Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử t...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử tại việt nam

.PDF
162
10447
219

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ LINH PHƢƠNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ LINH PHƢƠNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là công trình nghiên cứu của bản thân, đƣợc đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các thông tin và số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 Ngƣời cam đoan Nguyễn Thị Linh Phƣơng MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 3 1.3.2. Đối tƣợng khảo sát...................................................................................... 3 1.3.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 3 1.5. Tính mới của đề tài............................................................................................ 4 1.6. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 5 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 7 2.1. Ví điện tử ........................................................................................................ 7 2.1.1. Định nghĩa .................................................................................................. 7 2.1.2. Chức năng của Ví điện tử ........................................................................... 7 2.1.3. Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử ....................................................... 10 2.1.4. Lợi ích của Ví điện tử................................................................................ 13 2.1.5. Một số quy định của Pháp luật liên quan đến lĩnh vực Ví điện tử ........... 16 2.2. Một số mô hình lý thuyết về ý định và hành vi sử dụng công nghệ mới ..... 18 2.2.1. Thuyết Hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) .......................... 18 2.2.2. Thuyết hành vi kế hoạch (Theory of Planned Behavior) .......................... 18 2.2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) . 19 2.2.4. Mô hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB) .......................................... 22 2.2.5. Mô hình động cơ thúc đẩy (Motivational model – MM) .......................... 23 2.2.6. Mô hình của việc sử dụng máy tính cá nhân (Model of PC Utilization) .. 23 2.2.7. Thuyết phổ biến sự đổi mới (Innovation Diffusion Theory) ..................... 25 2.2.8. Thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory – SCT) ...................... 26 2.2.9. Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology – UTAUT) .............................................. 27 2.3. Một số nghiên cứu về Ví điện tử .................................................................. 30 2.3.1. Sự chấp nhận Ví di động (Mobile wallet) tại Sabah: Nghiên cứu thực nghiệm tại Malaysia ............................................................................................ 30 2.3.2. Sự từ chối công nghệ: trƣờng hợp Ví di động (Cell phone wallet) .......... 30 2.3.3. Sự chấp nhận và phổ biến của Ví điện tử ................................................. 31 2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 31 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 35 Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 36 3.1.1. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ ...................................................................... 37 3.1.2. Giai đoạn nghiên cứu chính thức ............................................................. 37 3.2. Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................... 38 3.2.1. Thang đo Hữu ích mong đợi ..................................................................... 38 3.2.2. Thang đo Dễ sử dụng mong đợi................................................................ 40 3.2.3. Thang đo Ảnh hƣởng xã hội ..................................................................... 41 3.2.4. Điều kiện thuận lợi ................................................................................... 43 3.2.5. Thang đo Tin cậy cảm nhận...................................................................... 44 3.2.6. Thang đo Chi phí cảm nhận...................................................................... 46 3.2.7. Thang đo Hỗ trợ Chính phủ ...................................................................... 47 3.2.8. Thang đo Cộng đồng ngƣời dùng ............................................................. 49 3.2.9. Thang đo Ý định sử dụng .......................................................................... 50 3.3. Đánh giá sơ bộ thang đo ............................................................................... 51 3.3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha........................ 51 3.3.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố EFA ...................................... 52 3.4. Phƣơng pháp chọn mẫu và xử lý dữ liệu ...................................................... 53 3.4.1. Mẫu và thông tin mẫu ............................................................................... 53 3.4.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu........................................................................ 54 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ......................................................................................... 54 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55 4.1. Thống kê mô tả mẫu ..................................................................................... 55 4.2. Kiểm định thang đo ...................................................................................... 57 4.2.1. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .............................................. 57 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ........... 58 4.3. Kiểm định mô hình hồi quy .......................................................................... 60 4.3.1. Xem xét mối tƣơng quan giữa các biến độc lập ....................................... 60 4.3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ............................................................... 61 4.4. Phân tích sự khác biệt của các biến định tính ............................................... 68 4.4.1. Phân tích sự khác biệt về Giới tính........................................................... 68 4.4.2. Phân tích sự khác biệt về Kinh nghiệm .................................................... 69 4.4.3. Phân tích sự khác biệt về Độ tuổi ............................................................. 71 4.4.4. Phân tích sự khác biệt về Trình độ ........................................................... 74 4.4.5. Phân tích sự khác biệt về Thu nhập .......................................................... 76 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ......................................................................................... 78 Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 5.1. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu ........................................................... 80 5.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp cung cấp Ví điện tử................................... 81 5.2.1. Nâng cao mức độ Tin cậy cảm nhận ........................................................ 81 5.2.2. Gia tăng tính Hữu ích mong đợi ............................................................... 82 5.2.3. Gia tăng tính Dễ sử dụng mong đợi ......................................................... 82 5.2.4. Phát huy Ảnh hƣởng xã hội ...................................................................... 82 5.2.5. Xây dựng Cộng đồng ngƣời dùng ............................................................. 83 5.2.6. Xây dựng chính sách giá hợp lý................................................................ 83 5.2.7. Lƣu ý đến các thông tin nhân khẩu học .................................................... 84 5.3. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý ............................................................... 84 5.4. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo....................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 85 DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT Ký tự viết tắt Nghĩa tiếng Anh Ý nghĩa ATM Automated Teller Machine Máy giao dịch tự động BI C-TAM-TPB Behavior Intention Combined TAM – TPB Ý định hành vi Mô hình kết hợp TAM và TPB DNCƢVĐT Doanh nghiệp cung ứng ví điện tử ĐTDĐ Điện thoại di động EE FC Effort Expectancy Facilitating Conditions Dễ sử dụng mong đợi Điều kiện thuận lợi GS IDT MM MPCU Government Support Innovation Diffusion Theory Motivation Model Model of PC Utilization Hỗ trợ Chính phủ Thuyết phổ biến sự đổi mới Mô hình động lực thúc đẩy Mô hình về việc sử dụng máy tính cá nhân NHNN PCo PCr Perceived Cost Perceived Credibility Ngân hàng Nhà nƣớc Chi phí cảm nhận Tin cậy cảm nhận PE SCT SI SMS TAM/TAM2 Performance Expectancy Social Cognitive Theory Social Influcences Short Message Service Technology Acceptance Model Hữu ích mong đợi Thuyết nhận thức xã hội Ảnh hƣởng xã hội Tin nhắn văn bản Mô hình chấp nhận công nghệ TKNH TMĐT TPB TRA TTĐT TTTT UC UTAUT VĐT Theory of Planned Behavior Theory of Resoned Action User’s community Unified Theory of Acceptance and Use of Technology Tài khoản ngân hàng Thƣơng mại điện tử Thuyết hành vi kế hoạch Thuyết hành động hợp lý Thanh toán điện tử Thanh toán trực tuyến Cộng đồng ngƣời dùng Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ Ví điện tử DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. So sánh chức năng của một số Ví điện tử tại Việt Nam …………………9 Bảng 2.2. Hình thức giao dịch và khả năng bảo vệ ngƣời dùng của một số VĐT...13 Bảng 3.1. Thang đo Hữu ích mong đợi ……………………………..…………….39 Bảng 3.2. Thang đo Dễ sử dụng mong đợi ……………………………….……….41 Bảng 3.3. Thang đo Ảnh hƣởng xã hội ……………………...………………….…42 Bảng 3.4. Thang đo Điều kiện thuận lợi ……..……………….………………..….44 Bảng 3.5. Thang đo Tin cậy cảm nhận ……………………………………..……..45 Bảng 3.6. Thang đo Chi phí cảm nhận ….………………………………….….….47 Bảng 3.7. Thang đo Hỗ trợ Chính phủ ………………………………......…….…..48 Bảng 3.8. Thang đo Cộng đồng ngƣời dùng ………………………………………50 Bảng 3.9. Thang đo Ý định sử dụng ……………………………….…………..….51 Bảng 4.1. Tổng hợp số liệu thống kê mô tả mẫu …………………………………55 Bảng 4.2. Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo ……………......…57 Bảng 4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ……………………………..59 Bảng 4.4. Ma trận tƣơng quan …………………………………………………….61 Bảng 4.5. Hệ số phƣơng trình hồi quy …………………………………………….62 Bảng 4.6. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội ………………………………63 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định F ……………………………………………………64 Bảng 4.8. Hệ số phƣơng trình hồi quy chƣa loại biến …………………………….64 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định giả thuyết …………………………………………..65 Bảng 4.10. Kiểm định T-Test theo Giới tính …………………..………………….68 Bảng 4.11. Giá trị trung bình theo Giới tính ………………………………………69 Bảng 4.12. Kiểm định T-Test theo Kinh nghiệm ……………………………........69 Bảng 4.13. Giá trị trung bình theo Kinh nghiệm ………………………………….70 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1. Mô hình hoạt động của Ví điện tử ………………………………...…...10 Hình 2.2. Quy trình thanh toán bằng VĐT qua mạng internet …………….…..….11 Hình 2.3. Quy trình thanh toán bằng VĐT qua điện thoại di động…………….….12 Hình 2.4. Mô hình thuyết Hành động hợp lý …………………………………..….18 Hình 2.5. Mô hình thuyết hành vi kế hoạch …………………………………..…..19 Hình 2.6. Mô hình chấp nhận công nghệ ………………………………………….20 Hình 2.7. Mô hình chấp nhận công nghệ 2 …………………………………......…21 Hình 2.8. Mô hình kết hợp TAM và TPB …………………………………………22 Hình 2.9. Mô hình động cơ thúc đẩy ………………………………...………...….23 Hình 2.10. Mô hình của việc sử dụng máy tính cá nhân ………………...…….…24 Hình 2.11. Thuyết phổ biến sử đổi mới …………………………………...…..…..25 Hình 2.12. Thuyết nhận thức xã hội ………………………………………………26 Hình 2.13. Lý thuyết nhận thức xã hội …………………………………….……...27 Hình 2.14. Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ ………….……..29 Hình 2.15. Mô hình nghiên cứu đề xuất …………………………………………..34 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu …………………………………………………...36 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1.1. Lý do chọn đề tài Theo thống kê của eMarketer, doanh số bán lẻ trực tuyến toàn thế giới năm 2012 đã vƣợt 1 nghìn tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2011 và dự đoán trong các năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 sẽ tăng tƣơng ứng 17,1%, 18,3%, 14,5%, 12,4% và 11% [48]. Điều này cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của Thƣơng mại điện tử (TMĐT) trong quá trình phát triển kinh tế trên toàn thế giới và việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh là xu thế tất yếu đối với các quốc gia, các doanh nghiệp và cá nhân trong thời đại hiện nay. Sớm nhận thức đƣợc điều này, từ những năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hành lang pháp lý và đề ra nhiều chính sách hỗ trợ cho quá trình phát triển TMĐT. Theo báo cáo TMĐT năm 2012 của Cục TMĐT và CNTT, doanh thu bán lẻ trực tuyến của Việt Nam đạt khoảng 700 triệu USD và dự đoán đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2015. Ngoài ra, trong hơn 3000 doanh nghiệp tham gia khảo sát thì 100% doanh nghiệp có trang bị máy tính, 99% doanh nghiệp có kết nối với internet, 42% doanh nghiệp có website (tăng 12% so với năm 2011), 38% doanh nghiệp có chức năng đặt hàng trực tuyến trên website (tăng 6% so với 2011) [13]. Thực tiễn phát triển của TMĐT Việt Nam trong những năm qua đặt ra nhu cầu về một hệ thống thanh toán trực tuyến (TTTT) hiện đại về công nghệ và đa dạng về dịch vụ để hỗ trợ doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng tận dụng tối đa lợi ích của phƣơng thức kinh doanh mới này. Thị trƣờng TTTT tại Việt Nam đƣợc kỳ vọng sẽ phát triển mạnh với lợi thế hơn 31,3 triệu ngƣời sử dụng internet, chiếm 35,58% dân số và trong đó có 79,02% ngƣời dùng internet đã tham gia mua sắm trực tuyến [8]. Hiện nay, Ví điện tử (VĐT) đƣợc đánh giá là một trong những phƣơng thức TTTT an toàn, tiện lợi, phù hợp với điều kiện công nghệ và nhu cầu của ngƣời tiêu dùng Việt Nam. Đƣợc cấp phép hoạt động thí điểm từ cuối năm 2008 và số lƣợng VĐT đã phát triển rất nhanh. Theo thống kê của Vụ Thanh toán – NHNN, cuối năm 2009 có khoảng 70.000 VĐT đƣợc mở, và đến cuối Quý II/2011 tổng số VĐT phát hành đã lên đến hơn 546.000, tăng gần 8 lần sau một năm rƣỡi. Lƣợng giao dịch 2 qua các doanh nghiệp cung ứng VĐT (DNCƢVĐT) đạt hơn 1,5 triệu lƣợt, với tổng giá trị giao dịch hơn 3.400 tỷ đồng, bình quân khoảng 2,3 triệu đồng/giao dịch [12] và tính đến hết năm 2012, tổng số lƣợng VĐT đƣợc phát hành bởi các tổ chức này là hơn 1,3 triệu ví, số lƣợng giao dịch đạt hơn 16 triệu với giá trị gần 5.832 tỷ đồng [49]. Điều này chứng tỏ VĐT là phƣơng thức thanh toán phù hợp với nhu cầu thực tế của ngƣời dân trong TTTT nói riêng và thanh toán điện tử (TTĐT) nói chung. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn chƣa có một nghiên cứu chính thức nào khảo sát, đánh giá về nhu cầu, thái độ và hành vi của khách hàng trong việc sử dụng VĐT. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng Ví điện tử tại Việt Nam” nhằm khảo sát nhu cầu sử dụng VĐT trong TTTT tại Việt Nam, đồng thời xác định các nhân tố và mức độ tác động của chúng đến ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Từ đó làm cơ sở để các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử (DNCƢVĐT), Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) và các cơ quan, tổ chức có liên quan đƣa ra giải pháp giúp phát triển bền vững thị trƣờng VĐT tại Việt Nam. 1.2. - Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng mô hình nghiên cứu, xây dựng và kiểm định thang đo trong đo lƣờng các nhân tố tác động đến ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam. - Xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm gia tăng ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Từ các mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi nghiên cứu 1: Các nhân tố nào tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử của các khách hàng cá nhân tại Việt Nam? Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của từng nhân tố trên đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử của các khách hàng cá nhân tại Việt Nam là nhƣ thế nào? 3 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: ý định sử dụng VĐT trong TTTT của khách hàng cá nhân và các nhân tố tác động đến ý định sử dụng VĐT trong TTTT của khách hàng cá nhân. 1.3.2. Đối tƣợng khảo sát: khách hàng cá nhân có hiểu biết về VĐT và đang sinh sống hoặc làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. 1.3.3. Phạm vi nghiên cứu: - Thông tin, dữ liệu thứ cấp đƣợc nghiên cứu, thu thập trên các bài báo, bài nghiên cứu khoa học, sách chuyên ngành về lĩnh thƣơng mại điện tử, TTĐT và VĐT. - Thông tin, dữ liệu sơ cấp sẽ đƣợc điều tra, thu thập thông qua khảo sát bảng câu hỏi với hình thức phỏng vấn trực tiếp và gửi qua email đến các đối tƣợng khảo sát. - Thời gian và địa điểm: từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2013 tại Tp. HCM, Việt Nam. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu này đƣợc tiến hành theo hai bƣớc chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng. Nghiên cứu định tính đƣợc tiến hành thông qua phỏng vấn một số chuyên gia trong lĩnh vực TTĐT, VĐT và kết hợp với phƣơng pháp thảo luận nhóm với các cá nhân đã và đang sử dụng VĐT trong TTTT tại Việt Nam. Nội dung phỏng vấn, thảo luận sẽ đƣợc ghi chép lại làm cơ sở cho việc xây dựng, hiệu chỉnh và bổ sung các biến quan sát trong thang đo. Các thang đo này sẽ đƣợc kiểm định về độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA thông qua nghiên cứu định lƣợng sơ bộ với 50 bảng câu hỏi khảo sát. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ này sẽ là một bảng câu hỏi sẵn sàng cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Mẫu đƣợc thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp và qua email. Sau khi thu thập đủ số lƣợng mẫu yêu cầu, dữ liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm 4 SPSS nhằm kiểm định thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau đó các nhân tố đƣợc rút trích từ tập dữ liệu sẽ đƣợc đƣa vào phân tích hồi quy nhằm đánh giá mô hình đề xuất và kiểm định các giả thuyết. 1.5. Tính mới của đề tài Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng Ví điện tử tại Việt Nam” sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về thị trƣờng VĐT tại Việt Nam, các nhân tố và mức độ tác động của chúng đến ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến ý định sử dụng của khách hàng đối với các dịch vụ công nghệ mới, nhƣng có rất ít nghiên cứu về ý định sử dụng của khác hàng cá nhân đối với dịch vụ VĐT – một phƣơng thức TTĐT thông minh, ngày càng phát triển mạnh mẽ và đƣợc ƣa chuộng trên thế giới. Trên thế giới đã có một vài nghiên cứu về lĩnh vực này, nhƣ: “Sự chấp nhận và phổ biến của Ví điện tử ” của Sahut (2009); “Sự chấp nhận Ví di động tại Sabah” của Amin (2009) và “Sự từ chối công nghệ: trƣờng hợp ví di động” của Swilley (2010). Tuy nhiên các nghiên cứu này đều dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis F.D (1989). Trong đề tài nghiên cứu này tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) của Venkatesh et al. (2003). Mô hình UTAUT gồm 4 nhóm nhân tố chính tác động đến ý định và hành vi sử dụng sản phẩm/dịch vụ công nghệ nhƣ: Hữu ích mong đợi (Performance Expectancy), Dễ sử dụng mong đợi (Effort Expectancy), Ảnh hƣởng xã hội (Social Influences) và Điều kiện thuận lợi (Faciliating conditions) và các biến kiểm soát Độ tuổi, Giới tính, Kinh nghiệm và Trình độ. Ngoài 04 nhân tố từ mô hình UTAUT, trong nghiên cứu này có bổ sung thêm 03 nhân tố (Tin cậy cảm nhận (Perceived Credibility), Chi phí cảm nhận (Perceived Cost), Hỗ trợ Chính phủ (Government Support)) từ kết quả nghiên cứu lý thuyết và 5 khám phá thêm 01 nhân tố mới (Cộng đồng ngƣời dùng (User’s Community)) từ kết quả phỏng vấn ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực VĐT tại Việt Nam. Các thang đo cho các khái niệm nghiên cứu trong đề tài này đƣợc xây dựng lại cho phù hợp với lĩnh vực VĐT và điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam, thông qua phỏng vấn xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực TTĐT và VĐT tại Việt Nam. Với những đặc điểm nêu trên, tác giả hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức để ngƣời đọc hiểu sâu hơn về phƣơng thức TTTT thông qua VĐT, cũng nhƣ mang lại một nghiên cứu có ý nghĩa, thiết thực, làm nền tảng cơ sở cho các DNCƢVĐT đề ra những giải pháp đúng đắn để nâng cao chất lƣợng dịch vụ, thu hút đƣợc nhiều ngƣời sử dụng và là cơ sở để các cơ quan quản lý ban hành các quy định, chính sách phù hợp, kịp thời nhằm quản lý và hỗ trợ cho sự phát triển của thị trƣờng VĐT. Từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của TMĐT và giảm tỷ lệ tiền mặt trong thanh toán theo chủ trƣơng chung của Nhà nƣớc về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. 1.6. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm có 5 chƣơng và các phần tài liệu tham khảo, phụ lục, đƣợc sắp xếp theo bố cục sau: Chƣơng 1: Tổng quan - Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và kết cấu của đề tài. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu - Trình bày về khái niệm VĐT, chứa năng của VĐT, lợi ích của VĐT, quy trình thanh toán bằng VĐT và một số quy định của Pháp luật liên quan đến lĩnh vực VĐT. Trong chƣơng này cũng sẽ trình bày một số mô hình lý thuyết về các nhân tố tác động đến ý định và hành vi sử dụng công nghệ và kết quả của một số nghiên cứu trƣớc đây về ý định sử dụng VĐT - Ví di động của khách hàng cá nhân. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu - Trình bày về qui trình nghiên cứu, cách thức xây dựng thang đo, phƣơng pháp chọn mẫu, quá trình thu thập thông tin, công 6 cụ xử lý dữ liệu và các kỹ thuật phân tích thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu – Trình bày và diễn giải kết quả của nghiên cứu định lƣợng chính thức, bao gồm các kết quả phân tích thống kê mô tả mẫu, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội, phân tích T-test và ANOVA. Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị - Trình bày những kết quả đáng chú ý thu đƣợc từ công trình nghiên cứu này, đồng thời đề xuất một số kiến nghị cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ VĐT và các cơ quan quản lý liên quan để có thể thu hút nhiều ngƣời sử dụng VĐT trong TTTT nói riêng và TTĐT nói chung. Tài liệu tham khảo Phụ lục 7 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Trong chƣơng 2 sẽ trình bày về khái niệm VĐT, quy trình thanh toán bằng VĐT, lợi ích của VĐT, các lý thuyết và mô hình về ý định sử dụng công nghệ mới, kết quả của một số nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến VĐT, và đề xuất mô hình nghiên cứu cũng nhƣ các giả thuyết. 2.1. Ví điện tử 2.1.1. Định nghĩa Theo NHNN, trong Dự thảo Thông tƣ hƣớng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán [7], “Dịch vụ Ví điện tử” đƣợc định nghĩa là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tạo lập trên một vật mang tin (nhƣ chip điện tử, sim điện thoại di động, máy chủ…), cho phép lƣu trữ một giá trị tiền tệ đƣợc đảm bảo bằng giá trị tiền mặt tƣơng đƣơng và đƣợc sử dụng để thanh toán thay thế cho tiền mặt. Theo công ty chuyển mạch tài chính Quốc gia (Banknetvn), “Ví điện tử” là một tài khoản điện tử, nó giống nhƣ “ví tiền” của ngƣời dùng trên internet và đóng vai trò nhƣ 1 chiếc ví tiền mặt trong TTTT, giúp ngƣời dùng thực hiện công việc thanh toán các khoản phí trên internet, gửi tiền một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm cả về thời gian, công sức lẫn tiền bạc. 2.1.2. Chức năng của Ví điện tử Tính đến nay, NHNN đã cấp phép hoạt động thí điểm cho 09 DNCƢVĐT1 và mỗi DNCƢVĐT có chiến lƣợc phát triển riêng biệt nhắm vào các đối tƣợng khách hàng khác nhau. Do vậy sản phẩm VĐT của mỗi doanh nghiệp lại có những tiện ích và đặc tính khác nhau. _____________________________________________________________________________ 1. 09 VĐT đƣợc NHNN cấp phép: MobiVi (Cty Việt Phú); Payoo (Cty VietUnion); VnMart (Cty VNPAY); Smartlink (Cty Smartlink); Vcash (Cty VINAPAY); Ngân lƣợng (Cty PeaceSoft); Momo (Cty M-services); Megapayment (Cty VNPT-EPAY) và Edong (Cty ECPAY). 8 Tuy nhiên, hầu hết các VĐT tại Việt Nam hiện nay đều có 04 chức năng chính là: - Nhận và chuyển tiền: sau khi đăng ký và kích hoạt thành công thì tài khoản VĐT đó có thể nhận tiền chuyển vào từ nhiều hình thức khác nhau nhƣ: nạp tiền trực tiếp tại quầy giao dịch của DNCƢVĐT, nạp tiền tại quầy giao dịch ngân hàng kết nối với DNCƢVĐT, nạp tiền trực tuyến từ tài khoản VĐT cùng loại, nạp tiền trực tuyến từ tài khoản ngân hàng (TKNH) …Và khi có tiền trong tài khoản VĐT, chủ tài khoản VĐT có thể chuyển tiền sang VĐT khác cùng loại, chuyển tiền sang TKNH có liên kết hoặc chuyển cho ngƣời thân/bạn bè theo đƣờng bƣu điện và qua các chi nhánh ngân hàng. - Lƣu trữu tiền trên tài khoản điện tử: khách hàng có thể sử dụng VĐT làm nơi lƣu trữ tiền dƣới dạng tiền số hóa (tiền điện tử) một cách an toàn và tiện lợi. Và số tiền ghi nhận trên tài khoản VĐT tƣơng đƣơng với giá trị tiền thật đƣợc chuyển vào. - Thanh toán trực tuyến: khi đã có tiền trong tài khoản VĐT thì khách hàng cũng có thể sử dụng số tiền này để thanh toán cho các giao dịch mua sắm trực tuyến trên các gian hàng/website TMĐT tại Việt Nam hoặc ở nƣớc ngoài có tích hợp chức năng thanh toán bằng VĐT đó. - Truy vấn tài khoản: với chức năng này, chủ tài khoản VĐT có thể thực hiện các thay đổi về thông tin cá nhân, mật khẩu, tra cứu số dƣ, xem lịch sử giao dịch trong tài khoản VĐT của mình. Ngoài ra các DNCƢVĐT tại Việt Nam hiện nay còn phát triển và tích hợp thêm nhiều chức năng phụ khác [Xem bảng 2.1] nhằm đem lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng khi sử dụng VĐT, nhƣ: - Thanh toán hóa đơn: các DNCƢVĐT đã mở rộng liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ sinh hoạt thiết yếu nhƣ các điện thoại, internet, điện lực, nƣớc, truyền hình … cho phép khách hàng có thể thanh toán các loại hóa đơn sinh hoạt này thông qua tài khoản VĐT một cách chủ động và thuận tiện. - Nạp thẻ cào điện thoại, thẻ game online, trả phí tham gia diễn đàn: khi sở 9 hữu VĐT ngƣời dùng internet cũng có thể sử dụng tiền trong tài khoản VĐT để chi trả những khoản phí nhỏ cho các dịch vụ nội dung số trên internet dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp hơn so với các phƣơng thức TTĐT khác. - Mua vé điện tử: với sự gia tăng của nhu cầu mua vé điện tử nhƣ vé máy bay, vé tàu, vé xe, vé xem phim, ca nhạc …các DNCƢVĐT đã mở rộng thêm chức năng mua vé điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu và gia tăng tiện ích cho ngƣời dùng VĐT. - Thanh toán học phí: khi sử dụng VĐT ngƣời dùng có thể thanh toán học phí cho các khóa học online, đào tạo từ xa …một cách dễ dàng và tiện lợi. - Thanh toán đặt phòng: hiện nay một số DNCƢVĐT tại Việt Nam đã liên kết với các trang đặt phòng khách sạn để tích hợp chức năng thanh toán tiền đặt phòng trực tuyến cho khách hàng có tài khoản VĐT. - Mua bảo hiểm ôtô – xe máy … Bảng 2.1. So sánh chức năng của một số Ví điện tử tại Việt Nam Chức năng Chuyển/ Mua Truy Thanh nhận sắm vấn tài toán tiền trực khoản hóa Ví điện tử tuyến đơn Nạp thẻ Mua Đóng điện vé học thoại, điện phí thẻ tử game … X X X Thanh toán đặt phòng MobiVi X X X X - Ngân lƣợng X X X - X X - X Momo X X X X X X - - Megapayment X X X - X X - - Vnmart X X X X X X - - Payoo X X X X X X X - VCash X X X - X - - - E-Dong X - X X X - X - Nguồn: tác giả tổng hợp từ website của các DNCƢVĐT 10 2.1.3. Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử Sau khi khách hàng đăng ký và kích hoạt thành công tài khoản VĐT thì các DNCƢVĐT sẽ có trách nhiệm quản lý tài khoản VĐT của khách hàng và xử lý các giao dịch phát sinh trên hệ thống khi diễn ra những hoạt động nạp, rút tiền, mua bán hàng hóa/dịch vụ của khách hàng; tính toán nghĩa vụ và thông báo tới ngân hàng để thực hiện ghi nợ và ghi có đối với các tài khoản tiền thật tƣơng ứng của các bên có liên quan [Xem hình 2.1]. Ngân hàng Tài khoản A Tài khoản B Tài khoản DNCƢVĐT DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG VĐT Ví điện tử A Khách hàng A Ví điện tử B Khách hàng B Hình 2.1. Mô hình hoạt động của Ví điện tử [12] Để đảm bảo cho các giao dịch TTTT nói chung và TTTT qua VĐT diễn ra một cách thuận lợi và an toàn, NHNN đã ban hành Công văn số 6251/NHNN-TT vào ngày 11/08/2011 về việc thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến và ví điện tử. Theo đó, NHNN yêu cầu các DNCƢVĐT phải bố trí một TKNH riêng biệt để theo dõi toàn bộ lƣợng tiền đang lƣu hành trên VĐT của khách hàng và phải đảm bảo số dƣ của tài khoản này đúng bằng tổng số tiền trên các VĐT của khách hàng. Dựa vào môi trƣờng và phƣơng tiện xử lý giao dịch, các loại VĐT tại Việt Nam hiện nay có thể chia làm 2 nhóm: VĐT thanh toán trên website qua mạng internet và VĐT thanh toán dựa vào ứng dụng hoặc tin nhắn (SMS) trên điện thoại di động (ĐTDĐ) qua mạng viễn thông. 11 a. Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử qua mạng internet Quy trình thanh toán bằng VĐT trên mạng internet có thể tổng quát thành 3 giai đoạn: giai đoạn đặt hàng, giai đoạn thanh toán và giai đoạn nhận hàng. Các giai đoạn này lại đƣợc chia ra làm các bƣớc nhỏ khi thao tác trên giao diện tại các gian hàng/webiste TMĐT của ngƣời bán đã đƣợc tích hợp chức năng TTTT bằng VĐT. Bƣớc 1: Chọn hàng hóa/dịch vụ trên các gian hàng hoặc website TMĐT Giai đoạn đặt hàng Bƣớc 2: Điền thông tin ngƣời mua và hình thức giao hàng Bƣớc 3: Đăng nhập vào tài khoản VĐT* (nhập tên tài khoản và mật khẩu) Bƣớc 4: Chọn hình thức thanh toán ngay hoặc thanh toán đảm bảo (nếu có)** Giai đoạn thanh toán Bƣớc 5: Xác nhận thanh toán bằng mật khảu OTP (nhận đƣợc qua SMS hoặc email)*** Bƣớc 6: Nhận thông báo kết quả giao dịch và chờ giao hàng Giai đoạn nhận hàng Hình 2.2. Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử qua mạng internet (**) Hiện nay chỉ có 4 VĐT triển khai hình thức thanh toán đảm bảo (thanh toán tạm giữ): Momo, Ngân lƣợng, V-cash và Payoo. (*; *** ) Tất cả các VĐT thanh toán qua mạng internet đều áp dụng chính sách bảo mật tài khoản bằng hai lớp mật khẩu (mật khẩu đăng nhập - AP và mật khẩu xác nhận sử dụng một lần – OTP) [Xem bảng 2.2].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng