Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ _luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực tư vấn dự án quốc tế của viện kinh tế và quy...

Tài liệu _luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực tư vấn dự án quốc tế của viện kinh tế và quy hoạch thủy sản

.DOCX
101
33
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN PHẠM KHÁNH CHI NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ VẤN DỰ ÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội, năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ VẤN DỰ ÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ MÃ NGÀNH: 8340101 HÀ NỘI, năm 2018 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS. TS. Tạ Văn Lợi – người hướng dẫn khoa học, đã định hướng nghiên cứu cho luận văn cũng như theo dõi, trao đổi, góp ý, hướng dẫn và động viên học viên trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Học viên cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo của Bộ môn Quản trị kinh doanh quốc tế đã đưa ra những lời nhận xét, góp ý xác đáng để học viên hoàn thiện luận văn. Lời cảm ơn trân trọng cũng xin được gửi tới các thầy cô giáo thuộc Viện sau đại học và các thầy cô giáo Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, hướng dẫn các phương pháp nghiên cứu trong suốt quá trình đào tạo của học viên. Học viên cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và các cán bộ Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản đã tạo những điều kiện tốt nhất, luôn dành sự quan tâm và động viên để học viên hoàn thành tốt khóa học và luận văn. Lời cảm ơn nữa học viên xin được gửi tới các đồng nghiệp: TS. Cao Lệ Quyên – Phó viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, ThS. Hoàng Văn Cường – Trưởng phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế đã chia sẻ những thông tin, tài liệu qúy báu để học viên thực hiện luận văn. Cuối cùng, học viên xin dành lời cảm ơn và sự yêu qúy đến gia đình vì tình yêu, sự động viên và hỗ trợ cho học viên trong suốt quá trình học tập vừa qua. LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Chữ kí của học viên MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT LUẬN VĂN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TƯ VẤN DỰ ÁN QUỐC TẾ.........................................................................................................8 1.1. Những vấn đề lý luận về dự án quốc tế.............................................8 1.1.1. Khái niệm và phân loại dự án quốc tế..........................................8 1.1.2. Đặc điểm của dự án quốc tế..........................................................9 1.1.3. Chủ thể tham gia dự án quốc tế..................................................10 1.1.4. Vai trò của dự án quốc tế đối với Việt Nam hiện nay................11 1.2. Những vấn đề lý luận về năng lực tư vấn dự án quốc tế của nhà thầu ............................................................................................................14 1.2.1. Một số khái niệm.........................................................................14 1.2.2. Nội dung năng lực tư vấn dự án quốc tế của nhà thầu.............16 1.3. Tiêu chí đánh giá năng lực tư vấn DAQT của nhà thầu...............19 1.3.1. Tiêu chí định lượng.....................................................................20 1.3.2. Tiêu chí định tính........................................................................23 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TƯ VẤN DỰ ÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN.............................26 2.1. Giới thiệu chung về Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản............26 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................26 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động......................................................................31 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý..............................................32 2.1.4. Giới thiệu một số dự án tư vấn quốc tế tiêu biểu của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản giai đoạn 2013-2017......................................34 2.2. Thực trạng năng lực tư vấn dự án quốc tế của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản....................................................................................36 2.2.1. Năng lực nhân sự thực hiện tư vấn dự án quốc tế....................36 2.2.2. Kinh nghiệm của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản.............43 2.2.3. Năng lực tổ chức thực hiện tư vấn DAQT của Viện KT&QHTS 44 2.2.4. Năng lực quản trị tài chính.........................................................46 2.3. Chỉ tiêu đánh giá năng lực tư vấn dự án quốc tế của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản...............................................................................47 2.3.1. Tiêu chí định lượng.....................................................................47 2.3.2. Tiêu chí định tính........................................................................53 2.4. Đánh giá chung về năng lực tư vấn dự án quốc tế của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản...........................................................................56 2.4.1. Mặt đạt được................................................................................56 2.4.2. Mặt chưa đạt được và nguyên nhân...........................................57 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ VẤN DỰ ÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN .........................................................................................................................59 3.1. Định hướng nâng cao năng lực tư vấn dự án quốc tế của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đến 2025.................................................59 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư vấn dự án quốc tế của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản.................................................................60 3.2.1. Giải pháp về nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tư vấn DAQT 61 3.2.2. Giải pháp về tăng cường kinh nghiệm tư vấn DAQT của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản................................................................64 3.2.3. Giải pháp về nâng cao cơ chế phối hợp thực hiện.....................66 3.2.4. Giải pháp về nâng cao năng lực quản trị tài chính...................68 KẾT LUẬN....................................................................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQLDA Ban quản lý dự án DAQT Dự án quốc tế NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn KT&QHTS Kinh tế và Quy hoạch thủy sản DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tham gia tư vấn DAQT của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản.....................................................37 Bảng 2.2. Kinh nghiệm tham gia tư vấn dự án quốc tế của đội ngũ nhân sự Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản................................................................................40 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản..........................33 Hình 2.2. Kinh nghiệm làm việc trong ngành thủy sản của đội ngũ nhân sự thực hiện tư vấn dự án quốc tế tại Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản.........................39 Hình 2.3. Khả năng ngoại ngữ của đội ngũ nhân sự tham gia tư vấn DAQT Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản................................................................................41 Hình 2.4. Kỹ năng mềm của đội ngũ nhân sự tư vấn DAQT Viện KT&QHTS.......42 Hình 2.5. Tỷ lệ chuyên gia tham gia tư vấn dự án quốc tế của Viện KT&QHTS giai đoạn 2013-2017.......................................................................................................48 Hình 2.6. Tỷ lệ trúng thầu tư vấn DAQT của Viện KT&QHTS giai đoạn 2013-2017 ................................................................................................................................. 49 Hình 2.7. Tỷ lệ hoàn thành tư vấn DAQT đúng thời hạn của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản giai đoạn 2013-2017.......................................................................50 Hình 2.8. Tỷ lệ dự án quốc tế giải ngân đúng thời hạn của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản giai đoạn 2013-2017.......................................................................51 Hình 2.9. Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng tư vấn của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản giai đoạn 2013-2017...........................................................53 Hình 2.10. Cơ chế phối hợp thực hiện tư vấn dự án quốc tế của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản.........................................................................................................55 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN PHẠM KHÁNH CHI NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ VẤN DỰ ÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ MÃ NGÀNH: 8340101 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI, năm 2018 TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong những năm gần đây, lĩnh vực hợp tác quốc tế được thúc đẩy mạnh mẽ trên toàn cầu nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của toàn nhân loại. Tại Việt Nam, lĩnh vực hợp tác quốc tế cũng dành được nhiều sự quan tâm trong tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực thủy sản – một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của đất nước. Hiện nay, đã và đang có rất nhiều dự án được tài trợ bởi các chính phủ, tổ chức phi chính phủ nước ngoài hỗ trợ để phát triển ngành thủy sản Việt Nam theo hướng bền vững. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng thực hiện các nghiên cứu, hoạt động liên quan đến lĩnh vực thủy sản trong đó bao gồm cung cấp dịch vụ tư vấn cho các dự án quốc tế do các chính phủ, tổ chức phi chính phủ tài trợ vào phát triển bền vững ngành thủy sản. Quá trình tham gia tư vấn cho các dự án quốc tế cho thấy năng lực tư vấn dự án quốc tế của Viện KT&QHTS còn một số thiếu sót như năng lực của đội ngũ nhân sự chưa tốt, phương pháp nghiên cứu chưa đổi mới, khả năng thu hút, tạo ấn tượng với các chủ đầu tư mới còn hạn chế... Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực tư vấn dự án quốc tế của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản”. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư vấn DAQT của Viện KT&QHTS, đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn (nhà thầu) cho các DAQT trong lĩnh vực thủy sản. Để đạt được mục tiêu này, tác giả đã hệ thống hóa lý luận về năng lực tư vấn DAQT của nhà thầu. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích thực trạng và đánh giá năng lực tư vấn DAQT của Viện KT&QHTS trong giai đoạn 2013-2017. Kết quả phân tích đánh giá giúp tác giả phát hiện được các tồn tại, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư vấn DAQT của Viện KT&QHTS. Đề tài được thực hiện với đối tượng nghiên cứu là năng lực tư vấn của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn, cho các dự án trong lĩnh vực thủy sản được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam dưới sự tài trợ của các chính phủ và tổ chức phi chính phủ nước ngoài nhằm mục tiêu phát triển ngành thủy sản Việt Nam bền vững. Kết cấu của đề tài được chia thành 3 chương. Chương 1 trình bày cơ sở lý luận về năng lực tư vấn DAQT. Mục tiêu của chương 1 là xây dựng khung lý thuyết và các tiêu chí để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng năng lực tư vấn DAQT của Viện KT&QHTS trong chương 2. Trong chương 1, tác giả đã nêu khái quát lý thuyết về hai vấn đề chính đó là dự án quốc tế và năng lực tư vấn dự án quốc tế của nhà thầu. Về DAQT, tác giả trình bày 4 nội dung chính, đó là: (1) Khái niệm DAQT; (2) Đặc điểm của DAQT; (3) Chủ thể tham gia DAQT; và (4)Vai trò của DAQT đối với Việt Nam hiện nay. Về năng lực tư vấn DAQT của nhà thầu, tác giả nêu rõ các khái niệm liên quan đến năng lực tư vấn DAQT của nhà thầu và nội dung năng lực tư vấn DAQT của nhà thầu. Theo đó, tác giả xác định các yếu tố chính cấu thành nên năng lực tư vấn DAQT của nhà thầu gồm có: (i) Năng lực nhân sự tư vấn DAQT của nhà thầu. Đây là yếu tố cốt lõi tạo nên năng lực tư vấn của nhà thầu. Năng lực nhân sự được thể hiện qua các khía cạnh: trình độ học vấn trong ngành nghề/lĩnh vực tư vấn yêu cầu, kinh nghiệm làm việc, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng máy tính và kỹ năng mềm của các nhân viên tham gia tư vấn; (ii) Kinh nghiệm của nhà thầu, cụ thể là kinh nghiệm hoạt động trong ngành và kinh nghiệm tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn cho các dự án nước ngoài; (iii) Năng lực tổ chức thực hiện tư vấn DAQT, thể hiện ở việc phân công công việc, phối hợp thực hiện cũng như khả năng ứng phó với các tình huống xảy ra trong quá trình tư vấn; và (iv) Năng lực quản trị tài chính, năng lực này cho thấy khả năng quản lý các khoản kinh phí của nhà thầu có theo đúng mục tiêu và thời gian dự án đưa ra hay không. Năng lực tư vấn DAQT là một khái niệm rất trìu tượng, khó có thể xác định được, chính vì thế, tác giả đã đưa ra nhóm các tiêu chí định lượng và định tính để làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá. Các tiêu chí định lượng gồm có: Tỷ lệ chuyên gia thực hiện tư vấn DAQT của nhà thầu (đánh giá chất lượng của đội ngũ nhân sự tham gia tư vấn DAQT của nhà thầu); Tỷ lệ trúng thầu của nhà thầu (phản ánh kinh nghiệm của nhà thầu); Tỷ lệ hoàn thành tư vấn DAQT đúng thời hạn (phản ánh kinh nghiệm của nhà thầu trong việc thực hiện tư vấn DAQT); Tỷ lệ DAQT giải ngân đúng thời hạn (cho biết khả năng quản trị tài chính của nhà thầu). Các tiêu chí định lượng đều được tính toán theo công thức và cho kết quả là các con số cụ thể, cho thấy xu thế của từng yếu tố. Các tiêu chí định tính bao gồm: Mức độ hài lòng của chủ đầu tư (cho biết mức độ thỏa mãn của chủ đầu tư về chất lượng tư vấn DAQT của nhà thầu) và Cơ chế phối hợp thực hiện tư vấn DAQT của nhà thầu (phản ánh khả năng phối hợp làm việc của các thành viên trong quá trình thực hiện tư vấn DAQT). Các tiêu chí định tính được đánh giá theo thang đo Likert 5 cấp độ để xác định ý kiến, quan điểm của các nhóm đối tượng về nội dung đưa ra. Khung lý thuyết ở chương 1 là cơ sở lý luận để phân tích thực trạng năng lực tư vấn DAQT của Viện KT&QHTS giai đoạn 2013 – 2017. Chương 2 trình bày thực trạng năng lực tư vấn DAQT của Viện KT&QHTS giai đoạn 2013 – 2017. Trước hết, tác giả giới thiệu tổng quan về Viện KT&QHTS bao gồm quá trình hình thành và phát triển, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý, và giới thiệu một số dự án tư vấn quốc tế tiêu biểu của Viện giai đoạn 2013 – 2017. Viện KT&QHTS là một cơ quan trực thuộc Bộ NN&PTNT, lĩnh vực hoạt động chính là nghiên cứu cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế và quy hoạch phát triển ngành thủy sản, trong đó tư vấn phát triển thủy sản đang là một trong những lĩnh vực được ưu tiên đẩy mạnh phát triển trong vòng 10 năm trở lại đây. Giai đoạn 2013 – 2017, Viện đã tham gia thực hiện thành công khá nhiều hoạt động tư vấn cho các dự án được đầu tư bởi các chính phủ và tổ chức phi chính phủ nước ngoài nhằm mục tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam, một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của đất nước. Kết quả phân tích thực trạng năng lực tư vấn DAQT của Viện KT&QHTS cho thấy bức tranh tổng thể về các khía cạnh của năng lực tư vấn của Viện, trong đó đội ngũ nhân sự thực hiện tư vấn DAQT của Viện tương đối tốt, số lượng cán bộ thường xuyên tham gia vào các hoạt động tư vấn DAQT là 50 trên tổng số 77 cán bộ của Viện và tất cả đều tốt nghiệp đại học trở lên, số lượng cán bộ có bằng Tiến sĩ và Thạc sĩ tăng qua các năm. 75% cán bộ tham gia tư vấn DAQT đã có trên 5 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành thủy sản và trên 70% số cán bộ này có trên 5 năm kinh nghiệm tham gia tư vấn các DAQT. 100% các bộ có kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản, đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc. 65% cán bộ tham gia tư vấn DAQT tự tin vào các kỹ năng mềm của bản thân như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng phân tích, kỹ năng thuyết trình,... Tuy nhiên, khả năng ngoại ngữ đang là vấn đề của đội ngũ cán bộ Viện. Hiện chỉ có khoảng 30% cán bộ tham gia tư vấn DAQT có khả năng sử dụng thành thạo cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đây là nhược điểm mà Viện cần phải cải thiện trong thời gian tới để hoàn thiện, nâng cao năng lực tư vấn DAQT của Viện. Bên cạnh đội ngũ nhân sự tư vấn có chất lượng tương đối tốt, Viện KT&QHTS còn là đơn vị giàu kinh nghiệm với 34 năm nghiên cứu, hoạt động trong ngành thủy sản và 12 năm tham gia tư vấn các dự án được các chính phủ, tổ chức phi chính phủ nước ngoài đầu tư vào phát triển ngành thủy sản Việt Nam theo hướng bền vững. Về năng lực tổ chức thực hiện tư vấn DAQT của Viện KT&QHTS, hiện nay 8 phòng ban, trung tâm chuyên môn của Viện có khả năng thực hiện hoàn chỉnh một hoạt động tư vấn liên quan đến lĩnh vực chuyên trách của từng đơn vị. Về năng lực quản trị tài chính, Viện có đội ngũ kế toán chuyên trách có kinh nghiệm lâu năm đảm nhiệm việc theo dõi, quản lý tình hình thu chi cho các hoạt động tư vấn DAQT. Kết quả đánh giá năng lực tư vấn của Viện KT&QHTS theo nhóm các tiêu chí định lượng và định tính phản ánh xu hướng thay đổi về năng lực tư vấn DAQT của Viện trong giai đoạn 2013 – 2017. Cụ thể, tỷ lệ chuyên gia tham gia tư vấn DAQT của Viện trong giai đoạn 2013 – 2017 có xu hướng tăng qua các năm, đạt 77% vào năm 2017, cho thấy năng lực của đội ngũ nhân sự tham gia tư vấn DAQT ngày càng được nâng cao, có chất lượng tốt. Tỷ lệ trúng thầu tư vấn DAQT của Viện có dao động trong giai đoạn này nhưng vẫn đạt mức khá cao (77% năm 2017). Tỷ lệ hoàn thành tư vấn DAQT đúng thời hạn và tỷ lệ DAQT giải ngân đúng thời hạn đều đạt 100% vào 3 năm đầu của giai đoạn và có sự sụt giảm vào 2 năm cuối, tuy nhiên vẫn duy trì ở mức 90%. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do số lượng dự án tăng cùng một số nguyên nhân khách quan và chủ quan trong quá trình thực hiện. Về mức độ hài lòng của chủ đầu tư, 90% đại diện các nhà đầu tư hài lòng về chất lượng thực hiện và tiến độ thực hiện tư vấn của Viện, 85% hài lòng về kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân sự tư vấn của Viện, 75% hài lòng về kinh nghiệm hoạt động trong ngành cũng như kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tư vấn cho các DAQT của Viện, và chỉ 70% nhà đầu tư hài lòng về khả năng ngoại ngữ của các cán bộ tư vấn của Viện. Đây là vấn đề mà Viện cần cải thiện nếu muốn tham gia sâu rộng hơn vào lĩnh vực cung cấp tư vấn DAQT trong tương lai. Về cơ chế phối hợp thực hiện, trên 85% cán bộ Viện đánh giá cơ chế phối hợp của Viện đạt mức linh hoạt, đáp ứng tốt các công việc đặt ra. Năng lực tư vấn DAQT của Viện KT&QHTS giai đoạn 2013 – 2017 có một số điểm mạnh như sau: Thứ nhất, đội ngũ nhân sự tham gia tư vấn DAQT của Viện ngày càng gia tăng cả về chất và lượng; Thứ hai, tỷ lệ trúng các gói thầu tư vấn cho các DAQT của Viện có xu hướng tăng qua các năm, góp phần nâng cao hình ảnh cũng như uy tín của Viện trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn cho các dự án nước ngoài trong ngành thủy sản; Thứ ba, cách thức tổ chức từng phòng ban có khả năng thực hiện độc lập một hoạt động tư vấn riêng biệt liên quan đến lĩnh vực chuyên trách của mình giúp các phòng ban chủ động trong việc triển khai các công việc cho gói tư vấn; Thứ tư, việc quản trị tài chính được thực hiện bởi đội ngũ kế toán giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giúp đảm bảo nguồn kinh phí được sử dụng đúng nơi đúng chỗ. Những mặt còn hạn chế trong năng lực tư vấn DAQT của Viện KT&QHTS đó là: Thứ nhất, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ không đồng đều, khả năng tiếng Anh còn kém và cách tiếp cận, tư duy chưa bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng của thời kì hội nhập hiện nay; Thứ hai, mạng lưới khách hàng còn nhỏ hẹp, chưa tiếp cận được các khách hàng mới, tiềm năng; Thứ ba, sự phối hợp, liên kết làm việc giữa các phòng ban còn yếu nên chưa đủ khả năng thực hiện các gói tư vấn lớn; Thứ tư, đội ngũ kế toán chưa có các chứng chỉ tài chính – kế toán quốc tế nên cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với các quy định chi tiêu của các tổ chức nước ngoài. Việc phân tích, đánh giá năng lực tư vấn DAQT của Viện KT&QHTS trong chương 2 là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp trong chương 3. Trong nội dung chương 3, tác giả trình bày về định hướng nâng cao năng lực tư vấn DAQT của Viện KT&QHTS đến năm 2025 và đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao năng lực tư vấn DAQT của Viện. Với định hướng đẩy mạnh lĩnh vực tư vấn DAQT của Viện cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, tác giả đã đưa ra một số giải pháp như sau: (1) tăng cường hoạt động đào tạo, tập huấn cho các cán bộ của Viện, đặc biệt là cán bộ trẻ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế cũng như khả năng ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các chủ đầu tư nước ngoài; (2) tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với các khách hàng hiện tại, đồng thời tìm kiếm cơ hội để mở rộng hợp tác với các khách hàng mới, tiềm năng khác; (3) xây dựng và đẩy mạnh cơ chế phối hợp thực hiện giữa các phòng ban nhằm hướng đến thực hiện các gói tư vấn lớn, liên quan đến nhiều khía cạnh trong ngành thủy sản; (4) khuyến khích đội ngũ kế toán tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ và thi lấy các chứng chỉ tài chính – kế toán nước ngoài như ACCA, ACA, CPA,... để dễ dàng tiếp cận và nắm rõ quy trình quản lý tài chính của các tổ chức nước ngoài. Đề tài “Nâng cao năng lực tư vấn dự án quốc tế của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về DAQT, năng lực tư vấn DAQT của nhà thầu, đồng thời đưa ra các tiêu chí để đánh giá năng lực tư vấn DAQT của nhà thầu. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích và đánh giá năng lực tư vấn DAQT của Viện KT&QHTS giai đoạn 2013 – 2017, từ đó rút ra những điểm mạnh và điểm yếu trong năng lực tư vấn DAQT của Viện. Cuối cùng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư vấn DAQT của Viện. Tác giả tin tưởng rằng các giải pháp này sẽ góp phần giúp hoàn thiện và nâng cao năng lực của Viện trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn cho các dự án nước ngoài trong lĩnh vực thủy sản tại Việt Nam trong tương lai. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN PHẠM KHÁNH CHI NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ VẤN DỰ ÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ MÃ NGÀNH: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TẠ VĂN LỢI HÀ NỘI, năm 2018 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện chủ trương đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế, kết hợp chặt chẽ công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, trong những năm qua quan hệ của Việt Nam và các tổ chức nước ngoài thông qua các chương trình, dự án ngày càng được mở rộng. Các tổ chức nước ngoài này được thành lập với sứ mệnh đầu tư, hỗ trợ cho các quốc gia kém phát triển và đang phát triển về kỹ thuật, tài chính, chuyên môn để các quốc gia này thực hiện các đề tài, dự án thiết thực, có tính khả thi cao góp phần giúp đất nước phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo đời sống và nguồn sinh kế cho người dân, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển bền vững ngành thủy sản – một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam. Cùng với nhiều hình thức quan hệ hợp tác, đầu tư đòi hỏi công tác tư vấn, lựa chọn hình thức đầu tư như thế nào là phù hợp để phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, từng vùng, miền theo hướng bền vững. Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng nghiên cứu kinh tế, cơ chế, chính sách, quy hoạch phát triển thủy sản, điều tra cơ bản; hợp tác quốc tế, đào tạo; cung cấp dịch vụ tư vấn về kinh tế và quy hoạch thuỷ sản trên phạm vi cả nước. Những năm gần đây, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã thực hiện nhiều đề tài, dự án quốc tế nghiên cứu về chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển bền vững ngành thuỷ sản, nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển thủy sản, các vấn đề xã hội trong nghề cá, cộng đồng nghề cá, hiệu quả kinh tế và thị trường tiêu thụ của các hoạt động và sản phẩm nuôi trồng thủy sản cũng như các dự án quy hoạch chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang phát triển thủy sản. Nhìn lại quá trình tư vấn dự án quốc tế, chúng ta có thể nhận thấy năng lực tư vấn dự án quốc tế của một số đơn vị trong nước nói chung và Viện KT&QHTS nói riêng đang gặp phải những khó khăn như: các phương pháp nghiên cứu về chính sách, chiến lược, kinh tế xã hội của nghề cá chưa được đổi mới, chưa cập nhật kịp 1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan