biến danh nghĩa vẫn không làm thay đổi kết quả trước đó. Tương quan trễ giữa các biến được kiểm tra bằng kiểm định nhân quả Granger. Kết quả cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tương quan không đáng kể với lợi nhuận cổ phiếu nhưng ngược lại là không đúng. Đồng thời có quan hệ nhân quả 2 chiều giữa lãi suất và lợi nhuận cổ phiếu. Nhưng có quan hệ nhân quả 1 chiều từ lợi nhuận cổ phiếu đến tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái. Như vậy, chỉ có 1 vài biến kinh tế vĩ mô có thể dự đoán lợi nhuận tương lai của cổ phiếu nhưng ngược lại lợi nhuận cổ phiếu có thể dự đoán hầu hết các biến kinh tế vĩ mô trong tương lai, ngoài trừ tỷ lệ thất nghiệp. Điều này ngụ ý rằng hiệu quả hoạt động của TTCK là một ứng cử viên hàng đầu tốt như là một chỉ số kinh tế hàng đầu cho tình hình kinh tế vĩ mô trong tương lai. 13 Cuối cùng, kết quả phân tích phương sai cho thấy tầm quan trọng của lãi suất để giải thích sự thay đổi trong lợi nhuận cổ phiếu. Kết quả tương tự ngay cả khi chỉ số SET50 hoặc chỉ số MAI được sử dụng thay vì chỉ số SET. Hơn nữa, kết quả cho thấy rằng mỗi ngành nhạy cảm với mỗi biến kinh tế vĩ mô khác nhau dựa trên bản chất của kinh doanh. Tuy nhiên, hầu hết các ngành vẫn nhạy cảm nhiều với lãi suất.  Abbas Alavi Rad, Abarkouh Branch, Islamic Azad University, Iran “Macroeconomic Variables and Stock Market: Evidence From Iran”, 2011 Trong bài này, tác giả xem xét mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán Tehran (TSE) ở Iran và các biến kinh tế vĩ mô như chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tỷ giá hối đoái thị trường tự do (FER) và tính thanh khoản (M2) trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2007. Các phương pháp thực nghiệm sử dụng trong nghiên cứu là mô hình vector tự hồi quy (VAR), hàm phản ứng xung lực Impulse (IRF) và phân tích phương sai dự báo lỗi tổng quát (FEVD) để phân tích hành vi của chỉ số giá chứng khoán TSE. Các kết quả thực nghiệm dựa trên dữ liệu chuỗi thời gian hàng tháng trong suốt giai đoạn để điều tra được tóm tắt như sau: Thứ nhất, hàm phản ứng xung lực (IRF) chỉ ra rằng phản ứng của chỉ số giá chứng khoán đối với những cú sốc trong các biến kinh tế vĩ mô là yếu và mất bốn tháng chết (nằm chết mất 4 tháng). Thứ hai, phân tích phương sai dự báo tổng quát lỗi (FEVD) cho thấy các biến kinh tế vĩ mô trong biến động của chỉ số giá TSE là khoảng 12%. Trong thực tế, các biến kinh tế vĩ mô không đóng một vai trò quan trọng trong sự biến động của chỉ số giá TSE ở Iran. Cuối cùng, những kết quả hỗ trợ các nghiên cứu khác, có vẻ như cú sốc chính trị hay lực lượng kinh tế khác có thể ảnh hưởng trên chỉ số giá TSE ở Iran.  Xiufang Wang, School of Economics, Osaka Prefecture University, Japan “The Relationship between Stock Market Volatility and Macroeconomic Volatility: Evidence from China” , 2011
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng