Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách tới lãi suất tại việ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách tới lãi suất tại việt nam

.PDF
91
1828
65

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THI ̣TUYẾT TRINH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH TỚI LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀ NH : KINH TẾ TÀ I CHÍ NH-NGÂN HÀ NG MÃ SỐ : 60.31.12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN :PGS.TS PHAN THI ̣ BÍ CH NGUYỆT TP.HCM , Năm 2012 i MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 8 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 8 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 8 3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 9 4. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 9 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .............................................................................. 9 6. Kết cấu đề tài ..................................................................................................... 9 TỔNG QUAN VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH.................................................. 10 VÀ LÃI SUẤT ..................................................................................................... 10 1.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ LÃI SUẤT ......... 10 1.2. MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH LÊN LÃI SUẤT ....................................................................................... 13 1.3. NHỮNG BẰNG CHỨNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM..................... 13 1.3.1. Tóm lược những quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới về sự tác động của thâm hụt ngân sách lên lãi suất ............................................................... 13 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ..................................................................................... 22 CHƯƠNG II ........................................................................................................ 23 ĐỊNH LƯỢNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH TỚI LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM ........................................................................................... 23 2.1. TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH ĐỐI VỚI LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM .......................................................................................................... 23 2.1.1. Thâm hụt ngân sách và vay nợ trong nước ................................................... 24 2.2.2. Thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại, tỷ giá ...................................... 26 2.2.3. Thâm hụt ngân sách và lãi suất .................................................................... 28 2.3. ĐỊNH LƯỢNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH ĐỐI VỚI LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1992-2011 .............................. 29 ii 2.3.1. Cơ sở lý thuyết............................................................................................. 29 2.3.2. Thiết lập mô hình tổng quát ......................................................................... 30 2.3.3. Cơ sở dữ liệu ............................................................................................... 31 2.3.4. Số liệu chạy mô hình ................................................................................... 32 Bảng 2. 2: Dữ liệu đầu vào giai đoạn 1992- 2011 ................................................. 32 2.3.5. Phương pháp ước lượng ............................................................................... 32 2.3.6. Mô hình hồi qui thực nghiệm tác động của thâm hụt ngân sách đối với lãi suất ở Việt Nam ............................................................................................................ 33 2.3.6.1. Ước lượng mô hình hồi qui bằng phương pháp bình phương bé nhất.. 33 2.3.6.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi qui ........................................ 34 2.3.6.3. Phát hiện sự có mặt của các biến giải thích là không cần thiết ............ 35 2.3.7. Mô hình hồi qui đã điều chỉnh ..................................................................... 41 2.3.8. Kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi qui đã điều chỉnh........................ 43 2.3.8.1. Phát hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi ................................. 43 2.3.8.2. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ..................................................... 45 2.3.8.3. Kiểm tra hiện tượng tự tương quan ................................................ 48 2.3.9. Tác động của các biến độc lập đến lãi suất ................................................... 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG II ................................................................................... 55 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ......................................................................................... 56 3.1. KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC VẬN DỤNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ.............................................................................................................. 56 3.2. KIẾN NGHỊ VỀ TIẾT KIỆM CHI TIÊU CÔNG ...................................... 57 3.3. KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG ........................... 58 3.4. KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ............................................................................................................... 59 iii 3.5. KIẾN NGHỊ VỀ TÍNH MINH BẠCH VÀ CHỐNG THAM NHŨNG TRONG ĐẦU TƯ CÔNG. .................................................................................. 60 3.6. CÁC KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢN LÝ NỢ CÔNG .................. 62 KẾT LUẬN CHƯƠNG III .................................................................................. 63 KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 66 A.TIẾNG VIỆT ................................................................................................... 66 B. TIẾNG ANH. ................................................................................................... 67 C. CÁC WEBSITE. ............................................................................................. 69 PHỤ LỤC THAM KHẢO ................................................................................... 70 PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 70 MÔ HÌNH HỒI QUI BIẾN PHỤ ........................................................................ 70 PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... 72 THÂM HỤT NGÂN SÁCH CỦA VIỆT NAM ................................................... 72 iv DANH MỤC VIẾT TẮC ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á BCNS : Bội chi ngân sách CSTK : hính sách tài khóa CSTT : Chính sách tiền tệ ĐTPT : Đầu tư phát triển GDP : Tổng sản phẩm quốc nội IMF : Quỹ tiền tệ thế giới NSNN : Ngân sách nhà nước NHTW : Ngân hàng Trung ương THNS : Thâm hụt ngân sách TNCN : Thu nhập cá nhân TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TPCP: Trái phiếu chính phủ XDCB : Xây dựng cơ bản VN : Việt Nam VNĐ : Việt nam đồng WB : World bank WTO : Tổ chức thương mại thế giới NS : Ngân sách v DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2. 1: Tình hình vay nợ trong nước của Việt Nam giai đoạn 2003-2011 ......... 24 Bảng 2. 2: Dữ liệu đầu vào giai đoạn 1992- 2011 .................................................. 32 vi DANH MỤC ĐỒ THỊ Trang Đồ thị 2.1: Sự thay đổi vay nợ trong nước của Việt Nam từ 2004-2011 ................. 25 Đồ thị 2.2: Tiết kiệm, đầu tư, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách ............ 27 Đồ thị 2.3: Thâm hụt ngân sách và lãi suất ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011. ........ 29 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Mô hình hồi qui tuyến tính đối với dữ liệu kinh tế Việt Nam .................. 34 Hình 2.2: Bảng kết quả Redundant Variables của biến “LP” .................................. 36 Hình 2.3: Bảng kết quả Redundant variables của biến “ THNS” ............................ 37 Hình 2.4 : Bảng kết quả Redundant variables của biến “ GDP” ............................. 38 Hình 2.5: Bảng kết quả Redundant variables của biến “ M2”................................. 40 Hình 2.6: Bảng kết quả kiểm tra biến “M2” ........................................................... 40 Hình 2.7: Mô hình hồi qui với dữ liệu kinh kế đã điều chỉnh ( 1992-2011) ............ 41 Hình 2. 8 : Đồ thị của phần dư ui đối với biến độc lập “LSDH “ ............................ 44 Hình 2. 9: Mô hình kiểm định WHITE .................................................................. 45 Hình 2.10: Ma trận hệ số tương quan của các biến LP, THNS, GDP ..................... 46 Hình 2.11: Đồ thị phần dư ut.................................................................................. 48 Hình 2.12: Dạng hình của đồ thị Ut........................................................................ 49 Hình 2.13: Kiểm định nhân tử lagrange (LM) ........................................................ 51 Hình 2.14: Mô hình kiểm định Breuch Godfrey (BG) ............................................ 51 8 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thâm hụt ngân sách là một vấn đề mà mọi quốc gia trên thế giới đều gặp phải, ngay cả một cường quốc như Mỹ cũng phải đau đầu và vật lộn với vấn đề này và Việt Nam tất nhiên cũng không ngoại lệ. Việc xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước là vấn đề nhạy cảm, bỡi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của quốc gia. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng tài chính và nợ công tăng đáng kể ở một số nước thuộc Châu Âu và nổi bật nhất là vấn thâm hụt ngân sách ngày một tăng đáng kể là hồi chuông cảnh báo cho mọi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Điển hình là trong những năm gần đây việc tăng thâm hụt ngân sách và nợ công của nhiều quốc gia, liệu chúng có tác động đến lãi suất không ?. Về lý thuyết kinh tế học thì tác động này có thể xảy ra. Từ những lý luận trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:” Nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách tới lãi suất tại Việt Nam “. Với mục đích là tìm hiểu: phân tích các nhân tố gây ra thâm hụt ngân sách; đo lường thâm hụt ngân sách và nó tác động như thế nào đối với nền kinh tế việt nam; dùng mô hình định lượng xem xét. 2. Mục tiêu nghiên cứu Dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm của tác giả lớn trên thế giới về tác động của thâm hụt ngân sách lên lãi suất ở các quốc gia đang phát triển và phát triển thông qua các kênh truyền dẫn trung gian. Bài viết, đã tiến hành thu thập dữ liệu đối với nền kinh tế Việt Nam để tiến hành thống kê mô tả tìm ra thực tế tác động của THNS đối với những kênh truyền dẫn từ đó liên hệ Việt Nam. Định lượng tác động thâm hụt ngân sách lên lãi suất. Dựa trên mô hình hồi qui của hai tác giả Aisen and Hauner (2008), Budget Deficits and Interest Rates: A Fresh Perspective, IMF, đo lường tác động THNS lên lãi suất ở Việt Nam. Trả lời thâm hụt ngân sách có tác động đến lãi suất ở Việt Nam không. 9 Kiến nghị các giải pháp giảm thâm hụt ngân sách và ổn định kinh tế vĩ mô. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu trên trên phạm vi quốc gia Việt Nam Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu từ 1992 đến 2011. Phương pháp nghiên cứu: thống kê mô tả, so sánh, phân tích tổng hợp…kết hợp với các công cụ kinh tế lượng nhằm minh họa các kết quả định lượng của vấn đề nghiên cứu. Phương pháp thu thập dữ liệu:Số liệu minh họa được thu thập từ nguồn số liệu thứ cấp, cụ thể; IMF, ADB, Wordbank, tổng cục thống kê, NHNN, Bộ công thương, Văn Phòng Chính Phủ, các ( Website ). Số liệu xữ lý theo mô hình Eview. 4. Đóng góp của đề tài Từ phân tích thống kê mô tả và định lượng sự tác động của thâm hụt ngân sách đối với lãi suất, đã tìm ra mối tương quan giữa THNS và lãi suất thông qua kênh tài trợ thâm hụt bằng vay trong nước. Thông qua đó, nhà điều hành chính sách có cái nhìn rõ hơn về những yếu tố tác động đến lãi suất, để từ đó có các giải pháp điều chỉnh lãi suất thích hợp trong nền kinh tế cho từng giai đoạn. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Là nguồn cung cấp tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giáo viên, sinh viên và những người quan tâm đến lĩnh vực này. Là cơ sở để các cấp lãnh đạo sử dụng chính sách vĩ mô trong điều hành nền kinh tế mà cụ thể là kiểm soát thâm hụt ngân sách. 6. Kết cấu đề tài Với những nội dung trên được thể hiện trong 3 chương: Chương I: Tổng quan về thâm hụt ngân sách và lãi suất Chương II: Định lượng tác động của thâm hụt ngân sách lên lãi suất ở Việt Nam. Chương III : Một số kiến nghị. 10 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ LÃI SUẤT 1.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ LÃI SUẤT Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất là một vấn đề được nghiên cứu khá rộng rãi trên cả phương diện lý thuyết và kiểm định thực nghiệm. Liên quan đến mối quan hệ này, các quan điểm của các trường phái kinh tế khác nhau cũng rất khác nhau. Trường phái tân cổ điển cho rằng tăng thâm hụt hiện tại sẽ kéo theo sự gia tăng về gánh nặng thuế trong tương lai. Theo đó, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tăng tiêu dùng tại thời điểm hiện tại. Do đó, trong trường hợp này, tiết kiệm quốc gia sẽ giảm xuống. Khi tiết kiệm quốc gia giảm, lãi suất trên thị trường sẽ tăng và lãi suất tăng sẽ làm giảm đầu tư, qua đó tạo ra hiện tượng thoái lui đầu tư (crowding out). Vì thế, trường phái này cho rằng tăng thâm hụt ngân sách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Trường phái này còn cho rằng nếu như việc tài trợ thâm hụt ngân sách thông vay nợ trong nước sẽ gây áp lực làm tăng lãi suất trong nền kinh tế, do vậy sẽ làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân. Theo đó, tăng thâm hụt ngân sách có thể dẫn đến tăng giá và giảm sản lượng sản xuất trong nền kinh tế. Một giải thích khác là khi chính phủ vay nợ trên thị trường trong nước, lãi suất sẽ bị đẩy lên và khi mặt bằng lãi suất bị đẩy lên, khu vực tư nhân sẽ giảm nhu cầu huy động vốn của mình, theo đó sẽ hạn chế đến sự mở rộng sản xuất của khu vực tư nhân. Hay nói cách khác, sự gia tăng về cầu của chính phủ thông qua tăng chi tiêu (tăng thâm hụt ngân sách) đã “chèn lấn” cầu khu vục tư nhân (Saleh, 2003). Trong khi đó, trường phái Keynes lại cho rằng tăng thâm hụt ngân sách sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Khi chính phủ tăng chi ngân sách từ 11 nguồn thâm hụt thì tổng cầu của nền kinh tế sẽ tăng lên, làm cho các nhà đầu tư tư nhân trở nên lạc quan hơn về triển vọng kinh tế và sẽ quan tâm hơn đến việc tăng đầu tư. Trong trường hợp khác, nếu chính phủ chấp nhận thâm hụt thông qua việc giảm thuế thì thu nhập khả dụng của khu vực hộ gia đình cũng tăng lên. Theo đó, người dân sẽ tăng chi tiêu. Tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên. Trường phái Keynes lập luận rằng mặc dù tăng thâm hụt ngân sách có thể tăng lãi suất song vẫn có thể tăng được mức tiết kiệm và đầu tư, qua đó tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế theo trường phái này cũng cho rằng tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn. Hơn nữa, việc sử dụng thâm hụt ngân sách để kích thích tăng trưởng chỉ có thể mang lại hiệu quả trong bối cảnh tổng cầu sụt giảm (ví dụ như trường hợp xảy ra suy thoái). Khi mà nền kinh tế đang hoạt động ở mức toàn dụng nhân công (không có dư thừa về các yếu tố sản xuất), việc tăng thâm hụt ngân sách không những không có tác động đến tổng cầu mà còn có nguy cơ đưa nền kinh tế trước những rủi ro mới, trong đó đáng kể nhất sẽ là sự gia tăng về sức ép lạm phát. Khác với hai trường phái nói trên, quan điểm của trường phái Ricardo cho rằng, thâm hụt ngân sách không tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô cả trong ngắn hạn và dài hạn. Theo trường phái này ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách và thuế đối với tiêu dùng là tương đương nhau. Việc tăng thâm hụt ngân sách do giảm thuế ở thời điểm hiện tại sẽ phải trả giá bằng việc tăng thuế trong tương lai, bao gồm cả trả lãi cho khoản vay. Do vậy thâm hụt ngân sách dẫn đến vay nợ trong hiện tại sẽ đồng nghĩa với việc tăng thuế trong tương lai. Với hàm ý này, người tiêu dùng trong thời điểm hiện tại sẽ tiết kiệm một khoản cần thiết để trả cho tương lai. Nói cách khác, người tiêu dùng thường dự đoán tương lai, quyết định tiêu dùng của họ không chỉ dựa vào thu nhập hiện tại mà còn dựa vào thu nhập kỳ vọng trong tương lai. Theo trường phái Ricardo, thâm hụt ngân sách sẽ không có tác động đến tiết kiệm và đầu tư. Theo họ khi thâm hụt ngân sách tăng do giảm thuế thì thu nhập khả dụng của người dân tăng lên, hơn nữa người dân ý thức được cắt giảm thuế trong hiện tại sẽ dẫn đến tăng thuế trong tương lai, do vậy họ sẽ tiết kiệm nhiều hơn. 12 Trong khi đó, thâm hụt ngân sách làm cho tiết kiệm của khu vực nhà nước giảm xuống. Theo đó, tiết kiệm quốc gia được hiểu là tổng của tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm của nhà nước sẽ không đổi. Do vậy, thâm hụt ngân sách sẽ không tác động đến tiết kiệm, đầu tư, tăng trưởng (và cả lạm phát) như lập luận của các trường phái nói trên (Saleh, 2003)1. Xét dưới góc độ lý thuyết cũng có hai trường phái về tác động của thâm hụt ngân sách đối với lãi suất. Trường phái Keynes và trường phái tân cổ điển cho rằng thâm hụt ngân sách tăng sẽ làm tăng lãi suất do cầu về tiền tăng. Trong khi đó, trường phái Ricardo lại cho rằng thâm hụt ngân sách không tác động đến lãi suất (vì các lý do như phân tích trong phần trên). Theo trường phái thứ nhất thì quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất thường là quan hệ thuận chiều, điều ngày có nghĩa là khi thâm hụt ngân sách tăng thì lãi suất cũng tăng. Thâm hụt tăng cũng đồng nghĩa với nhu cầu huy động vốn của chính phủ tăng. Nếu như một phần của số vốn cần huy động để bù đắp cho thâm hụt được thực hiện thông qua thị trường nợ trong nước thì cầu về vốn trong nước sẽ tăng, qua đó sẽ làm gia tăng sức ép đối với mặt bằng lãi suất trong nước. Trong trường hợp này, ngân hàng trung ương có thể bắt buộc phải giảm sức ép gia tăng về lãi suất thông qua chính sách tiền tệ mở rộng. Trường hợp ngân hàng trung ương không can thiệp thì áp lực đối với lãi suất là không thể tránh khỏi. Tương tự như các biến số nói trên, mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với lãi suất cũng đã được bàn luận khá nhiều trong các nghiên cứu kiểm định thực tiễn. Kết quả là cũng các nghiên cứu khác nhau cũng đưa ra các kết luận khác nhau về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất. Trong khi có nhiều nghiên cứu đưa ra bằng chứng chứng minh thâm hụt ngân sách tăng sẽ tác động đến lãi suất, ví dụ như nghiên cứu của Al-Saji (1993) về trường hợp của Anh, song cũng có nghiên 1 Saleh , AS (2003) , The Budget Deficit and Economic Performance : A Survey, Working paper 03-21, Deparment of Economic, University of Wollongong. 13 cứu đưa ra các bằng chứng cho thấy thâm hụt ngân sách không tác động đến lãi suất, ví dụ nghiên cứu của Evan (1985)2. 1.2. MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH LÊN LÃI SUẤT Trong bài nghiên cứu của hai tác giả Aisen và Hauner ( 2008): “ Budget Deficits anh Interest Rates : Fresb perspective, IMF”, đã ứng dụng phương pháp GMM chạy phương trình hồi qui nhằm đo lường sự tác động của thâm hụt ngân sách đối với lãi suất ở 60 quốc gia tiên tiến và mới nổi giai đoạn 1970-2007 , thông qua 7 biến : lãi suất danh nghĩa dài hạn nước ngoài, khấu hao dự kiến, rũi ro quốc gia, lãi suất danh nghĩa trong nước, lạm phát, cung tiền, thâm hụt ngân sách, tăng trưởng GDP thực. Theo phương trình sau : ∗ +  ∗ , +  ∗ , +  ∗ , +  ∗ , +  ∗ , +  ∗ , =  +  ∗ , ∗ , +  ∗ , + ,′ . 1.3. NHỮNG BẰNG CHỨNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 1.3.1. Tóm lược những quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới về sự tác động của thâm hụt ngân sách lên lãi suất Aisen và Hauner (2008) nghiên cứu thâm hụt ngân sách và lãi suất bằng cách sử dụng phương trình hồi qui với dữ liệu thu thập từ 1970- 2007 của 60 quốc gia tiên tiến và đang nổi lên các biến được xem xét trong mô hình gồm lãi suất danh nghĩa nước ngoài, dự kiến khấu hao, rũi ro của quốc gia (đặc điểm rũi ro của quốc gia) lãi suất danh nghĩa trong nước, lạm phát dự kiến, cung tiền, tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ tiết kiệm, thâm hụt ngân sách, theo phương trình hồi qui: ∗ , =  +  ∗ , +  ∗ , +  ∗ , +  ∗ , +  ∗ , +  ∗ , + ∗  ∗ , +  ∗ , + ,′ . 2 Trích dẫn từ Saleh , AS (2003). 14 Mức độ thâm hụt ảnh hưởng đến lãi suất sẽ phụ vào nhiều yếu tố (1) : Mức chu chuyển vốn, mức chu chuyển vốn tăng có nghĩa là điều chỉnh thâm hụt ngân sách cao hơn xảy ra thông qua tỷ lệ trao đổi và thông qua lãi suất thực trong nước cao hơn; (2): Mức độ thâm hụt ngân sách được tài trợ trong và ngoài nước: (3) Nó sẽ phụ thuộc vào mức độ nắm giữ nợ trung lập; Cuối cùng, nó phụ thuộc vào mức độ lãi suất thị trường xác định ở nợ đầu tiên. Kết quả ước lượng cho thấy khi kiểm tra tác động biên của các biến độc lập đến lãi suất, có một vài hệ số, chẳng hạn như thâm hụt ngân sách và lạm phát có khả năng bị đa cộng tuyến. Duy nhất có sự chuyển ngược lãi suất trên thâm hụt ngân sách, thêm biến phụ thuộc trễ và biến giả thời gian. Kết quả là sự gia tăng thâm hụt ngân sách bằng 1% của GDP làm tăng tỷ lệ lãi suất lên 44 điểm cơ bản. Khi áp dụng đặc điểm kỹ thuật gọi là đường cơ sở, tổng thể đạt yêu cầu theo kiểm tra của Arellane- Bond và Hansen, cho thấy rằng cần lưu ý một số các hiệu ứng thâm hụt ngân sách khi thêm các biến số khác. Khi thêm biến khấu hao, cho thấy rằng một số tác động của thâm hụt ngân sách (THNS) lên lãi suất xảy ra gián tiếp thông qua khấu hao, và thực tế việc cung tiền tăng thêm ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách bằng chứng cho thấy chính sách tiền tệ điều tiết làm suy giảm ảnh hưởng của thâm hụt khi CSTT không được kiểm soát, và khi GDP tăng trưởng làm giảm tác động của thâm hụt ngân sách có khả năng phản ánh mối tương quan tích cực ngắn hạn giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng GDP. Khi kiểm tra ảnh hưởng của từng nhóm nước cụ thể và thời gian, kết quả là thâm hụt ngân sách tác động tiêu cực lên lãi suất giai đoạn 1985-1994,( kiểm tra Wald) và tác động tích cực lên lãi suất từ 1995-2006. Giai đoạn tiêu cực có thể là do qui định hệ thống tài chính và ngăn chặn lãi suất theo thị trường, mặc dù ngoài ra cũng có những lý thuyết chứng minh kết quả này dường như là nghịch lý (Agenor and Montiel 1999, P181). Khi kiểm tra sự tác động của thâm hụt ngân sách lên lãi suất trong các nhóm nước khác nhau có kết quả như sau: Tỷ lệ tăng thâm hụt ngân sách ở các thị trường mới nổi tăng lãi suất 24 điểm cơ bản trong khi không có ảnh hưởng đáng kể trong 15 các nền kinh tế tiên tiến. Thâm hụt ngân sách ảnh hưởng đến lãi suất trong thị trường mới nổi nhiều hơn trong nền kinh tế tiên tiến. Tác động của thâm hụt ngân sách về lãi suất lớn hơn ở châu Mỹ La Tinh hơn so với các khu vực khác. Đối với thị trường châu Á và châu Âu cho thấy ảnh hưởng 60 điểm cơ bản trong cả hai trường hợp. Kiểm tra sự khác biệt cấu trúc giữa các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi kết quả cho thấy: (1) Thâm hụt quan trọng hơn lãi suất khi thâm hụt lớn, tài chính trong nước hoặc khoản nợ trong nước cao, trong khi thâm hụt ngân sách thấp không ảnh hưởng đáng kể đến lãi suất, tiếp theo kiểm tra về độ sâu tài chính thâm hụt ngân sách có ảnh hưởng lớn hơn khi chúng tương tác với nợ trong nước cao;(2) công khai tài chính lớn hơn làm giảm ảnh hưởng của Thâm hụt ngân sách lên lãi suất hơn là việc kê khai tài chính thấp và thâm chí không đáng kể cho sự cởi mở tài chính cao ( nó cũng quan trọng bỡi vì cho thấy CSTK công khai tài chính minh bạch) ; (3) Tự do hóa tài chính cao làm tăng tác động của Thâm hụt ngân sách lên lãi suất ; (4) Độ sâu tài chính thấp hơn làm tăng tác động của thâm hụt ngân sách lên lãi suất. Kết luận: Tác giả nghiên cứu thâm hụt ngân sách ảnh hưởng đến lãi suất ở nền kinh tế tiên tiến và mới nổi, áp dụng hệ thống GMM đã đưa đến kết quả sau: có một tác động rất tích cực của thâm hụt ngân sách lên lãi suất theo thứ tự 26 điểm cơ bản cho mỗi 1% của GDP. Tuy nhiên, hiệu ứng này có thể thay đổi theo nhóm quốc gia và khoảng thời gian. Tác động của thâm hụt ngân sách lên lãi suất phụ thuộc vào các điều kiện tương tác có ý nghĩa quan trọng chỉ trong một số điều kiện sau: khi thâm hụt ngân sách cao, chủ yếu là tài chính trong nước, chúng tương tác với nợ trong nước cao và độ sâu tài chính thấp, có hiệu lực hơn khi lãi suất được tự do hóa Emanuele Baldacci and Manmohan S.Kumar (2010) nghiên cứu thâm hụt ngân sách, nợ công và lãi suất dài hạn thông qua mô hình hồi qui với số liệu thu thập của 31 nền kinh tế thị trường mới nổi và tiên tiến (phát triển) gồm các biến sau: lãi suất danh nghĩa nước i thời kỳ t; lãi suất danh nghĩa ngắn hạn, tỷ lệ lạm phát, cán cân tài khóa tính theo GDP, nợ công, dữ liệu đầu ra tăng trưởng, với mô hình cụ thể sau: 16   = + !  " + !  +  #, +  # , + $ %, +  Tác giả đã phân tích các yếu tố nợ công, cán cân ngân sách ban đầu, cán cân ngân sách sơ cấp tác động đến lãi suất trái phiếu Chính phủ cho thấy rằng có sự tương quan thống kê và hồi qui đưa ra một tác động ngược của cán cân ngân sách lên lãi suất và mối tương quan có vẽ tăng cường hơn từ nữa thập niên 1990. Tác giả tiến hành kiểm định mối quan hệ trên bằng mô hình ước lượng hồi qui với điều kiện tài khóa ban đầu, đặc trưng quốc gia, thị trường trái phiếu quốc tế, thông qua các kênh truyền dẫn ảnh hưởng đến mối quan hệ thâm hụt ngân sách, nợ công tác động đến lãi suất dài hạn như tiết kiệm quốc gia, kỳ vọng lãi suất, kỳ vọng lạm phát. Khi thâm hụt ngân sách tăng làm giảm tiết kiệm, tăng tổng cầu dẫn đến tăng cung nợ chính phủ và làm cho lãi suất tăng; Đường cong lãi suất dốc lên thể hiện dự báo cho thâm hụt tài khóa tăng và lãi suất dài hạn có xu hướng tăng nhiều hơn lãi suất ngắn hạn.; Kỳ vọng lạm phát khi lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa tăng, và có thêm hai trường hợp ngoại lệ dân chúng tăng tiết kiệm khi thâm hụt tăng; luồng vốn từ nước ngoài đổ vào trong nước nhiều hơn khi thâm hụt tăng. Kết quả cho thấy rằng 1% của sự gia tăng thâm hụt tài khóa làm cho lãi suất đáo hạn của trái phiếu chính phủ tăng 17 điểm cơ bản. Khi thêm biến giả phản ánh đặc trưng của các quốc gia ( THNS ban đầu lớn hơn 2 % GDP , tỷ lệ nợ ban đầu lớn hơn 80% GDP, THNS lớn hơn 2%, chỉ số VIX index, lãi suất của FED > 4%, nhu cầu tài trợ trung bình nợ nước ngoài > 20% GDP, sự lão hóa dân số, độ bất ổn tài chính ) nhưng chỉ có các biến là tỷ lệ nợ ban đầu lớn hơn 80% GDP, THNS lớn hơn 2%, sự lão hóa dân số, độ bất ổn tài chính là tác động tích cực lên lãi suất. Kết quả cho thấy là tác động của sự suy giảm tài khóa lên lãi suất dài hạn là đáng kể nhưng phi tuyến. Đặt biệt, tác động tổng thể của thâm hụt ngân sách cao hơn lãi suất có thể lớn hơn ở các nước có đặc điểm sau:(1) Điều kiện tài chính ban đầu yếu; (2) Thể chế không đầy đủ và yếu; (3) Tiết kiệm trong nước thấp và giới hạn kết nối với vốn toàn cầu. William G. Gale và Peter R.Orszag (2003), từ những ảnh hưởng của chính sách tài khóa đối với nền kinh tế đã nhận được sự quan tâm đáng kể trong giới học thuật và nghiên cứu vòng tròn. Tác giả đã nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân 17 sách đến nền kinh tế đưa ra 3 kết quả : (i) Những thứ khác bằng nhau, THNS làm giảm tiết kiệm và thu nhập quốc gia tương lai ngay cả dòng vốn quốc tế chảy vào ngăn chặn sự gia tăng lãi suất; (ii) Sự suy thoái tài chính gần đây ngụ ý sự suy giảm đáng kể trong thu nhập quốc gia trong tương lai; (iii) Nghiên cứu kết hợp thông tin tốt nhất về thâm hụt dự kiến trong tương lai hướng đến tìm kiếm những tác động đáng kể thâm hụt dự kiến trên lợi suất trái phiếu, kiểm soát các yếu tố khác. Uwilingiye Josine và Rangan Gupta (2007): nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa THNS và lãi suất ở Nam Phi , sử dụng VECM đa biến, ước tính bằng cách sử dụng phương pháp MLE dựa trên dữ liệu quý từ 2 năm1961 đến quý 4 năm 2005 và dữ liệu năm từ 1961-2005. Cho thấy THNS và lãi suất có mối quan hệ tích cực trong dài hạn, nhưng kết quả phụ thuộc vào chu kỳ dữ liệu. Ngoài ra đối với dữ liệu quý khi sử dụng VECM thì kết quả có mối quan hệ nhân quả giữa THNS và lãi suất, với quan hệ từ THNS đến lãi suất. Đối với dữ liệu hàng năm không tìm thấy mối quan hệ nhân quả giữa THNS và lãi suất trái phiếu. Dựa trên bộ dữ liệu này một gợi ý chính là cơ hội tác động tiêu cực lên tăng trưởng thông qua giảm đầu tư, do đó lãi suất tăng theo mức THNS cao hơn, ít có khả năng xảy ra cho nền kinh tế Nam Phi. Theo Premchand (1984), THNS được tài trợ vốn vay từ khu vực tư nhân thì dẫn tới sự tăng lên trong nguồn cung của trái phiếu chính phủ và thu hút khu vực tư nhân mua trái phiếu này, chính phủ đề nghị giá trái phiếu với mức thấp, điều đó đã gây áp lực lên lãi suất mà gây ra lấn áp đầu tư khu vực tư nhân. Mankiw (1997) như tăng chi tiêu chính phủ nó làm tăng kế hoạch chi tiêu tổng hợp và vì thế tăng dữ liệu đầu ra. Kết quả là sự gia tăng nhu cầu tiền thực tế và giảm cầu về trái phiếu đẩy giá trái phiếu giảm, tăng lãi suất. Yellen (1989), khi thêm một kênh thông qua lấn áp xảy ra, đối với nền kinh tế nhỏ và mở, với mức chu chuyển vốn quốc tế, THNS làm tăng lãi suất, dẫn đến dòng vốn nước ngoài chảy vào. Trong tình huống như vậy, với một tỷ giá hối đoái linh hoạt, trao đổi tại chỗ, tăng giá đồng tiền trong nước, và có một sự giảm khả năng cạnh tranh hàng hàng hóa của nền kinh tế trong thị trường thế giới. 18 Leanne J.Ussher (1998): Nghiên cứu thâm hụt ngân sách có làm tăng lãi suất và lấn áp đầu tư tư nhân không ?. Bài viết này là tập trung vào hiệu ứng “thuần túy “ THNS lên lãi suất. Khi thâm thụt có thể tăng từ sự gia tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế. Nó được xem xét trong một số trường phái tư tưởng của Keynes và Ricardan( Reh). Với phương trình hồi qui gồm các biến lãi suất mong đợi (R ), thâm hụt ngân sách thực (D) , chi tiêu chính phủ (G) , cung tiền thực (M ) , theo lý thuyết Keynes kỳ vọng fG > 0. fD > 0, fM < 0, còn theo Reh kỳ vọng ít nhất fD = 0. + Theo lý thuyết Keynes chính phủ chi tiêu kích thích nền kinh tế dẫn đến thất nghiệp giảm và làm cho hộ gia đình cảm thấy giàu có kết quả nhu cầu tiêu dùng tăng lên dẫn đến lãi suất tăng làm đầu tư giảm. Được gọi ‘ lấn áp chi tiêu”. + Nếu thâm hụt tài trợ từ thuế sau đó lãi suất tăng lên nhưng nhỏ hơn dữ liệu đầu ra; nếu tài trợ bằng tiền thì không có tăng lãi suất vì cung tiền tăng đồng thời với nhu cầu tiền; nếu đó là tài trợ thâm hụt thì nợ công tăng bao gồm hệ số cung tiền tăng hơn tính thanh khoản của tiền và cổ phiếu dẫn đến lãi suất phải tăng lên. Nếu có một tác động lớn mà ở đó các nhân tố cảm thấy tốt như kết quả nắm giữ trái phiếu chính phủ sau đó có thể làm tăng trong tiêu thụ một lần nữa làm tăng dữ liệu đầu ra và nhu cầu tiền tạo ra một sự gia tăng trong lãi suất. Kênh trái phiếu được gọi là thâm hụt “thuần túy” tác động lên lãi suất tăng từ tiêu dùng cá nhân, nếu lãi suất cao hơn dẫn đến sự sụt giảm trong đầu tư tư nhân và sau đó chúng tôi nói rằng đó là “lấn áp thâm hụt”. + Dùng phương trình R = f(D, G ,M) theo Barth và Bradley (1989) một điều chỉnh ít thường xuyên thực hiện phân chia dự đoán từ rất bất ngờ của các yếu tố trong phương trình (D,G,M) đã tìm thấy lãi suất trong trường hợp không dư kiến được của THNS, các yếu tố khác có thể dự đoán sẽ gia tăng THNS Evans (1987a), mà sẽ dẫn đến sự suy giảm tạm thời trong lãi suất . Kim và Lombra (1989) đã tìm thấy rằng duy nhất THNS không mong đợi có tác dụng lên lãi suất tích cực. Tuy nhiên như Barro (1981, 1987) lưu ý, tác động trên Reh về lãi suất chủ yếu là phân chia các thay đổi vĩnh viễn và tạm thời trong chi tiêu chính phủ ( bởi sự tương quan, 19 thâm hụt, nếu thuế không thay đổi ), G thay đổi tạm thời làm tăng lãi suất trong khi thay đổi vĩnh viễn thì không ảnh hưởng đến lãi suất. Theo kinh tế vĩ mô với các nhân tố tối ưu hóa hợp lý và tính trung lập tiền, mạnh mẽ của Keynes. Vấn đề tài chính như độ lớn thâm hụt, nợ, tỷ số nợ / thuế không tác động đến tất cả các hoạt động nền kinh tế và lãi suất thực. Theo lý thuyết này được phát thảo đầu tiên của Barro (1974) thường được biết như là giả thuyết tương đối của Ricardo (Reh): chi tiêu chính phủ, thuế suất cận biên ảnh hưởng đến nền kinh tế. Kết quả thực, các tác giả muốn nhấn mạnh các khía cạnh chính sách tài khóa liên quan đến kích thước, thời gian thâm hụt, chi tiêu của chính phủ và thuế suất biên trên tiêu dùng cá nhân, nhưng duy nhất sẽ có tác động đến dữ liệu truyền thống tân cổ điển của nguồn vốn, công nghệ và sở thích.Như vậy trong cả hai lý thuyết Keynes và Reh, chi tiêu của chính phủ lấn áp khu vực tư nhân hoạt động ở một mức độ. Mô hình Keynes có thêm kênh THNS (Vay chính phủ) lấn áp đầu tư một kênh được coi là hoạt động của Reh. Đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra tác động của THNS lấn áp nợ luôn hướng đến một sự hợp lý của nợ trung lập của (Reh). Nghiên cứu đã tìm ra không có sự tác động của THNS với tiết kiệm, tiêu dùng, dữ liệu đầu ra, lạm phát, tỷ giá hối đối và lãi suất. Bộ tài chính Mỹ (1984): Cung cấp một bảng tóm tắc các nghiên cứu thực nghiệm và kết quả quả riêng của họ cho thấy thâm hụt ngân sách không ảnh hưởng lãi suất ngắn hạn cũng không ảnh hưởng lãi suất dài hạn, tức là thâm hụt ngân sách có tác động không đáng kể vào việc nâng cao lãi suất thực do đó hoạt động tài chính chính phủ thì không liên quan . Cebula, R.J (1990) nghiên cứu về thâm hụt ngân sách và dự kiến lãi suất thực dài hạn ở Mỹ: thử nghiệm mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và một loạt các lãi suất dài hạn (lãi suất trung bình trái phiếu của Moody's Aaa & Baa, lãi suất trái phiếu 10 năm và trái phiếu trung ương ). Tác giả điều chỉnh lạm phát kỳ vọng để có được một tỷ lệ lãi suất thực dự kiến (kỳ vọng). Bài viết sử dụng phương pháp bình phương bé nhất hai giai đoạn (TSLS), để loại bỏ THNS có tính chu kỳ. Đã phát hiện THNS có ý nghĩa tích cực liên kết với lãi suất dài hạn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng